Luận văn Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa ở nước ta hiện nay

pdf 83 trang vuhoa 24/08/2022 8880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa ở nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hop_dong_van_chuyen_hang_hoa_bang_duong_bien_noi_di.pdf

Nội dung text: Luận văn Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa ở nước ta hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THANH LÃM HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN NỘI ĐỊA Ở NƢỚC TA HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. TRẦN ĐÌNH HẢO HÀ NỘI - 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Học viện Khoa học xã hội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Học viện Khoa học xã hội xem xét để tôi được bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Phan Thanh Lãm
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN NỘI ĐỊA THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 6 1.1. Khái quát về hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nội địa 6 1.2. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nội địa 12 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH QUAN HỆ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN NỘI ĐỊA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 35 2.1. Thực trạng pháp luật điều chỉnh việc ký kết và thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nội địa ở Việt Nam 35 2.2. Đánh giá về hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nội địa ở nước ta hiện nay 57 CHƢƠNG 3. YÊU CẦU HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN NỘI ĐỊA Ở NƢỚC TA HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 64 3.1. Những yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nội địa ở nước ta hiện nay 64 3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa 69 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  4. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển không chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia, mà còn liên quan đến chủ quyền trên biển, đảo và lợi ích của các quốc gia khác. Với tầm quan trọng như vậy, cộng thêm với tính chất riêng biệt của hoạt động hàng hải, do đó, các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực vận chuyển hàng hải có những đặt thù riêng. Mặc dù pháp luật về hàng hải của Việt Nam hiện nay đã tương đối phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, tuy nhiên, vẫn còn có những điểm chưa thật sự phù hợp và chưa thúc đẩy mạnh cho phát triển thương mại. Mặt khác, các thương nhân trong thực tiễn kinh doanh ngoại thương chưa tìm hiểu sâu một cách có lợi các quy định của pháp luật quốc gia và quốc tế liên quan để khi xảy ra các tranh chấp có nhiều lúng túng. Hiện nay, Việt Nam có một khối lượng vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức vận tải đường biển chiếm tới 70% tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu quốc gia. Như vậy, có nghĩa rằng, trong vận chuyển hàng hóa quốc tế, thì vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển đóng vai trò quan trọng nhất trong tất cả các phương thức vận tải. Do đó, việc tìm hiểu sâu các qui tắc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là vô cùng hữu ích cho sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Cho đến nay, vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải thủy nội địa ở nước ta hiện nay. Chính tầm quan trọng như vậy, đòi hỏi các quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực vận chuyển hàng hải phải có những nét đặc thù riêng. Bên cạnh đó, tình hình kinh tế thế giới trong mấy năm gần đây có nhiều bất ổn; giá dầu thế giới liên tục tăng rồi lại giảm xuống thấp đột ngột; khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới gia tăng; lạm phát tại hầu hết các nước trong đó có Việt Nam; không tránh khỏi suy thoái, ngành vận tải biển cũng lao đao do giá cước vận tải giảm 1
