Luận văn Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa

pdf 74 trang vuhoa 24/08/2022 5980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hoan_thien_cac_quy_dinh_cua_phap_luat_viet_nam_ve_d.pdf

Nội dung text: Luận văn Hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYÊN ĐỨC THÔNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUAN HỆ THƢƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – Năm 2014 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN ĐỨC THÔNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC QUAN HỆ THƢƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS .TS NGÔ HUY CƢƠNG Hà Nội – Năm 2014 2
  3. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 9 1.1. Khái niệm và bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng. 9 1.1.1. Khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng. 9 1.1.2. Bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng 16 1.1.3. Phân biệt đề nghị giao kết hợp đồng với lời mời đàm phán. 21 1.2. Các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng 26 1.2.1. Tổng quan về các điều kiện của đề nghị giao kết hợp đồng 26 1.2.2. Các điều kiện cụ thể của đề nghị giao kết hợp đồng 28 1.3. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng 41 1.4. Pháp luật điều chỉnh đề nghị giao kết hợp đồng 45 1.4.1. Đặc điểm và cấu trúc của pháp luật. 45 1.4.2. Nguồn của pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng 47 1.5. Tác động của toàn cầu hóa tới các quan hệ thương mại và các qui định pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng 47 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN NHẰM THÚC ĐẨYCÁC QUAN HỆ THƢƠNG MẠI TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 49 2.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng 49 2.1.1. Cấu trúc của pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng 49 2.1.2. Nguồn của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng. 50 2.1.3. Các qui định cụ thể của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng 52 2.1.4. Thực tiễn thi hành pháp luật về đề nghị giao kết hợp đồng ở Việt Nam 58 2.1.5. Nguyên nhân của các bất cập chủ yếu của pháp luật Việt nam về đề nghị giao kết hợp đồng 63 2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa 64 2.2.1. Kiến nghị về định hướng hoàn thiện các qui định pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng 64 2.2.2. Kiến nghị về các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng 66 KẾT LUẬN 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 3
  4. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đề nghị giao kết hợp đồng là một yếu tố cấu thành nên sự thoả thuận có hiệu lực pháp luật mà được gọi là hợp đồng. Bất kỳ sự thoả thuận nào đều bao gồm hai thành tố là đề nghị và chấp nhận mà không phụ thuộc vào chỉ một bên của sự thỏa thuận. Chính vì sự đặc biệt này và hiệu lực ràng buộc mạnh mẽ của hợp đồng, cho nên việc xác định một hợp đồng được hình thành như thế nào và khi nào nó được hình thành để các bên trong quan hệ đó có thể thực hiện quyền yêu cầu và thực hiện nghĩa vụ của mình là một điều hết sức quan trọng. Vấn đề này còn tỏ ra quan trọng không kém khi giải quyết tranh chấp hợp đồng bởi việc một bên khởi kiện bên kia vi phạm hợp đồng thì việc trước tiên cần phải xác định - đó là có quan hệ hợp đồng giữa nguyên đơn và bị đơn không. Việc xác định này chỉ có thể thành công khi làm rõ được trước hết ai đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng và đưa ra như thế nào, và sau đó ai chấp nhận đề nghị đó và chấp nhận như thế nào. Các thương nhân là những người chuyên nghiệp tiến hành các hành vi thương mại, nhưng không phải là luật gia, và không phải bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào của thương nhân cũng nhận được sự tư vấn chuyên môn về pháp luật. Khi một thương nhân muốn giao kết hợp đồng với một thương nhân khác có hai cách lựa chọn: một là anh ta phải gửi một lời mời đàm phán (invitation to treat) hoặc là phải gửi một lời đề nghị giao kết hợp đồng (offer). Tuy nhiên, không phải thương nhân nào cũng có thể nhận định được chính xác sự biểu lộ ý chí đó có phải là một lời đề nghị giao kết hợp đồng hay không, hay chỉ đơn thuần là một lời mời đàm phán hợp đồng. 4
