Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng Thành phố Thái Nguyên

pdf 122 trang vuhoa 24/08/2022 4001
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng Thành phố Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_nguon_nhan_luc_tai_xa_q.pdf

Nội dung text: Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng Thành phố Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÃ QUYẾT THẮNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÃ QUYẾT THẮNG THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐỨC LỢI THÁI NGUYÊN - 2015 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của Thày hướng dẫn. Những thông tin, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực hiện nghiêm túc, mọi số liệu được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực và khách quan. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phƣơng Thảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên,tới tất cả các thầy, cô giáo đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Thầy giáo TS. Trần Đức Lợi đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài thạc sỹ. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các gia đình ở xã Quyết Thắng đã giúp đỡ tận tình trong thời gian khảo sát, nắm bắt tư liệu để nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các đồng chí, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên khích lệ để tôi hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2015 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Phƣơng Thảo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii MỞ ĐẦU 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 5. Kết cấu của đề tài 3 Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỊA PHƢƠNG CẤP XÃ 4 1.1. Khái niệm cơ bản về quản lý nguồn nhân lực 4 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực 4 1.1.2. Khái niệm quản lý nguồn nhân lực 6 1.2. Sự cần thiết phải quản lý nguồn nhân lực tại các địa phương 11 1.3. Nội dung của quản lý nguồn nhân lực tại địa phương 12 1.3.1. Số lượng 12 1.3.2. Chất lượng 12 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhân lực tại địa phương 17 1.4.1. Nhân tố chủ quan 17 1.4.2. Nhân tố khách quan 20 1.5. Bài học kinh nghiệm về công tác quản lý nguồn nhân lực tại các địa phương21 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  6. iv 1.5.1. Kinh nghiệm về công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Phúc Hà,Thành phố Thái Nguyên 21 1.5.2. Kinh nghiệm công tác quản lý nguồn nhân lực của phường Thịnh Đán Thành phố Thái Nguyên 22 1.5.3. Kinh nghiệm công tác quản lý nguồn nhân lực của xã Thịnh Đức Thành phố Thái Nguyên 24 1.5.4. Bài học kinh nghiệm rút ra có thể áp dụng đối với xã Quyết Thắng Thành phố Thái Nguyên 25 Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 2.1. Câu hỏi nghiên cứu 27 2.2. Phương pháp nghiên cứu 27 2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 27 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin 29 2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 30 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 31 Chƣơng 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÃ QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 33 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33 3.1.1. Vị trí địa lý 33 3.1.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu 33 3.1.3. Tài nguyên nhiên nhiên 34 3.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng 36 3.2.1. Thực trạng nguồn nhân lực 36 3.2.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực xã Quyết Thắng 41 3.2.3. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý về công tác quản lý nguồn nhân lực xã Quyết Thắng 60 3.3. Đánh giá chung về hoạt động quản lý nguồn nhân lực của xã theo Mô hình SWOT 67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  7. v 3.3.1. Điểm mạnh 67 3.3.2. Điểm yếu 67 3.3.3. Cơ hội 68 3.3.4. Thách thức 69 Chƣơng 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÃ QUYẾT THẮNG, THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN . 71 4.1. Định hướng, mục tiêu, yêu cầu công tác quản lý nguồn nhân lực từ năm 2015 - 2020 và đến 2030 71 4.1.1. Định hướng công tác quản lý nguồn nhân lực 71 4.1.2. Mục tiêu 73 4.1.3. Yêu cầu đối với công tác quản lý nguồn nhân lực 74 4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng 74 4.2.1.Tăng cường công tác quản lý hành chính công trong lĩnh vực quản lý nguồn lao động 74 4.3.2. Tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương về trí lực, thể lực, kỹ năng lao động, ý thức xã hội 75 4.2.3. Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức công tác 80 4.3. Kiến nghị 81 4.3.1. Kiến nghị với lãnh đạo xã Quyết Thắng 81 4.3.2. Kiến nghị với lãnh đạo thành phố Thái Nguyên 81 KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 87 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ANTT : An ninh trật tự CN-TTCN : Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp CP : Cổ phần GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GNP : Tổng sản phẩm quốc gia GTGT : Giá trị gia tăng UBND : Ủy ban nhân dân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Quy mô mẫu điều tra nghiên cứu 28 Bảng 3.1.Cơ cấu nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động xã Quyết Thắng từ năm 2012 - 2014 36 Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn nhân lực xã Quyết Thắng theo độ tuổi từ năm 2012-2014 37 Bảng 3.3. Cơ cấu ngành nghề lao động xã Quyết Thắng từ năm 2012-2014 . 39 Bảng 3.4. Mức đánh giá kết quả khảo sát xã Quyết Thắng 42 Bảng 3.5. Trình độ của nguồn nhân lực xã Quyết Thắng từ năm 2012-2014 42 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát người lao động xã Quyết Thắng về yếu tố trí lực45 Bảng 3.7. Một số chỉ tiêuvề thể lực người lao động xã Quyết Thắng năm 2014 47 Bảng 3.8. Tổ chức hoạt động thể dục thể thao xã Quyết Thắng từ năm 2012-2014 49 Bảng 3.9. Thống kê kết quả xây dựng khu thể thao xã Quyết Thắng năm 2014 50 Bảng 3.10. Kết quả khảo sát người lao động xã Quyết Thắng 51 Bảng 3.11. Kết quả khảo sát người lao động xã Quyết Thắng về yếu tố kỹ năng lao động 54 Bảng 3.12. Công tác phổ biến kiến thức xã hội cho người lao động xã Quyết Thắng năm 2014 55 Bảng 3.13. Kết quả xây dựng nhà văn hóa xã Quyết Thắng năm 2014 56 Bảng 3.14. Kết quả khảo sát người lao động xã Quyết Thắng về yếu tố kỹ năng lao động 57 Bảng 3.15. Kết quả tuyên truyền giáo dục ý thức xã hội cho người dân xã Quyết Thắng từ năm 2012-2014 58 Bảng 3.16. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý xã Quyết Thắng về yếu tố nhận thức cán bộ 60 Bảng 3.17. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý xã Quyết Thắng về yếu tố trình độ cán bộ quản lý 61 Bảng 3.18. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý xã Quyết Thắng về yếu tố ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý 64 Bảng 3.19. Kết quả khảo sát cán bộ quản lý xã Quyết Thắng về yếu tố kiểm tra và báo cáo 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Thống kê mô tả giá trị trung bình (Mean) đối tượng người lao động xã Quyết Thắng 59 Biểu đồ 3.2. Thống kê mô tả giá trị trung bình (Mean) đối tượng cán bộ quản lý xã Quyết Thắng 66 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Ngày nay lợi thế so sánh của sự phát triển nhanh đang chuyển dần từ yếu tố giàu tài nguyên, tiền vốn, giá nhân công rẻ sang lợi thế về trình độ trí tuệ cao của con người. Nguồn nhân lực trở thành nguồn tài sản quý giá, là nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển của mọi quốc gia, vùng lãnh thổ. Điều này được minh chứng qua mô hình tăng trưởng kinh tế của Nhật, Singapore, một số nước khác cũng như từ thực tế của Việt Nam qua những năm đổi mới. Đối với cấp cơ sở là cấp xã, hoạt động quản lý nguồn nhân lực của địa phương càng thể hiện tính cấp thiết khi nhu cầu về phát triển kinh tế, xã hội tại các xã ngày càng được quan tâm, mà để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội thì việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý sẽ là điều tất yếu. Một địa phương có những lợi thế về địa lý, về tài nguyên khoáng sản, nhưng không có đủ nguồn nhân lực hoặc nguồn nhân lực làm việc không hiệu quả sẽ phải sử dụng nguồn nhân lực tại các khu vực khác, trong khi người dân tại địa phương mình không có thu nhập, đó là một nghịch lý sẽ tồn tại nếu như chính quyền địa phương không chú trọng tới công tác quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Xã Quyết Thắng là một xã mới thành lập không lâu trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, với vị trí địa lý khá thuận lợi khi nằm ở vị trí trung tâm, kèm theo hệ thống giao thông phát triển, nhưng hạn chế về nguồn tài nguyên đất khiến cho ngay cả hoạt động nông nghiệp truyền thống của xã cũng gặp nhiều khó khăn trong những năm gần đây. Nhu cầu về chuyển đổi cơ cấu lao động và kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang ngày càng cấp thiết. Vì thế, hoạt động quản lý nguồn nhân lực bao gồm hoạt động phân phối cơ cấu lao động, đào tạo tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động càng cần thiết để hỗ trợ xã thực hiện được mục tiêu này. Thực tế công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng hiện nay vẫn cho thấy nhiều hạn chế, bất cập về nhiều mặt như: phát huy, tận dụng cũng như sử dụng và đào tạo chất lượng nguồn nhân lực, tạo điều kiện để nguồn nhân lực phát triển toàn diện trong việc góp công sức phát triển kinh tế xã hội. Trong quản lý nhân lực chưa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  12. 