Luận văn Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

pdf 93 trang vuhoa 25/08/2022 7980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_hang_thua_ke_theo_quy_dinh_cua_phap_luat_viet_nam_h.pdf

Nội dung text: Luận văn Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Mục lục KHOA LUẬT Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan PHÙNG THỊ CẨM CHÂU Mục lục mở đầu 1 Ch•ơng 1: những vấn đề chung 5 1.1. Khái niệm hàng thừa kế 5 Hàng thừa kế theo quy định của 1.2. Sơ l•ợc tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam về 10 hàng thừa kế phỏp luật Việt Nam hiện hành 1.2.1. Giai đoạn tr•ớc năm 1945 10 những vấn đề lý luận và thực tiễn 1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến tr•ớc ngày 10/9/1990 14 1.2.3. Giai đoạn từ ngày 10/9/1990 đến tr•ớc ngày 01/7/1996 19 1.2.4. Giai đoạn từ ngày 01/07/1996 đến tr•ớc ngày 01/01/2006 22 1.2.5. Giai đoạn từ 01/01/2006 đến nay 23 1.3. Hàng thừa kế trong pháp luật một số n•ớc trên thế giới 25 1.3.1. Hàng thừa kế trong pháp luật Pháp 25 LUẬN VĂN THẠC SỸ 1.3.2. Hàng thừa kế trong pháp luật Nhật Bản 26 1.3.3. Hàng thừa kế trong hệ thống pháp luật Thái Lan 29 Ch•ơng 2: pháp luật việt nam hiện hành về 31 hàng thừa kế 2.1. Các hàng thừa kế theo quy định tại Bộ luật Dân sự Việt 31 Nam năm 2005 HÀ NỘI, 2007 2.1.1. Hàng thừa kế thứ nhất 34 2.1.2. Hàng thừa kế thứ hai 47 2.2.2. Hàng thừa kế thứ ba 50 2.2 Phân chia di sản theo hàng thừa kế và thừa kế thế vị 54 1 2
  2. Mục lục Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục mở đầu 1 Ch•ơng 1: những vấn đề chung 5 1.1. Khái niệm hàng thừa kế 5 1.2. Sơ l•ợc tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam về 10 hàng thừa kế 1.2.1. Giai đoạn tr•ớc năm 1945 10 1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến tr•ớc ngày 10/9/1990 14 1.2.3. Giai đoạn từ ngày 10/9/1990 đến tr•ớc ngày 01/7/1996 19 1.2.4. Giai đoạn từ ngày 01/07/1996 đến tr•ớc ngày 01/01/2006 22 1.2.5. Giai đoạn từ 01/01/2006 đến nay 23 1.3. Hàng thừa kế trong pháp luật một số n•ớc trên thế giới 25 1.3.1. Hàng thừa kế trong pháp luật Pháp 25 1.3.2. Hàng thừa kế trong pháp luật Nhật Bản 26 1.3.3. Hàng thừa kế trong hệ thống pháp luật Thái Lan 29 Ch•ơng 2: pháp luật việt nam hiện hành về 31 hàng thừa kế 2.1. Các hàng thừa kế theo quy định tại Bộ luật Dân sự Việt 31 Nam năm 2005 2.1.1. Hàng thừa kế thứ nhất 34 2.1.2. Hàng thừa kế thứ hai 47 2.2.2. Hàng thừa kế thứ ba 50 2.2 Phân chia di sản theo hàng thừa kế và thừa kế thế vị 54 2.2.1. Phân chia di sản trong từng hàng thừa kế 54 2.2.2. Trình tự h•ởng di sản giữa các hàng thừa kế 55 2.2.3. Thừa kế thế vị 57 2.3. Những ng•ời thuộc các hàng thừa kế mà không đ•ợc 61 quyền h•ởng di sản 2.3.1. Ng•ời bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, 61 sức khỏe hoặc về hành vi ng•ợc đãi nghiêm trọng, hành hạ ng•ời để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của ng•ời đó 2.3.2. Ng•ời vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi d•ỡng 62 ng•ời để lại di sản 2.2.3. Ng•ời bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng 63 1
  3. ng•ời thừa kế khác nhằm h•ởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà ng•ời thừa kế đó có quyền h•ởng 2.3.4. Ng•ời có hành vi lừa dối, c•ỡng ép hoặc ngăn cản ng•ời 64 để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm h•ởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của ng•ời để lại di sản Ch•ơng 3: Thực trạng áp dụng pháp luật Về 66 hàng thừa kế và những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hàng thừa kế 3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật về hàng thừa kế 66 3.1.1. Một số thành công 3.1.2. Những hạn chế 71 3 2. Những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hàng thừa kế 75 3.2.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hàng thừa kế 75 3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hàng 78 thừa kế Kết luận 85 Danh mục tài liệu tham khảo 88 2