  5. Bộ luật Dân sự 2005 hiện có những qui định tương đối cụ thể về giao kết hợp đồng mà trong đó có qui định không ít về đề nghị giao kết hợp đồng. Tuy nhiên các qui định này vừa thiếu, lại vừa có nhiều điểm bất cập ngay cả định nghĩa về đề nghị giao kết hợp đồng. Mặc dù đã có quá nhiều các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về vấn đề pháp lý này bởi luật hợp đồng là một ngành luật truyền thống, song nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi tổng thể Bộ luật Dân sự 2005 và đặt mình vào vòng xoáy của toàn cầu hóa, là hết sức cần thiết. Vì những lẽ đó, tôi xin lựa chọn đề tài “Hoàn thiện các qui định của pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ thƣơng mại trong điều kiện toàn cầu hóa” làm đề tài cho Luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Xét đơn thuần từ phương diện lý luận nói chung, đề tài này không còn tính mới bởi như trên đã phân tích nó nằm trong ngành luật hợp đồng truyền thống mà không luật gia nào không được học và tham dự thực tiễn. Thế nhưng xét trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu đề tài này vẫn còn đất cho những đóng góp, nhất là trong việc xây dựng luật thực định và thực hành luật. Ở ngoài nước đã có quá nhiều các công trình nghiên cứu ở bất cứ nước nào. Có thể kể ra mọt số các công trình tiêu biểu như sau: (1) Brian H. Bix, Consent in Contract Law, Legal Studies Research Paper Series, Research Paper No. 08-36, University of Minnesota Law School; (2) Sir William R. Anson, Principles of the English Law of Contract and of Agency in its Relation to Contract, Twenty- second edition, Oxford at the Clarendon 5
  6. Press, 1965; (3) David E. Allan & Mary E. Hiscock, Law of Contract in Australia, 2nd edition, Key Text, Australia, 1992; (4) Daniel Khoury, Yvonne S Yamouni, Understanding contract law, Butterworths, Sydney, Adelaide, Brisbane, Caberra, Hobart, Melbourne, Perth, 1989; (5) John D. Calamari, Joseph M. Perillo, Contracts, Third edition, West Publishing Co., USA, 1987. Đây là các công trình nghiên cứu đồ sộ về hợp đồng nói chung và rất chi tiết liên quan tới đề nghị giao kết hợp đồng nói riêng. Tuy nhiên các công trình này không hề đề cập tới pháp luật hợp đồng của Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Ở trong nước có các công trình tiêu biểu nghiên cứu chung về hợp đồng như sau: (1) Ngô Huy Cương, Giáo trình luật hợp đồng – Phần chung (Dùng cho đào tạo sau đại học), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013; (2) Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam- Bản án và bình luận bản án (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008; (3) Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận các hợp đồng thông dụng trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2001; (4) Nguyễn Ngọc Khánh, Chế định hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp , Hà Nội, 2007; (5) Vũ Văn Mâũ , Việt Nam dân luật lược khảo - Quyển II: Nghĩa vụ và khế ước , In lần thứ nhất, Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1963; (6) Nguyễn Thị Mơ (Chủ biên), Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, Nxb Lao đọng- Xã hội, Hà Nội, 2006; (7) Nguyễn Như Phát và Lê Thị Thu Thuỷ (đồng chủ biên), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội, 2003; (8) Dương Anh Sơn, “Những vấn đề chung về hợp đồng thương mại quốc tế”, Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh- Khoa Kinh tế, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, 2005; (9) Đinh Trung Tụng (Chủ biên), Bình luận những nội dung mới của Bộ luật 6
