Luận văn Hoàn thiện lý luận kế toán hoạt động đầu tư tài chính theo hướng tổng thể và dài hạn

pdf 91 trang vuhoa 24/08/2022 9160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoàn thiện lý luận kế toán hoạt động đầu tư tài chính theo hướng tổng thể và dài hạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hoan_thien_ly_luan_ke_toan_hoat_dong_dau_tu_tai_chi.pdf

Nội dung text: Luận văn Hoàn thiện lý luận kế toán hoạt động đầu tư tài chính theo hướng tổng thể và dài hạn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH oOo HUỲNH VŨ BẢO TRÂM HOÀN THIỆN LÝ LUẬN KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNHTHEO HƯỚNG TỔNG THỂ VÀ DÀI HẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP HCM - 2008 1
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH oOo HUỲNH VŨ BẢO TRÂM HOÀN THIỆN LÝ LUẬN KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỔNG THỂ VÀ DÀI HẠN Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán Mã số 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ HỮU ĐỨC TP HCM – 2008 2
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thưc. Tác giả Huỳnh Vũ Bảo Trâm 3
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1 1.1.1. Khái niệm 1 1.1.2. Phân loại các hoạt động đầu tư tài chính 2 1.1.3. Mục đích của hoạt động đầu tư tài chính 9 1.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DỰA TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA HOA KỲ 10 1.2.1. Kế toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 11 1.2.2. Kế toán các khoản đầu tư tài chính dài hạn 18 1.3. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THEO CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ 19 1.3.1.Kế toán các khoản đầu tư tài chính theo IAS 25 21 1.3.2. Kế toán các khoản đầu tư tài chính theo IAS 32, IAS 39 24 1.3.3. Kế toán các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh 28 1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG KẾ TOÁN TÀI CHÍNH HIỆN ĐẠI 30 1.4.1. Việc phân loại 31 1.4.2. Ghi nhận và đánh giá 32 4
  5. 1.4.3. Trình bày và công bố 33 1.4.4. Kế toán khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh 35 1.4.5. Kế toán các khoản đầu tư tài chính trong tổ chức tín dụng 38 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN VIỆT NAM 40 2.1. Tình hình hoạt động đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam 40 2.1.1. Sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính 40 2.1.2. Sự phát triển của các tổ chức tín dụng 44 2.2. Thực trạng kế toán hoạt động đầu tư tài chính trong hệ thống kế toán Việt Nam 2.3. Những vấn đề đặt ra đối với kế toán hoạt động đầu tư tài chính trong hệ thống kế toán Việt Nam 60 2.3.1. Về việc phân loại 60 2.3.2. Giá gốc và giá trị hợp lý 61 2.3.3. Thiếu một nền tảng lý luận và quan điểm phát triển có tính chiến lược và tổng thể 62 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN LÝ LUẬN KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH THEO HƯỚNG TỔNG THỂ VÀ DÀI HẠN 66 3.1. Xây dựng các quy định về kế toán hoạt động đầu tư tại Việt Nam theo hướng tổng thể và dài hạn 68 3.2. Một số kiến nghị về dài hạn để hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư 68 3.2.1. Về các nguyên tắc kế toán 68 5
  6. 3.2.2. Về các chuẩn mực kế toán 75 Kết luận Tài liệu tham khảo 6
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT FASB Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính (Mỹ) IASB Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế US GAAP Những nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung (Mỹ) NHNN Ngân hàng Nhà nước TTCK Thị trường chứng khoán BCTC Báo cáo tài chính 7
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1 Các bước phân biệt công cụ nợ và công cụ vốn 24 Bảng 2 So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về kế toán hoạt động đầu tư tài chính 46 Bảng 3 Tóm tắt việc phân loại, đặc điểm, ghi nhận, đánh giá cho từng loại tài sản tài chính 70 Bảng 4 Tóm tắt việc phân loại, ghi nhận, đánh giá cho từng loại nợ phải trả 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 8