  5. liên tục từ tháng 10/2012 tới nay, thậm chí với mức giảm đến 70%, nhiều doanh nghiệp vận tải đã phải ngừng khai thác để tránh lỗ, nhiều doanh nghiệp khác thì bị ép giá, phải chấp nhận mức giá rẻ nhưng có hàng để vận chuyển thường xuyên, do đó, quyền và lợi ích của các doanh nghiệp vận tải biển nội địa bị xem nhẹ. Tuy nhiên, khủng hoảng cũng chính là thách thức và là thời cơ để ngành vận tải biển nội địa thay đổi phù hợp với tình hình mới, đồng thời, đây cũng là cơ hội để khảo nghiệm, kiểm tra tính khả thi của hệ thống pháp luật về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa. Việc nghiên cứu để hoàn thiện hành lang pháp lý về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa một mặt sẽ giúp cho các doanh nghiệp đối phó với khủng hoảng kinh tế, mặt khác là tạo tiền đề để hoạt động vận tải biển nội địa phát triển mạnh sau thời kỳ khủng hoảng. Với các phân tích ở trên, nên em đã lựa chọn đề tài “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa ở nước ta hiện nay” làm đề tài cho Luận văn Thạc sĩ luật học của mình với mong muốn góp phần vào việc hiểu thêm các vấn đề lý luận pháp luật có liên quan và đánh giá thêm về sự phù hợp của các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian qua, đã có rất nhiều các công trình khoa học nghiên cứu về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nhưng chủ yếu là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế. Có thể kể đến như: Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Ngọc Toàn do PGS.TS. Nguyễn Bá Diến hướng dẫn về “Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế” tại Khoa Luật, Ðại học Quốc gia, năm 2005; Luận văn Thạc sĩ luật học của tác giả Trương Thị Thuý Nga do TS. Ngô Huy Cương hướng dẫn về “Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam” tại Khoa Luật, Ðại học Quốc gia năm 2011; Bài viết “Bàn về hợp đồng vận 2
  6. chuyển hàng hóa bằng đường biển theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005” của PGS.TS. Nguyễn Như Tiến, trên www.clbthuyentruong.com; Báo cáo của Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (MUTRAP) về “Ðánh giá tác động của việc Việt Nam gia nhập các Công ước quốc tế về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển” Bên cạnh đó, còn nhiều khóa luận tốt nghiệp cũng như các bài báo nghiên cứu về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển quốc tế, chưa có công trình nào nghiên cứu về hợp đồng vẫn chuyển hàng hoá bằng đường biển nội địa, tuy nhiên, nó vẫn được coi là những tài liệu tham khảo có giá trị để học viên kế thừa trong quá trình hoàn thiện luận văn của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của Luận văn là nhằm nghiên cứu những chế định pháp luật cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nội địa theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế; đánh giá về thực trạng áp dụng pháp luật. Từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về vấn đề này. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa. - Nghiên cứu, so sánh các quy định của pháp luật Việt Nam với các quy định của pháp luật quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nội địa. - Kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nội địa theo pháp luật Việt Nam. 3
  7. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống các quy định pháp luật và thực tiễn thực hiện các quy định pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa ở nước ta hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời dựa trên nghiên cứu từ thực tiễn tranh chấp và giải quyết tranh chấp pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Luận văn còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đối chiếu để làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam với các điều ước quốc tế, từ đó phân tích, đánh giá về sự phù hợp của pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Những đóng góp của Luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận, góp phần giới thiệu và làm rõ những nội dung cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và tầm quan trọng của phương thức này. Ngoài ra, luận văn nêu những vấn đề hiện trạng quy định pháp luật điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, từ đó nêu lên những thiếu sót và bất cập trong những quy định pháp luật về vấn đề này trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, 4
