Luận văn Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)

pdf 107 trang vuhoa 23/08/2022 21023
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hoan_thien_quy_trinh_kiem_toan_noi_bo_tai_tong_cong.pdf

Nội dung text: Luận văn Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG ĐOÀN NGUYỄN HỒNG LÂM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ (HUD) LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN MÃ SỐ: 834 03 01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ THỊ KIM ANH HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)” là công trình nghiên cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tôi xin TS. Vũ Thị Kim Anh. Luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Các số liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Tôi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ. TÁC GIẢ Nguyễn Hồng Lâm
  3. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, biểu, sơ đồ MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Đóng góp của đề tài 6 7. Kết cấu của luận văn 7 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 8 1.1. Tổng quan về kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 8 1.1.1. Bản chất và nguyên tắc của kiểm toán nội bộ 8 1.1.2. Nội dung kiểm toán nội bộ 12 1.1.3. Phương pháp tiếp cận và phương pháp kỹ thuật kiểm toán trong kiểm toán nội bộ 15 1.2. Quy trình kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 26 1.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nội bộ 27 1.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán nội bộ 31 1.2.3. Giai đoạn tổng hợp kết quả và lập báo cáo kiểm toán nội bộ 33 1.2.4. Giai đoạn theo dõi thực hiện kiến nghị kiểm toán nội bộ 35 Tiểu kết chƣơng 1 38 Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ - HUD 39 2.1. Tổng quan về Tổng công ty Đầu tƣ phát triển nhà và Đô thị 39 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 39 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty HUD ảnh hưởng đến quy trình kiểm toán nội bộ 41 2.2. Phân tích thực trạng quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tƣ phát triển nhà và Đô thị 48
  4. 2.2.1. Đặc điểm bộ máy kiểm soát, phương pháp tiếp cận và phương pháp kỹ thuật kiểm toán nội bộ tại tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 48 2.2.2. Thực trạng triển khai quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 52 2.3. Đánh giá thực trạng quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tƣ phát triển nhà và Đô thị 65 2.3.1. Những kết quả đạt được 65 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 66 Tiểu kết chƣơng 2 71 Chƣơng 3. HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ - HUD 72 3.1. Định hƣớng phát triển và quan điểm hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ của Tổng công ty Đầu tƣ phát triển nhà và Đô thị 72 3.1.1. Định hướng phát triển của Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 72 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 74 3.2. Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tƣ phát triển nhà và Đô thị 75 3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ 75 3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Đô thị 77 3.3. Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tƣ phát triển nhà và Đô thị 78 3.3.1. Hoàn thiện giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 79 3.3.2. Hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán 92 3.3.3. Hoàn thiện giai đoạn kết thúc kiểm toán 92 3.3.4. Hoàn thiện giai đoạn theo dõi, kiểm tra thực hiện kiến nghị kiểm toán 94 3.4. Điều kiện thực hiện các giải pháp 95 3.4.1. Đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng 95 3.4.2. Đối với Tổng công ty HUD 96 Tiểu kết chƣơng 3 98 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CPĐTXD: Chi phí đầu tư xây dựng DN: Doanh nghiệp ĐGRR: Đánh giá rủi ro HĐTV: Hội đồng thành viên KTNB: Kiểm toán nội bộ KTVNB: Kiểm toán viên nội bộ KTV: Kiểm toán viên KHKT: Kế hoạch kiểm toán KSNB: Kiểm soát nội bộ NLVL: Nguyên liệu vật liệu QTRR: Quản trị rủi ro QTDN: Quản trị doanh nghiệp RRTC: Rủi ro tài chính SXKD: Sản xuất kinh doanh TSCĐ: Tài sản cố định XDCB: Xây dựng cơ bản