  9. Tài liệu tiếng Việt 1. Khoa Kế toán – Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Bài giảng môn Lý thuyết kế toán (Hệ Cao học) 2. Ngân hàng thế giới (2002), Các chuẩn mực kế toán quốc tế, Nguyễn Thu Hà dịch, Nhà xuất bản chính trị quốc gia. 3. Luật Kế toán (2003) 4. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC (2006) 5. Định hướng về việc sử dụng giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam, Lê Vũ Ngọc Thanh, luận văn thạc sĩ kinh tế (2005) 6. Hà Thị Ngọc Hà, Hoàn thiện kế toán Bảo hiểm trong xu thế mở cửa và hội nhập”, Luận án tiến sĩ. 7. Các chuẩn mực kế toán và thông tư hướng dẫn. 8. Các trang web về kế toán, kiểm toán. Tài liệu tiếng Anh 1. FASB (2004), Fair Value Measurements, Exposure Draft. 2. Keith Alfredson, Ken Leo, Ruth Picker, Paul Pacter, Jennie Radford, Applying International Accounting Standards – Vol 2, Nhà xuất bản John Wiley and Sons Australia Ltd. 3. Barry J. Epstein, Abbas Ali Mirza, Interpretation and Application of International standards 2000, Nhà xuất bản John Wiley and Sons, INC. 4. Patrick R. Delaney, Barry J. Epstein, James R.Adler, Micheal F.Foran, Interpretation and Application of Generally Accepted Accounting Principles 1998, Nhà xuất bản John Wiley and Sons, INC. 5. Stephen A. Zeff, Rice University, Evolution of US Generally Accepted Accounting Principles (GAAP). 9
  10. MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài 10
  11. Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán, sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào khu vực, và thế giới, sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp đã hình thành nên các quan hệ tài chính phức tạp giữa các doanh nghiệp, hình thành nên các hoạt động đầu tư tài chính mới. Các doanh nghiệp được phát hành cổ phiếu, trái phiếu, đầu tư chứng khoán vào doanh nghiệp khác, ngân hàng Trong thời gian qua, hệ thống kế toán Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện, phát triển theo hướng hội nhập với kế toán quốc tế và được các Hội nghề nghiệp đánh giá là phù hợp cao với quốc tế. Tuy nhiên, trong lĩnh vực hoạt động đầu tư tài chính, các quy định về kế toán hiện nay thiếu một tầm nhìn tổng thể và dài hạn. Vì vậy, việc “hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư tài chính theo hướng tổng thể và dài hạn” là một vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng kịp thời thực tiễn của hoạt động đầu tư tài chính tại Việt Nam và rút ngắn khoảng cách giữa các quy định kế toán của Việt Nam và thế giới trong quá trình hội nhập. Mục đích nghiên cứu của luận văn. Mục đích nghiên cứu của luận văn là hoàn thiện lý luận kế toán hoạt động đầu tư tài chính tại Việt Nam theo hướng tổng thể và dài hạn, bằng cách tiếp cận các nghiên cứu của thế giới, đánh giá thực trạng chính sách kế toán đầu tư tại Việt Nam và từ đó đưa ra giải pháp để định hướng hoàn thiện. Đối tượng nghiên cứu Đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi nghiên cứu về chính sách kế toán hoạt động đầu tư tài chính trong hệ thống kế toán Việt Nam, và không đề cập đến tác động của thuế đối với các hoạt động đầu tư tài chính. Đề tài tập trung nghiên cứu và giải quyết các vấn đề cơ bản sau: 11
  12. - Trình bày sự hình thành và phát triển của các quy định về kế toán đầu tư tài chính theo Hoa Kỳ và chuẩn mực kế toán quốc tế. Từ đó, nêu lên các nội dung cơ bản trong kế toán hoạt động đầu tư tài chính hiện đại. - Tìm hiểu về các hoạt động đầu tư tài chính hiện nay và nghiên cứu các quy định về kế toán đầu tư tài chính trong hệ thống kế toán Việt Nam. Từ đó, nêu lên các vấn đề đặt ra đối với yêu cầu hoàn thiện. - Đưa các các giải pháp để hoàn thiện lý luận kế toán hoạt động đầu tư tài chính theo hướng tổng thể và dài hạn. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn được thực hiện trên cơ sở phân tích sự phát triển các quy định về kế toán đầu tư tài chính với thực tiễn Việt Nam. Những đóng góp của luận văn - Hệ thống lại nội dung kế toán về hoạt động đầu tư tài chính theo quan điểm của kế toán Hoa Kỳ và theo chuẩn mực kế toán quốc tế. - Hệ thống lại nội dung các quy định về hoạt động đầu tư tài chính trong kế toán Việt Nam. - Đưa ra các giải pháp hoàn thiện kế toán hoạt động đầu tư tài chính (bổ sung các nguyên tắc kế toán, chỉnh sửa và bổ sung các chuẩn mực kế toán, các quy định về kế toán ) Bố cục của luận văn Luận văn gồm 80 trang, được chia thành 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về kế toán đầu tư tài chính trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng kế toán hoạt động đầu tư tài chính trong hệ thống kế toán Việt Nam Chương 3: Hoàn thiện lý luận kế toán đầu tư tài chính trong hệ thống kế toán Việt Nam theo hướng tổng thể và dài hạn 12
  13. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 13
  14. 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm “Khi doanh nghiệp bỏ tiền vào tủ sắt thì không thể gọi là đầu tư, vì giá trị của nó có thể sẽ bị giảm xuống do lạm phát và bản thân nó không đem lại một giá trị gia tăng nào. Nhưng doanh nghiệp bỏ tiền vào ngân hàng thì cũng có thể gọi là đầu tư vì nó mang lại cho bạn một khoản tiền lời”. Đó là nhận xét của Alan Smicer, một chuyên gia tài chính của Finance Times. Đầu tư có thể được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau. Đầu tư cũng có thể là mua chứng khoán để hưởng cổ tức. Đầu tư cũng có thể là mua các trang thiết bị, phương tiện sản xuất hiện đại để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận. Đầu tư cũng có thể là góp vốn vào các doanh nghiệp khác dưới nhiều hình thức khác nhau để hưởng lợi tức. Nói rộng ra, đầu tư là quá trình bỏ vốn ra với hi vọng đem lại giá trị lớn hơn trong tương lai. Theo Điều 3.1, Luật Đầu tư được ban hành vào ngày 12/12/2005, thuật ngữ đầu tư được hiểu như sau: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định pháp luật có liên quan” Trong quá trình kinh doanh, nếu có nguồn vốn nhàn rỗi và để tăng hiệu quả sử dụng vốn, các doanh nghiệp thường đầu tư số vốn đó ra bên ngoài, từ đó nảy sinh một loại tài sản là khoản đầu tư tài chính. Khoản đầu tư tài chính là các khoản tài sản đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhắm mục đích sử dụng hợp lý vốn để tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 14
  15. 1.1.2. Phân loại các hoạt động đầu tư tài chính Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các hoạt động đầu tư.  Căn cứ vào hình thức quản lý hoạt động đầu tư, đầu tư chia ra thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu, cổ phần, trái phiếu, các chứng từ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán, và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.  Căn cứ vào thời hạn đầu tư, đầu tư chia thành đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn.  Đầu tư ngắn hạn là hoạt động đầu tư tài chính có thời hạn thu hồi vốn trong vòng một năm (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12 tháng) hoặc một chu kỳ kinh doanh bình thường (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng), bao gồm đầu tư chứng khoán ngắn hạn và đầu tư ngắn hạn khác. • Đầu tư chứng khoán là hoạt động đầu tư tài chính dùng vốn nhàn rỗi để mua các loại chứng khoán nhằm mục đích hưởng lãi hoặc chia sẻ lợi ích và cả trách nhiệm với doanh nghiệp khác cũng như sử dụng chứng khoán làm đối tượng kinh doanh. Chứng khoán gồm có các loại: Cổ phiếu 15
