Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Toàn Thắng

pdf 96 trang vuhoa 23/08/2022 3520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Toàn Thắng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_gia_thanh_san_pham_tai.pdf

Nội dung text: Luận văn Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Toàn Thắng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN ĐỖ NGỌC DŨNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOÀN THẮNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN MÃ SỐ: 834 03 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM ĐỨC CƯỜNG HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Toàn Thắng” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Phạm Đức Cường. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. Tác giả luận văn Đỗ Ngọc Dũng
  3. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian nghiên cứu lý luận và thực tiến, tác giả đã hoàn thành Luận văn thạc sỹ kế toán với đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Toàn Thắng”. Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS. TS Phạm Đức Cường đã tận tình hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ, chỉ bảo và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp tác giả hoàn thiện Luận văn này. Tác giá cũng xin tỏ lòng biết ơn đến toàn thể Ban giám hiệu cùng tất cả các thầy cô giáo trường Đại học Công Đoàn đã tạo điều kiện cho tác giả có môi trường và thời gian học tập tốt nhất tại trường trong khóa học. Cuối cùng, Tác giả muốn bày tỏ biết ơn tới những người thân trong gia đình, anh em, bạn bè - những người luôn khuyến khích và giúp đỡ tác giá trong mọi hoàn cảnh khó khăn. Trong quá trình thực hiện luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết, vì vậy, tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn!
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu 6 7. Kết cấu của luận văn 6 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 8 1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8 1.1.1. Chi phí sản xuất 8 1.1.2. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 14 1.2. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 15 1.2.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 15 1.2.2. Đối tượng giá thành sản phẩm 17 1.3. Trình tự kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 18 1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 18 1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 21 1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 22 1.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 24 1.3.5. Tính giá thành sản phẩm 27
  5. 1.4. Chuẩn mực kế toán có liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 34 1.4.1. Chuẩn mực số 01 (VAS01) Chuẩn mực chung 34 1.4.2. Chuẩn mực số 02 (VAS02) Kế toán hàng tồn kho 35 1.4.3. Chuẩn mực số 03 (VAS 03) Tài sản cố định 37 1.4.4. Chuẩn mực số 16 (VAS 16) Chi phí đi vay 38 Tiểu kết chương 1 41 Chương 2. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOÀN THẮNG 42 2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần Toàn Thắng 42 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 42 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 44 2.1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý 46 2.1.4. Một số đặc điểm cơ bản về hệ thống kế toán 48 2.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành 52 2.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất 52 2.2.2. Đối tượng tính giá thành 54 2.3. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Toàn Thắng 55 2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 55 2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 58 2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 62 2.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang65 2.3.5. Tính giá thành sản phẩm 66 2.4. Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Toàn Thắng 67 2.4.1. Những ưu điểm đạt được 67 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân 70
  6. Tiểu kết chương 2 71 Chương 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TOÀN THẮNG 72 3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Toàn Thắng 72 3.1.1. Mục tiêu 72 3.1.2. Phương hướng 73 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Toàn Thắng dưới góc độ kế toán tài chính 74 3.2.1. Hoàn thiện về dây chuyền công nghệ 74 3.2.2. Hoàn thiện về phương án tính giá thành 75 3.2.3. Hoàn thiện về giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm 80 3.3. Điều kiện hoàn thiện giải pháp 81 3.3.1. Về phía nhà nước 81 3.3.2. Về phía doanh nghiệp 82 Tiểu kết chương 3 84 KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đủ BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế CBCNV Cán bộ công nhân viên CP Chi phí CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp CPSX Chi phí sản xuất CPSXC Chi phí sản xuất chung DN Doanh nghiệp KKĐK Kiểm kê định kỳ KKTX Kê khai thường xuyên KPCĐ Kinh phí công đoàn KTQTCP Kế toán quản trị chi phí NCTT Nhân công trực tiếp NVL Nguyên vật liệu NVL Nguyên vật liệu NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp PX Phân xưởng SLSP Số lượng sản phẩm SP Sản phẩm SPDDCK Sản phẩm dở dang cuối kỳ SPHTTĐ Sản phẩm hoàn thành tương đương SXC Sản xuất chung SXC Sản xuất chung SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định