2 thực hiện một cách thường xuyên, chưa có bộ phận chuyên quản, trình độ quản lý chưa đáp ứng kịp thời đối với sự phát triển của nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ trong quản lý chưa còn chậm . Từ thực tiễn đó, tác giả đã lựa chọn đề tài : “Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản để nghiên cứuthực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực đối với xã. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực tại địa phương cấp xã. - Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng từ năm 2012- 2014. - Đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: công tác quản lý nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động tại xã Quyết Thắng. * Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: từ năm 2012 - 2014. - Về không gian: trên địa bàn xã Quyết Thắng. - Nội dung: nghiên cứu về công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên (riêng lao động cơ học không nghiên cứu trong luận văn). 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Luận văn là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là tài liệu giúp cho xã Quyết Thắng có cơ sở khoa học hợp lý trong định hướng và thực hiện quản lý nguồn nhân lực sâu sát, thiết thực hơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  13. 3 Luận văn nghiên cứu khá toàn diện và có hệ thống, những giải pháp chủ yếu hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực cấp xã thực tiễn đối với xã Quyết Thắng, các địa phương cấp xã khác trong và ngoài tỉnh có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, bố cục của đề tài bao gồm 4 chương. Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực địa phương cấp xã. Chƣơng 2: Phương pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng, thành phốThái Nguyên. Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  14. 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỊA PHƢƠNG CẤP XÃ 1.1. Khái niệm cơ bản về quản lý nguồn nhân lực 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Kinh tế địa phương là một bộ phận của kinh tế quốc gia, do đó phát triển kinh tế địa phương chính là một trong những nội dung trọng tâm của phát triển kinh tế kinh tế quốc gia. Vì vậy, nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực của một địa phương là một trong những vấn đề cốt lõi của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương nói riêng và quốc gia nói chung. Hiện tại, có rất nhiều nghiên cứu về nguồn nhân lực, mỗi nghiên cứu về nguồn nhân lực đều tiếp cận dưới góc độ khác nhau. Dưới đây, tác giả trình bày những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực dưới các góc độ khác nhau đó: Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc:"Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng"[17]. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng nguồn lực con người khó khăn phức tạp hơn nhiều so với các nguồn lực khác bởi con người là một thực thể sinh vật - xã hội, rất nhạy cảm với những tác động qua lại của mọi mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra trong môi trường sống của họ. Theo David Begg: “Nguồn nhân lực là toàn bộ quá trình chuyên môn mà con người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong tương lai. Cũng giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu tư trong quá khứ với mục đích đem lại thu nhập trong tương lai”[15]. Theo GS.TS Phạm Minh Hạc: “Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một nước hoặc một địa phương, tức nguồn lao động được chuẩn bị (ở các mức độ khác nhau) sẵn sàng tham gia một công việc lao động nào đó, tức là những người lao động có kỹ năng (hay khả năng nói chung), bằng con đường đáp ứng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  15. 