Luận văn Hợp đồng nhượng quyền thương mại và thực tiễn áp dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hợp đồng nhượng quyền thương mại và thực tiễn áp dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_hop_dong_nhuong_quyen_thuong_mai_va_thuc_tien_ap_du.pdf
Nội dung text: Luận văn Hợp đồng nhượng quyền thương mại và thực tiễn áp dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN MINH HẢI HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Lê Mai Thanh Hà Nội, 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Minh Hải
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 7 1.1. Khái niệm và vai trò của hợp đồng nhượng quyền thương mại 7 1.2. Đối tượng và chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại 14 1.3. Hình thức và nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại 16 1.4. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại 22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI TỪ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 26 2.1. Nhu cầu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với các hợp đồng nhượng quyền thương mại 26 2.2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh đối tượng và chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 32 2.3. Thực trạng pháp luật điều chỉnh về hình thức và nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp vừa và nhỏ 45 2.4. Cơ chế giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại của doanh nghiệp vừa và nhỏ 61 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 66 3.1. Phương hướng hoàn thiện hóa pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại 66 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại 67 KẾT LUẬN 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NQTM Nhượng quyền thương mại SMEs Doanh nghiệp vừa và nhỏ F&B (food and beverage)- Ngành hàng ăn uống - B2C (Business – To – Customer) bao gồm các giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp với khách hàng, mà trong đó, đối tượng khách hàng của loại hình này là các cá nhân mua hàng SHTT Sở hữu trí tuệ
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, với sự phát triển của xã hội theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam đang từng bước chuyển mình để trở thành một môi trường kinh doanh đa dạng và năng động cùng sự xuất hiện ngày một nhiều của các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước; các mô hình, hệ thống kinh doanh được xây dựng và tạo lập một cách mạnh mẽ, kèm theo đó là vô số nhãn hiệu mới được ra đời. Mức độ, tính chất và tốc độ phát triển của nhượng quyền thương mại đã tác động không nhỏ từ quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Riêng đối với Việt Nam, sau khi liên tiếp ký kết các điều ước quốc tế, thì nhượng quyền thương mại trong nước trở thành một hình thức kinh doanh quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Nhượng quyền thương mại mang đến một sự lựa chọn phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở những doanh nghiệp này (doanh nghiệp nhận nhượng quyền) tiềm lực về vốn, kinh nghiệm hoạt động và cầu nối phát triển còn hạn chế, do đó hình thức nhượng quyền thương mại cũng chính là một giải pháp để gỡ rối cho các vấn đề trên. Trong khi đó, doanh nghiệp nhượng quyền qua đó thêm mở rộng, phát triển mà vẫn không bị mất đi nhãn hiệu và bản sắc của mình. Đứng trên một góc nhìn khác, nhượng quyền thương mại còn giúp cho các doanh nghiệp nhỏ có cơ hội tiếp xúc với các mô hình kinh doanh chuyên nghiệp, sử dụng lợi thế nhãn hiệu uy tín của các doanh nghiệp lớn với số ngân sách hợp lý. Như đã đề cập ở trên, việc các nhãn hiệu lớn có mặt tại Việt Nam sẽ là một cơ hội thiết yếu và quan trọng cho chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với dân số hơn 100 triệu người, Việt Nam đang được đánh giá là một trong những thị trường tiềm năng về nhiều mặt, thu hút được các nhãn hiệu lớn trên toàn thế giới. Sự đổ bộ nhanh chóng của các nhãn hiệu quốc tế về thời 1