  8. DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 2.1. Định mức vật tư bồn nhựa 1500l 53 Bảng 3.1. Tập hợp chi phí sản xuất quạt 76 Bảng 3.2. Tính giá thành bán thành phẩm phân xưởng cơ khí 77 Bảng 3.3. Tính giá thành bán thành phẩm phân xưởng sơn 78 Bảng 3.4. Tính giá thành bán thành phẩm phân xưởng lắp ráp 79 Sơ đồ 2.1. Tổ chức sản xuất 44 Sơ đồ 2.2. Quy trình sản xuất đồ nhựa 45 Sơ đồ 2.3. Quy trình sản xuất đồ INOX 45 Sơ đồ 2.4. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy công ty cổ phần Toàn Thắng 46 Sơ đồ 2.5. Tổ chức bộ máy kế toán 48 Sơ đồ 2.6. Quy trình kế toán áp dụng tại Công ty 50 Sơ đồ 2.7.Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . 57 Sơ đồ 2.8. Quy trình luân chuyển chứng từ chi phí nhân công trực tiếp 60
  9. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1.1. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp Phụ lục 1.2. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp Phụ lục 1.3. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung Phụ lục 1.4. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên Phụ lục 1.5. Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Phụ lục 2.1. Sổ nhật ký chung Phụ lục 2.2. Sổ chi tiết TK 621 – Phân xưởng Nhựa Phụ lục 2.3. Sổ Cái TK 621 Phụ lục 2.4. Bảng chấm công phân xương nhựa Phụ lục 2.5. Bảng thanh toán tiền lương Phụ lục 2.6. Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Phụ lục 2.7. Sổ chi tiết tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng nhựa Phụ lục 2.8. Sổ cái tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Phụ lục 2.9. Bảng tính khấu hao thiết bị – Phân xưởng nhựa Phụ lục 2.10. Sổ chi tiết tài khoản 627 – Chi phí khấu hao TSCĐ Phụ lục 2.11. Sổ cái tài khoản 627 Phụ lục 2.12. Sổ chi tiết tài khoản 154 – Chi phí SXKD dở dang đơn hàng MH-2 Phụ lục 2.13. Sổ cái tài khoản 154 Phụ lục 2.14. Bảng tính giá thành sản phẩm tháng 09/2019 –Đơn đặt hàng MH-2 Phụ lục 2.1: Sổ nhât Phụ lục 2.2: Sổ chi tiết tài khoản 621 Phụ lục 2.3: Sổ cái tài khoản 621 Phụ lục 2.4: Sổ cái tài khoản 622 Phụ lục 2.5: Sổ cái tài khoản 627 Phụ lục 2.6: Sổ cái tài khoản 154 Mẫu 01: Giấy đề nghị cung ứng vật tư Mẫu 02: Chứng từ phiếu nhập kho Mẫu 03: Chứng từ phiếu xuất kho Mẫu 04: Chứng từ hóa đơn giá trị gia tăng Mẫu 05: Chứng từ phiếu chi
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với xu thế hiện nay của thế giới là việc hội nhập kinh tế và quốc tế, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cần tự chủ về mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ việc đầu tư, sử dụng nguồn vốn hợp lí, tổ chức sản xuất hiệu quả, đảm bảo đầu ra cho tiêu thụ sản phẩm, tận dụng được các cơ hội kinh doanh từ thị trường. Đặc biệt, việc Việt Nam đã ký kết Hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) với Liên minh Châu Âu (EU) đã mở ra cho Việt Nam cánh cửa rộng lớn để các doanh nghiệp của nước ta được thâm nhập sâu vào thị trưởng Châu Âu rộng lớn đầy tiềm năng, tuy rằng sẽ gặp không ít những thách thức và khó khăn, nhưng đây là cơ hội cho những bước ngoặt giúp nền kinh tế phát triển vượt bậc. Để tận dụng cơ hội này, các doanh nghiệp trong nước cần phải đảm bảo chủ động, tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận từ việc tăng thu nhập, giảm chi phí, từ đó có thể nhanh chóng tái sản xuất. Để có thể đạt được yêu cầu nêu trên, việc quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, đặc biệt là có sự phối hợp tốt từ khâu tổ chức sản xuất để giảm chi phí sản xuất từ đó giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý và hội nhập là do công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng còn bộc lộ nhiều tồn tại khiếm khuyết. Để doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận, việc làm sao để tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí thấp thì lợi nhuận cao và chi phí cao thì lợi nhuận sẽ giảm đi luôn là vấn đề được các nhà quản trị doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Do đó, việc tập chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp hạ giá thành, tăng lợi nhuận, từ đó có thể dồn nhiều nguồn lực hơn để tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo được ưu thế cạnh tranh trên thị trường so với các doanh nghiệp khác,đồng thời nâng cao uy tín cho sản phẩm của doanh nghiệp.