  7. Dân sự năm 2005, Nxb Tư pháp, Hà Nội 2005. Đây là những công trình nghiên cứu rất công phu và nghiêm túc về luật hợp đồng nói chung về cả lý luận và thức tiễn, cả ở Việt Nam và nước ngoài. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên chuyên biệt về đề nghị giao kết hợp đồng góp phần cho hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu nói trên và nhiều công trình khác, Luận văn nghiên cứu chuyên sâu về đề nghị giao kết hợp đồng nhằm đóng góp cho việc xây dựng pháp luật và thực hành pháp luật ở Việt Nam hiên nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu Luận văn đặt ra mục đich nhằm xác định rõ khái niệm của đề nghị giao kết hợp đồng; phân định rõ sự khác biệt giữa đề nghị giao kết hợp đồng với lời mời đàm phán hợp đồng hay lời mời để đưa ra lời đề nghị giao kết hợp đồng; xác định rõ các vấn đề pháp lý liên quan; đồng thời phân tích pháp luật Việt Nam và so sánh nó với pháp luật hợp đồng Anh – Mỹ để từ đó kiến nghị về mô hình, định hướng xây dựng, khuyến nghị thực hành liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu tự xác định như sau: + Làm sáng tỏ về mặt lý luận về đề nghị giao kết hợp đồng; + Phân tích, đánh giá những qui định của pháp luật Việt Nam đối với đề nghị giao kết hợp đồng; + Kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam đối với đề nghị giao kết hợp đồng, và kiến nghị thực hành theo hướng toàn cầu hóa. 7
  8. 4. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chủ yếu trong phạm vi pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng. Để có thể có những nhận xét đúng đắn và mang tính khách quan, Luận văn sử dụng phương pháp so sánh pháp luật, nhất là so sánh giữa pháp luật Việt Nam với hệ thống pháp luật Anh – Mỹ. Luận văn không đi sâu vào việc phân tích các nhu cầu của toàn cầu hóa đối với cải cách chế định đề nghị giao kết hợp đồng. Luận văn chủ yếu coi toàn cầu hóa như một định hướng đương nhiên. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong Luận văn bao gồm: phương pháp phân tích qui phạm; phương pháp diễn dịch; phương pháp quy nạp; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp so sánh luật học. Các phương pháp này được sử dụng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. 6. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần Lời mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Luận văn được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về đề nghị giao kết hợp đồng trong điều kiện toàn cầu hóa. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về đề nghị giao kết hợp đồng và kiến nghị về hoàn thiện nhằm thúc đẩy các quan hệ thương mại trong điều kiện toàn cầu hóa. 8
  9. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 1.1. Khái niệm và bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng. 1.1.1. Khái niệm về đề nghị giao kết hợp đồng. Mỗi bên trong quan hệ hợp đồng chỉ có thể đóng góp vào sự thoả thuận một thành tố nhất định trong hai thành tố “đề nghị giao kết hợp đồng” và “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng” mà có thể gọi ngắn gọn là “đề nghị” và “chấp nhận” theo thuật ngữ chuyên môn” [4, tr. 222]. Cần khẳng định rằng hợp đồng nào cũng là sự thoả thuận, nhưng không phải sự thoả thuận nào cũng là hợp đồng, có nghĩa là thỏa thuận là một khái niệm rộng hơn hợp đồng. Đối với truyền thống Common Law cũng vậy, sự thoả thuận là yếu tố đầu tiên của hợp đồng mà có bản chất là sự thống nhất ý chí (a meeting of minds) của các bên giao kết hợp đồng, và là yếu tố dễ gây tranh cãi nhất [1, tr. 122]. Đề nghị (hay đề nghị giao kết hợp đồng) của một bên chủ thể luôn đợc coi là một sự biểu lộ ý chí, một sự thể hiện mong muốn tạo lập nên một ràng buộc trong khuôn khổ của một hợp đồng đối với bên chủ thể còn lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự thể hiện mong muốn này cũng giống nhau, theo một khuôn mẫu hay là dễ dàng nhận biết. Trên thực tế, có rất nhiều sự thể hiện gây nhiều tranh cãi và phải cần sự điều chỉnh của pháp luật. Tất cả các hệ thống pháp luật đều tôn trọng ý chí của con người, tôn trọng những quyết định của họ xuất phát từ học thuyết tự do ý chí. Học thuyết này cho rằng con người chỉ bị ràng buộc bởi ý chí của chính mình, và có quyền định đoạt tất cả những gì thuộc về mình [5]. Vì vậy từ lâu người ta đã coi hợp đồng là luật của các bên giao kết. Khi một nguời đưa ra ý chí của anh ta muốn được thực hiện một công việc, đặt trong mối tương quan với 9