- trang, ăn uống, siêu thị bán lẻ, dịch vụ, diễn ra liên tục trong suốt hai thập kỉ qua. Trong số này phải kể đến sự xuất hiện của khối ngành (Food and Beverages - dịch vụ ăn uống) F&B với các nhãn hiệu như KFC, Burger King, Lotteria, Paris Gâteaux, - những ông lớn trong ngành thực phẩm ăn nhanh thế giới. Chính dòng chảy nhãn hiệu này đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành F&B nói chung và ngành kinh doanh bán lẻ nói riêng ở Việt Nam. Từ chỗ có rất ít sự lựa chọn địa điểm, dịch vụ ăn uống, đến nay người dân đã có thể thưởng thức những món ăn ngon nổi tiếng của thế giới ngay trên con phố tại nhà mình. Bên cạnh những doanh nghiệp nước ngoài, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã, đang và sẽ tham gia vào việc xây dựng các hệ thống bán hàng; ngành thực phẩm, dịch vụ cũng không phải là ngoại lệ, với một số cái tên như: Kinh Đô, Givral, Haiha Kotobuki, Hapro, Tuy nhiên để nói đến mô hình chuỗi quán ăn nhượng quyền thành công nhất không thể không kể đến Phở 24. Phở 24 không chỉ là tên tuổi tiên phong mà còn định hướng cho các doanh nghiệp trong nước khác học hỏi. Mặc dù thời điểm hiện nay không còn đạt được thành công trong kinh doanh như giai đoạn trước nhưng Phở 24 vẫn là một dấu son trong lịch sử phát triển ngành kinh doanh ăn uống và hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại. Cùng với những ưu điểm riêng biệt, hình thức kinh doanh nhượng quyền thương mại cũng đem đến nhiều hiểu nhầm, xung đột và tranh chấp giữa các bên trong quá trình giao dịch. Trong thực tiễn không ít thương vụ nhượng quyền thương mại đã được tiến hành với những bản hợp đồng được soạn thảo sơ sài và thiếu sót những điều khoản cơ bản trong giao dịch. Nguyên do của vấn đề này chính là sự thiếu hiểu biết về pháp luật của chủ nhãn hiệu cũng như người nhận nhượng quyền, không có chuyên gia pháp luật theo dõi và tư vấn trong suốt tiến trình giao dịch. Chủ thể kí kết trong giao dịch nhượng quyền thương 2
- mại thường là giữa một bên doanh nghiệp lớn và bên kia là doanh nghiệp nhỏ, giữa một bên nhiều kinh nghiệm hoạt động chuyên nghiệp với một bên là còn thiếu nhiều kinh nghiệm. Điều này ắt hẳn ít nhiều sẽ xảy ra rủi ro cho cả hai bên kí kết. Do đó việc nghiên cứu và đánh giá một cách hệ thống những quy định về nhượng quyền thương mại, chỉ ra những vấn đề cần quan tâm, những điều khoản buộc phải có trong hợp đồng, từ đó góp phần hoàn thiện cho hệ thống pháp lý liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại, là hết sức cần thiết. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một thành tố quan trọng trong quá trình nhượng quyền thương mại nên cần có một góc nhìn đánh giá sâu sắc nhằm sáng tỏ về cơ sở lý luận cũng như thực tiễn. Xuất phát từ những lý do trên, “Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (“SMEs”) ở Việt Nam” là đề tài được chọn để nghiên cứu và phát triển. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Với lịch sử lâu đời và sự phát triển sâu rộng trên khắp thế giới, bất kì quốc gia nào cũng đã, đang và sẽ xuất hiện các mô hình nhượng quyền thương mại. Do vậy đây không chỉ là một vấn đề về một mô hình kinh doanh thông thường mà nó đang dần trở thành xu thế thiết yếu. Nhượng quyền thương mại, với tính thời thượng và cấp thiết, thực sự là thanh nam châm thu hút sự nghiên cứu của các luật gia, các nhà khoa học kinh tế cũng như pháp luật tại Việt Nam và trên thế giới. Một trong những người đi đầu trong việc nghiên cứu nhượng quyền thương mại tại Việt Nam là Ts. Vũ Đặng Hải Yến với đề tài: “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại ở Việt Nam” (Đại học Luật Hà Nội năm 2009). Luận án chủ yếu xoay quanh vấn đề pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại dưới góc nhìn của Luật Thương mại. Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam cũng 3
