Luận văn Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 80 trang vuhoa 24/08/2022 10900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hop_dong_dich_vu_phap_ly_giua_to_chuc_hanh_nghe_lua.pdf

Nội dung text: Luận văn Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ BÌNH PHƯƠNG HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ GIỮA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VÀ DOANH NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ BÌNH PHƯƠNG HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ GIỮA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VÀ DOANH NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN MINH ĐỨC HÀ NỘI - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi: Lê Bình Phương Học viên Cao học - Khóa VI.1 (2015 – 2017) Chuyên ngành: Luật kinh tế Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, dữ liệu và một số kiến thức của các tác giả khác trong luận văn này được sử dụng trung thực, có đầy đủ nguồn dữ liệu đáng tin cậy theo quy định của một công trình khoa học. Kết qủa nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình khoa học nào.
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ GIỮA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VÀ DOANH NGHIỆP 6 1.1. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức hành nghề luật sư 6 1.2. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp 12 1.3. Mối quan hệ giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp 14 1.4. Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổchức hành nghề luật sư và doanh nghiệp 16 1.5. Khái niệm về dịch vụ pháp lý 19 1.6. Các yếu tố cấu thành hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp 22 Chương 2: THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ GIỮA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VÀ DOANH NGHIỆP 27 2.1. Thực trạng quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp . 27 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp tại thành phố HồChí Minh . 41 2.2.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh có liên quan đến hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp 41 2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp tại thành phố HồChí Minh 43 2.2.3. Những ưu điểm và hạn chế, bất cập về hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa
  5. tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh 48 Chương 3: NHU CẦU, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ GIỮA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VÀ DOANH NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 56 3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh 56 3.2. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh 58 3.3. Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sưvà doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh 61 3.3.1. Các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh 61 3.3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh . 65 KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 71
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trước áp lực hội nhập của nền kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Với sự hình thành khu vực thương mại tự do giữa các nước, hiện nay các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư vào Việt Nam. Thực hiện theo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới, Hiến pháp năm 2013 đã có nhiều quy định tiến bộ nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp. Theo tinh thần Hiến pháp năm 2013, năm 2014 Quốc hội đã thông qua Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư theo hướng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Cùng với cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ đã ban hành hỏa tốc Nghị quyết số19-2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020. Đồng thời, xác định doanh nghiệp là trung tâm, nên ngày 16/5/2016 Chính phủ ra Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, coi doanh nghiệp là trung tâm phát triển của Nghị quyết 35, cần tạo sức mạnh hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp, sáng tạo. Tuy nhiên, với những thông tin và chính sách trên đây mới chỉ là bước đầu trong chặng đường dài hội nhập kinh tế quốc tế đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Thực tiễn, các doanh nghiệp vẫn còn những rào cản pháp lý trong quá trình khởi nghiệp và hoạt động, nên cần phải được hỗ trợ một cách thiết thực từ các cơ quan, tổ chức, trong đó có tổ chức hành nghề luật sư. Nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý (DVPL) của các doanh nghiệp chỉ thật sự khởi đầu vào những năm cuối thế kỷ 20. Hiện nay, hoạt động cung cấp DVPL cho doanh nghiệp đã được luật hóa tại Điều 22 Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 trên tất cả các lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, trong cơ chế thị trường và quá trình hội nhập, hoạt động cung cấp DVPL của tổ chức hành 1