  6. DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng Bảng 1.1: Phương án ứng phó rủi ro và Kiểm toán 20 Bảng 2.1. Chỉ tiêu thực hiện và kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2015- 2020 40 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh thực hiện và kế hoạch (2017-2020 41 Bảng 3.1. Các chỉ tiêu phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 72 Bảng 3.2: Bảng tính điểm rủi ro theo tần suất và mức độ ảnh hưởng 81 Bảng 3.3 Ma trận rủi ro 82 Bảng 3.4: Kết quả xếp hạng rủi ro các đơn vị chọn mẫu 83 Biểu đồ Biểu đồ 3.1. Giá trị đầu tư giai đoạn 2019 - 2025 73 Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Chức năng đảm bảo của RIBA 17 Sơ đồ 1.2: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 27 Sơ đồ 1.3: Giai đoạn thực hiện kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 31 Sơ đồ 1.4: Giai đoạn tổng hợp kết quả và lập báo cáo kiểm toán nội bộ 33 Sơ đồ 1.5: Giai đoạn theo dõi việc thực hiện các kiến nghị kiểm toán 36 Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Công ty 44 Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty 53 Sơ đồ 2.3: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty 54 Sơ đồ 2.4: Quy trình thực hiện công tác kiểm tra chi phí đầu tư dự án 58 Sơ đồ 2.5: Giai đoạn thực hiện kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty 60 Sơ đồ 2.6: Giai đoạn tổng hợp kết quả và lập báo cáo kiểm toán nội bộ 62 Sơ đồ 2.7: Giai đoạn theo dõi việc thực hiện các kiến nghị KTNB tại HUD 64 Sơ đồ 3.1: Quy trình quản trị rủi ro tài chính 86
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm toán nội bộ (KTNB) đã không ngừng phát triển và trở thành hoạt động mang tính chuyên nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Trong một đơn vị, một tổ chức hay một doanh nghiệp (DN), KTNB là một chức năng đánh giá độc lập đối với những hoạt động khác nhau của DN như là một sự trợ giúp đối với tổ chức, thể hiện qua việc thực hiện chức năng đảm bảo và tư vấn đối với mọi hoạt động trong DN. Với chức năng đảm bảo, KTNB tiến hành kiểm tra, xác nhận từ đó đưa ra sự đảm bảo về tính đầy đủ phù hợp và hiệu quả của các quy trình, bộ phận trong DN, trong đó bao gồm kiểm soát nội bộ (KSNB), quản trị rủi ro (QTRR) và quản trị DN (QTDN) và các chức năng quan trọng khác. Từ đó, giúp nhà quản trị nhận biết được việc tổ chức vận hành các chức năng, nhiệm vụ, bộ phận trong DN đã mang lại hiệu quả hay chưa. Với chức năng tư vấn, khi hiệu quả tổ chức vận hành chưa cao, KTNB phát huy chức năng tư vấn, cung cấp những ý kiến cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy trình, hoạt động trong DN. Với việc phát huy vai trò trợ giúp đó, KTNB trên thế giới đã có những bước phát triển mạnh mẽ và trở thành hoạt động mang tính chuyên nghiệp. Tại các quốc gia phát triển, KTNB được tổ chức trong hầu hết các DN có quy mô lớn với nhiều mô hình đa dạng. Hoạt động hiệu quả của bộ phận này đã trợ giúp đắc lực cho nhà quản lý không những đảm bảo độ tin cậy của thông tin kinh tế tài chính mà còn đảm bảo tính tuân thủ pháp luật, quy định, nội quy cũng như nâng cao tính hiệu quả, tính kinh tế và tính hiệu năng trong các hoạt động chức năng khác nhau của DN . Để có thể tồn tại và phát triển an toàn trong kinh doanh, từng DN cần hình thành và duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu, trong đó có KTNB. Các DN ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc thiết kế, xây dựng và vận hành một bộ phận KTNB có hiệu quả. Tuy nhiên, cho đến giai đoạn hiện nay chưa có nhiều đề tài lý luận cũng như ứng dụng nghiên cứu chuyên sâu về KTNB cho các DN ở Việt Nam. Hệ thống các văn bản pháp luật và hướng dẫn của các cơ quan chức năng để DN có thể thiết lập và xây dựng bộ phận KTNB hiệu quả còn ít, chưa cụ thể và đồng bộ. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu sâu hơn về KTNB cho các DN có những đặc điểm hoạt động riêng trong giai đoạn hiện nay là hoàn toàn cần thiết và thực sự phù hợp để góp phần hoàn thiện hơn nữa các vấn đề lý luận liên quan.
