Luận văn Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao chất lượng xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân Thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao chất lượng xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân Thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_hoan_thien_phap_luat_nham_nang_cao_chat_luong_xet_x.pdf
Nội dung text: Luận văn Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao chất lượng xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại tại tòa án nhân dân Thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN MINH TRÍ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG XÉT XỬ TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CÀ MAU TỈNH CÀ MAU LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN MINH TRÍ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG XÉT XỬ TRANH CHẤP KINH DOANH, THƢƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CÀ MAU TỈNH CÀ MAU Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Trần Minh Trí mã số học viên: 7701251062A là học viên lớp LOP_K25_MBL_CaMau; Khóa K25-2 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao chất lượng xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau” (sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Trần Minh Trí
- MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: Quy định của pháp luật về Thẩm phán và xét xử 5 1.1. Các quy định pháp luật về Thẩm phán 5 1.1.1. Khái niệm Thẩm phán 5 1.1.2. Phân loại Thẩm phán 6 1.1.3. Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán 7 1.1.4. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán 8 1.2. Các quy định pháp luật về xét xử 9 1.2.1. Xét xử là chức năng, nhiệm vụ của Tòa án do Thẩm phán thực hiện 9 1.2.2. Xét xử một hoạt động nghề nghiệp đặc thù của Thẩm phán 10 1.2.3. Quy định của pháp luật về xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân 11 1.3. Mối quan hệ giữa chất lượng Thẩm phán và chất lượng xét xử 14 1.3.1. Quy định của pháp luật về đánh giá chất lượng Thẩm phán 14 1.3.2. Quy định của pháp luật về chất lượng xét xử 16 1.3.3. Chất lượng của Thẩm phán quyết định chất lượng xét xử 18 1.3.4. Những yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng xét xử 18 Chƣơng 2: Thực trạng xét xử tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại tại Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau 20 2.1. Khái quát về Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau 20 2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy của Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau 20 2.2.1. Tổ chức bộ máy: Trước năm 2014, Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau có cơ cấu là đơn vị cơ sở gồm: Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án và biên chế cán bộ khác 20 2.2.2. Biên chế, chức danh tư pháp 21 2.2.3. Trình độ năng, lực của đội ngũ cán bộ 22 2.2.4. Chất lượng của đội ngũ Thẩm phán 23 2.3. Thực trạng xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau 24 2.3.1. Kết quả giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại 25 2.3.2. Những hạn chế, bất cập ảnh hưởng đến chất lượng xét xử 33
- Chƣơng 3: Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao chất lƣợng xét xử tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại tại Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau 37 3.1. Yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp đến 2020 37 3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 37 3.1.2. Hoàn thiện bộ máy hoạt động, tổ chức biên chế 39 3.1.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng xét xử 39 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng xét xử 40 3.2.1. Nhóm giải pháp về nghiệp vụ 40 3.2.2. Nhóm giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực Thẩm phán và trách nhiệm của người đứng đầu 43 3.2.3. Nhóm giải pháp đổi mới hoạt động của Tòa án 46 KẾT LUẬN 49 DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp 2013 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 Luật tổ chức TAND 2014 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 BLTTDS 2015