  11. 2 Như vậy, từ ý nghĩa của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm như đã nêu ở trên, ta có thể thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán trong việc kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công ty cổ phần Toàn Thắng - Tiền thân là công ty TNHH Vân Sơn được thành lập tháng 3 năm 2001. Trải qua hơn 19 năm phát triển, đã dần khẳng định vị thế trong ngành sản xuất các sản phẩm Inox dân dụng và công nghiệp trên thị trường trong nước và châu Á. Các sản phẩm hiện công ty sản xuất và kinh doanh bao gồm: Bồn Inox, bồn nhựa, máy nước nóng năng lượng mặt trời, máy lọc nước, chậu rửa Inox Tại công ty cổ phần Toàn Thắng, công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đã phần nào phục vụ cho việc quản lý, điều hành của ban quản trị. Qua tìm hiểu cho thấy công ty cổ phần Toàn Thắng còn chưa hoàn thiện về cách quản lý và chưa lên được kế hoạch chi hợp lý dẫn đến các khoản chi phí lớn, cách tính giá chỉ phù hợp với các sản phẩm hiện tại mà chưa phù hợp với các sản phẩm tương lai của công ty có thể làm cho sản phẩm của doanh nghiệp khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và giảm lợi nhuận của công ty. Ví dụ khâu duyệt dự toán chưa được thực hiện chặt chẽ dẫn đến nhiều khoản chi mua nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất chưa hợp lý, đã đẩy giá thành sản xuất lên cao hơn so với thực tế. Phương pháp tính giá sản phẩm chưa phù hợp với định hướng phát triển tương lai của công ty. Nhận thấy sự cần thiết của việc nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và sự ảnh hưởng của nó đến tình hình phát triển của Công ty, tác giả đã tiến hành thực hiện luận văn với đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Toàn Thắng”. Mục tiêu của luận văn là việc vận dụng lý thuyết về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm kết hợp với nghiên cứu thực tiễn từ đó phân tích, đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán và giá thành sản phẩm tại Công ty.
  12. 3 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một vấn đề được các doanh nghiệp hết sức quan tâm, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh tại các doanh nghiệp đó. Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã có một số công trình khoa học và các bài viết của các tác giả nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các nghiên cứu khoa học đó đều đưa ra các giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu kiểm soát tốt chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành hiệu quả trong doanh nghiệp, giúp nhà quản lý doanh nghiệp có được các thông tin đầy đủ, kịp thời về các loại sản phẩm và dịch vụ trong doanh nghiệp. Các công trình nghiên cứu đã tiếp cận ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau, tuy nhiên đối với lĩnh vực sản xuất sản phẩm nhựa và inox thì lại chưa có nhiều đề tài nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trước khi nghiên cứu về đề tài trong bài viết này tác giả đã tìm hiểu công tác tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thông qua các công trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ của một số học viên cao học như: Với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Ô tô Vũ Linh”, tác giả Nguyễn Thị Yến (2018) đã nêu lên cơ sở lý thuyết về phân loại chi phí sản xuất theo nhiều tiêu chí khác nhau, căn cứ lập giá thành sản phẩm, nêu ra mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, sơ đồ hóa quy trình kế toán và đưa ra các công thức phân bổ chi phí sản xuất. Song tác giả chưa nêu ra hệ thống các chuẩn mực kế toán có liên quan, các thông tư, nghị định được quy định một cách đầy đủ về việc kế toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Thiết bị thủy lợi” của tác giả Nguyễn Thị Hồng (2017) sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua việc quan sát, tập hợp phiếu điều tra, tổ chức phỏng vấn và nguồn dữ liệu thứ cấp từ hệ thống chứng từ, sổ sách và báo cáo kế toán của doanh nghiệp (DN) từ đây, tác giả đã đưa ra thực
