Luận văn Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp viên pháp lý dựa trên mô hình luật sư công từ thực tiễn tại tỉnh Bến Tre
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp viên pháp lý dựa trên mô hình luật sư công từ thực tiễn tại tỉnh Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_hoan_thien_phap_luat_ve_tro_giup_vien_phap_ly_dua_t.pdf
Nội dung text: Luận văn Hoàn thiện pháp luật về trợ giúp viên pháp lý dựa trên mô hình luật sư công từ thực tiễn tại tỉnh Bến Tre
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ĐÀO CÔNG HAI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ DỰA TRÊN MÔ HÌNH LUẬT SƯ CÔNG TỪ THỰC TIỄN TẠI TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ĐÀO CÔNG HAI HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ DỰA TRÊN MÔ HÌNH LUẬT SƯ CÔNG TỪ THỰC TIỄN TẠI TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN VĂN LONG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Đào Công Hai – Mã số học viên: 7701270035A, là học viên lớp Cao học luật kinh tế chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh, là tác giả Luận văn thạc sĩ luật với đề tài “Hoàn thiện pháp luật về Trợ giúp viên pháp lý dựa trên mô hình luật sư công từ thực tiễn tại tỉnh Bến Tre” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Đào Công Hai
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 6 1. Lý do chọn đề tài 6 2. Câu hỏi nghiên cứu 7 3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8 3.1. Mục đích nghiên cứu 8 3.2. Đối tượng nghiên cứu 8 3.3. Phạm vi nghiên cứu 8 4. Phương pháp nghiên cứu 8 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa ứng dụng của đề tài 8 5.1.Ý nghĩa về mặt khoa học 8 5.2. Ý nghĩa về mặt ứng dụng 9 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ CÔNG VÀ MÔ HÌNH LUẬT SƯ CÔNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 10 1.1. KHÁI NIỆM NGHỀ LUẬT SƯ VÀ LUẬT SƯ CÔNG 10 1.1.1. Nghề luật sư 10 1.1.2. Luật sư công 12 1.2. VAI TRÒ CHẾ ĐỊNH CỦA LUẬT SƯ CÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP 12 1.3. MÔ HÌNH LUẬT SƯ CÔNG MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 14 1.3.1. Luật sư công tại Israel 14 1.3.1.1. Lĩnh vực hình sự 14 1.3.1.2. Lĩnh vực dân sự 15 1.3.2. Luật sư công ở Argentina 16 1.3.3. Luật sư công ở Canada 18
- 1.3.3.1. Kinh phí cho luật sư công thực hiện trợ giúp pháp lý luôn tốn ít 18 1.3.3.2. Luật sư công thực hiện trợ giúp pháp lý tốn ít thời gian 19 1.3.3.3. Chất lượng vụ việc luật sư công cao 20 1.4. SO SÁNH GIỮA MÔ HÌNH LUẬT SƯ CÔNG VÀ TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ Ở VIỆT NAM 21 1.4.1 Giống nhau 21 1.4.2 Khác nhau 22 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI VIỆT NAM 23 2.1. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ 23 2.1.1. Sự ra đời văn bản pháp luật quy định trong hoạt động trợ giúp pháp lý 23 2.1.2. Luật Trợ giúp pháp lý quy định về hoạt động trợ giúp pháp lý 27 2.2. TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ TRONG QUY ĐỊNH LUẬT TRỢ GIÚP PHÁP LÝ 32 2.2.1. Tiêu chuẩn Trợ giúp viên pháp lý (Điều 19) 32 2.2.1.1. Khái niệm 32 2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của Trợ giúp viên pháp lý (Điều 18) 34 2.2.2.1. Quyền Trợ giúp viên pháp lý 34 2.2.2.2. Nghĩa vụ Trợ giúp viên pháp lý 34 2.2.3. Mối quan hệ giữa Trợ giúp viên pháp lý với người được trợ giúp pháp lý 34 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI BẾN TRE VÀ NHỮNG VƯỚNG MẮC PHÁP LÝ TRONG MÔ HÌNH TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ . 36 3.1. THỰC TIỄN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TẠI TỈNH BẾN TRE 36 3.1.1. Tổng quan về công tác trợ giúp pháp lý 36 3.1.1.1. Hoạt động của Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý cho phụ nữ 38 3.1.1.1.Về hoạt động trợ giúp pháp lý tại trung tâm 39 3.1.2. Hạn chế, vướng mắc trong hoạt động trợ giúp pháp lý 41 3.1.2.1 Về mạng lưới trợ giúp pháp lý ở cơ sở 41
