Luận văn Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_giao_ket_hop_dong_trong_ban_dau_gia.pdf
Nội dung text: Luận văn Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá
- ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt LÊ MINH HƯỜNG giao kÕt hîp ®ång trong b¸n ®Êu gi¸ Chuyªn ngµnh : LuËt Kinh tÕ M· sè : 60 38 50 luËn v¨n th¹c sü luËt häc Ng•êi h•íng dÉn khoa häc: TS. Ng« Huy C•¬ng hµ néi - 2008
- MỤC LỤC Trang Mục lục Mở đầu 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 5 VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG BÁN ĐẤU GIÁ 1.1 Khái quát chung về giao kết hợp đồng 5 1.1.1 Bản chất của hợp đồng 5 1.1.2 Giao kết hợp đồng 7 1.1.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng 8 1.1.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng 13 1.1.2.3 Phương thức giao kết 15 1.1.2.4 Hậu quả giao kết hợp đồng 16 1.2 Khái quát chung về bán đấu giá 17 1.2.1 Khái niệm bán đấu giá 17 1.2.2 Phân loại bán đấu giá 21 1.3 Những nội dung pháp lý cơ bản của giao kết hợp đồng 29 trong bán đấu giá 1.3.1 Chủ thể 29 1.3.2 Sự phân biệt về đề nghị giao kết và chấp nhận giao kết 32 1.3.3 Đối tượng bán đấu giá 36 1.3.4 Nội dung và hình thức hợp đồng bán đấu giá 38 1.4 Hậu quả của việc giao kết hợp đồng trong bán đấu giá 41 1.4.1 Thời điểm phát sinh hiệu lực 41 1.4.2 Rút lại giá đã trả 42
- 1.4.3 Từ chối mua 43 1.4.4 Hàng hoá có khiếm khuyết hoặc có vấn đề về pháp lý 45 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT 48 HỢP ĐỒNGTRONG BÁN ĐẤU GIÁ TẠI VIỆT NAM 2.1 Pháp luật điều chỉnh vấn đề giao kết hợp đồng trong 48 bán đấu giá tại Việt Nam 2.1.1 Các giai đoạn phát triển của luật bán đấu giá và giao 48 kết hợp đồng trong bán đấu giá 2.1.2 Các loại hình bán đấu giá tại Việt Nam hiện nay 51 2.2 Thực trạng giao kết hợp đồng trong bán đấu giá tại Việt 53 Nam 2.2.1 Đánh giá chung 53 2.2.1.1 Về hàng hoá được đem bán đấu giá 55 2.2.1.2 Về chất lượng và hiệu quả hoạt động của người 56 bán đấu giá 2.2.1.3 Về thủ tục bán đấu giá 58 2.2.1.4 Về hình thức bán đấu giá 59 2.2.2 Một số vụ việc cụ thể 61 2.2.2.1 Vụ bán đấu giá ngôi nhà 163 Trần Hưng Đạo - 61 Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.2.2 Vụ bán đấu giá cổ phần khách sạn Tản Đà - 64 Quận 5 - Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.2.3 Việc bán đấu giá tài sản để trả nợ vay ngân 66 hàng tại tỉnh Y 2.2.2.4 Vụ việc bán đấu giá số điện thoại di động đẹp 69
- để ủng hộ Quỹ Vì người nghèo của bưu điện tỉnh Bình Thuận 2.3 Nguyên nhân 71 2.3.1 Quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng trong bán 71 đấu giá còn chưa hoàn thiện 2.3.2 Chế tài xử lý vi phạm còn chưa đủ mạnh 72 2.3.3 Đội ngũ giám sát bán đấu giá còn mỏng và hoạt động 73 kém hiệu quả 2.4 Những giải pháp cơ bản 75 2.4.1 Định giá chính xác 75 2.4.2 Quy định bước giá trong cuộc đấu giá 75 2.4.3 Tăng cường giám sát bán đấu giá 76 Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 77 VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG BÁN ĐẤU GIÁ 3.1 Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng 77 trong bán đấu giá 3.2 Định hƣớng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết 79 hợp đồng trong bán đấu giá 3.2.1 Hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến giao 79 kết hợp đồng 3.2.2 Xiết chặt hơn chế tài xử lý vi phạm 81 3.2.3 Nâng mức tiền đặt trước và mức lệ phí hồ sơ đấu giá 85 3.2.4 Ban hành quy chế khen thưởng cho người bán đấu giá 87
- 3.3.5 Làm rõ trách nhiệm pháp lý của người bán và người 90 bán đấu giá đối với hàng hoá/ tài sản bán đấu giá 3.3.6 Hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng trong bán 91 đấu giá qua internet. Kết luận 94 Tài liệu tham khảo
- MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nói về hợp đồng, người ta có nhiều cách nói khác nhau song tựu chung lại đều thống nhất ở điểm công nhận bản chất tự nguyện và thoả thuận của nó. Để đạt được mục tiêu là làm cho các bên tham gia hợp đồng đều có thể đạt được một lợi ích nhất định khi giao dịch, rất cần phải có những quy định chặt chẽ của pháp luật về cả quá trình, bắt đầu từ khi tiến hành giao kết đến khi thanh toán hợp đồng, trong đó, giao kết hợp đồng là một giai đoạn vô cùng quan trọng và cần được quan tâm nghiên cứu. Bán đấu giá cũng là một hình thức hợp đồng mua bán mà trong đó tài sản, hàng hoá được mua/bán theo một trình tự, thủ tục, hình thức đặc biệt theo quy định của pháp luật. Chính vì vậy, vấn đề giao kết hợp đồng trong bán đấu giá cũng mang những nét khác biệt. Có xây dựng được một hệ thống các quy định pháp luật về bán đấu giá nói chung và giao kết hợp đồng trong bán đấu giá nói riêng đáp ứng được yêu cầu lý luận và khoa học thì từ đó chúng ta mới có thể tạo ra một cơ sở để cho đấu giá thực sự phát triển trên thực tiễn. Hình thức bán hàng đặc biệt này đã trở nên phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, đem lại lợi ích cho không những người bán mà cả người mua. Hơn thế nữa, nó còn tạo nên một “sân chơi” mà trên đó, các giá trị của món hàng đem bán được đánh giá theo những tiêu chuẩn đặc biệt, nhiều khi vượt ra ngoài sự tưởng tượng của ngay những người trong cuộc. Không thể phủ nhận rằng ở nhiều nước, bán đấu giá đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc lưu thông hàng hoá và thúc đẩy thị trường mua bán hàng hoá phát triển ngày càng sôi động hơn. Hoà chung với xu thế đó, bán đấu giá và pháp luật về bán đấu giá ngày càng được quan tâm nhiều hơn tại Việt Nam. Tuy nhiên, cũng phải công nhận 1
- rằng trên thực tế, nó chưa thực sự trở thành một hình thức bán hàng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Phần lớn hàng hoá/ tài sản được mang bán đấu giá tại thị trường Việt Nam đếu có “vấn đề pháp lý”. Nói cách khác, thị trường bán đấu giá ở nước ta đã hình thành nhưng chưa thực sự phát triển. Đối tượng của bán đấu giá mới dừng lại ở một số tài sản như: tang vật thi hành án, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, tài sản cầm cố thế chấp được ngân hàng cho phát mại, tài sản thanh lý của cơ quan nhà nước khi được cổ phần hoá. Tài sản do các tổ chức, cá nhân uỷ quyền bán đấu giá còn rất hạn chế. Một trong những nguyên nhân mang tính pháp lý dẫn đến thực tế kể trên là những quy định về bán đấu giá nói chung và giao kết hợp đồng trong bán đấu giá nói riêng còn nhiều bất cập, dẫn đến giảm tính hiệu quả và tăng nguy cơ rủi ro đối với việc bán đấu giá. Để phát triển hơn nữa hình thức giao dịch này trên thực tế, đáp ứng kịp với tốc độ phát triển của kinh tế quốc gia và đặc biệt là trong nền kinh tế hàng hoá mà chúng ta đang xây dựng, cũng là nhằm kéo gần khoảng cách kinh tế Việt Nam với kinh tế thế giới, Việt Nam cần phải có những điều chỉnh nhằm hoàn thiện pháp luật về đấu giá nói chung và giao kết hợp đồng trong bán đấu giá nói riêng. Vì vậy, người viết đã chọn đề tài “Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá” với hi vọng đây sẽ là một đề tài có nhiều đất diễn đề người viết nghiên cứu và trình bày ý tưởng khoa học của mình. 2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Ở Việt Nam đã có công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ về bán đấu giá, tuy nhiên là nghiên cứu tổng thể về những vấn đề liên quan đến bán đấu giá chứ không đi sâu nghiên cứu riêng vào mảng giao kết hợp đồng; cũng đã có những công trình nghiên cứu khoa học về hợp đồng, giao kết hợp đồng song chưa có ai đi sâu khai thác về khía cạnh giao kết hợp đồng trong bán đấu giá. Như vậy, đây là một vấn đề mang tính mới, thú vị. Hơn nữa, 2