  8. luận văn đề ra một số kiến nghị và giải pháp có căn cứ, khoa học và có tính khả thi nhằm hoàn thiện những vấn đề có có tính chất lý luận về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa ở nước ta hiện nay và kiến nghị các giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực này. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho các doanh nghiệp, các tổ chức quản lý và những ai quan tâm đến chủ đề về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa ở nước ta hiện nay. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục nội dung chính của Luận văn bao gồm 3 chương sau đây: Chương 1: Tổng quan về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa theo quy định pháp luật. Chương 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa ở nước ta hiện nay và một số kiến nghị. 5
  9. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƢỜNG BIỂN NỘI ĐỊA THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 1.1. Khái quát về hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển nội địa 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước Công nguyên, con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay, vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. Khái niệm vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là quá trình sử dụng tàu biển vận chuyển đồ vật theo tuyến đường cố định hoặc không cố định từ nơi này tới nơi khác. Theo nghĩa rộng nó là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác, chuyên chở bằng tàu biển một cách có hiệu quả hàng hóa. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được tiến hành thông qua các doanh nghiệp, tổ chức chuyên ngành thực hiện. Vận tải đường biển thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển. Theo nhà kinh tế học Anh Ullman "Khối lượng hàng hoá lưu chuyển giữa hai nước tỷ lệ thuận với tỷ số tiềm năng kinh tế của hai nước và tỷ lệ nghịch với khoảng cách kinh tế. Khoảng cách kinh tế càng được rút ngắn thì lượng hàng tiêu thụ trên thị trường càng lớn". Hoạt động vận chuyển đường biển hiệu quả làm tăng tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc tế. Sự phát triển vượt bậc của Singapore, Hồng Kông và gần đây là Trung Quốc là một minh chứng sống động cho việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm tăng trưởng xuất khẩu, tăng GDP thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ vận chuyển đường biển. Vận tải đường biển là yếu tố 6
  10. không tách rời thương mại quốc tế, vận tải biển phát triển góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế. Hoạt động hàng hải bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có hoạt động vận chuyển đường biển. Ngoài những tính chất của hoạt động vận chuyển nói chung, vận chuyển đường biển có những đặc thù riêng do chính việc sử dụng tàu biển để chuyên chở hàng hóa, hành khách và hành lý từ nơi này tới nơi khác. Nói đến thương mại hàng hải phải nói tới ba yếu tố cấu thành bao gồm: vận tải biển, cảng biển và quản lý điều hành hoạt động vận tải biển. Vận tải biển trong đó có vận chuyển hàng hóa quốc tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vận chuyển hàng hóa quốc tế, đối với Việt Nam, còn đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chủ trương mở cửa để hội nhập với kinh tế thế giới. Lợi nhuận mà ngành vận tải biển mang lại không nhỏ và là một bộ phận trong cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp không nhỏ vào tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Vận tải biển đáp ứng nhu cầu lưu thông, trao đổi hàng hóa, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền. Hơn nữa, ngành vận tải biển lại là một ngành tiêu thụ lớn các sản phẩm của các ngành kinh tế kỹ thuật khác. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có các đặc điểm cơ bản như: có thể sử dụng các tuyến đường đi tự nhiên trên biển để chuyển giao nhanh chóng tất cả các loại hàng hóa với trọng lượng và kích thước đủ loại; khả năng vận chuyển không hề bị giới hạn, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể chuyên chở tất cả các loại hàng hóa đặc thù nguy hiểm bằng các tuyến đường an toàn không bị va đập; vận chuyển đường biển còn có một ưu điểm là có sức chứa lớn nên từ đó giá thành cũng khá thấp so với các loại tuyến vận chuyển khác. Ðặc biệt, vận chuyển đường biển rất phù hợp với các loại hàng hóa có giá trị nhưng tính bảo mật thấp có quá trình vận chuyển dài và thời gian chờ đợi lâu, đó chính là lợi thế của vận chuyển đường biển. Tuy nhiên, 7