- 3.1.2.2. Về công tác trợ giúp pháp lý lưu động 41 3.1.2.3. Về công tác phối hợp với cơ quan tố tụng 42 3.2. NHỮNG VƯỚNG MẮC PHÁP LÝ TRONG MÔ HÌNH TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ 43 3.2.1 Tên gọi chức danh Trợ giúp viên pháp lý 43 3.2.2. Tiêu chuẩn, điều kiện Trợ giúp viên pháp lý 43 3.2.3. Quy định hoàn thành chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng 44 3.2.4 Đối tượng được trợ giúp pháp lý 45 CHƯƠNG 4. HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ THEO MÔ HÌNH LUẬT SƯ CÔNG 47 4.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ 47 4.1.1. Tên gọi chức danh Trợ giúp viên pháp lý 47 4.1.2. Tiêu chuẩn, điều kiện Trợ giúp viên pháp lý 48 4.1.3. Quy định hoàn thành chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng 50 4.1.4. Đối tượng được trợ giúp pháp lý 51 4.1.5. Trách nhiệm các cơ quan có liên quan hoạt động trợ giúp pháp lý 53 4.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ 55 4.2.1 Hình thức đào tạo nghề luật sư cho nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý 55 4.2.2. Xây dựng hành lang pháp lý 57 4.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRỢ GIÚP VIÊN PHÁP LÝ 59 KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN Trợ giúp pháp lý là hoạt động từ thiện mục đích nhằm hỗ trợ pháp lý miễn phí cho các đối tượng thuộc hộ nghèo, hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn, người có công với cách mạng, người yếu thế trong xã hội khi phải vướng mắc vấn đề về pháp luật. Khi vụ việc xảy ra họ không thể tự bảo vệ mình mà cần phải có một cá nhân hoặc một tổ chức am hiểu về pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ. Trước khi pháp luật về hoạt động TGPL chưa ra đời họ phải bỏ ra một khoảng phí nhất định để thuê một luật sư tham gia bảo vệ cho họ. Đảng và Nhà nước ta nhận thấy được vấn đề này nên đã ban hành những văn bản luật liên quan hoạt động TGPL. Hoạt động TGPL hiện nay đang được điều chỉnh bởi Luật TGPL năm 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan. Hoạt động TGPL được quản lý trực tiếp là các chi nhánh, Trung tâm TGPL nhà nước trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh và Cục TGPL trực thuộc Bộ Tư pháp. Hoạt động TGPL được chính thức hình thành và phát triển bắt đầu từ năm 1995. Đã hơn 20 năm hoạt động TGPL đã đạt được nhiều kết quả đáng kể và giải quyết được hàng triệu vụ việc mà người dân vướng mắc pháp luật. Để hoàn thiện pháp luật về TGVPL dựa trên mô hình luật sư công trước hết cần phải nhận biết được nghề LSC và mô hình hoạt động TGPL của LSC mà ở một số nước trên thế giới đã thực hiện. Nghề luật sư được hình từ sự phát triển không đồng đều cả về vật chất lẫn tinh thần, bất kỳ xã hội nào cũng có sự ức hiếp, bị đối xử không công bằng. Khi họ có những hành vi trái pháp luật bị buộc tội hoặc quyền lợi của họ bị xâm phạm thì luôn mong muốn có người am hiểu về pháp luật đứng ra bảo vệ và luật sư là người bảo vệ cho họ. Nghề luật sư hoạt động theo sự được điều chỉnh bởi Luật Luật sư và thực hiện vụ việc được trả thù lao theo quy định. Nghề LSC ở Việt Nam không có quy định nghề nghiệp chức danh này nhưng ở một số nước như Canada, Israel, Argentina thì nghề LSC được quy định bởi Luật LSC ở nước sở tại (Israel có Luật LSC năm 1995, Argentina có Luật LSC liêng bang 1988). Nghề LSC hoạt động chủ yếu thực hiện TGPL miễn phí cho các đối tượng được TGPL mà Luật LSC quy định. Mô hình LSC một số nước hoạt động mang tính chất từ thiện, nhân đạo. Mục tiêu hoạt động phục vụ TGPL miễn phí cho các đối tượng như người nghèo,