  16. Cổ phiếu là giấy xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần, căn cứ vào phần góp vốn qua việc mua cổ phiếu. Cổ phiếu có các đặc điểm cơ bản: • Không kỳ hạn. • Được quyền nhận cổ tức hàng năm. • Người mua cổ phiếu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về sự phá sản của công ty cũng như được quyền đấu phiếu và biểu quyết. • Được chia phần tài sản còn lại của công ty sau khi thanh toán các khoản nợ. Có hai loại cổ phiếu: • Cổ phiếu thường: là cổ phiếu có những đặc điểm cơ bản trên. • Cổ phiếu ưu đãi: cũng là một hình thức đầu tư vốn cổ phần như cổ phiếu thường nhưng ở mức độ hạn chế như không được tham gia bỏ phiếu và ứng cử hội đồng quản trị, ban kiểm soát của công ty. Đổi lại, người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi được ưu thế về tài chính, được hưởng một mức cổ tức riêng biệt có tính chất cố định hàng năm, được ưu tiên chia cổ tức và tài sản còn lại khi phá sản trước cổ phiếu thường. Có bốn loại cổ phiếu ưu đãi: • Cổ phiếu ưu đãi tích lũy: nếu trong năm không có lợi nhuận để trả cổ tức thì phần cổ tức đó được chuyển cho năm sau và sẽ trả vào năm sau hoặc khi có tiền. 16
  17. • Cổ phiếu ưu đãi không tích lũy: ngược lại, nếu trong năm không có lợi nhuận thì công ty sẽ miễn thanh toán phần cổ tức năm đó. • Cổ phiếu ưu đãi tham dự chia phần: ngoài việc nhận số cổ tức cố định, cổ đông còn được hưởng một phần phụ trội theo quy định khi công ty làm ăn có lãi. • Cổ phiếu ưu đãi không tham dự chia phần: chỉ được hưởng cổ tức cố định. • Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi: là loại cổ phiếu cho phép chuyển đổi thành một số lượng cổ phiếu thường cố định. • Cổ phiếu ưu đãi có thể chuộc lại: là loại cổ phiếu có điều khoản cho phép công ty phát hành có thể hoàn lại vốn cổ phần cho người nắm giữ. Trái phiếu Trái phiếu là một hợp đồng nợ dài hạn được ký kết giữa chủ thể phát hành (Chính phủ, doanh nghiệp) và người cho vay. Như vậy, khác với cổ phiếu, người phát hành là con nợ đối với người mua trái phiếu. Trái phiếu có các đặc điểm cơ bản: • Được hưởng lãi cố định, ít rủi ro hơn cổ phiếu. • Được chia phần tài sản còn lại của công ty khi bị phá sản trước cổ đông. Khác với các công cụ nợ khác, trái phiếu có khả năng trao đổi khi chưa đến ngày đáo hạn, người nắm giữ có thể đem trái phiếu chuyển nhượng cho người khác trên thị trường thứ cấp. 17
  18. Căn cứ theo thể chế phát hành trái phiếu có các loại: • Trái phiếu công ty: là loại giấy chứng nhận nợ có kỳ hạn do công ty phát hành có các loại: - Trái phiếu tín chấp: dựa vào uy tín của công ty phát hành. - Trái phiếu thế chấp: công ty phát hành phải đem tài sản đảm bảo. - Trái phiếu có thể chuộc lại: công ty phát hành được quyền chuộc lại trước hạn. - Trái phiếu được quyền hoàn lại: là loại trái phiếu mà người nắm giữ lựa chọn việc hoàn lại mà không do nhà phát hành quy định. • Trái phiếu đô thị: là loại trái phiếu do Chính phủ hoặc chính quyền địa phương phát hành, nhằm huy động vốn cho các dự án đầu tư về cơ sở hạ tầng. . . • Công trái nhà nước: là loại trái phiếu dài hạn đặc biệt, có thời hạn từ mười năm trở lên, được phát hành từng đợt nhằm bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách nhà nước. Chứng khoán lai (Hybrid Security) Chứng khoán lai là dạng trung gian giữa chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Ví dụ: trái phiếu chuyển đổi là một loại trái phiếu có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu công ty theo một tỷ lệ công bố trước vào một khoảng thời gian xác định trước. Người nắm giữ trái phiếu chuyển đổi có quyền quyết định chuyển hay không chuyển sang cổ phiếu. 18
  19. Chứng khoán phái sinh (Derivatives) Là các công cụ có nguồn gốc từ chứng khoán. Các công cụ chứng khoán phái sinh rất phong phú, đa dạng, nhưng nhìn chung có các công cụ chính sau: • Quyền chọn (Option): là một hợp đồng được ký kết giữa một bên là “người ký phát” và một bên là người mua hợp đồng, trong đó cho phép người mua hợp đồng được quyền mua hoặc bán cho người ký phát hợp đồng một lượng hàng hóa với giá cả nhất định và ở thời hạn quy định trong tương lai. Có hai loại: quyền chọn mua (Call option) và quyền chọn bán (Put option). Hợp đồng quyền chọn cung cấp quyền cho người sở hữu chứ không là nghĩa vụ mua hay bán. Vì vậy, người sở hữu hợp đồng quyền chọn có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền của mình. • Hợp đồng tương lai (Future contracts): là hợp đồng trong đó số lượng hàng hóa, giá cả, thời điểm giao dịch được ấn định trước tại thời điểm ký hợp đồng. Để tránh mọi thiệt hại khi hợp đồng không được tôn trọng, vào lúc ký kết cả hai bên phải ký quỹ. • Hợp đồng kỳ hạn (Forward contracts) là những thỏa thuận mua bán một loại tài sản ở thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá nhất định. Hợp đồng này không được bảo vệ khả năng thanh toán. • Hợp đồng hoán đổi (Swap contracts): là hợp đồng trong đó hai bên đồng ý trao đổi một dòng tiền này lấy một dòng tiền 19