- đã có một số luận văn về lĩnh vực này như: Phạm Thu Hà – “Pháp luật về nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ thương mại ở Việt Nam” – 2015, Phạm Thị Nhàn – “Hợp đồng nhượng quyền thương mại qua thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” –2012, Đặng Lâm – “Hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam –2016. Ngoài ra còn có một số bài báo như “Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại” – tạp chí Nhà nước và Pháp luật số tháng 7 năm 2007 của tác giả Bùi Ngọc Cường [1], hoặc bài viết của của tác giả trẻ Nguyễn Thanh Tú: “Nhượng quyền thương mại dưới góc độ pháp luật cạnh tranh” cũng đưa ra nhiều góc nhìn mới mẻ về hình thức này 2007[9]. Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng thành quả của những công trình nghiên cứu trước đó, luận văn sẽ tiếp cận vấn đề trên khía cạnh tìm hiểu pháp luật, trên cơ sở tham khảo thêm một số hoạt động thực tiễn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó khai thác sâu các nội dung pháp luật chính mà chủ yếu là về hợp đồng. Luận văn cũng mạnh dạn đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm tháo gỡ sự thiếu sót và hoàn thiện vấn đề hợp đồng trong nhượng quyền thương mại. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu: Luận văn phân tích các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại, thực trạng quy định pháp luật về hợp đồng NQTM áp dụng với SMEs.Nhằm đề xuất các yêu cầu điều chỉnh pháp luật với hợp đồng NQTM nói riêng và NQTM nói chung,giúp hợp đồng NQTM trở thành một công cụ pháp lý hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp SMEs của Việt Nam khi tham gia sân chơi NQTM. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để có thể thực hiện một phần mục đích trên, luận văn tự đặt ra cho mình những nhiệm vụ như sau: 4
- Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và pháp luật điều chỉnh liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại; Đánh giá thực trạng pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam từ thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ; Phương hướng giải pháp hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hợp đồng nhượng quyền thương mại nói chung và đặc biệt là các vấn đề pháp lý về hợp đồng nhượng quyền thương mại tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào nội dung các quy định liên quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại thông qua nhiều hoạt động thực tiễn, cũng như cơ chế thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng nhượng quyền thương mại tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Với phạm vi nghiên cứu như trên, toàn bộ luận văn gồm 3 chương sẽ nghiên cứu, phân tích và đánh giá nhằm đưa ra các quan điểm giải pháp hoàn thiện pháp luật liên quan nằm trong phạm vi nghiên cứu này. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như tổng hợp, thống kê, so sánh và đối chiếu, Các phương pháp nghiên cứu dựa trên cơ sở nền tảng là vận dụng các quan điểm về tư duy đường lối của Đảng và nhà nước ta trong xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. 5
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có những kết quả nghiên cứu và các điểm mới góp phần vào sự phát triển của pháp luật và áp dụng trong thực tiễn bao gồm: Thứ nhất, trên cơ sở các học thuyết quan niệm về nhượng quyền thương mại cũng như thực tiễn áp dụng tại Việt Nam, xác định rõ các mối quan hệ pháp luật giữa các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng trong đó có một bên là SMEs, luận văn đã xây dựng được phần nào quan điểm pháp lý về pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam. Thứ hai, chỉ ra những điểm chưa hoàn thiện, hạn chế bất cập về pháp luật điều chỉnh nhượng quyền thương mại, những rào cản, rủi ro về pháp lý đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong hoạt động nhượng quyền thương mại. Thứ ba, luận văn đưa ra một số phương hướng hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại góp phần đảm bảo cho thương nhân tiến hành hoạt động nhượng quyền thương mại hiệu quả, an toàn, bình đẳng và thành công. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu gồm 3 Chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại Chương 2. Thực trạng pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại từ thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Chương 3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại 6
- Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 1.1. Khái niệm và vai trò của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 1.1.1 Khái niệm về nhƣợng quyền thƣơng mại Ở Việt Nam, thuật ngữ “franchise” được dịch ra nhiều tên khác nhau, ngoài nghĩa là nhượng quyền thương mại như được ghi nhận trong Luật Thương mại thì trong Nghị định 11/2005/NĐ-CP ban hành ngày 02/02/2005 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ lại dùng thuật ngữ “Cấp phép đặc quyền kinh doanh”, còn trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (Phụ lục D) thì “franchise” được dịch là “dịch vụ mượn danh”, tuy cách gọi có khác nhau song về bản chất chúng là như nhau. Theo đó: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: 1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; 2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh (Điều 284 Luật Thương mại 2005). Mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau về nhượng quyền thương mại dựa trên quan điểm cụ thể của các nhà làm luật tại mỗi quốc gia, nhưng có thể thấy rằng các quan điểm chung trong tất cả các khái niệm trên là việc một bên độc lập (bên nhận quyền) phân phối, kinh doanh sản phẩm hoặc 7
- dịch vụ dưới nhãn hiệu và các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác cũng như hệ thống kinh doanh đồng bộ do một bên khác (bên nhượng quyền) phát triển và sở hữu; để được phép làm điều này, bên nhận quyền phải trả một khoản phí và chấp nhận một số hạn chế do bên nhượng quyền quy định.” Nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật các nước, do có sự khác biệt về quan điểm pháp lý, tập quán kinh doanh, cũng như môi trường kinh tế, văn hóa, chính trị nên mỗi nước có những định nghĩa khác nhau về hoạt động này : Theo Hiệp hội Nhượng quyền Thương mại Quốc tế (The International Franchise Association - IFA)[11], hiệp hội lớn nhất nước Mỹ: "Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa Bên nhượng quyền và Bên nhận quyền, theo đó Bên nhượng quyền đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của Bên nhận quyền trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh (know-how), đào tạo nhân viên; Bên nhận quyền hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp kinh doanh do Bên nhượng quyền sở hữu hoặc kiểm soát; và Bên nhận quyền sẽ tiến hành đẩu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình". Theo Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (The US Federal Trade Commission - FTC) [13] như sau: Thuật ngữ "nhượng quyền thương mại" là bất kỳ mối quan hệ thương mại liên tục nào được tạo ra bởi một hoặc nhiều sự sắp xếp, trong đó đề cao quyền và nghĩa vụ của cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Nếu như định nghĩa trên của IFA nhấn mạnh tới nghĩa vụ, vai trò của bên nhận quyền trong việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp thì định nghĩa của FTC lại chỉ ra cụ thể các trường hợp mối quan hệ giữa bên nhận quyển và bên nhượng quyền, chỉ ra quyền và nghĩa vụ giữa hai bên trong 8
