Luận văn Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam (qua nghiên cứu tại 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh)

pdf 85 trang vuhoa 24/08/2022 8520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam (qua nghiên cứu tại 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hoat_dong_phuoc_thien_cua_tinh_do_cu_si_phat_hoi_vi.pdf

Nội dung text: Luận văn Hoạt động phước thiện của tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam (qua nghiên cứu tại 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh)

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HOẠT ĐỘNG PHƯỚC THIỆN CỦA TỊNH ĐỘ CƯ SĨ PHẬT HỘI VIỆT NAM (QUA NGHIÊN CỨU TẠI 3 TỈNH: AN GIANG, ĐỒNG THÁP VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI, 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HOẠT ĐỘNG PHƯỚC THIỆN CỦA TỊNH ĐỘ CƯ SĨ PHẬT HỘI VIỆT NAM (QUA NGHIÊN CỨU TẠI 3 TỈNH: AN GIANG, ĐỒNG THÁP VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) Ngành: Tôn giáo học Mã số: 8 22 90 09 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÔN GIÁO HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Xuân Hùng HÀ NỘI, 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính mình. Các tư liệu, số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn theo quy định. Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2021 Học viên Nguyễn Thị Thu
  4. LỜI CẢM ƠN Tuy là một luận văn cao học nhưng tôi sẽ không thể hoàn thành nếu không có sự hỗ trợ, giúp đỡ thật sự nhiệt tình của rất nhiều cơ quan, cá nhân trong suốt quá trình học và làm luận văn. Tôi thực sự cảm động và xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các cơ quan, cá nhân sau. Trước tiên, xin cảm ơn: - Ban Tôn giáo tỉnh Đồng Tháp - Ban Tôn giáo tỉnh An Giang - Ban Trị sự Trung ương Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam - Ban Trị sự Tỉnh hội Đồng Tháp - Ban Trị sự Tỉnh hội An Giang - Ông Nguyễn Văn Tuy, Chánh Hội trưởng BTS.TW; ông Nguyễn Thanh Sơn, Phó chánh Hội trưởng BTS.TW; ông Lê Đức Thắng, Tổng Thư ký BTS.TW; ông Lê Thành Tâm, Phó Ban Trị sự tỉnh Đồng Tháp; ông Tuấn, Phó Ban Trị sự tỉnh An Giang. - Ông Nguyễn Thanh Kiệt, Phó ban Tôn giáo tỉnh Cần Thơ; ông Châu Văn Tài, Trưởng ban Tôn giáo tỉnh Đồng Tháp. - Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hiệp hội Dược liệu Tp. Hồ Chí Minh. - Tiến sĩ Phan Công Chính, Phó Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Khoa học An ninh - Bộ Công an. Xin cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Xuân Hùng đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa từng trích dẫn trong luận văn Xin cảm ơn Học viện KHXH phía Nam; Khoa Tôn giáo học đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình học và hoàn thành luận văn này. Xin được cảm ơn tất cả các Quý thầy cô, bạn bè, người thân, gia đình đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, đốc thúc và động viên tôi! Xin được bày tỏ lòng biết ơn chân tình nhất! Nguyễn Thị Thu
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TỊNH ĐỘ CƯ SĨ PHẬT HỘI VIỆT NAM . 11 1.1. Sự ra đời của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam 11 1.2. Cơ cấu tổ chức 18 1.3. Quá trình phát triển 24 Chương 2. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG PHƯỚC THIỆN CỦA TỊNH ĐỘ CƯ SĨ PHẬT HỘI VIỆT NAM 32 2.1. Mô hình hoạt động an sinh xã hội của tôn giáo 32 2.2. Mô hình hoạt động phòng khám phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam 36 2.3. Kết quả, hạn chế và nguyên nhân 42 Chương 3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ KHUYẾN NGHỊ 53 3.1. Những yếu tố tác động đến hệ thống khám chữa bệnh của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam 53 3.2. Khuyến nghị 60 KẾT LUẬN 65 PHỤ LỤC 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là một tôn giáo nội sinh, ra đời năm 1934, trong hoàn cảnh lịch sử xã hội vùng sông nước miền Tây Nam bộ đầy bức bách, đời sống nhân dân cực khổ, cam go, bị thực dân Pháp đàn áp, xã hội suy thoái, người dân