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đổi mới phát triển đất nước với nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng hội nhập quốc tế là tất yếu, phù hợp với xu thế thời đại. Đổi mới kinh tế gắn liền với đổi mới chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó có đổi mới nền tư pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách tư pháp, lấy Tòa án làm trung tâm, hoạt động xét xử là trọng tâm đó chính là những mục tiêu, chiến lược lớn của Đảng, Nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Phát triển kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu kinh tế, hội nhập quốc tế sâu rộng, kéo theo mặt trái của xã hội là làm phát sinh ngày càng nhiều các tranh chấp trong giao lưu dân sự, kinh doanh, thương mại không chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương, vùng, quốc gia mà có cả tranh chấp ở tầm khu vực và quốc tế . Để giải quyết tranh chấp về kinh doanh, thương mại, pháp luật quy định có nhiều kênh khác nhau, trong đó có thủ tục tố tụng giải quyết tại Tòa án là một kênh quan trọng, giải pháp cuối cùng khi thủ tục hòa giải, thủ tục trọng tài không phát huy tác dụng. Việc giải quyết các tranh chấp về kinh doanh, thương mại tại Tòa án trước bối cảnh quan hệ tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều, quy mô càng lớn, tính chất, mức độ càng phức tạp, đòi hỏi ngày càng cao vai trò, trách nhiệm, năng lực của những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xét xử, đó chính là Thẩm phán Tòa án nhân dân. Quan điểm của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ cải cách tư pháp đến năm 2020 xác định: Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm; xây dựng đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng đề cao quyền hạn, trách nhiệm pháp lý, nâng cao và cụ thể hóa tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội. Từ năm 2013 đến nay, đẩy mạnh cải cách tư pháp, hàng loạt các đạo luật lớn ở nước ta đã có sự thay đổi như: Hiến pháp, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật doanh nghiệp Điều này đã làm thay đổi sâu sắc đến bộ máy, tổ chức, hoạt động của Tòa án, nâng cao vai trò, trách nhiệm của Thẩm phán, chất lượng của xét xử. Thực tế cho thấy, một số quy định của pháp về hoàn thiện tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ Thẩm phán và chức năng, nhiệm vụ
- 2 xét xử của Tòa án chưa đồng bộ, đầy đủ. Dẫn đến một bộ phận Thẩm phán bộc lộ sự yếu kém, bất cập về trình độ chuyên môn, năng lực xét xử nên còn vi phạm tố tụng, áp dụng pháp luật không đúng, số lượng và chất lượng xét xử, giải quyết án chưa cao, chưa đạt yêu cầu. Đây là vấn đề đang cản trở định hướng về cải cách tư pháp. Bản thân là người làm công tác thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau, nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của công cuộc cải cách tư pháp; vai trò, vị trí, yêu cầu nhiệm vụ mới đang đặt ra đối với đội ngũ cán bộ chức danh tư pháp; những hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về công tác xét xử, nhất là xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại. Qua đó mong muốn tìm giải pháp hoàn thiện pháp luật, đổi mới hoạt động, nâng cao hiệu quả, chất lượng đội ngũ cán bộ, chất lượng công tác xét xử, thiết nghĩ đó là việc làm chính đáng và cần thiết. Từ lý do trên, người viết chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao chất lượng xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau tỉnh Cà Mau”, với mục đích giải quyết vấn đề đang đặt ra của cải cách tư pháp là xây dựng hoàn thiện đội ngũ cán bộ Thẩm phán trong sạch, vững mạnh, giỏi nghiệp vụ, đảm bảo thực hiện tốt chức năng xét xử, giải quyết có hiệu quả, đạt chất lượng đối với các loại án, trong đó có án tranh chấp kinh doanh, thương mại, lĩnh vực rộng có nhiều vấn đề và quan hệ tranh chấp mới phát sinh. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Mặc dù đã có nhiều công trình của các tác giả nghiên cứu về nâng cao chất lượng xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại ở các góc độ đề cập khác nhau nhưng phần đông là khai thác ở khía cạnh hoàn thiện các quy định của pháp luật về tố tụng, giải quyết án. Đề tài này người viết tập trung nghiên cứu các quy định của pháp luật có ảnh hưởng đến chất lượng Thẩm phán và chất lượng xét xử, để giải quyết các vấn đề thực tiễn vướng mắc, khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao chất lượng trong xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại của Thẩm phán Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu những quy định của pháp luật về Thẩm phán và công tác xét xử, khảo sát thực tiễn kết quả và chất lượng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau. Từ đó đánh giá đúng