  13. 4 trạng công tác kế toán này. Dữ liệu về chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung thu thập được phân tích và tổng hợp lên các mẫu biểu, mục đích nhằm làm rõ phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty. Tuy nhiên, việc tác giả tập trung vào công tác đưa ra các bảng biểu, phiếu điều tra nhưng thiếu sự phân tích, đánh giá số liệu nên chưa thật sự làm rõ được tình trạng kế toán thực tế tại Công ty cổ phần Thiết Bị thủy lợi. Luận văn với đề tài “Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sợi tại Tổng Công ty cổ phần Dệt may Hà Nội” là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phượng (2017). Luận văn có cơ sở lý luận tương đối chặt chẽ, đầy đủ về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, thực trạng của công tác kế toán tại DN cũng được tác giả phâm tích cụ thể, đưa ra các nhận xét về ưu, nhược điểm, đồng thời cũng nêu bật được các ưu điện trong kế toán quản trị chi phí. Những biện pháp được tác giả đề xuất để hoàn thiện việc kế toán các chi phí, hoàn thiện được việc phân bổ các chi phí sản xuất chung (SXC) cùng với các kiến nghị về hệ thống sổ sách kế toán khá chi tiết, có thể giúp kế toán DN hoạt động hiệu quả, tối ưu hơn. Như vậy, cho tới nay đã có nhiều nghiên cứu về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Toàn Thắng. Do vậy, tác giả chọn thực hiện luận văn với đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Toàn Thắng” để tìm hiểu, nghiên cứu, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục đích Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong Công ty cổ phần Toàn Thắng. 3.2.Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có ba nhiệm vụ sau: Một là, hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và giá
  14. 5 thành sản phẩm. Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm hiện nay tại Công ty cổ phần Toàn Thắng, xác định những nguyên nhân, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Ba là, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Toàn Thắng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán và các quy định có trong chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo thông tư 200/2014/TT-BTC. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trên góc độ kế toán tài chính. Về không gian: Tác giả thực hiện khảo sát tại Công ty cổ phần Toàn Thắng, tập hợp các số liệu thực tế tại công ty. Sản phẩm chọn để tính giá thành là các sản phẩm về nhựa, inox tại Công ty cổ phần Toàn Thắng. Về thời gian: Số liệu chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của công ty năm 2019. 5. Phương pháp nghiên cứu Khi thực hiện đề tài, tác giả tổng hợp, phân tích nghiên cứu các tài liệu để khái quát những vấn đề về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong DN sản xuất dưới góc độ kế toán tài chính. Sau khi có các dữ liệu thống kế kê toán, khảo sát tình hình thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Toàn Thắng. Tác giả thực hiện phân tích các số liệu, so sánh, diễn giải, quy nạp để nghiên cứu và phân tích các vấn đề thực tiễn, đưa ra kết luận cho mục đích nghiên cứu. Nguồn dữ liệu được tác giả sử dụng trong luận văn bao gồm:
  15. 6 - Dựa trên số liệu điều tra, khảo sát thực tế, trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lý và cán bộ kế toán tại Công ty cổ phần Toàn Thắng. - Nguồn dữ liệu bên trong DN là các tài liệu kế toán của công ty, các sổ sách kế toán về chi phí và giá thành; Nguồn dữ liệu bên ngoài DN lấy từ các giáo trình, các Thông tư, Nghị định, các chuẩn mực kế toán quy định những vấn đề liên quan đến nguyên liệu sản xuất, định mức tiêu hao, định mức chi phí, quy trình kế toán kế toán trong DN sản xuất. - Tác giả thu thập dữ liệu cho luận văn thông qua luận văn của các tác giả đi trước; thông qua các giáo trình, slide, bài giảng của các thầy cô giáo; qua nguồn thông tin trên internet để tìm hiểu lý thuyết kế toán, các quy định của Bộ tài chính liên quan đến kế toán chi phí sản xuất, tìm hiểu các phương pháp thống kê, phân tích số liệu kế toán. Thông qua website của Công ty cổ phần Toàn Thắng, các tài liệu của bộ phận hành chính, tác giả tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của Công ty, cơ cấu tổ chức toàn Công ty nói chung và Phòng kế toán nói riêng. Tác giả còn thu thập các chứng từ và báo cáo kế toán của Công ty cổ phần Toàn Thắng để tiến hành phân tích, đánh giá công tác kế toán chi phí, giá thành sản phẩm tại Công ty. 6. Những đóng góp của đề tài nghiên cứu - Về mặt lý luận, luận văn hệ thống hóa cơ sở lý luận kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất. - Về mặt thực tiễn và ứng dụng, luận văn nghiên cứ, phân tích, đánh giá thục trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Toàn Thắng. Qua đó, đề xuất giải pháp khắc phục nhược điểm, nâng cao chất lượng của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Toàn Thắng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản
  16. 7 phẩm tại trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Toàn Thắng. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Toàn Thắng.