  8. 2 Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) được tổ chức theo hình thức công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và KTNB nói riêng đã được thiết lập tại HUD và bước đầu đã có được những đóng góp tích cực vào hoạt động quản lý cũng như hoạt động kiểm soát nói chung của Tổng công ty. Tuy nhiên, khi nghiên cứu về thực trạng KTNB tại Tổng công ty thì KTNB vẫn còn có những vấn đề cần phải khắc phục và hoàn thiện để có thể tiến hành KTNB một cách khoa học và hiệu quả, phát huy được hai chức năng cơ bản của KTNB trong công tác quản trị của Tổng công ty. Nhất là trong bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay, khi mà mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính của Tổng công ty ngày càng khắc nghiệt, các chính sách tài khóa, tiền tệ không thuận lợi cho sự phát triển, quy mô phát triển của Tổng công ty ngày càng mở rộng cả về giá trị và địa bàn hoạt động Tất cả các vấn đề đó khiến cho việc xây dựng KTNB trở thành vấn đề phải quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý tại Tổng công ty HUD, trong đó việc xây dựng quy trình KTNB phải thực sự trở thành phương sách quản lý hiệu quả đối với các hoạt động khác nhau của Tổng công ty HUD. Vì vậy, đây là một vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên đây, nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tổng quan nghiên cứu có liên quan Quy trình KTNB là việc tổ chức, sắp xếp các bước công việc theo trình tự cụ thể. Như vậy quy trình kiểm toán chính là trình tự các bước công việc thực hiện kiểm toán. Nghiên cứu về quy trình KTNB không có nhiều sự khác biệt giữa các tác giả trong và ngoài nước. Nghiên cứu về tổ chức quy trình KTNB của Robert (2009) đã chỉ ra các bước bao gồm: (1) tổ chức các công việc trước kiểm toán - Internal Audit Preparatory Activities, (2) bắt đầu kiểm toán - Starting the Internal Audit, (3) phát triển và chuẩn bị chương trình kiểm toán - Developing and Preparing Audit Programs, (4) thực hiện kiểm toán - Performing the Internal Audit và (5) kết thúc kiểm toán - Wrapping Up the Field Engagement Internal Audit. Các bước công việc trong quy trình đã được tác giả minh họa cụ thể, tuy nhiên theo quan điểm này, giai đoạn theo
  9. 3 dõi thực hiện các kiến nghị kiểm toán chưa được chú trọng [17]. Mahmoud (2016) trong một nghiên cứu khác đã chỉ ra tổ chức quy trình KTNB bao gồm 06 bước: (1) Know what and when to audit - Tổ chức xác định khi nào và kiểm toán như thế nào, (2) Create an audit schedule - Tổ chức xây dựng lịch trình kiểm toán, (3) Pre- planning the scheduled audit - Tổ chức lập kế hoạch kiểm toán, (4) Conducting the Audit – Tổ chức thực hiện kiểm toán, (5) Record the findings - Tổ chức ghi nhận kết quả kiểm toán và (6) Report the findings - Tổ chức báo cáo kết quả kiểm toán. Tác giả đồng thời cho rằng: trước khi tiến hành KTNB, kiểm toán viên (KTV) nên xác định chu trình nào sẽ được kiểm toán và kiểm toán khi nào. Hiểu phạm vi và mục tiêu của quy trình kiểm toán sẽ giúp KTV tạo lịch trình kiểm toán. KTNB nên được thực hiện dựa trên rủi ro của các quy trình. Rủi ro trong một lĩnh vực cụ thể của DN càng cao, KTV càng cần kiểm toán khu vực kinh doanh đó thường xuyên hơn [16]. Quy trình KTNB trong các DN được tổ chức bao gồm 04 bước: (1) Tổ chức lập kế hoạch kiểm toán, (2) Tổ chức thực hiện kiểm toán, (3) Tổ chức tổng kết và lập báo cáo kiểm toán và (4) Tổ chức theo dõi các kiến nghị KTNB. Trong đó, giai đoạn tổ chức theo dõi các kiến nghị KTNB được đánh giá là sự khác biệt trong tổ chức quy trình KTNB so với kiểm toán độc lập (KTĐL). Về cơ bản, việc theo dõi việc thực hiện kiến nghị kiểm toán được KTV thực hiện tùy thuộc vào mức độ quan trọng của nội dung được kiểm toán theo ý kiến đánh giá của ban quản lý đơn vị. Nguyễn Thị Phương Thảo (2019), “Hoàn thiện tổ chức kiểm toán nội bộ tại Tập đoàn Bảo Việt”, Luận án Tiến sỹ, Học viện Tài chính [11] đã đưa ra các giai đoạn trong tổ chức quy trình KTNB trong tập đoàn kinh tế dựa trên quy trình chung của kiểm toán bao gồm các bước công việc: Bước 1- Tổ chức chuẩn bị kiểm toán bao gồm tất cả các công việc khác nhau nhằm tạo được cơ sở pháp lý, lập kế hoạch kiểm toán cụ thể và các điều kiện vật chất cho công tác kiểm toán. Bước 2 - Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm toán và việc thực các công việc trong kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán nhằm thực hiện các chức năng của kiểm toán. Bước 3 - Tổ chức lập báo cáo hay biên bản kiểm toán nhằm đưa ra kết luận của KTNB về đối tượng được kiểm toán. Bước 4 - Là một bước công việc mang đặc trưng riêng của KTNB đó là tổ chức theo dõi sau kiểm toán và giám sát việc thực hiện các kết
  10. 4 luận của KTNB. Đồng quan điểm đó, tác giả Vũ Thu Hà (2016) với đề tài luận án “Tổ chức KTNB trong các tổng công ty thuộc tập đoàn VINACOMIN” cũng chỉ ra việc tổ chức quy trình KTNB trong các DN cũng bao gồm 04 bước [7]. Bên cạnh đó, tổ chức quy trình KTNB cũng được đưa ra trong các giáo trình và sách chuyên khảo của các học giả trong nước. Nghiên cứu của Nguyễn Phú Giang và Nguyễn Trúc Lê (2017) trong sách chuyên khảo “Kiểm toán nội bộ” đã xác định các bước công việc được thực hiện trong quy trình KTNB trong các DN [8], bao gồm việc (1) lập kế hoạch kiểm toán, (2) thực hiện kiểm toán, kết thúc và (3) lập báo cáo kiểm toán và (4) theo dõi việc thực hiện kiến nghị kiểm toán. Đồng quan điểm đó, sách chuyên khảo “Kiểm toán nội bộ trong DN ” chủ biên tác giả Phan Trung Kiên (2017) [9] đã đưa ra quy trình KTNB gồm có 04 bước: (1) Lập kế hoạch kiểm toán; (2) Thực hiện kiểm toán; (3) Lập báo cáo kiểm toán và (4) kiểm tra việc thực hiện kiến nghị KTNB. Việc tổ chức quy trình KTNB có thể được chia nhỏ hoặc tổng hợp tùy theo quan điểm của các tác giả nhưng nhìn chung tổ chức quy trình KTNB được tổ chức thành 04 giai đoạn: tổ chức lập kế hoạch kiểm toán, tổ chức thực hiện thực hiện kiểm toán, tổ chức kết thúc và lập báo cáo và tổ chức theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của KTNB. Việc tổ chức quy trình KTNB có thể khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm từng DN, từng đối tượng kiểm toán, tuy nhiên đều dựa trên các bước cơ bản của quy trình KTNB chung, trong đó nhấn mạnh về vai trò đặc biệt của KTNB ở bước thứ 4 - Tổ chức theo dõi việc thực hiện các kiến nghị của KTNB. Với ý nghĩa tạo ra giá trị tăng thêm cho DN, KTNB thực hiện theo dõi việc thực hiện kiến nghị sau kiểm toán xét cho đến cùng, nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động cho đơn vị. Đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu trong và ngoài nước tuy có những đề tài cấp ngành hoặc luận án tiến sĩ, sách chuyên khảo, tạp chí chuyên ngành liên quan đến quy trình KTNB tại các DN, nhưng chưa có một nghiên cứu nào đánh giá thực trạng quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD. Mặt khác, do sự khác biệt về điều kiện hoàn cảnh, môi trường kinh tế, xã hội và môi trường pháp lý cũng như tính ứng dụng của KTNB Việt Nam, dẫn đến việc nghiên cứu về quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD là khoảng trống cần thiết được giải quyết. Tuy nhiên, việc
  11. 5 thực hiện quy trình tại Tổng công ty HUD cần được cụ thể hóa hơn, đặc biệt một số chức năng về đánh giá rủi ro để lập kế hoạch kiểm toán năm và kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu quy trình KTNB nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu, hệ thống hóa và phát triển các vấn đề lý luận cơ bản về quy trình KTNB của DN. - Nghiên cứu thực trạng quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD để đánh giá các kết quả đạt được, các hạn chế và phân tích các nguyên nhân khách quan và chủ quan của các hạn chế về KTNB tại HUD. - Từ những nghiên cứu thực trạng quy trình KTNB, luận văn đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình KTNB, góp phần nâng cao hiệu quả KTNB tại Tổng công ty HUD. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Nghiên cứu về quy trình KTNB trong DN. Về thực tiễn, đối tượng nghiên cứu của luận văn là quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Về không gian: luận văn nghiên cứu tại Tổng công ty HUD. Về thời gian: Số liệu của luận văn được tác giả khảo sát từ năm 2017 đến năm 2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, luận văn sử dụng quan điểm duy vật biện chứng để xem xét quy trình KTNB trong mối quan hệ tác động qua lại với các bộ phận, chức năng khác trong DN, quan điểm thực tiễn để xem xét tính ứng dụng của quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD, quan điểm hệ thống để nghiên cứu quy trình KTNB trong tổng thể và quan điểm duy vật lịch sử để nghiên
  12. 6 cứu quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD trong tiến trình phát triển của KTNB tại Việt Nam. Vận dụng các phương pháp luận này, luận văn tổng hợp nhận thức về quy trình KTNB trong các DN nói chung và tổ chức KTNB tại Tổng công ty HUD nói riêng đảm bảo tính hệ thống, tính ứng dụng, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. 5.2. Phương pháp kỹ thuật Trong luận văn, tác giả đã vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như khái quát hóa, hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp các nghiên cứu, các luận án tiến sĩ, đề tài các cấp, các khảo sát của Viện KTNB toàn cầu IIA, công trình nghiên cứu trước đây về KTNB và tổ chức KTNB trong DN, đặc biệt là việc vận dụng phương pháp tiếp cận và phương pháp kỹ thuật KTNB, quy trình KTNB trong DN. Để nghiên cứu thực trạng quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD, tác giả sử dụng một số phương pháp kỹ thuật cụ thể như kỹ thuật tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh một cách linh hoạt để thu thập thông tin, tài liệu và xử lý dữ liệu. Cụ thể như sau: (*) Các phương pháp thu thập thông tin, tài liệu Luận văn thực hiện thu thập thông tin, tài liệu bằng các phương pháp như: + Đối với dữ liệu thứ cấp: các tài liệu thứ cấp như các Thông tư, Nghị định của Chính phủ, hệ thống quy trình quy chế quy định nội bộ của Tổng công ty HUD, các kết quả kiểm tra, giám sát của các đoàn kiểm tra trong và ngoài HUD, các báo cáo phân tích, tổng hợp của Ban Kiểm tra - Kiểm soát HUD và báo cáo giám sát định kỳ, các công trình nghiên cứu, các bài báo, các website vì vậy đảm bảo độ tin cậy cao. + Đối với dữ liệu sơ cấp: tác giả thu thập thông tin về thực trạng quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD bằng cách trực tiếp quan sát quá trình làm việc đồng thời thu thập tài liệu gồm hồ sơ kiểm toán, các tài liệu liên quan đến quy trình KTNB. Tác giả thực hiện nghiên cứu tình huống tại Tổng công ty HUD. (*) Phương pháp xử lý, phân tích thông tin, dữ liệu Luận văn sử dụng phần mềm Excel để tổng hợp thông tin, dữ liệu và thống kê các chỉ tiêu cần thiết. Trong phân tích diễn giải, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống như phương pháp hệ thống hóa, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh đối chiếu. 6. Đóng góp của đề tài Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa và làm rõ về mặt lý luận về quy trình
  13. 7 KTNB trong DN. Về thực tiễn: Luận văn mô tả, phân tích, làm rõ thực trạng quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD theo 4 bước cơ bản sau: (1) lập kế hoạch KTNB; (2) thực hiện các cuộc KTNB; (3) tổng hợp kết quả và lập báo cáo và (4) theo dõi thực hiện khuyến một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình KTNB tại Tổng công ty HUD, góp phần cải tiến và nâng cao chất lượng, hiệu quả của quy trình KTNB. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán nội bộ trong DN Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán nội bộ tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị.
