Luận văn Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_hoa_giai_o_co_so_tren_dia_ban_tinh_thanh_hoa.pdf
Nội dung text: Luận văn Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT KIỀU THỊ THU HÀ HßA GI¶I ë C¥ Së TR£N §ÞA BµN TØNH THANH HãA Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật Mã số: 60 38 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: NGƢT. GS. TS. PHẠM HỒNG THÁI HÀ NỘI - 2014
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Kiều Thị Thu Hà
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ 8 1.1. Khái niệm, đặc điểm hòa giải ở cơ sở, phân biệt hòa giải ở cơ sở với các loại hình hòa giải khác 8 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoà giải 8 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm hoà giải ở cơ sở 9 1.1.3. Phân biệt hòa giải ở cơ sở với các loại hình hòa giải khác 13 1.2. Vai trò của hòa giải ở cơ sở 20 1.3. Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về hòa giải ở cơ sở 22 1.3.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng 8/1945 22 1.3.2. Giai đoạn từ tháng 8/1945 đến ngày 25/12/1998 23 1.3.3. Giai đoạn từ 1998 – đến nay 28 1.4. Hòa giải ở một số quốc gia trên thế giới 33 1.4.1. Luật về các trung tâm hòa giải cộng đồng của Singapore 33 1.4.2. Luật hòa giải nhân dân của nước CHND Trung Hoa 34 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HOÁ 36 2.1. Thực trạng pháp luật về hòa giải ở cơ sở tại Thanh Hóa 36 2.2. Thực trạng về tổ chức hòa giải ở cơ sở 42
- 2.2.1. Mô hình tổ chức 42 2.2.2. Cơ cấu, số lượng và chất lượng hòa giải viên 46 2.3. Thực trạng hoạt động hòa giải ở cơ sở 50 2.4. Đánh giá chung về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thanh Hóa 56 2.4.1. Những ưu điểm 56 2.4.2. Những hạn chế 58 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 59 Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG HOÀ GIẢI Ở CƠ SỞ 61 3.1. Những giải pháp để nâng cao chất lƣợng hòa giải trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa 61 3.2. Những giải pháp chung để nâng cao chất lƣợng hòa giải ở cơ sở 65 3.2.1. Nâng cao năng lực của công chức quản lý hòa giải ở cơ sở 65 3.2.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức hòa giải 66 3.2.3. Phối hợp giữa chính quyền với các tổ chức đoàn thể trong công tác hòa giải 67 3.2.4. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng 68 3.2.5. Đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác hòa giải 70 3.2.6. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng và chính quyền các cấp, cơ quan tư pháp cấp trên 72 3.2.7. Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể 73 3.2.8. Tăng cường công tác đánh giá, kiểm tra 74 3.2.9. Hoàn thiện chế độ, chính sách, bảo đảm kinh phí hoạt động 76 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHND: Cộng hòa nhân dân MTTQ: Mặt trận Tổ quốc PBGDPL: Phổ biến giáo dục pháp luật QPPL: Quy phạm pháp luật UBND: Ủy ban nhân dân XHCN: Xã hội chủ nghĩa
- DANH CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Tỉ lệ % tổ hòa giải ở thôn, bản, khu phố tại Thanh Hóa 46 Biểu đồ 2.2: Sự chuyển dịch về cơ cấu thành phần tổ hòa giải ở cơ sở 48 Biểu đồ 2.3: So sánh chất lượng của đội ngũ hòa giải viên tại Thanh Hóa năm 2008 và 2013 50 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu các vụ việc hòa giải từ năm 1998-2008 51 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu các vụ việc hòa giải năm 2013 52 Biểu đồ 2.6: So sánh số vụ việc hòa giải ở cơ sở tại Thanh Hóa từ năm 2011-2013 53 Biểu đồ 2.7: Hoạt động hòa giải ở cơ sở tại Thanh Hóa từ 2011-2013 54 Biểu đồ 2.8: Tỉ lệ hòa giải thành và hoà giải không thành tại Thanh Hóa từ năm 2011-2013 54
- DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức hoà giải ở Thanh Hoá trước năm 1998 43 Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức hoà giải ở Thanh Hoá từ 2009 đến Quý III/2013 44 Sơ đồ 2.3: Mô hình tổ chức hoà giải ở Thanh Hoá từ đầu năm 2014 đến nay 45
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội bao giờ cũng có các mối quan hệ phong phú, đan chéo không kém phần phức tạp. Nếu ứng xử không tốt các mối quan hệ đó sẽ làm phát sinh nhiều mâu thuẫn, tranh chấp trong xã hội. Do vậy để giữ gìn ổn định trật tự xã hội, mỗi cá nhân, con người, tổ chức phải luôn lấy “hoà làm trọng”, coi đối nhân xử thế là những lẽ sống ở đời, đồng thời đề cao những nét văn hoá “tình làng nghĩa xóm”, “đạo vợ nghĩa chồng”, “anh em như thể chân tay”, “chị ngã em nâng” để duy trì tốt các mối quan hệ trong xã hội, chủ yếu là 3 mối quan hệ “đối với người”, “đối với việc”, “đối với mình”. Phát huy truyền thống văn hoá của dân tộc, đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng dân cư, nâng cao kết quả giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong nhân dân, góp phần giữ gìn, an toàn xã hội, giảm bớt khiếu nại. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng công tác hoà giải cơ sở, coi đây là một trong những yếu tố bảo đảm cho phát triển kinh tế, ổn định về xã hội. Và thực tế cho thấy, ở những địa phương làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở thì tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân. Ngược lại, ở những nơi coi nhẹ công tác hòa giải, mâu thuẫn xã hội phát sinh, tranh chấp trong cộng đồng dân cư có chiều hướng tăng, dẫn đến tình hình mất ổn định chính trị, trật tự kỷ cương và an toàn xã hội. Thực hiện Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở và Nghị định số 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải cơ sở trong những năm qua hoạt động hoà giải ở cơ sở được tổ chức theo những mô hình không thống nhất và với nhiều tên gọi khác nhau như: Tổ hoà giải, Tổ an ninh xã hội, Tổ an 1
- ninh nhân dân, Tổ liên gia tự quản, Đội dân phòng, Đội tuần tra nhân dân, Ban công tác Mặt trận tổ quốc, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội nông dân, Chi hội phụ nữ Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải ở cơ sở chưa thực sự đầy đủ và đồng bộ. Hiện nay một số Luật, Pháp lệnh chuyên ngành cũng có các quy định liên quan đến hòa giải ở cơ sở có những điểm khác với quy định của Pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở (ví dụ Luật Đất đai) dẫn đến sự không thống nhất, đồng bộ trong thực tiễn tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Nhiều địa phương còn tồn tại mô hình tổ hòa giải ở 2 cấp: Tổ hòa giải ở thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố và Ban hòa giải (hoặc Hội đồng hòa giải) ở cấp xã trong khi Pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hòa giải lại chỉ điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của Tổ hòa giải ở cơ sở, dẫn đến khó khăn, lúng túng trong áp dụng pháp luật về hòa giải. Và ngày 20 tháng 6 năm 2013, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội nướ c Côṇ g hòa xa ̃ hôị chủ nghiã Viêṭ Nam khóa XIII đã thông qua Luật Hòa giải ở cơ sở tạo hành lang pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động của các tổ hoà giải, hoà giải viên cơ sở. Luật Hoà giải ở cơ sở ra đời với nhiều quy định mới đòi hỏi cần nghiên cứu để vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ tại địa bàn dân cư, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Bằng khung pháp lý cao nhất hoạt động hoà giải ở cơ sở được điều chỉnh rộng hơn về phạm vi áp dụng, thúc đẩy sự tham gia cũng như cơ chế