Luận văn Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao từ kinh nghiệm của Singapore

pdf 103 trang vuhoa 24/08/2022 7120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao từ kinh nghiệm của Singapore", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hoan_thien_phap_luat_viet_nam_ve_phat_trien_nguon_n.pdf

Nội dung text: Luận văn Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao từ kinh nghiệm của Singapore

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ VÂN ANH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ CAO TỪ KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2014
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ VÂN ANH HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÓ TRÌNH ĐỘ CAO TỪ KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE Chuyên ngành : Luật Kinh Tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Đức Mạnh Hà Nội – 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Lê Thị Vân Anh
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục ký hiệu viết tắt PHẦN MỞ ĐẦ U 1 Chƣơng 1- CƠ SỞ LÝ LUÂṆ VỀ NGUỒ N NHÂN LƢ̣C VÀ PHÁT TRIỂ N NGUỒ N NHÂN LƢ̣C CÓ TRÌNH ĐÔ ̣ CAO 7 1.1. Nguồn nhân lƣc̣ và phát triển nguồn nhân lƣc̣ 7 1.1.1. Khái niệm về nguồn nhân lực 7 1.1.2. Khái niệm về phát triển nguồn nhân lực 9 1.1.3. Nhƣ̃ng nhân tố ảnh hƣở ng đến nguồn nhân lƣc̣ 13 1.2. Nguồn nhân lực có trình độ cao 16 1.2.1. Quan niệm chung về nguồn nhân lực có trình độ cao 16 1.2.2. Phân loại nguồn nhân lực có trình độ cao 21 1.2.3. Vai trò của việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao ở Việt Nam hiện nay 23 Chƣơng 2 - THƢ̣C TRAṆ G PHÁP LU ẬT VỀ NGUỒ N NHÂN LƢ̣C CÓ TRÌNH ĐỘ CAO Ở VIỆT NAM VÀ SINGAPORE HIỆN NAY 34 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về nguồn nhân lực có trình độ cao 34 2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật về nguồn nhân lực có trình độ cao của Việt Nam 34 2.1.2. Hạn chế và nguyên nhân tồn tại của hệ thống pháp luật về nguồn nhân lực có trình độ cao ở Việt Nam 47 2.2.1. Điều kiêṇ tƣ ̣ nhiên, kinh tế – xã hội của Singapore 56 2.2.2. Hệ thống văn bản pháp luật về nguồn nhân lực có trình độ cao của Singapore 58
  5. 2.2.3. Thực trạng về nguồn nhân lực có trình độ cao ở Singapore hiêṇ nay 62 Tiểu kết chƣơng 2 65 Chƣơng 3 - PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIÊṬ NAM VỀ PHÁT TRIỂ N NGUỒ N NHÂN LƢ̣C CÓ TRÌNH ĐÔ ̣ CAO THEO KINH NGHIỆM CỦA SINGAPORE 66 3.1. Kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực có trình độ c ao ở Singapore hiêṇ nay 66 3.1.1. Kinh nghiệm về xây dựng chiến lƣợc phát triển nguồn nhân lực 66 3.1.2. Kinh nghiệm về giáo dục – đào tạo 68 3.1.3. Kinh nghiệm về đào tạo chuyên môn, chuyển giao kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng làm việc cho ngƣời lao động theo nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế 69 3.1.4. Kinh nghiệm về đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức 71 3.2. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo kinh nghiệm của Singapore 75 3.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo kinh nghiệm của Singapore 81 KẾT LUẬN 89 DANH MUC̣ TÀ I LIÊỤ THAM KHẢ O 90
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NNL : Nguồn nhân lực Bộ luật Dân sự : Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam ban hành ngày 14/06/2005. Luật giáo dục : Luật giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam. Luật sở hữu trí tuệ : Luật sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 của của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam, đã đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009. Luật công nghệ cao : Luật công nghệ cao số 21/2008/QH12 của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam. Luật cán bộ, công chức : Luật cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 của của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam. Luật giáo dục đại học : Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 của Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam. Luật khoa học và công : Luật khoa học và công nghệ số 29/2013/QH13 của nghệ Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam. Nghị định số 141 : Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục đại học. Nghị định số 40 : Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/05/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ. Nghị định số 87 : Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22/09/2014 của Chính phủ quy định về thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là ngƣời Việt Nam ở nƣớc
  7. ngoài và chuyên gia nƣớc ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/11/2014. Quyết định số 45 : Quyết định số 45/2014/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về chế độ phụ cấp ƣu đãi nghề nghiệp đối với ngƣời làm việc trong các đơn vị thuộc lĩnh vực năng lƣợng nguyên tử của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành ngày 15/08/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2014.
