Luận văn Hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

pdf 120 trang vuhoa 24/08/2022 9140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hoan_thien_phap_luat_ve_danh_gia_va_cong_nhan_nhan.pdf

Nội dung text: Luận văn Hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH DIỆP HỒNG KHÔN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH DIỆP HỒNG KHÔN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN NHÃN HIỆU NỔI TIẾNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số : 8380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN HƯNG Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi, tác giả của luận văn “Hoàn thiện pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam” xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi từ sự tìm tòi, thu thập và vận dụng các lý thuyết, dữ liệu và thông tin đã được công bố dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê Văn Hưng. Các kết quả nghiên cứu, quan điểm học thuật cũng như ý tưởng và kết quả nghiên cứu của tác giả khác, nếu có đều được tôn trọng và trích dẫn nguồn cụ thể. Ý tưởng và nội dung đề tài luận văn này cho đến nay chưa được được công bố trên bất kỳ một phương tiện nào. Tôi xin đảm bảo về những lời cam đoan trên, nếu sai sẽ chịu trách nhiệm theo quy chế của nhà trường và pháp luật về sở hữu trí tuệ Việt Nam./. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 10 năm 2018 Người cam đoan Diệp Hồng Khôn
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN 3 MỤC LỤC 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 6 MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 1 3. Tình hình nghiên cứu 2 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu 4 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài 6 Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng 7 1.1. Những vấn đề lý luận về nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng 7 1.1.1. Lý luận về nhãn hiệu 7 1.1.2. Những vấn đề lý luận về nhãn hiệu nổi tiếng 13 1.2. Pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại các Điều ước quốc tế 29 1.3. Bản khuyến nghị của Tổ chức Sở Hữu Trí Tuệ Thế Giới (WIPO) 32 1.4. Pháp luật đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại một số quốc gia trên thế giới 34 1.4.1. Hoa Kỳ 34 1.4.2. Liên Minh Châu Âu 35 1.4.3. Trung Quốc 36 1.4.4. Nhật Bản 45 1.5. Thực trạng pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 47 1.5.1. Lịch sử chế định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 47 1.5.2. Đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam 49 Chương 2: Đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 52 2.1. Đánh giá chung về kết quả thực thi các quy định pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam qua các thời kỳ 52
  5. 2.1.1. Trước khi có Luật Sở hữu trí tuệ 52 2.1.2. Sau khi có Luật Sở hữu trí tuệ 54 2.2. Những vướng mắc trong đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam 59 2.2.1. Dưới góc độ cơ sở lý luận 59 2.2.2. Dưới góc độ thực tiễn thực thi 62 2.3. Đề xuất hoàn thiện 63 2.3.1. Các nguyên tắc đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng 63 2.3.2. Các đề xuất cụ thể 70 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTMO Cơ quan nhãn hiệu Trung Quốc INTA Hiệp hội nhãn hiệu hàng hóa quốc tế JPO Văn phòng sáng chế Nhật Bản KHCN Khoa học và công nghệ Luật SHTT Luật số 50/2005/QH11 ban hành ngày 29/11/2005, hiệu lực ngày 01/07/2006 và đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số 36/2009/QH12 ngày 19/06/2009, hiệu lực ngày 01/01/2010. NHNT Nhãn hiệu nổi tiếng SAIC Cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại Trung Quốc SHCN Sở hữu công nghiệp SHTT Sở hữu trí tuệ TRAB Ban giải quyết tranh chấp và khiếu nại nhãn hiệu USPTO Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nhãn hiệu là một đối tượng SHCN gắn liền với hoạt động thương mại hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế. Trong quá trình phát triển, cùng với việc ngày càng phổ biến của một loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã dẫn đến nhãn hiệu đó dần trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng. Khi đạt đến mức độ được biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ quốc gia và có danh tiếng, uy tín nhất định thì nhãn hiệu đó trở thành NHNT. NHNT là một tình trạng đặc biệt của một nhãn hiệu, vì vậy tất yếu dẫn đến phát sinh nhu cầu bảo hộ đối với NHNT nhằm hướng đến một số mục tiêu, lợi ích kinh tế - xã hội nói chung và bảo vệ quyền, lợi hợp pháp của các chủ thể có liên quan. Tuy nhiên, đánh giá để công nhận một NHNT là một nghiệp vụ phức tạp và gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện ở nước ta, từ đó ảnh hưởng đến việc thực thi bảo hộ NHNT. Trong khi đó, việc bảo hộ NHNT là một nghĩa vụ pháp lý của một quốc gia trong các Điều ước quốc tế về SHTT, đồng thời cũng là một yêu cầu khách quan của thực tiễn. 2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu 2.1. Giả thuyết nghiên cứu Cơ chế bảo hộ đối với NHNT mang đặc trưng khác biệt so với nhãn hiệu thông thường, theo đó nếu như một nhãn hiệu thông thường là đăng ký để được bảo hộ thì một NHNT được muốn bảo hộ, trước hết phải công nhận nhãn hiệu đó đạt tình trạng nổi tiếng thông qua việc đánh giá các tiêu chí do pháp luật quy định. Tiêu chí đánh giá NHNT là một tập hợp các tính chất, dấu hiệu do pháp luật quy định làm căn cứ để nhận biết một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng trên thị trường. Thông qua các tài liệu, thông tin cụ thể được cung cấp và chứng minh bởi chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc do cơ quan có thẩm quyền tập hợp, thống kê để làm căn cứ xem xét, đánh giá, từ đó đưa ra kết luận nhãn hiệu đó có đạt tình trạng nổi tiếng hay không? Tuy nhiên, để thực hiện đánh giá và công nhận một NHNT trên thực tiễn thì cần phải
  8. 2 làm sáng tỏ vấn đề cơ bản liên quan đến NHNT. Trong phạm vi của đề tài này, tác giả đã đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể, trước hết là những câu hỏi giải quyết những vấn đề cơ bản của NHNT đến những câu hỏi nghiên cứu trực tiếp giải quyết vấn đề mà đề tài đặt ra, đó là đánh giá và công nhận NHNT. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể bao gồm: (1) NHNT có đặc điểm và vai trò gì (trong mối quan hệ so sánh với nhãn hiệu thông thường)? (2) Cơ chế bảo hộ đối với NHNT mang đặc trưng và có khác biệt như thế nào so với nhãn hiệu thông thường? (3) Việc đánh giá và công nhận NHNT được các Điều ước quốc tế, cộng đồng quốc tế về SHTT, pháp luật một số nước và tại Việt Nam được quy định như thế nào? (4) Việc đánh giá và công nhận NHNT tại Việt Nam còn tồn tại những vướng mắc, bất cập nào dưới góc độ cơ sở lý luận và thực tiễn thực thi cần phải được hoàn thiện? 3. Tình hình nghiên cứu NHNT không phải là một đề tài mới vì đã được nhiều học giả trong và ngoài nước khai thác ở nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn khác nhau. Trong đó các đề tài được nhiều học giả nghiên cứu nhất là cơ chế pháp lý về bảo hộ đối với NHNT. Các công trình trong nước, có Luận án Tiến sỹ “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng – Nghiên cứu so sánh giữa pháp luật Liên minh Châu Âu và Việt Nam” của tác giả Phan Ngọc Tâm. Đây là một công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về cơ chế bảo hộ NHNT trên quan điểm pháp luật Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Công trình nghiên cứu mới nhất về bảo hộ NHNT là Báo cáo nghiên cứu “Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo pháp luật Việt Nam – thực trạng và giải pháp hoàn thiện”. Đây là công trình nghiên cứu công phu của hai tác giả Phan Ngọc Tâm và Lê Quang Vinh trong khuôn khổ của “Dự án nhãn hiệu nổi tiếng” do Thanh tra Bộ KHCN phối hợp với Hiệp hội nhãn hiệu hàng hóa quốc tế (INTA) tổ chức nhằm đánh giá các quy định
