Luận văn Hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước

pdf 90 trang vuhoa 24/08/2022 10580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hoat_dong_thu_thap_danh_gia_su_dung_chung_cu_trong.pdf

Nội dung text: Luận văn Hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN CHẠM HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CHỨNG CỨ TRONG ĐIỀU TRA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN CHẠM HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CHỨNG CỨ TRONG ĐIỀU TRA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH PHƯỚC Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã ngành: 60.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN VĂN ĐỘ HÀ NỘI - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, dữ liệu và một số kiến thức của các tác giả khác trong luận văn này được sử dụng trung thực, có đầy đủ nguồn dữ liệu đáng tin cây theo quy định của mộtcông trình khoa học. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình khoa học nào. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Văn Chạm
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CHỨNG CỨ TRONG ĐIỀU TRA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC 7 1.1. Nhận thức chung về chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 7 1.2. Nhận thức về hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 18 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CHỨNG CỨ TRONG ĐIỂU TRA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC 24 2.1. Tình hình và đặc điểm hình sự của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước 24 2.2. Hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở tỉnh Bình Phước 33 2.3. Đánh giá, nhận xét thực trạng hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khácở tỉnh Bình Phước 54 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CHỨNG CỨ TRONG ĐIỀU TRA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC 60 3.1. Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở tỉnh Bình Phước trong thời gian tới 60
  5. 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước 64 KẾT LUẬN 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77 PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CQĐT : Cơ quan điều tra ĐTV : Điều tra viên KSĐT : Kiểm sát điều tra KSV : Kiểm sát viên THQCT : Thực hành quyền công tố THTT : Tiến hành tố tụng TNHS : Trách nhiệm hình sự TP : Thẩm phán TTHS : Tố tụng hình sự VAHS : Vụ án hình sự VKS : Viện kiểm sát
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu Tính mạng, sức khỏe con người là vô giá, bất khả xâm phạm, được pháp luật bảo vệ. Quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe là quyền cơ bản hàng đầu của con người, của công dân. Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện tinh thần bảo vệ các quyền con người thông qua nhiều quy định mà trước hết Điều 20 khẳng định “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Điều 31 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: "Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật", Điều 13 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội”. Điều đó có nghĩa chừng nào chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội vẫn được coi là người chưa có tội. Như vậy, hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ là hoạt động mang tính chất quyết định, xác định một người có tội hay không có tội và là tội gì. Đây là nội dung cơ bản của việc áp dụng pháp luật hình sự trong quá trình giải quyết vụ án và là một trong những biện pháp đưa các quy phạm pháp luật vào cuộc sống. Trên cơ sở xác định người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội gì, quy định tại điều, khoản nào của Bộ luật hình sự, cơ quan có thẩm quyền (Tòa án) sẽ quyết định một hình phạt phù hợp đối với hành vi phạm tội đó. Vì thế, hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ được xem là tiền đề, điều kiện cho việc điều tra, truy tố, xét xử đúng đắn, góp phần mang lại hiệu quả trong đấu 1
  8. tranh phòng chống tội phạm. Trong trường hợp hoạt động thu thập, đánh giá chứng cứ không chính xác, khách quan, sẽ liên quan đến nhiều hậu quả pháp lý khác là oan, sai, kéo dài thời gian giải quyết vụ án Luật tố tụng hình sự quy định việc thu thập, đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ. Nhưng trong thực tiễn không ít những vụ án hình sự có rất nhiều quan điểm trái ngược nhau trong việc thu thập, đánh giá chứng cứ, có những vụ án qua nhiều cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm). Song mỗi một bản án lại đánh giá khác nhau.Có tình trạng trên chính là sự khác nhau trong nhận thức, trong thu thập, sử dụng, đánh giá chứng cứ trong vụ án. Theo báo cáo kết quả giải quyết các loại án hình sự của Cơ quan cảnh sát điều tra công an tỉnh Bình Phước, trong 05 năm từ năm 2011 – 2015 đã khởi tố điều tra với 