mất lòng tin. Thêm vào đó là điều kiện địa lý tự nhiên hoang sơ, chướng khí, kênh rạch chằng chịt, thông thương giữa các vùng khó khăn, dân trí hạn chế. Chính vì vậy, khi ra đời, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là chỗ dựa tinh thần và vật chất của một bộ phận người nông dân nghèo ở miền Tây Nam bộ lúc bấy giờ. Tuy ra đời trong điều kiện thiếu thốn, lại là một tôn giáo của người nghèo nhưng hoạt động y tế phước thiện - một hoạt động an sinh xã hội - của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam phát triển khá bài bản. Từ khi ra đời cho đến nay, hoạt động y tế phước thiện đã khám, chữa bệnh cho rất nhiều người dân, không thể thống kê được chính xác con số. Đơn cử trong vòng 5 năm gần đây (2014 - 2019), số bệnh nhân đến khám là 16.014.965 lượt người; hốt 74.304.143 thang thuốc, châm cứu cho 5.792.800 lượt người, trị đau mắt 226.583 lượt người [11, tr.1]. Với phương châm hành đạo "Tu học hành thiện, ích nước lợi dân" và luôn đi theo tôn chỉ "Phước huệ song tu", Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam đã thực hiện tốt các hoạt động tôn giáo, luôn hỗ trợ và đồng hành cùng với sự phát triển của các địa phương. Đặc biệt, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam tham gia tích cực hoạt động an sinh xã hội, như: hoạt động từ thiện, y tế, khám chữa bệnh miễn phí, trồng và bào chế thuốc Nam trị bệnh để phát triển dược liệu Đông y; đền ơn đáp nghĩa; bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu Ngay từ khi Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam ra đời, ông Nguyễn Văn Bồng, người lập ra tôn giáo này, đã chọn y đạo để hành đạo, thực hành tư 1
  7. tưởng Từ bi bác ái của Đức Phật. Nhằm tạo dựng nền tảng vững chắc cho tôn chỉ “Phước huệ song tu”, ông chủ trương thành lập phòng thuốc Nam phước thiện ở khắp mọi tỉnh thành để thực hành y đạo cứu giúp con người. Ở mỗi cơ sở, mỗi hội quán Tịnh độ đều có phòng thuốc Nam phước thiện, thậm chí phòng thuốc Nam được thành lập trước. Tính đến năm 2020, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam có 210 phòng thuốc Nam phước thiện trên khắp các tỉnh, thành. Tại mỗi phòng thuốc Nam đều có các lương y, y sĩ Đông y đảm trách. Ngoài các phòng khám, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam còn thành lập được 70 vườn thuốc Nam; có hệ thống vận chuyển, điều động thu hoạch, trữ, phơi, sấy, bào chế liên tỉnh thành. Đặc biệt là Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam chủ động đào tạo nguồn nhân lực y tế phước thiện, từ sơ cấp Đông y đến lương y, kết hợp với Bộ Y tế tổ chức thi đúng theo chất lượng yêu cầu. Nhưng khác với các lớp, các chương trình đào tạo thông thường, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam dạy giáo lý, đạo đức, y đức trước rồi mới dạy kiến thức chuyên môn sau. Đây là một sự khác biệt, đặc thù riêng của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam. Ngày nay, đời sống xã hội đã có nhiều tiến bộ và phát triển vượt bậc nhưng những vấn đề y tế, xã hội, cộng đồng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, đòi hỏi sự tham gia đóng góp theo hướng xã hội hóa của nhiều thành phần, cộng đồng, tôn giáo khác nhau. Bên cạnh đó, xu hướng tìm về thiên nhiên, sử dụng các thực phẩm, dược liệu có nguồn gốc tự nhiên đang là mối quan tâm của nhân loại Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là một trong những tổ chức tôn giáo đã và đang góp phần rất lớn trong 2 lĩnh vực này: khám, chữa bệnh, trồng và dùng dược liệu từ cây cỏ tự nhiên. Hoạt động y tế phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam ngày càng phát triển chuyên nghiệp, được người dân tin tưởng, sẽ là mô hình khám chữa bệnh, giúp giảm tải cho các bệnh viện, và tận dụng được nguồn dược liệu quý của Việt Nam trên tinh thần 2