  17. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1. Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1.1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi ra để mua yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận. Theo chuẩn mực kế toán số 02: Chi phí sản xuất được định nghĩa như sau: “Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên vật, vật liệu, thành phẩm” [1, tr.20]. Chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng để phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh phải được tập hợp theo từng thời kỳ: tháng, quý, năm. 1.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Ø Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD) theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp. Gồm có chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ[8, tr.25]: Chi phí ban đầu: Là các chi phí mà doanh nghiệp phải mua sắm, chuẩn bị từ trước để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu (NVL) dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Yếu tố này bao gồm: Chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế, chi phí NVL khác sử dụng vào sản xuất. Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho
  18. 9 người lao động, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động. Chi phí về CCDC dùng cho sản xuất: Yếu tố này phản ánh giá trị công cụ, dụng cụ cho quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên. Chi phí luân chuyển nội bộ: Là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công và hợp tác lao động trong doanh nghiệp. Ví dụ: Giá trị lao vụ sản xuất cung cấp lẫn nhau trong các phân xưởng. Ø Phân loại chi phí SXKD theo hoạt động và công dụng kinh tế Chi phí sản xuất: Là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định. Chi phí sản xuất bao gồm: Chi phí NVL trực tiếp: Là toàn bộ chi phí NVL được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản tính trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất. Chi phí sản xuất chung cố định: Là những chi phí sản xuất gián tiếp thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như: Chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất. Chi phí sản xuất chung biến đổi: Là những chi phí sản xuất gián tiếp thường thay đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản
  19. 10 xuất như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí CCDC, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Chi phí ngoài sản xuất Chi phí bán hàng: Là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ. Chi phí bán hàng gồm có chi phí quảng cáo, chi phí giao hàng, chi phí nhân viên bán hàng, hoa hông bán hàng và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp như: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao tài sản cố định phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp, các loại thuế Chi phí khác: Gồm chi phí hoạt động tài chính như chi phí đầu tư tài chính, chi phí liên doanh. Chi phí bất thường như chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản phạt, truy thu thuế Ø Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính (theo mối quan hệ giữa chi phí với từng thời kỳ tính kết quả kinh doanh) Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay quá trình mua hàng hóa để bán. Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản phẩm gồm có: Chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Chi phí thời kỳ: Là những chi phí để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, không tạo nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ phát sinh chi phí. Chi phí thời kỳ gồm có chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí thời kỳ phát sinh vào thời điểm nào được tính ngay vào kỳ đó và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của kỳ mà