  4. mở đầu 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thừa kế là một chế định quan trọng trong luật dân sự nói riêng và trong pháp luật nói chung, bởi lẽ nó có mối quan hệ mật thiết, hữu cơ với quyền sở hữu tài sản- một trong những quyền cơ bản của con ng•ời. Một bộ phận không thể thiếu trong chế định này là những quy phạm điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật- hình thức thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Nh• vậy, quy định hàng thừa kế là một vấn đề then chốt trong điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật. Qua xác định hàng thừa kế, ng•ời ta có thể xem xét chủ thể nào có quyền h•ởng di sản của ng•ời chết để lại và phần di sản đ•ợc h•ởng là bao nhiêu. Do vậy, nếu pháp luật về hàng thừa kế có những quy định khoa học, phù hợp với thực tiễn sẽ giúp cho việc giải quyết vấn đề thừa kế đ•ợc nhanh gọn. Ng•ợc lại, nó sẽ là nguyên nhân dẫn tới những tranh chấp, bất đồng. Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng đó, các n•ớc trên thế giới luôn quan tâm tới việc hoàn thiện quy định pháp luật về hàng thừa kế. Với công tác xây dựng pháp luật về thừa kế, hay cụ thể hơn là về hàng thừa kế cũng t•ơng tự việc xây dựng bất kỳ quy phạm nào khác, nắm vững pháp luật hiện hành, phân tích đ•ợc những thành công cũng nh• tồn tại của nó, hiểu rõ tình hình thực tiễn, cùng với một nhãn quan sâu rộng về tiến trình phát triển của lịch sử pháp luật n•ớc nhà cũng nh• pháp luật t•ơng ứng của các n•ớc trên thế giới sẽ giúp cho các nhà lập pháp xây dựng đ•ợc những quy định tốt, có tính khả thi, đáp ứng nhu cầu xã hội một cách hiệu quả. ở n•ớc ta, pháp luật về thừa kế nói chung và pháp luật về hàng thừa kế nói riêng không ngừng đ•ợc xây dựng, sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 đ•ợc ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 đánh dấu một b•ớc tiến quan trọng trong lịch sử 3
  5. pháp luật n•ớc nhà. Trong đó, những quy định về hàng thừa kế cùng với toàn bộ chế định thừa kế đã kế thừa nhiều quy phạm trong các văn bản tr•ớc đây song cũng có một số thay đổi cơ bản. Trải qua một thời gian thực hiện dù ch•a phải là dài nh•ng với số l•ợng các vụ việc thừa kế theo pháp luật vốn đã diễn ra phổ biến, cùng với sự phát triển đa dạng của các quan hệ sở hữu, nay lại xuất hiện ngày một nhiều với tính chất phức tạp gia tăng, các quy phạm cũng đã đ•ợc áp dụng nhiều lần trong cuộc sống, dần bộc lộ những •u điểm cũng nh• hạn chế của chúng. Bởi vậy, b•ớc đầu, chúng ta cũng có thể đ•a ra một số đánh giá về thực trạng pháp luật, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa pháp luật hiện hành. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề hàng thừa kế theo pháp luật đã từng đ•ợc nhắc đến trong một số công trình khoa học nh•: "Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay" của Tiến sĩ Phùng Trung Tập; "Bình luận khoa học về Thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam" của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Điện; "Hỏi đáp về pháp luật thừa kế" của Giáo s•, Tiến sĩ Đinh Văn Thanh và Trần Hữu Biền; Luận văn Thạc sĩ luật học "Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005" của tác giả Phan Thị Kim Chi, Ngoài ra, nhiều bài viết về đề tài này cũng đã đ•ợc đăng tải trên các tạp chí Luật học, Nhà n•ớc và pháp luật, Dân chủ và pháp luật, Tòa án nhân dân, Những bình luận sâu sắc, những ý kiến xác đáng về h•ớng hoàn thiện pháp luật của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu đã đ•ợc ghi nhận làm cơ sở hoàn thiện pháp luật về thừa kế. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu khai thác trên phạm vi t•ơng đối rộng lớn, có khi là toàn bộ chế định thừa kế hoặc tất cả các vấn đề liên quan tới thừa kế theo pháp luật, hay công trình có phạm vi nghiên cứu hẹp hơn cũng bao quát cả diện và hàng thừa kế. Với đề tài "Hàng thừa kế theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - Những vấn đề lý luận và thực tiễn", chúng tôi tiếp tục nghiên cứu vấn đề thừa 4