5 được yêu cầu của cơ chế chuyển đổi cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH”[6]. Nguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng lao động của một tổ chức, một địa phương, một quốc gia trong thể thống nhất hữu cơ năng lực xã hội (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động xã hội của con người thuộc các nhóm đó, nhờ tính thống nhất mà nguồn lực con người biến thành nguồn vốn con người đáp ứng yêu cầu phát triển. Nguồn nhân lực, theo cách tiếp cận mới, có nội hàm rộng rãi bao gồm các yếu tố cấu thành về số lượng, tri thức, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, tính năng động xã hội, sức sáng tạo, truyền thống lịch sử và văn hoá. Như vậy, các khái niệm trên cho thấy nguồn lực con người không chỉ đơn thuần là lực lượng lao động đã có và sẽ có, mà còn bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần của các cá nhân trong một cộng đồng, một quốc gia được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào quá trình phát triển xã hội. Khái niệm nguồn nhân lực (Human Resoures) được hiểu như khái niệm "nguồn lực con người". Khi được sử dụng như một công cụ điều hành, thực thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn nhân lực bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao động có tham gia lao động - hay còn được gọi là nguồn lao động. Bộ phận của nguồn lao động gồm toàn bộ những người từ độ tuổi lao động trở lên có khả năng và nhu cầu lao động được gọi là lực lượng lao động. Như vậy, xem xét dưới các góc độ khác nhau có thể có những khái niệm khác nhau về nguồn nhân lực nhưng những khái niệm này đều thống nhất nội dung cơ bản: Nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Con người với tư cách là yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất giữ vị trí hàng đầu, là nguồn lực cơ bản và nguồn lực vô tận của sự phát triển không thể chỉ được xem xét đơn thuần ở góc độ số lượng hay chất lượng mà là sự tổng hợp của cả số lượng và chất lượng; không chỉ là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động mà là các thế hệ con người với những tiềm năng, sức mạnh trong cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  16. 6 Từ đó những khái niệm trên có thể tóm lại: Nguồn nhân lực là tổng thể số lượng và chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức - tinh thần tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. 1.1.2. Khái niệm quản lý nguồn nhân lực 1.1.2.1. Khái niệm quản lý nguồn nhân lực Trong tất cả các nhiệm vụ của quản trị thì quản lý con người là nhiệm vụ trung tâm và quan trọng nhất, vì tất cả các vấn đề khác phụ thuộc vào mức độ thành công của quản trị con người. Cũng giống với khái niệm về nhân lực, có nhiều phát biểu khác nhau về quản lý nhân lực: Có thể hiểu quản lý nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ các biện pháp và thủ tục áp dụng cho nhân viên của một tổ chức và giải quyết tất cả các trường hợp xảy ra có liên quan tới một loại công việc nào đó. Cũng có thể quan niệm, quản lý nguồn nhân lực là một nghệ thuật chọn lựa nhân viên mới và sử dụng các nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt mức tối đa có thể. Theo Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hân quan niệm quản lý nhân lực được định nghĩa như sau: “Quản lý nguồn nhân lực là một hoạt động của quản trị doanh nghiệp, là quá trình tổ chức nguồn lao động cho doanh nghiệp, là phân bố sử dụng nguồn lao động một cách khoa học và có hiệu quả trên cơ sở phân tích công việc, bố trí lao động hợp lý, để xác định nhu cầu lao động và tiến hành tuyển dụng nhân lực, đào tạo, phát triển nhân lực, đánh giá nhân lực thông qua việc thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao”[1]. Vậy quản lý nguồn nhân lực được hiểu là một trong các chức năng cơ bản của quá trình quản trị, giải quyết tất cả các vấn đề liên quan tới con người gắn với công việc của họ trong bất cứ tổ chức nào. Quản lý nguồn nhân lực là quá trình cơ quan quản lý thực hiện những công việc cụ thể như: Tuyển người, bình xét, phân công công việc, giải quyết tiền lương, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  17. 7 bồi dưỡng, đánh giá chất lượng cán bộ công nhân viên, nhằm thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch của tổ chức Quản lý nguồn nhân lực là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật , vì quản trị nhân lực là một lĩnh vực gắn bó nhiều đến văn hoá tổ chức và chứa đựng nhiều giá trị nhân văn hơn bất cứ một lĩnh vực quản trị nào khác. 1.1.2.2. Văn bản pháp quy về quản lý nguồn nhân lực cấp xã trong từng lĩnh vực kinh tế, xã hội Điều 30- Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 Số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015 đã quy định rõ về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã như sau: Trong lĩnh vực kinh tế, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua để trình Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch đó; 2. Lập dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu, chi ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp mình; dự toán điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết toán ngân sách địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định và báo cáo Uỷ ban nhân dân, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; 3. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn xã, thị trấn và báo cáo về ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; 4. Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ các nhu cầu công ích ở địa phương; xây dựng và quản lý các công trình công cộng, đường giao thông, trụ sở, trường học, trạm y tế, công trình điện, nước theo quy định của pháp luật; 5. Huy động sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng của xã, thị trấn trên nguyên tắc dân chủ, tự nguyện. Việc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  18. 8 quản lý các khoản đóng góp này phải công khai, có kiểm tra, kiểm soát và bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng chế độ theo quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và tiểu thủ công nghiệp, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Tổ chức và hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án khuyến khích phát triển và ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ để phát triển sản xuất và hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi trong sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh dịch đối với cây trồng và vật nuôi; 2. Tổ chức việc xây dựng các công trình thuỷ lợi nhỏ; thực hiện việc tu bổ, bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng; phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lụt; ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ đê điều, bảo vệ rừng tại địa phương; 3. Quản lý, kiểm tra, bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; 4. Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề truyền thống ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ về khoa học, công nghệ để phát triển các ngành, nghề mới. Trong lĩnh lực xây dựng, giao thông vận tải, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo phân cấp; 2. Quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định; 3. Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  19. 9 4. Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật. Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá và thể dục thể thao, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi; 2. Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn; 3. Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hoá gia đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh; 4. Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của pháp luật; 5. Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước theo quy định của pháp luật; 6. Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ các gia đình khó khăn, người già cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa; tổ chức các hình thức nuôi dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính sách ở địa phương theo quy định của pháp luật; 7. Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý nghĩa địa ở địa phương. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và thi hành pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương; 2. Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch; đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng, huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  20. 10 3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương; 4. Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương. Trong việc thực hiện chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn có nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn và bảo đảm thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân ở địa phương theo quy định của pháp luật. Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: 1. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật; 2. Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền; 3. Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 1.1.2.3. Khái niệm quản lý nguồn nhân lực tại các xã Quản lý nguồn nhân lực tại các xã thực chất là quản lý nguồn nhân lực đang sinh sống và làm việc tại xã bao gồm số lượng và chất lượng nguồn nhân lực: số lượng nguồn nhân lực, thể lực, trí lực, kỹ năng lao động và ý thức xã hội của nguồn nhân lực. Đây thực chất công việc quản lý về số lượng và chất lượng của người dân trong độ tuổi lao động đang sinh sống và làm việc tại các xã. Khái niệm quản lý nguồn nhân lực ở trên tiếp cận nguồn nhân lực theo góc độ nội dung của công tác quản lý nguồn nhân lực tại xã bao gồm quản lý về số lượng nhân lực, quản lý về thể lực của nguồn nhân lực, quản lý về kỹ năng lao động và quản lý về ý thức xã hội của người lao động. Trong thực tế công tác quản lý nguồn nhân lực tại cấp xã hiện nay ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên và cả nước, không có một bộ phận chuyên trách nào của chính quyền cấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  21. 