  8. PHẦN MỞ ĐẦ U 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ xƣa đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới, sự tồn vong, suy thịnh của quốc gia, đều phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực (NNL) của quốc gia. Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách ạm ng khoa học công nghệ hiện đại, kinh tế trí thức và toàn cầu hoá, các nƣớc ngày càng chú ý nhiều hơn đến phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. Nguồn nhân lực đã trở thành lợi thế cạnh tranh của nhiều quốc gia, dân tộc trên thế giới. Phát huy vai trò của pháp luật để phát triển, nâng cao trình độ nguồn nhân lực ngày càng đƣợc các nƣớc chú trọng nhằm phát huy nội lực đất nƣớc trƣớc sự cạnh tranh quyết liệt và gay gắt giữa các quốc gia dân tộc trên thế giới trong không gian toàn cầu hóa hiện nay. Gần ba mƣơi năm thực hiện công cuộc Đổi mới đất nƣớc do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh ạđ o, cách ạm ng Việt Nam đã thu đƣợc những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đất nƣớc đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, vững bƣớc đi lên trên con đƣờng xã hội chủ nghĩa. Những thành tựu đó tạo điều kiện căn bản và đòi hỏi phải phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ cao (hay còn đƣợc gọi là nguồn nhân lực có chất lƣợng cao) để đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ phát triển mới. Trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, nguồn nhân lực có trình độ cao nƣớc ta có sự phát triển nhanh, đóng góp quan trọng vào những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của đất nƣớc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Pháp luật đã góp phần đặc biệt quan trọng quyết định trực tiếp đến sự phát triển nguồn nhân lực ấy của đất nƣớc. Đại hội XI của Đảng đã xác định đột phá chiến lƣợc: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là ngồn nhân lực 1
  9. chất lƣợng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [19, tr.106]. Phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vai trò của hệ thống pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trên thế giới hiện nay, so với Việt Nam, mặc dù là một đất nƣớc nhỏ bé, hầu nhƣ không có tài nguyên thiên nhiên nhƣng Singapore lại là quốc gia phát triển trong số những nƣớc hàng đầu thế giới về thu nhập tính theo đầu ngƣời và năng lực cạnh tranh quốc gia; nguồn nhân lực của Singapore đƣợc đánh giá là có trình độ và chất lƣợng cao so với các nƣớc khác trong khu vực. Do đó, những kinh nghiệm quý báu ủc a Singapore trong vấn đề phát triển nguồn nhân lực là rất hữu ích để Việt Nam có thể tham khảo và học hỏi. Vấn đề cấp bách ặđ t ra đối với Việt Nam là muốn phát triển đất nƣớc thì phải có một nguồn nhân lực có chất lƣợng và trình độ cao, đáp ứng đƣợc các yêu ầc u phát triển của quốc gia. Mà muốn có đƣợc nguồn nhân lực trình độ cao nhƣ vậy thì phải xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất các văn bản pháp luật cụ thể quy định các ấv n đề liên quan đến nguồn nhân lực có trình độ cao để hƣớng tới mục đích có đƣợc nguồn nhân lực có trình độ cao đủ sức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản là một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, xây dựng thành công xã ộh i dân giàu, nƣớc mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh nhƣ Đảng ta xác ịđ nh. Những vấn đề đó đã đặt ra một cách ấr t cấp bách đối với nƣớc ta hiện nay cả về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải đƣợc nghiên cứu thấu đáo. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao từ kinh nghiệm của Singapore” cho luận văn thạc sĩ của mình. 2
