Luận văn Hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_hoat_dong_thu_thap_danh_gia_su_dung_chung_cu_trong.pdf
Nội dung text: Luận văn Hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ MINH CẢNH HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CHỨNG CỨ TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÕ MINH CẢNH HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CHỨNG CỨ TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số : 60.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐẶNG QUANG PHƯƠNG HÀ NỘI - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được trích dẫn theo nguồn đã công bố. Kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Võ Minh Cảnh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CHỨNG CỨ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI 7 1.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án giết người 7 1.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án giết người 22 Kết luận Chương 1 30 Chương 2. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CHỨNG CỨ TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI TẠI ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG 31 2.1. Tổng quan kết quả khởi tố, điều tra các vụ án về tội giết người tại địa bàn tỉnh Tiền Giang 31 2.2. Những vi phạm, sai lầm trong thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người tại tỉnh Tiền Giang và nguyên nhân của những vi phạm, sai lầm 43 Kết luận Chương 2 49 Chương 3. CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CHỨNG CỨ TRONG ĐIỀU TRA VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI 50 3.1. Các yêu cầu nâng cao chất lượng thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người 50 3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người 53 Kết luận Chương 3 69 KẾT LUẬN 70 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CQĐT Cơ quan Điều tra TA Tòa án THTT Tiến hành tố tụng TTHS Tố tụng hình sự VKS Viện kiểm sát
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người – giá trị cao quý của nhân loại. Đảm bảo quyền con người là thước đo đánh giá sự tiến bộ, văn minh của mỗi quốc gia, dân tộc. Một trong những quyền cơ bản hàng đầu của con người đó là quyền được sống, đây cũng chính là cơ sở để các quyền khác của con người được đảm bảo thực hiện. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của nền tri thức nhân loại, quyền được sống hơn bao giờ hết đang được quan tâm và bảo vệ bằng các quy định pháp lý mang tính bắt buộc chung thể hiện tính liên kết chặt chẽ của cộng đồng quốc tế, cụ thể tại Điều 3 - Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền của Đại hội đồng Liên hiệp quốc công bố năm 1948 đã ghi nhận: “Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân”. Xuất phát từ giá trị thiêng liêng của quyền được sống và những ràng buộc pháp lý trong vấn đề bảo vệ nhân quyền của mỗi quốc gia, dân tộc, mọi hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng của người khác đều bị xem là tội phạm và cần phải đấu tranh, ngăn chặn kịp thời. Song để đấu tranh với tội phạm nói chung và loại tội phạm giết người nói riêng, các cơ quan THTT phải tiến hành hàng loạt những biện pháp công tác khác nhau, trong đó hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn điều tra đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quá trình chứng minh sự thật của vụ án. Tiền Giang là tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Nhờ vị trí thuận lợi nên Tiền Giang đã trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của cả Đồng bằng sông Cửu Long và trở thành một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển hàng đầu trong khu vực miền Tây Nam Bộ. Tuy nhiên với sự chuyển biến mạnh mẽ về đời sống xã hội cũng như mặt trái của quá trình phát triển kinh tế đã kéo theo những hệ lụy khôn lường, đặc biệt tình hình an ninh trật tự có xu hướng diễn biến ngày càng 4