- những đòi hỏi thiết thực của thị trường đối với bán đấu giá nói chung và giao kết hợp đồng trong bán đấu giá nói riêng cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn nhằm đáp ứng xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế hàng hoá. 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN Mục đích: Nghiên cứu nhằm đưa ra các phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá. Nhiệm vụ: Người viết tập trung làm rõ các vấn đề sau: - Điểm khác biệt của giao kết hợp đồng trong bán đấu giá so với giao kết hợp đồng thông thường. - Những bất cập trong quy định của pháp luật Việt nam về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá. - Quy định của pháp luật nước ngoài về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá và những điểm có thể vận dụng ở Việt Nam - Phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá. 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong khuôn khổ luận văn, người viết không có tham vọng đề cập đến tất cả các khía cạnh của bán đấu giá mà chỉ đi sâu vào một vấn đề, đó là giao kết hợp đồng trong bán đấu giá. Đối tượng nghiên cứu là các quy định pháp luật và thực tiễn pháp lý Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới trong vấn đề giao kết hợp đồng trong bán đấu giá. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh. Trên cơ sở những đặc thù của giao kết hợp đồng trong bán đấu giá so với giao kết những loại hợp đồng 3
- khác, trên cơ sở nghiên cứu đối sánh những quy định về vấn đề này trong pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước, cũng như phân tích thực trạng giao kết hợp đồng trong bán đấu giá, người viết đưa ra quan điểm của mình về phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. 6. CƠ CẤU LUẬN VĂN Luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá Chương 2: Thực trạng pháp luật về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá tại Việt Nam Chương 3: Định hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng trong bán đấu giá Ngoài ra còn phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. 4
- Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG TRONG BÁN ĐẤU GIÁ 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG 1.1.1 Bản chất của hợp đồng Để tồn tại và phát triển, con người không thể tách mình ra khỏi các mối quan hệ xã hội. Thông qua các mối quan hệ xã hội đó, con người trao đổi cho nhau những giá trị vật chất phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Nhưng tất nhiên, các giá trị vật chất ấy tự chúng không tự tìm đến nhau được mà phải thông qua những hành vi có ý chí của con người. Khi con người bày tỏ ý chí của mình và nhận được sự đáp lại đồng ý của bên tiếp nhận theo một hình thức nào đó, các bên sẽ tiến hành chuyển giao tài sản và thực hiện công việc/không thực hiện công việc theo thoả thuận. Sự thống nhất về mặt ý chí ấy chính là cơ sở để hình thành quan hệ hợp đồng. Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm hợp đồng song nhìn chung đều thống nhất ở những thuộc tính mang tính bản chất. Điều này được thể hiện rõ qua quá trình phát triển của hợp đồng trên thực tiễn, cũng như trong lịch sử pháp lý về hợp đồng. Các luật gia La Mã, trải qua quá trình phát triển lâu dài của hợp đồng trong đời sống dân cư, đã định nghĩa hợp đồng (contractus) là căn cứ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật với hai dấu hiệu đặc trưng không thể thiếu: thứ nhất, phải có sự thoả thuận (conventio, consensus) tức là có sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể bình đẳng về địa vị pháp lý, và thứ hai, phải có mục đích (căn cứ pháp lý nhất định (causa) mà các bên hướng tới. Hợp đồng là phương tiện để đạt mục đích đó. Ngược lại, mục đích là cơ sở vật chất của hợp đồng. Căn cứ pháp lý của hợp đồng có thể là mong muốn 5