  14. 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NỘI BỘ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp 1.1.1. Bản chất và nguyên tắc của kiểm toán nội bộ 1.1.1.1. Bản chất của kiểm toán nội bộ Cùng với sự ra đời và phát triển rộng rãi của KTNB trên thế giới, có nhiều khái niệm về KTNB, mỗi khái niệm lại có những quan điểm nhìn nhận khác nhau về KTNB. Khái niệm KTNB của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC): “KTNB là một hoạt động đánh giá được lập ra trong DN như là một dịch vụ cho DN đó, có chức năng kiểm tra, đánh giá và giám sát tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và KSNB” [12]. Khái niệm KTNB của Hiệp hội kế toán viên công chứng Anh (ACCA): “KTNB là hoạt động kiểm tra và đánh giá được thiết lập trong một tổ chức nhằm mục đích quản trị nội bộ đơn vị. KTNB có chức năng kiểm tra, đánh giá sự phù hợp và hiệu lực của hệ thống kế toán và KSNB”. Khái niệm này nội dung cũng giống như khái niệm KTNB của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) [1]. Trong chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam VSA 610 - Sử dụng tư liệu của KTNB: “KTNB là một bộ phận trong hệ thống KSNB của một đơn vị, có chức năng kiểm tra, đánh giá tính phù hợp, hiệu quả, sự tuân thủ pháp luật và các quy định của hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của đơn vị đó” [2]. Ba khái niệm trên về KTNB tuy ở 3 nước khác nhau nhưng quan điểm về KTNB lại có nhiều điểm giống nhau, cụ thể: (1) KTNB là một bộ phận được thành lập bên trong đơn vị; chức năng của KTNB là kiểm tra và đánh giá; (2) Đối tượng của KTNB là tính phù hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và KSNB. Tại Việt Nam, KTNB tuy ra đời muộn nhất so với Kiểm toán Nhà nước và kiểm toán độc lập nhưng cũng đã có nhiều nghiên cứu khác nhau về KTNB. Khái niệm về KTNB trong giáo trình “Kiểm toán nội bộ” xuất bản năm 2014 của Học viện Tài chính: “KTNB là một bộ phận độc lập trực thuộc cấp l nh đạo cao nhất thông qua việc thực hiện vai t , quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của mình để kiểm tra, rà soát, đánh giá và xác nhận một cách khách quan, trung thực mọi
  15. 9 thông tin, số liệu, hoạt động trong đơn vị nhằm kiến nghị, tư vấn cho các cấp l nh đạo nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động quản trị và đảm bảo mục tiêu đơn vị đề ra” [14, Tr.27]. Theo khái niệm này thì KTNB có những đặc điểm sau: Thứ nhất, KTNB là một bộ phận độc lập với các bộ phận khác; Thứ hai, KTNB trực thuộc cấp lãnh đạo cao nhất của đơn vị; Thứ ba, hoạt động của KTNB là kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn; Thứ tư, đối tượng của KTNB là tất cả các thông tin, số liệu và hoạt động trong đơn vị; Thứ năm, mục đích của KTNB là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và hiệu lực quản lý trong đơn vị. Theo Phan Trung Kiên (2017) thì KTNB là một bộ phận của doanh nghiệp hay tổ chức thực hiện chức năng kiểm toán trong phạm vi của đơn vị và phục vụ cho yêu cầu quản lý nội bộ của đơn vị [8, tr.31]. Theo quan điểm của tác giả thì KTNB là một bộ phận được xây dựng độc lập trực thuộc cấp l nh đạo cao nhất, với chức năng kiểm tra, đánh giá toàn bộ các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các ý kiến tư vấn nhằm nâng cao chất lượng hệ thống kiểm soát nội bộ và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu doanh nghiệp đ đề ra. Mỗi tổ chức đều đưa ra khái niệm riêng của mình về KTNB. Các khái niệm trên tuy có cách diễn đạt khác nhau nhưng bản chất lại đồng nhất với nhau về mục tiêu và chức năng của KTNB, cụ thể: * Mục tiêu của kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp KTNB ra đời từ nhu cầu, đòi hỏi khách quan của quản lý, do đó để phục vụ đắc lực cho quá trình quản lý điều hành tổ chức, hướng tới nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra lợi ích cho DN thì tùy từng yêu cầu của nhà quản lý và tùy từng đơn vị mà mục tiêu của KTNB có thể khác nhau. Cụ thể, KTNB thường có những mục tiêu sau: Kiểm tra thông tin tài chính của các hoạt động: KTNB kiểm tra chi tiết các giao dịch, số dư và thủ tục về tài chính của các hoạt động. Đồng thời đánh giá các phương pháp xác định, đo lường, phân loại và báo cáo thông tin tài chính đó. Soát xét các hoạt động nghiệp vụ: KTNB có thể được giao việc soát xét tính kinh tế, tính hiệu quả của các hoạt động nghiệp vụ của đơn vị. Giám sát kiểm soát nội bộ: KTNB có thể được giao trách nhiệm trong việc
  16. 10 soát xét các kiểm soát, giám sát hoạt động và đề xuất cải thiện liên quan đến KSNB. Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật và các quy định: KTNB kiểm tra tình hình tuân thủ pháp luật, các quy định và các yêu cầu bên ngoài khác, cũng như tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị được kiểm toán. QLRR: KTNB có thể hỗ trợ nhà quản lý trong việc QLRR, bao gồm việc nhận diện, đánh giá khả năng xảy ra cũng như thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Đồng thời, tìm ra các biện pháp hạn chế rủi ro và giảm thiệt hại rủi ro. Theo quan điểm truyền thống, KTNB tập trung vào công tác kiểm tra kế toán và các thông tin tài chính của công ty do đó đối tượng chỉ là các BCTC. Nhưng với quan điểm hiện đại thì đối tượng của KTNB được mở rộng hơn để phù hợp với mục tiêu của mình. Do đó đối tượng của KTNB bao gồm: (1) các báo cáo mà chủ yếu là BCTC và báo cáo quản trị; (2) thực trạng việc chấp hành luật pháp, chính sách chế độ và những quy định và (3) tính hiệu lực, hiệu quả và tính kinh tế của các hoạt động. * Chức năng của KTNB trong doanh nghiệp Với mục đích và đối tượng của KTNB như trên thì ta có thể rút ra 2 chức năng cơ bản của KTNB là: Kiểm tra, đánh giá, xác nhận và tư vấn. Thứ nhất: KTNB với chức năng kiểm tra, đánh giá và xác nhận: Chức năng này được cụ thể và chú trọng trong từng loại hình kiểm toán khác nhau, với từng tổ chức khác nhau. Chức năng này thực chất là trình tự tác nghiệp của KTNB. Trước tiên với chức năng kiểm tra, KTNB sử dụng các biện pháp kỹ thuật để xem xét, đối chiếu mức độ trung thực của các thông tin, tài liệu kế toán, tính tuân thủ pháp luật của các cá nhân, bộ phận trong đơn vị; tính hiệu lực, hiệu quả và kinh tế của các hoạt động. Thông qua kiểm tra, KTVNB đánh giá tính tin cậy của các thông tin, việc tuân thủ pháp luật và tính kinh tế của các hoạt động. Cuối cùng, KTVNB xác nhận thực trạng các thông tin đã kiểm tra, việc chấp hành chế độ luật pháp và tính hiệu lực của các hoạt động. Thứ hai: KTNB với chức năng tư vấn: Chức năng này đóng vai trò quan trọng khi mà mong muốn cuối cùng của nhà quản lý khi thiết lập bộ phận KTNB đó chính là tư vấn cho nhà quản lý để hoàn thiện mọi hoạt động của DN. Trên cơ sở đánh giá công tác QTRR của hệ thống
  17. 11 KSNB và của các quá trình quản lý, KTNB đề xuất và tư vấn các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính; tính hiệu lực của hệ thống KSNB và tính kinh tế của các hoạt động trong đơn vị. Với vai trò đưa ra tư vấn, KTNB sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn trợ giúp một cách riêng biệt cho tất cả các cấp trong một đơn vị việc giám sát chung về BCTC, KSNB, QLRR, đồng thời cũng có thể tư vấn sâu hơn về việc quản lý tài sản, các yêu cầu tuân thủ đưa ra các khuyến nghị cần thiết để hoàn thiện các bộ phận có cơ hội phát