- phức tạp. Theo thống kê của TA nhân dân tỉnh Tiền Giang trong năm 2015 trên toàn tỉnh đã xảy ra 957 vụ phạm pháp hình sự, trong đó tội phạm giết người có 22 vụ (chiếm 2,3% số vụ phạm pháp hình sự), đặc biệt loại tội phạm này đang diễn biến rất phức tạp cả về đối tượng, thủ đoạn phạm tội, tính chất mức độ, hậu quả tác hại gây ra cho xã hội ngày càng nghiêm trọng hơn. Trước tình hình đó, CQĐT Công an tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với các đơn vị chức năng áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra khám phá góp phần kéo giảm loại tội phạm này. Quá trình điều tra các vụ án giết người, CQĐT đã ứng dụng kết quả của nhiều ngành khoa học, sử dụng, phối hợp đồng bộ các biện pháp, phương tiện kỹ thuật để phát hiện, thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ để chứng minh tội phạm và người phạm tội qua đó đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tiễn cho thấy, hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang còn bộc lộ những hạn chế như: không kiểm tra đầy đủ các loại chứng cứ, không đánh giá đúng và xác định chính xác mối liên hệ giữa các chứng cứ, chưa tạo sự đồng bộ giữa thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ Những hạn chế này đã làm cho tỷ lệ điều tra khám phá tội phạm giết người chỉ đạt khoảng 97% trong tổng số các vụ phát hiện, số hồ sơ VKS trả điều tra bổ sung chiếm 11,5% tổng số hồ sơ CQĐT đã kết luận và chuyển VKS đề nghị truy tố. Do vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận về hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người, cũng như thực trạng hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng, kết quả hoạt động này góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm giết người là yêu cấp thiết được đặt ra. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Hoạt động thu 5
- thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu Thời gian qua đã có một số đề tài và một số công trình khoa học công bố liên quan đến đề tài như: - Đỗ Văn Đương (2000), “Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ. - Nguyễn Thanh Tùng (2004), “Hoạt động thu thập đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra các vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn thành phố Hà Nội, thực trạng và các giải pháp nâng cao hiệu quả”, Luận văn Thạc sĩ. - Hoàng Trung Thực (2005), “Hoạt động thu thập, bảo quản và xử lý vật chứng trong điều tra các vụ án hình sự theo chức năng của lực lượng Cảnh sát nhân dân Công an thành phố Thanh Hóa - Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ. - Huỳnh Tấn Hải (2014), “Hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ. Bên cạnh đó, còn có một số công trình khoa học, luận văn, luận án nghiên cứu về các vấn đề có liên quan như: Giáo trình Luật TTHS Việt Nam (Chương VI, mục 6), PGS,TS.Võ Khánh Vinh chủ biên (Trường Đại học Huế, 2002); tài liệu tập huấn chuyên sâu về Bộ luật TTHS năm 2003 của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an (Hà Nội, 2004); một số vấn đề về chứng minh trong TTHS, của tác giả Trần Quang Tiệp (Tạp chí Kiểm sát số 9, 2003) Các công trình khoa học, luận văn, luận án và tài liệu nêu trên chủ yếu đi sâu nghiên cứu về mặt lý luận quá trình chứng minh trong điều tra vụ án hình 6
- sự. Hiện nay, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể về hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo pháp luật TTHS Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang. Như vậy, đề tài: “Hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang” là một đề tài mới, đây là đề tài không trùng lập với các đề tài đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ thực trạng hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang, tìm ra ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại để từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung những nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận có liên quan đến hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội phạm giết người. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang trong những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu 7
- - Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tiền Giang. - Pháp luật TTHS Việt Nam về thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu trong phạm vi không gian trên địa bàn tỉnh Tiền Giang, trong khoảng thời gian từ năm 2011 – 2015. - Luận văn nghiên cứu quy định của pháp luật TTHS về thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người thuộc chuyên ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể 5.1. Phương pháp luận Cơ sở phương pháp luận của đề tài là phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, đề tài còn được nghiên cứu dựa trên lý luận cơ bản của khoa học Luật Hình sự, Luật TTHS, Lý luận chung về khoa học điều tra hình sự, Chiến thuật điều tra hình sự, Phương pháp điều tra hình sự. Đề tài cũng tiếp thu các luận điểm, luận chứng khoa học của các công trình đã nghiên cứu, các kinh nghiệm thực tiễn từ các hồ sơ, tài liệu sơ kết, tổng kết, hội thảo và của các cơ quan THTT thực hiện hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, trong quá trình nghiên cứu học viên còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: Phương pháp lịch sử; Phương pháp logic học; Phương pháp nghiên cứu tài liệu; 8
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phương pháp tọa đàm, trao đổi. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Nghiên cứu đề tài góp phần bổ sung thêm về mặt lý luận về hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn của một địa phương cụ thể, đó là tỉnh Tiền Giang. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức về quy trình, biện pháp công tác nhằm nâng cao hiệu quả thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người và là tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy, tập huấn nghiệp vụ. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 03 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án giết người Chương 2: Thực tiễn hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người tại địa bàn tỉnh Tiền Giang Chương 3: Các yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người 9
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CHỨNG CỨ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN GIẾT NGƯỜI 1.1. Những vấn đề lý luận về hoạt động thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án giết người 1.1.1. Khái niệm giai đoạn điều tra và những vấn đề cần phải chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án giết người 1.1.1.1. Khái niệm giai đoạn điều tra vụ án giết người Điều tra vụ án là một trong các giai đoạn của TTHS, thẩm quyền điều tra vụ án hình sự được quy định tại Điều 110 – Bộ luật TTHS, theo đó các cơ quan THTT được giao nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự bao gồm: CQĐT trong Công an nhân dân; CQĐT trong Quân đội nhân dân; CQĐT của VKS nhân dân tối cao; Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân và Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Trong điều tra vụ án giết người, trách nhiệm chứng minh tội phạm được pháp luật giao cho các cơ quan THTT, chủ yếu là CQĐT trong Công an nhân dân (gọi tắt là CQĐT). Trong quá trình điều tra vụ án giết người CQĐT có trách nhiệm tiến hành các hoạt động thu thập, kiểm tra, đánh giá và sử dụng chứng cứ để thu thập các tình tiết có liên quan đến vụ án dưới sự giám sát của VKS cùng cấp, nhằm mục đích chứng minh tội phạm và làm sáng tỏ sự thật vụ án. Khi vụ án giết người xảy ra, cơ quan THTT bằng các hoạt động điều tra ban đầu phải xác định được dấu hiệu của tội phạm dựa trên các cơ sở được quy định tại Điều 100 – Bộ luật TTHS, từ đó cơ quan (người) THTT trong thẩm quyền của mình ban hành quyết định khởi tố vụ án làm cơ sở cho hoạt 10