  9. 3 pháp luật hiện hành, các vướng mắc thực tiễn đối với việc bảo hộ và thực thi quyền đối với NHNT tại Việt Nam và đề xuất phương hướng điều chỉnh Luật SHTT. Các công trình nước ngoài tiêu biểu có tác phẩm “Famous and well-known marks – An international analysis” của tác giả Frederick W. Mostert, cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc thực thi cơ chế bảo hộ NHNT, đặc biệt tác giả có đề cập đến các tiêu chí đánh giá NHNT. Công trình nghiên cứu “The protection of well-known marks in Asia” của tác giả Christopher Heath và Kung – Chung Liu, trong đó những vấn đề liên quan đến bảo hộ NHNT được công trình nghiên cứu này giải quyết trên cơ sở lý luận và thực tiễn, từ đó góp phần quan trọng trong việc so sánh về cơ chế pháp lý bảo hộ NHNT giữa các hệ thống pháp luật lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, các bài báo, bài viết và công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới góp phần hoàn thiện lý luận chung và phản ánh thực tiễn trong việc bảo hộ NHNT nói chung và vấn đề đánh giá và công nhận NHNT nói riêng. Như vậy, có thể thấy vấn đề về đánh giá và công nhận NHNT, mặc dù là một phần trong tổng thể của cơ chế bảo hộ NHNT nhưng chưa được chú trọng khai thác nghiên cứu chuyên sâu. Để giải quyết vấn đề đặt ra của đối tượng nghiên cứu, tác giả đi từ giải quyết những vấn đề cơ bản của nhãn hiệu và NHNT (Chương 1 và 2) đến những vấn đề trực tiếp làm sáng tỏ nội dung đề tài (Chương 3). 4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Như đã trình bày tại mục 3, NHNT đã được nhiều học giả trong và ngoài nước khai thác ở nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn khác nhau. Trong đó các đề tài được nhiều học giả nghiên cứu nhất là cơ chế pháp lý về bảo hộ đối với NHNT. Tuy vậy, vấn đề về đánh giá và công nhận NHNT, mặc dù là một phần trong tổng thể của cơ chế bảo hộ NHNT nhưng chưa được chú trọng khai thác nghiên cứu chuyên sâu. Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là việc đánh giá và công nhận NHNT nhằm làm rõ các quan điểm về NHNT, các tiêu chí đánh giá để công nhận một NHNT, cơ quan có thẩm quyền đánh giá, công nhận; giá trị pháp lý của việc công
  10. 4 nhận NHNT và các vấn đề pháp lý khác có liên quan. Từ đó đóng góp vào hệ thống lý luận về NHNT thông qua nghiên cứu các quy định của các Điều ước quốc tế, pháp luật của một số quốc gia trên thế giới điều chỉnh về NHNT. Cuối cùng là đề xuất hoàn thiện quy định pháp luật về đánh giá và công nhận NHNT phù hợp với bối cảnh và mục đích của việc công nhận NHNT ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các quan điểm về NHNT, các tiêu chí đánh giá để công nhận NHNT trong các Điều ước quốc tế như Công ước Paris1, Hiệp định TRIPs2, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các khuyến nghị không mang tính ràng buộc của Tổ chức SHTT thế giới. Đồng thời nghiên cứu và so sánh quan điểm của một số hệ thống pháp luật như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam để có cái nhìn tổng quan về bản chất, ý nghĩa của đánh giá và công nhận NHNT; cơ chế công nhận NHNT, các tiêu chí và phương pháp đánh giá để công nhận NHNT; cơ quan có thẩm quyền trong việc công nhận NHNT và một số vấn đề pháp lý liên quan. 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Đề tài áp dụng các phương pháp nghiên cứu pháp luật bao gồm: 5.1. Phương pháp pháp lý truyền thống Đây là phương pháp nghiên cứu pháp luật được thực hiện thông qua việc phân tích, đánh giá và diễn giải nội dung của quy định của pháp luật liên quan đến đánh giá và công nhận NHNT để từ đó làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận và thực tiễn của đối tượng nghiên cứu. 5.2. Phương pháp pháp lý so sánh Đây là phương pháp nghiên cứu pháp luật được thực hiện trên cơ sở phân tích, đánh giá những điểm giống nhau và khác nhau giữa quy phạm pháp luật cụ thể về 1 Công ước Paris về bảo hộ SHCN năm 1883, tuy nhiên vấn đề bảo hộ bảo hộ NHNT được thảo luận bởi các nước thành viên của Công ước Paris từ những năm 1920 đến năm 1925 Điều 6bis về NHNT lần đầu tiên được ghi nhận vào Công ước Paris (sau đây gọi tắt là Công ước Paris). 2 Hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên quan tới thương mại của Quyền SHTT 1994 (sau đây gọi tắt là Hiệp định TRIPs).
