Luận văn Giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn các trường đại học, cao đẳng của tỉnh Bình Định

pdf 92 trang vuhoa 24/08/2022 6520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn các trường đại học, cao đẳng của tỉnh Bình Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_giao_duc_phap_luat_cho_sinh_vien_tu_thuc_tien_cac_t.pdf

Nội dung text: Luận văn Giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn các trường đại học, cao đẳng của tỉnh Bình Định

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THÀNH NHÂN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TỪ THỰC TIỄN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính Mã số: 60.38.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HƢƠNG HÀ NỘI, năm 2016
  2. LỜI CÁM ƠN Luận văn tốt nghiệp cao học với đề tài “Giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn các trường đại học, cao đẳng của tỉnh Bình Định” được thực hiện tại Học viện Khoa học xã hội và đã hoàn thành đúng hạn. Xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô, cán bộ quản lý Học viện đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập, nghiên cứu trong 2 năm vừa qua tại Học viện. Có được kết quả này, xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Phó giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Thị Việt Hương, người đã tận tâm giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu khoa học nghiêm túc. Chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Quy Nhơn đã hỗ trợ, tạo điều kiện về thời gian, tài chính để tôi có thể tham gia học tập và hoàn thành khóa học. Cảm ơn người thân, bạn bè, đồng nghiệp, anh chị em học viên cùng khóa học đã hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẽ, động viên những lúc khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Ghi nhận và chân thành cảm ơn lãnh đạo Trường đại học Quang Trung, Trường cao đẳng nghề Quy Nhơn, Trường cao đẳng Bình Định, Trường cao đẳng nghề Cơ điện - Xây dựng - Nông lâm Trung bộ, Trường cao đẳng Y tế, Văn phòng tham mưu Công an tỉnh Bình Định, Sở Tư pháp tỉnh Bình Định, Cục Thống kê tỉnh Bình Định đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong việc thu thập văn bản, thống kê số liệu và các bạn sinh viên của 2 trường Đại học Quy Nhơn, Cao đẳng nghề Quy Nhơn đã nhiệt tình cộng tác đánh giá khảo sát góp phần cho luận văn thêm sinh động, thực tế. Một lần nữa trân trọng cảm ơn!
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn nghiên cứu khoa học của Phó giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Thị Việt Hương. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào. Tác giả luận văn Lê Thành Nhân
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN 7 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của giáo dục pháp luật cho sinh viên 7 1.2. Các thành tố của giáo dục pháp luật cho sinh viên 14 1.3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả giáo dục pháp luật cho sinh viên 26 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH36 2.1. Các yếu tố đặc thù của tỉnh Bình Định có tác động đến hoạt động giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Bình Định 36 2.2. Thực tiễn giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng tại tỉnh Bình Định 46 CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN TỪ THỰC TIỄN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH 61 3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn các trường đại học, cao đẳng tỉnh Bình Định 61 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn các trường đại học, cao đẳng tỉnh Bình Định 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐ : Cao đẳng ĐH : Đại học GDPL : Giáo dục pháp luật PBGDPL : Phổ biến, giáo dục pháp luật SV : Sinh viên UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật PB DP là khâu đầu tiên của quá trình thi hành pháp luật và có vai trò hết sức quan trọng trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng đó Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác PB DP . Trong rất nhiều văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập đến công tác này, đặc biệt Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PB DP , nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân đã khẳng