- 2 ly hôn yêu cầu nuôi con nhỏ, người có khả năng bị buộc tội, các vụ án hình sự, người có khó khăn về tài chính và yếu thế trong xã hội. Mỗi nước đều có loại hình hoạt động TGPL đặc trưng riêng của nó như Israel LSC thực hiện gồm 02 lĩnh vực hình sự và dân sự. Lĩnh vực hình sự LSC thực hiện khi đương sự bị bắt ở đồn cảnh sát và đượng sự không cần phải xuất trình các giấy tờ chứng minh là mình thuộc đối tượng được TGPL. Lĩnh vực dân sự chủ yếu phục vụ cho người có khó khăn về tài chính thông qua việc kiểm tra thu nhập, tài sản và có cơ sở pháp lý vững chắc (khả năng thắng kiện). 1Mô hình LSC nước Argentina hoạt động TGPL do các Văn phòng LSC Liêng bang và chịu sự điều chỉnh của Luật về văn phòng LSC Liên bang năm 2015 trách nhiệm bảo vệ nhân quyền cho những người dễ bị tổn thương trong lĩnh vực hình sự, dân sự và hành chính. Ngoài ra, văn phòng LSC Liên bang thực hiện TGPL về lĩnh vực nhà ở, y tế, hỗ trợ cho tù nhân trong tù; cho trẻ em và vị thành niên; nạn nhân về bạo lực giới, người bị tị nạn.2 Mô hình LSC Canada hoạt động rất hiệu quả như kinh phí cho LSC thực hiện TGPL luôn ít tốn kém hơn luật sư tư chỉ tốn 235USD còn trong khi đó luật sư tư thực hiện tốn mất 264 USD; LSC thực hiện TGPL với thời gian ít hơn như vụ án hành hung thì LSC chỉ thực hiện trong 4 giờ còn luật sư tư phải mất tới 8 giờ; Vụ án sử dụng vụ khí LSC mất 5 giờ còn luật sư tư mất gần 10 giờ. Ngoài ra, đối với chất lượng vụ việc LSC đa số đạt chất lượng hơn như theo đánh giá tại dự án Burnaby khoảng 60% đối tượng bị kết án thì có 40% đối đượng luật sư tư bào chữa bị phạt tù còn đối LSC chỉ chiếm khoảng 30% hoặc bang Saskatcgwa đối tượng LSC bị phạt tù chiếm 14% còn luật sư tư lại chiếm 32%.3 Tiêu chuẩn, điều kiện 1 Theo Phan Hà (2013)“Trợ giúp pháp lý ở Israel”, Nghiên cứu – Trao đổi, Trang thông tin điện tử Trợ giúp pháp lý Việt Nam, tại israel, truy cập ngày 5/6/2018. 2 Theo Trịnh Thị Thanh (2015) “Giới thiệu trợ giúp pháp lý Argentina”, Nghiên cứu – Trao đổi, Trang thông tin điện tử Trợ giúp pháp lý Việt Nam, tại doi/gioi-thieu-tro-giup-phap-ly-argentina, truy cập ngày 5/6/2018. 3 Theo báo Pháp luật TP.Hồ Chí Minh ngày 12/01/2006 “Trợ giúp pháp lý ở Canada: Luật sư công - hiệu quả”, Trang thông tin điện tử Tuổi trẻ oline, tại luat-su-cong hieu-qua-118155.htm, truy cập ngày 5/6/2018.
- 3 trở thành LSC thông qua thi tuyển. LSC là công chức nhà nước và lãnh lương ổn định từ ngân sách nhà nước. Ở một số nước quy định điều kiện LSC là phải có thời gian công tác pháp luật ít nhất 6 năm, có kinh nghiệm bào chữa luật sư, tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp. Từ sự phân tích đánh giá hoạt động TGPL của các mô hình LSC nước Canada, Israel, Argentina tác giả đã so sánh với mô hình TGVPL ở Việt Nam. Qua phân tích tác giả nhận thấy cả hai mô hình này có hình thức hoạt động khá giống nhau về đối tượng được TGPL, hình thức hoạt động TGPL nhưng chỉ khác nhau LSC là công chức nhà nước còn TGVPL chỉ có Giám Đốc Trung tâm TGPL là công chức còn lại viên chức nhà nước. Một số đối tượng được TGPL miễn phí được quy định ở mô hình LSC nhưng ở Việt Nam không có như người có khả năng bị buộc tội, các vụ án hình sự, ly hôn yêu cầu nuôi con nhỏ, người tị nạn và một số đối tượng được TGPL khác. Có cơ sở so sánh hoạt động TGPL của mô hình LSC một số nước trên thế giới với mô hình TGVPL ở Việt Nam tác giả đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển về TGPL qua những kết quả đã đạt được. Hoạt động TGPL ở Việt Nam trước năm 1975 tuy chưa có quy định TGVPL, LSC thực hiện TGPL nhưng vẫn có sự tồn tại TGPL miễn phí. TGPL được thể hiện tại Sắc lệnh số 69/SL ngày 18/6/1949 của Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quy