  20. khác của bên kia. Có nhiều loại hợp đồng hoán đổi như SWAP lãi suất, SWAP tiền tệ .  Đầu tư ngắn hạn khác là các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn ngoại trừ các hoạt động đầu tư chứng khoán ngắn hạn.  Đầu tư tài chính dài hạn là khoản đầu tư tài chính có thời gian thu hồi vốn trên một năm (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dưới 12 tháng) và trên một chu kỳ kinh doanh bình thường (đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trên 12 tháng), bao gồm: • Các khoản đầu tư vào doanh nghiệp khác dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần với mục đích hưởng lãi hoặc nhằm chia sẻ lợi ích và trách nhiệm với các doanh nghiệp khác. Căn cứ vào tỷ lệ quyền biểu quyết mà bên đầu tư nắm giữ tại bên nhận đầu tư và tầm ảnh hưởng của bên đầu tư đối với hoạt động của bên nhận đầu tư mà chia thành 3 loại sau: Đầu tư vào công ty con: quyền kiểm soát của công ty mẹ đối với công ty con được xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (công ty mẹ có thể sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp công ty con thông qua một công ty con khác) Đầu tư vào công ty liên kết: nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp qua các công ty con ít nhất 20% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư. Bên đầu tư không có quyền kiểm soát nhưng có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của bên nhận đầu tư. 20
  21. Đầu tư công cụ tài chính vào bên nhận đầu tư: nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp hay gián tiếp thông qua các công ty con ít hơn 20% quyền biểu quyết tại bên nhận đầu tư. Bên đầu tư không có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của bên nhận đầu tư. Vốn góp liên doanh: doanh nghiệp cùng một hay nhiều doanh nghiệp khác cùng thoả thuận bằng hợp đồng để cùng thực hiện hoạt động kinh tế mà hoạt động này được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh.  Các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác: là các khoản đầu tư tài chính dài hạn khác không phải là hình thức đầu tư vào công ty con, công ty liên kết và góp vốn liên doanh. 1.1.3. Mục đích của hoạt động đầu tư tài chính Doanh nghiệp thực hiện khoản đầu tư tài chính ra bên ngoài nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi, giúp doanh nghiệp thực hiện các chính sách phát triển, bành trướng doanh nghiệp; tăng khả năng cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, duy trì sự ổn định về lợi nhuận. Có nhiều cách để phát triển bành trướng doanh nghiệp, nhưng tại sao các doanh nghiệp không bành trướng bằng cách thành lập cơ sở kinh doanh mới có quy mô lớn hơn, mà chọn hình thức góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác? Vì các lý do sau: - Lợi ích về chi phí: các doanh nghiệp sẽ tốn ít chi phí hơn trong việc có các cơ sở tiện nghi nếu liên kết, hợp nhất, sát nhập doanh nghiệp hơn là tự phát triển. 21