  10. một chủ thể khác, đánh đổi một vật, một quyền lợi của mình để lấy về một lợi ích hay một vật thoả mãn nhu cầu cá nhân nhưng không xâm hại đến trật tự công cộng, thuần phong mỹ tục hay quyền và lợi ích của người khác thì hợp đồng giữa họ, hay nói cách khác luật giữa họ, được tất cả mọi thực thể khác tôn trọng và không thể xâm hại. Như vậy hợp đồng được cho thi hành. Định nghĩa về đề nghị đã được nói tới ở nhiều tài liệu, cũng như văn bản pháp luật. Nhìn chung, định nghĩa về đề nghị giao kết hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2005 có sự khác biệt nhiều so với pháp luật của các nước trên thế giới. Bộ luật Dân sự năm 2005 định nghĩa: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể” (Điều 390, khoản 1). Trong khi đó Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế định nghĩa: “Một đề nghị ký kết hợp đồng gửi cho một hay nhiều người xác định được coi là một chào hàng nếu có đủ tính xác định và nếu nó chỉ rõ ý chí của người chào hàng muốn tự ràng buộc mình trong trường hợp có sự chấp nhận chào hàng đó. Một đề nghị là đủ tính xác định khi nó nêu rõ hàng hoá và ấn định số lượng và giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qui định thể thức xác định những yếu tố này.” (Điều 14, khoản1). Có lẽ Bộ luật Dân sự 2005 có sự tham khảo Công ước Viên 1980 về người được gửi đề nghị tới, nên cho rằng đề nghị phải được gửi tới người được xác định cụ thể. Bởi là Công ước chuyên cho mua bán hàng hóa quốc tế nên việc chào mua hay chào bán không thể gửi cho những người không xác định. Nhưng trong hoàn cảnh của một quốc gia và với những loại hợp đồng khác thì qui tắc này sẽ là không thích hợp. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 định nghĩa đề nghị giao kết hợp đồng có khác hơn như sau: “Một đề xuất 10
  11. (proposal) được gọi là đề nghị (offer) nếu nó đủ rõ ràng và thể hiện ý chí của bên đưa ra đề nghị bị ràng buộc khi đề nghị giao kết được chấp nhận” (Điều 2.1.2). Định nghĩa này cho thấy không có sự xuất hiện của bên được đề nghị. Các định nghĩa tương tự luôn được tìm thấy trong các hệ thống theo Common Law. Chẳng hạn: “Đề nghị là một đề xuất được tạo bởi một bên đưa tới đến bên khác biểu lộ mong muốn được giao kết hợp đồng. Bên tạo nên lời đề nghị được gọi là bên đề nghị (offeror). Bên nhận được lời đề nghị đó được gọi là bên được đề ghị (offeree)” [3, tr. 10]. “Sự trao đổi sẽ được coi là một đề nghị giao kết hợp đồng nếu như nó chỉ ra những điều khoản mà được hiểu là người đưa ra đề nghị đã chuẩn bị để tạo lập hợp đồng (như giá bán của hàng hóa) và biểu lộ rõ ràng rằng người đưa ra đề nghị có ý định chịu sự ràng buộc bởi những điều khoản đó nếu như nó được người được đề nghị chấp nhận” [3, tr. 10]. Từ những định nghĩa nêu trên, có thể thấy: pháp luật nước ngoài đều nêu hay xác định yếu tố biểu đạt sự chấp nhận của bên được đề nghị trong khi đó dường như pháp luật Việt Nam đã tách rời yếu tố này và chỉ qui định về sự biểu đạt ý chí rõ ràng của bên đưa ra đề nghị xác định. Việc qui định như vậy trong pháp luật Việt Nam dường như đã tách bạch đề nghị giao kết hợp đồng với chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hay là làm cho sự nhận diện đề nghị giao kết hợp đồng là một yếu tố cấu thành nên hợp đồng trở nên mờ nhạt hơn. Như vậy có những yếu tố không thể thiếu mà tất cả các hệ thống pháp luật đều thừa nhận đối với đề nghị giao kết hợp đồng – đó là: Một, phải có một bên đưa ra đề nghị. Bên này phải là một chủ thể xác định. Yếu tố xác định này có thể thể hiện ở việc: khi đưa ra lời đề nghị, bên đề nghị nêu rõ hoặc thể hiện rõ trong phần người gửi hoặc trong nội dung đề nghị về trụ sở kinh doanh (nếu là pháp nhân), địa chỉ thường trú (nếu là thể 11