- tặng cho, tiếp nhận một nghĩa vụ, hoặc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, nói chung là là mong muốn đạt được một mục đích pháp lý nhất định. Không có mong muốn đó, không có mục đích đó thì không thể có ý chí đích thực để xác lập quyền và nghĩa vụ. Mặt khác, hợp đồng sẽ không có hiệu lực nếu mục đích, nội dung của nó vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội. Ảnh hưởng của khái niệm hợp đồng trong luật La Mã ngày càng được khẳng định cùng với sự ra đời của các bộ Dân luật. Điều 1101 - Bộ luật dân sự Pháp năm 1804 định nghĩa: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về việc chuyển giao vật, làm hay không làm một công việc”. Còn Điều 402 - Bộ luật Dân sự Liên bang Nga năm 1994 thì ghi nhận: “Hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Trong thời gian gần đây, khái niệm về hợp đồng trên thế giới xuất hiện ngày càng nhiều và không phải tất cả đều bắt nguồn từ mô hình của luật dân sự La Mã hay Bộ luật Dân sự Pháp. Điều 145 - Bộ luật Dân sự Đức quy định: “Người đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng với người khác phải chịu ràng buộc bởi đề nghị của mình, trừ trường hợp người đưa ra đề nghị thể hiện rõ rẳng, anh ta không bị ràng buộc bởi đề nghị đó”, tức là khái niệm trong Bộ luật Dân sự Đức không nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi “hợp đồng là gì?” mà lại được tiếp cận từ góc độ “hợp đồng được hình thành như thế nào?”. Còn theo quy định của Điều 1378 - Bộ luật Dân sự Quebec thì hợp đồng là “sự thống nhất ý chí, theo đó một hoặc nhiều chủ thể phải thực hiện hứa hẹn đã định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác; và theo quy định của Điều 1- 201 Bộ luật Thương mại chuẩn thống nhất Hoa Kỳ thì hợp đồng lại được định nghĩa là “khối nghĩa vụ pháp lý, phát sinh từ thoả thuận giữa các bên theo quy định của Luật này và những quy định khác có liên quan” 6
- Ở Việt Nam, khái niệm hợp đồng cũng đã trải qua những bước thăng trầm và biến đổi, bắt đầu từ các định nghĩa khái quát về khế ước trong các Bộ Dân luật giản yếu Nam Kỳ (năm 1931), Bộ Dân luật Bắc Kỳ (năm 1931) và Bộ Dân luật Trung kỳ (năm 1368) đến khái niệm hợp đồng kinh tế và hợp đồng dân sự trong thời gian từ những năm 60 thế kỷ XX đến trước khi bộ luật Bộ luật Dân sự 1995 ra đời. Bộ luật Dân sự 1995 và Bộ luật Dân sự 2005 ra đời trong điều kiện kinh tế đất nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khái niệm hợp đồng mà nó nêu ra đã khắc phục được những hạn chế trong quan niệm về hợp đồng trước kia và gần gũi với tư tưởng về hợp đồng của nền văn hoá Romanh-Giecmanh. Điều 394 - Bộ luật Dân sự 1995 và Điều 388-Bộ luật Dân sự 2005 định nghĩa: “Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Về cơ bản khái niệm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam là thống nhất với các nước trên thế giới, nếu khác biệt thì chủ yếu đó chỉ ở vấn đề sử dụng thuật ngữ “hợp đồng dân sự” thay vì “hợp đồng” [26]. Như vậy, hầu như các quốc gia trên thế giới đều tiếp cận khái niệm hợp đồng qua một thuộc tính mang tính bản chất, đó phải là sự thoả thuận của các bên được tạo lập bởi sự thống nhất ý chí (nhưng tất nhiên, nói như vậy không có nghĩa là mọi sự thoả thuận đều có thể dẫn tới việc làm xuất hiện hợp đồng). 1.1.2 Giao kết hợp đồng Để có được một hợp đồng, từ đó phát sinh các quyền và nghĩa vụ ràng buộc các bên thì các chủ thể phải tiến hành một bước vô cùng quan trọng, đó là giao kết hợp đồng. Đây là bước không thể thiếu được để có được một hợp đồng, quyết định xem quan hệ hợp đồng đó sẽ diễn ra như thế nào. Giao kết hợp đồng là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau quyền và nghĩa 7