phối hợp nhiều bên vào quá trình hòa giải, đồng thời giải quyết được những hạn chế về mặt pháp lý trong Pháp lệnh Tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trước đây như: một số quy định còn chung chung, chưa rõ ràng, cụ thể, chưa nêu rõ trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể (Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội nông dân ), cũng như vai trò, trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác hòa giải ở cơ sở chưa được quy định rõ ràng, chưa quy định các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động hòa giải 2
- cơ sở, chưa quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của Hòa giải viên, việc huy động nguồn lực cho công tác hòa giải ở cơ sở chưa được tiến hành một cách đồng bộ và thống nhất. Nghiên cứu các quy định mới của pháp luật liên quan đến lĩnh vực hòa giải để áp dụng, để đưa luật vào cuộc sống là vô cùng cần thiết nhất là với một tỉnh đất rộng, người đông như Thanh Hóa. Bởi những năm qua với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ, chính quyền các cấp, các tổ hoà giải ở Thanh Hoá từng bước ổn định về tổ chức, cơ cấu, số lượng. Tuy nhiên với đặc thù nhiều vùng miền, tại Thanh Hóa lại chưa có sự thống nhất trong lựa chọn, công nhận, bầu hoà giải viên; nhiều địa phương chưa đề cao yêu cầu về trình độ, kỹ năng nghiệp vụ hòa giải do vậy hiệu quả hòa giải chưa cao. Ví dụ như ở miền núi các hoà giải viên chủ yếu là già làng, trưởng bản, trưởng các dòng họ, người có uy tín trong cộng đồng ở đồng bằng chủ yếu là cán bộ hưu trí, trưởng phố, thanh niên, phụ nữ có kiến thức pháp luật nhất định, chủ yếu là có bề dày về thực tiễn đời sống. Bên cạnh đó, thực trạng tổ chức của các Tổ hòa giải tại Thanh Hóa hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đó là: công tác quản lý Nhà nước về hòa giải ở xã, phường, thị trấn chưa chặt chẽ, chưa theo dõi sự biến động về tổ chức các Tổ hòa giải để củng cố, kiện toàn kịp thời; Tổ hòa giải ở cơ sở trong tỉnh đều được thành lập theo địa bàn thôn, bản, khối phố, có những thôn, bản, khối phố quá đông số hộ dân (hơn 400 hộ), có những thôn ở trên địa bàn rộng gồm nhiều cụm dân cư cách xa nhau nhưng cũng chỉ thành lập một Tổ hòa giải, có nhiều thôn, bản, khối phố mới được chia tách nhưng chưa thành lập được Tổ hòa giải nên chưa giải quyết kịp thời những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân ở cơ sở. Hoạt động hoà giải cơ sở trong những năm qua đã hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với 3
- nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, hoạt động hoà giải trên địa bàn tỉnh đã bộc lộ một số hạn chế đó là: hoạt động hòa giải ở cơ sở chưa hiệu quả, chưa gắn với các phong trào, cuộc vận động tại cộng đồng dân cư như cuộc vận động xây dựng Làng văn hóa, khu dân cư văn hóa, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” nhằm gắn công tác hòa giải ở cơ sở với nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội của địa phương; kỹ năng hoà giải và kiến thức pháp luật của đội ngũ làm công tác hoà giải không đồng đều, còn hạn chế nên hoạt động hòa giải kém hiệu quả, có những nơi để vụ việc kéo dài; có trường hợp tiến hành hòa giải cả những việc pháp luật quy định không được phép hòa giải. Đặc biệt, tại Thanh Hóa khi nghiên cứu về công tác hòa giải ở cơ sở chúng tôi nhận thấy mặc dù Thanh Hóa đã có những quy định rất quan trọng tạo đà cho hoạt động hòa giải ở cơ sở tuy nhiên cơ chế, chính sách đối với những cán bộ làm công tác hòa giải còn nhiều bất cập. Vất vả là vậy, nhưng chế độ đãi ngộ đối với những cán bộ làm công tác này ở cơ sở thường rất thấp. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ hòa giải cũng chưa được quan tâm đúng mức. Trong quá trình "hành nghề", những cán bộ làm công tác hòa giải chưa thường xuyên được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng một cách bài bản, chuyên nghiệp, có nơi hàng năm chỉ tổ chức tập huấn được cho đại diện tổ hòa giải. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, học viên chọn đề tài: “Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 4