11 xã được thành lập để thực hiện nhiệm vụ quản lý về nguồn nhân lực, mà các hoạt động chỉ là xen kẽ giữa các công tác quản lý chung của toàn xã để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Các hoạt động quản lý này bao gồm quản lý hộ khẩu hộ tịch, phát triển đời sống văn hóa, rèn luyện thể chất, hoạt động thể dục, thể thao, tuyên truyền kiến thức về hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, phát triển nghề thủ công Do đó, vấn đề khái niệm về quản lý nguồn nhân lực ở cấp xã hiện nay, có thể hiểu là hoạt động quản lý, phát triển nguồn nhân lực của cấp xã để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. 1.2. Sự cần thiết phải quản lý nguồn nhân lực tại các địa phƣơng Thứ nhất, quản lý nguồn nhân lực tại các địa phương luôn là nhiệm vụ trọng tâm và hàng đầu của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các thành phần kinh tế và toàn xã hội. Mục tiêu của quản lý nguồn nhân lực nhằm nhận diện thực trạng về nguồn nhân lực tại địa phương từ có có định hướng phát triển nguồn nhân lực có đầy đủ thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp, ý thức xã hội đảm bảo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội địa phương. Thứ hai, đối với mỗi quốc gia khi đối mặt với yêu cầu và thách thức của thời đại kinh tế tri thức, điều cần thiết tiến hành cải cách mạnh về khoa học công nghệ, chính sách doanh nghiệp, chính sách giáo dục, do xã hội kinh tế tri thức toàn cầu không giống với xã hội kinh tế công nghiệp. Việc so sánh năng lực cạnh tranh quốc gia là một hiện tượng của toàn cầu hóa, không chỉ ảnh hưởng đến các cấp trong cơ quan nhà nước, mà còn tác động đến các lĩnh vực thông tin truyền thông, nó có nhiều khả năng kết nối trực tiếp với các cộng đồng cơ sở, để xã hội dân sự, công dần quyền tự chủ nhiều hơn, sẵn sàng tham gia và các vấn đề công cộng phát huy ảnh hưởng thực tế. Các nhà đầu tư nước ngoài luôn chú ý đến việc đầu tư và nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí địa lý thuận lợi và nguồn nhân lực chất lượng tốt. Xu thế toàn cầu hóa này còn tác động đến từng địa phương để mỗi địa phương đều phải đối mặt với thách thức từ bên ngoài. Yêu cầu đặt bức thiết đặt ra cho mỗi địa phương là phải quản lý nguồn nhân lực địa phương một cách hiệu quả đáp ứng được xu thế phát triển của đất nước hòa cùng xu thế toàn cầu, nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực ở cấp địa phương, cấp quốc gia và quốc tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
  22. 12 Thứ ba, nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, cơ cấu phân bố lao động theo các đối tượng ngành nghề mất cân đối, cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực không hợp lý, lao động xuất khẩu tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là lao động tại phổ thông đơn giản chưa được qua đào tạo tại các địa phương. Một phần nguyên nhân chính là do công tác quản lý nguồn nhân lực tại các địa phương còn nhiều hạn chế, đại bộ phận các địa phương vẫn chưa nhận thức đúng và chú trọng đến công tác quản lý nguồn nhân lực tại địa phương. Công tác quản lý nguồn nhân lực tại địa phương sẽ góp phần hỗ trợ vào công quản quản lý và phát triển nguồn nhân lực quốc gia, đảm bảo nâng cao năng lực cạnh tranh cho nguồn nhân lực quốc gia phù hợp với xu thế hội nhập của kinh tế thế giới. 1.3. Nội dung của quản lý nguồn nhân lực tại địa phƣơng 1.3.1. Số lượng Số lượng nguồn nhân lực tại địa phương chính là lao động và khả năng cung cấp lực lượng lao động tại địa phương đó dựa trên: quy mô lao động, cơ cấu tuổi gới tính, sự phân bố lao động theo khu vực lãnh thổ. Nó thể hiện tốc độ tăng nguồn nhân lực hàng năm. Yêu cầu đối với công tác quản lý nguồn nhân lực tại một địa phương là phải nắm bắt được diễn biến thay đổi về số lượng nguồn nhân lực theo các phương diện khác nhau và theo từng năm, từng quý tại một địa phương bao gồm: số lượng nguồn nhân lực theo độ tuổi, số lượng nguồn nhân lực theo giới tính và số lượng nguồn nhân lực theo cơ cấu ngành nghề lao động tại địa phương và số lượng nguồn nhân lực phân theo khu vực: xóm, làng, xã, huyện Việc nắm bắt số lượng nguồn nhân lực tại địa phương một cách chi tiết sẽ thuận tiện cho công tác quản lý nguồn nhân lực cách chính xác, toàn diện hơn. 1.3.2. Chất lượng Chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực được thể hiện thông qua các tiêu chí như thể lực, trí lực, kỹ năng lao động và hành vi ý thức xã hội. Quản lý chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương sẽ giúp nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN