Luận văn Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam

pdf 128 trang vuhoa 24/08/2022 10140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hop_dong_mua_ban_no_theo_phap_luat_viet_nam.pdf

Nội dung text: Luận văn Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ TRỌNG DŨNG HîP §åNG MUA B¸N Nî THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM Formatted: Font: 17 pt LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ TRỌNG DŨNG HîP §åNG MUA B¸N Nî THEO PH¸P LUËT VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM THỊ GIANG THU HÀ NỘI - 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Trọng Dũng
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các hình MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ 7 1.1. Khái niệm, bản chất và phân loại nợ 7 1.1.1. Khái niệm về nợ 7 1.1.2. Bản chất pháp lý của nợ 8 1.1.3. Phân loại nợ và khái niệm nợ xấu 10 1.2. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán nợ 13 1.2.1. Khái niệm mua bán nợ 13 1.2.2. Khái niệm hợp đồng mua bán nợ 15 1.2.3. Đặc điểm của hợp đồng mua bán nợ 17 1.3. Phân loại hợp đồng mua bán nợ 20 1.3.1. Phân loại dựa trên mức độ rủi ro của khoản nợ 20 1.3.2. Phân loại dựa trên phạm vi chuyển quyền sở hữu đối với quyền đòi nợ212121 Formatted: Not Expanded by / Condensed by Formatted: Not Expanded by / Condensed by 1.4. Cơ sở lý luận của hợp đồng mua bán nợ 252525 Field Code Changed 1.4.1. Tự do hợp đồng 252525 Field Code Changed 1.4.2. Chuyển giao quyền yêu cầu 262626 1.4.3. Chuyển giao nghĩa vụ 272727 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 1.5. Pháp luật về hợp đồng mua bán nợ 282828 Field Code Changed 1.5.1. Pháp luật điều chỉnh về hợp đồng mua bán nợ 282828 1.5.2. Vai trò của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ 292929 Tiểu kết chương 1 313131
  5. Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM 323232 2.1. Chủ thể của hợp đồng mua bán nợ 323232 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 2.1.1. Bên bán nợ 323232 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 2.1.2. Bên mua nợ 373737 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 2.1.3. Bên nợ 424242 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 2.2. Hình thức, nội dung của hợp đồng mua bán nợ 444444 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 2.2.1. Hình thức của hợp đồng mua bán nợ 444444 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 2.2.2. Nội dung của hợp đồng mua bán nợ 454545 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 2.3. Giao kết hợp đồng mua bán nợ 555555 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 2.3.1. Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán nợ 555555 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 2.3.2. Trình tự giao kết hợp đồng mua bán nợ 565656 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 2.4. Thực hiện, sửa đổi, chấm dứt và hủy bỏ hợp đồng mua bán nợ 595959 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 2.4.1. Thực hiện hợp đồng mua bán nợ 595959 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 2.4.2. Sửa đổi hợp đồng mua bán nợ 616161 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 2.4.3. Chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng mua bán nợ 626161 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 2.5. Hợp đồng mua bán nợ vô hiệu và giải quyết tranh chấp hợp đồng Formatted: Not Expanded by / Condensed by mua bán nợ 646363 2.5.1. Hợp đồng mua bán nợ vô hiệu 646363 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 2.5.2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ 676666 Formatted: Not Expanded by / Condensed by Tiểu kết chương 2 747474 Field Code Changed Chương 3: NHỮNG KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ TẠI VIỆT NAM 757575 3.1. Những định hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp Formatted: Not Expanded by / Condensed by đồng mua bán nợ 757575 3.1.1. Hoàn thiện phải gắn với việc phát triển thị trường mua bán nợ tại Việt Formatted: Not Expanded by / Condensed by Nam 757575 3.1.2. Hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu thực tiễn, khắc phục những bất cập, Formatted: Not Expanded by / Condensed by hạn chế 767676
  6. 3.1.3. Hoàn thiện phải đặt trong giải pháp tổng thể hoàn thiện quy định liên Formatted: Not Expanded by / Condensed by quan trong Bộ luật Dân sự 767676 3.1.4. Hoàn thiện để tương thích với pháp luật của các nước trong điều kiện Formatted: Not Expanded by / Condensed by hội nhập quốc tế 777777 3.2. Những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp Formatted: Not Expanded by / Condensed by đồng mua bán nợ 787878 3.2.1. Các kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về hợp đồng tại BLDS 787878 Formatted: Not Expanded by / Condensed by 3.2.2. Những kiến nghị hoàn thiện quy định riêng về hợp đồng mua bán nợ858585 Formatted: Not Expanded by / Condensed by Tiểu kết chương 3 999999 Field Code Changed KẾT LUẬN 101101101 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103103103 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AMC : Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng BLDS : Bộ luật Dân sự 2005 DATC : Công ty mua bán nợ Việt Nam NHNN : Ngân hàng Nhà nước TCTD : Tổ chức tín dụng VAMC : Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 2.1: Hoạt động của DATC 38 Hình 2.2: Sơ đồ xử lý nợ và gia tăng tài sản của VAMC 39 Hình 2.3: Nợ xấu ngân hàng (tỷ đồng) 48 Hình 2.4: Sơ đồ giao kết hợp đồng mua bán nợ của VAMC 5857
  9. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Năm 2014, bối cảnh tình hình thế giới diễn biến rất phức tạp, kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo [74], cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vẫn tạo ra nhiều khó khăn cho nền kinh tế nước ta, làm phát sinh nhiều khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi tại doanh nghiệp và TCTD. Trên thực tế, nợ xấu đang là một trong những nguyên nhân hạn chế khả năng mở rộng tín dụng, gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, hạn chế quá trình giảm lãi suất và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Xử lý nợ xấu đã thực sự trở thành vấn đề cấp bách, lâu dài và không chỉ của riêng ngành Ngân hàng mà là vấn đề kinh tế vĩ mô phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian đủ dài, nguồn tài chính cần thiết, giải pháp tổng thể, căn cơ và sự hậu thuẫn mạnh mẽ của hệ thống chính trị, sự tham gia của các ngành, các cấp, tổ chức, cá nhân có liên quan [44]. Để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả và bền vững, bên cạnh việc triển khai quyết liệt các giải pháp của bản thân hệ thống ngân hàng trong phạm vi cho phép, Chính phủ đưa ra giải pháp là phải đẩy mạnh xử lý nợ xấu, phát triển thị trường mua bán nợ [74]. Đồng thời, Quốc hội yêu cầu phải “Tập trung đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo hướng sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ ” [68]. Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt khi thị trường mua bán nợ phát triển, hợp đồng mua bán nợ là hình thức pháp lý quan trọng, chủ yếu giúp lưu thông, mua bán, chuyển giao khoản nợ từ bên bán nợ sang bên mua nợ. Một hệ thống các quy định pháp luật về hợp đồng mua bán nợ vận hành có hiệu quả sẽ góp phần thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển, qua đó giúp giải quyết được vấn đề nợ xấu của nền kinh tế, đặc biệt là nợ xấu của ngành ngân hàng cũng như của doanh nghiệp. Trên thực tế, hiện nay đã có một số quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ, tạo cơ sở pháp lý cho các bên thực hiện các giao dịch mua bán nợ. Ngoài những quy định chung, mang tính nguyên tắc về hợp đồng tại BLDS, Luật thương mại 2005, tương ứng với từng chủ thể tham gia ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán 1
  10. nợ lại có những văn bản dưới luật điều chỉnh như: i) Đối với hợp đồng mua bán nợ của TCTD được điều chỉnh bởi Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN [42]; ii) Đối với hợp đồng mua bán nợ có sự tham gia của VAMC được điều chỉnh bởi Thông tư số 19/2013/TT-NHNN [46]; ii) Đối với hợp đồng mua bán nợ có sự tham gia của DATC được điều chỉnh bởi Thông tư 38/2006/TT-BTC [2]. Thực trạng nêu trên dẫn đến hệ quả các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ ở Việt Nam nằm tản mạn, rải rác ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và chứa đứng nội dung mâu thuẫn, không thống nhất, thậm chí có những quy định chưa làm rõ ý tưởng, gây ra không ít sự vướng mắc, lúng túng trong quá trình giao kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nợ. Ngoài ra, các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ chưa đảm bảo sự bình đẳng cho chủ thể tham gia giao dịch mua bán nợ dẫn đến tình trạng các bên không thực hiện được các quyền của mình, không khuyến khích các các chủ thể trong xã hội tham gia vào thị trường mua bán nợ, khiến thị trường mua bán nợ chưa phát triển. Do vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa học các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ để hiểu đúng và thực hiện đúng, cũng như phát hiện những điểm bất cập nhằm hoàn thiện chúng là một công việc thực sự cần thiết và cấp bách. Lựa chọn vấn đề "Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu Luận văn thạc sỹ, chúng tôi mong muốn sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán nợ. Qua đó, khẳng định pháp luật về hợp đồng mua bán nợ thực sự là hàng lang pháp lý quan trọng giúp phát triển thị trường mua bán nợ thông qua việc ghi nhận một cách nhất quán nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện, tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể trong các giao dịch mua bán nợ; hạn chế tối đa sự can thiệp của cơ quan nhà nước vào việc xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ hợp đồng mua bán nợ; đáp ứng tốt hơn yêu cầu hội nhập quốc tế của Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Hiện nay đã có một số công trình khoa học có nội dung liên quan đến pháp luật về hợp đồng mua bán nợ, cụ thể như sau: 2
  11. - Luận văn thạc sỹ của Cao Thị Tuyết Nhung (2012), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động bán nợ của các TCTD ở Việt Nam, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. Luận văn đã làm rõ nội dung, đặc điểm của hoạt động bán nợ và pháp luật về hoạt động bán nợ, trong đó có đề cập sơ bộ một số nội dung về hợp đồng mua bán nợ như: đối tượng, nội dung, hình thức, quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, Luận văn chưa đề cập, nghiên cứu một cách trực diện, toàn bộ các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán nợ, chưa làm rõ bản chất pháp lý của hợp đồng mua bán nợ và phát hiện ra các bất bật cập liên quan đến hợp đồng mua bán nợ. Luận văn mới chỉ tập trung đề cập đến một số bất bật cập, vướng mắc của pháp luật về hoạt động bán nợ và kiến nghị giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động bán nợ. - Khóa luận tốt nghiệp của Trần Tuệ An (2012), Hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua, bán nợ của các TCTD ở Việt Nam, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. Khóa luận đã đưa ra các vấn đề lý luận về hoạt động mua bán nợ và pháp luật về hoạt động bán nợ, trong đó có một số nội dung sơ bộ về hợp đồng mua bán nợ. Khóa luận chưa đề cập cụ thể, chi tiết về hợp đồng mua bán nợ để làm rõ bản chấp pháp lý của hợp đồng mua bán nợ và phát hiện ra các bật bất cập liên quan đến hợp đồng mua bán nợ. Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật hiện hành, Khóa luận mới chỉ tập trung đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định về hoạt động mua bán nợ, chưa đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện các quy định về hợp đồng mua bán nợ. - Bài viết của TS. Bùi Đức Giang (2012), Bán tài sản là khoản vay theo quy định của pháp luật Anh, Tạp chí Ngân hàng số 15/2012, Hà Nội. Bài viết đã làm sáng tỏ một số nội dung về bán tài sản là khoản vay trong môi mối tương quan với quyền đòi nợ và giới thiệu các hình thức chuyển giao quyền đòi nợ theo pháp luật của Anh. Bài viết chưa có nội dung cụ thể trực diện đề cập đến hợp đồng mua bán nợ. Ngoài ra, còn một số bài viết, nghiên cứu trao đổi khác đã đăng tải trên các báo, tạp chí chuyên ngành liên quan đến việc xử lý nợ xấu thông qua biện pháp mua bán nợ, trong đó có gián tiếp đề cập đến hợp đồng mua bán nợ hoặc chỉ đề cập đến 3
  12. một tiểu vấn đề của hợp đồng mua bán nợ. Hiện nay chưa thấy tài liệu , công trình nghiên cứu khoa học thể hiêṇ viêc̣ nghiên cứ u môṭ cách chuyên biêṭ , trực diện, toàn diện các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán nợ. Do vậy, việc nghiên cứu “Hợp đồng mua bán nợ theo pháp luật Việt Nam” vừa là sự kế thừa, phát triển các công trình khoa học có liên quan, vừa là bước khởi đầu cho việc nghiên cứu chuyên biêṭ , trực diện, toàn diện và có hệ thống các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn Mục đích nghiên cứu của Luận văn là làm sáng tỏ về mặt lý luận, cơ sở pháp lý và thực trạng các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ, sau đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật tại Việt Nam. Luận văn có thể trở thành công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyên biệt, trực diện, toàn diện và có hệ thống các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ trên cơ sở thực tiễn áp dụng pháp luật, nên Luận văn có một số nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm rõ bản chất pháp lý của hợp đồng mua bán nợ; xây dựng các khái niệm khoa học pháp lý về mua bán nợ, hợp đồng mua bán nợ, quyền đòi nợ và các khái niệm khác có liên quan đến hợp đồng mua bán nợ; phát hiện những đặc điểm pháp lý riêng biệt của hợp đồng mua bán nợ; vài vai trò của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ. - Nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại Việt Nam trên cơ sở đánhg giá, việc áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động mua bán nợ; phát hiện những mặt hạn chế, bất cập của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại Việt Nam. - Nêu các định hướng và các kiến nghị cụ thể, chi tiết để hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại Việt Nam; kiến nghị và lý giải sự cần thiết của việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng điều chỉnh thống nhất về hợp đồng mua bán nợ tại Việt Nam. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về hợp 4
  13. đồng mua bán nợ tại Việt Nam đặt trong mối quan hệ với pháp luật về hợp đồng tại BLDS và các văn bản pháp lý chuyên ngành khác có liên quan. Trên cơ sở những vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán nợ, Luận văn tập trung nghiên cứu các khía cạnh pháp lý và thực tiễn ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán nợ để phát hiện các bất cập, hạn chế của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại Việt Nam. Từ đó, Luận văn đề xuất các giải pháp để hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại Việt Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận văn kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu chuyên sâu như: i) Phương pháp phân tích kết hợp với bình luận được sử dụng để làm rõ các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán nợ; ii) Phương pháp tổng hợp nhằm khái quát hóa thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ để đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật; iii) Phương pháp so sánh được áp dụng để tìm ra mâu thuẫn, chồng chéo, thiếu nhất quán giữa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh về hợp đồng mua bán nợ, đồng thời tìm những nét khác biệt và tương đồng giữa quy định của pháp luật của Việt Nam với các nước khác; iv) Phương pháp tổng kết thực tiễn nhằm vận dụng nhuần nhuyễn giữa kiến thức lý luận và thực tiễn để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu về hợp đồng mua bán nợ tại Việt Nam. 6. Những đóng góp mới của đề tài Luận văn có thể mang lại những điểm mới sau đây: - Luận văn phân tích, xác định được bản chất pháp lý của hoạt động mua bán nợ, hợp đồng mua bán nợ và xây dựng khái niệm về nợ, khái niệm quyền đòi nợ, khái niệm mua bán nợ, khái niệm hợp đồng mua bán nợ. Đồng thời làm rõ các đặc trưng pháp lý của hợp đồng mua bán nợ. - Luận văn làm rõ thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng mua bán nợ; phát hiện các quy định của pháp luật đã bất cập, hạn chế cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn, đảm bảo công bằng, hợp lý hơn và 5
  14. giúp thị trường mua bán nợ phát triển. - Luận văn đưa ra các giải pháp chi tiết, cụ thể hoàn thiện các quy định chung về hợp đồng tại BLDS và các quy định riêng về hợp đồng mua bán nợ trên cơ sở kế thừa, phát triển và chọn lọc các nghiên cứu, tổng kết có liên quan phù hợp với bối cảnh nghiên cứu các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ. - Luận văn mạnh dạn kiến nghị và lý giải sự cần thiết, các tiêu chí, định hướng của việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật riêng điều chỉnh thống nhất về hợp đồng mua bán nợ tại Việt Nam. 7. Kết cấu của Luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Danh mục các chữ viết tắt và Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về nợ và hợp đồng mua bán nợ. Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại Việt Nam. Chương 3: Những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán nợ tại Việt Nam. 6