định “Phổ biến, giáo dục pháp luật (GDPL) là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng”[4] mà trong đó, DP là một bộ phận quan trọng. Giáo dục pháp luật trong nhà trường, đặc biệt trong các trường ĐH, CĐ góp phần đào tạo nhân lực, hình thành một cách vững chắc những thế hệ công dân có trình độ đáp ứng những yêu cầu phát triển của xã hội ở hiện tại và cho tương lai đất nước. Do đó, Đảng và Nhà nước đã đưa ra những nghị quyết, chỉ thị có nội dung “xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân cần đưa việc DP vào các trường học, các cấp học, từ phổ thông đến đại học, trung học chuyên nghiệp cùng toàn thể nhân dân” như:“các cấp uỷ Đảng, các cơ quan Nhà nước và các đoàn thể phải thường xuyên giải thích pháp luật trong các tầng lớp nhân dân, đưa việc GDPL vào các trường học, các cấp học, xây dựng ý thức sống có pháp luật và tôn trọng pháp luật” [9]; “coi trọng công tác giáo dục tuyên truyền, giải thích pháp luật, đưa việc dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các 1
  7. trường phổ thông, đại học) của các đoàn thể nhân dân” [9]. Trên tinh thần ấy, các cơ quan chức năng đã phối hợp, từng bước triển khai việc đưa DP vào các trường học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; đổi mới chương trình, mục tiêu giáo dục ở các hệ đại học, cao đẳng. Trong chương trình chính khóa, DP trong nhà trường thực hiện thông qua việc dạy và học các môn học pháp luật hoặc lồng ghép, tích hợp vào các môn học có liên quan. Bên cạnh đó, DP cho học sinh, sinh viên (SV) được nhà trường các cấp thực hiện thông qua các hoạt động ngoại khóa. Đất nước mở cửa từng bước hội nhập, các thế hệ trẻ trong đó đặc biệt là giới SV có ý chí vươn lên trong học tập, có hoài bão hướng ra thế giới hiện đại phát triển từng ngày, từng giờ. Tuy nhiên, dưới tác động của nền kinh tế thị trường, kinh tế mở cửa và do nhiều nguyên nhân khác, hành vi lệch chuẩn của thanh thiếu niên có xu hướng ngày càng tăng, trong đó không ít là lực lượng SV các trường ĐH, CĐ - những người chủ tương lai của đất nước. Bên cạnh đó, trong thời gian khá dài, công tác tuyên truyền, GDPL còn hạn chế dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật trong giới trẻ nói chung và SV nói riêng có chiều hướng gia tăng. Xét đến cùng, những hạn chế này do nhiều nguyên nhân. Đó có thể coi là kết quả của sự không đồng bộ trong giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Có thể là ở việc nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác GDPL ở một số trường học chưa đúng mức; ở chương trình nội dung GDPL còn dàn trải chưa thống nhất trong hệ thống; ở hình thức và phương thức GDPL còn chậm đổi mới; ở hoạt động giáo dục ngoại khóa còn đơn điệu, thiếu hấp dẫn; ở đội ngũ nhà giáo và cán bộ làm công tác GDPL còn thiếu về số lượng; ở năng lực, tâm huyết của một số cán bộ làm công tác giáo dục, giảng dạy pháp luật chưa đáp ứng được nhu cầu trong công việc; ở cơ chế phối hợp giữa các chủ thể GDPL. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Giáo 2
  8. dục pháp luật cho sinh viên từ thực tiễn các trường ĐH, CĐ của tỉnh Bình Định” nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả GDPL cho SV các trường ĐH, CĐ tỉnh nhà trong giai đoạn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài GDPL luôn giữ vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứ và những người làm công tác thực tiễn. Có thể giới thiệu một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: - Cuốn sách “Bàn về GDPL” của 2 tác giả Trần Ngọc Đường, Dương Thanh Mai; “Giáo dục pháp luật trong nhà trường” của tác giả Nguyễn Đình Đặng Lục; “Giáo dục quyền con người - Những vấn đề lí luận và thực tiễn” do GS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên;“Công tác phổ biến, GDPL trong nhà trường” của các tác giả Nguyễn Huy Bằng, Phạm Thị Kim Dung, Đặng Thị Thu Huyền. - Công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ: “Xây dựng ý thức và lối sống theo pháp luật” 1995 của tác giả Đào Trí Úc; “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về GDPL trong công cuộc đổi mới” của Viện Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp; “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác phổ biến, GDPL trong ngành giáo