  20. 11 chúng phát sinh và được ghi nhân trên báo cáo kết quả kinh doanh. Ø Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo phương pháp kế toán quy nạp chi phí cho các đối tượng chi phí. Chi phí trực tiếp: Là chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí như từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động, đặt hàng chúng ta có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí. Chi phí gián tiếp: Là các loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không kế toán trực tiếp được mà kế toán cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp. Ø Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh. Chi phí cơ bản: Là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm như: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm. Chi phí chung: Là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp. Ø Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ Biến phí: Là những khoản mục chi phí mà mức độ lớn của nó có quan hệ tỷ lệ thuận với mức độ của hoạt động: Giá vốn hàng mua, hoa hồng bán hàng Định phí: Là những khoản chi phí mà độ lớn của nó không biến động khi mức độ của hoạt động thay đổi: Khấu hao máy móc, chi phí thuê nhà Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí mà bản thân nó bao gồm các yếu tố biến phí và định phí. Ở mức độ hoạt động cơ bản, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí. Ø Phân loại chi phí sản xuất theo thẩm quyền ra quyết định Chi phí kiểm soát được: Là chi phí mà một nhà quản trị ở một cấp quản lý nào đó xác định được lượng phát sinh của nó, có thẩm quyền quyết định về
  21. 12 sự phát sinh chi phí đó, cấp quản lý đó kiểm soát được chi phí này Chi phí không kiểm soát được: Là những chi phí mà các nhà quản trị ở một cấp quản lý nào đó không thể dự đoán chính xác sự phát sinh của nó và không có thẩm quyền quyết định với khoản chi phí đó. Ø Căn cứ vào việc sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn các phương án Chi phí chênh lệch: Là những khoản chi phí có phương án này nhưng chỉ có một phần hoặc không có phương án khác. Chi phí cơ hội: Là chi phí bị mất đi vì lựa chọn phương án và hành động này thay vì lựa chọn phương án này hay hành động khác. Chi phí chìm: Là chi phí đã phát sinh, nó có trong tất cả các phương án sản xuất kinh doanh được đưa ra xem xét lựa chọn. Đây là những chi phí mà nhà quản trị phải chấp nhận không có sự lựa chọn. Bởi vậy, chi phí chìm luôn là thông tin thích hợp cho viêc xem xét, lựa chọn phương án tối ưu. Giá thành sản phẩm 1.1.1.3. Khái niệm Giá thành là biểu hiện bằng tiền các chi phí tính cho một khối lượng sản phẩm nhất định đã hoàn thành[8, tr.45]. Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.1.1.4. Phân loại Ø Phân loại theo thời điểm và cơ sở số liệu để tính giá thành Theo tiêu thức phân loại nói trên, giá thành sản phẩm được phân thành 3 loại: Giá thành định mức, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế. Giá thành định mức: là giá thành được tính căn cứ vào các định mức kinh tế kĩ thuật hiện hành, ví dụ định mức về tiêu hao vật tư, định mức về tiền lương (đơn giá lương), định mức chi phí sản xuất chung và chỉ tính cho từng đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là thước đo để kiểm tra quá trình và kết
  22. 13 quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn để tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp và nó được xác định trước khi tiến hành sản xuất[8,46]. Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch là giá thành được tính dựa vào chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Nó là mục tiêu để doanh nghiệp phấn đấu, là căn cứ để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp và cũng được tính trước khi doanh nghiệp tiến hành sản xuất. Giá thành kế hoạch có thể tính cho toàn bộ sản phẩm và cho từng đơn vị sản phẩm. Giá thành thực tế: là giá thành được tính căn cứ vào tổng số chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và đã được kế toán tập hợp và phân bổ bằng các phương pháp thích hợp. Giá thành thực tế chỉ được tính sau khi sản phẩm đã hoàn thành được nghiệm thu, nhập kho. Nó có thể tính cho toàn bộ sản phẩm nhập kho và cho từng đơn vị sản phẩm [8, tr.47]. Giá thành thực tế là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả của việc quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn để tạo ra sản phẩm, đồng thời nó là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ø Phân loại giá thành sản phẩm theo phạm vi chi phí trong giá thành [8, tr.48] Giá thành sản xuất toàn bộ: (Zsx toàn bộ) là loại giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành. Giá thành sản xuất theo biến phí: (Zsxbp) là loại giá thành mà trong đó chỉ bao gồm biến phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành. Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: (Zsxhl) là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm hoàn thành và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế (mức hoạt động chuẩn) [8, tr.49].