- 3 những mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn, đề ra giải pháp khả thi góp phần thúc đẩy hoàn thiện pháp luật, cơ chế, mô hình tổ chức hoạt động, xây dựng, phát triển của đơn vị, rộng hơn là xây dựng ngành đảm bảo thành tốt hơn chức trách, nhiệm vụ chính trị được giao, ngang tầm trong thời đại mới. Quá trình nghiên cứu luận văn sẽ giải quyết về đề xoay quanh các câu hỏi nghiên cứu như: Quy định của pháp luật về Thẩm phán và xét xử; chất lượng Thẩm phán và chất lượng xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án hiện nay? Thực trạng chất lượng xét xử và bất cập vướng mắc trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau? Giải pháp để nâng cao chất lượng xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau? 4. Đối tƣợng, phạm vi, mục tiêu nghiên cứu Luận văn sẽ đề cập nghiên cứu các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật về Thẩm phán và xét xử; các yêu tố ảnh hưởng đến chất lượng xét xử, trong đó chất lượng Thẩm phán là yếu tố giữ vai trò quyết định đối với chất lượng xét xử. Tòa án nhân dân tối cao đã và đang tiếp tục nhanh chóng nghiên cứu ban hành nhiều văn bản quy định để thực hiện tinh thần đổi mới theo Hiến pháp và Luật tổ chức Tòa án nhân dân. Quá trình thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ mới của ngành đặt ra cho Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn cần phải tiếp tục có sự nghiên cứu đổi mới. Trong đó có vấn đề xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán, chất lượng xét xử các loại án. Phạm vi đề tài không thể chuyển tải được hết vấn đề hoàn thiện pháp luật và các hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân, chỉ nghiên cứu ở góc độ hẹp đó là nâng cao chất lượng xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau. Trong đó trọng tâm nghiên cứu làm rõ yếu tố cốt lõi, giữ vai trò quyết định đến chất lượng xét xử chính là chất lượng của Thẩm phán Tòa án. Mục tiêu hướng tới của kết quả nghiên cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng chất lượng của Thẩm phán, chất lượng giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại đơn vị. Nhận diện biết chính xác những mặt mạnh, yếu; các thuận lợi, khó khăn, các vấn đề cần tiếp tục phát huy hay phải cải thiện, sửa đổi. Từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị, đề xuất bổ sung, sửa đổi pháp luật, cơ chế, mô hình hoạt động góp phần nâng cao chất lượng xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại. Trong đó
- 4 trước nhất là nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ xét xử. Mong muốn đề tài nghiên cứu sẽ góp phần cùng Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau có cơ sở lý luận, thực tiễn vận dụng trong quản lý, điều hành và thực thi hoạt động xét xử nói chung, xét xử tranh chấp kinh doanh, thương mại tại đơn vị nói riêng ngày một tốt hơn. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để đơn vị thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ cải cách tư pháp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu là định tính, với kỹ thuật nghiên cứu gồm: thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, suy luận, dự đoán Trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng Mác xít. Khung lý thuyết nghiên cứu chủ yếu là các quy định của pháp luật ảnh hưởng đến chất lượng xét xử tranh chấp kinh doanh thương mại và chất lượng của Thẩm phán. Tài liệu nghiên cứu, tham khảo là Nghị quyết của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, những quy định của ngành Tòa án nhân dân, kết quả đánh giá phân loại cán bộ hàng năm và báo cáo công tác xét xử của Tòa án nhân dân thành phố Cà Mau qua các năm 2014, 2015, 2016
- 5 Chƣơng 1: Quy định của pháp luật về Thẩm phán và xét xử Hiến pháp năn 2013 (viết tắt là Hiến pháp 2013) quy định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân” 1. Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 (viết tắt là Luật tổ chức TAND 2014) quy định: “Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật” 2. Hiến pháp 2013 và Luật tổ chức TAND 2014 cũng ghi nhận việc xét xử của Tòa án do Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thực hiện theo các nguyên tắc “Xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” và “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” 3. Với các quy định trên cho thấy, Tòa án là cơ quan tư pháp có tính đặc thù nhân danh Nhà nước thực hiện chức năng xét xử và hoạt động xét xử do Thẩm phán thực hiện. 1.1. Các quy định pháp luật về Thẩm phán 1.1.1. Khái niệm Thẩm phán Thẩm phán hiểu theo nghĩa thông thường là từ dùng để chỉ Quan tòa, người thực hiện công việc phán xử. Hiểu theo Luật tổ chức TAND 2014: “Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử” 4. Với khái niệm này cho thấy Thẩm phán có 03 đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất: Thẩm phán phải là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện do Luật tổ chức TAND 2014 quy định. Thứ hai: Thẩm phán phải là người được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử. 1 Điều 102 Hiến pháp 2013. 2 Điều 2 Luật tổ chức TAND 2014. 3 Điều 103 Hiến pháp 2013, Điều 9 và Điều 10 Luật tổ chức TAND 2014. 4 Điều 65 Luật tổ chức TAND 2014.