  11. vận tải đường biển có một số nhược điểm như: Vận tải đường biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên; tốc độ của tầu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tầu biển còn bị hạn chế. Điều 27, khoản 1, Luật Thương mại năm 2005 của Việt Nam có quy định: “Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện qua hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu”. Điều đó có nghĩa là, mua bán hàng hóa được coi là có yếu tố quốc tế khi hàng hóa đó đi ra, đi vào hay đi qua lãnh thổ của một quốc gia nhất định hay còn gọi là hàng hóa xuất nhập khẩu. Vì vậy, được coi là hoạt động vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển khi hoạt động đó phải vượt qua biên giới. Tuy nhiên có thể có qui định hàng hóa qua lại hoặc tới một đặc khu trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia nào đó cũng được xem là hoạt động xuất nhập khẩu tùy thuộc vào pháp luật của quốc gia đó. Như vậy, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một phương thức vận chuyển đáp ứng nhu cầu di chuyển vị trí của đối tượng vận chuyển mà cụ thể ở đây là hàng hóa xuất nhập khẩu. Qua đó ta có thể xác định vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là việc di chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu từ nơi này đến nơi khác bằng phương tiện chuyên chở đường biển mà cụ thể là tàu biển. Vai trò của hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đối với thương mại quốc tế: Vận chuyển đường biển đã khẳng định được vai trò của mình bởi bề dày lịch sử phát triển của nó. Về mặt pháp lý, chỉ cần xem qua hệ thống các tập quán hàng hải và điều ước quốc tế liên quan tới hoạt động hàng hải đủ cho thấy tầm quan trọng của loại hoạt động này. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm của vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa ở Việt Nam Việt Nam, quốc gia đông dân thứ hai trong khối Asean, với bờ biển trải dài hơn 3.200 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, nằm ở vị trí mặt tiền của Đông 8
  12. Nam Á. hiện nay có khoảng 100 cảng biển lớn nhỏ với tổng chiều dài bến trên 30 km. Rõ ràng rằng, thiên nhiên đang ưu đãi cho chúng ta rất nhiều trong việc phát triển vận tải biển. Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thương mại quốc tế, ngành vận tải biển Việt Nam đang có những cơ hội to lớn. Theo thống kê, lượng hàng hóa quốc tế vận chuyển qua đường biển chiếm 80% tổng lưu lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy, vai trò của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam là rất quan trọng. Hệ thống các cảng phía Bắc (từ Quảng Ninh đến Ninh Bình) gồm 22 cảng, trong đó quan trọng nhất là cảng Cái Lân và cụm cảng Hải Phòng. Hệ thống các cảng miền Trung (từ Thanh Hoá đến Bình Thuận) gồm 37 cảng với các cụm cảng quan trọng nhất là Đà Nẵng (đa chức năng) và Nghi Sơn, Dung Quất (chuyên dùng). Hệ thống các cảng miền nam (từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Kiên Giang) gồm 45 cảng, hiện là khu vực có mật độ lưu thông hàng hoá lớn nhất trên cả nước, đặc biệt là khu vực cảng Sài Gòn - Thị Vải - Vũng Tàu. Các tuyến đường biển nội địa quan trọng nhất đều xuất phát từ các trung tâm trung chuyển nêu trên. Các tuyến đường biển quốc tế quan trọng nhất xuất phát từ Hải Phòng - TP Hồ Chí Minh đi khu vực Đông Á (Nga, Nhật, Hàn Quốc, Hong Kong, Singapore ). Rõ ràng Việt Nam đang được thiên nhiên đang ưu đãi rất nhiều trong việc phát triển vận tải biển. Cùng tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của thương mại quốc tế, ngành vận tải biển Việt Nam đang có những cơ hội to lớn. Theo thống kê, lượng hàng hóa quốc tế vận chuyển qua đường biển chiếm 70% tổng lưu lượng hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam. Vì vậy, vai trò của nó tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam là rất quan trọng. Vận tải hàng hóa bằng đường biển nội địa có thể hiểu là quá trình sử dụng tàu biển để vận chuyển hàng hóa theo tuyến đường cố định hoặc không cố định từ địa phương này tới địa phương khác, mà địa điểm nhận và địa điểm 9