định trong các tòa án thường và tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình, trừ tòa án tại mặt trận, bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bào chữa cho họ và nếu bị can không có ai bênh vực thì ông Chánh án có thể tự mình hay theo lời yêu cầu của bị can cử một người ra bào chữa cho bị can; người đứng ra bênh vực không được nhận tiền thù lao hay của thân nhân bị can. Bộ luật tố tụng hình sự 1988 cũng thể hiện hoạt động có TGPL tại điểm a, b khoản 2 Điều 37 đối với bị can, bị cáo về tội khung hình phạt có mức án cao nhất tử hình được quy định Bộ luật hình sự; những bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ mà chưa mời được người bào chữa thì cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án yêu cầu Đoàn luật sư cử người tham gia bào chữa cho họ. Các bị can, bị cáo được bào chữa miễn phí không phải trả thù lao cho luật sư. Đến năm 1995,
- 4 hoạt động TGPL bắt đầu được nghiên cứu mãi đến cuối thế kỷ thứ XX (năm 1997) TGPL mới hình thành đi vào hoạt động. Năm 2006, Luật TGPL đầu tiên ra đời quy định về đối tượng, phạm vi, hình thức hoạt động TGPL. Sau hơn 10 thi hành Luật TGPL năm 2006 Đảng và Nhà nước ta nhận thấy cần phải bổ sung thêm đối tượng được TGPL và điều chỉnh một số Điều Luật cho phù hợp điều kiện thực tế hiện nay nên năm 2017 Quốc Hội đã ban hành Luật TGPL năm 2017 (có hiệu lực pháp luật kể từ ngày 01/01/2018). Tác giả đã phân tích đánh những điểm mới, khó khăn vướng mắc khi áp dụng triển khai, thi hành Luật TGPL năm 2017. Bên cạnh kết quả đạt được tác giả cũng đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động TGPL như về mạng lưới TGPL cơ sở; về công tác TGPL lưu động; về công tác phối hợp với cơ quan liên quan hoạt động TGPL; tiêu chuẩn, điều kiện TGVPL; quy định hoàn thành chỉ tiêu vụ việc tham gia tố tụng của Bộ Tư pháp; đối tượng được TGPL. Qua những khó khăn, vướng mắc tác giả đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm để hoàn thiện pháp luật về TGVPL theo mô hình LSC.
- 5 TỪ KHÓA LUẬN VĂN 1. Trợ giúp pháp lý 2. Luật sư công 3. Hoàn thiện pháp luật
- 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ở một số nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nhu cầu của người dân mong được tiếp xúc dịch vụ pháp lý là rất cần thiết nhưng đối tượng có điều kiện được tham gia dịch vụ này thì còn hạn chế với lý do về điều kiện kinh tế còn khó khăn, ở vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người, đi lại khó khăn Để giải quyết vấn đề trên một số nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã quan tâm tạo thuận lợi cho họ để được tiếp cận pháp lý vì lẻ đó Chính phủ trích ra một nguồn ngân sách nhà nước để ký hợp đồng luật sư hoặc tuyển dụng đào tạo LSC (nước ngoài), TGVPL (tại Việt Nam) để thực hiện TGPL. Từ đó, những đối tượng yếu thế trong xã hội, người dân khó khăn về tài chính sẽ được tiếp cận dịch vụ pháp lý miễn phí. Người thực hiện TGPL là luật sư tư, LSC, TGVPL hoạt động TGPL dưới sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật hiện hành như ở Việt Nam TGVPL chịu sự điều chỉnh của Luật TGPL 2018 và các văn bản qui phạm pháp luật có liên quan. Ở các nước trên thế giới tổ chức thực hiện TGPL được sự quản lý của Bộ Tư pháp còn ở Việt Nam có Cục TGPL (Trực thuộc Bộ Tư pháp) và mỗi tỉnh có 01 Trung tâm TGPL (trực thuộc sở Tư pháp), Chi nhánh TGPL (trực thuộc Trung tâm). Tất cả các tổ chức này hoạt động từ nguồn ngân sách nhà nước. Ở Việt Nam tổ chức TGPL được hình thành từ năm 1997. Qua nhiều năm hoạt động tổ chức đã lớn mạnh phát triển rộng rãi xuống tận nông thôn nghèo. Bến Tre là một trong những tổ chức pháp lý được hình thành sớm nhất tại 63 tỉnh thành ở Việt Nam (sau tỉnh Cần Thơ). Bến