  6. kế nh•ng chỉ đi vào những vấn đề xoay quanh hàng thừa kế trong pháp luật Việt Nam hiện nay. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về hàng thừa kế theo pháp luật thực định. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có tham khảo pháp luật thừa kế Việt Nam trong suốt quá trình lịch sử và pháp luật về thừa kế của một số quốc gia khác trên thế giới, các tài liệu chuyên khảo và một số văn bản pháp luật liên quan, 4. Ph•ơng pháp nghiên cứu đề tài Dựa trên cơ sở ph•ơng pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng, khi nghiên cứu đề tài này, chúng tôi kết hợp sử dụng nhiều ph•ơng pháp nh•: phân tích, tổng hợp, so sánh, để làm sáng tỏ từng vấn đề, đồng thời đối chiếu với những vấn đề liên quan, qua đó đ•a ra những nhận xét, đánh giá một cách đa diện. 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tr•ớc hết tập trung tìm hiểu về hàng thừa kế trong pháp luật Việt Nam hiện hành. Việc nghiên cứu trong phạm vi hẹp nh• vậy hy vọng sẽ mang lại sự nhìn nhận t•ơng đối toàn diện và sâu sắc về vấn đề pháp lý quan trọng này. Với cách tiếp cận vấn đề từ truyền thống đến hiện đại, trên cơ sở tham khảo pháp luật một số n•ớc trên thế giới, xuất phát từ việc đi sâu phân tích những thành công và hạn chế trong pháp luật hiện hành về hàng thừa kế trên cả ph•ơng diện luật thực định cũng nh• thực tiễn áp dụng, luận văn cũng h•ớng tới việc đ•a ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hàng thừa kế. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Liên quan tới lĩnh vực thừa kế, cho tới nay, một số công trình khoa học đã công bố đều bình luận, đánh giá về thừa kế một cách khá toàn diện trên 5
  7. phạm vi rộng. Luận văn thạc sĩ luật học "Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005" của tác giả Phan Thị Kim Chi khai thác t•ơng đối sâu sắc vấn đề ng•ời thừa kế theo pháp luật nh•ng tập trung nhiều vào nội dung diện thừa kế. Do vậy, việc nghiên cứu vấn đề thừa kế với phạm vi khá hẹp là hàng thừa kế trong luận văn này sẽ đem lại những phân tích chuyên sâu hơn xung quanh vấn đề hàng thừa kế, tìm hiểu lý do, bản chất trong các quy định liên quan tới hàng thừa kế, đánh giá những ý nghĩa của các quy định đó theo những cách nhìn nhận mới mẻ, từ đó đ•a ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam hiện hành về hàng thừa kế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 ch•ơng: Ch•ơng 1: Những vấn đề chung Ch•ơng 2: Pháp luật Việt Nam hiện hành về hàng thừa kế Ch•ơng 3: Thực trạng áp dụng pháp luật về hàng thừa kế và những đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về hàng thừa kế. 6
  8. Ch•ơng 1 Những vấn đề chung 1.1. Khái niệm hàng thừa kế Thừa kế là một chế định không thể thiếu trong hầu hết pháp luật dân sự của các n•ớc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng qua các thời kỳ. Nó đồng thời là "ng•ời anh em" với quyền sở hữu - chế định đ•ợc xem nh• nền tảng, cái "gốc" trong dân sự, là một trong những căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu. Chế định thừa kế trong chừng mực nhất định là sự bổ sung cho chế định quyền sở hữu trong việc điều chỉnh quan hệ tài sản giữa các thành viên xã hội. Thừa kế đ•ợc hiểu là sự dịch chuyển tài sản của ng•ời chết sang cho những ng•ời còn sống. Sự dịch chuyển tài sản này một mặt thể hiện sự chuyển giao về mặt vật chất, mặt khác mang ý nghĩa tinh thần lớn lao. Di sản thừa kế nhiều khi có giá trị kinh tế, là "cơ nghiệp" của gia đình mà ng•ời thuộc thế hệ tr•ớc truyền lại cho con, cháu, cũng có khi chỉ là những kỷ vật cho thế hệ sau nhằm l•u giữ truyền thống gia đình. Về mặt đạo đức, có thể xem di chuyển di sản chính là một cách thức "giúp" ng•ời để lại di sản thực hiện bổn phận ch•a tròn đối với gia đình, ng•ời thân. Về mặt kinh tế, di sản là tài sản, là đối t•ợng của những giao l•u dân sự, có khả năng mang lại lợi nhuận, do vậy, việc di chuyển tài sản phải đảm bảo rằng tài sản đ•ợc chuyển giao có thể bảo tồn đ•ợc giá trị trao đổi và tiếp tục sinh lợi. Việc thực hiện quyền thừa kế chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố văn hóa, lịch sử, xã hội, Thừa kế tài sản đã xuất hiện từ thời kỳ sơ khai của loài ng•ời, trải qua mỗi giai đoạn phát triển, thừa kế lại mang những màu sắc khác, phản ánh chế độ kinh tế - xã hội của thời kỳ đó. Quan hệ thừa kế là quan hệ phát sinh giữa những ng•ời thừa kế với nhau trong việc phân chia di sản của 7