  10. 2. Tình hình nghiên cƣ́ u Ở Việt Nam cho đến nay, trong thực tiễn phát triển kinh tế của đất nƣớc, thuật ngữ NNL có trình độ cao (hay còn gọi là NNL chất lƣợng cao) đƣợc dùng khá phổ biến mặc dù thuật ngữ này chƣa thấy xuất hiện trong từ điển Bách Khoa Việt Nam cũng nhƣ các từ điển tiếng Việt hay từ điển kinh tế khác. Đã có ộm t số đề tài khoa học, luận án, luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nội dung này, cụ thể nhƣ: Tác giả Lê Thị Hồng Điệp (2005), Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam”. Viện Chiến lƣợc phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ (2006) đã chủ trì triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ với chủ đề “Nguồn nhân lực chất lượng cao: Hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường”. PGS.TS. Phạm Hồng Tung (chủ biên) (2008), Sách chuyên khảo, “Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam”. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chủ nghĩa xã ộh i khoa học (2010), Báo cáoổ t ng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2010, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức”. TS. Nguyễn Hữu Dũng (2002), Tạp chí Lý luận chính trị số 8 T8/2002, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”. PGS.TS. Đàm Đức Vƣợng (2008), “Báo cáo khoa học tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba với chủ đề: Việt nam, Hội nhập và phát triển, Thực trạng và giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam”, T12/2008. 3
  11. Tác giả Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Văn Dạo, Tạp chí Lao động và xã hội, số 329 tháng 2/2008, “Vấn đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay”. GS.TS. Hoàng Văn Châu (2009), Tạp chí Kinh tế đối ngoại số 38/2009, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau khủng hoảng”. GS.TS. Nguyễn Văn Khánh, TS Hoàng Thu Hƣơng (2010), Tạp chí nghiên cứu con ngƣời số 1/2010, “Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và triển vọng”. Thƣợng tƣớng, VS.TS. Nguyễn Huy Hiệu (2011), Tạp chí Tổ chức Nhà nƣớc số 6/2011, “Giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN theo tinh thần nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI”. Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đều đi sâu phân tích các giải pháp, chiến lƣợc một cách khái quát, tổng thể về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao nhƣ các giải pháp về giáo ụd c - đào tạo, các vấn đề cần đặt ra đối với nguồn nhân lực có trình độ cao trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hay là đối với nền kinh tế tri thức tuy nhiên chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể về việc việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích một số khái niệm chung về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam và Singapore về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, từ đó đƣa ra phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật 4
  12. Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của Singapore. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể sau: Một là, phân tích tổng quát các vấn đề lý luận về pháp luật nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. Hai là, phân tích, đánh giáh t ực trạng pháp luật về nguồn nhân lực có trình độ cao ở Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra đƣợc các ạh n chế và nguyên nhân tồn tại của hệ thống pháp luật về nguồn nhân lực có trình độ cao ở Việt Nam. Ba là, phân tích, đánh giá kinh nghiệm Singapore, nhất là kinh nghiệm pháp luật về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. Bốn là, đề xuất các ý kiến về phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. * Phạm vi nghiên cứu Với khuôn khổ của Luận văn, luận văn sẽ tập trung đi sâu phân tích các vấn đề lý luận về pháp luật phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, thực trạng pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao của Singapore. * Phương pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc hoàn thành trên cơ sở vận dụng các phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam. Luận văn cũng sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu luật học truyền thống nhƣ phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp, phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp lịch sử, tƣ duy logic, phƣơng pháp quy nạp, diễn giải nhằm làm sáng tỏ nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5
  13. 4. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận pháp luật về nguồn nhân lực có trình độ cao, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao ở Việt Nam hiện nay. Luận văn phân tích, đánh giá đƣợc thực trạng pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao của Singapore. Luận văn đề xuất một số phƣơng hƣớng và giải pháp mang tính lý luận và thực tiễn theo kinh nghiệm của Singapore nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao. Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về nguồn nhân lực có trình độ cao ở Việt Nam và Singapore hiện nay. Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao theo kinh nghiệm của Singapore. 6
  14. Chƣơng 1 - CƠ SỞ LÝ LUÂṆ VỀ NGUỒ N NHÂN LƢC̣ VÀ PHÁ T TRIỂ N NGUỒ N NHÂN LƢC̣ CÓ TRÌNH ĐỘ CAO 1.1. Nguồn nhân lƣc̣ và phá t triển nguồn nhân lƣc̣ 1.1.1. Khái niêṃ vê ̀ nguồn nhân lưc̣ Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển kinh tế nhƣ: tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con ngƣời Trong các nguồn lực đó thì nguồn lực con ngƣời đƣợc nhìn nhận là quan trọng nhất, có tính chất quyết định trong sự tăng trƣởng và phát triển kinh tế của mọi quốc gia từ trƣớc đến nay. Một nƣớc cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại nhƣng không có những con ngƣời có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn lực đó thì khó có khả năng có thể đạt đƣợc sự phát triển nhƣ mong muốn. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc và ngày nay trong công cuộc hội nhập và phát triển nhằm mục tiêu “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, Đảng ta luôn xác định nƣớc ta có nguồn lao động dồi dào, con ngƣời Việt Nam có truyền thông yêu nƣớc, cần cù, sáng tạo, có nền tảng văn hoá, giáo dục, có khả năng nắm bắt nhanh khoa học và công nghệ là nguồn lực quan trọng nhất - nguồn năng lực nội sinh. Vậy nguồn nhân lực là gì? Hiện nay, trong quá trình nghiên cứu trên thế giới và trong nƣớc, có nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm NNL dƣới các góc độ khác nhau. Theo Từ điển Tiếng Việt: Nguồn là nơi phát sinh, nơi cung cấp. Nhân lực là sức của con ngƣời bao gồm: sức lực cơ bắp (thể lực), trình độ tri thức đƣợc vận dụng vào quá trình lao đọng của mỗi cá nhân (trí lực), những ham muốn, hoài bão của bản thân ngƣời lao động hƣớng tới một mục đích xác định (tâm lực). Nhân lực với ý nghĩa đầy đủ của nó bao gồm ba yếu tố: Thể 7
  15. lực, trí lực và tâm lực. Ba yếu tố đó có quan hệ biện chứng với nhau, trong đó trí lực giữ vai trò quyết định, nhƣng thể lực và tâm lực cũng đóng vai trò quan trọng nhƣ điều kiện cần thiết không thể thiếu đối với sự phát triển của NNL. Nguồn nhân lực đƣợc hiểu là nơi phát sinh, nguồn cung cấp sức của con ngƣời trên đầy đủ các phƣơng diện cho lao động sản xuất và quản lý. Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con ngƣời hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng” [27, tr.3]. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO) thì: Nguồn nhân lực của một quốc gia là toàn bộ những ngƣời trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực đƣợc hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con ngƣời cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cƣ có thể phát triển bình thƣờng. Theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cƣ trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ đƣợc huy động vào quá trình lao động [21, tr.46]. Kinh tế phát triển cho rằng: Nguồn nhân lực là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. Nguồn nhân lực đƣợc biểu hiện trên hai mặt: Về số lƣợng đó là tổng số những ngƣời trong độ tuổi lao động làm việc theo quy định của Nhà nƣớc và thời gian lao động có thể huy động đƣợc từ họ; về chất lƣợng, đó là sức khoẻ và trình độ chuyên môn, kiến thức và trình độ lành nghề của ngƣời lao động. Nguồn lao động là tổng số những ngƣời trong độ tuổi lao động quy định đang tham gia lao động hoặc đang tích cực tìm kiếm việc làm. Nguồn lao động cũng đƣợc hiểu trên hai 8
  16. mặt: số lƣợng và chất lƣợng. Nhƣ vậy theo khái niệm này, có một số đƣợc tính là nguồn nhân lực nhƣng lại không phải là nguồn lao động, đó là: Những ngƣời không có việc làm nhƣng không tích cực tìm kiếm việc làm, tức là những ngƣời không có nhu cầu tìm việc làm, những ngƣời trong độ tuổi lao động quy định nhƣng đang đi học Theo Giáo sƣ – Viện sĩ Phạm Minh Hạc cùng các nhà khoa học tham gia Chƣơng trình KX – 07: Nguồn nhân lực cần đƣợc hiểu là số dân và chất lƣợng con ngƣời,bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của ngƣời lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng đƣợc chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa phƣơng nào đó [25, tr.323]. Có thể thấy rằng, xem xét dƣới các góc độ khác nhau nên đã có nhiều quan điểm khác nhau về NNL. Tuy nhiên, những quan điểm này đều thống nhất một nội dung cơ bản: NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Các khái niệm trên đều cho thấy NNL không chỉ đơn thuần là lực lƣợng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia đƣợc đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng và quá trình phát triển xã hội. Từ những quan niệm trên có thể hiểu rằng Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với các tiêu chí về thể lực, trí lực và tâm lực tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. 1.1.2. Khái niêṃ vê ̀ phá t triển nguồn nhân lưc̣ Sự phát triển nói chung đƣợc coi là quá trình vận động theo khuynh hƣớng đi lên từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện 9
  17. hơn. Đó là sự biến đổi cả về số lƣợng và chất lƣợng của sự vật theo hƣớng ngày càng hoàn thiện ở trình độ cao hơn. Quan điểm mácxit về sự phát triển, vận dụng vào nghiên cứu con ngƣời đã nhấn mạnh yếu tố phát triển con ngƣời, lấy con ngƣời làm trung tâm. Lịch sử phát triển của nhân loại suy cho cùng là lịch sử phát triển con ngƣời. Phát triển con ngƣời vừa là mục tiêu của phát triển kinh tế - xã hội, vừa là phƣơng tiện tốt nhất để thúc đẩy sự phát triển. Trong thời đại ngày nay, con ngƣời đƣợc coi là một “tài nguyên đặc biệt”, một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát triển con ngƣời, phát triển NNL trở thành vấn đề chiếm vị trí trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Chăm lo đầy đủ đến con ngƣời là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vƣợng của mọi quốc gia. Đầu tƣ cho con ngƣời là đầu tƣ có tinh chiến lƣợc, là cơ sở chắc chắn nhất cho sự phát triển bền vững. Phát triển con ngƣời hay phát triển NNL ở đây chính là sự gia tăng các giá trị về thể chất, trí tuệ, năng lực của từng cá nhân trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội. Đó cũng chính là quá trình mở rộng cơ hội lựa chọn nhằm nâng cao năng lực, trí tuệ và cuộc sống của con ngƣời, phù hợp với nhu cầu lợi ích mà họ mong muốn. Ngày nay, ngƣời ta nói nhiều đến sự phát triển con ngƣời bền vững và có làm đƣợc nhƣ vậy thì con ngƣời mới trở thành động lực phát triển, mục tiêu của phát triển. Tuy nhiên, không dễ gì để thu hút sự chú ý của xã hội, của những nhà quản lý xã hội vào vấn đề phát triển con ngƣời bền vững, nhất là ở những quốc gia mà ngƣời dân đã phải sống trong giới hạn của mức tiêu dùng tối thiểu đã từ lâu, từ đó họ đang quan tâm nhiều đến quyền đƣợc nhận mức sống cao hơn trong tƣơng lai. Nói cách khác, phát triển con ngƣời bền vững cần đƣợc hiểu là sự tiến bộ, thông qua việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống của con ngƣời. Để có đƣợc chất lƣợng cuộc sống cao hơn, chúng ta cần có tri thức tốt hơn, có những thành tựu khoa học và công nghệ cao, khoa học xã hội và nhân văn phát triển, sự thoải mái và hạnh phúc. 10