  8. “Nam dược trị Nam nhân”, góp phần duy trì, đẩy mạnh nguồn dược liệu y học cổ truyền. Sâu xa hơn, là góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên, chống biến đổi khí hậu. Đồng thời khơi gợi lòng từ bi, hỷ xả của con người, hướng con người tham gia các hoạt động hướng thiện, tích cực. Có thể nói, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam đã thu hút, huy động được một nguồn lực lớn trong nhân dân, hoàn thành tốt vai trò của tôn giáo đối với xã hội. Hoạt động y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo rất phổ biến trong các tôn giáo. Tuy nhiên, hoạt động một cách chuyên sâu, có hệ thống từ việc trồng thuốc, bào chế, bảo quản, khám chữa bệnh một cách chủ đạo, xuyên suốt như hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam thì còn hiếm và chưa được tìm hiểu thấu đáo. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam (qua nghiên cứu tại 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh)” nhằm đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hoạt động, những thành tựu đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó đề xuất một số khuyến nghị về các giải pháp khắc phục, góp phần làm hài hòa công việc tôn giáo và xã hội, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam trong thời gian tới; góp thêm tài liệu giúp các cơ quan, ban ngành, các tổ chức xã hội quan tâm tìm hiểu, phát huy những đóng góp, những mặt tích cực của hoạt động phước thiện này đối với ngành y tế Việt Nam nói riêng, cộng đồng xã hội nói chung để có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam phát triển thích ứng với địa phương theo đúng pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ra đời năm 1934, nhưng đến năm 2007 Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam mới chính thức được công nhận là một tôn giáo. Giáo lý của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam dựa trên nền tảng cốt lõi của giáo lý Phật giáo; diễn đạt 3
  9. các tư tưởng Phật giáo một cách ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với đa số tín đồ là người dân lao động nghèo ở Nam bộ. Phương pháp tu tập, thực hành đạo đức hay giáo luật của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam đều đơn giản, dễ hành đạo. Mọi hoạt động tôn giáo, thực hành tôn giáo gói gọn trong tôn chỉ “tu học hành thiện, ích nước lợi dân”. Mới ra đời và tồn tại trong một thời gian ngắn nên các tài liệu, các công trình nghiên cứu về Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam thực sự chưa có nhiều. Tài liệu chuyên sâu, tổng quan nhất là “Báo cáo tổng quan Dự án khảo sát Thực trạng Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam - Kiến nghị và giải pháp” của Vụ Phật giáo, trực thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ (năm 2003). Dự án này khảo sát thực trạng hoạt động của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam tại 20 tỉnh, thành từ Khánh Hòa đến Cà Mau. Cụ thể là khảo sát quá trình hình thành phát triển; những ảnh hưởng tích cực và hạn chế, những đóng góp của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam đối với xã hội, những vấn đề đặt ra về hoạt động của Tịnh độ Cư sĩ Kết quả nghiên cứu cho thấy Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là một tôn giáo có nhiều gắn bó với người dân Việt Nam, đóng góp đáng kể vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chủ trương lấy việc hành thiện làm mục đích tu học, chứ không phải làm phương tiện để phát triển đạo. Năm 2009, Luận văn “Công tác quản lý nhà nước đối với Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam ở Cà Mau hiện nay” của Nguyễn Văn Khởi, lớp Đại học Chính trị chuyên ngành Tôn giáo khóa 2, Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh đã góp thêm tư liệu về Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam ở Cà Mau. Đề tài đã đánh giá được thực trạng, dự báo xu hướng và đưa ra một số giải pháp. Năm 2019, có thêm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: “Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam 4