5138 vụ/10016 bị can; trong đó tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác 716 vụ/1319 bị can chiếm tỷ lệ hơn 13,93%; Riêng các vụ án cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác Tòa án trả điều tra bổ sung cho Viện kiểm sát 45 vụ/119 bị cáo chiếm tỷ lệ 6,64%, Viện kiểm sát trả cho Cơ quan điều tra 22 vụ/48 bị can chiếm tỷ lệ 3,24%, lý do trả điều tra bổ sung là bổ sung chứng cứ, nhiều vụ án phải gia hạn thời hạn điều tra, có vụ án kéo dài 1-2 năm mới giải quyết được; Cơ quan điều tra đình chỉ điều tra 05 vụ/04 bị can cho thấy các cơ quan tiến hành tố tụng còn bộc lộ những hạn chế như: Không thu thập đầy đủ kịp thời các loại chứng cứ, có khi vi phạm cả thủ tục thu thập chứng cứ, không đánh giá đúng giá trị của từng chứng cứ và xác định chính xác mối liên hệ giữa các chứng cứ trong tổng thể hệ thống toàn diện chứng cứ trong từng vụ án cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác cụ thể. Có sự khác nhau trong nhận thức, trong phương pháp phân tích đánh giá chứng cứ giữa những người tiến hành tố tụng của vụ án Những hạn chế này đã làm cho điều tra khám phá các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác kéo dài, số vụ án được trả điều tra bổ sung nhiều, còn có vụ đình chỉ. Do vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ lý luận về hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức 2
  9. khỏe của người khác, cũng như thực tiễn hoạt động thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Phước, từ đó đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này có ý nghĩa quan trọng trước diễn biến phức tạp của loại tội phạm này và là yêu cầu cần được đặt ra cấp thiết. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn địa bàn tỉnh Bình Phước”, làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Luận án Tiến sĩ luật học: “Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Văn Đương (2000); Luận văn Thạc sĩ Luật học “Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra các vụ án cố ý gây thương tích trên địa bàn Thành Phố Hà Nội, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả” của tác giả Nguyễn Thanh Tùng (2004); Luận văn Thạc sĩ Luật học “Thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án giết người theo pháp luật tố tụng hình sự việt nam từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Huỳnh Tấn Hải (2013); Luận văn Thạc sĩ Luật học “Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra tội giết người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Bình Phước” của tác giả Nguyễn Quốc Hân (2015). Ngoài ra còn có một số Luận án, Luận văn nghiên cứu về tội phạm cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới các góc độ khác nhau như: Đặc điểm tội phạm học, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm công tác phòng ngừa Ngoài ra các nhà khoa học và một số tác giả cũng đã quan tâm đến một số nội dung của quá trình chứng minh trong vụ án hình sự và đã đề cập đến trong một số giáo trình, sách, tài liệu, tạp chí chuyên ngành như: Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự; Hà Nội 1992; Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp). Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam; Nxb Công annhân dân; Hà Nội - 2002; do GS TS. Võ KhánhVinh chủ biên.Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự; Nxb Công an nhân dân; Hà Nội - 3
  10. 2004; doGS TS. Võ Khánh Vinh chủ biên; Đề cương bài giảng học phần Chứng cứ, chứng minh: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của TS. Đặng Quang Phương. Các công trình nêu trên chủ yếu đi sâu nghiên cứu về mặt lý luận quá trình chứng minh trong điều tra vụ án hình sự. Hiện nay chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu và đề xuất các giải pháp cụ thể về hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói chung, từ thực tiễn tỉnh Bình Phước nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của việc nghiên cứu là trên cơ sở sáng tỏ lý luận về hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, đánh giá hoạt động thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Phước, Luận văn đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. - Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là: + Nghiên cứu các vấn đề lý luận về thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; + Đánh giá thực tiễn thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở tỉnh Bình Phước; + Kiến nghị các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng hoạt động thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác của các cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Bình Phước trên cơ 4
  11. sở Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, năm 2015 và những văn bản pháp luật có liên quan. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian là địa bàn tỉnh Bình Phước, về thời gian từ năm 2011 đến 2015. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về chính sách hình sự; quan điểm, đường lối xử lý các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp thống kê, so sánh, phân tích và tổng hợp, nghiên cứu thực tiễn thông qua những hồ sơ vụ án, bản kết luận điều tra, bản án, quyết định, báo cáo tổng kết của Cơ quan điều tra, Công an tỉnh Bình Phước. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của Luận văn Kết quả nghiên cứu của Luận văn có ý nghĩa về khoa học cũng như thực tiễn. - Về khoa học: Luận văn góp tiếng nói khiêm tốn vào lý luận về thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được tham khảo trong hoạt động lập pháp cũng như thực tiễn hoạt động điều tra các vụ án về các tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập về tố tụng hình sự, điều tra tội phạm. 7. Cơ cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương như sau: 5
  12. Chương 1: Những vấn đề lý luận về thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Chương 2: Thực trạng hoạt động thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở tỉnh Bình Phước Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở tỉnh Bình Phước. 6
  13. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THU THẬP, ĐÁNH GIÁ, SỬ DỤNG CHỨNG CỨ TRONG ĐIỀU TRA TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI KHÁC 1.1. Nhận thức chung về chứng cứ trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.1. Khái niệm và những dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.1.1. Khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam cho thấy: Khi nói đến tội phạm cố ý gây thương tích nghĩa là đề cập đến một nhóm tội danh được quy định tại các điều 104, 105, 106 của Bộ luật hình sự năm 1999. Cụ thể: * Khoản 1 Điều 104 BLHS quy định: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a. Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. b. Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân. c. Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người. d. Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ. đ. Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình. e. Có tổ chức. g. Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. h. Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê. i. Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm. 7
  14. k. Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.” * Khoản 1 Điều 105 BLHS quy định: “ Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến hai năm.” * Tại khoản 1 Điều 106 BLHS quy định: “ Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.”[12, tr.102,104] Từ các quy định trên của Bộ luật hình sự cho thấy: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do lỗi cố ý là dấu hiệu bắt buộc của loại tội phạm này. Hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác được hiểu là: - Gây thương tích cho người khác: Là hành vi mà người phạm tội dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể người khác làm cho người đó có những thương tích nhất định (để lại dấu vết). Việc dùng sức mạnh vất chất có thể bằng chân tay hoặc các công cụ phương tiện hỗ trợ như dao, súng, gậy làm cho nạn nhân bị thương hay mất đi một hay nhiều bộ phận trên thân thể. - Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác: Là hành vi dùng các thủ đoạn khác nhau (dung độc tố, hoá chất ) làm suy giảm hoặc mất đi chức năng của một hoặc nhiều cơ quan thuộc cơ thể con người mà không gây tổn hại về thực thể các cơ quan đó. Người khác nói ở đây được hiểu là trường hợp không phải gây thiệt hại cho sức khỏe của chính bản thân mình. Nếu trường hợp gây thiệt hại cho sức khỏe của 8
  15. chính bản thân mình để trốn tránh nghĩa vụ phải làm thì tùy trường hợp cụ thể để có thể xem xét trách nhiệm hình sự theo tội danh khác. + Do lỗi cố ý: “Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội, đối với hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc khả năng gây ra hậu quả đó, được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý”[33, tr. 200]. Người phạm tội cố ý gây thương tích thực hiện hành vi với hình thức lỗi cố ý. Tại Điều 9- BLHS quy định: “ Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây: 1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; 2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.”[12, tr. 52, 53] Điều đó chứng tỏ việc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là do ý thức chủ quan của người phạm tội. Như vậy, Tội cố ý gây thương tích là một loại tội phạm hình sự, trong đó người phạm tội có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác một cách trái pháp luật. 1.1.1.2. Dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác * Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104 BLHS). Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có các dấu hiệu pháp lý như sau: - Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm vào quyền được bảo vệ sức khỏe của con người. - Mặt khách quan của tội phạm: + Hành vi bao gồm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ cho người khác; 9
  16. + Về hậu quả: Tội phạm này được xác định qua mức độ thương tích, hoặc mức độ tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân từ 11% trở lên. Mức độ thương tích hoặc mức độ tổn hại sức khoẻ được xác định qua kết quả giám định của Hội đồng giám định y khoa. Ngoài ra tại Điều 104 BLHS còn quy định 10 trường hợp cụ thể từ điểm a đến điểm k khoản 1 làm cơ sở để xác định cấu thành cơ bản khi mức độ thương tật dưới 11% hoặc tăng nặng khung hình phạt. - Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý. - Chủ thể của tội phạm: là người không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. * Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 105 BLHS). Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh được thể hiện như sau: - Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm quyền được bảo vệ sức khỏe của con người. - Mặt khách quan của tội phạm: + Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi gây thương tích cho người khác. + Về hậu quả, điều luật quy định mức độ thương tật cho người khác phải từ 31% trở lên. - Mặt chủ quan của tội phạm: + Tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý. + Người thực hiện hành vi trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnhdo hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên đối với người phạm tội hoặc đối với người thân của người phạm tội. - Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do người không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên. 10
  17. * Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106 BLHS) Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có các dấu hiệu: - Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm quyền được bảo vệ sức khỏe của con người. - Mặt khách quan của tội phạm: + Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi gây thương tích cho người khác. + Về dấu hiệu hậu quả: Điều luật quy định mức độ thương tật cho nạn nhân phải từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết ngườimới cấu thành tội phạm. - Mặt chủ quan của tội phạm: + Tội phạm được thực hiện với hình thức lỗi cố ý. + Động cơ của hành vi là cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác. Nói cách khác, dấu hiệu vượt quá giới hạn của chế định phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá sự cần thiết đó. - Chủ thể của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi người không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.[9, tr. 67,69] Như vậy: Mặc dù dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích được quy định ở 3 tội danh cụ thể nhưng đều có đặc trưng chung là: Tội phạm đã xâm phạm vào quyền bảo vệ sức khỏe của con người; đều có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, do lỗi cố ý. Tội phạm cố ý gây thương tích được thực hiện bởi người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định. Trong đó, dấu hiệu bắt buộc về mặt hậu quả của loại tội phạm này là để lại thương tích cho nạn nhân với mức độ thương tật theo luật định. Một vấn đề mà theo chúng tôi cấn phải lưu ý là, mặc dù về mặt khách quan, hành vi được quy định tại các Điều 104, 105,106 BLHS là giống nhau (đều là hành 11
  18. vi gây thương tích hoặc gây tổn hại về sức khoẻ của người khác). Nhưng theo chúng tôi thì trong các tội quy định tại các Điều 105, 106 BLHS, theo bản chất của tội phạm, thì hành vi khách quan chỉ là gây thương tích; mà không thể có hành vi gây tổn hại sức khoẻ. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cũng chứng minh điều đó. 1.1.2. Một sổ vấn đề về chứng cứ trong điều tra tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1.1.2.1. Khái niệm chứng cứ và các thuộc tính của chứng cứ - Khái niệm chứng cứ: Điều 64 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định khái niệm về chứng cứ như sau: “Chứng cứ là những gì có thật được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS quy định mà CQĐT, VKS và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án” [11, tr. 46] Tuy có nhiều quan điểm, ý kiến chưa đồng tình với khái niệm về chứng cứ nêu trên, nhưng đến thời điểm này, nhưng quy định tại Điều 64 Bộ luật TTHS năm 2003 chính là căn cứ pháp lý hiện hành cho việc xác định chứng cứ trong hoạt động điều tra, truy tố và xét xử trong thực tiễn. - Các thuộc tính của chứng cứ: Chứng cứ trong luật tố tụng hình sự được sử dụng làm phương tiện duy nhất để chứng minh tội phạm, làm rõ các tình tiết của vụ án. Cho nên, chứng cứ được sử dụng trong vụ án hình sự phải bảo đảm đầy đủ ba thuộc tính quan trọng là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Việc nắm vững các thuộc tính của chứng cứ và tính đặc thù của chứng cứ trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích giúp cho các cơ quan THTT thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ có hiệu quả trong quá trình chứng minh vụ án. - Tính khách quan của chứng cứ: Chứng cứ trong vụ án cố ý gây thương tích phải là những gì có thật, tính có thật thể hiện qua những sự kiện, hiện tượng tồn tại một cách khách quan trong thực tế mà chúng ta có thể cảm nhận được, ghi nhận được bằng các giác quan, không phải do tưởng tượng, xuyên tạc, bịa đặt hay được 12