- động điều tra vụ án. Theo đó giai đoạn điều tra vụ án giết người được xác định bắt đầu từ thời điểm cơ quan (người) THTT hình sự có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và quyết định của CQĐT về việc đề nghị VKS truy tố bị can trước TA hoặc đình chỉ vụ án hình sự tương ứng. Trong giai đoạn điều tra vụ án giết người CQĐT sẽ tiến hành đồng loạt các hoạt động điều tra chứng minh tội phạm và làm rõ sự thật vụ án cũng như các tình tiết có liên để phục vụ cho hoạt động truy tố và xét xử, cụ thể: khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể; lấy lời khai bị can, người làm chứng; thu giữ đồ vật, tài liệu có liên quan; khám xét người, nơi ở, nơi làm việc; tiến hành nhận dạng, đối chất; trưng cầu giám định; tổ chức thực nghiệm điều tra; truy bắt những đối tượng còn lại trong vụ án theo dấu vết nóng; tiến hành các biện pháp trinh sát hỗ trợ cho hoạt động điều tra Qua đó Điều tra viên sẽ nghiên cứu, phân tích đánh giá tổng hợp những chứng cứ đã thu thập được trong quá trình điều tra, nhận định giá trị chứng minh của từng chứng cứ đã có, đối chiếu với những vấn đề cần chứng minh xác định căn cứ để ra quyết định về việc đề nghị VKS truy tố bị can trước TA hoặc đình chỉ vụ án hình sự tương ứng. 1.1.1.2. Những vấn đề cần phải chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án giết người Xác định chính xác những vấn đề phải chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án giết người có ý nghĩa rất quan trọng, là cơ sở để xác định phương hướng của họat động điều tra toàn bộ vụ án, đảm bảo tính đầy đủ, tính toàn diện của hoạt động điều tra nhằm khai thác mọi khả năng, cơ hội để khám phá vụ án giết người. Đối tượng chứng minh trong giai đoạn điều tra vụ án giết người là tổng hợp những tình tiết nói lên bản chất, nội dung của vụ án hình sự cần phải được xác định bằng chứng cứ để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự 11
- và phòng ngừa tội phạm. Còn phạm vi chứng minh trên thực tế là tổng hợp những tình tiết mà CQĐT và VKS phải làm rõ, tạo cơ sở để xác định những vấn đề phải chứng minh do luật định. Để xác định chính xác những vấn đề phải chứng minh trong vụ án giết người cần phải căn cứ vào điều 93 – Bộ luật hình sự quy định về tội giết người và Điều 63 – Bộ luật tố tụng hình sự quy định những vấn đề phải chứng minh trong vụ án giết người. Từ những cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý trên, trong giai đoạn điều tra vụ án giết người cần phải chứng minh làm rõ những vấn đề cơ bản sau: Thứ nhất, dấu hiệu pháp lý về cấu thành cơ bản, cấu thành tăng nặng của tội phạm giết người: - Về cấu thành cơ bản của tội phạm: + Mặt khách quan: có tội phạm giết người xảy ra hay không? Nếu có vụ án giết người xảy ra thì cần làm rõ thời gian, địa điểm xảy ra? Nạn nhân là ai, tên tuổi, nhân thân, lai lịch? Nạn nhân bị giết vào ngày giờ nào, ở đâu? Nơi phát hiện xác nạn nhân là nơi xảy ra vụ án giết người hay chỉ là nơi mà tội phạm muốn che giấu hành vi phạm tội? Thời gian từ khi nạn nhân chết đến khi phát hiện là bao lâu? Hành vi nhằm chấm dứt cuộc sống của nạn nhân có sử dụng vũ khí, hung khí, dùng vũ lực hay không dùng vũ lực? + Khách thể: quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người có bị xâm hại hay chỉ là vụ tự sát, tai nạn, chết do bệnh lý hay chỉ đơn giản là hiện tượng chết tự nhiên? + Mặt chủ quan: tính chất, mức độ lỗi của chủ thể như thế nào? Phải chứng minh được tính chất cố ý (trực tiếp hoặc gián tiếp) trong mặt chủ quan của chủ thể tội phạm. 12
- + Chủ thể: ai là người thực hiện hành vi phạm tội? Có đồng phạm hay không? Vai trò, vị trí của từng đối tượng trong vụ án? Người thực hiện hành vi phạm tội có đủ năng lực trách nhiệm hình sự hay không? - Về cấu thành tăng nặng của tội phạm: Tội phạm giết người bị xem là có cấu thành tăng nặng khi hành vi phạm tội vi phạm các quy định tại Khoản 1, Điều 93 – Bộ luật Hình sự, cụ thể: giết nhiều người; giết phụ nữ mà biết là có thai; giết trẻ em; giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; thực hiện tội phạm một cách man rợ; bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; thuê giết người hoặc giết người thuê; có tính chất côn đồ; có tổ chức; tái phạm nguy hiểm; vì động cơ đê hèn. Thứ hai, những vấn