  10. ở thành phố Cần Thơ hiện nay”. Tác giả Nguyễn Thanh Kiệt đã tổng quan, khảo sát hoạt động, quá trình hình thành, phát triển của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam ở thành phố Cần Thơ qua từng giai đoạn, dự báo xu hướng trong tương lai, đưa ra những kiến nghị, giải pháp về mặt quản lý. Ba nghiên cứu chuyên sâu nói trên chủ yếu tìm hiểu tổng quan tình hình hoạt động chung, cả về mặt tổ chức, quản lý của Tịnh độ Cư sĩ, ở từng địa phương, chưa nghiên cứu, khảo sát sâu về hoạt động y tế phước thiện nói riêng. Ngoài 3 đề tài trên, đến nay chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, chỉ rải rác có một số bài viết riêng lẻ về từng vấn đề cụ thể. Tác giả xin liệt kê dưới đây: Tạp chí Dân vận (2000), có bài “Cần nghiên cứu hướng dẫn, quản lý những tôn giáo bản địa hiện có ở Việt Nam” của Chơn Lý, nội dung đề cập đến Tịnh độ Cư sĩ là một “đạo mới”, là tôn giáo bản địa “cải cách” từ môn phái Tịnh Độ tông. Cũng trên Tạp chí Dân vận (2002), có bài “Góp phần tìm hiểu Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam”. Tác giả Hồ Thanh Tâm cho thấy Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam khẳng định được chỗ đứng trong đời sống tâm linh của người dân Nam bộ, giữ vững tinh thần bác ái, từ bi, hỷ xả của Đức Phật. Minh Nga (2005), có bài “Đôi nét về hoạt động của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam trong thời gian qua”. Bài viết sơ lược về hoạt động của hội quán, hoạt động đào tạo y sinh, y sĩ, công việc trồng, sưu tầm thuốc Nam của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam. “Vài nét về Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam” của Bùi Hữu Dược và Trần Thị Minh Nga (2006) khẳng định hoạt động của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam thực sự lợi đạo - ích đời, với những đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội. 5
  11. Hồng Điệp (2016), “Khái quát về Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam”, đã khái quát quá trình hình thành, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và hoạt động của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, ảnh hưởng của giáo lý đến nhân cách, thái độ, lòng nhiệt tình của lương y, y sĩ, tình nguyện viên. Đặc biệt tác giả đã phản ánh các hoạt động hướng thiện giúp người nghèo, khám, chữa bệnh cứu người miễn phí. “Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam góp phần giữ gìn và phát triển nền y học cổ truyền Việt Nam” của Nguyễn Hồng Điệp (2017). Bài viết đề cập đến Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam tham gia tích cực hoạt động y tế phước thiện, đã giúp tín đồ, hội viên có phương tiện để tu hành “lập công bồi đức, tác phước thiện duyên”, biết thương yêu đoàn kết, tương thân tương trợ, nhất là những khi bị đau bệnh bất thường, biết dùng những vị thuốc Nam thông dụng để chữa bệnh. Thảo Nguyên (2019), “Hưng Minh Tự của Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam - Một địa chỉ tin cậy của người bệnh”, viết về hoạt động khám chữa bệnh miễn phí của Tổ đình Hưng Minh Tự. Đặc biệt là phòng châm cứu hoạt động hiệu quả, các cư sĩ, y sĩ chuẩn mực đạo đức được người dân tin tưởng. “Hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam” của Lê Thị Vân Anh (2019) khái quát hoạt động y tế phước thiện trung ương và một vài địa phương. Qua các số liệu thống kê cho thấy tính hiệu quả của Ban Y tế phước thiện. Các công trình nói trên về Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là nguồn tư liệu rất quí giá để kế thừa và phát triển trong quá trình thực hiện luận văn này. Ngoài những công trình trực tiếp trên, Luận văn có tham khảo, kế thừa một số công trình tổng quan có đề cập đến hoạt động y tế của tôn giáo như:“Báo cáo tổng quan Dự án khoa học, Khảo sát thực trạng tôn giáo tham 6