Tre thuộc tỉnh nghèo ở khu vực Đồng Bằng sông Cửu Long, một vùng quê sông nước, kinh tế chủ yếu là ngành nghề nông nghiệp là chính. Đối tượng yếu thế trong xã hội và khó khăn về kính tế rất nhiều. Toàn tỉnh đối tượng hộ nghèo, cận nghèo; đối tượng bị bạo lực gia đình hàng năm khá cao. Từ sự khó khăn đó, Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh Bến Tre được thành lập với 01 Trung tâm đặt tại thành phố Bến Tre, 04 chi nhánh được bố trí các huyện xa trung tâm và 15 TGVPL, 19 tổ chức hành nghề luật sư phục vụ thực hiện TGPL. Hình thức hoạt động TGPL của các TGVPL so với mô hình LSC một số nước
- 7 trên thế giới khá giống nhau. Tuy nhiên, so với mô hình LSC các nước trên thế giới có sự chênh lệch hơn về chuyên môn đào tạo nghiệp vụ. Đối với TGVPL tại Việt Nam cũng như TGVPL đang thực hiện TGPL ở Bến Tre cần phải học hỏi nhiều hơn về chuyên môn, nghiệp vụ. Mô hình người thực hiện TGPL là LSC đã có từ lâu như Canada, Israel, Argentina Mục đích của họ là thực hiện TGPL miễn phí cho đa số đối tượng là người dân nghèo, người yếu thế trong xã hội. Tổ chức hoạt động mô hình LSC một số nước trên thế giới rất hiệu quả. Vụ việc tham gia đạt chất lượng cao hơn so với luật sư tư. Từ những nhận định mô hình LSC một số nước trên thế giới hoạt động có hiệu quả. Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm để xây dựng tổ chức và hoạt động TGPL tại Việt Nam theo hướng trở thành mô hình LSC. Để đạt được mô hình LSC ở Việt Nam ta cần phải hoàn thiện pháp luật về TGVPL nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ nhằm mục đích đưa chức danh TGVPL thành chức danh LSC giống mô hình LSC một số nước trên thế giới. Do đó, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật về Trợ giúp viên pháp lý dựa trên mô hình luật sư công từ thực tiễn tại tỉnh Bến Tre”. 2. Câu hỏi nghiên cứu 1. Nghề LSC và mô hình LSC ở các nước quy định ra sao? 2. Pháp luật hiện nay quy định về TGVPL như thế nào? 3. Thực tiễn tại Bến Tre TGVPL gặp khó khăn, vướng mắc gì? 4. Pháp luật về TGVPL so với mô hình LSC cần hoàn thiện như thế nào?
- 8 3. Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu ở đây là phân tích đánh giá việc thực hiện TGPL có hiệu quả về mô hình LSC của một số nước trên thế giới cho người dân. Từ đó, rút ra một số kinh nghiệm để hoàn thiện, xây dựng văn bản luật TGPL áp dụng tại Việt Nam. Xây dựng đội ngũ TGVPL để từ “Trợ giúp viên pháp lý” thành “Luật sư công”. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các văn bản pháp luật quy định TGPL (Luật TGPL năm 2006, Luật TGPL năm 2017, Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật Tố tụng hành chính năm 2015). 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Mô hình LSC thực hiện TGPL ở nước Canada, Israel, Argentina. - TGVPL thực hiện TGPL ở Việt Nam và thực tiễn tại tỉnh Bến Tre. 4. Phương pháp nghiên cứu - Khảo sát, nghiên cứu nghề LSC và mô hình LSC nước Canada, Israel, Argentina. - Phân tích, đánh giá việc thực hiện TGPL của các TGVPL tại Bến Tre. - Hoàn thiện pháp luật về TGPL để chuyển từ TGVPL có đủ điều kiện trở thành LSC. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa ứng dụng của đề tài 5.1.Ý nghĩa về mặt khoa học Luận văn nghiên cứu các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam Luật TGPL năm 2006; Luật TGPL năm 2017 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan về hoạt động TGPL và so sánh hoạt động TGPL của mô hình LSC của một số nước trên thế giới. Qua đó, xác định những điểm tương đồng, khác biệt một cách có hệ thống của mô hình LSC về hoạt động TGPL và rút ra kinh nghiệm thực hiện có hiệu quả từ mô hình LSC để áp dụng hoàn thiện pháp luật TGPL ở Việt Nam xây dựng đội ngũ TGVPL đủ điều kiện chuyển thành LSC.