  11. 5 đánh giá và công nhận NHNT ở các hệ thống pháp luật để thấy được sự khác biệt và tương đồng một cách khái quát nhất. 5.3. Phương pháp pháp lý lịch sử Đây là phương pháp nghiên cứu pháp luật được thực hiện trên cơ sở tìm hiểu sự phát triển của một chế định pháp luật trong lịch sử lập pháp của một hệ thống pháp luật quốc gia hay ở phạm vi quốc tế tại các điều ước quốc tế. Phương pháp pháp lý lịch sử giúp các nhà nghiên cứu hiểu được nguồn gốc, quá trình và quy luật phát triển để từ đó có thể dự báo xu hướng phát triển của chúng trong tương lai. Đồng thời, phương pháp pháp lý lịch sử còn giúp nhà nghiên cứu tìm ra những sự giải thích hợp lý và khoa học cho những vấn đề pháp lý được đặt ra của đối tượng nghiên cứu. 5.4. Phương pháp pháp lý kinh tế Phương pháp pháp lý kinh tế là sự kết hợp giữa nghiên cứu pháp luật với kinh tế xuất phát từ mối liên hệ chặt chẽ của chúng với nhau. Nghiên cứu lĩnh vực pháp luật về SHTT càng không thể tách khỏi các yếu tố kinh tế. Các nguyên tắc, học thuyết kinh tế cho phép giải thích một cách hiệu quả, thuyết phục những vấn đề pháp lý liên quan đến quyền và thực thi quyền SHTT để từ đó thấy được giá trị kinh tế cũng như vai trò, tầm quan trọng của chúng trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. 5.5. Phương pháp pháp lý xã hội Phương pháp pháp lý xã hội được xác lập dựa trên việc giải quyết mối quan hệ tương tác biện chứng giữa pháp luật và xã hội. Sự tác động của các quy phạm pháp luật sau khi được ban hành đến đời sống xã hội và ngược lại, các thực trạng và các điều kiện xã hội sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tính khả thi, hiệu quả của các quy phạm pháp luật, đặc biệt là những vấn đề pháp lý có khuynh hướng định tính hơn là định lượng như việc đánh giá và công nhận NHNT. Các phương pháp nghiên cứu nêu trên còn được tác giả sử dụng kết hợp với phương pháp nghiên cứu đọc hiểu, tổng hợp, phân tích, đánh giá, suy luận trực tiếp
  12. 6 trên tài liệu, sách vở, các trang thông tin điện tử (internet) nhằm giải quyết một cách hiệu quả nhất đối với các câu hỏi nghiên cứu mà đề tài đặt ra. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Trong bối cảnh bùng nổ thông tin hiện nay, việc đánh giá và công nhận NHNT có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của chủ sở hữu nhãn hiệu. Trong khi đó pháp luật về đánh giá và công nhận NHNT tại Việt Nam đã tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, có thể kể một vài điển hình như: (1) Nhiều tiêu chí đánh giá để công nhận NHNT chưa được cụ thể và còn định tính3; (2) Chưa xác định các trường hợp cụ thể được công nhận NHNT; (3) Chưa phân định rõ ràng cơ quan có thẩm quyền công nhận NHNT. Chính vì vậy, luận văn này sẽ đi sâu vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của ý nghĩa, bản chất pháp lý, kinh tế - xã hội, cơ chế công nhận NHNT, các tiêu chí và phương pháp đánh giá để công nhận một NHNT, cơ quan có thẩm quyền trong việc công nhận NHNT và các vấn đề pháp lý khác có liên quan, từ đó đề xuất các hướng hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam trên cơ sở phù hợp với bản chất khách quan và yêu cầu thực tiễn ở nước ta. 3 Theo Dự thảo “Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Sở hữu trí tuệ - tài liệu phục vụ Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật SHTT tại Hà Nội (ngày 19/5/2017) và tại Thành phồ Hồ Chí Minh (ngày 23/5/2017)”, trang 20. Xem thêm tại: .
  13. 7 Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực trạng pháp luật về đánh giá và công nhận nhãn hiệu nổi tiếng 1.1. Những vấn đề lý luận về nhãn hiệu và nhãn hiệu nổi tiếng 1.1.1. Lý luận về nhãn hiệu 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của nhãn hiệu Trước khi thuật ngữ “nhãn hiệu” được sử dụng rộng rãi và điều chỉnh bởi pháp luật thì hình thức biểu hiện và cách thức tồn tại của nó đã xuất hiện từ khá sớm. Những người thợ Ấn Độ, thương nhân Trung Quốc thời cổ đại cách nay khoảng 2000 ngàn năm đã sử dụng các biểu tượng, ký hiệu dưới dạng hình vẽ, chữ viết, chữ số chạm khắc, đục trên các sản phẩm mà mình tạo ra hoặc buôn bán nhằm mục đích phân biệt các sản phẩm trên thị trường. Tuy nhiên, khi đó việc tạo ra và sử dụng chúng chỉ mang tính chất tự phát mà chưa thành một nhu cầu phổ biến. Với sự ra đời của chủ nghĩa tư bản và nền kinh tế thị trường được vận hành, sản phẩm hàng hóa không ngừng tăng về số lượng và chủng loại, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn dẫn đến sự cạnh tranh giữa các thương nhân trên thị trường. Trong đó có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, phổ biến và sớm nhất là hành vi làm giả các sản phẩm được sử dụng phổ biến, vốn quen thuộc với người tiêu dùng. Tại nước Anh, vào thế kỷ XVIII, các thương nhân lớn đã phản ánh tình trạng các sản phẩm của họ bị làm giả, vì vậy để tránh tình trạng này, nước Anh được cho là quốc gia đầu tiên ban hành luật về bảo hộ độc quyền nhãn hiệu4. Từ đó khởi đầu cho việc sử dụng rộng rãi và phổ biến của thuật ngữ “nhãn hiệu” trên thị trường và lịch sử pháp luật về quyền SHTT đối với nhãn hiệu. Ngày nay, nhãn hiệu, cùng với quyền tác giả và các đối tượng khác của quyền SHCN là những tài sản quan trọng của các doanh nghiệp và khái niệm nhãn hiệu đã dần trở nên quen thuộc trong đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một nội dung thống nhất nào để diễn giải nội hàm của thuật ngữ “nhãn hiệu”, chẳng hạn: 4 Nhãn hiệu đầu tiên được bảo hộ tại nước Anh theo Luật độc quyền nhãn hiệu là hình tam giác màu cam của hãng bia BASS (năm 1777), theo Lê Nết (2006, trang 81).