  22. - Giảm rủi ro: việc liên kết, sát nhập, hợp nhất giúp doanh nghiệp tận dụng được thị trường sẵn có của nhau, sẽ ít rủi ro hơn việc thành lập hãng sản xuất mới và bắt đầu tìm thị trường tiêu thụ. - Các trì hoãn trong hoạt động ít hơn: một doanh nghiệp từ khi hình thành, xin giấy phép hoạt động, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, môi trường theo pháp luật, xây cất các cơ sở hoạt động sẽ mất rất nhiều thời gian. Do vậy, việc sát nhập, hợp nhất các doanh nghiệp đang hoạt động sẽ tránh việc trễ nải trong hoạt động. - Tận dụng các tài sản vô hình từ việc hợp nhất: việc hợp nhất doanh nghiệp đem lại cho các doanh nghiệp các loại tài sản hữu hình và tài sản vô hình, tận dụng danh tiếng, thương hiệu, thị trường tiêu thụ sẵn có của nhau. - Tránh bị thôn tính: nhiều doanh nghiệp liên kết với nhau để tránh bị thôn tính, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn hạn chế và yếu kém về tiềm lực, cơ sở vật chất, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý, năng lực cạnh tranh Như vậy bằng cách liên kết, hợp nhất với nhau các doanh nghiệp sẽ hạn chế được các yếu kém của mình, tiết kiệm chi phí, tận dụng thế mạnh của nhau để phát triển. Các doanh nghiệp có thể liên kết theo chiều dọc, liên kết theo chiều ngang hoặc hình thành các tập đoàn. - Liên kết theo chiều dọc: là kết hợp các doanh nghiệp có mặt hàng khác nhau nhưng có các giai đoạn sản xuất, phân phối liên tiếp nhau. - Liên kết theo chiều ngang: là sự kết hợp các doanh nghiệp có cùng mặt hàng, cùng loại hình kinh doanh. - Kết hợp thành tập đoàn: kết hợp các công ty có sản phẩm, hoạt động, dịch vụ khác nhau nhằm đa dạng hoá mặt hàng và đảo bảo tránh rủi ro khi kinh doanh một mặt hàng và đảm bảo ổn định lợi nhuận theo chu kỳ kinh doanh. 22
  23. 1.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH DỰA TRÊN QUAN ĐIỂM CỦA HOA KỲ Ở Hoa Kỳ hiện nay, Ủy Ban chuẩn mực kế toán tài chính (FASB) là cơ quan nghiên cứu, soạn thảo và ban hành “Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung” (viết tắt GAAP). Thuật ngữ GAAP được giới thiệu vào năm 1936, trong ấn phẩm “Examinations of Financial Statemants”. FASB ban hành GAAP thông qua các chuẩn mực kế toán tài chính (SFAS). GAAP được ban hành để hướng dẫn việc hạch toán và công bố, trình bày thông tin về mọi hoạt động của doanh nghiệp trên các báo cáo tài chính. Đối với lĩnh vực hoạt động đầu tư tài chính, FASB đã ban hành nhiều chuẩn mực để hướng dẫn việc đánh giá, ghi nhận, công bố và trình bày thông tin đầu tư tài chính trong doanh nghiệp. Phần dưới đây luận văn trình bày một số chuẩn mực tiêu biểu hướng dẫn kế toán lĩnh vực đầu tư tài chính theo US GAAP và được tách theo đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, việc chia tách chỉ có tính tương đối. 1.2.1. Kế toán các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn Đầu tư ngắn hạn là khoản đầu tư vào chứng khoán nợ, chứng khoán vốn có thể sẵn sàng chuyển thành tiền được ngay và dự định giữ không quá một năm tài chính. Tháng 12/1975, FASB ban hành SFAS 12 “Accounting for Certain Marketable Securities”. Hoàn cảnh ra đời của SFAS 12: Trong lịch sử phát triển của kế toán hoạt động đầu tư đã có sự khác biệt kéo dài về các nguyên tắc hạch toán. Đoạn số 9, chương 3A, ARB số 43 “Current Assets and Current Liabilities”: có nhiều cách áp dụng khác nhau đối với giá trị mang sang của tài sản ngắn hạn, như chứng khoán khả mại và hàng tồn kho. Đối với chứng khoán, nếu giá thị trường 23
  24. (market value) nhỏ hơn giá gốc một giá trị cơ bản nào đó và có bằng chứng cho thấy sự suy giảm giá trị thị trường không phải là tạm thời thì giá trị mang sang không được vượt quá giá thị trường. Tuy nhiên ARB số 43 không đề cập đến việc có được ghi tăng phần giá trị bị ghi giảm trước đó để phản ánh sự phục hồi của thị trường hay không. Trong việc xác định giá trị mang sang, mỗi doanh nghiệp thực hiện theo một cách khác nhau: có doanh nghiệp ghi giá trị mang sang theo giá gốc, có doanh nghiệp ghi theo giá thị trường hoặc theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường, số khác sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho các loại chứng khoán khác nhau khi xác định giá trị mang sang. Trong hai năm 1973 – 1974, nhiều loại chứng khoán bị suy giảm nghiêm trọng, khi đó ở những doanh nghiệp mà giá trị mang sang được đánh giá theo giá gốc thì giá trị mang sang vượt quá giá thị trường của chứng khoán, còn ở những doanh