- 9 5.2. Ý nghĩa về mặt ứng dụng Các nước trên thế giới thực hiện TGPL với người thực hiện TGPL là LSC. Mô hình LSC phát triển rất mạnh mẽ và họat động có hiệu quả so với luật sư tư. Chính phủ luôn tạo điều kiện về vật chất, lẫn kinh phí cho hoạt động của LSC. Luật LSC được quy định chặt chẽ, rõ ràng và có vai trò rất quan trọng trong tham gia tố tụng. Việt Nam ta nên học hỏi theo các mô hình của họ vì vậy Luật TGPL nên điều chỉnh chuyển đổi mô hình LSC thay cho mô hình TGVPL và một số văn bản luật khác. Từ đó Tư pháp Việt Nam sẽ tồn tại hai loại hình luật sư là LSC và Luật sư tư. Hình thức và hoạt động như nhau mục tiêu phục vụ cho những người dân có điều kiện khó khăn về tài chính và yếu thế trong xã hội. Tên chức danh LSC sẽ được nhiều người dân biết và hiểu rõ chức năng, nhiệm vụ hơn so với chức danh TGVPL. Luận văn này được viết với mục đích học hỏi từ thực tiễn mô hình LSC một số nước trên thế giới để từ đó xây dựng, hoàn thiện pháp luật quy định TGVPL tại Việt Nam. Điều chỉnh một số quy định pháp luật Việt Nam về TGPL để chuyển thành mô hình LSC hoạt động TGPL có hiệu quả.
- 10 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHỀ LUẬT SƯ CÔNG VÀ MÔ HÌNH LUẬT SƯ CÔNG Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.1. KHÁI NIỆM NGHỀ LUẬT SƯ VÀ LUẬT SƯ CÔNG 1.1.1. Nghề luật sư Do sự phát triển không đồng đều cả về vật chất lẫn tinh thần, bất kỳ xã hội nào cũng có sự ức hiếp, bị đối xử không công bằng. Những người nghèo, người có vị thế yếu kém trong xã hội và kém hiểu biết về pháp luật luôn bị đối xử bất công, không được bảo vệ. Khi họ có những hành vi trái pháp luật bị buộc tội hoặc quyền lợi của họ bị xâm phạm thì luôn mong muốn có người am hiểu về pháp luật đứng ra bảo vệ cho họ. Do đó, để bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về tư vấn pháp luật của cá nhân, tổ chức nên nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về luật sư và nghề luật sư bắt đầu ra đời. Pháp lệnh luật sư năm 1987 và Nghị định số 15/HĐBT ngày 21 tháng 12 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành quy chế Đoàn luật sư đã xác định luật sư thực hiện TGPL không thu phí. Bộ luật hình sự năm 1988 đã được Quốc hội thông qua ngày 29/6/1988 cũng đã có quy định về luật sư trong các trường hợp bị can, bị cáo bị xử về tội có khung hình phạt cao nhất tử hình hoặc bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần nếu họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời được người bào chữa thì cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án phải yêu cầu Đoàn luật sư cử người tham gia bào chữa cho họ. Ngày 25 tháng 7 năm 2001, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh số 37/2001/PL-UBTVQH10 quy định luật sư. Từ khi Pháp lệnh luật sư ban hành cho đến nay Quốc Hội đã ban hành và sửa đổi nhiều văn bản pháp luật quy định về nghề luật sư như Luật Luật sư năm 2006, Luật Luật sư sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư năm 2012 và văn bản hợp nhất của Văn phòng Quốc hội Luật Luật sư năm 2015. Kể từ thời điểm này nghề luật sư đóng vai trò quan trọng và phát triển mạnh mẽ trong xã hội. Góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội và pháp chế xã
- 11 hội chủ nghĩa. Luật Luật sư năm 2006 và văn bản hợp nhất của Văn phòng Quốc hội có quy định: Điều 10. Tiêu chuẩn luật sư Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.4 Điều kiện để bổ nhiệm luật sư cũng quy định rõ là người phải có bằng cử nhân luật và đăng ký đào tạo tại một khóa đào tạo nghề luật sư. Sau khi hoàn thành khóa học và được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư thì phải đăng ký tập sự tại một tổ chức hành nghề luật sư. Hết thời gian tập sự phải được Liên đoàn luật sư Việt Nam tổ chức kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư. Luật