  7. nghề luật sư là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, hoạt động cung cấp DVPL của tổ chức hành nghề luật sư đối với doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế; thực trạng quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý (HĐDVPL) giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật quy định về hợp đồng dịch vụ (HĐDV) nhưng không có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về HĐDVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội lớn nhất của cả nước. Nơi đây, tập trung nhiều doanh nghiệp với nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng DVPL thường tập trung vào các doanh nghiệp đa quốc gia, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước có vốn đầu tư nhiều. Phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa quan tâm nhiều đến sử dụng DVPL nhằm hỗ trợ trong hoạt động sản xuất và kinh doanh. Từ những vấn đề trên, đòi hỏi xã hội có một cái nhìn nhận đúng đắn về vị trí, vai trò của tổ chức hành nghề luật sư đối với doanh nghiệp, mối quan hệ giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp, hoạt động cung cấp DVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệptừ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” để làm đề tài nghiên cứu khoa học cho luận văn của mình. Đây là đề tài có tính thời sự và thực tiễn cao, khi hoàn thiện đề tài này sẽ là một đóng góp không nhỏ trong việc hoàn thiện pháp luật về HĐDVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Trong thời gian qua, những vấn đề lý luận chung và những vấn đề lý luận riêng về HĐDVPL hay tổ chức hành nghề luật sư đã được trình bày trong một số 2
  8. công trình nghiên cứu tiêu biểu sau: Đề tài cấp Bộ năm 2005 về: “Dịch vụ pháp lý ở Việt Nam, thực trạng, nhu cầu và định hướng phát triển” do TS. Nguyễn Văn Tuân, Tổng biên tập Tạp chí dân chủ và pháp luật, Bộ Tư pháp làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài cấp Bộ năm 2005 về: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam” do TS. Nguyễn Văn Thảo, Vụ trưởng Vụ Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp làm chủ nhiệm đề tài. Luận án tiến sĩ năm 2003 của LS. Phan Trung Hoài về: “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hành nghề luật sư trong điều kiện mới ở Việt Nam”. Luận án tiến sĩ luật học năm 2014 của Hoàng Thị Vịnh về: “Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ luật học năm 1996 của Đoàn Văn Duy về: “Tổ chức luật sư ở Việt Nam”. Luận văn thạc sĩ luật học năm 2001 của Dương Đình Khuyến về: “Vấn đề xã hội hóa hoạt động luật sư và tư vấn pháp luật”. Luận văn thạc sĩ luật học năm 2012 của Trần Văn Công về: “Pháp luật về tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư qua thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh”. Song, các nội dung nghiên cứu trên chỉ đặt ra những vấn đề về HĐDVPL hay tổ chức hành nghề luật sư, mà không có một công trình nào đưa ra một cái nhìn xuyên suốt và chuyên sâu về HĐDVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Do vậy, đề tài này không trùng lặp với các công trình đã công bố và có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn là để hoàn thiện quy định pháp luật về HĐDVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện loại hợp đồng này. Chính vì vậy, các chương trong luận văn này là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và nêu lên thực trạng về HĐDVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh; thể hiện vị trí, vai trò của tổ chức hành nghề luật sư đối với doanh nghiệp trong việc ký kết HĐDVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp. 3
  9. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Từ mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là đưa ra những phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về HĐDVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng ký kết HĐDVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề pháp lý liên quan đến HĐDVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. Giới hạn nội dung nghiên cứu HĐDVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2006 cho đến nay. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; theo quan điểm cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước; triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Luận văn được sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Tổnghợp, phân tích, lịch sử, kế thừa, so sánh, thống kê. Cụ thể: - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Các phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong luận văn nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận, khái quát hóa, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ký kết HĐDVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp lịch sử, kế thừa: Các phương pháp được sử dụng nhằm đánh giá quá trình phát triển, thực trạng ký kết HĐDVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. - Phương pháp so sánh, thống kê: Các phương pháp này được sử dụng nhằm xác định quan điểm, giải pháp hoàn thiện ký kết HĐDVPL giữa tổ chức hành nghề 4