- 2. Tình hình nghiên cứu Chủ đề về hòa giải ở cơ sở là chủ đề không hoàn toàn mới, nhưng là vấn đề ít được quan tâm nghiên cứu ở nước ta, tuy vậy cần kể đến một số công trình nghiên cứu đã được công bố ở trong nước như: Ngô Thị Thu Huyền nghiên cứu về “tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở và phƣơng hƣớng hoàn thiện” [27], Nguyễn Đình Hảo nghiên cứu “Công tác hoà giải ở cơ sở” [23], Nguyễn Phi Long nghiên cứu “Hoà giải ở cơ sở - qua thực tiễn huyện Gia Lâm” [29] Tuy nhiên đề tài “hoà giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá” chúng tôi muốn khai thác một hướng mới về các hình thức hoà giải trên cơ sở so sánh, đối chiếu hình thức hoà giải ở cơ sở với hình thức hoà giải khác như hoà giải tại Tòa án theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự, Hôn nhân và gia đình, hòa giải các tranh chấp lao động, hòa giải bằng trọng tài thương mại. Bên cạnh đó chúng tôi còn muốn so sánh với pháp luật của Singapore và CHND Trung Hoa về hoà giải, lý giải vì sao chúng ta không chọn mô hình không giống như Sigapore hay CHND Trung Hoa. Về mặt thực tiễn, qua nghiên cứu, tìm hiểu chúng tôi nhận thấy hoà giải ở Thanh Hoá có trong những năm qua đã triển khai tương đối tốt, có những nét đặc trưng riêng. Tuy nhiên chưa có một công trình nghiên cứu nào về đề tài này. Vì vậy chúng tôi mong muốn và kỳ vọng trên cơ sở những những con số liên quan đến công tác hoà giải ở cơ sở tại Thanh Hoá qua các thời kỳ chúng tôi đánh giá được sự nổi trội của công tác hoà giải tại Thanh Hoá. Và tin rằng nếu Thanh Hoá áp dụng pháp luật tốt thì sẽ tạo ra bước phát triển mới trong công tác hoà giải ở cơ sở. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Phân tích, đánh giá công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh 5
- Hóa, đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, góp phần giúp các đối tượng hoà giải trong giải quyết những xung đột, tranh chấp, vi phạm pháp luật nhỏ trên địa bàn dân cư, góp phần bảo đảm trật tự trị an, an toàn xã hội, củng cố tình đoàn kết của nhân dân, phòng ngừa những vi phạm pháp luật có thể xảy ra. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ quan niệm về hòa giải, đặc điểm hòa giải ở cơ sở, nội dung hòa giải; nội dung pháp luật về hòa giải ở cơ sở. - Phân tích, đánh giá thực trạng về hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa qua khảo sát thực tiễn. - Đưa ra một số quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa. Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa từ năm 1998 đến 2013, trong đó tập trung đánh giá thực trạng hoạt động hoà giải từ năm 2011-2013. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời luận văn còn sử dụng phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khảo sát, thống kê, tổng kết thực tiễn trong quá trình giải quyết các vấn đề đặt ra của đề tài và kế thừa những kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài của các tác giả trước đó. 6. Ý nghĩa của luận văn Luận văn là nguồn tư liệu tổng hợp về hoạt động hòa giải ở cơ sở trên 6