  9. ng•ời chết để lại kể từ thời điểm mở thừa kế- thời điểm ng•ời có tài sản chết. Trong đó, thông th•ờng, những ng•ời thừa kế là những ng•ời cùng chung sống trong một gia đình hoặc những ng•ời bà con thân thích khác của ng•ời để lại di sản. Do vậy, sự điều chỉnh pháp luật đối với loại quan hệ này bên cạnh tiêu chí bảo đảm sự chiếm hữu, sử dụng, định đoạt di sản của những ng•ời thừa kế đ•ợc thuận lợi, cũng luôn cần tính đến yếu tố phù hợp với đạo đức truyền thống, văn hóa dân tộc, từ đó gìn giữ tình đoàn kết, th•ơng yêu giữa các thành viên trong gia đình, dòng tộc. Xuất phát từ ý nghĩa to lớn đó, pháp luật các n•ớc đều quan tâm tới vấn đề thừa kế nói chung và các hình thức chia thừa kế nói riêng, sao cho đảm bảo sự dịch chuyển tài sản t•ơng đối đặc biệt này vừa chặt chẽ, thuận lợi, vừa bảo vệ đ•ợc quyền hợp pháp của những ng•ời thừa kế. Theo đó, hai hình thức thừa kế đ•ợc quy định: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc là thừa kế theo ý chí đ•ợc thể hiện trong di chúc của ng•ời có tài sản. Trong di chúc, ng•ời lập di chúc chỉ định một hoặc một số cá nhân, tổ chức là ng•ời thừa kế một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình. Tuy nhiên, di chúc đó có đ•ợc thực hiện trên thực tế hay không phụ thuộc vào việc xác định tính hợp pháp của di chúc, đồng thời phải dựa trên khả năng những ng•ời thừa kế theo di chúc còn sống hay đã chết tr•ớc hoặc chết cùng một thời điểm với ng•ời lập di chúc, cơ quan, tổ chức đ•ợc h•ởng thừa kế theo di chúc còn tồn tại hay không còn vào thời điểm mở thừa kế, ng•ời đ•ợc chỉ định làm ng•ời thừa kế theo di chúc có quyền hay không đ•ợc quyền nhận di sản, đồng ý hay từ chối nhận di sản, Pháp luật tr•ớc hết tôn trọng sự tự định đoạt của ng•ời lập di chúc cũng nh• sự tự nguyện của những ng•ời h•ởng thừa kế theo di chúc. Song, trong tr•ờng hợp ng•ời chết không để lại di chúc, di chúc không định đoạt toàn bộ di sản hoặc bản di chúc vì lý do chủ quan hay khách quan nào đó mà một phần hoặc toàn bộ nội dung của nó không thể thực hiện đ•ợc, pháp luật 8
  10. dự liệu việc chia thừa kế theo pháp luật. Đó là hình thức thừa kế theo điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Tr•ớc một vụ việc thừa kế theo pháp luật, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét những ai là đối t•ợng có thể đ•ợc h•ởng thừa kế, và sắp xếp họ theo các trình tự nh• thế nào để nhận di sản trên thực tế. Thừa kế theo pháp luật chỉ dành cho các cá nhân thuộc diện thừa kế- phạm vi những ng•ời đ•ợc thừa kế theo pháp luật, h•ởng di sản của ng•ời chết để lại. Những ng•ời đó có một hoặc một số quan hệ gia đình với ng•ời để lại di sản trong ba mối quan hệ: hôn nhân, huyết thống và nuôi d•ỡng. Tuy nhiên, không phải tất cả những ng•ời thuộc diện thừa kế đều đ•ợc h•ởng di sản cùng một lúc mà họ đ•ợc h•ởng theo trình tự nhất định. D•ờng nh• ch•a có một nguyên tắc chung nhất trong việc quy định các trình tự thừa kế theo pháp luật. Một số quốc gia quy định thứ tự thừa kế dựa trên các bậc quan hệ với ng•ời để lại di sản. Theo đó, di sản chủ yếu đ•ợc phân chia cho những ng•ời theo huyết thống xuôi. Con (cháu) trực hệ có quyền nhận di sản của ông bà, cha mẹ theo nguyên tắc con không h•ởng thì cháu h•ởng. Cháu chỉ đ•ợc thừa kế của ông bà khi cha (mẹ) chúng đã chết, từ chối h•ởng hay không có quyền h•ởng di sản. Cứ nh• vậy đến các bậc, các đời sau. Một số quốc gia, trong đó có Việt Nam hiện nay không chia thừa kế dựa trên các bậc thừa kế nh• vậy mà quy định các hàng thừa kế độc lập, mỗi hàng thừa kế bao gồm một số ng•ời, việc h•ởng di sản của hàng thừa kế tr•ớc sẽ loại trừ quyền h•ởng di sản của những ng•ời thuộc hàng thừa kế sau. Do vậy, không khi nào có tr•ờng hợp những ng•ời thừa kế ở các hàng thừa kế khác nhau lại cùng h•ởng thừa kế theo pháp luật. Cũng có n•ớc lại quy định thứ tự thừa kế theo cách kết hợp hàng và bậc thừa kế. Với cách này, quyền h•ởng thừa kế của những ng•ời thừa kế theo hàng sẽ bị ảnh h•ởng bởi thứ tự bậc của ng•ời đó và có thể có tr•ờng hợp những ng•ời thừa kế ở các hàng khác nhau lại cùng h•ởng di sản theo pháp luật do xem xét tới yếu tố bậc thừa kế. 9