  13. trả hàng hóa thuộc vùng biển Việt Nam. Theo nghĩa rộng, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác, chuyên chở bằng tàu biển một cách có hiệu quả hàng hóa trong giao lưu thương mại trong phạm vi vùng biển nội địa của Việt Nam. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa được tiến hành thông qua các doanh nghiệp, tổ chức chuyên ngành thực hiện. Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa là một ngành dịch vụ, do vậy, nó có những sự khác biệt so với những ngành sản xuất vật chất khác. Có thể liệt kê một số khác biệt như sau: + Thứ nhất, thông qua hoạt động vận chuyển hàng hóa, vận tải biển đảm bảo cho các mối liên hệ trên không gian, phục vụ sản xuất và sinh hoạt, mối giao lưu kinh tế - xã hội giữa các địa phương, các vùng trong lãnh thổ Việt Nam tiếp giáp với biển. Sự phát triển vận tải biển có ý nghĩa hết sức to lớn trong phân công lao động theo lãnh thổ. + Thứ hai, đối tượng của dịch vụ là hàng hóa của những chủ sở hữu khác chủ tàu. Vận chuyển bằng đường biển chỉ làm thay đổi vị trí trong không gian của hàng hóa chứ không tác động kỹ thuật hay công nghệ làm thay đổi hình dáng, kích thước hay phẩm chất của đối tượng chuyên chở. + Thứ ba, việc sản xuất của ngành vận chuyển không tạo ra sản phẩm có hình thái vật chất cụ thể. Sản phẩm của vận tải là sự di chuyển vị trí của đối tượng được vận chuyển. Nó cũng không có khả năng dự trữ sản phẩm để tiêu dùng mà chỉ có khả năng dự trữ năng lực vận tải như dự trữ số lượng tàu + Thứ tư, các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng chủ yếu tới các vấn đề kỹ thuật của sự phân bố và khai thác của mạng lưới các tuyến vận tải biển. Còn các điều kiện kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển và phân bổ cũng như sự hoạt động của ngành. 10
  14. Vận tải đường biển càng phát triển thì càng đảm bảo chuyên chở khối lượng hàng hóa ngày một gia tăng đối với thương mại trong nước cũng như thương mại quốc tế. Những năm gần đây, số lượng hàng hóa chuyên chở trong buôn bán quốc tế đạt 7 tỷ tấn/ năm thì trong đó trên ¾ lượng hàng hóa đó được chuyên chở bằng đường biển [21, tr.23]. Với khả năng chuyên chở lớn như vậy mà cước phí vận tải lại rất rẻ, cho nên lượng hàng hóa được tiêu thụ trên thị trường cũng rẻ hơn. Trong khi vận tải bằng đường biển hầu như không mất chi phí làm đường mà chỉ xây dựng cảng và mua sắm phương tiện vận tải. Vì thế, chi phí cho việc vận chuyển được giảm rất nhiều. Đó là không kể ưu điểm của vận tải biển có khả năng vận chuyển khối lượng hàng hóa lớn với chi phí thấp nhất. Xu thế vận tải hiện nay là sử dụng tàu có trọng tải lớn, áp dụng các công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức. Việt Nam lại có nhiều cảng nước sâu và đang được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại và công nghệ quản lý điều hành tiên tiến. Do vậy, Việt Nam có nhiều ưu điểm để tham gia vào thương trường hàng hải quốc tế. Điều đó cũng góp phần tạo điều kiện cho việc tăng và mở rộng chủng loại hàng hóa. Vận tải đường biển càng phát triển, giá thành càng rẻ thì việc luân chuyển hàng hóa trên thị trường thế giới ngày một nhanh chóng. Có thể nói, vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hoạt động giúp phát triển giao thông nối liền với nhiều quốc gia nhất và có chi phí vận tải thấp nhưng lại có thể đáp ứng khối lượng vận tải lớn nhất. Hàng hải Việt Nam ra đời vào những năm 1945, trong điều kiện đất nước bị chia cắt, chiến tranh tàn phá. Nhưng tới nay, với sự nỗ lực không ngừng của toàn ngành, chúng ta đã có bước phát triển lớn mạnh không ngừng. Uy tín của vận tải Việt Nam trên thị trường thế giới ngày một nâng cao, giúp ngành phấn đấu vươn lên cùng sự phát triển của thế giới. Hồ Chí Minh đã nói “giao thông vận tải rất quan trọng, quan trọng đối với chiến đấu, đối với sản xuất, đối với đời sống 11