- vụ. Hiểu một cách đơn giản, giao kết hợp đồng là quá trình “mặc cả” giữa các bên với nhau về những điều khoản quan trọng trong nội dung của hợp đồng. Đây là một giai đoạn hết sức quan trọng, dù rằng trên thực tế trong giai đoạn này hợp đồng chưa hề tồn tại. Nó đặt cơ sở, nền móng cho sự ra đời của hợp đồng, đồng thời quyết định nội dung của quan hệ hợp đồng sau này sẽ diễn ra như thế nào. Các tranh chấp trong quan hệ hợp đồng không phải chỉ phát sinh khi hợp đồng đã được ký kết mà có khi phát sinh trước khi hợp đồng được ký kết. Quan hệ trước khi hợp đồng được chính thức ký kết được gọi là quan hệ tiền hợp đồng (tức là trước khi có hợp đồng), trong đó, giai đoạn giao kết hợp đồng cũng là một nội dung của của quan hệ tiền hợp đồng. Luật pháp các nước ngày càng quan tâm chú ý đến quan hệ này trong thực tiễn cũng như về mặt pháp lý. Các tình huống về tiền hợp đồng xảy ra ngày càng nhiều hơn và việc hoàn thiện pháp luật về tiền hợp đồng và một yêu cầu thực tiễn đang đặt ra trước mắt các nhà lập pháp các nước, trong đó có Việt Nam. Xây dựng pháp luật về quan hệ tiền hợp đồng nói chung và giai đoạn giao kết hợp đồng nói riêng chính là một bước quan trọng để tiến tới hoàn thiện pháp luật về hợp đồng của mỗi quốc gia. Sự thoả thuận trong hợp đồng bao gồm hai thành tố: đề nghị và chấp nhận. Nói cách khác, quá trình giao kết hợp đồng diễn ra trong hai giai đoạn: giai đoạn đề nghị giao kết hợp đồng và giai đoạn chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. 1.1.2.1 Đề nghị giao kết hợp đồng Bất kỳ ai khi muốn thiết lập một hợp đồng cũng cần thể hiện ý chí của mình thành dạng hành vi cụ thể. Thông qua những biểu hiện ấy, phía đối tác mới hiểu được mong muốn của mình, từ đó đi đến việc giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc một bên biểu lộ ý chí của mình trước người khác bằng cách bày tỏ cho phía bên kia biết ý muốn tham gia giao kết 8
- với người đó một hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể. Đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực khi đáp ứng hai yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất, thể hiện được ý chí giao kết hợp đồng. Nếu thiếu ý chí muốn xác lập các nghĩa vụ pháp luật của bên đưa ra đề nghị, thì đề nghị đó không được coi là đề nghị giao kết hợp đồng và không dẫn đến trách nhiệm của người đã đưa ra nó. Thứ hai, có nội dung mang tính xác định. Lời đề nghị giao kết hợp đồng phải để cho người mà mình muốn giao kết hợp đồng có thể hình dung được hợp đồng đó như thế nào. Vì thế, nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng cần mang tính xác định, cần mô tả những nội dung được coi là chủ yếu của một quan hệ hợp đồng. Tính xác định phụ thuộc vào điều kiện cụ thể và nội dung của hợp đồng. Ví dụ: Điều 402 - Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 nêu rõ nội dung của một hợp đồng dân sự như sau: Tuỳ theo từng loại hợp đồng, các bên có thể thoả thuận về những nội dung sau đây: 1. Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải làm hoặc không được làm; 2. Số lượng, chất lượng; 3. Giá, phương thức thanh toán; 4. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng; 5. Quyền, nghĩa vụ của các bên; 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; 7. Phạt vi phạm hợp đồng; 8. Các nội dung khác. 9
- Cách quy định này đảm bảo tính linh hoạt của các quan hệ tư, nhà làm luật không thể và cũng không cần xác định một cách cứng nhắc những nội dung nhất định mà một đề nghị giao kết hợp đồng phải bao gồm. Việc xác định một cách cơ bản các nội dung đó trong quy định của pháp luật chỉ mang tính chất “gợi ý” và “ ràng buộc lỏng lẻo”, giúp các chủ thể có thể định hình được nội dung của một đề nghị giao kết và tạo cơ hội cho người tham gia giao kết có thể phát huy tính sáng tạo và linh hoạt trong quan hệ. Đề nghị giao kết hợp đồng nếu thoả mãn các yêu cầu kể trên sẽ có hiệu lực vào thời điểm được gửi tới cho người nhận. Trong thời hạn đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực, người nhận có quyền chấp nhận và hợp đồng sẽ được giao kết. Nói cách khác, đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực làm phát sinh trách nhiệm