- 6 Thứ ba: Thẩm phán là người được trao quyền nhân danh Nhà nước thực hiện nhiệm vụ xét xử. Ngoài ra, theo Quy chế xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp, ban hành kèm theo Quyết định số 120/QĐ-TANDTC ngày 19/6/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải thích: “Người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân bao gồm: Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án” 5. Từ quy định trên cho ta rút ra kết luận: Thẩm phán là từ dùng để chỉ người giữ chức danh tư pháp trong cơ quan Tòa án nhân dân. Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức TAND được Chủ tịch nước bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ xét xử. Những người khác tuy làm việc trong Tòa án nhân dân, có tham gia vào hoạt động xét xử, nhưng thiếu tiêu chuẩn, điều kiện và chưa được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm công tác xét xử thì không phải là Thẩm phán. Ví dụ như: Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, các cán bộ khác trong biên chế Tòa án nhân dân. 1.1.2. Phân loại Thẩm phán Hệ thống Tòa án ở nước ta hiện có 04 cấp đó là: Tòa án nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương; Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương; Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực. Tương ứng với các cấp Tòa án có các ngạch Thẩm phán là: Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán cao cấp, Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp 6. Trong đó tại Tòa án nhân dân tối cao có Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có Thẩm phán cao cấp. Tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương có Thẩm phán cao cấp và Thẩm phán trung cấp. Tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có Thẩm phán trung cấp và Thẩm phán sơ cấp 7. Chỉ có Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì nhiệm kỳ bổ nhiệm không có thời hạn và thời gian làm việc đến hết 65 tuổi. Còn lại nhiệm kỳ đầu của Thẩm phán 5 Điều 2 Quy chế xử lý trách nhiệm người giữ chức danhh tư pháp. 6 Điều 3, Điều 50, Điều 66 Luật tổ chức TAND 2014. 7 Điều 66 Luật tổ chức TAND 2014.
- 7 khi bổ nhiệm là 05 năm. Trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm 8. 1.1.3. Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Theo quy định của Luật tổ chức TAND 2014 tiêu chuẩn của Thẩm phán bao gồm: (i) Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực. (ii) Có trình độ cử nhân luật trở lên. (iii) Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử. (iv) Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật. (v) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao 9. Điều kiện chung để được bổ nhiệm Thẩm phán là phải: (i) Có thời gian làm công tác pháp luật nhất định, tùy theo từng ngạch Thẩm phán mà thời gian làm công tác pháp luật dài ngắn khác nhau. (ii) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo quy định của luật tố tụng tương ứng với từng cấp xét xử. (iii) Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán. (iv) Riêng đối với Thẩm phán Tòa án quân sự các cấp thì còn có điều kiện phải là sỹ quan quân đội tại ngũ. Tùy từng ngạch Thẩm phán pháp luật quy định điều kiện khác nhau 10. Ví dụ: Thẩm phán sơ cấp có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên và đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp. Thẩm phán trung cấp thì đã là Thẩm phán sơ cấp từ đủ 05 năm trở lên và đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán trung cấp. Thẩm phán cao cấp thì đã là Thẩm phán trung cấp từ đủ 05 năm trở lên và đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp. Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phải đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên và không phải qua kỳ thi tuyển nâng ngạch Thẩm phán. Ngoài ra có một số trường hợp cá biệt như sau: (i) Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, những người chưa là Thẩm phán sơ cấp nhưng đã tham gia công tác pháp luật từ 13 năm trở lên và có đủ các điều kiện của Thẩm phán trung cấp thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán trung cấp. (ii) Những người chưa là Thẩm phán trung cấp nhưng đã tham gia công tác pháp luật từ 18 năm trở lên và có đủ các điều kiện của Thẩm phán cao cấp thì có thể được tuyển 8 Điều 74 Luật tổ chức TAND 2014. 9 Điều 67 Luật tổ chức TAND 2014. 10 Điều 68 Luật tổ chức TAND 2014.
- 8 chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp. (iii) Trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều động đến để đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, tuy chưa đủ thời gian làm công tác pháp luật nhưng có đủ tiêu chuẩn và điều kiện còn lại thì có thể được tuyển chọn và bổ nhiệm làm Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp. Những đối tượng này không phải qua kỳ thi tuyển thẩm phán. (iv) Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về pháp luật, chính trị, kinh tế, văn hóa,, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử các vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao 11. 1.1.4. Trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Xuất phát từ quy định đổi mới trong công tác tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán phải qua thi tuyển, nên quy trình, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán cũng có nhiều thay đổi. Theo trước đây Thẩm phán không phải qua kỳ thi tuyển nên việc tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chỉ quy định trình tự, thủ tục do Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán địa phương phê duyệt. Ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đều có Hội đồng tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán, thực hiện nhiệm vụ xét duyệt hồ sơ của người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được chọn bổ nhiệm Thẩm phán. Hiện tại các địa phương không còn Hội đồng tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán mà tất cả đều tập trung về một đầu mối là Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia. Theo Luật tổ chức TAND 2014 quy định tại Tòa án nhân dân tối cao có Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán, thực hiện nhiệm vụ tổ chức các kỳ thi tuyển Thẩm phán các cấp. Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, thực hiện nhiệm vụ xem xét tuyển chọn người đủ tiêu chuẩn, điều kiện làm Thẩm phán để đề nghị 11 Điều 68, Điều 69 Luật tổ chức TAND 2014. Đã qua Quốc Hội phê chuẩn bổ nhiệm các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là người không làm việc ở Tòa án gồm: Bà Nguyễn Thúy Hiền – Nguyên là Thứ trưởng Bộ Tư pháp, bà Đào Thị Xuân Lan – Nguyên là Ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc Hội, bà Nguyễn Thị Hồng Anh – Nguyên là Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa liên bang Đức.