- địa bàn Tỉnh Thanh Hóa, cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học luật, hành chính, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giải dạy, nghiên cứu khoa học. Từ những đề xuất của luận văn có thể là những gợi ý để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hòa giải ở cơ sở. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về hòa giải ở cơ sở Chƣơng 2: Thực trạng hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Chƣơng 3: Phương hướng, giải pháp đảm bảo hòa giải ở cơ sở 7
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ 1.1. Khái niệm, đặc điểm hòa giải ở cơ sở, phân biệt hòa giải ở cơ sở với các loại hình hòa giải khác 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm hoà giải Trong khoa học có nhiều quan niệm khác nhau về hòa giải, theo Hiệp hội Hoa kỳ: “Hòa giải là một quá trình, trong đó bên thứ 3 giúp 2 bên tranh chấp ngồi lại với nhau để cùng giải quyết vấn đề của họ” [25, tr.3]; Từ điển Luật học Black định nghĩa: Hòa giải (conciliation) là sự can thiệp, sự làm trung gian hòa giải; hành vi của người thứ ba làm trung gian giữa hai bên tranh chấp nhằm thuyết phục họ dàn xếp hoặc giải quyết tranh chấp (GQTC) giữa họ. Việc GQTC thông qua người trung gian hòa giải (bên trung lập) [65, tr.307]. Như vậy với quan niệm nay vai trò chủ yếu của người hòa giải không tham gia vào quá trình hoặc việc thỏa thuận các giải pháp hòa giải mà chủ yếu đóng vai trò là người trung gian cho hai bên tranh chấp tự nguyện ngồi lại với nhau, tạo điều kiện cho họ duy trì đối thoại và thương lượng giải quyết mâu thuẫn, bất đồng. Theo từ điển Tiếng Việt “hoà giải là việc thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thoả” [64, tr.30]; Theo từ điển Luật học , Nxb Từ điển Bách khoa & Nxb Tư pháp “Hoà giải: Thuyết phục các bên tranh chấp tự giải quyết tranh chấp của mình một cách ổn thoả . Thông thƣờng, việc hoà giải đƣơc̣ tiến hành sau khi thƣơng lƣơṇ g (khiếu nại) giữa các bên đã không đạt đƣơc̣ kết quả” [63, tr.365] 8
- Như vậy, có thể hiểu hoà giải là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của một bên thứ ba, các bên tranh chấp tự nguyện thoả thuận giải quyết các xung đột, tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức xã hội. Với quan niệm như vậy, hòa giải có một số đặc điểm sau đây: Một là, hòa giải là một một phương thức giải quyết mẫu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật. Hai là, chủ thể trung tâm của hòa giải là bên trung gian giúp cho các bên tranh chấp thỏa thuận với nhau về mẫu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật. Điều này làm cho hòa giải có sự khác biệt với thương lượng. Người trung gian có thể là cá nhân, tổ chức luật sư, tư vấn, hoặc các tổ chức khác do các bên thỏa thuận lựa chọn. Người này phải có vị trí độc lập với các bên và hoàn toàn không có lợi ích liên quan đến tranh chấp. Bên thứ ba làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất cứ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết. Ba là, sự điều chỉnh, thỏa thuận về giải quyết các tranh chấp phải do chính các bên tranh chấp quyết định. Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm hoà giải ở cơ sở 1.1.2.1. Khái niệm hoà giải ở cơ sở Hiện nay Pháp luật một quốc gia rất đề cao hòa giải ở cơ sở, nhưng tên gọi của các tổ chức đó được sử dụng rất khác nhau: Cộng hòa nhân dân Trung hoa gọi với tên là “Hòa giải nhân dân” theo đó “hòa giải nhân dân là quá trình một Ủy ban nhân dân thuyết phục các bên liên quan đến một mâu thuẫn đạt đƣợc một thỏa thuận hòa giải trên cơ sở thƣơng lƣợng bình đẳng và tự do ý chí và mang lại một kết quả là giải quyết mâu thuẫn giữa các bên” [59, tr.2]. 9