đề liên quan đến quyết định hình phạt: thủ đoạn và hình thức gây án của thủ phạm qua các giai đoạn phạm tội; công cụ, phương tiện phạm tội, các loại tài sản mà thủ phạm đã chiếm đoạt; tính chất mức độ thiệt hại của vụ án? Nạn nhân chết hay bị thương? Chết bao nhiêu người? Nếu bị thương thì tỉ lệ thương tật là bao nhiêu? Hậu quả đối với an ninh trật tự ở địa phương đó như thế nào? tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của tội phạm phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội; khả năng giáo dục cải tạo; và hoàn cảnh đặc biệt của tội phạm. Thứ ba, nguyên nhân, điều kiện phạm tội: do mâu thuẩn, tranh chấp; do người khác thuê hoặc xúi dục; do sử dụng các chất kích thích không điều khiển được hành vi; ghen tuông tình ái; kết cấu gia đình không bền vững; 13
- trình độ học vấn thấp; không có thu nhập ổn định; tác động tiêu cực của phim ảnh bạo lực Thứ tư, những vấn đề khác liên quan đến giải quyết vụ án như: tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt. Trên đây là những vấn đề chung mà Điều tra viên cần phải chứng minh làm rõ trong quá trình điều tra các vụ án giết người. Tuy nhiên, tùy vào từng vụ án cụ thể, tùy từng tình huống cụ thể mà Điều tra viên bổ sung thêm cho phù hợp để đảm bảo chứng minh đầy đủ các tình tiết của vụ án. 1.1.2. Khái niệm chứng cứ, thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người 1.2.2.1. Khái niệm chứng cứ Chứng cứ là một trong những chế định trung tâm trong luật TTHS, là một mắt xích quan trọng thúc đẩy giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Theo đó dựa vào chứng cứ sự thật khách quan sẽ được làm rõ, đồng thời cũng loại bỏ những gì không có thật. Chính từ vai trò quan trọng trên nên chứng cứ xuất hiện và tồn tại song hành cùng với công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, được Nhà nước ta cụ thể hóa trong Bộ luật TTHS, cụ thể tại Điều 64 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định: “Chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS quy định mà CQĐT, VKS và TA dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án”. Từ định nghĩa về khái niệm chứng cứ, có thể thấy chứng cứ có ba thuộc tính cơ bản đó là: thuộc tính khách quan; thuộc tính có liên quan; thuộc tính hợp pháp. Việc nắm vững các thuộc tính của chứng cứ và tính đặc thù của chứng cứ trong điều tra vụ án giết người giúp cho các cơ quan THTT thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ có hiệu quả trong quá trình chứng minh tội 14
- phạm và sự thật vụ án. - Về thuộc tính khách quan: Chứng cứ trong điều tra vụ án giết người phải là những gì có thật, tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người THTT hay người tham gia tố tụng. Tính có thật ở đây phải được hiểu là những thông tin phản ánh xác thực về những gì có thật tồn tại một cách khách quan trong thực tiễn, như VKS nhân dân tối cao từng đưa ra quan điểm: “Chứng cứ trong TTHS, trước hết đó là những sự thật mà dựa vào đó người ta có thể kết luận được sự thật khác” [5, tr.81]. Theo đó chứng cứ trong điều tra vụ án giết người phải là những thông tin, tài liệu phản ánh hành vi tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật, nó phải được ghi nhận lại thông qua các vật chứng, các biên bản của các hoạt động khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, kết luận giám định, qua lời khai của người làm chứng, người bị hại tồn tại khách quan trong thực tế, tuyệt nhiên nó không thể là sự tưởng tượng hoặc là một sự việc nào đó chưa xảy ra như Chủ nghĩa Mác Lênin đã từng chỉ ra: “Người Mác xít chỉ có thể sử dụng để làm chứng cứ cho chính sách của mình, những sự thật được chứng minh rõ rệt và không thể chối cãi được” [50, tr.432] - Về thuộc tính có liên quan: Những gì có thật của chứng cứ phải có mối liên hệ khách quan với những sự kiện cần phải chứng minh trong vụ án hình sự, giúp làm sáng tỏ những vấn đề cần phải chứng minh. Mối liên quan ở đây có thể ở những mức độ khác nhau như liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp, liên quan theo dạng nhân – quả, liên quan theo không gian – thời gian Do đó chứng cứ trong điều tra vụ án giết người phải có tính liên quan, tức là phải chứng minh được có hay không có hành vi phạm tội, người phạm tội, và những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Nếu các chứng cứ có mâu thuẫn 15