  14. 8 Theo Điều 15.1 của Hiệp định TRIPs định nghĩa về nhãn hiệu như sau: “Bất kỳ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu, bao gồm các dấu hiệu nhìn thấy được như chữ cái, chữ số, hình họa và dấu hiệu không nhìn thấy được như âm thanh, mùi, vị nếu có khả năng phân biệt hàng hoá hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hoá hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể được đăng ký làm nhãn hiệu”. Tại Hoa Kỳ, Văn phòng Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ (USPTO) cho rằng nhãn hiệu, bao gồm nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ được hiểu là bất kỳ từ ngữ, tên gọi, dấu hiệu, hình vẽ hoặc sự kết hợp của chúng được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng trong thương mại nhằm xác định nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ và phân biệt những hàng hóa, dịch vụ của một chủ thể kinh doanh với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác5; Theo Liên minh Châu Âu, luật nhãn hiệu quy định “nhãn hiệu có thể bao gồm bất kỳ dấu hiệu nào có thể được thể hiện một cách cụ thể và rõ ràng dưới dạng các từ, bao gồm tên riêng, hình ảnh, chữ viết, chữ số, hình dáng hoặc bao bì của hàng hóa, với điều kiện là chúng có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của một chủ thể kinh doanh này với hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác”6; Tại Khoản 16 Điều 4 của Luật SHTT Việt Nam quy định: “nhãn hiệu là dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Mặc dù, hiện nay có nhiều định nghĩa về nhãn hiệu, nhưng các định nghĩa về nhãn hiệu đều thống nhất những nội dung cơ bản của nhãn hiệu, đây cũng là những đặc điểm của nhãn hiệu: Một là, nhãn hiệu là dấu hiệu có thể nhìn thấy được như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, đến cả những nhãn hiệu không nhìn thấy được như âm thanh, mùi, Tùy vào mỗi quốc gia mà việc mở rộng các dấu hiệu có thể đăng ký nhãn hiệu là khác nhau, chẳng hạn tại Hoa Kỳ, cho phép mở rộng đăng ký nhãn hiệu âm thanh, mùi. 5 Xem thêm tại 6 Điều 2, Chỉ thị 89/104/EEC năm 1988.
  15. 9 Trong khi đó, pháp luật SHTT Việt Nam chưa có quy định nào liên quan đến xem xét và đăng ký các nhãn hiệu dưới dạng các dấu hiệu này. Hai là, nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác trên thị trường. Đặc điểm này của nhãn hiệu mang đến rất nhiều ý nghĩa trong thực tiễn, khả năng phân biệt của nhãn hiệu càng mạnh, kết hợp với các yếu tố nội tại của hàng hóa, dịch vụ và khả năng kinh doanh chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ mang lại sự thu hút, chú ý của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu đó. Ngoài ra, khả năng phân biệt của nhãn hiệu còn có ý nghĩa trong việc chống lại những hành vi cố ý gây nhầm lẫn của cá nhân, tổ chức khác nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu để cạnh tranh không lành mạnh, qua đó bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chủ sở hữu nhãn hiệu. Ba là, nhãn hiệu là một tài sản vô hình của chủ thể kinh doanh có khả năng định giá được để lưu thông trên thị trường. Giá trị của nhãn hiệu thể hiện rõ nhất khi chúng được chuyển nhượng trên thị trường. Bốn là, quyền SHTT đối với nhãn hiệu chỉ được phát sinh khi nó đã được đăng ký bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nhất định. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hầu hết các quốc gia theo nguyên tắc nộp đơn đầu tiên (first to file), bên cạnh đó cũng có một số quốc gia áp dụng thêm nguyên tắc ưu tiên cho quyền sử dụng trước (first to use). Tuy nhiên, đối với NHNT, cơ chế bảo hộ có sự khác biệt và mang đặc trưng riêng so với nhãn hiệu thông thường, vấn đề này sẽ được nghiên cứu, làm rõ trong phần sau của luận văn này. 1.1.1.2. Vai trò của nhãn hiệu Vai trò của nhãn hiệu được biểu hiện bởi các chức năng của một nhãn hiệu, hiện nay với sự phát triển của nền thương mại hàng hóa, dịch vụ thì nhãn hiệu càng giữ một vai trò quan trọng trong hệ thống tài sản trí tuệ của doanh nghiệp cũng như thỏa mãn các yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Nhìn chung, nhãn hiệu thể hiện các vai trò như sau: Tạo cầu nối giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ:
  16. 10 Vai trò này của nhãn hiệu xuất phát từ chức năng xác định nguồn gốc hàng hóa của nhãn hiệu. Nhãn hiệu mang đến những thông tin chỉ dẫn về xuất xứ, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời nhãn hiệu cũng cho người tiêu dùng biết rằng nhãn hiệu đó thuộc về một nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng dịch vụ cụ thể chứ không phải bất cứ chủ thể nào khác kinh doanh cùng loại hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Bất kỳ các vấn đề liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng đều có thể trực tiếp liên hệ hoặc phản ánh thông qua bên thứ ba đến nhà sản xuất. Ở chiều ngược lại, thông qua các thông tin phản ánh, dư luận xã hội đối nhãn hiệu, nhà sản xuất sẽ có nguồn thông tin khách quan để xây dựng các chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ để tiếp tục phục vụ thị hiếu người tiêu dùng, từ đó phát triển nhãn hiệu của mình ở một tầm vóc mới. Tạo ấn tượng về hàng hóa, dịch vụ trên thị trường: Khi nhãn hiệu được gắn và sử dụng với một loại hàng hóa, dịch vụ cụ thể sẽ tạo nên sự cạnh tranh trên thị trường đối với các chủ thể kinh doanh cùng loại hàng hóa, dịch vụ. Môi trường cạnh tranh hoàn hảo luôn là môi trường mà có nhiều chủ thể kinh doanh cùng loại hàng hóa, lĩnh vực dịch vụ. Vì vậy, một thị trường mà người tiêu dùng có rất nhiều sự lựa chọn thay thế thì lúc đó nhãn hiệu sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định vị trí của nó trong tâm trí người tiêu dùng. Nhãn hiệu có thể gây sự chú ý đến người tiêu dùng bằng nhiều cách thức khác nhau, chẳng hạn như yếu tố thẩm mỹ, hình thức đặc trưng của nhãn hiệu. Tuy nhiên, hầu hết hiện nay các chủ thể kinh doanh cho rằng một nhãn hiệu có mức độ danh tiếng cao (thông qua các số liệu về sức mua hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu) mới là yếu tố để lại ấn tượng sâu đậm, bền vững đối với người tiêu dùng. Có nhiều yếu tố để tạo nên uy tín, danh tiếng cho nhãn hiệu, tuy nhiên yếu tố cơ bản là chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó, bởi vì đây là một trong các yếu tố kích thích người tiêu dùng tiếp tục mua thêm hàng hóa, sử dụng dịch vụ, và cũng từ đây nhãn hiệu ngày càng trở thành một ấn tượng mạnh mẽ của người tiêu dùng khi lựa chọn hàng hóa, dịch vụ. Ngày càng trở thành một tài sản quan trọng của doanh nghiệp:
  17. 11 Vai trò của nhãn hiệu ngày nay, cũng như các tài sản trí tuệ khác của doanh nghiệp trong cách mạng công nghệ 4.0 đang ngày một trở nên quan trọng, nhất là đối với những nhãn hiệu mạnh đã khẳng định được uy tín trên thị trường. Đặc biệt, đối với các NHNT thì giá trị của nhãn hiệu không chỉ đại diện cho tài sản của doanh nghiệp, thậm chí trong một số trường hợp còn trở thành một biểu tượng kinh doanh, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc gia nơi có nhãn hiệu đó được sử dụng và kinh doanh. Việc định giá một nhãn hiệu đã trở thành một nghiệp vụ quen thuộc và là một phần không thể thiếu trong quá trình đánh giá tài sản doanh nghiệp. 