- Sigapore lại gọi là hòa giải cộng đồng, theo đó: Hòa giải bao gồm việc thực hiện bất cứ hành động nào nhằm xúc tiến việc trao đổi và giải quyết tranh chấp; tập hợp các bên tranh chấp lại với nhau vì mục đích nêu trên, theo yêu cầu của một bên tranh chấp hoặc do Giám đốc chủ động tiến hành và tiếp tục giải quyết các vấn đề trọng tâm của việc trao đổi và giải quyết đó [32, tr.1]. Tại Việt Nam nhằm đề cao hoạt động nơi cơ sở, nơi cộng đồng dân cư, làng xóm với lối sống tình làng nghĩa xóm nên gọi với tên là hòa giải ở cơ sở. Hoạt động hòa giải ở Việt nam xuất phát từ thực trạng tại cơ sở, hiện nay yêu cầu tự quản trong nhân dân được đặt lên hàng đầu nên hoạt động hòa giải ở cơ sở không tổ chức theo mô hình có quá trình tham gia của Ủy ban nhân nhân hoặc thông qua Trung tâm hòa giải như ở một số nước ở trên. Tại khoản 1, Điều 2, Luật Hòa giải ở cơ sở của nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam quy định hòa giải ở cơ sở “là việc hòa giải viên hƣớng dẫn, giúp đỡ các bên đạt đƣợc thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật” [44]. 1.1.2.2. Đặc điểm hoà giải ở cơ sở Hoạt động hòa giải ở cơ sở qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn thi hành pháp luật tại cơ sở trong thời gian qua có thể thấy hòa giải ở cơ sở có một số đặc điểm sau: - Về bản chất của quá trình hòa giải: Hòa giải cơ sở là việc giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật giữa các bên về quyền và lợi ích. Trong hoạt động hoà giải, các bên tranh chấp cần đến một bên thứ ba (sau đây gọi là Hoà giải viên) làm trung gian, giúp họ đạt được một thỏa thuận, giải quyết được những bất đồng. Trong quá trình hoà giải, Hoà giải viên có vai trò trung lập, khách quan, vận dụng pháp luật, đạo đức xã hội và phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân ta, để giải thích, hướng dẫn, giúp đỡ và thuyết phục 10
- các bên tranh chấp tự nguyện giải quyết với nhau những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ, xoá bỏ mâu thuẫn, bất đồng và đạt được thoả thuận phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, nhằm giữ gìn sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, góp phần phòng ngừa và hạn chế vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên. - Về chủ thể thực hiện hòa giải ở cơ sở: là hoà giải viên tại các tổ hoà giải. Tổ hoà giải hiện nay không phải là một tổ chức chính quyền mà là một tổ chức quần chúng của nhân dân, do nhân dân cử ra và được thành lập theo đơn vị dân cư ở cơ sở: xóm, thôn, làng, bản, ấp, tổ dân phố, cụm dân cư. Việc hoà giải, giải quyết những vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân do hoà giải viên các tổ hoà giải thực hiện. Và hòa giải viên (hoặc cũng có thể là một cá nhân có uy tín, có sức thuyết phục, cảm hóa các bên tranh chấp) trực tiếp tham gia trong quan hệ hòa giải, nhưng có vai trò trung lập và độc lập với các bên tranh chấp. Hoà giải viên chỉ có quyền giải thích, thuyết phục, cảm hóa hai bên tranh chấp thỏa thuận, tự nguyện chấm dứt tranh chấp, mâu thuẫn hay xung đột mà không được áp đặt hoặc cam thiệp vào nội dung thỏa thuận của các bên. - Nội dung thỏa thuận của các bên tranh chấp bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; Dù cho thỏa thuận đó thể hiện ý chí tự nguyện của các bên tranh chấp, nhưng nội dung của thỏa thuận đó không phù hợp với quy định của pháp luật, trái đạo đức xã hội, thì sẽ không được công nhận. - Về chủ thể của quan hệ hoà giải ở cơ sở: Hòa giải trước hết là sự thỏa thuận, thể hiện ý chí và quyền định đoạt của chính các bên tranh chấp. Hay nói cách khác, chủ thể của quan hệ hòa giải chính là các bên tranh chấp vi họ 11