của bên đề nghị và quyền của bên nhận có thể ràng buộc bên đề nghị bởi các nghĩa vụ hợp đồng. Tất nhiên, trách nhiệm của bên đề nghị không phải là vô hạn. Theo pháp luật Hoa Kỳ, đề nghị giao kết hợp đồng hết hiệu lực dưới những điều kiện sau: (1) người được đề nghị rút lại đề nghị giao kết hợp đồng, (2) người nhận đưa ra đề nghị mới, (3) người nhận từ chối đề nghị giao kết hợp đồng, (4) hết hạn chấp nhận, (5) một trong hai bên mất năng lực hành vi và (6) nội dung của đề nghị vi phạm pháp luật. Về hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng, cách quy định của các nước theo truyền thống dân luật, trong đó có Việt Nam là công nhận một đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực ràng buộc đối với người đề nghị và chỉ được rút lại trong một số trường hợp nhất định. Điều 392 - Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định, đề nghị giao kết hợp đồng có thể bị thay đổi, rút lại khi: (a) bên được đề nghị nhận được thông báo thay đổi hoặc rút lại trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị, (b) điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề 10
- nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh. Pháp luật Hoa Kỳ về nguyên tắc không quy định hai điều này, người đề nghị có thể rút lại đề nghị kể cả khi người nhận đã nhận được đề nghị hoặc kể cả khi trong đề nghị không quy định về việc rút lại. Kể cả khi trong đề nghị có ghi một thời hạn, mà trong thời hạn đó đề nghị có hiệu lực, thì người đề nghị vẫn có quyền rút lại đề nghị của mình. Như vậy, pháp luật Hoa Kỳ quy định quyền của người đề nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị vào bất kỳ thời điểm nào trước khi được người nhận chấp nhận. Nếu đã được rút lại như vậy thì người nhận không thể xác lập quan hệ hợp đồng với nội dung đã được rút lại. Về nguyên tắc, người đề nghị có quyền rút lại đề nghị của mình, kể cả khi đã hứa hẹn một thời hạn hiệu lực nhất định của đề nghị giao kết hợp đồng. Để việc rút lại đề nghị này có hiệu lực, người đề nghị phải thông báo quyết định rút lại của mình cho người nhận. Quyết định này được coi là có hiệu lực khi người nhận thực tế đã nhận được hoặc dưới những điều kiện nhất định được coi như đã nhận được nó (thuyết tiếp nhận) [16, tr. 174-189]. Luật pháp của một số nước có thể quy định đề nghị giao kết hợp đồng không thể rút lại được (không huỷ ngang). Có thể so sánh Điều 2-205 Luật thương mại nhất thể Hoa Kỳ (UCC), theo đó các chào hàng (chào bán hoặc chào mua hàng hoá) bằng văn bản đã được ký bởi thương nhân hứa không huỷ ngang thì không được rút lại trong thời hạn đã cam kết, hoặc trong thời hạn hợp lý không quá 3 tháng, nếu không cam kết chi tiết trong chào hàng. Trong trường hợp bên đề nghị giao kết hợp đồng thực hiện quyền huỷ bỏ đề nghị họ đã nêu rõ quyền này trong đề nghị thì phải thông báo cho bên được đề nghị và thông báo này chỉ có hiệu lực khi bên được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên được đề nghị trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng (Điều 393 – BLDS VN 2005) [13, tr. 96]. 11
- Đề nghị giao kết hợp đồng được coi là chấm dứt khi bên nhận được đề nghị (1) trả lời không chấp nhận, (2) hết thời hạn trả lời chấp nhận, (3) khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực, (4) khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực, (5) theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên đề nghị trả lời. (Điều 394-BLDS VN 2005) Thời điểm đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực có thể do bên đề nghị ấn định; nếu bên đề nghị không ấn định thì đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó. (Điều 391 – BLDS VN 2005) Chú ý: Cần phân biệt một lời đề nghị giao kết hợp đồng với lời mời đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Đây là hai vấn đề pháp lý hoàn toàn khác nhau, có thể gây ra những hậu quả và cách xử lý cũng hoàn toàn khác nhau. Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này đối với bên đã được xác định cụ thể: Ví dụ: Công ty A gửi đến công ty B một thư chào hàng để chào bán lô hàng vải nhập khẩu từ Hàn Quốc, có gửi kèm báo giá và mẫu vải. Thư chào hàng nêu rõ thời hạn trả lời là 30 ngày kể từ ngày thư chào hàng được gửi đi (tính theo dấu bưu điện). Lời mời đề nghị giao kết hợp đồng không xác định cụ thể ai sẽ là bên đề nghị, không tạo nên sự ràng buộc giữa bên đưa ra lời mời và bên nhận lời mời. Ví dụ: Một công ty của Việt Nam đưa ra lời mời đề nghị giao kết hợp đồng như sau: Ghế văn phòng cao cấp: 12
- Nội dung: Chúng tôi là công ty chuyên sản xuất các loại ghế dung cho văn phòng cao cấp. Sản phẩm của chúng tôi có thể xem tại website: www.euronice.com.vn. Rất mong được hợp tác cùng quý công ty. Ngày đề nghị: 23/01/2007 Liên Hệ: Hồ Dũng Địa chỉ: 94 Bầu Cát 1, P.14, Tân Bình, TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 2971392 Email: euro1906@yahoo.com Web site: www.euronice.com.vn Trên trang web của công ty đã mô tả về loại sản phẩm, đưa ra hình ảnh của sản phẩm công ty sản xuất như sau: HT-920 Hãng sản xuất: HUNG TIEN JSC – IMPORT Loại hình: Giới thiệu sản phẩm Cập nhật: 2006-10-12 Sau đó, công ty yêu cầu khách hàng của công ty phải thực hiện điền thông tin và gửi lại cho công ty như sau: Quý khách hàng có yêu cầu nào xin vui lòng điền đầy đủ thông tin theo mẫu dưới đây hoặc gửi fax.email đến cho công ty chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng trả lời trong thời gian sớm nhất. [25] Pháp luật nhiều nước đã có những quy định về lời mời giao kết nhưng pháp luật Việt Nam vẫn còn chưa có. Đây là một lỗ hổng cần sớm được lấp đầy để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và theo kịp sự phát triển của pháp luật quốc tế. 1.1.2.2 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là việc bên được đề nghị nhận toàn bộ lời đề nghị và đồng ý tiến hành việc giao kết hợp đồng với người đã đề nghị. Chấp nhận này phải được chuyển đến cho người đề nghị thì hợp đồng mới được coi là đã xác lập. 13
- Việc chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể được xác định trong một thời gian nhất định. Về nguyên tắc, bên được đề nghị phải trả lời ngay về việc có chấp nhận giao kết hợp đồng hay không. Trong những trường hợp cần phải có thời gian để bên được đề nghị cân nhắc, suy nghĩ và các bên đã ấn định thời gian trả lời thì bên được đề nghị phải trả lời trong thời gian đó. Nếu sau thời hạn nói trên, bên được đề nghị mới trả lời về việc chấp nhận giao kết hợp đồng thì lời chấp nhận đó được coi như một lời đề nghị mới của bên chậm trả lời. Nếu việc trả lời được chuyển qua đường bưu điện thì ngày gửi đi theo dấu bưu điện được coi là thời điểm trả lời. Căn cứ vào thời điểm đó để bên đã đề nghị xác định việc trả lời có chậm hay không so với thời hạn đã ấn định. Trường hợp các bên trực tiếp giao dịch với nhau, kể cả trong trường hợp qua điện thoại hoặc qua các phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hoặc không chấp nhận, trừ trường hợp có thoả thuận về thời hạn trả lời. Theo luật Việt Nam và luật một số nước, người được đề nghị có thể chấp nhận toàn bộ nội dung đề nghị, cũng có thể chỉ chấp nhận một phần trong nội dung đó hoặc có thể chỉ chấp nhận việc giao kết hợp đồng nhưng không đồng ý với những nội dung mà bên đề nghị đã đưa ra. Các trường hợp này có thể hiểu là người được đề nghị muốn sửa đổi hoặc thay đổi nội dung mà người đề nghị đã đưa ra. Vì vậy, họ sẽ trở hành người đề nghị mới và người đã đề nghị trước đó lại trở thành người được đề nghị. Người đề nghị mới cũng chịu sự ràng buộc của mình về nội dung đã đề nghị. Sự hoán vị này có thể xảy ra nhiều lần cho đến khi nào các bên thống nhất thoả thuận được với nhau toàn bộ nội dung của hợp đồng thì sẽ đi đến chính thức giao kết hợp đồng [14, tr. 107-112]. 14
- Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, người được đề nghị có thể sửa đổi, bổ sung nội dung của đề nghị giao kết hợp đồng mà hành vi đó vẫn có thể được coi là chấp nhận. Còn theo thông luật, nếu có bất kỳ sự sửa đổi hay bổ sung nào so với đề nghị, thì hành vi đó không được coi là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, mà được coi là một đề nghị mới, đồng nghĩa với việc từ chối không giao kết hợp đồng với nội dung cũ. Đề nghị và chấp nhận phải trùng khớp “như ảnh và vật qua gương”. Ví dụ pháp luật Hoa Kỳ quy định hai điều kiện cơ bản để chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực: (1) chấp nhận phải thể hiện rõ ý chí của người nhận muốn xác lập quan hệ hợp đồng, (2) chấp nhận tuyệt đối và vô điều kiện các nội dung của hợp đồng. Tuỳ theo từng nội dung cụ thể, toà án sẽ xác định những nội dung nào được xem là sửa đổi, bổ sung đề nghị giao kết hợp đồng. Nếu các nội dung này chỉ mang tính chất gợi ý, ví dụ về thể thức ký kết hợp đồng, hoặc nhắc lại một nội dung đã được pháp luật quy định, hoặc chỉ làm rõ thêm một nội dung cụ thể trong đề nghị thì không được coi là sửa đổi, bổ sung đề nghị. Cũng như đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng có thể được rút lại. Theo pháp luật Việt Nam, bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng. 1.1.2.3 Phương thức giao kết Có hai phương thức giao kết hợp đồng cơ bản, đó là giao kết khi đối diện trực tiếp và giao kết khi những người tiến hành giao kết ở xa nhau. Người đề nghị có thể trực tiếp (đối mặt) với người được đề nghị để trao đổi, thoả thuận hoặc có thể thông qua điện thoại Trong trường hợp này, bên đề nghị đưa ra những nội dung đề nghị thông qua việc trực tiếp bày tỏ ý chí bằng lời nói hoặc hành vi mà pháp luật cho phép. Bên được đề nghị tiếp nhận 15
- trực tiếp lời đề nghị và có thể trả lời là ngay lập tức hoặc sau một khoảng thời gian do hai bên thoả thuận ấn định. Ngoài ra, đề nghị giao kết còn có thể được thực hiện bằng việc chuyển công văn, giấy tờ qua đường bưu điện. Trong trường hợp này, lời đề nghị được thể hiện dưới dạng văn bản. Bên đề nghị bày tỏ ý chí của mình dưới dạng chữ viết. Thời hạn trả lời là khoảng thời gian do bên đề nghị ấn định. Về hình thức chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng: Chấp nhận phải được thông báo cho người đề nghị theo đúng các điều kiện về hình thức như đã yêu cầu cụ thể. Nếu không có một hình thức bắt buộc nào được yêu cầu trước thì chấp nhận có thể bằng văn bản, bằng lời nói hay bằng hành vi thực tế. Im lặng thường không được coi là chấp nhận. Chỉ trong những điều kiện hết sức đặc biệt, ví dụ giữa các bên đã có quan hệ hợp đồng lâu dài, thì sự im lặng mới có thể được coi là chấp nhận hợp đồng. 1.1.2.4 Hậu quả của giao kết hợp đồng Sự thống nhất ý chí giữa các chủ thể của hợp đồng được thể hiện thông qua lời đề nghị và chấp nhận đề nghị. Hậu quả của sự giao kết hợp đồng đó là ràng buộc các bên trong quan hệ hợp đồng với các nội dung đã được thoả thuận. Kể từ thời điểm hợp đồng được giao kết, các quyền và nghĩa vụ theo nội dung hợp đồng bắt đầu phát sinh hiệu lực. Các bên buộc phải thực hiện theo đúng những nội dung đã được thoả thuận, nếu không, sẽ bị cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên, để giao kết hợp đồng có giá trị pháp lý như vậy thì nó phải thoả mãn những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Một sự thỏa thuận trở thành một hợp đồng khi đáp ứng được các điều kiện sau: (1) Phải có một sự thỏa thuận đầy đủ giữa các bên về các điều kiện của hợp đồng; (2) Các bên phải có ý chí ràng buộc về mặt pháp lý bởi sự thỏa thuận của họ; (3) Những cam kết tạo nên sự thỏa thuận phải được hỗ trợ bởi nghĩa vụ đối ứng trừ khi 16