Luật sư cũng có quy định rõ quyền của luật sư là được ký hợp đồng thực hiện dịch vụ pháp lý với các đương sự và được hưởng phí dịch vụ từ hợp đồng vụ việc chỉ trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng buộc phải có luật sư tham gia bào chữa. Hình thức hoạt động pháp lý của Luật sư là thực hiện tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng và các dịch vụ pháp lý khác theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Luật sư hoạt động dịch vụ pháp lý phải luôn tuân thủ pháp luật, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp của mình. Đối với khách hàng luôn tận tâm trong công việc và hạn chế rủi ro cho khách hàng. Đối với quy định luật sư ở các nước trên thế giới nhìn chung cũng không khác gì quy định luật sư ở tại Việt Nam. Luật sư thực hiện pháp lý là tư vấn pháp luật, bào chữa, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho người dân. Luật sư được quyền ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với người yêu cầu cần luật sư bảo vệ, bào chữa. Sau khi kết thúc vụ việc luật sư được nhận thù lao do người có yêu cầu chi trả (Thù lao của luật sư nhận theo khung giá quy định mà pháp luật tại nước sở tại cho phép). Luật sư hoạt động luôn tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp và pháp luật quy định nghề luật sư. Mục tiêu chung luật sư là phục vụ dịch vụ pháp lý cho người có nhu cầu trợ giúp pháp luật. 4 Trích Điều 10 Luật Luật sư năm 2006 “Tiêu chuẩn luật sư”
- 12 1.1.2. Luật sư công Ở Việt Nam nghề LSC chưa có quy định chức danh này mà chỉ có Luật sư ký hợp đồng với Trung tâm TGPL Nhà nước làm cộng tác viên thực hiện TGPL miễn phí cho người dân thuộc đối tượng được hưởng dịch vụ pháp lý theo quy định Luật TGPL (Điều 17 Luật TGPL năm 2017). Luật sư cộng tác viên Trung tâm sau khi thực hiện xong vụ việc thì được nhà nước trả thù lao trích từ nguồn ngân sách và người dân không phải trả bất kỳ khoảng phí nào cho luật sư.5 Theo một số nước trên thế giới (Canada, Israel, Argentina) quy định về LSC thì LSC là người thực hiện TGPL đó là luật sư làm việc tại các cơ quan nhà nước theo biên chế hoặc theo hợp đồng lao động. LSC sẽ phải tuân thủ việc chỉnh thị, báo cáo về nội dung công việc của mình với thủ trưởng cơ quan, của đơn vị mà mình đang công tác. Hoạt động mang tính chất từ thiện, miễn phí cho đối tượng được thụ hưởng dịch vụ TGPL. LSC được tuyển dụng vào làm việc trong cơ quan nhà nước là công chức nhà nước được hưởng lương ổn định từ ngân sách nhà nước và các chính sách khác. LSC hoạt động thực hiện pháp lý theo sự điều chỉnh của Luật LSC của mỗi nước và tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Mọi hoạt động TGPL của LSC đều chịu sự quản lý, giám sát của Cục TGPL, Bộ Tư pháp.6 1.2. VAI TRÒ CHẾ ĐỊNH CỦA LUẬT SƯ CÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP Từ những nhu cầu thực tế đối với những đối tượng có trình độ dân trí thấp, kém hiểu biết pháp luật, yếu thế trong xã hội và điều kiện khó khăn về tài chính nên việc tiếp cận dịch vụ pháp lý là rất khó khăn đối với họ. Để được bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp cho mình thì họ phải bỏ ra một khoảng phí ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với luật sư. Điều kiện này thì quá khó khăn. Do đó, để phục vụ cho những đối tượng yếu thế này nên một số nước trên thế giới như Israel, Canada, Argentina và một số nước khác đã triển khai thực hiện thí điểm mô hình LSC thực hiện miễn phí cho đối tượng 5 Trích Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 “Người thực hiện trợ giúp pháp lý”. 6 Theo Trịnh Thị Thanh (2015) “Giới thiệu trợ giúp pháp lý Argentina”, Nghiên cứu – Trao đổi, Trang thông tin điện tử Trợ giúp pháp lý Việt Nam, tại doi/gioi-thieu-tro-giup-phap-ly-argentina, truy cập ngày 5/6/2018.