  15. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NỢ VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN NỢ 1.1. Khái niệm, bản chất và phân loại nợ 1.1.1. Khái niệm về nợ Khi đề cập đến nợ thường là đề cập tới các tài sản mà bên nợ phải trả cho chủ nợ và được hiểu là “Vay nợ và phải trả” hoặc“cái vay phải trả mà chưa trả” [55, tr.52]. Thuật ngữ “nợ” và “khoản nợ” được dùng phổ biến trong xã hội, không chỉ được sử dụng trong những trường hợp liên quan đến tài sản mà còn được dùng để chỉ cả những vấn đề khác trong đời sống xã hội. Trong thực tế, khái niệm nợ cũng được hiểu là “Điều mang ơn mà chưa đền đáp được” hoặc “Đã hứa nhưng chưa thực hiện” [55, tr.52], có ý nghĩa ẩn dụ bao hàm các nghĩa vụ đạo đức, nghĩa vụ tự nhiên và các giao dịch khác không dựa trên cơ sở giá trị kinh tế. Trong Luận văn này, tác giả chỉ tập trung xem xét thuật ngữ “nợ” hay “khoản nợ” dưới góc độ liên quan đến tài sản. Hiện nay, các văn bản quy phạm pháp luật quy định khái niệm “nợ” và khái niệm “khoản nợ” tương đồng với nhau và định nghĩa các khái niệm này theo hướng liệt kê các hoạt động kinh tế làm phát sinh khoản nợ. Cụ thể, theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 59/2006/QĐ-NHNN [42], khoản nợ được mua, bán là khoản nợ được tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, tổ chức tín dụng nước ngoài cho khách hàng vay (kể cả khoản trả thay trong bảo lãnh) hiện đang còn dư nợ hoặc đang được theo dõi ngoại bảng. Tại khoản 1 Điều 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN [45] quy định khoản nợ là số tiền TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã gửi, giải ngân từng lần theo thỏa thuận đối với các tài sản có (gọi tắt là nợ) gồm: Cho vay; Cho thuê tài chính; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; Bao thanh toán; Các khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; Các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng . Tuy nhiên, tại Luật quản lý nợ công năm 2009 không định nghĩa “nợ” hay 7
  16. “khoản nợ” theo hướng liệt kê các hoạt động làm phát sinh nợ giống như định nghĩa nêu trên, mà định nghĩa nợ là khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể được phép vay vốn theo quy định của pháp luật Việt Nam [64, Điều 3, Khoản 1]. Trên thực tế, nợ cũng được định nghĩa là nghĩa vụ của tổ chức kinh tế, cá nhân này phải trả tài sản cho tổ chức kinh tế, cá nhân khác [8, Điều 3, Khoản 1]. Đây được coi là các định nghĩa đã làm rõ bản chất pháp lý của khoản nợ, phản ánh khoản nợ là nghĩa vụ của một bên đối với bên khác và hai chủ thể này luôn trái ngược nhau về mặt lợi ích: (i) Một bên có quyền đòi nợ; và (ii) một bên nợ phải trả tài sản cho bên kia. Do vậy, dưới góc độ pháp lý, chúng ta không định nghĩa nợ theo hướng liệt kê các hoạt động làm phát sinh nợ mà có thể định nghĩa: Nợ (khoản nợ) là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức phải trả tài sản cho cá nhân, tổ chức khác phát sinh từ hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Bản chất pháp lý của nợ Xét về bản chất pháp lý, nợ hay khoản nợ chính là một nghĩa vụ tài sản của một bên (bên nợ) đối với một bên khác (chủ nợ). Nghĩa vụ ở đây được hiểu là một quan hệ pháp luật được xác lập giữa hai chủ thể theo đó một chủ thể (chủ thể quyền - người có quyền) có thể yêu cầu chủ thể kia (chủ thể nghĩa vụ - người có nghĩa vụ) phải hoàn thành một yêu cầu nhất định [16, tr.11]. Trước đây, Điều 676 Bộ luật Dân sự Trung Kỳ 1936 quy định nghĩa vụ được hiểu là cái dây liên lạc về luật thực tế hay luật thiên nhiên, bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đối với một hay nhiều người nào đó. Và Điều 641 Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ quy định nghĩa - vụ là mối liên -lạc về luật thực -tế hay luật thiên -nhiên, bó-buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đối với một hay nhiều người nào đó. Sau đó, nhiều người quan niệm nghĩa vụ là mối liên hệ pháp lý giữa hai người, nhờ đó một người là trái chủ (hay chủ nợ) có quyền đòi người kia là người phụ trái (hay con nợ) phải thi hành một cung khoản có thể trị giá bằng tiền [49, tr.13]. Hiện nay, Điều 280 BLDS định nghĩa: Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao 8