  15. nhân dân. Nó như mạch máu của con người. Muốn chiến đấu tốt, muốn sản xuất tốt, muốn đời sống nhân dân bình thường, thì giao thông vận tải phải làm tốt”[21, tr.20]. Điều đó nói lên tầm quan trọng của giao thông vận tải đối với sản xuất. Vì vậy có thể coi vận tải bằng đường biển đối với thương mại trong nước cũng như thương mại quốc tế là mạch máu để hoạt động thương mại ngày càng phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu. 1.2. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển nội địa 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nội địa Điều 535 Bộ luật Dân sự Việt Nam có định nghĩa: “Hợp đồng vận chuyển tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm đã định theo thoả thuận và giao tài sản đó cho người có quyền nhận, còn bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển”. Như vậy, theo Bộ luật này, hợp đồng vận chuyển là loại hợp đồng có đền bù. Và dường như hành vi vận chuyển ở đây mang tính chất chuyên nghiệp giống với loại hành vi thương mại. Theo PGS. TS. Ngô Huy cương, hợp đồng vận chuyển tài sản là một hợp đồng cung cấp dịch vụ di chuyển đồ vật từ một nơi này tới một nơi khác bằng những phương tiện nhất định [17]. Điều đó có nghĩa là hợp đồng này có thể là loại hợp đồng có đền bù hoặc không đền bù. Sự khác nhau giữa hai loại hợp đồng này dẫn đến việc thiết lập các quy chế pháp lý khác biệt cho chúng. Tuy nhiên, thông thường hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bị đòi hỏi thể hiện bằng hình thức văn bản. Qua các định nghĩa này có thể hiểu một cách đơn giản, hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển là một loại hợp đồng vận chuyển tài sản. Cho nên chủng loại hợp đồng này cũng mang những đặc điểm của hợp đồng vận chuyển tài sản. Đây là hợp đồng dịch vụ, theo đó bên vận chuyển 12
  16. nhận hàng hóa từ bên thuê vận chuyển để vận chuyển hàng hóa từ nơi nhận hàng tới nơi đến theo thỏa thuận và giao hàng cho người có quyền nhận (người năm giữ chứng từ vận chuyển). Người ta còn mô tả “hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong đó người vận chuyển cam kết vận chuyển hàng hóa từ một hay nhiều cảng này và giao cho người nhận ở một hay nhiều cảng khác, còn người đi thuê tàu cam kết trả tiền cước thuê tàu đúng như hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng” [22, tr.178]. Bộ luật Hàng hải Việt Nam có định nghĩa tại Điều 70, khoản 1 rằng: “Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hoá từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng”. Qua các khái niệm đã được trình bày, ta thấy về cơ bản hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển không khác gì so với những hợp đồng vận chuyển tài sản thông thường ngoài một vài điểm khác biệt do đặc trưng của loại hình vận chuyển như chủ thể, đối tượng, phương tiện Và quan trọng hơn là yếu tố quốc tế của hàng hóa tạo nên yếu tố quốc tế của hoạt động vận chuyển. Theo Công ước của Liên Hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển: “Hợp đồng vận chuyển bằng đường biển” là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó người vận chuyển đảm nhận việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước”. Theo quy tắc Hague - Visby năm 1968, Hợp đồng vận chuyển “được điều chỉnh bởi một vận đơn hoặc bất kỳ một chứng từ tương tự nào về quyền sở hữu liên quan tới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, kể cả bất kỳ vận đơn hoặc chứng từ nào nói trên đây được ký phát theo một hợp đồng thuê tàu, kể từ khi vận đơn hoặc chứng từ đó điều chỉnh quan hệ giữa người vận chuyển và người nắm giữ vận đơn hay chứng từ đó”. Công ước Hamburg và Hague - Visby đề cập 13
  17. tới là yếu tố quốc tế mà theo đó: (1) Cảng bốc, trả hàng thực tế hoặc quy định trong hợp đồng nằm ở một nước thành viên Công ước; (2) Vận đơn hoặc chứng từ khác làm bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển bằng đường biển được phát hành tại một nước thành viên công ước; (3) Vận đơn hoặc chứng từ đã nêu ở điểm trên quy định rằng những quy định của Công ước này hoặc luật của bất kỳ quốc gia nào cho thi hành những quy định của Công ước là luật điều chỉnh hợp đồng. khác với quan niệm về yếu tố quốc tế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, yếu tố quốc tế được qui định trong Công ước không phụ thuộc vào quốc tịch của tàu biển hay quốc tịch của các bên liên quan trong hợp đồng vận chuyển. Yếu tố quốc tế được qui định trong Công ước liên quan tới hoạt động vận chuyển, chứng từ vận chuyển, cũng như luật áp dụng cho quan hệ hợp đồng vận chuyển. Những định nghĩa nêu trên giúp chúng ta hiểu khá rõ về khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, đồng thời nắm bắt được phần nào sự thiếu đồng nhất trong quan niệm của pháp luật Việt Nam và của các Điều ước quốc tế trong vấn đề này. Nhưng có thể nêu bật các đặc trưng chủ yếu của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như sau: (i) Hợp đồng này là hợp đồng vận chuyển đồ vật; (ii) Việc vận chuyển theo hợp đồng phải đi qua lãnh thổ của ít nhất hai địa phương trong một quốc gia ven biển hoặc giữa hai quốc gia có biển; (iii) Phương tiện vận chuyển theo hợp đồng là phương tiện tàu biển; (iv) Hợp đồng này là hợp đồng song vụ có đền bù. Như vậy có thể hiểu, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng vận chuyển đồ vật bằng phương tiện đi biển mà theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ di chuyển đồ vật từ nơi khởi hành đến nơi đến qua lãnh thổ của ít nhất hai quốc gia và trao đồ vật đó cho người có quyền nhận; còn người gửi đồ vật phải thanh toán cước phí vận chuyển và các chi phí khác cho người vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển có các 14
  18. đặc điểm sau: Thứ nhất, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng dịch vụ, theo đó bên vận chuyển phải thực hiện công việc di chuyển hàng hóa từ một nơi này tới một nơi khác. Thứ hai, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. Thứ ba, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù, có nghĩa là người vận chuyển có thể nhận cước phí chuyên chở hoặc không. Thứ tư, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể là hợp đồng gia nhập hoặc hợp đồng ưng thuận tùy theo tính chất của hoạt động vận chuyển. 1.2.2. Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nội địa Đối tượng của hợp đồng chuyển hàng hóa bằng đường biển là hàng hóa hay đồ vật (mà chủ yếu là các vật đồng loại có giá trị và giá trị sử dụng). Hàng hóa là đối tượng của chủng loại hợp đồng này, theo định nghĩa của quy tắc Hague-Visby là “của cải, đồ vật, hàng hóa, vật phẩm bất kỳ loại nào, trừ súc vật sống và hàng hóa theo hợp đồng vận tải được khai là chở trên boong và thực tế được trở trên boong”. Cần hiểu rằng nếu hàng hóa là súc vật sống hoặc hàng chuyên chở trên boong thì chủ hàng không có quyền áp dụng quy tắc Hague - Visby để ràng buộc trách nhiệm của người vận chuyển. Hàng hóa chở trên boong không thuộc sự điều chỉnh của Công ước này theo định nghĩa trên phải thỏa mãn hai điều kiện sau: (i) Hàng hóa được qui định trong hợp đồng vận chuyển là được chuyển chở trên boong; (ii) Thực tế hàng hóa đó đã được chuyển chở trên boong. Từ đó có thể suy ra, người vận chuyển vẫn phải chịu trách nhiệm theo Quy tắc này nếu: (i) Hàng hóa được 15
  19. qui định trong hợp đồng là chở trên boong nhưng thực tế không chở trên boong; (ii) Hàng hóa không được qui định trong hợp đồng là chở trên boong nhưng thực tế lại chở trên boong. 1.2.3. Nội dung hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển nội địa Bộ luật Hàng hải năm 2005 phân biệt vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển thành hai loại: (i) Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ; (ii) Hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Việc phân loại này có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập qui chế pháp lý riêng cho hai loại hợp đồng này do chính sự khác biệt của chúng đòi hỏi [36, tr.75]. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hoá để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hoá theo chuyến (Điều 71, khoản 2, Bộ luật Hàng hải năm 2005). Hợp đồng vận chuyển theo chuyến thường rất phức tạp bởi lẽ nó phải quy định chi tiết và dự liệu được nhiều tình huống để tránh tranh chấp giữa các bên và để thiết lập các giải pháp cho tranh chấp nếu có. Tuy nhiên, các bên thường tham khảo các hợp đồng mẫu do các tổ chức chuyên môn về hàng hải của quốc gia hoặc quốc tế đưa ra để khuyến nghị mọi người vận chuyển thực hành. Các khuyến nghị này cố gắng tạo ra sự thống nhất trong thực hành chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, tránh các tranh chấp xảy ra gây thiệt hại không đáng có về mặt kinh tế và các bất ổn trong cộng đồng 16