nghiệp mà giá trị mang sang được ghi giảm để phản ánh sự suy thoái của thị trường thì khi thị trường phục hồi vào năm 1975 đã xảy ra tình huống: giá trị mang sang được phản ánh theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường. Do đó, để thống nhất trong việc hạch toán các khoản đầu tư, vào tháng 12 năm 1975, SFAS số 12” Accoution for certain Marketable securities” được ban hành. Phạm vi của SFAS 12: hướng dẫn việc xác định giá trị mang sang của chứng khoán vốn khi thị trường bị suy thoái, và thông tin cần công bố về chứng khoán vốn cho cả hai loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán đặc thù. SFAS 12 chỉ đề cập đến việc đầu tư ngắn hạn vào chứng khoán vốn, gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, quyền mua hoặc quyền bán cổ phần. Cổ phiếu 24
  25. ưu đãi có thể hoàn lại, trái phiếu chuyển đổi, ngân phiếu không là phạm vi điều chỉnh của SFAS 12. Giá bán của chứng khoán vốn được xác định thông qua các giao dịch trên sàn chứng khoán chính thức (Sở giao dịch) hoặc trên sàn OTC. Một số điểm chính của SFAS 12 áp dụng cho doanh nghiệp nói chung như sau: - Việc phân loại: Từng khoản đầu tư riêng rẽ được gom nhóm theo danh mục đầu tư ngắn hạn và danh mục đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không thực hiện việc phân loại thì các chứng khoán vốn được xem như là khoản đầu tư dài hạn. - Việc đánh giá lại: Vào ngày lập báo cáo tài chính, doanh nghiệp đánh giá lại khoản đầu tư theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thị trường (the lower of cost and market value). + Đối với danh mục đầu tư ngắn hạn: phần chênh lệch giữa giá gốc và giá trị thị trường (lãi / lỗ chưa thực hiện) được tính vào thu nhập (chi phí) trong kỳ. + Đối với danh mục đầu tư dài hạn: việc đánh giá lại chỉ được thực hiện khi sự giảm giá trị của chứng khoán không phải là dấu hiệu tức thời. Lãi/ lỗ chưa thực hiện ghi nhận vào tài khoản vốn. - Việc tái phân loại: chứng khoán sau khi chuyển đổi (từ ngắn hạn sang dài hạn và ngược lại) được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường tại ngày chuyển đổi. Nếu giá thị trường lớn hơn giá gốc thì giá thị trường trở thành giá gốc mới và phần chênh lệch được hạch toán vào chi phí trong kỳ. - Đối với các chứng khoán vốn mà phần chênh lệch phát sinh khi đánh giá lại được hạch toán vào tài khoản vốn chủ sở hưũ: Việc đánh giá lại chỉ thực hiện khi thị trường có dấu hiệu suy thoái thực sự chứ không phải tạm thời. Khi 25
  26. đó, giá gốc của từng chứng khoán sẽ được ghi giảm bằng giá thị trường, và phần chênh lệch đó sẽ được ghi nhận là một khoản lỗ. Giá gốc mới không được thay đổi khi giá thị trường được phục hồi. - Thông tin cần công bố trên báo cáo tài chính, gồm có: o Trên Bảng cân đối kế toán: theo từng danh mục đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn: công bố tổng giá gốc và tổng giá thị trường; lãi chưa thực hiện ròng (giá thị trường > giá gốc); lỗ chưa thực hiện ròng. o Trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: - Lãi/ lỗ thực hiện thuần. - Cơ sở xác định giá gốc khi tính toán lãi/ lỗ thực hiện. Vào tháng 5 năm 1993, FASB ban hành SFAS 115 “Accounting for Certain Investment in Debt anh Equity Securities”, thay thế SFAS 12. Việc xem xét lại SFAS 12 được thực hiện từ năm 1990 khi người đứng đầu SEC, Richard C. Breeden, quan tâm đến việc sử dụng hiện giá (current value) trong kế toán chứng khoán khả mại của ngân hàng và các tổ chức tiết kiệm, cho vay. SEC đã trở thành một nguồn cổ động đặc biệt cho việc áp dụng hiện giá (hay giá trị hợp lý) trong khi nó đã từng quả quyết tính thích đáng của báo cáo tài chính được lập trên cơ sở giá gốc (từ năm 1934). Đây là điểm khởi đầu cho việc áp dụng giá trị hợp lý rộng rãi trong những năm 1990, đặc biệt là cho kế toán các công cụ tài chính. Hoàn cảnh ra đời của SFAS 115: SFAS 115 được phát hành để giải quyết những vấn đề còn tồn tại về kế toán và báo cáo liên quan đến cổ phiếu và trái phiếu, cụ thể: 26