- 9 Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; trình Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm Thẩm phán các Tòa án khác. Xem xét việc miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán theo quy định của pháp luật để đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; trình Chủ tịch nước quyết định miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác. Các Hội đồng này đều do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm Chủ tịch hội đồng 12. Trình tự, thủ tục, mẫu hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán thực hiện theo quy định thống nhất chung toàn quốc được ban hành kèm theo Quyết định số 866/QĐ-TANDTC ngày 13 tháng 7 năm 2016 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Ngoài ra, Thẩm phán cũng là một công chức nhà nước nên được quy định về chế độ đãi ngộ, phải có trách nhiệm với đất nước, nghề nghiệp và công việc; phải chấp hành nghiêm chỉnh những điều quy định Thẩm phán không được làm; phải thực hiện chế độ điều động, luân chuyển, biệt phái cán bộ như những công chức nhà nước khác 13. Tóm lại: Thẩm phán là công chức nhà nước, công tác tại cơ quan Tòa án nhân dân, đó là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn được Chủ tịch nước bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ xét xử. Thẩm phán là chức danh tư pháp đặc thù bởi lẽ tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm đều có tính đặc thù riêng biệt khác với cán bộ công chức nhà nước khác. Việc Thẩm phán do Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử cũng là yếu tố đặc thù. Ngay cả nhiệm vụ xét xử của Thẩm phán cũng là nhiệm vụ đặc thù thuộc chức năng nhiệm vụ riêng biệt của Tòa án nhân dân mà các cơ quan, tổ chức khác không có. 1.2. Các quy định pháp luật về xét xử 1.2.1. Xét xử là chức năng, nhiệm vụ của Tòa án do Thẩm phán thực hiện Chức năng cơ bản, đặt thù của Tòa án nhân dân là hoạt động xét xử. Chỉ có Tòa án mới có quyền xét xử phán quyết một người có tội hay không có tội, một chủ thể đúng hay sai, có quyền và nghĩa vụ gì khi tham gia vào các quan hệ tranh chấp trong đời sống dân sự, kinh tế, hành chính Phán quyết của Tòa án là nhân danh Nhà nước có tính bắt buộc phải thực hiện đối với cá nhân, tổ chức bị xét xử. 12 Các Điều 70, 71, 73, 81, 82, 83 Luật tổ chức TAND 2014. 13 Từ Điều 75 đến Điều 80 Luật tổ chức TAND 2014.,
- 10 Luật tổ chưc TAND 2014 quy định: “Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Luật này và các luật có liên quan” 14. Trong khi đó Điều 2 của Luật tổ chức TAND 2014 là điều luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân. Một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng đặc trưng của Tòa án nhân dân mà Thẩm phán được thực hiện đó là: (i) Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. (ii) Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân. Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Ngoài ra trong xét xử đối với từng loại án, Tòa án nhân dân còn có các quyền hạn cụ thể, riêng biệt khác. Ví dụ: Quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng 15. Theo quy định này cho thấy Thẩm phán là người đại diện cho Tòa án thực hiện chức năng xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án. Trong biên chế cán bộ của Tòa án có nhiều cán bộ làm nhiệm vụ khác nhau như: Công tác nghiệp vụ, công tác hành chính, công tác nghiên cứu khoa học, công tác tổ chức, thanh tra Song vai trò quan trọng nhất vẫn là Thẩm phán, những người trực tiếp làm công tác xét xử, người có nhiệm vụ, quyền hạn đặc thù, thực hiện chức năng xét xử của Tòa án. 1.2.2. Xét xử một hoạt động nghề nghiệp đặc thù của Thẩm phán Hiến pháp, Luật tổ chức TAND và pháp luật tố tụng ở nước ta đều quy định thống nhất nhau việc xét xử của Tòa án nhân dân là do Thẩm phán, Hội thẩm nhân 14 Điều 65 Luật tổ chức TAND 2014. 15 Điều 2 Luật tổ chức TAND 2014.