1.1.1.3. Khái quát chung pháp luật về nhãn hiệu Pháp luật về nhãn hiệu ra đời một tất yếu của lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, bản chất pháp luật về nhãn hiệu nói riêng và quyền SHTT nói chung là một chế định pháp luật về tài sản và quyền sở hữu. Do đó, pháp luật về nhãn hiệu ra đời trước hết nhằm mục đích bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ sở hữu nhãn hiệu, tiếp đó là nhằm đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể có liên quan và lợi ích chung của xã hội. Thực tiễn đã cho thấy, pháp luật về nhãn hiệu ra đời trong xã hội tư hữu đã phát triển nền kinh tế thị trường, cụ thể các nghiên cứu chỉ ra rằng, luật về nhãn hiệu đã xuất hiện vào những năm 1800 tại nước Anh với đạo luật nền tảng là Đạo Luật đăng ký nhãn hiệu (1875) và Đạo Luật về Nhãn hiệu thương mại (1862)7 sau khi tại nước Anh đã phát sinh một số vụ kiện tụng liên quan đến nhãn hiệu8. Tại Hoa Kỳ cũng có những vụ việc nổi tiếng tạo thành án lệ về bảo hộ nhãn hiệu được giải quyết bởi Tòa án tối cao Hoa Kỳ9. Pháp luật về nhãn hiệu sơ khai ra đời dựa trên thực trạng giả mạo hàng hóa của các chủ thể kinh doanh hoặc tình trạng cố tình gây ra nhầm lẫn hàng hóa của một bộ phận thương nhân để trục lợi, vì vậy luật về nhãn hiệu sơ khai nhằm mục đích ngăn chặn sự nhầm lẫn hàng hóa của các chủ thể kinh doanh trên thị trường. 7 David I Bainbridge (2007, trang 586). 8 Một số vụ kiện nổi bật như Southern v. How năm 1618, vụ Blanchard v. Hill năm 1742, vụ Sykes v. Sykes năm 1824, theo Mark P.MC Kenna (2007, Vol. 82:5). 9 Một số vụ nổi bật như: United States v. Steffens, United States v. Wittemean and United States v. Johnson, xem tại: .
  18. 12 Từ nền tảng hệ thống thông luật, các chế định pháp luật thành văn về nhãn hiệu cũng được ra đời, cho đến nay, pháp luật về nhãn hiệu không ngừng hoàn thiện và trở nên phổ biến ở mọi quốc gia. Sự ra đời và phát triển của pháp luật về nhãn hiệu góp phần giải quyết một số vấn đề kinh tế - xã hội, cụ thể: Góp phần ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh: Bảo hộ nhãn hiệu sẽ giúp cho chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu của mình đối với các hàng hóa, dịch vụ được cung cấp trên thị trường bởi chủ sở hữu đó. Từ đó, chủ sở hữu nhãn hiệu ngăn chặn các hành vi cố tình bắt chước hay gây nhầm lẫn hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể kinh doanh khác trong cùng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Trong thời gian đầu của pháp luật nhãn hiệu, giải quyết vấn đề này được coi trọng nhất, bởi lẽ, việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm nhãn hiệu để cạnh tranh không lành mạnh là nguyên nhân đầu tiên cho sự ra đời của pháp luật về nhãn hiệu. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng: Quyền lợi người tiêu dùng đôi khi là một cơ sở để đánh giá, chứng minh một hành vi cạnh không lành mạnh của một chủ thể kinh doanh khi hậu quả của việc giả mạo, gây nhầm lẫn nhãn hiệu khác làm cho người tiêu dùng mua phải những sản phẩm kém chất lượng không phù hợp với mong đợi của họ. Cùng với sự phát triển của pháp luật về nhãn hiệu, quyền lợi của người tiêu dùng đã trở thành một mối quan tâm tất yếu của pháp luật về nhãn hiệu. Tạo tâm lý an toàn cho nhà đầu tư: Thông qua việc bảo hộ nhãn hiệu, “nhà đầu tư có thể an tâm đầu tư nhãn hiệu vào thị trường với sự tin tưởng rằng không ai có thể chiếm đoạt nó”10. Từ đó làm cho nhà đầu tư có ý thức hơn trong việc sử dụng nhãn hiệu của mình và gián tiếp tạo sự ràng buộc đảm bảo hoặc thậm chí trở thành động lực để tăng chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh. 10 Robert G.Bone, (2004, trang 2108).