  10. luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh, đặt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và nêu lên thực trạng ký kết HĐDVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. Từ cơ sở đó, luận văn đề xuất những phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về ký kết HĐDVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, luận văn này được xem là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho các tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp trong quá trình cung cấp và sử dụng DVPL giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, cơ cấu của luận văn gồm: Chương 1. Những vấn đề lý luận về hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp. Chương 2. Thực trạng quy định pháp luật và thực hiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp. Chương 3. Nhu cầu, phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa tổ chức hành nghề luật sư và doanh nghiệp từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh. 5
  11. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ GIỮA TỔ CHỨC HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ VÀ DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm và đặc điểm của tổ chức hành nghề luật sư 1.1.1. Khái niệm vềtổ chức hành nghề luật sư Hiện nay, tổ chức hành nghề luật sư trên thế giới rất đa dạng và phong phú, hình thức tổ chức hành nghề luật sư phổ biến là: Văn phòng luật sư cá nhân/hành nghề độc lập (sole practitioner/principal), Công ty hợp danh (partnership). Ngoài 2 hình thức phổ biến này thì ở nhiều nước cho phép luật sư thành lập công ty luật trách nhiệm hữu hạn (Mỹ, Pháp, Canada, Bỉ, Singapore, Thái Lan, Đức). Bên cạnh đó, một số nước như Hy Lạp, Arhentina, Italia, Mexico, Đài Loan, Brazil, Thuỵ Sỹ, Nhật Bản, hình thức công ty luật trách nhiệm hữu hạn không được chấp nhận vì không phù hợp với chế độ trách nhiệm vô hạn đối với luật sư trong hoạt động nghề nghiệp. Đối với nghề luật sư ở Anh, Mỹ thì hình thức công ty luật hợp danh lại rất phổ biến. Một số nước còn quy định hình thức luật sư hành nghề độc lập mà không cần thành lập tổ chức hành nghề (Mỹ, Anh, Singapore, Canada) hoặc cho phép hai hay nhiều luật sư biện hộ có chung văn phòng, chia sẻ một số chi phí văn phòng nhưng không tham gia hợp danh với nhau (Italia, Đài Loan, Anh, Pháp, Thuỵ Sỹ, Nhật). Ngoài ra, ở một số nước (Arhentina, Mỹ, Anh, Singapore), luật sư có thể làm thuê cho khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức khác (lay client) với tư cách luật sư riêng (in-house lawyer) hoặc làm thuê cho Chính phủ thông qua hợp đồng với tư cách là người làm thuê. Một đặc điểm khác biệt là người chủ thuê luật sư đồng thời cũng là khách hàng duy nhất của luật sư đó. Hay nói một cách khác, luật sư làm thuê không được có khách hàng riêng ngoài người chủ đã thuê luật sư đó. Trên thế giới có không ít luật sư làm công ăn lương. Họ làm việc cho các doanh nghiệp hoặc cho các cơ quan của Chính phủ. Nét cơ bản của luật sư làm công ăn lương so với những người làm công ăn lương khác là họ chịu sự quản lý về thời gian của người chủ thuê họ, còn về mặt nghiệp vụ họ hành nghề độc lập. 6
  12. Ở một số nước như Italia, Thái Lan, Đài Loan thì trong Chính phủ và các tổ chức doanh nghiệp tồn tại một đội ngũ tư vấn pháp luật. Những người này không đòi hỏi phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như luật sư [4, tr.6]. Ở Việt Nam, nghề luật sư có từ thời Pháp thuộc, các luật sư người Pháp chiếm thế độc quyền. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 46 ngày 10/10/1945 quy định về các tổ chức, các đoàn thể luật sư trong nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, quy định về chế độ bào chữa, điều kiện công nhận luật sư [14]. Nhưng do nền kinh tế nước nhà gặp nhiều khó khăn, đất nước trải qua trường kỳ kháng chiến nên nghề luật sư cũng chưa được phát triển Tổ chức hành nghề luật sư được hoạt động theo nguyên tắc quản lý và hành nghề luật sư do nhà nước quy định. Tổ chức hành nghề luật sư được hiểu là một loại hình tổ chức nghề nghiệp có sự kết hợp giữa nhà nước cho phép thành lập, thống nhất quản lý và chế độ tự quản của tổ chức nghề nghiệp của tổ chức hành nghề luật sư. Luật sư muốn thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện do nhà nước quy định. Chế độ tự quản của tổ chức hành nghề luật sư bằng hoạt động luật sư đại diện và nhân danh tổ chức theo điều lệ tổ chức hành nghề luật sư của mình quy định và điều lệ này phải phù hợp với luật luật sư hiện hành, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Khoản 1 Điều 32 Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định về hình thức tổ chức hành nghề luật sư như sau: “Tổ chức hành nghề luật sư bao gồm: a) Văn phòng luật sư; b) Công ty luật”. Theo những quy định trên thì cho đến nay chưa có một văn bản quy phạm pháp luật chính thức nào khái niệm về tổ chức hành nghề luật sư. Do vậy, tác giả xin nêu khái niệm về tổ chức hành nghề luật sư như sau: “Tổ chức hành nghề luật sư là một loại hình tổ chức nghề nghiệp của luật sư được đăng ký thành lập theo quy định của nhà nước nhằm bổ trợ cho nhà nước trong lĩnh vực tư pháp. Một luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập chỉ trong một tổ chức hành nghề luật sư, phải 7
  13. đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn và các điều kiện do nhà nước quy định. Hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư theo nguyên tắc kết hợp giữa sự quản lý của nhà nước và của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư”. 1.1.2. Đặc điểm của tổ chức hành nghề luật sư Nghề luật sư thường rất được quan tâm và chú trọng đến vai trò của cá nhân, uy tín nghề nghiệp của luật sư. Đặc điểm của tổ chức hành nghề luật sư xuất phát từ bản chất, vị trí, vai trò của luật sư trong xã hội. Do vậy, tổ chức hành nghề luật sư có các đặc điểm sau đây: - Thứ nhất, tổ chức hành nghề luật sư là một nghề luật có tính chất tự do và độc lập Trước hết, tổ chức hành nghề luật sư là một tổ chức hành nghề luật nhằm để phân biệt với các tổ chức hành nghề khác trong xã hội. Như vậy, nói đến tổ chức hành nghề luật sư là nói đến công việc chuyên môn của những người hoạt động liên quan đến pháp luật. Tổ chức hành nghề luật sư có những điểm khác biệt với những tổ chức hành nghề liên quan đến pháp luật khác không chỉ ở chức năng, theo sự phân công của xã hội, mà còn ở chỗ nó được thể hiện qua các phương thức hành nghề một cách tự do, độc lập. Tổ chức hành nghề luật sư không phải là một cơ quan của nhà nước. Luật sư hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư không phải làmột công chức nhà nước, không phải là một chức vụ được đề cử hoặc đề bạt, mà là một danh xưng được nhà nước quy định. Người hành nghề luật sư là những người hội đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của pháp luật mới được phép hành nghề luật sư. Đặc điểm tiêu biểu của hoạt động hành nghề luật sư là: Độc lập, tự quản, tự chịu trách nhiệm, phân tán và tự kiếm sống [17, tr.5]. Yếu tố hành nghề luật sư có tính tự do, độc lập ở đây không phải là tự do, độc lập ngoài khuôn khổ pháp luật mà tự do theo thời gian hoạt động của mình, tự do thỏa thuận công việc với khách hàng, Trong hoạt động hành nghề, luật sư độc lập trong công việc, đồng thời tự chịu trách nhiệm với hoạt động nghề nghiệp cá nhân của mình. - Thứ hai, tổ chức hành nghề luật sư mang tính chất dịch vụ và được nhận thù lao, chi phí từ khách hàng 8
  14. Tính chất dịch vụ của tổ chức hành nghề luật sư không được thừa nhận một cách rộng rãi trong xã hội. Có một số quan niệm không nên đề cập đến tính chất dịch vụ như những loại hình dịch vụ khác vì nghề luật sư được xem là một nghề cao quý trong xã hội. Tuy nhiên, quan niệm này chưa hoàn toàn đúng, bởi tổ chức hành nghề luật sư cũng như bao tổ chức hành nghề khác, có khác chăng là người muốn hành nghề luật sư phải đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện do pháp luật quy định, hoạt động trong khuôn khổ quy định của nhà nước. Vì vậy, khi coi tổ chức hành nghề luật sư mang tính chất dịch vụ, có nghĩa là nói đến khía cạnh DVPL hiểu theo nghĩa ở trên. Vì là ngành, nghề có tính chất dịch vụ nên Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định rõ: “Khách hàng phải trả thù lao khi sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư”, đồng thời quy định rõ căn cứ và phương pháp tính thù lao cho tổ chức hành nghề luật sư. - Thứ ba, tổ chức hành nghề luật sư luôn gắn liền với số phận con người Từ bao đời nay tổ chức hành nghề luật sư cũng giống bao tổ chức hành nghề khác trong xã hội, được coi là một nghề luôn gắn bó với số phận của con người. Có nhiều ý kiến cho rằng, tổ chức hành nghề luật sư vừa có nhiệm vụ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo đồng thời vừa có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, tôn trọng sự thật và pháp luật là mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên, hai nhiệm vụ này không mâu thuẫn, trái lại gắn bó hữu cơ và mật thiết với nhau. Nhà nước luôn coi trọng quyền của con người. Quyền này được quy định tại Điều 70 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, tài sản, danh dự và nhân phẩm”. Quyền này được nêu thành nguyên tắc cơ bản trong bộ luật tố tụng hình sự và được xếp lên hàng đầu. Sự gắn bó nghề nghiệp của tổ chức hành nghề luật sư với số phận của con người, bất luận trong trường hợp nào, cũng được coi là sự kết nối tự nhiên, mang tính bản chất. Vì thế không đơn thuần mang tính dịch vụ và chỉ nghĩ đến việc kiếm lời từ dịch vụ đó, mà trước hết chính là nhằm đáp ứng nhu cầu chính đáng của người dân cần được sự trợ giúp về mặt pháp lý. 9
  15. - Thứ tư, tổ chức hành nghề luật sư gắn liền với pháp luật và Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam Cũng như bất cứ hoạt động nghề nghiệp nào khác, nền tảng hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư phải dựa trên pháp luật và quy tắc trách nhiệm nghề nghiệp. Quy tắc trách nhiệm nghề nghiệp của tổ chức hành nghề luật sư cụ thể là Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam. Pháp luật về luật sư là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật xác định vị trí, vai trò của tổ chức hành nghề luật sư trong xã hội, quy định các quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề luật sư, phạm vi quản lý nhà nước đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư và tính tự quản trong tổ chức hành nghề luật sư; xử lý vi phạm trong hoạt động nghề nghiệp, Trong nhiều trường hợp, đối với nghề nghiệp luật sư, các quy tắc ứng xử thuộc về phạm trù đạo đức lại chi phối và có tác động lớn lao đến uy tín, danh dự của tổ chức hành nghề luật sư và ảnh hưởng chi phối rất nhiều đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Sự cộng hưởng qua lại giữa pháp luật và quy tắc trách nhiệm nghề nghiệp trong hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư là một trong những minh chứng cho mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức nói chung. Trong trường hợp, vấn đề cốt lõi là làm sao cho khách hàng nhận ra được nhu cầu về DVPL một cách trung thực và lựa chọn được hình thức dịch vụ thích hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. - Thứ năm, tổ chức hành nghề luật sư là một nghề không kiêm nhiệm Thông lệ hành nghề luật sư trên thế giới là không kiêm nhiệm. Tuy nhiên, ở Việt Nam do đặc điểm lịch sử của đất nước và quá trình hình thành nghề luật sư, nên trong một thời gian khá dài sau giải phóng, pháp luật về luật sư vẫn cho phép duy trì chế độ luật sư kiêm nhiệm, kiêm chức. Sự hạn chế về tính không chuyên nghiệp trong hoạt động luật sư về phương diện này làm cho người cần hỗ trợ về pháp lý, bị can, bị cáo cảm thấy không tin tưởng vào sự tận tâm của luật sư. Vì thế, các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá không tốt về hoạt động nghề nghiệp luật sư, giảm thiểu vai trò của luật sư trong đời sống xã hội. 10
  16. Không kiêm nhiệm là một trong những đặc điểm trong hoạt động của nghề luật sư, không chỉ bảo đảm hoạt động này mang tính chuyên nghiệp, mà còn góp phần nâng cao vị trí, vai trò của tổ chức hành nghề luật sư trong xã hội. Mặt khác, về phương diện pháp lý, Luật cán bộ, công chức năm 2008 còn quy định cán bộ, công chức không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền, Có quy định này, xuất phát từ quan điểm của những nhà làm luật, để tiến tới chuyên nghiệp hóa tổ chức hành nghề luật sư, cần thực hiện nguyên tắc không kiêm nhiệm để luật sư có thể chuyên tâm với nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu giúp đỡ pháp lý ngày càng phong phú và phức tạp của khách hàng nói chung, doanh nghiệp nói riêng. - Thứ sáu, hoạt động tổ chức hành nghề luật sư mang tính quốc tế Tính chất quốc tế về hoạt động nghề nghiệp của tổ chức hành nghề luật sư hình thành cùng với sự phát triển của nghề luật sư trong lịch sử. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tổ chức hành nghề luật sư các nước trên thế giới đã mở rộng phạm vi và lĩnh vực hoạt động ra khỏi biên giới quốc gia, đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội giữa các nước. Người ta đã quen với hình ảnh bên cạnh các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến kinh doanh tại Việt Nam luôn sử dụng DVPL của một tổ chức hành nghề luật sư để giúp tư vấn và soạn thảo hợp đồng, tham gia giải quyết tranh chấp, Các hiệp ước song phương và đa phương ký kết giữa các nước luôn có sự tham gia soạn thảo của các tổ chức hành nghề luật sư giàu kinh nghiệm. Hiện nay, Luật luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 đã cho phép các tổ chức hành nghề luật sư trong nước được thuê luật sư nước ngoài, hợp tác với tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài theo quy định của pháp luật về hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam; đặt cơ sở hành nghề ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ, cũng như cử luật sư trong tổ chức hành nghề luật sư của mình thực 11