- các trường hợp đó. Đặc biệt định nghĩa về nhượng quyền thương mại còn chỉ ra sự khác biệt giữa hoạt động Nhượng quyền thương mại với các hình thức khác như hình thức cấp phép, hình thức thuê mượn, chỉ ra tính chất mối quan hệ giữa người nhận quyền và người nhượng quyền. Tổ chức Liên đoàn Nhượng quyền Thương mại Châu Âu (European Franchise Federation_EFF) [10] đã đưa ra Bộ quy tắc ứng xử đối với nhượng quyền thương mại (Code of Ethics for Franchising) với khái niệm: “Nhượng quyền thương mại là một hệ thống marketing hàng hóa và/hoặc dịch vụ và/hoặc công nghệ được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ hợp tác và liên tục giữa các doanh nghiệp riêng rẽ và độc lập về mặt tài chính và pháp lý, giữa Bên nhượng quyền thương mại và các Bên nhận quyền riêng lẻ của mình, trong đó Bên nhượng quyền cấp quyển và áp đặt nghĩa vụ cho bên nhận quyền riêng lẻ của mình để tiến hành hoạt động kinh doanh, phù hợp với khái niệm của Bên chuyển nhượng. Hiện nay trong các văn bản, bài viết về kinh doanh, rất nhiều người đang sử dụng hai thuật ngữ "Franchise" và "Franchising" thay thế cho nhau để nói về một loại hình kinh doanh, một doanh nghiệp hay một ngành”. Một vấn đề nữa chúng ta cần quan tâm trước khi đi sâu vào nghiên cứu hợp đồng nhượng quyền thương mại đó là: Hệ thống nhượng quyền thương mại. Hệ thống nhượng quyền thương mại là một hệ thống kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại mà trong đó gồm các phần tử có mối quan hệ kiểm soát và hỗ trợ đáng kể, chặt chẽ, và chịu sự tác động của môi trường bên ngoài để thực hiện chức năng và mục tiêu của toàn hệ thống. Khi được du nhập vào Việt Nam, do tính chất mới mẻ của mình, hoạt động NQTM đã gây ra không ít sự nhầm lẫn giữa quan hệ NQTM với các mối quan hệ kinh doanh khác trong nền kinh tế thị trường. 9
- 1.1.2. Khái niệm hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại Tại Việt Nam, Điều 285 Luật Thương mại quy định: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” – Điều 10 Nghị định 35/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại quy định “trường hợp bên nhượng quyền chuyển giao cho bên nhận quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp và các nội dung của quyền thương mại thì phần chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đó có thể được thành lập thành một phần riêng trong hợp đồng nhượng quyền thương mại” và “phần chuyền giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp trong hợp đồng nhượng quyền thương mại chịu sự điều chỉnh của pháp luật về sở hữu công nghiệp” – Điều 11 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định “trong trường hợp các bên lựa chọn áp dụng luật Việt Nam, hợp đồng nhượng quyền thương mại có thể có các nội dung chủ yếu sau đây: Nội dung của quyền thương mại; quyền, nghĩa vụ của bên nhượng quyền; quyền, nghĩa vụ của bên nhận quyền; giá cả, phí nhượng quyền định kì và phương thức thanh toán; thời hạn hiệu lực của hợp đồng; gia hạn, chấm dứt hợp đồng và giải quyết tranh chấp. Từ đó cho thấy, mặc dù điều 285 Luật Thương mại 2005 và Nghị định 35/2006/NĐ-CP có đề cập đến thuật ngữ hợp đồng nhượng quyền thương mại tuy nhiên chỉ tập trung giải thích về mặt hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại. Hợp đồng nhượng quyền thương mại tại điều 284 Luật Thương mại 2005 đã quy định như sau: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại là thỏa thuận giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, trong đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau: 10
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; Bên nhượng quyền được nhận một khoản tiền nhượng quyền, có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”. Ngoài ra theo ý kiến của tác giả khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại cần thể hiện được nội dung cụ thể hoạt động kinh doanh nhượng quyền như nhượng quyền sản xuất (processing franchise) nhượng quyền phân phối (distribution – franchise) nhượng quyền dịch vụ (service – franchise). 