- với nhau hoặc việc sử dụng chứng cứ dẫn đến các kết luận trái ngược nhau về một tình tiết nào đó của vụ án đang được điều tra thì nhất thiết phải xem xét lại, giữ lại những thông tin, tài liệu có giá trị chứng minh, những thông tin, tài liệu không đáng tin cậy cần phải được loại bỏ. - Về thuộc tính hợp pháp: “Chứng cứ phải được thể hiện dưới các hình thức TTHS mà pháp luật đã quy định” [5, tr.88], tức là chứng cứ phải được xác định từ nguồn của chứng cứ và được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định của Luật TTHS. Theo đó chứng cứ trong điều tra vụ án giết người phải có tính hợp pháp, tức là phải được thu thập từ các nguồn chứng cứ cũng như nguồn vật chứng, kết luận giám định, biên bản hoạt động điều tra, xét xử, lời khai và bằng các biện pháp, trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS quy định, đây là căn cứ ràng buộc nhằm đảm bảo giá trị khách quan của chứng cứ. Từ việc phân tích trên cho thấy, trong mọi trường hợp ba thuộc tính của chứng cứ phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với nhau, nếu thiếu một trong ba thuộc tính, chứng cứ sẽ mất giá trị chứng minh và không còn là chứng cứ nữa. Chứng cứ trong điều tra vụ án giết người được trích xuất từ nguồn của chứng cứ. Nguồn của chứng cứ là nơi chứa đựng, cung cấp chứng cứ để các cơ quan THTT củng cố, sử dụng làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án hình sự. Khoản 2 Điều 64 Bộ luật TTHS quy định nguồn chứng cứ bao gồm: “Vật chứng; lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; kết luận giám định; biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu, đồ vật khác”. Nguồn của chứng cứ được quy định trong Bộ luật TTHS đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các cơ quan THTT trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình để giải quyết vụ án hình sự, tạo nên một cách hiểu thống nhất về vị trí, vai trò và nội dung từng loại 16
- nguồn của chứng cứ trong TTHS. Ngoài ra, việc quy định nguồn của chứng cứ cũng như các hoạt động thu thập, đánh giá các loại nguồn đó còn nhằm mục đích đảm bảo giá trị pháp lý và giá trị chứng minh của chứng cứ. Xuất phát từ những tiêu chí, khía cạnh khác nhau mà khoa học luật TTHS Việt Nam đã phân chia chứng cứ thành các loại như sau: - Căn cứ vào mối quan hệ của chứng cứ với đối tượng cần chứng minh trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, có thể chia chứng cứ làm hai loại là chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, cụ thể: chứng cứ buộc tội là chứng cứ xác định sự kiện phạm tội, lỗi của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo trong việc thực hiện tội phạm và những tình tiết tăng nặng TNHS của họ; chứng cứ gỡ tội là loại chứng cứ xác định không có sự việc phạm tội, bị can, bị cáo không có lỗi và những tình tiết giảm nhẹ TNHS cho họ. - Lấy nguồn gốc hình thành chứng cứ làm tiêu chí để phân loại, có thể chia chứng cứ thành hai loại là chứng cứ gốc và chứng cứ sao chép, thuật lại, trong đó: chứng cứ gốc là chứng cứ được rút ra từ nguồn đầu tiên phản ánh những thông tin về sự kiện có liên quan đến vụ án hình sự mà không cần thông qua một khâu trung gian nào; chứng cứ sao chép, thuật lại là chứng cứ được thu thập không phải từ nguồn phản ánh đầu tiên, trực tiếp mà thu thập được qua khâu trung gian. - Dựa vào khả năng chứng minh của chứng cứ đối với những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án giết người, chứng cứ có thể phân chia làm hai loại là chứng cứ trực tiếp và chứng cứ gián tiếp, trong đó: chứng cứ trực tiếp là chứng cứ chỉ thẳng, làm rõ ngay được một trong những vấn đề cần chứng minh trong quá trình điều tra vụ án hình sự, nó giúp cho CQĐT thấy ngay được sự kiện xảy ra có phải là tội phạm hay không, ai là người phạm tội ; chứng cứ gián tiếp là chứng cứ không tự nó làm rõ được ngay tình tiết nào đó 17