  12. nhân) hoặc làm cách khác để người được đề nghị có thể hoặc chắc chắn sẽ xác định chính xác được yếu tố này. Hai, phải có một bên được đề nghị và đã nhận được đề nghị. Bên được đề nghị là một hay nhiều người, có thể xác định hay không thể xác định. Chẳng hạn: mua bán tại sở giao dịch hàng hóa hay sở giao dịch chứng khoán- nơi được xem là diễn ra các hoạt động chào bán, chào mua liên tục, khó có thể có bên được đề nghị xác định. Cũng như vậy trong việc hứa thưởng, thi có giải. Ba, đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện được ý chí hay ý định giao kết hợp đồng hay mong muốn bị ràng buộc của bên đưa ra đề nghị vào quan hệ hợp đồng với bên được đề nghị, có nghĩa là nếu đề nghị đó được bên được đề nghị chấp nhận thì hai bên bị ràng buộc vào quan hệ hợp đồng. Trong tất cả các hệ thống pháp luật đều không công nhận sự đàm phán lại của đề nghị giao kết hợp đồng. Khi một đề nghị giao kết được đưa ra mà có sự tồn tại của đàm phán hay thay đổi cơ bản thì đề nghị ban đầu thường chấm dứt sự tồn tại và đơn giản chỉ là một sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể. Sự thể hiện ý chí của các bên chỉ được xem là một bước thể hiện ý chí của một giai đoạn đàm phán. Chỉ đến chừng nào tồn tại một sự thể hiện ý chí rõ ràng của một bên và bên còn lại chấp nhận một cách vô điều kiện, thì sự thể hiện ý chí đó mới được xem xét là một đề nghị giao kết hợp đồng. Bên thể hiện ý chí đó được xem là bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Bên còn lại là bên được đề nghị. Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên được đề nghị gửi chấp nhận hoặc vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận tuỳ thuộc vào từng hệ thống pháp luật. Bốn, có sự ràng buộc pháp lý giữa các bên khi có sự thống nhất ý chí. Sự thống nhất ý chí được thể hiện chắc chắn ở việc người được đề nghị chấp nhận trùng khít với đề nghị, có nghĩa là bên được đề nghị đồng ý với bên đề 12
  13. nghị bản chất pháp lý của hợp đồng, đối tượng của hợp đồng và các điều kiện khác của hợp đồng mà được bên đề nghị đưa ra trong đề nghị. Hầu hết các hệ thống pháp luật đều đề cập tới khái niệm “đề nghị ngược trở lại” (counter offer). Sự thay đổi vị trí lẫn nhau của hai bên chủ thể gây ảnh hưởng rất lớn đến giá trị của các cam kết của hai bên. Một chấp nhận trở thành đề nghị ngược trở lại hay còn gọi là “đề nghị mới” khi chấp nhận không trùng khít với đề nghị. Trong trường hợp này bên được đề nghị bị hoán đổi vị trí cho bên đề nghị ban đầu, có nghĩa là lại trở thành bên đưa ra đề nghị mới. Và như vậy hợp đồng chỉ được xem là giao kết khi lời đề nghị mới này được chấp nhận trùng khít. Có thể hiểu từ việc chấp nhận của mình, bên được đề nghị ban đầu lại trở thành bên đề nghị ngược trở lại bởi sự chấp nhận không trùng khít. Chỉ trở thành hợp đồng ràng buộc các bên khi người đề nghị ban đầu (original offeror) chấp nhận đề nghị ngược trở lại. Khi một đề nghị giao kết hợp đồng được khởi xướng bởi người đưa ra đề nghị ban đầu và gửi tới người được đề nghị. Nếu người được đề nghị chấp nhận lời đề nghị vô điều kiện và như ảnh phản chiếu trong gương (the mirror image rule) [2, tr. 114], không có sự thay đổi nào về bản chất thì hợp đồng được giao kết với những điều kiện được đưa ra trong đề nghị. Nhưng nếu người được đề nghị chấp nhận lời đề nghị với thay đổi căn bản điều kiện trong đề nghị đó (ví dụ như thay đổi về giá cả, số lượng, chất lượng hay đối tượng của hợp đồng ) thì sự chấp nhận đó được xem như đưa ra một lời đề nghị ngược trở lại hay đề nghị mới. Sự ràng buộc của đề nghị mới này đối với người được đề nghị ban đầu hoàn toàn giống với là sự ràng buộc của đề nghị ban đầu đối với người đưa ra đề nghị ban đầu. Đề nghị lại (counter offer) có thể thể hiện bằng một chấp nhận hoặc có thể không thể hiện như một chấp nhận. Công ước Viên 1980 qui định: “Một sự phúc đáp có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa đựng những điểm bổ sung, bớt 13