  18. Theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO): Phát triển NNL đƣợc đặc trƣng bởi toàn bộ sự lành nghề của dân cƣ, trong mối quan hệ phát triển của đất nƣớc. Quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): Phát triển NNL, bao hàm một phạm vi rộng lớn hơn chứ không chỉ có sự chiếm lĩnh ngành nghề, hoặc ngay cả việc đào tạo nói chung. Quan niệm này dựa trên cơ sở nhận thức rằng, con ngƣời có nhu cầu sử dụng năng lực của mình để tiến tới có đƣợc việc làm hiệu quả, cũng nhƣ thỏa mãn về nghề nghiệp và cuộc sống cá nhân. Sự lành nghề đƣợc hoàn thiện nhờ bổ sung nâng cao kiến thức trong quá trình sống, làm việc nhằm đáp ứng kỳ vọng của con ngƣời [17, tr.11-14]. Liên Hợp Quốc cho rằng, phát triển NNL bao gồm: Giáo dục – đào tạo và sử dụng tiềm năng con ngƣời nhằm thúc đẩy nền kinh tế kinh tế - xã hội và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Quan niệm này đã nhấn mạnh khía cạnh xã hội của vấn đề: NNL vừa là một yếu tố của sản xuất, của tăng trƣởng kinh tế và là mục tiêu của phát triển. Chú trọng đáp ứng nhu cầu của NNL về văn hóa và tinh thần, mở rộng tầm hiểu biết, cập nhật thông tin, mở rộng các mối liên hệ xã hội, tạo ra điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của NNL. Chất lƣợng cuộc sống đƣợc cải thiện là khi con ngƣời thoải mái và hạnh phúc hơn, họ sẽ làm việc hăng say và tạo ra năng suất lao động cao hơn, góp phần làm cho xã hội phát triển hiệu quả và bền vững. Có quan điểm cho rằng: Phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị cho con ngƣời, cả giá trị vật chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng nhƣ kỹ năng nghề nghiệp, làm cho con ngƣời trở thành ngƣời lao động có những năng lực và phẩm chất mới, cao hơn, đáp ứng đƣợc những yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Một số tác giả khác lại quan niệm: Phát triển là quá trình nâng cao năng lực của con ngƣời về mọi mặt: Thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử 11
  19. dụng, khai thác và phát huy hiệu quả nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế- xã hội. Phát triển NNL đƣợc coi “là quá trình biến đổi về số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu NNL để ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội” [16, tr.20]. Quá trình này bao gồm sự phát triển về thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con ngƣời. Trong đó, nền văn hóa, truyền thống lịch sử dân tộc góp phần quan trọng trong việc hun đúc nên bản lĩnh, ý chí của mỗi ngƣời. Nhƣ vậy, phát triển NNL là quá trình nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lƣợng từng con ngƣời lao động (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý- xã hội) đáp ứng đòi hỏi về NNL cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Các phƣơng diện thể hiện phát triển NNL bao gồm: Phát triển về số lƣợng và chất lƣợng. Về số lƣợng đƣợc thể hiện ở quy mô dân số, cơ cấu về giới và độ tuổi. Về chất lƣợng là sự phát triển thể hiện ở cả ba phƣơng diện: thể lực, trí lực và nhân cách. Phát triển thể lực là sự gia tăng chiều cao, trọng lƣợng cơ thể, tuổi thọ, sức mạnh, sự dẻo dai cơ bắp và thần kinh. Phát triển trí lực là phát triển năng lực trí tuệ của con ngƣời để nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc đặt ra. Phát triển nhân cách là phát triển những phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống lành mạnh, tính tích cực hoạt động, tinh thần trách nhiệm công dân. Ba phƣơng diện trên có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rồi trong quá trình phát triển NNL. Căn cứ vào khả năng và mức độ tham gia hoạt động kinh tế thì nguồn nhân lực bao gồm: - Nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế: Là lực lƣợng lao động bao gồm những ngƣời từ đủ tuổi theo quy định của luật trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân và những ngƣời đang 12