- chính là chủ thể của các tranh chấp, các mâu thuẫn, nên họ có toàn quyền định đoạt để giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp đó, chứ không phải là ai khác. Đây có thể nói là một trong những đặc điểm nổi trội của hoạt động hòa giải ở cơ sở, đặc biệt đề cao quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp trong việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật. - Về nguyên tắc hoà giải ở cơ sở: Điều 4, Luật Hòa giải ở cơ sở đã đưa ra 6 nguyên tắc cơ bản trong hoà giải, trong đó một trong những nguyên tắc nền tảng, quan trọng nhất trong hoạt động hòa giải là “tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở” [44]. Nguyên tắc này nhằm bảo đảm quyền tự nguyện tham gia, tự nguyện quyết định và tự nguyện chấm dứt các mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên. Do đó, việc hòa giải phải thật sự tôn trọng sự tự nguyện của các bên, phù hợp với quy định của pháp luật và đạo đức, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, người thực hiện hòa giải không được can thiệp vào nội dung thỏa thuận của các bên. - Về phương pháp hòa giải hoà giải ở cơ sở: Trên cơ sở pháp luật, đạo đức xã hội và bằng uy tín của mình, Hòa giải viên giải thích, thuyết phục, giáo dục, cảm hoá, động viên các bên tranh chấp tự hoà giải, đi đến thoả thuận giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn và những bất đồng với phương châm kiên trì và bền bỉ không có giới hạn. - Về mục đích của hoà giải ở cơ sở là hướng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp ngay từ ban đầu nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; xây dựng tình làng, nghĩa xóm, giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, củng cố, phát huy những tình cảm và đạo lý truyền thống tốt đẹp trong gia đình và cộng đồng dân cư, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. 12
- Như vậy, hòa giải ở cơ sở là quá trình các bên tranh chấp thỏa thuận, tự nguyện giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật. Trong quá trình hòa giải cần đến một bên thứ ba là hòa giải viên với vai trò trung lập, làm trung gian, hướng dẫn, giúp đỡ các bên giải quyết được những bất đồng và đạt được một thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật gãp phÇn x©y dùng tinh thÇn ®oµn kÕt trong néi bé nh©n d©n, t•¬ng th©n,t•¬ng ¸i, gi÷ g×n ®¹o ®øc, t×nh lµng nghÜa xãm, gi÷ g×n an ninh chÝnh trÞ, trËt tù, an toµn x· héi trong céng ®ång d©n c•, chñ ®éng phßng ngõa vµ h¹n chÕ nh÷ng hµnh vi vi ph¹m ph¸p luËt ë c¬ së. Từ những phân tích nêu trên có thể hiểu hoà giải ở cơ sở là việc Hoà giải viên vận dụng pháp luật, đạo đức xã hội để giải thích, hướng dẫn, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thoả thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những mâu thuẫn và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân cư. 1.1.3. Phân biệt hòa giải ở cơ sở với các loại hình hòa giải khác Xuất phát từ đời sống kinh tế - xã hội, đặc điểm của quan hệ trong đời sống xã hội, dân sự, hiện nay ở nước ta có nhiều hình thức hòa giải như: hòa giải tại Tòa án theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự, Hôn nhân và gia đình; hòa giải các tranh chấp lao động; hòa giải bằng trọng tài thương mại; Hòa giải các tranh chấp vi phạm tại công đồng dân cư thông qua hòa giải ở cơ sở. 1.1.3.1. Hòa giải ở cơ sở với hòa giải tại Tòa án theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự, Hôn nhân và gia đình - Hoạt động hòa giải ở cơ sở không phải là thủ tục bắt buộc, mà là hoạt động Nhà nước và xã hội khuyến khích. Hiến pháp năm 1992: “Ở cơ sở, thành lập các tổ chức thích hợp của nhân dân để giải quyết những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật” [34, Điều 127], Luật Hôn nhân và gia đình 2000: “Nhà nƣớc và xã hội 13
- khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải ở cơ sở đƣợc thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở [36, Điều 86]. Như vậy hòa giải ở cơ sở không phải là thủ tục bắt buộc (trừ một số trường hợp), Nhà nước chỉ khuyến khích nhằm huy động sự tham gia tích cực, chủ động, sáng tạo của cộng đồng, các tổ chức quần chúng ở cơ sở và các thiết chế tự quản của người dân ở cơ sở. Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò to lớn của hoạt động này. Còn hòa giải tại Tòa án là một thủ tục bắt buộc theo pháp luật tố tụng dân sự, hôn nhân và gia đình. Đây được coi như giai đoạn “tiền xét xử”. Điều 180 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 quy định: “trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án phải tiến hành hòa giải để các đƣơng sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án” [39] (trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 181, 182 của Bộ luật Tố tụng dân sự). Tòa án với chức năng là cơ quan công quyền, mang quyền lực nhà nước, nên hòa giải của Tòa án mang tính pháp lý, có tính bắt buộc. - Hòa giải ở cơ sở nổi lên vai trò của bên thứ ba tham gia vào việc hòa giải ở cơ sở là hòa giải viên. Hòa giải viên tiến hành hòa giải phải khách quan, công minh, đảm bảo giải quyết tranh chấp một cách công bằng, không thiên vị, không áp đặt các bên đương sự mà để các bên tự nguyện đưa ra các cơ sở, dẫn chứng thực tiễn để chứng minh cho quyền và nghĩa vụ của mình, tự do thảo luận, đề xuất giải pháp, thỏa thuận. Hòa giải ở cơ sở với hòa giải viên là những người gần gũi, gắn bó với con người nơi cộng đồng dân cư nên dễ nắm bắt được tính cách, các mối quan hệ nơi thôn xóm vốn là nguyên nhân gây mâu thuẫn, đây là cơ sở để hòa giải viên đưa ra những lời giải thích, phân tích “điều hơn, lẽ thiệt” hoặc phân tích sự hợp lý, đưa ra lời tư vấn để các bên đương sự suy nghĩ tự quyết định việc hoá giải những bất đồng, mâu thuẫn. Còn hòa giải tại Tòa án theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự, Hôn nhân 14
- và gia đình thì vai trò của bên thứ ba lại là thẩm phán thuộc cơ quan tài phán mang quyền lực nhà nước tiến hành. Thẩm phán chủ trì hòa giải chủ yếu phổ biến cho các bên đương sự các quy định pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án trừ những trường hợp pháp luật quy định không được hòa giải. Khi không hòa giải được hoặc hòa giải không thành Tòa án mới đưa vụ án ra xét xử. Trường hợp các đương sự thống nhất thỏa thuận với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó, thì về nguyên tắc chung thẩm phán chủ trì phiên hòa giải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Nếu vì trở ngại khách quan mà Thẩm phán không ra quyết định được, thì Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán khác ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Quyết định này có hiệu lực pháp luật do vậy tính bắt buộc thi hành của hoà giải tại Toà án trong các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình cao hơn hoà giải ở cơ sở. - Hòa giải ở cơ sở nhằm xóa tan tâm lý “thắng - thua” của các bên đương sự và thay vào đó là khuyến khích tinh thần “đôi bên cùng có lợi”. Trên thực tế do sự thiếu kiềm chế hoặc chỉ nhận thấy lợi ích trước mắt mà nảy sinh bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên và khi phát sinh mâu thuẫn do tâm lý sĩ diện, hiếu thắng mà các bên tranh chấp có thái độ căng thẳng , cố chấp. Hoà giải viên phải kịp thời nắm bắt được tâm lý này của các bên đương sự để đưa ra những lời khuyên nhằm giúp làm dịu sự căng thẳng, tính ích kỷ hoặc tâm lý “thắng - thua”. Còn Hòa giải ở Tòa án nó lại mang ý nghĩa là cơ hội cuối cùng để các bên tự ngồi lại với nhau trước khi có một phán quyết, do vậy yếu tố “có tình” giữa các bên không còn đặt ra mà chủ yếu là “cái lý”. 15