1.1.3 Vai trò của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại Hoạt động nhượng quyền thương mại thể hiện tập trung nhất thông qua hợp đồng nhượng quyền thương mại. Cũng giống như các dạng hợp đồng khác, vai trò của hợp đồng nhượng quyền thương mại được thể hiện ở những điểm cơ bản sau: Một hợp đồng sẽ sẽ thiết lập các quan hệ kinh doanh, quyền và nghĩa vụ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, đảm bảo sự hoạt động đúng đắn và hợp lý của toàn hệ thống. Do số lượng đối tác nhượng quyền của một doanh nghiệp nhượng quyền có thể là rất lớn mặc dù mỗi đối tác nhận quyền đều có những đặc điểm riêng biệt, nhưng khi đã tham gia vào hệ thống nhượng quyền thì mỗi đối tác này cần phải tuân thủ những luật chơi chung nhằm bảo đảm sự hoạt động, phát triển ổn định của toàn hệ thống. Hợp đồng nhượng quyền thương mại đóng vai trò như sau: Hợp đồng NQTM là cơ sở pháp lý thể hiện quan hệ pháp luật giữa các bên khi tham gia quan hệ NQTM 11
- Thông qua hợp đồng NQTM, các bên bước vào một thỏa thuận với những đối tác của mình thông qua niềm tin mà chúng ta gọi là luật để đảm bảo rằng những thỏa thuận đó sẽ được thực hiện. Hợp đồng NQTM sẽ bao gồm cả một quá trình đàm phán liên quan đến rất nhiều điều khoản mà các bên phải tính tới. Trong một chừng mực không trái với các quy định của pháp luật, hợp đồng nhượng quyền thương mại cho phép các bên tạo ra một “luật lệ” riêng – thông qua những điều khoản của thỏa thuận mà các bên đã giao kết – điều chỉnh mối quan hệ nhượng quyền. Hợp đồng NQTM sẽ là cơ sở để bên nhượng quyền bảo vệ những lợi ích cơ bản của mình khi tham gia kinh doanh nhượng quyền, như đảm bảo các quyền lợi về phí, thời hạn trả phí, công nợ, xác định quyền giám sát với bên nhận quyền để đảm bảo sự tồn tại ổn định của hệ thống nhượng quyền, căn cứ vào hợp đồng để tối giản hóa các nghĩa vụ phát sinh trong việc hỗ trợ giúp đỡ cho bên nhận quyền. Hợp đồng NQTM cũng là cơ sở cho bên nhận quyền yêu cầu bên nhượng quyền thực hiện các nghĩa vụ của mình trong việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng trong quyền thương mại, như nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, cũng như nghĩa vụ phải trợ giúp cho bên nhận quyền trong quá trình xây dựng cơ sở kinh doanh nhượng quyền. Hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ giúp cho các bên xác định được ai sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp của mình và các cơ quan giải quyết tranh chấp là tòa án hay trọng tài cũng không thể giải quyết một vụ tranh chấp nếu không có bằng chứng về sự thỏa thuận, cam kết của các bên và một lần nữa hợp đồng nhượng quyền thương mại sẽ trở nên vô cùng quan trọng để qua đó cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các doanh nghiệp. Hợp đồng NQTM là công cụ cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong hoạt động kinh doanh 12
- Tài chính là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua hợp đồng, các bên sẽ xác định được các loại phí, giá sản phẩm, theo một thời gian nhất định trong quá trình hoạt động kinh doanh nhượng quyền, tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong việc tăng chi phí không đáng có khi hoạt động. Ngoài ra, hợp đồng NQTM còn giúp bên nhượng quyền xây dựng uy tín và nhãn hiệu: uy tín kinh doanh là một lĩnh vực nhạy cảm khi được đo đếm bằng sự hài lòng của khách hàng, đối tác, có nhiều trường hợp khách hàng chỉ cần sử dụng sản dịch vụ một lần là nhớ mãi và có thể trở thành kênh quảng cáo cho doanh nghiệp. Việc thực hiện đúng tốt các cam kết, thỏa thuận trong hợp đồng của các bên nhượng quyền trong toàn hệ thống, sẽ mang tới sự thỏa mãn, tin tưởng cho khách hàng, đối tác của doanh nghiệp và chính họ sẽ là cầu nối cho doanh nghiệp với những khách hàng, đối tác mới, từ đó giúp doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trong kinh doanh. Hợp đồng NQTM là công cụ hữu ích đề các doanh nghiệp hoạt động nhượng quyền Việt Nam có thể tham gia các thị trường nước ngoài Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay thì hoạt động kinh doanh