  17. vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). Định nghĩa này đang được coi là không tiếp cận theo hướng xem xét nghĩa vụ là một mối quan hệ pháp lý mà tiếp cận theo hướng xuất phát từ hành vi của bên phải thực hiện một đối tượng vì lợi ích của người khác. Đây là cách định nghĩa chưa mang tính khái quát cao bởi nghĩa vụ dân sự là quan hệ có hai loại chủ thể có lợi ích trái ngược nhau, một bên có quyền yêu cầu và bên kia phải thực hiện yêu cầu của bên có quyền [18]. Để quan tâm đầy đủ tới tất cả các khía cạnh của nghĩa vụ, cần lưu ý trong quan hệ nghĩa vụ luôn có hai chủ thể trái ngược nhau về mặt lợi ích là: (i) Một bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ; và (ii) một bên khác (bên có nghĩa vụ) phải thực hiện yêu cầu của bên kia [21, tr.38]. Khi nhìn nhận nợ thực chất là một nghĩa vụ, có thể thấy, nợ cũng mang một số đặc trưng như sau: i) Nợ là một mối quan hệ pháp lý: Nợ là một mối quan hệ pháp lý giữa bên nợ và bên chủ nợ vì nợ có đầy đủ các yếu tố được pháp luật công nhận và bảo vệ. Nếu bên nợ không tự nguyện thực hiện thì chủ nợ có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc bên nợ phải thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật. Trên thực tế, khi bên nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, chủ nợ có thể thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để yêu cầu bên nợ phải thực hiện, bao gồm cả việc khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bên nợ phải trả khoản nợ. Sau khi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu bên nợ tiếp tục không tự nguyện thi hành thì chủ nợ có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức cưỡng chế thi hành đối với người bên nợ. ii) Nợ là một quan hệ đối nhân (quyền đối nhân): Nợ là một quan hệ đối nhân vì chủ nợ chỉ có quyền đòi nợ (yêu cầu hoàn trả nợ gốc, nợ lãi ) đối với bên nợ mà không được quyền thi hành trên bất cứ một tài sản cụ thể nào của bên nợ [21, tr.44]. Việc chủ nợ thi hành quyền đòi nợ phải phụ thuộc vào tài sản đã và đang có của bên nợ. Trên thực tế, nếu thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, chủ nợ thường đòi hỏi bên nợ phải thực hiện biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ. Việc này thể hiện rõ nhất trong 9
  18. hoạt động cấp tín dụng của TCTD, theo đó, khi cấp tín dụng cho bên vay vốn, TCTD thường yêu cầu bên vay vốn phải có biện pháp bảo đảm cho khoản vay như cầm cố, thế chấp tài sản. Số tiền vay (khoản nợ) mà TCTD chuyển giao cho bên vay vốn thường chỉ bằng 70% giá trị tài sản bảo đảm cho khoản vay. Khi chủ nợ (TCTD) thực hiện quyền đòi nợ mà bên nợ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc trả nợ, thì chủ nợ có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. iii) Nợ là một quan hệ về tài sản: Nợ là một quan hệ về tài sản vì khi bên nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ, bên nợ phải đưa tài sản của mình cho chủ nợ dẫn đến tình trạng tài sản của bên nợ bị giảm sút. Ngược lại, chủ nợ khi nhận tài sản của bên nợ thì tài sản của chủ nợ tăng lên. Ngoài ra, một điểm đặc biệt trong mối quan hệ giữa chủ nợ và bên nợ là chủ nợ luôn có quyền đòi nợ - một dạng quyền tài sản có thể trị giá được bằng tiền và được lưu thông, trao đổi, mua bán trong các giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại. Khi quyền đòi nợ được lưu thông, mua bán, trao đổi chủ nợ có thể thu hồi lại một khoản tiền như một hoạt động kinh tế. Giá trị mua bán, trao đổi quyền đòi nợ luôn được xác định bằng một khoản tiền do bên mua nợ thanh toán cho bên bán nợ. Do vậy, nợ luôn thể hiện là một quan hệ về tài sản giữa chủ nợ và bên nợ [18]. 1.1.3. Phân loại nợ và khái niệm nợ xấu Phân loại nợ là việc chủ nợ căn cứ vào các tiêu chí định tính, định lượng để đánh giá khả năng trả nợ của bên nợ nhằm xác định mức độ rủi ro, khả năng thu hồi nợ. Sau khi xác định mức độ rủi ro, khả năng thu hồi nợ, chủ nợ sẽ dự liệu, đưa ra phương án để hạn chế rủi ro thông qua việc trích lập dự phòng rủi ro. Dự phòng rủi ro thực chất là việc chủ nợ đưa tài sản của mình để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do bên nợ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho chủ nợ. Dự phòng rủi ro thường được tính theo các tài sản ban đầu mà chủ nợ chuyển giao cho bên nợ (đối với hoạt động cấp tín dụng chính là dư nợ gốc). Trên thực tế, phân loại nợ thường được áp dụng đối với các khoản nợ phát sinh trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD. Theo đó, dự phòng cụ thể của TCTD là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ theo quy định của NHNN để dự phòng cho những tổn 10
  19. thất có thể xảy ra. Dự phòng chung của TCTD là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ, trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các TCTD khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. Theo Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS) lần thứ 39, nợ được phân thành 5 nhóm gồm: nợ chấp nhận; nợ đặc biệt chú ý; nợ dưới chuẩn; nợ khó đòi; và nợ bị tổn thất. Thực ra hiện nay vẫn chưa có một tiêu chuẩn toàn cầu nào được dùng để phân loại nợ, nhưng hệ thống phân loại nợ của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) đang được sử dụng rộng rãi nhất với 05 nhóm nợ như sau: (i) Nợ không vấn đề (các khoản nợ sẽ thu hồi được); (ii) Nợ chú ý đặc biệt (các khoản nợ có thể gặp khó khăn khi thu hồi nợ); (iii) Nợ dưới chuẩn (các khoản nợ bị nợ quá hạn trên 3 tháng); (iv) Nợ nghi ngờ (khoản nợ có khả năng không thu hồi được); (v) Mất vốn thật sự và không có khả năng thu hồi [1, tr.45-47]. Hiện nay, khoản 1 Điều 10 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN [45] quy định TCTD thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm gồm: - Nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn gồm: (i) Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; (ii) Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn. - Nhóm 2 là nợ cần chú ý gồm: (i) Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; (ii) Nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu. - Nhóm 3 là nợ dưới tiêu chuẩn gồm: (i) Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; (ii) Nợ gia hạn nợ lần đầu; (iii) Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng; (iv) Nợ thuộc một trong các trường hợp không có bảo đảm, vi phạm các quy định của pháp luật về cấp tín dụng, vi phạm các quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý tiền vay ; (v) Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra. - Nhóm 4 là nợ nghi ngờ gồm: (i) Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ 11
  20. được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; (iv) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi đến 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được. - Nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn gồm: (i) Nợ quá hạn trên 360 ngày; (ii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (iii) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; (iv) Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; (v) Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhưng đã quá thời hạn thu hồi trên 60 ngày mà vẫn chưa thu hồi được Trong quá trình thực hiện các hoạt động phân loại nợ đã xuất hiện khái niệm nợ xấu. Theo đó, khái niệm nợ xấu thường được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn phát sinh do đã quá hạn trả nợ nhiều ngày hoặc bị nghi ngờ về khả năng trả nợ của bên nợ. Theo Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) “một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và gốc trên 90 ngày trở lên, phù hợp với định nghĩa của Basel II về tổn thất, hoặc khi có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ” [71]. Còn theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ [71]. Tại Việt Nam, nợ xấu được hiểu là những khoản nợ được phân loại vào các nhóm nợ gồm: nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ) nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) [45, Điều 3, Khoản 8] và thường được xác định căn cứ vào 2 yếu tố: (i) quá thời hạn trả nợ (từ 90 ngày trở lên) và (ii) khả năng trả nợ của khách hàng có nghi ngờ. Như vậy, về cơ bản, khái niệm nợ xấu tại Việt Nam và khái niệm về nợ xấu trên thế giới được xây dựng dựa trên 2 yếu tố: thời gian quá hạn và sự suy giảm trong khả năng trả nợ của người đi vay. 12