triển hoặc có những khiếm khuyết cần khắc phục. Mặt khác, với kiến thức chuyên môn và kỹ năng của mình, KTNB có thể tham gia đào tạo cho các bộ phận và phòng, ban trong đơn vị về các mảng liên quan đến thủ tục KSNB và QLRR, BCTC, các quy định tuân thủ góp phần tăng cường năng lực của nhân sự trong đơn vị và giúp cho các đơn vị thực hiện tốt chức năng của mình. 1.1.1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của kiểm toán nội bộ Để thực hiện chức năng của mình là hỗ trợ nhà quản lý trong việc kiểm tra, khắc phục những rủi ro thì việc tổ chức và hoạt động KTNB phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây: Thứ nhất, Tính độc lập của KTNB Theo nguyên tắc này, tổ chức và hoạt động của KTNB phải độc lập với đơn vị, bộ phận được kiểm toán, các KTVNB không bị những tác động hoặc mối quan hệ chi phối làm ảnh hưởng đến tính khách quan của hoạt động kiểm toán. Bộ phận KTNB chỉ chịu sự chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu tổ chức. Trong khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán, đơn vị phải đảm bảo rằng kiểm toán nội bộ không chịu bất cứ sự can thiệp nào khi thực hiện việc báo cáo và đánh giá. Thứ hai, Đạo đức kiểm toán Đạo đức kiểm toán là yếu tố nền tảng khi thiết lập chức năng KTNB. Đó là những quy tắc liên quan đến hoạt động KTNB mà thể hiện là thái độ cư xử của KTV. KTVNB phải hiểu và thực hiện những quy tắc này như là một định hướng đúng đắn cho việc thực hiện công việc của họ. Cụ thể, các nguyên tắc đạo đức bao gồm: Tính trung thực: Nguyên tắc này đòi hỏi những ý kiến KTVNB đưa ra đáng tin cậy và trung thực.
  18. 12 Tính khách quan: Những đánh giá và kết luận của KTVNB không bị ảnh hưởng bởi lợi ích của họ và của những người khác. Trình độ: KTVNB phải áp dụng những kiến thức về chuyên môn cũng như kinh nghiệm cần có để thực hiện công việc của họ. Thứ ba, Tuân thủ quy định pháp luật KTNB là một bộ phận trong một tổ chức, phục vụ cho tổ chức đó, do vậy, KTNB ngoài việc tuân thủ pháp luật của Nhà nước còn phải tuân thủ các quy định trong tổ chức. Việc tuân thủ pháp luật và những quy định là yêu cầu bắt buộc cho sự tồn tại và hoạt động của bộ phận KTNB, đồng thời pháp luật và những quy định của tổ chức lại chính là phương tiện cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của KTNB. 1.1.2. Nội dung kiểm toán nội bộ KTNB làm một loại hình kiểm toán đặc thù, với cơ chế hoạt động là hướng vào chính tổ chức và phục vụ cho tổ chức của mình. Do vậy, nội dung KTNB lại phụ thuộc vào mục tiêu của đơn vị, vào yêu cầu của nhà quản lý và đặc điểm hoạt động của đơn vị. Theo đối tượng và lĩnh vực kiểm toán, nội dung của KTNB được chia thành 3 lĩnh vực sau: Một là Kiểm toán tài chính Kiểm toán tài chính (hay kiểm toán BCTC) là kiểm tra và xác định tính kịp thời, đầy đủ, khách quan, trung thực và hợp lư của BCTC, đồng thời xem xét và đánh giá BCTC có được xây dựng phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán được thừa nhận hay không [6, tr.30]. Đây loại hình kiểm toán ra đời sớm nhất và mang đầy đủ chức năng của kiểm toán nói chung. Ban đầu, chức năng của kiểm toán tài chính chỉ là việc chứng thực các báo cáo này. Sau quá trình phát triển, chức năng này dần được nâng cao thành xác nhận độ tin cậy, trung thực của các thông tin trên báo cáo tài chính trên cơ sở các bằng chứng thu thập được thông qua việc thực hiện các quy trình, phương pháp và chuẩn mực kiểm toán. Tuy nhiên, do những hạn chế về tính độc lập, khách quan của KTNB nên kết quả kiểm toán BCTC của các KTVNB ít được các đối tượng ngoài doanh nghiệp sử dụng, tin cậy như báo cáo của các KTV độc lập. Hai là Kiểm toán tuân thủ