- 13 trên và luật LSC đã được ban hành. Kết quả qua một thời gian hoạt động của LSC thì nhận thấy rất có hiệu quả và LSC đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người dân. Từ khi có LSC hoạt động TGPL miễn phí đã góp phần cải cách hệ thống tư pháp. Tạo điều kiện thuận lợi cho những người nghèo, người có khó khăn về tài chính, người trình độ văn hóa thấp, yếu thế trong xã hội được tiếp cận dịch vụ pháp lý miễn phí nhanh chóng, kịp thời. LSC thực hiện TGPL ít tốn kém hơn về nguồn lực, thời gian và có sự hợp tác trong các cơ quan Tòa án, cơ quan Tư pháp nhằm giúp họ tăng cường, mở rộng ảnh hưởng đối với hệ thống pháp luật tư pháp. Đối với chi phí phục vụ cho hoạt động LSC thì lại luôn thấp hơn luật sư tư, chất lượng vụ việc không thua kém gì đối với việc thực hiện pháp lý của luật sư tư. LSC luôn có tâm trong công tác và thực hiện hết trách nhiệm của mình. Mỗi quốc gia hoạt động TGPL của của LSC đều được sự điều chỉnh của Luật nơi sở tại (LSC Israel có Luật LSC năm 1995; nước Argentina Luật về văn phòng LSC Liên bang năm 1988)7. LSC được tuyển dụng vào nhà nước để thực hiện TGPL là một công chức hưởng lương hàng tháng từ ngân sách nhà nước, có trách nhiệm trong công việc. Họ được quan tâm cho đi đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng nhiều chính sách (bảo hiểm y tế, phụ cấp, nghĩ phép ) và hoạt động LSC chịu sự điều chỉnh của các quy tắc đạo đức nghề nghiệp. Đối với những đối tượng được thụ hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí như đối tượng bị thiệt thòi, có trình độ văn hóa thấp, yếu thế trong xã hội không tiếp cận được thông tin pháp lý dễ gây mất ổn định xã hội và thường hay bị lợi dụng thì được LSC kịp thời tiếp cận thực hiện TGPL. Những đối tượng này không phải chờ đợi, bỏ tiền thuê luật sư (Luật sư tư). Sự tham gia thực hiện TGPL của LSC trong các cơ quan tố tụng đã góp phần khắc phục sự lạm quyền của các cơ quan xét xử, cố ý làm sai lệch sự thật vụ án, gây oan sai trong hoạt động tư pháp. LSC là một công chức, hưởng lương từ ngân sách nhà nước nên họ xác định được trách nhiệm của họ 7 Trích từ Phan Hà (2013) “Chế định luật sư nhà nước ở một số nước”, Nghiên cứu – Trao đổi, Trang thông tin điện tử Trợ giúp pháp lý Việt Nam, tại nuoc-o-mot-so-nuoc, truy cập ngày 5/6/2018.
- 14 trong công việc. Họ luôn cố gắng thực hiện tốt và phấn đầu hoàn thành nhiệm vụ được giao đảm bảo được quyền, lợi ích hợp pháp của người dân. 1.3. MÔ HÌNH LUẬT SƯ CÔNG MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.3.1. Luật sư công tại Israel Cơ quan chịu trách nhiệm quản lý về TGPL tại Israel cũng giống như ở Việt Nam là Bộ Tư pháp. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm về nhà nước và quản lý sử dụng nguồn ngân sách cho việc thực hiện TGPL. Hoạt động TGPL ở nước này chỉ chủ yếu tập trung hai lĩnh vực hình sự và dân sự còn ở Việt Nam thực hiện các lĩnh vực trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại. 1.3.1.1. Lĩnh vực hình sự Tại Israel mô hình LSC hoạt động theo sự được điều chỉnh của luật LSC ban hành năm 1995. Các tổ chức Văn phòng LSC thực hiện TGPL do Văn phòng LSC cấp quốc gia thành lập. Văn phòng này chịu trách nhiệm tuyển dụng và trả phí cho người thực hiện TGPL trong các vụ án hình sự. Tổ chức Văn phòng LSC là các ban thực hiện các công việc như Ban vị thành niên, Ban trại giam và tù nhân, Ban tranh tụng, Ban tạm giam Hoạt động TGPL của LSC là thực hiện khi đương sự bị bắt tại đồn cảnh sát. Đương sự này không cần phải xuất trình các giấy tờ thể hiện mình là đối tượng được TGPL miễn phí. Quá trình TGPL thì được thực hiện 24/24h và trong tất cả các ngày trong tuần. Hình thức tham gia tư vấn tại nơi đương sự bị tạm giam, giam giữ trong quá trình điều tra, tham gia tại phiên tòa trong giai đoạn xét xử, hỗ trợ cho việc kháng cáo bản án và thực hiện các công việc sau bản án. Ngoài ra còn đại diện pháp lý thực hiện các thủ tục hành chính trong quá trình tố tụng như đơn xin giảm án và các công việc khác liên quan đến vụ án. Đối với các tù nhân được TGPL thực hiện TGPL thường xuyên. LSC mỗi tuần được vào nhà tù hai lần để thực hiện TGPL. LSC được quyền hỏi, theo dõi các tù nhân có bị đối xử trái quy định của pháp luật hay không. Hướng dẫn các tù nhân gửi những yêu cầu TGPL thông qua các nhân viên làm việc tại nhà tù.