  11. Luật thực định các n•ớc có quy định các hàng thừa kế song ch•a có quy định thế nào là hàng thừa kế. Tuy nhiên, khái niệm này cũng ít nhiều đ•ợc đề cập tới trong một số tài liệu chuyên khảo. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học - Đại học Luật Hà Nội, "Hàng thừa kế là nhóm ng•ời có quan hệ cùng tính chất gần gũi với ng•ời để lại di sản thừa kế" [32, tr. 64]. Khái niệm này đã nêu bật vấn đề cơ bản là hàng thừa kế theo pháp luật luôn luôn bao gồm những ng•ời có quan hệ gần gũi với ng•ời để lại di sản. Tuy nhiên, hiểu nh• thế nào là "nhóm ng•ời có quan hệ cùng tính chất gần gũi" không phải là vấn đề đơn giản. Nhiều quan điểm thừa nhận những ng•ời cùng một bậc trong quan hệ với ng•ời để lại di sản là những ng•ời có quan hệ cùng tính chất gần gũi. Nh•ng những ng•ời thuộc về các bậc khác nhau có quan hệ cùng tính chất gần gũi với ng•ời để lại di sản hay không? Trong cùng một hàng thừa kế cha, mẹ, vợ, chồng và con của ng•ời để lại di sản; ông bà nội, ngoại và các anh, chị, em ruột của ng•ời để lại di sản; các cụ và bác, chú, cậu, cô, dì, ruột có phải là những ng•ời có quan hệ cùng tính chất gần gũi? Họ là những ng•ời có quan hệ hôn nhân hoặc quan hệ huyết thống với nhau, những ng•ời trong dòng tộc lại thuộc các bậc khác nhau, có khi là quan hệ huyết thống trực hệ, có khi là quan hệ huyết thống bàng hệ, Trong nhiều tr•ờng hợp nh• vậy, quả không dễ dàng có đ•ợc một quan điểm đồng nhất. Theo cuốn Từ điển Luật học- Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, "Trong tr•ờng hợp không có di chúc thì hàng thừa kế là thứ tự •u tiên h•ởng di sản theo quy định của pháp luật" [35, tr. 182-183]. Định nghĩa đã hàm chứa trong nó yêu cầu phân chia những ng•ời thuộc diện thừa kế thành các hàng thừa kế khác nhau với mức •u tiên h•ởng di sản khác nhau. Nh•ng, chúng ta thấy quan điểm này lại "mắc" phải một vấn đề khác: Đâu chỉ có tr•ờng hợp không có di chúc thì vấn đề thừa kế theo pháp luật mới đ•ợc đặt ra. Nhiều tr•ờng hợp, mặc dù ng•ời thừa kế có để lại di chúc nh•ng di chúc đó không đ•ợc thực hiện hoặc không thực hiện đ•ợc thì việc phân chia di sản thừa kế cũng 10
  12. phải đ•ợc tiến hành theo hình thức thừa kế theo pháp luật. Nh• vậy, khái niệm này đã không bao quát hết các tr•ờng hợp thừa kế theo pháp luật. Tác giả Phan Thị Kim Chi trong một công trình nghiên cứu về thừa kế lại đ•a ra khái niệm: Hàng thừa kế là thứ tự những ng•ời thuộc diện thừa kế đ•ợc h•ởng di sản theo trình tự tuyệt đối trên nguyên tắc hàng gần loại trừ hàng xa, tùy thuộc vào mức độ thân thích với ng•ời để lại di sản, không phân biệt giới tính, độ tuổi, địa vị xã hội, không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự và những ng•ời trong cùng một hàng thừa kế đ•ợc h•ởng phần di sản ngang nhau [22, tr. 11]. Có thể nói, đây là kết quả của một nghiên cứu khá sâu sắc, khái niệm không chỉ đ•a ra thuộc tính của những ng•ời thừa kế mà còn nêu đ•ợc nguyên tắc phân chia di sản thừa kế theo hàng. Điều này hoàn toàn phù hợp trong pháp luật Việt Nam hiện nay, nh•ng nếu xét tới một vài quy định của pháp luật Việt Nam d•ới chế độ cũ và pháp luật của một số n•ớc trên thế giới, quyền h•ởng di sản đôi khi phụ thuộc vào giới tính, thân thế và trình tự h•ởng di sản tuyệt đối trên nguyên tắc hàng gần loại trừ hàng xa có lẽ không đ•ợc đảm bảo. Các n•ớc khác nhau, thậm chí trong cùng một quốc gia nh•ng vào những thời điểm cụ thể lại quy định số l•ợng hàng thừa kế khác nhau. Từng hàng thừa kế đôi khi bao gồm nhiều đối t•ợng, có những ng•ời có quan hệ thân thích t•ơng đồng với ng•ời để lại di sản thừa kế, có khi không t•ơng đồng. Nguyên tắc phân chia di sản trong cùng một hàng và giữa các hàng cũng có nhiều khác biệt. Bởi thế, hàng thừa kế là một khái niệm động và mang tính lịch sử, khó có thể đ•a ra một định nghĩa luôn đúng trong mọi hoàn cảnh. Theo quan điểm cá nhân, xét trên bình diện chung nhất, tôi cho rằng hàng thừa kế là nhóm ng•ời có quan hệ thân thích với ng•ời để lại di sản, đ•ợc quy định thứ tự •u tiên h•ởng di sản trong tr•ờng hợp chia thừa kế theo pháp luật, dựa trên những nguyên tắc nhất định trong pháp luật của mỗi n•ớc ở từng giai đoạn lịch sử. 11