- 11 dân thực hiện 16. Đây là những người đại diện Tòa án nhân dân, nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để thực hiện hoạt động xét xử. Do đó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm phải được độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Vì vậy, độc lập xét xử của Thẩm phán đã trở thành một nguyên tắc cốt lõi trong hoạt động xét xử của Tòa án được hiến định và cụ thể hóa ở nhiều Bộ luật, Luật khác nhau: “Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” 17. Tính đặc thù trong hoạt động nghề nghiệp của Thẩm phán thể hiện ở: (i) Tính chất công việc xét xử phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục tố tụng nghiêm ngặt do pháp luật quy định, các cơ quan nhà nước khác không có. Trình tự, thủ tố tụng này được thực hiện từ khi nhận đơn khởi kiện, thụ lý vụ án, nghiên cứu hồ sơ, thu thập chứng cứ, hòa giải, xét xử và cả hiệu lực thi hành của bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án. (ii) Tính đặc thù thể hiện ở tính độc lập trong hoạt động xét xử của Thẩm phán. Nguyên tắc Thẩm phán độc lập xét xử và chỉ tuân theo pháp luật được hiểu: Khi xét xử Thẩm phán phải tự mình thực hiện nhiệm vụ, phải dựa trên chứng cứ và những quy định của pháp luật để tự đưa ra quyết định về vụ án mà không phụ thuộc vào bất cứ sự tác động nào khác. (iii) Hoạt động xét xử của Thẩm phán có tính đặc thù bởi lẽ: để thực hiện nhiệm vụ xét xử, Thẩm phán phải nghiên cứu hồ sơ vụ án, trên cơ sở xác định các chứng cứ có trong hồ sơ, thông qua kết quả xét hỏi kiểm tra chứng cứ, tranh tụng tại phiên tòa, đối chiếu với những quy định của pháp luật, nhằm tìm ra cái đúng, cái sai, cái chân lý trong từng vụ việc cụ thể mà đưa ra quyết định phán quyết. Từ đó để giải quyết đúng đắng vụ án, Thẩm phán phải có hiểu biết pháp luật sâu sắc, phải có kinh nghiệm, kỹ năng nghiệp vụ tốt, có hiểu biết rộng về nhiều mặt của đời sống xã hội và quan trọng hơn là phải có đạo đức trong sáng, có tâm và có tầm 1.2.3. Quy định của pháp luật về xét xử tranh chấp kinh doanh, thƣơng mại tại Tòa án nhân dân Kinh doanh theo cách hiểu thông thường là tổ chức mua bán để thu lợi nhuận. Theo Luật doanh nghiệp kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm 16 Điều 103 Hiến pháp 2013; Điều 8, Điều 65 Luật tổ chức TAND 2014; Điều 12 Bộ luật TTDS 2015. 17 Điều 103 Hiến pháp 2013.
- 12 hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi 18. Như vậy, kinh doanh là tất cả các hoạt động từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ nhằm mục đích sinh lời. Thương mại được hiểu đơn giản là việc buôn bán. Theo Luật thương mại: Hoạt động kinh doanh, thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác 19. Tranh chất kinh doanh, thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh, thương mại. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại là trình tự, thủ tục do pháp luật quy định cho cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết, phân định đúng, sai của các chủ thể khi có xảy ra tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Pháp luật Việt Nam quy định giải quyết tranh chấp thương mại bằng nhiều kênh ngoài tố tụng như: Thương lượng, Hòa giải; thông qua tố tụng gồm: Tố tụng trọng tài và Tố tụng Tòa án 20. Việc xét xử án kinh doanh, thương mại tại Tòa án được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự. Bộ luật tố tụng Dân sự quy định các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc Thẩm quyền xét xử của Tòa án bao gồm: “1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và điều có mục đích lợi nhuận. 2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên của công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty. 4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị. Giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sát nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty. 18 Điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2014. 19 Điều 3 Luật thương mại năm 2005. 20 Điều 317 Luật thương mại năm 2005.