  14. đi hay các sửa đổi khác thì ược coi là từ chối chào hàng và cấu thành một hoàn giá” (Điều 19). Với tư tưởng đó, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp dồng thương mại quốc tế 2004 có qui định như sau: “Câu trả lời với mong muốn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, nhưng kèm theo những bổ sung, hạn chế hoặc những sửa đổi khác phải được coi là sự từ chối đề nghị và hình thành một đề nghị mới”. (Điều 2.1.11). Tuy nhiên, không phải mọi sự thay đổi, mọi sự bổ sung hay bớt đi điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng đều được coi là đề nghị ngược trở lại. Thông thường các hệ thống pháp luật đều nhìn nhận có tồn tại một sự thay đổi và được coi là đề nghị ngược trở lại khi mà việc thể hiện ý chí của người nhận đề nghị đã làm thay đổi căn bản ý chí của người đa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Có thể hiểu đây là trường hợp thiếu sự thống nhất ý chí. Chẳng hạn người đề nghị mong muốn bán xe ô tô với giá 500.000.000 đồng. Người được đề nghị thể hiện sự mong muốn mua nhưng mặc cả rằng giá đó cần giảm xuống đôi chút để lấy chi phí sửa chữa xe. Rõ ràng các bên chưa có sự thống nhất ý chí trong việc mua bán chiếc xe này bởi giá bán là một điều kiện quan trọng và chủ yếu của hợp đồng này, có nghĩa là người đề nghị muốn đổi xe lấy một khoản tiền mà anh ta dự kiến, trong khi đó người được đề nghị một mặt rất muốn mua xe, song lại không đồng ý với giá mà người đề nghị đưa ra. Như vậy người đề nghị ban đầu có thể đồng ý bán hoặc có thể không đồng ý bán. Vì vậy việc trông chờ sự thể hiện ý chí này của người đề nghị ban đầu là cần thiết. Bởi thế sự hoán đổi vị trí giữa hai người này là cần thiết và hợp lý. Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 còn qui định: “Tuy nhiên, nếu câu trả lời với mong muốn chấp nhận kèm theo những chi tiết bổ sung hoặc khác biệt mà không làm thay đổi cơ bản các điều khoản của đề nghị được coi là một chấp nhận giao kết hợp đồng, trừ khi bên đề nghị ngay lập tức bác bỏ những chi tiết bổ 14
  15. sung hay sửa đổi này. Nếu bên đề nghị không phản đối, các điều khoản của hợp đồng sẽ bao gồm các điều khoản của đề nghị giao kết hợp đồng và những sửa đổi bổ sung đưa ra chấp nhận” (Điều 2.1.11). Với điều khoản này, Bộ nguyên tắc này vẫn tôn trọng quyền định đoạt của người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng nếu anh ta muốn hay không muốn tiếp tục giao kết với một lời chấp nhận có chứa đựng những yếu tố bổ sung, thay đổi nhưng không căn bản các yếu tố của lời đề nghị ban đầu. Luôn coi trọng sự thoả thuận của các bên trong quan hệ hợp đồng, khi một đề nghị giao kết bị thay đổi những yếu tố ban đầu mà không làm ảnh hưởng đến mong muốn ban đầu của người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng thì sẽ tồn tại một thoả thuận khi mà người đưa ra đề nghị chấp nhận sự tồn tại đó [2, tr. 114]. Quan niệm này khác với quan niệm của pháp luật Việt Nam được biểu đạt cụ thể tại Bộ luâtyj Dân sự 2005 rằng: “Khi bên được đề nghị đã chấp nhận giao kết hợp đồng, nhưng có nêu điều kiện hoặc sửa đổi đề nghị thì coi như người này đã đưa ra đề nghị mới” (Điều 395). Có thể hiểu pháp luật Việt Nam áp dụng tuyệt đối nguyên tắc trùng khít trong chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Tóm lại, đề nghị giao kết hợp đồng là gì phải được trả lời trong sự hiểu biết tường tận về đề nghị ngược trở lại bởi chúng có mối quan hệ tác động qua lại đối với nhau. Việc xác định được các thành tố của một đề nghị giao kết hợp đồng là nền tảng của việc xác định sự thay đổi dẫn đến sự hình thành một đề nghị ngược trở lại. Việc xác định được đề nghị ngược trở lại là căn cứ để xác định sự hoán đổi vị trí giữa hai bên chủ thể và xác định sự ràng buộc đối với mỗi bên chủ thể. 15