  19. hình thành từ trong ý thức chủ quan của con người. Tính có thật ở đây phải được hiểu là những thông tin phản ánh xác thực về những gì có thật tồn tại một cách khách quan trong thực tế. [8, tr. 80] Trong thực tế điều tra các vụ án cố ý gây thương tích, thuộc tính khách quan được đánh giá là một thuộc tính quan trọng đòi hỏi các cơ quan THTT phải hết sức thận trọng trong việc xác định thuộc tính này. Bởi vì, các sự kiện, hiện tượng không có thật thường rất đa dạng, phức tạp như do không muốn nhận tội hoặc muốn giảm nhẹ TNHS đối tượng thường khai báo gian dối, quanh co, đưa thêm vào các thông tin, tài liệu không có thật nhưng có lợi cho bản thân hoặc đổ tội cho đồng phạm khác, cường điệu hóa các tình tiết của vụ án Cũng có thể những sự kiện không có thật được hình thành do những ảnh hưởng từ những yếu tố khách quan nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người hoặc do những hạn chế về khả năng ghi nhận lại thông tin về sự kiện xảy ra của người làm chứng. Do vậy, khi thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ bắt buộc CQĐT phải hết sức thận trọng vì nếu sử dụng những thông tin, tài liệu không có thật thì chắc chắn dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, làm giảm lòng tin của công dân vào pháp luật. - Tính liên quan của chứng cứ: Chứng cứ trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích phải có tính liên quan, tức là phải chứng minh được có hay không có hành vi phạm tội, người phạm tội, và những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn VAHS. Việc làm sáng tỏ thuộc tính này cho thấy chứng cứ trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích nhất thiết phải là những thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ án.Việc nắm vững thuộc tính này của chứng cứ có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp cho quá trình thu thập chứng cứ được toàn diện, đầy đủ, không bỏ sót chứng cứ và cũng không thu thập chứng cứ một cách tràn lan, gây khó khăn cho việc chứng minh vụ án. Hay nói cách khác, việc xác định đúng đắn phạm vi và giới hạn chứng minh có ý nghĩa rất quan trọng trong nâng cao hiệu quả điều tra vụ án. -Tính hợp pháp của chứng cứ: Chứng cứ trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích phải có tính hợp pháp, tức là phải được thu thập từ các nguồn chứng cứ 13
  20. như nguồn vật chứng, kết luận giám định, biên bản hoạt động điều tra, xét xử, lời khai và bằng các biện pháp, trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS quy định. Trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm cố ý gây thương tích cho thấy, chứng cứ chứng minh vụ án không chỉ được thu thập theo các trình tự, thủ tục do Bộ luật TTHS quy định mà nó còn được thu thập theo trình tự, thủ tục khác. Tuy nhiên, những thông tin, tài liệu này phải được chuyển hoá thành chứng cứ theo thủ tục, trình tự Bộ luật TTHS quy định. Trong quá trình tiến hành điều tra vụ án, nếu các cơ quan THTT vi phạm các quy định của pháp luật trong thu thập thông tin, tài liệu như dùng nhục hình, bức cung, mớm cung để lấy lời khai thì cho dù những thông tin, tài liệu đó có là sự thật, có liên quan đến vụ án thì vẫn không được coi là chứng cứ. Như vậy, qua việc nghiên cứu các thuộc tính của chứng cứ trong điều tra vụ án cố ý gây thương tích, chúng ta có thể xác định được vai trò và mối liên hệ giữa các thuộc tính của chứng cứ trong chứng minh vụ án. Ba thuộc tính của chứng cứ có mối quan hệ biện chứng với nhau, không thể tách rời hoặc thiếu bất kỳ thuộc tính nào, nếu thiếu một trong ba thuộc tính, chứng cứ sễ mất giá trị chứng minh và không còn là chứng cứ nữa. Trong ba thuộc tính đó thì tính khách quan và tính liên quan là mặt nội dung của chứng cứ, tính hợp pháp là mặt hình thức của chứng cứ. [8, tr. 82] 1.1.2.2. Nguồn của chứng cứ và phân loại chứng cứ - Nguồn chứng cứ. Nguồn chứng cứ là nơi chứa đựng chứng cứ. Pháp luật tố tụng hình sự nước ta đã quy định chặt chẽ về nguồn chứng cứ, do vậy những chứng cứ mà cơ quan tiến hành tố tụng thu thập không phải từ nguồn quy định thì không được coi là chứng cứ, hay nói cách khác nó không có giá trị chứng minh. Khoản 2 Điều 64 BLTTHS năm 2003 quy định: “Chứng cứ được xác định bằng:Vật chứng; lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; kết luận giám 14