  12. gia xã hội hóa về giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo ở Việt Nam hiện nay - Những kiến nghị và giải pháp”, Vụ Pháp chế - Thanh tra, Ban Tôn giáo Chính phủ (2008), đã phân tích ưu điểm và chỉ ra những bất cập, vướng mắc trong quá trình thực thi chủ trương xã hội hóa giáo dục, y tế và từ thiện nhân đạo của Đảng và Nhà nước. Và công trình của Nguyễn Văn Sỹ, “Hoạt động an sinh xã hội của một số tôn giáo nội sinh ở Tây Nam Bộ”, tác giả đã nghiên cứu hoạt động an sinh xã hội các tôn giáo nội sinh ở Nam bộ khá chi tiết, cụ thể. Bên cạnh đó là những nguồn thông tin, tư liệu từ các trang tin điện tử của Ban Tôn giáo Chính phủ, website của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam như: “Khái quát về Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam”, “Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam triển khai học tập Hiến chương, nội quy và công tác hành chính cho chức sắc, chức việc” của Hồng Điệp - Chuyên viên Vụ Các tôn giáo khác. “Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam tỉnh Đồng Tháp với công tác Y tế từ thiện”, “Ban Trị sự Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam tỉnh Đồng Tháp thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân” của Trần Thắng, “Hiến chương của Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam”, “Lược sử truyền giáo của Giáo hội Tịnh Độ” của cư sĩ Như Pháp, “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” 3. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ hoạt động y tế phước thiện, một trong những hoạt động an sinh xã hội của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam, tìm hiểu cách thức, mô hình và tính hiệu quả của hoạt động này. Tìm hiểu cơ cấu tổ chức, giáo hội, giáo lý, tôn chỉ hành đạo, quá trình hoạt động của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam. Từ đó đề xuất chủ trương, giải pháp nhằm phát huy những đóng góp, những mặt tích cực của hoạt động phước thiện này đối với ngành y tế Việt Nam nói 7
  13. riêng, cộng đồng xã hội nói chung; đồng thời đề xuất cách thức khắc phục các mặt còn yếu và hạn chế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích đã xác định, Luận văn có nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu sự ra đời, quá trình phát triển của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam. + Nghiên cứu tôn chỉ “Phước huệ song tu”, “tu phước” dùng y đạo để chữa bệnh cứu giúp cho con người. + Tìm hiểu thực trạng hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam cùng các vấn đề đặt ra hiện nay. + Dự báo tình hình hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam trong thời gian tới; đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian, nghiên cứu trong khoảng thời gian 1 kỳ đại hội, 5 năm, từ 2014 - 2019. Về không gian, nghiên cứu ở 3 địa phương: thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp. Khảo sát cụ thể ở 4 nơi: Hưng Minh Tự - 45 Lý Chiêu Hoàng, Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. (Ban Trị sự Giáo hội Trung ương nằm ở đây nên chúng tôi khảo sát chính ở địa điểm này). Tân Hưng Long Tự (thành hội), 28 Nguyễn Tri Phương, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh; Hưng Trung Tự - 81 Phan Bội Châu, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp; Hưng Phước Tự - 528/27A Quảng Cơ Thành, phường Bình Khánh, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. 8
  14. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành của Tôn giáo học để nghiên cứu các vấn đề tôn giáo như: niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo, tôn giáo với các vấn đề xã hội có liên quan đến hoạt động y tế phước thiện; cụ thể là khảo sát thực tế, phỏng vấn sâu, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để đánh giá, nhận định một cách sát hợp với thực tế Ngoài ra, luận văn còn vận dụng nhiều phương pháp của các khoa học liên ngành khác như sử học, văn hóa học, xã hội học Cụ thể là phương pháp sử học được vận dụng để nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam đặt trong bối cảnh lịch sử đất nước và trong mối tương quan với các tôn giáo khác. Phương pháp văn hóa học nhằm làm rõ các giá trị văn hóa xã hội của tôn giáo này. Phương pháp xã hội học được thực hiện thông qua việc phỏng vấn xã hội học và thống kê xã hội học đối với hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu Góp phần hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm về hoạt động y tế phước thiện - một hoạt động an sinh xã hội của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam; làm rõ thêm một vài khía cạnh liên quan đến quan niệm của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam về giáo lý, tôn chỉ hành đạo “phướcc huệ song tu”, tấm lòng từ bi, hướng thiện để từ đó tích cực tham gia hoạt động an sinh xã hội. Góp phần làm rõ tình hình hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Đồng Tháp nói riêng, để rút ra các bài học kinh nghiệm có thể vận dụng cho các địa phương khác, các tôn giáo khác. Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy Tôn giáo học tại cơ sở đào tạo; dùng làm tài liệu tham khảo trong 9
  15. nghiên cứu để điều chỉnh, bổ sung cũng như hoạch định về chính sách an sinh xã hội; dùng trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo. Luận văn nêu ra những giải pháp, khuyến nghị nhằm phát huy thành quả đạt được và nâng cao hiệu quả hoạt động y tế phước thiện, hoạt động an sinh xã hội, khắc phục những bất cập, vướng mắc của chính sách y tế, an sinh xã hội; giúp cho các cơ quan làm công tác tôn giáo, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam phát triển thích ứng với địa phương theo đúng pháp luật. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, Luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương 1: Khái quát về Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam Chương 2: Thực trạng mô hình hoạt động phước thiện của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam Chương 3: Những vấn đề đặt ra và khuyến nghị 10
  16. CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TỊNH ĐỘ CƯ SĨ PHẬT HỘI VIỆT NAM 1.1. Sự ra đời của Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam 1.1.1. Khái quát về vùng đất Nam Bộ Địa lý, tự nhiên và cư dân Nam bộ là một trong 3 vùng lãnh thổ của Việt Nam (Nam bộ, Trung bộ, Bắc bộ) và có 2 tiểu vùng: Tiểu vùng Đông Nam bộ gồm 5 tỉnh, 1 thành phố: Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Tiểu vùng Tây Nam bộ gồm có 12 tỉnh và 1 thành phố: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Điều kiện tự nhiên Nam bộ có thể khái quát như sau: Về địa hình, Nam bộ là một vùng đồng bằng sông nước rất đặc trưng, có diện tích 6.130.000ha và độ phì nhiêu cao nhất trong các đồng bằng của Việt Nam. Toàn vùng có đến 4.000 kinh rạch, dài tổng cộng 5.700km. Đồi núi trong vùng không nhiều, tập trung ở miền Đông Ở miền Tây có hai dãy núi cao là dãy Thất Sơn (An Giang), dãy Hàm Ninh (Kiên Giang). Hai hệ thống sông lớn nhất của Nam bộ là sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Hệ thống sông Cửu Long đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành đồng bằng sông Cửu Long. Với lượng nước trung bình hằng năm vào khoảng 4.000 tỷ mét khối, vận chuyển khoảng 100 triệu tấn phù sa, sông Cửu Long đã tạo ra những vạt đất phù sa phì nhiêu, các giồng cát ven biển và đất phèn [29]. Tuy nhiên, đặc điểm tự nhiên này mặt khác lại tạo cho Nam bộ một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt cộng thêm thiên nhiên chướng khí, hoang vu, nhiều hiện tượng tự nhiên không thể giải thích được. Người dân ở 11
  17. đây luôn luôn phải chống chọi với thiên nhiên, làm cho đời sống vô cùng cực khổ. Hơn nữa, dân cư thưa thớt, việc giao lưu, thông thương chủ yếu phải dựa vào phương tiện đường thủy, đã hạn chế rất nhiều. Người dân chủ yếu sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và đánh bắt thủy hải sản Tất cả tạo nên con người Nam bộ với tính cách thuần khiết, hồn nhiên, tương thân tương ái. Và khi gặp điều hay lẽ phải, gặp giáo lý từ bi, bác ái của bất cứ một tín ngưỡng, tôn giáo nào, họ cũng chấp nhận dễ dàng. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao Nam bộ có nhiều tôn giáo nội sinh. Đời sống tôn giáo đã trở thành chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần để giúp các tộc người cư trú trên vùng đất này có thêm sức mạnh đối diện với thiên nhiên hoang hóa và cuộc sống còn nhiều khó khăn, bất trắc. Tôn giáo, tín ngưỡng Từ khi nhà nước Phù Nam được thiết lập vào khoảng đầu Công nguyên cho đến nay, trong quá trình hình thành và phát triển, vùng đất Nam bộ nói chung, Tây Nam bộ nói riêng, luôn là vùng đất cư trú của nhiều dân tộc như Kinh, Hoa, Khmer, Chăm Yếu tố này là nguyên nhân lý giải tại sao đời sống văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo của các cư dân nơi đây rất đa dạng, phong phú. “Người Khmer Tây Nam Bộ theo Phật giáo Nam tông; người Việt theo Phật giáo Bắc tông, chủ yếu là phái Thiền và Nho giáo, đã được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam từ lâu đời; người Hoa đến khai phá vùng đất mới này, mang trong mình một tôn giáo mới, đó là đạo Minh sư, sau này đã phát triển thành Ngũ chi Minh đạo với những tục cầu cơ, cầu hồn; một bộ phận người Chăm hồi hương từ Campuchia về sinh sống tại Tây Nam bộ, mang theo tín ngưỡng của đạo Islam. Năm 1858, thực dân Pháp chính thức xâm lược nước ta Nam bộ đã chính thức tiếp xúc với nền văn hóa phương Tây, với những tập tục Thông linh học của phương Tây và đạo Công giáo là một tôn giáo đã du nhập và phát triển ở nước ta từ lâu đời và đầu thế kỷ XX, đạo 12
  18. Tin Lành chính thức có mặt tại Việt Nam ” [68, tr.488 - 489]. Trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, những phong tục thờ, cúng, nghi lễ của mỗi dân tộc giao thoa với nhau, khiến cho tôn giáo, tín ngưỡng vùng đất này đa sắc diện hơn. Nam bộ có nét đặc thù riêng về văn hóa, điều kiện tự nhiên; cư dân chủ yếu là nông dân, đời sống khó khăn, dân trí còn hạn chế. Cả con người, văn hóa, thiên nhiên cho đến tín ngưỡng, tôn giáo đều hòa đồng, khoan dung, dung hợp. Đầu thế kỷ XX, nhiều tôn giáo nội sinh được hình thành ở Nam bộ, đặc biệt ở vùng Tây Nam bộ - nơi có ruộng đồng phì nhiêu, thiên nhiên sông nước hòa trộn cùng tín ngưỡng bản địa phong phú, đa dạng. Các tôn giáo này khá đa dạng, đều có đặc điểm chung là tính phóng khoáng và kết hợp giáo lý của nhiều tôn giáo lớn với đặc tính văn hóa của vùng đất Nam bộ. Các tôn giáo nội sinh Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tăng cường vơ vét, bóc lột người dân thậm tệ, đời sống nhân dân bị áp bức vô cùng khổ cực, nạn nghèo đói, thất học, bệnh tật luôn đeo bám họ. Tầng lớp phong kiến, cường hào ác bá hoành hành, chà đạp, ức hiếp những người dân. Ở khu vực thành thị, tệ nạn xã hội, á phiện, sòng bạc, nhà thổ ngày càng nhiều và vùng Tây Nam bộ cũng tương tự. Vì vậy cuộc sống người dân càng cơ cực, bế tắc, họ không tìm ra lối thoát. Bị khủng hoảng niềm tin, họ tìm đến tôn giáo để làm chỗ dựa tinh thần. Bối cảnh đó là điều kiện thuận lợi để các tôn giáo mới ra đời. Nam bộ đã sản sinh ra nhiều tôn giáo bản địa, như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa (hay còn gọi là Đạo Lành), Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam Vào những năm 30 đầu thế kỷ XX, phong trào chấn hưng đạo Phật ở Việt Nam nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của nhiều giới Phật tử. Từ Sài Gòn, Gia Định, phong trào chấn hưng lan rộng tới các vùng nông thôn, vùng 13
  19. đồng bằng sông Cửu Long. Một số tôn giáo được hình thành dưới hình thức mới, vừa hoạt động tôn giáo, vừa hoạt động giúp đỡ dân nghèo. Một số tôn giáo phát triển trên nền tảng giáo lý Phật giáo, nhưng được thu gọn, dễ hiểu để phù hợp với sinh hoạt và trình độ của tầng lớp nông dân Nam bộ lúc bấy giờ. Điển hình của một trong những tôn giáo mới trong giai đoạn này là Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam. 1.1.2. Người sáng lập Hình 1.1: Đức tông sư Minh Trí Nguồn: Trang web Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam Người sáng lập ra Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam là Đức tông sư Minh Trí. Tên tục của Đức tông sư là Nguyễn Văn Bồng. Ông sinh năm 1886 (Bính Tuất) tại xã Tân Mỹ, tổng (huyện) An Thạnh Thượng, tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp). Ông là con trai út trong gia đình có 6 anh em. Cha là ông Nguyễn Văn Bình, mẹ là bà Nguyễn Thị An. Lúc bấy giờ gia đình ông thuộc 14