nhượng quyền thương mại không chỉ gói gọn trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia mà được rộng sang thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải nắm bắt những cơ hội mà mình có được, đồng thời phải đảm bảo cho mình những quyền lợi, lợi ích và loại bỏ những rủi ro tiềm tàng trong kinh doanh, hợp đồng vẫn chính là câu trả lời cuối cùng cho những mục tiêu đó. Ở chiều ngược lại, Việt Nam, hiện nay đã trở thành một thị trường tiêu dùng tiềm năng và trở thành điểm đến của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp này mang đến nhiều mô hình, ý tưởng mới cho thị trường 13
- Việt Nam, việc giao kết những hợp đồng với các doanh nghiệp này sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam đặt nền móng cho mối quan hệ với công ty có quy mô lớn, các tập đoàn đa quốc gia, từ đó giúp các doanh nghiệp Việt Nam có kinh nghiệm để vươn ra thế giới. 1.2. Đối tƣợng và chủ thể của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 1.2.1. Đối tƣợng của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại Đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là lợi ích mà các bên hướng tới khi ký kết hợp đồng, lợi ích này trong hoạt động nhượng quyền thương mại chính là các nhóm “Quyền thương mại”. Quyền thương mại được hiểu là quyền tiến hành kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo cách thức do bên nhượng quyền quy định, cùng với đó là việc được sử dụng nhãn hiệu, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo, của bên nhượng quyền. Trong quan hệ nhượng quyền thương mại, nội dung cốt lõi chính là việc bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sử dụng quyền thương mại của mình trong kinh doanh. Bên nhượng quyền là chủ sở hữu của “quyền thương mại” sẽ thực hiện việc ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại với từng bên khác nhau nhận nhượng quyền có nhu cầu xây dựng cơ sở kinh doanh nhượng quyền thương mại sau này sẽ trở thành một mắt xích trong hệ thống nhượng quyền thương mại. Tại Việt Nam, để tìm hiểu về quyền thương mại ta có thể tham khảo Khoản 6 điều 3 Nghị định 35/2006/NĐ-CP quy định về quyền thương mại. “Quyền thương mại” còn được hiểu là bao gồm một hệ thống kinh doanh được tồn tại và phát triển dựa trên việc sử dụng nhãn hiệu, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo, hệ thống này sẽ bao hàm toàn bộ các yếu tố về phục vụ quá trình kinh doanh, 14
- từ yếu tố công nghệ kĩ thuật cho tới kinh nghiệm, chuyên môn con người, từ tài sản vật chất cho tới phi vật chất, từ khi bắt đấu sản xuất cho tới khi hoàn thiện sản phẩm, từ quy tắc xử lý tình huống cho tới quy trình quản lý, điều hành toàn hệ thống. Trước khi đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng, bên nhượng quyền gửi bản giới thiệu về nhượng quyền cho bên nhận quyền. Bản giới thiệu cung cấp một cách chi tiết về nhãn hiệu, hệ thống nhượng quyền thương mại, những quyền được chuyển giao, phí nhượng quyền và kèm theo hợp đồng mẫu. Như vậy có thể kết luận rằng đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại là lợi ích mà các bên hướng tới khi kí kết hợp đồng, cu thể là các quyền thương mại. 1.2.2 Chủ thể của Hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại Chủ thể của hợp đồng dân sự là những người tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng, có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đó. Một quan hệ hợp đồng NQTM thường bao gồm hai chủ thể cơ bản, quan trọng là bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Để tham gia xác lập, thực hiện hợp đồng, các hệ thống pháp luật đều quy định chủ thể phải có năng lực chủ thể nhất định. Chính vì nét đặc thù của hoạt động thương mại này nên hầu hết các quốc gia đều quy định chủ thể của quan hệ nhượng quyền phải là thương nhân, tồn tại một cách hợp pháp, có thẩm quyền kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại phù hợp với đối tượng được nhượng quyền. Không những thế, quan hệ nhượng quyền không chỉ dừng lại giữa hai bên chủ thể nhượng quyền và nhận quyền mà còn có thể xuất hiện thêm bên nhượng quyền thứ cấp và bên nhận quyền thứ cấp. Lúc này, các bên lại phải có những thỏa thuận, ứng xử phù hợp với quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các bên, đặc biệt là đối với bên nhượng quyền. 15