- của đối tượng chứng minh, nhưng khi kết hợp với các chứng cứ khác của vụ án thì làm rõ được các tình tiết đó của đối tượng chứng minh. Như vậy, việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ về chứng cứ, nguồn của chứng cứ và phân loại chứng cứ trong điều tra vụ án giết người có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án. Là phương tiện giúp CQĐT tiếp cận với vụ án đã xảy ra trong quá khứ, dựng lại diễn biến khách quan của vụ án, trên cơ sở đó làm sáng tỏ sự thật của vụ án thông qua chứng cứ và các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật. 1.1.2.2. Khái niệm thu thập chứng cứ Thu thập chứng cứ là hoạt động đầu tiên có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình chứng minh tội phạm, cũng như trong giai đoạn điều tra vụ án giết người. Thu thập chứng cứ mà pháp luật TTHS quy định được hiểu là thu thập từ nguồn của chứng cứ hay thu thập ngay chính chứng cứ. Theo đó “Thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự là quá trình phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ do Điều tra viên và những người theo luật định tiến hành bằng các phương pháp, biện pháp và phương tiện phù hợp với pháp luật, không trái với pháp luật” [13, tr.81]. Như vậy nội dung của hoạt động thu thập chứng cứ bao gồm: phát hiện, ghi nhận, thu giữ và bảo quản chứng cứ. Trong đó: Phát hiện chứng cứ trong điều tra vụ án giết người là quá trình tìm tòi, làm rõ được các thông tin phản ánh về vụ phạm tội và người đã thực hiện hành vi phạm tội được chứa đựng trong các nguồn thực tế bằng các hành vi, phương tiện phù hợp với pháp luật. Trong giai đoạn điều tra vụ án giết người, để phát hiện chứng cứ cơ quan THTT phải tiến hành một số công tác như: khám nghiệm hiện trường thu giữ đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; phát hiện và lấy lời khai người làm chứng về những tình tiết của vụ án 18
- Ghi nhận chứng cứ là hoạt động mô tả, sao chép những đặc tính và dấu hiệu của các đối tượng mang thông tin chứng minh đã phát hiện và đưa vào các nguồn chứng cứ theo quy định để sử dụng nhiều lần trong quá trình chứng minh và đảm bảo tích lũy chúng cho đến lúc làm sáng tỏ những tình tiết của vụ án. Trong điều tra vụ án giết người hoạt động ghi nhận chứng cứ được thể hiện thông qua một số mặt công tác cụ thể như: lập biên bản khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét, hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng; vẽ sơ đồ hiện trường Thu giữ chứng cứ cũng là một biện pháp quan trọng để thu thập chứng cứ. Thu giữ chứng cứ trong vụ án giết người chính là việc tách đối tượng nguyên mẫu (dấu vết, đồ vật) mang thông tin chứng cứ ra khỏi môi trường xung quanh và bảo quản chúng theo quy định của pháp luật, chẳng hặn như hoạt động sao in dấu vết và đúc khuôn dấu vết Quá trình phát hiện, ghi nhận và thu giữ chứng cứ phải gắn liền với hoạt động bảo quản chứng cứ. Bảo quản chứng cứ trong giai đoạn điều tra vụ án giết người là giữ gìn chứng cứ đã phát hiện, ghi nhận và thu giữ được bằng các phương pháp khoa học và theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ giá trị chứng minh để sử dụng chứng cứ trong quá trình chứng minh sự thật vụ án. Vì vậy các tài liệu, biên bản hoạt động đều phải đưa vào hồ sơ vụ án, vật chứng thu giữ được trong điều tra vụ án giết người phải niêm phong, đóng gói đúng quy định của pháp luật. 1.1.2.3. Khái niệm đánh giá chứng cứ Đánh giá chứng cứ là hoạt động của những người THTT và người tham gia tố tụng nên nó gắn liền với ý thức pháp luật và cảm xúc nội tâm của mỗi cá nhân về mức độ liên quan, và đáng tin cậy của chứng cứ đối với vụ án hình sự nói chung và vụ án giết người nói riêng. Như Tiến sỹ Đỗ Văn Đương từng nhận định: “Đánh giá chứng cứ trong vụ án hình sự là hoạt động tư duy 19