  20. hàng trí giả, chuyên về nghề nông. Khi ông 10 tuổi, cha mẹ lần lượt qua đời, từ đó ông là trẻ mồ côi và được người chị nuôi dưỡng. Ông học chữ Nho, hay được đi chùa. Và do thuở nhỏ ông không ăn được thịt cá, cơ thể ốm yếu nên ông thường tìm hiểu, nghiên cứu các bài thuốc chữa bệnh. Với nền tảng sẵn có cộng với tư chất thông minh, ông đã mau chóng tinh thông nghề y dược cổ truyền Việt Nam và ngộ được giáo lý Phật giáo. Năm 19 tuổi (1905), nghe lời chị, ông lập gia thất. Nhưng ông vẫn luôn dành toàn tâm, toàn ý cho việc học hành, tìm hiểu chữ Nho và nghề thuốc Đông y. Ông nổi tiếng khắp vùng. Năm 1911, ông 25 tuổi, thấy cuộc sống của người nông dân miền Nam lầm than, đói không có ăn, ốm không có thuốc, ông đã dùng ghe lườn chở khoai lang, chiếu đến các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Long Xuyên, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Nai, Sài Gòn bán cho dân làng dọc hai bờ sông. Ông đã đem đạo lý Phật giáo ra khuyên mọi người làm lành, lánh dữ; dùng thuốc Nam chữa bệnh không lấy tiền. Người dân Nam bộ rất cảm mến và ủng hộ ông. Những việc làm của ông là tiền đề cho việc thành lập Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam sau này. Năm 1919, ông thu xếp việc gia đình, vợ con, quyết định chính thức theo cuộc đời tu sĩ, lấy pháp hiệu là Trung Trí. Ông đi khắp lục tỉnh Nam kỳ: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Long Xuyên, An Giang, Kiên Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Tiền Giang, Bến Tre, Tân An, Chợ Lớn, Đồng Nai, Bà Rịa Từ thành thị đến nông thôn, từ vùng xa xôi, hẻo lánh đến nơi cư dân đông đúc, ông đi khắp nơi, dùng y đạo trị bệnh giúp người, vận động những người có điều kiện khá giả, uy tín cùng tham gia làm phước thiện với mình. Để phát triển tư tưởng Phật giáo, ông thu nhận những đệ tử có phẩm chất đạo đức, khả năng y thuật giỏi như ông bà Nhan Văn Đống, Đinh Văn Ninh, Nguyễn Văn Nghi, Cao Thiện Đạo, Dương Cẩm Tú, Quách Kim, Hà 15
  21. Trị Trượng Ông dạy mọi người thực hành hạnh Bồ tát, không tham tiền tài, địa vị, không lợi dụng nghề nghiệp để kiếm lợi cho mình. Với lòng nhân ái và hạnh từ bi theo tinh thần Phật giáo, ông chỉ cho người đời thấy cuộc đời là giả tạm, là biến đổi vô thường, chỉ có tấm lòng và đạo đức là tồn tại mãi mãi. Từ năm 1920 trở đi, ông thường đem giáo lý Lục phương khuyên mọi người ăn chay giữ giới, lạy sáu hướng Đông, Tây, Nam, Bắc, phương trên, phương dưới và trì niệm Phật A Di Đà để cầu thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, được về cõi Phật. Trong thời kỳ này, ông được sự trợ giúp của người cô tên là Hồ Thị Mỹ, pháp danh Diệu Thiện ở xã Tân Mỹ, tổng An Thạnh Thượng (nay là Đồng Tháp), sau này bà được tín đồ suy tôn là Đức Bà Cô Năm. Bà đã cùng ông mượn nghề bán khoai đi khắp chốn, tùy căn cơ phương tiện dạy mọi người hướng thiện, giúp trị bệnh cứu người, không phân biệt tôn giáo, đẳng cấp, sang hèn. Khi tín đồ ngày một đông, nhiều người tìm đến ông nhưng không có nơi ăn nghỉ, Bà Cô Năm đã hiến cho ông một căn nhà làm nơi ăn nghỉ cho tín đồ. Trên con đường lập giáo, Bà Cô Năm là người đầu tiên trợ duyên đắc lực cho ông. Bà một lòng tận tụy cho việc hành đạo. Tín đồ ngày càng đông, Bà Cô Năm tiếp tục cùng các hội viên thiện tín đã khẩn được 10 ngàn công đất và đã dựng lên ngôi chùa đầu tiên - Hưng Trung Tự - ở ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Quý, tỉnh Đồng Tháp [16, tr.20]. Để truyền bá rộng rãi hơn, năm 1925 ông đã đề nghị ông Phan Tài Năng, một đệ tử rất giỏi về Nho giáo, phiên dịch bộ kinh “Tỉnh thế ngộ nhân” từ chữ Hán ra chữ Quốc ngữ. Năm 1927, ông Trịnh Bảo Kim và thầy giáo Lê Văn Sĩ ở Bạc Liêu về thăm ông nhân dịp ông giảng về đạo đức, hai ông này đã ghi chép lại thành kinh “Phu thê ngôn luận”. Sau khi soạn thảo xong và xuất bản cuốn kinh này, ông đề tên tác giả là “Cư sĩ ngộ chơn”. Từ khi kinh “Phu thê ngôn luận” được phổ biến rộng rãi, rất nhiều người, từ khắp thành thị cho tới nông thôn, từ giới thượng lưu trí thức đến những người nghèo khổ, 16