  16. 1.1.2. Bản chất của đề nghị giao kết hợp đồng PGS. TS. Ngô Huy Cương khẳng định đề nghị giao kết hợp đồng có bản chất là một hành vi pháp lý đơn phương trong các bài giảng của mình về hợp đồng [5] bởi khi đề nghị này được gửi tới bên được đề nghị thì người đề nghị bị ràng buộc pháp lý ít nhất như: (1) không thể rút lại, sửa đổi hay hủy bỏ đề nghị đó nếu như không được bên được đề nghị đồng ý; và (2) trong thời gian có hiệu lực của đề nghị, nếu bên được đề nghị chấp nhận, thì bên đề nghị bị ràng buộc bởi hợp đồng với bên được đề nghị [4, tr. 240 - 256]. Diễn đạt khác hơn nhưng không nói thẳng vào bản chất pháp lý của đề nghị giao kết hợp đồng, có quan niệm rằng: “Đề nghị giao kết hợp đồng là quyết định đơn phương có chủ ý của một ngời bày tỏ ý định giao kết hợp đồng theo những điều kiện xác định, cụ thể và rõ ràng với một hay nhiều người khác” [8, tr. 47]. Đề nghị giao kết hợp đồng thực ra là sự biểu lộ ý chí đơn phương của bên đề nghị và đề nghị đó ràng buộc chính người này. Ý chí này của một bên chủ thể đề xuất truyền đạt đến bên chủ thể còn lại. Nó xuất phát từ chính mong muốn của họ và được thể hiện bằng một lời đề nghị giao kết hợp đồng. Chính vì vậy, không thể nhận định khác đi, đề nghị giao kết hợp đồng bản chất là một hành vi pháp lý đơn phương. Hành vi pháp lý đơn phương hay còn gọi là hành vi độc phương theo Vũ Văn Mẫu là “một hành vi do ý chí của một người mà có, thí dụ như sự làm di chúc” [11, tr. 72]. Trường Đại học Luật Hà Nội lý giải là “hành vi thể hiện ý chí của một bên chủ thể nhằm qua đó làm phát sinh, thay đổi họăc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Đây là một loại giao dịch dân sự trong đó là sự biểu hiện ý chí đơn phương của một bên” [13, tr. 18 – 19]. Ẩn chứa trong loại hành vi này là một tính chất đơn phương của ý chí thể hiện bởi một bên chủ thể. Nó chỉ là một sự thể 16
  17. hiện của một người, một chủ thể “cả trong sự kết lập lẫn trong sự thi hành” [13, tr. 18 – 19]. Hành vi pháp lý đơn phương cần có sự phân biệt với hợp đồng đơn vụ. Hợp đồng phải có sự tồn tại của ít nhất hai chủ thể. Có một số trường hợp chỉ tồn tại một người giao kết hợp đồng, ví dụ: một người giao kết hợp đồng với chính bản thân mình như trường hợp người giám hộ mua hoặc thuê tài sản của người được giám hộ [6, tr. 177]. Sự khác nhau đầu tiên khi phân biệt hành vi pháp lý đơn phương hay độc phương và hợp đồng đơn vụ hay khế ước độc phương chính là ở yếu tố có sự tồn tại hai bên chủ thể và đồng thời tồn tại sự thoả hiệp giữa hai chủ thể này tạo nên một hợp đồng đơn vụ/ khế ước độc phương [11, tr. 72]. Tuy nhiên, điều rất dễ nhầm lẫn hay là sự thể hiện điểm chung khá tương đồng giữa hợp đồng đơn vụ hay khế ước độc phương và hành vi pháp lý đơn phương chính là ở việc chịu trách nhiệm của một bên chủ thể. Hợp đồng đơn vụ là một loại hợp đồng mà trong đó một bên chủ thể chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với bên kia và bên kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện một nghĩa vụ nào [13, tr. 102]. Nó thể hiện tính chịu trách nhiệm của chỉ một bên chủ thể. Hành vi pháp lý đơn phương cũng vậy, khi một hành vi pháp lý đơn phương được khởi phát từ một chủ thể thì “giao dịch này có làm phát sinh một quan hệ nghĩa vụ dân sự hay không còn phụ thuộc vào ý chí của những người khác (những người sẽ là chủ thể bên kia của giao dịch) và họ phải đáp ứng yêu cầu của bên đã thể hiện ý chí” [13, tr. 18 – 19]. Đặc tính này vừa tạo nên sự tương đồng, vừa là điểm khác biệt giữa hai khái niệm cần phải xác định này. Sự giống nhau đó là việc chỉ có một bên có nghĩa vụ. Còn sự khác nhau lại thể hiện ở chỗ: đối với hợp đồng đơn vụ, nghĩa vụ của một bên được xây dựng dựa trên sự thoả thuận của hai bên còn đối với hành vi pháp lý đơn phương thì nghĩa vụ của một bên là do tự bên đó tự nguyện, đề xuất và họ sẽ 17