  17. hiện DVPL ở nước ngoài. Các quy định này đã mở ra khả năng to lớn cho việc nâng cao sức cạnh tranh của đội ngũ luật sư Việt Nam trên thương trường quốc tế. 1.2. Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp Khi nói đến doanh nghiệp, trước tiên nó được hiểu là một khái niệm nhằm chỉ các chủ thể trong quan hệ pháp luật về hoạt động kinh doanh - thương mại. Ở góc độ kinh tế - xã hội, bản chất hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp là kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi nhuận. Các yếu tố để cấu thành nên doanh nghiệp như: Trụ sở, cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức trong công ty, quan hệ người sử dụng lao động và người lao động, tác động của doanh nghiệp đối với môi trường xã hội và môi trường xã hội ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Ở góc độ pháp lý, trong những lĩnh vực khác có những khái niệm khác nhau về doanh nghiệp. Giới hạn trong luận văn này, tác giả chỉ đề cập đến doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp. Khái niệm về doanh nghiệp đã được quy định từ Luật doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật công ty năm 1990, Luật doanh nghiệp năm 1999, Luật doanh nghiệp năm 2005 và hiện nay đã được thay thế bằng Luật doanh nghiệp năm 2014. Theo khoản 7, Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định: “Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”. Hiện nay, ở Việt nam có nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, mỗi loại hình doanh nghiệp có những ưu và nhược điểm khác nhau, có những đặc trưng riêng. Theo Luật doanh nghiệp năm 2014 thì có các loại hình tổ chức kinh doanh sau đây: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi chung là doanh nghiệp); nhóm công ty. Theo đó, doanh nghiệp được hiểu là một tổ chức kinh tế phải đáp ứng các điều kiện sau: Phải là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch; là tổ chức kinh tế được thành lập theo luật doanh nghiệp có tên doanh nghiệp do chủ doanh 12
  18. nghiệp lựa chọn và đặt phù hợp với quy định của pháp luật; có tài sản để duy trì hoạt động và thực hiện việc kinh doanh thu lợi nhuận; có trụ sở chính để đảm bảo hoạt động của tổ chức công ty, địa điểm thực hiện giao dịch giữa công ty với khách hàng; doanh nghiệp phải được đăng ký theo quy định của pháp luật; việc thành lập doanh nghiệp là nhằm mục đích kinh doanh, thu lợi nhuận. 1.2.2. Đặc điểm củadoanh nghiệp Từ khái niệm về doanh nghiệp như đã nêu trên, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm về doanh nghiệp như sau: - Thứ nhất, doanh nghiệp là một tổ chức Trong đời sống xã hội tồn tại nhiều loại hình tổ chức khác nhau, các tổ chức này được hình thành trên cơ sở có sự liên kết của các thành viên trong tổ chức. Sự liên kết đó thông thường được biểu hiện dưới những hình thức nhất định như: Điều lệ, nội quy, quy chế, thỏa ước Tổ chức được hình thành bao giờ cũng vì mục tiêu nhất định. Đối với tổ chức kinh tế, đây là một dạng tổ chức được hình thành trong đời sống xã hội với mục tiêu chính là tiến hành các hoạt động kinh doanh sinh lợi nhuận. Có thể nói, đặc điểm này của doanh nghiệp cho phép ta phân biệt giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp khác, - Thứ hai, doanh nghiệp có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định Doanh nghiệp với tư cách là một tổ chức kinh tế tham gia hoạt động trên thương trường, doanh nghiệp sẽ phải tham gia vào các mối quan hệ pháp luật một cách độc lập, bao gồm: Tên gọi riêng, có tài sản riêng, có tài sản ổn định riêng của doanh nghiệp. Do vậy, để có thể tham gia trên thương trường doanh nghiệp phải hội tụ nhiều điều kiện, còn những điều kiện trên chỉ là những điều kiện, những dấu hiệu cơ bản nhất mà pháp luật bắt buộc phải có. - Thứ ba, doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Đây là dấu hiệu quan trọng thể hiện sự tham gia của doanh nghiệp trên thương trường là hợp pháp và được nhà nước bảo hộ. Mặc dù Luật doanh nghiệp năm 2014 quy định thông thoáng theo hướng đảm bảo quyền tự do kinh doanh cho 13