  20. trong tình trạng không có việc làm nhƣng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc. - Nguồn nhân lực dự trữ: là bộ phận còn lại trong nguồn nhân lực. Đây là những bộ phận nhằm có thể bổ sung vào NNL tham gia hoạt động kinh tế trong thời gian tƣơng lai. 1.1.3. Những nhân tố ảnh hưở ng đến nguồn nhân lưc̣ Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến quy mô nguồn nhân lực - Dân số: Dân số của một quốc gia có mối liên hệ rất chặt chẽ với quy mô NNL, là gốc sản sinh ra nguồn lao động. Quy mô của dân sự phụ thuộc vào tỷ suất tăng tự nhiên của dân số và do vậy quy mô NNL cũng phụ thuộc vào tỷ suất tăng dân số tự nhiên. Sự vận động của dân số, tái sản xuất dân số là cơ sở tự nhiên của sự hình thành NNL và quan hệ giữa tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng nguồn lao động là quan hệ thuận. Mối quan hệ đó đƣợc biểu hiện sau một thời gian nhất định, tùy thuộc vào quy định độ tuổi lao động của mỗi quốc gia. Tăng, giảm dân số cơ học là kết quả của sự di chuyển, xuất nhập cƣ của dân số từ một vùng, địa phƣơng đến một vùng, địa phƣơng khác, hoặc từ khu vực này đến khu vực khác làm giảm dân số đầu đi và tăng dân số nơi tiếp nhận. Quá trình di chuyển, nhập cƣ dân số bao gồm cả nhập cƣ lao động, đo đó dẫn đến giảm quy mô NNL đầu đi và tăng quy mô NNL của đầu đến. - Mức độ phát triển của giáo dục, đào tạo: Giáo dục, đào tạo tác động đến số năm đi học của ngƣời lao động. Khi hệ thống giáo dục, đào tạo phát triển ở mức độ cao thì tỷ lệ dân cƣ tham gia vào học tập tăng lên, số năm đi học của mỗi ngƣời tăng lên. Đồng thời, các chính sách ủc a Chính phủ hƣớng vào kích thích xã hội, hỗ trợ phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo thì sẽ có nhiều ngƣời đi học hơn, NNL tƣơng lai sẽ có 13
  21. chất lƣợng cao hơn, song trƣớc mắt tốc độ phát triển quy mô NNL sẽ chậm lại vì số lƣợng ngƣời đi học đông. Giáo dục nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ thuật và cũng sẽ làm thay đổi nhận thức về sinh đẻ, về số con ngƣời và thời điểm sinh con của các cặp vợ chồng, cuối cùng sẽ tác động đến quy mô NNL tƣơng lai của quốc gia. - Môi trƣờng xã hội: Các ếy u tố xã ộh i ảnh hƣởng đến quy mô NNL bao gồm: An ninh, trật tự an toàn xã hội; bình đẳng xã hội; an toàn giao thông; an toàn vệ sinh thực phẩm; môi trƣờng sống Đây là những yếu tố tác ộđ ng đến tình trạng tham gia lao động của NNL, là một trong những nguồn gốc quan trọng để đảm bảo NNL có sự phát triển ổn định và bền vững, đáp ứng nhu cầu sức lao động của nền kinh tế. - Hợp tác quốc tế về lao động: Quá trình hợp tác quốc tế về lao động của các quốc gia tác động đến quy mô NNL thong qua các hình thức thông qua các hình thức: - Di cƣ ra nƣớc ngoài. - Xuất khẩu lao động. - Nhập khẩu lao động. Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực của mỗi quốc gia chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khác nhau, có những yếu tố thuộc về truyền thống, có những yếu tố phụ thuộc vào sự vận động của xã hội nhƣng chủ yếu là do quá trình giáo dục đào tạo, việc làm, thu nhập, năng suất lao động, quan hệ xã ộh i mà hình thành nên. Cụ thể là những yếu tố sau: - Sự phát triển kinh tế - xã ộh i: Mức độ phát triển kinh tế - xã hội tác động trực tiếp đến chất lƣợng NNL ở các khía cạnh sau: 14