  13. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận văn này, với tiêu chí tìm hiểu về pháp luật Việt Nam hiện hành về hàng thừa kế, chúng tôi xin đ•a ra khái niệm sau đây: Hàng thừa kế là một nhóm ng•ời thừa kế theo pháp luật có quyền ngang nhau trong việc nhận di sản. Các hàng thừa kế đ•ợc sắp xếp theo một trật tự tuyệt đối trên nguyên tắc những ng•ời ở hàng thừa kế tr•ớc có mối quan hệ thân thích gần gũi hơn với ng•ời để lại di sản so với những ng•ời ở hàng thừa kế sau. Việc h•ởng di sản của hàng thừa kế tr•ớc loại trừ quyền h•ởng di sản của hàng thừa kế sau. Để nhìn nhận đa chiều về vấn đề hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam hiện hành, trong phần nội dung tiếp theo, chúng tôi xin trình bày về tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam về hàng thừa kế và vấn đề hàng thừa kế trong pháp luật một số n•ớc trên thế giới. 1.2. Sơ l•ợc tiến trình phát triển của pháp luật Việt Nam về hàng thừa kế 1.2.1. Giai đoạn tr•ớc năm 1945 D•ới chế độ phong kiến, pháp luật ch•a dành nhiều sự quan tâm điều chỉnh quan hệ thừa kế, đặc biệt là thừa kế theo pháp luật. Thừa kế mặc dù đã bắt đầu đ•ợc đề cập trong pháp luật của triều đại nhà Lý; tuy nhiên, khi đó ch•a có bất kỳ quy định nào về hàng thừa kế. Phải tới thế kỷ XV, d•ới triều đại nhà Lê, vấn đề hàng thừa kế mới đ•ợc đặt ra. Bộ luật Hồng Đức quy định khi cha mẹ chết không có chúc th• hoặc chúc th• không hợp pháp thì di sản đ•ợc chia theo luật. Mặc dù ch•a thật rõ ràng, nh•ng theo tinh thần các điều 374, 375, 376, 380, 388 và một số điều khoản khác, có thể thấy pháp luật quy định hai hàng thừa kế: - Hàng thừa kế thứ nhất là các con (bao gồm cả con trai, con gái, con vợ cả, con vợ lẽ, con nàng hầu; con nuôi cũng đ•ợc thừa kế nếu trong văn tự nhận nuôi có ghi rõ cho thừa kế điền sản). - Hàng thừa kế thứ hai là cha mẹ hoặc ng•ời thừa tự. 12
  14. Nh• vậy, ng•ời vợ hoặc ng•ời chồng góa không thuộc bất kỳ hàng thừa kế nào ở trên song nếu ng•ời chồng hoặc ng•ời vợ chết đi, ng•ời kia có quyền thừa h•ởng một phần hoặc toàn bộ di sản cùng với ng•ời thừa tự hoặc cha mẹ của ng•ời chết. Theo quy định tại Bộ luật, quan hệ thừa kế trong hàng thừa kế thứ nhất chỉ phát sinh khi cả cha và mẹ đều đã chết. Trong hàng này, phần di sản nhận đ•ợc của các con vợ cả là nh• nhau, phần của các con vợ lẽ cũng bằng nhau nh•ng kém phần của các con vợ cả; con nuôi đ•ợc thừa kế bằng nửa phần của con đẻ, nếu không có con đẻ mà con nuôi ở cùng với cha mẹ nuôi từ bé thì đ•ợc h•ởng cả, không ở cùng từ bé thì đ•ợc h•ởng gấp hai lần ng•ời thừa tự của cha mẹ nuôi. Bên cạnh đó, bộ luật cũng quy định cho ng•ời con nuôi vẫn đ•ợc h•ởng thừa kế bằng nửa phần ng•ời ăn thừa tự của ng•ời tuyệt tự trong họ cha mẹ đẻ. Quan hệ thừa kế trong hàng thừa kế thứ hai chỉ phát sinh khi hôn nhân không có con mà một ng•ời chết. Phần mà vợ, chồng, cha, mẹ hoặc ng•ời thừa tự nhận đ•ợc (nếu cha, mẹ chết) không bằng nhau và tùy thuộc vào một trong ba tr•ờng hợp cụ thể mà nhà làm luật đã dự liệu: Vợ chồng không có con mà một ng•ời chết tr•ớc; vợ chồng có con, một ng•ời chết tr•ớc, con lại chết; vợ chồng có con, một ng•ời chết tr•ớc, ng•ời kia đi lấy kẻ khác. Nh• vậy, pháp luật quy định hai hàng thừa kế nh•ng không công nhận sự bình đẳng h•ởng quyền thừa kế của những ng•ời trong cùng một hàng thừa kế. Mặc dù vậy, việc cho ng•ời phụ nữ (mẹ, con gái) có quyền thừa kế và con gái đ•ợc ngang hàng với con trai trong việc h•ởng di sản thừa kế theo pháp luật đã thể hiện quan điểm tiến bộ của triều đại nhà Lê, thoát khỏi t• t•ởng gia tr•ởng thông th•ờng thời đó. Điều này không thể tìm thấy trong các bộ luật phong kiến khác. Trong Bộ luật Hồng Đức, chế định thừa kế nói chung, quy định về hàng thừa kế nói riêng vừa nhằm củng cố sự tr•ờng tồn của dòng họ vừa nhằm giữ gìn sự hòa thuận, th•ơng yêu nhau giữa các anh, chị, em trong 13