  18. chỉ phải chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đó khi hợp đồng được xác lập, tức là sau khi có sự thể hiện ý chí đồng ý thực hiện giao dịch do hành vi pháp lý đơn phương khởi phát. Có thể minh chứng cho sự phân biệt này ở hai hình thức là: di chúc và hợp đồng tặng cho vô điều kiện. “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản cuả mình cho người khác sau khi chết” (Điều 646, Bộ luật Dân sự 2005). Còn “hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận” (Điều 465, Bộ luật Dân sự 2005). Sự giống nhau của hai hình thức này là sự tự nguyện của một bên mong muốn chuyển giao tài sản của mình cho một bên khác và không yêu cầu đền bù (tức là trả tiền hoặc thực hiện một công việc có tính chất ngang giá).Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản của hai hình thức này đó lại là hình thức di chúc thì không tồn tại sự thoả thuận còn hợp đồng tặng cho thì cơ bản tồn tại dựa trên sự thoả thuận của các bên. Một người khi để lại di sản của mình cho một người khác thì chỉ là sự thể hiện mong muốn đơn phương thể hiện ý chí của người đó. Người thừa kế có thể nhận hoặc không nhận di sản. Giữa họ không tồn tại một sự thoả thuận. Hơn nữa, di chúc hay rộng hơn là hành vi pháp lý đơn phương có thể có hoặc không phát sinh một giao dịch chuyển giao tài sản phụ thuộc vào việc người thừa kế/người tiếp nhận hành vi pháp lý đơn phương đó có chấp nhận thừa hưởng di sản hay không. Đối với hợp đồng tặng cho tài sản thì bản thân nó đã là một bản thoả thuận mà một người/một bên thì cam kết cho và một người/một bên thì đồng ý nhận. Việc ưng thuận đã được đến từ hai phiá và hình thành một giao dịch dân sự xác định . 18
  19. Trong hệ thống Common Law cũng tồn tại hai khái niệm: “unilateral contract” và “bilateral contract” có nghĩa gần tương đồng với hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ của hệ thống Civil Law nói chung và hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng. Để hiểu rõ được đề nghị giao kết hợp đồng cũng như bản chất của nó, ngoài việc phải nắm được thế nào là hành vi pháp lý đơn phương, hợp đồng đơn vụ cũng như song vụ, còn phải nắm được khái niệm hợp đồng đơn phương “unilateral contract” và hợp đồng song phương “bilateral contract”. Hai khái niệm này trong hệ thống Common Law mà không có các khái niệm tương ứng hoàn toàn trong hệ thống Civil Law. Việc đi sâu vào tìm hiểu hai khái niệm này nhằm để dễ dàng hơn trong việc hiểu rõ sự khác cũng như giống nhau về đề nghị giao kết hợp đồng ở hai hệ thống pháp luật cơ bản lớn nhất thế giới này. Sự phân biệt giữa “unilateral contract” và “bilateral contract” thể hiện ở vấn đề xác định chủ thể có nghĩa vụ trong hợp đồng. Đối với “bilateral contract” là tất cả các bên (parties) và đối với “unilateral contract” thì chỉ có một bên là có nghĩa vụ theo hợp đồng [3, tr. 10]. Nếu chỉ dừng lại ở đây thì có thể coi các khái niệm là trùng lắp khi so sánh với các định nghĩa về hợp đồng đơn vụ và hợp đồng song vụ như ở trên hay các định nghĩa tại Điều 406, Bộ luật Dân sự 2005 về các loại hợp đồng dân sự chủ yếu. Tuy nhiên, việc chỉ một bên có nghĩa vụ ở “unilateral contract” phải được hiểu theo nghĩa: một bên sẽ có nghĩa vụ khi mà người đó đã nhận được một hành động đáp lại của bên kia theo như lời hứa (promise) mà người đó đã đưa ra. Hình thức tóm lược của “unilateral contract” là một lời hứa đổi lấy một hành động. Ví dụ cho trường hợp này mà có thể coi là ví dụ điển hình của “unilateral contract” đó là mối quan hệ giữa người môi giới bất động sản và người có nhà muốn bán. Người có nhà hứa hay cam kết sẽ trả cho người môi giới bất động sản một khoản tiền hoa hồng tính theo phần trăm giá bán nếu 19