  19. 13 1.1.2. Những vấn đề lý luận về nhãn hiệu nổi tiếng 1.1.2.1. Định nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng NHNT trước hết là một nhãn hiệu cụ thể, theo cách hiểu thông thường, đó là nhãn hiệu đã trải qua quá trình sử dụng liên tục cho hàng hóa, dịch vụ và được nhiều người tiêu dùng biết đến. Xét về mặt bản chất đây là một tình trạng đặc biệt của nhãn hiệu – đó là sự nổi tiếng của nhãn hiệu. Mặc dù khái niệm về NHNT đã tồn tại từ rất lâu trong xã hội, tuy nhiên thuật ngữ “NHNT” chỉ được chính thức hóa bởi Công ước Paris, thông qua việc đề cập đến nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc từ chối đăng ký, hủy bỏ đăng ký và ngăn cấm sử dụng đối với một nhãn hiệu mà nó có khả năng gây nhầm lẫn với một NHNT11. Công ước Paris không đưa ra bất kỳ một định nghĩa pháp lý chính thức nào về NHNT, tương tự như vậy đối với Hiệp định TRIPs, mặc dù Hiệp định này mở rộng bảo hộ NHNT đối với dịch vụ, đồng thời quy định một số căn cứ chung để xác định một nhãn hiệu được coi là nổi tiếng, trong khi đó cũng không có một định nghĩa pháp lý chính thức về NHNT. Các Điều ước quốc tế đều không định nghĩa về NHNT, do vậy định nghĩa NHNT được đưa ra dưới góc nhìn của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, không phải pháp luật quốc gia nào cũng có định nghĩa về NHNT, thậm chí một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản và luật chung của Liên minh Châu Âu cũng không đưa ra một định nghĩa chính thức về NHNT. Nhìn chung, định nghĩa về NHNT tại các quốc gia dưới hai hình thức cơ bản: Các định nghĩa NHNT tập trung vào giải thích nội hàm của khái niệm nổi tiếng của nhãn hiệu, chẳng hạn Bộ Luật SHTT của Pháp đưa ra định nghĩa NHNT là nhãn hiệu được công nhận bởi một tỷ lệ lớn người tiêu dùng hay bộ phận công chúng có liên quan đến quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng hàng hóa mang nhãn hiệu và được nhận biết một cách rõ ràng như là một sự xác định đối với nguồn gốc riêng biệt của những sản phẩm này. Hay theo luật Trung Quốc, tại Bản quy định về xác định và bảo hộ NHNT ban hành ngày 7/3/2014 của Cơ quan quản lý Nhà nước về công nghiệp 11 Đoạn 1 - Điều 6bis, Công ước Paris.
  20. 14 và thương mại Trung Quốc (SAIC)12 nhằm hướng dẫn Điều 13 và Điều 14 của Luật nhãn hiệu năm 2013 liên quan đến NHNT kèm theo Lệnh số 66 đã định nghĩa NHNT ở Điều 2 như sau: “NHNT là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi bởi bộ phận người tiêu dùng có liên quan tại Trung Quốc”. Tại Luật SHTT Việt Nam, theo Khoản 20, Điều 4 thì “nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Các định nghĩa NHNT tập trung vào đặc trưng của NHNT, chẳng hạn Luật nhãn hiệu của Ấn Độ thì nhấn mạnh ở tính chất dễ bị xâm phạm của NHNT, cụ thể “Một nhãn hiệu nổi tiếng có nghĩa là nhãn hiệu trở nên nổi tiếng trong một bộ phận đáng kể của công chúng sử dụng hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu mà sự sử dụng nhãn hiệu như thế cho các hàng hóa hay dịch vụ khác sẽ có nguy cơ tạo ra một sự kết nối trong lĩnh vực thương mại giữa những hàng hóa hay dịch vụ đó với chủ thể sử dụng nhãn hiệu cho hàng hóa hay dịch vụ được đề cập trước đó”13. Như vậy có thể thấy cho đến nay vẫn chưa có cách hiểu duy nhất và cuối cùng đối với NHNT, tuy nhiên, cách tiếp cận cách hiểu về NHNT ở các quốc gia, các hệ thống pháp luật là tương đồng nhau nếu xét về bản chất của NHNT khi thống nhất điểm cơ bản của chúng, đó là các đặc trưng hay đặc điểm của NHNT, cho dù pháp luật quốc gia đó có đề cập hay không đề cập đến định nghĩa NHNT. 1.1.2.2. Đặc trưng của nhãn hiệu nổi tiếng Nhãn hiệu có uy tín và danh tiếng được bộ phận người tiêu dùng hoặc công chúng có liên quan biết đến rộng rãi: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của NHNT, sự nổi tiếng của một nhãn hiệu đầu tiên phải được nhiều người biết đến. Sự nổi tiếng của một nhãn hiệu là một quá trình sử dụng nhãn hiệu lâu dài, liên tục trên hàng hóa, dịch vụ để định hình, khắc sâu và trở nên quen thuộc trong tâm trí người tiêu dùng, thông thường những NHNT trên thế giới phần lớn là có một thời gian tồn tại từ rất lâu và là những nhãn hiệu mạnh 12 State Administration for Industry and Commerce. 13 Bộ KHCN và Hiệp Hội nhãn hiệu quốc tế (INTA), (2017, trang 23).