- Dưới góc độ pháp luật thì: Bên nhượng quyền trong hợp đồng NQTM là thương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp. Như vậy bên nhượng quyền có thẩm quyền chuyển giao các quyền kinh doanh cho một hoặc nhiều bên có tiến hành kinh doanh, phân phối sản phẩm, hàng hóa dịch vụ dựa trên quyền sử dụng các đối tượng sở hữu trí tuệ. Và bên nhận quyền là thương nhân nhận quyền thương mại để khai thác, kinh doanh, bao gồm cả Bên nhận quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp. Hơn thế, các hoạt động phải phụ thuộc vào bên nhượng quyền và chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ bên nhượng quyền. Pháp luật nước ta quy định khá cụ thể về chủ thể trong quan hệ NQTM, bao gồm: bên nhượng quyền, bên nhận quyền, bên nhượng quyền thứ cấp, bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp. Không những thế, pháp luật về NQTM của Việt Nam đã đưa các điều kiện về mặt chủ thể của hợp đồng NQTM. Cụ thể hơn, những điều kiện đặt ra đối với thương nhân nhượng quyền khá chặt chẽ và khắt khe. Tuy nhiên, điều kiện này lại đơn giản hơn đối với thương nhân nhận quyền, pháp luật về NQTM gần như không đặt ra nhiều yêu cầu đối với bên nhận quyền, với bên nhận thì thương nhân nhận quyền được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp với hoạt động NQTM. Các yêu cầu này đều xuất phát từ chính yêu cầu thực tế và đặc điểm đặc thù của 2 bên chủ thể nhằm đảm bảo tối ưu nhất quyền và lợi ích của họ khi tham gia quan hệ pháp luật này. 1.3. Hình thức và nội dung của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 1.3.1 Hình thức của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 16
- Hình thức của hợp đồng chính là cách thức biểu hiện ra bên ngoài của những nội dung của nó dưới một dạng vật chất hữu hình nhất định, do đó các điều khoản mà các bên đã cam kết thỏa thuận phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định. Và chính hình thức sẽ là cơ sở để các bên chủ thể thực hiện theo đúng thỏa thuận cam kết, đồng thời cũng nhằm đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng kí kết, giải quyết các tranh chấp có thể phát sinh và thanh toán. Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy định: "Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương." Khoản 15 Điều 3 Luật Thương mại 2005 cũng quy định: "Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật." Như vậy, hợp đồng nhượng quyền thương mại bắt buộc phải được lập thành văn bản hoặc các hình thức tương đương như điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu khác. Và một yếu tố quan trọng khi thành lập hợp đồng đó là ngôn ngữ sử dụng, đối với hợp đồng này phải được lập bằng tiếng Việt. Tuy nhiên các bên vẫn có thể thỏa thuận về ngôn ngữ của hợp đồng trong trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài. 1.3.2 Nội dung của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại Hoạt động NQTM được đặc trưng chính là sự chia sẻ khai thác chung cùng một “quyền thương mại” với mục đích của bên nhượng quyền là có thể dựa vào các bên khác (nhận nhượng quyền) để phát triển mô hình kinh doanh của mình một cách lớn mạnh. Việc chia sẻ “quyền thương mại” với các chủ thể khác nhau sẽ dẫn đến những rủi ro mang tính hệ thống, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung, nếu như một hay nhiều bên nhận nhượng quyền không tuân thủ đúng những thỏa thuận đưa ra, hiệu ứng domino sẽ tác động tiêu cực đến toàn hệ thống. Ví dụ: hình ảnh chung của toàn hệ thống nhượng quyền 17