  15. gia đình. Với lý do đó, thừa kế d•ờng nh• đã trở thành một chế định nổi bật nhất, thể hiện những nét •u việt của pháp luật triều Lê. Vào thế kỷ XVIII, d•ới thời nhà Nguyễn, pháp luật đã không kế thừa đ•ợc những tiến bộ kể trên của triều Lê. Bộ luật Gia Long quy định hai hàng thừa kế: hàng thừa kế thứ nhất là các con (không phân biệt con vợ cả, con vợ lẽ, con nô tỳ; con nuôi hoặc con rể đ•ợc cha mẹ yêu dấu có thể đ•ợc châm ch•ớc cho tài sản mà con thừa tự không đ•ợc phép can thiệp); nếu không có con thì hàng thừa kế thứ hai là các thân thuộc trong gia tộc. Tuy nhiên, quyền thừa kế theo pháp luật chủ yếu thuộc về con trai, con gái chỉ có quyền khi trong gia đình không có con trai. Ng•ời vợ không có quyền thừa kế đối với di sản của chồng. Pháp luật thừa kế nhà Nguyễn vì thế có thể nói mang đậm nét bản chất của pháp luật phong kiến là bảo vệ quyền lực ng•ời gia tr•ởng, củng cố chế độ gia đình phụ quyền. D•ới thời Pháp thuộc, Bộ Dân luật Bắc kỳ quy định nếu ng•ời để lại di sản mà không có chúc th• thì tài sản đ•ợc chia theo quy định của pháp luật theo thứ tự sau đây: - Con trai, con gái của ng•ời để lại di sản đ•ợc chia đều nhau. Nếu ng•ời đ•ợc thừa kế chết thì con cháu đang sống của họ đ•ợc thay mặt nhận phần di sản ấy mà chia nhau; - Nếu ng•ời để lại di sản không có con thì di sản đ•ợc để lại cho bố mẹ, nh•ng phải giữ quyền lợi cho ng•ời vợ hoặc ng•ời chồng đang sống; - Nếu không còn con cháu, cha mẹ thì di sản thuộc về ng•ời chính hệ tôn thuộc gần nhất (ông bà bên nội), nh•ng vẫn phải giữ quyền lợi cho ng•ời vợ hoặc ng•ời chồng; - Nếu không còn ng•ời chính hệ tôn thuộc gần nhất thì di sản đ•ợc truyền cho anh chị em ruột và đ•ợc chia đều nhau, anh chị em nào chết thì con cháu của họ đ•ợc nhận thay; 14
  16. - Nếu anh chị em ruột và con cháu của những ng•ời này cũng không còn ai, thì di sản đ•ợc truyền lại cho ng•ời còn lại bên họ nội; - Nếu thân tộc bên nội không còn ai, di sản truyền cho bên ngoại; - Nếu thân tộc ngoại không còn ai, thì ng•ời vợ chính đ•ợc h•ởng toàn bộ di sản ng•ời chồng để lại; - Nếu không còn vợ góa thì di sản sung công vào nhà n•ớc. Pháp luật thời kỳ này dành quyền h•ởng thừa kế chủ yếu cho những ng•ời có quan hệ huyết thống với ng•ời để lại di sản. Vị trí của ng•ời vợ góa- ng•ời có quan hệ hôn nhân với ng•ời để lại di sản- d•ờng nh• quá khiêm tốn trong các thứ tự h•ởng di sản của ng•ời chồng quá cố để lại. Vợ chỉ đ•ợc h•ởng một phần di sản khi chồng chết mà vợ chồng không có con và trong tr•ờng hợp cha mẹ hoặc ông bà bên nội của chồng đ•ợc h•ởng di sản. Trong tất cả các thứ tự h•ởng di sản, chỉ có ng•ời vợ chính có thể đ•ợc xếp vào diện thừa kế mà cũng chỉ thuộc về hàng thừa kế cuối cùng, đ•ợc h•ởng phần di sản của chồng khi không còn ai thân thích trong dòng tộc nội và ngoại của ng•ời chồng đã mất. Dòng tộc bên nội cũng đ•ợc •u tiên tr•ớc dòng tộc bên ngoại trong thứ tự h•ởng di sản của ng•ời quá cố. Nh• vậy, pháp luật Việt Nam thời kỳ thực dân cũng ch•a thoát ra đ•ợc những ảnh h•ởng nặng nề của quan niệm về gia đình phong kiến. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thành công của Dân luật Bắc kỳ khi Bộ luật này đã dành quyền h•ởng thừa kế cho con gái đ•ợc bình đẳng với con trai của ng•ời để lại di sản thừa kế. Bên cạnh đó, vấn đề thừa kế thế vị đã đ•ợc đề cập. Lần đầu tiên theo pháp luật Việt Nam, nếu ng•ời đ•ợc thừa kế chết thì con cháu đang sống của họ đ•ợc thay mặt nhận phần di sản ấy mà chia nhau. Có thể thấy, trong một số quy định về hàng thừa kế, quyền thừa kế của ng•ời có quan hệ hôn nhân với ng•ời để lại di sản đã đ•ợc xác định; vị trí của ng•ời vợ trong gia đình dù khiêm tốn song cũng đã đ•ợc công nhận; con gái đ•ợc xếp ngang hàng với con trai trong các mối quan hệ thừa kế, nh•ng nhìn 15
  17. chung, hàng thừa kế trong pháp luật của chế độ thực dân phong kiến tr•ớc hết và chủ yếu bảo vệ quyền h•ởng di sản của những ng•ời có quan hệ huyết thống nội tộc với ng•ời để lại di sản. Điều đó góp phần tạo nên bản chất pháp luật thừa kế của chế độ thực dân, phong kiến là bảo vệ tài sản của nội tộc và củng cố gia đình ý thức hệ phong kiến. Bản chất pháp luật thừa kế Việt Nam ở thời kỳ mới (sau năm 1945) sẽ hoàn toàn khác biệt. 1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến tr•ớc ngày 10/9/1990 Vào những năm đầu tiên của Nhà n•ớc Việt Nam dân chủ cộng hòa non trẻ, trong bối cảnh toàn dân phải ra sức chống chọi với "giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm", công tác xây dựng pháp luật còn nhiều khó khăn là một tất yếu, chúng ta ch•a thể có ngay một hệ thống pháp luật đầy đủ. Do vậy, cùng với việc từng b•ớc ban hành văn bản pháp luật mới, pháp luật của chế độ cũ vẫn đ•ợc áp dụng, trừ những điều khoản trái với nền dân chủ vừa đ•ợc thiết lập. Trên bình diện chung nhất, có thể thấy rằng pháp luật quốc gia nói chung đã thể hiện bản chất của một nhà n•ớc dân chủ. Theo Điều 9 Hiến pháp năm 1946, "đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi mặt". Quy định này d•ờng nh• trở thành một "tuyên ngôn" chính thức khẳng định quyền bình đẳng giới - một điều không dễ chấp nhận trong thời phong kiến, thực dân. Theo đó, những quy định về thừa kế cũng thoát ra khỏi những ảnh h•ởng tàn tích của t• t•ởng cũ kỹ, lạc hậu, nặng nề về trọng nam khinh nữ. Tuy nhiên, trên thực tế, trong suốt khoảng thời gian chừng 5 năm, từ tháng 9/1945 đến tháng 9/1950, Nhà n•ớc không ban hành bất kỳ văn bản nào quy định về hàng thừa kế. Lần đầu tiên, với sự ra đời của Sắc lệnh 97-SL ngày 22/5/1950, pháp luật Việt Nam d•ới chế độ mới quy định về hàng thừa kế. Theo tinh thần của Điều 9, Điều 10 sắc lệnh, chỉ có một hàng thừa kế theo pháp luật, gồm: vợ góa hoặc chồng góa, các con của ng•ời để lại di sản. Ngoài ra, các cháu của ng•ời để lại di sản là ng•ời thừa kế thế vị trong tr•ờng hợp cha hoặc mẹ của cháu chết tr•ớc ông bà nội, ngoại. Nh• vậy, việc quy định cho ng•ời chồng góa, vợ 16
  18. góa ngang hàng với các con trong việc h•ởng di sản của ng•ời chết để lại cho thấy vị trí của quan hệ hôn nhân tr•ớc đây bị xem nhẹ bên cạnh quan hệ huyết thống nội tộc vốn dĩ luôn đ•ợc đề cao trong pháp luật cũ nay b•ớc đầu đã đ•ợc coi trọng. Nh•ng chỉ với một hàng thừa kế đơn giản nh• vậy chắc chắn sẽ phát sinh những tr•ờng hợp phân định di sản gặp khó khăn. Đối với những quan hệ hôn nhân đa phu hoặc đa thê, đặc biệt là hôn nhân đa thê- quan hệ chắc hẳn tồn tại không ít trong xã hội mới b•ớc ra khỏi chế độ phong kiến, xã hội mà trong đó "trai năm thê bảy thiếp", có phải chăng tất cả những ng•ời vợ (chồng) đều cùng đ•ợc h•ởng di sản mà ng•ời chồng (vợ) mất đi để lại hay chỉ duy nhất một ng•ời trong số họ mà thôi? Các con cũng không đ•ợc quy định cụ thể là con đẻ, con nuôi, Ai trong số các con hay tất cả các con cùng h•ởng di sản? Pháp luật không có quy định rõ ràng, sự thiếu nhất quán trong áp dụng vào thực tiễn sẽ phát sinh từ đó. Ngoài ra, việc quy định chỉ một hàng thừa kế khi áp dụng trong thực tiễn có thể nảy sinh nhiều tr•ờng hợp di sản không có ng•ời thừa kế. Mặc dù vậy, cũng có thể xem quy định trên là tiền đề để các văn bản pháp luật về thừa kế sau đó tiếp tục kế thừa và phát triển. Nhằm khắc phục tình trạng còn thiếu văn bản pháp luật về thừa kế, dựa trên thực tiễn xét xử, ngày 18/9/1956, Bộ T• pháp đã ban hành Thông t• 1742-NBC, trong đó diện thừa kế có sự mở rộng hơn nhiều. Tuy ch•a có quy định cụ thể về hàng thừa kế nh•ng tại Điều 4, 5 của Thông t• thì thứ tự thừa kế theo pháp luật đã b•ớc đầu đ•ợc xác định: - Thứ tự thứ nhất gồm có: Vợ hoặc chồng và các con của ng•ời chết (là những ng•ời đ•ợc h•ởng di sản tr•ớc những ng•ời thân thuộc khác của ng•ời để lại di sản); - Thứ tự thứ hai gồm có: Cha mẹ của ng•ời để lại di sản; sau cha mẹ đến các hàng thừa kế khác. Ngoài ra, các cháu nội, ngoại của ng•ời để lại di sản đ•ợc thừa kế thế vị trong tr•ờng hợp cha hoặc mẹ của cháu chết tr•ớc ông, bà. 17