dục” của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam; - Luận án: “Giáo dục ý thức pháp luật với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” của tác giả Trần Ngọc Đường; “Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa và GDPL cho nhân dân lao động Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Lộc; “Giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức hành chính trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quốc Sửu (2010). - Luận văn: “Công tác tuyên truyền, GDPL ở nước ta” 1995 của tác giả Hồ Quốc Dũng; “GDPL cho đồng bào dân tộc thiểu số từ thực tiễn tỉnh Gia Lai” 2014 của tác giả Nguyễn Công Sơn; “GDPL trong trường trung 3
  9. học phổ thông từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam” 2014 của tác giả Lê Thị Bích Hằng. - Bài viết trên các tạp chí: “Giáo dục pháp luật cho nhân dân” của tác giả Nguyễn Ngọc Minh, Tạp chí Cộng sản số 1983 ; “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDPL” của tác giả Trần Thị Sáu, Tạp chí nghiên cứu lập pháp (2008);“Giáo dục pháp luật trong nhà trường - Những vấn đề đặt ra hiện nay” của tác giả Phạm Kim Dung (2006), “Xây dựng lối sống theo pháp luật và vấn đề GDPL trong nhà trường” 2001 , Tạp chí Dân chủ và pháp luật; “Đẩy mạnh việc dạy và học pháp luật trong các nhà trường theo tinh thần Chỉ thị 32 - CT/TW của Ban Bí thư” của tác giả Nguyễn Tất Viễn (2004), Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Cho đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu xung quanh vấn đề về GDPL cho SV như: “GDPL trong các trường không chuyên luật” đề tài cấp Bộ của Viện Khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp 2000 ; “Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học không chuyên luật ở Việt Nam” của tác giả Phan Hồng Dương 2014 ; “Giáo dục pháp luật cho sinh viên các trường đại học - ột yêu cầu cấp bách hiện nay” của tác giả Vũ Thị Hồng Vân; “Vai trò của giáo dục đạo đức, GDPL cho sinh viên hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Hoàn, “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Pháp luật đại cương cho sinh viên đại học Thủy lợi hiện nay” của tác giả ê Văn Thơi. Ở mỗi đề tài nghiên cứu, cách tiếp cận và mục tiêu là khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một tác giả nào nghiên cứu về GDPL cho SV tỉnh Bình Định. Luận văn là chuyên khảo nghiên cứu có hệ thống về GDPL cho SV các trường ĐH, CĐ tỉnh Bình Định. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. ục đích nghiên cứu uận văn hướng tới mục tiêu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và nhu 4
  10. cầu tăng cường DP cho SV trường ĐH, CĐ tại tỉnh Bình Định. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả DP cho SV các trường ĐH, CĐ trên địa bàn cả nước nói chung, trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - àm rõ các khía cạnh lý luận và pháp luật liên quan đến DP cho SV. - Đi sâu đánh giá thực trạng công tác DP cho SV trong các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh Bình Định; chỉ rõ những kết quả đạt được, thuận lợi, khó khăn và nguyên nhân của nó. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả DP cho SV các trường ĐH, CĐ trên địa bàn cả nước nói chung, tại tỉnh Bình Định nói riêng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Hệ thống quy định pháp luật về giáo dục và DP - Thực trạng DP cho SV tại tỉnh Bình Định - Kinh nghiệm DP cho SV tại một số địa bàn trong nước 4.2. Phạm vi nghiên cứu DP cho SV thuộc hình thức đào tạo chính quy trong các trường ĐH, CĐ không chuyên luật trên địa bàn tỉnh Bình Định từ năm 2011 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận uận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về giáo dục, phổ biến, GDPL. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp như: phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê tình hình GDPL cho SV từ thực tiễn các trường ĐH, CĐ của tỉnh Bình Định. Trên cơ sở kết quả đó so sánh, phân 5
  11. tích, đánh giá kết quả, tổng hợp và đưa ra một số quan điểm, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDPL cho SV nói chung, GDPL cho SV Bình Định nói riêng. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lí luận của luận văn uận văn góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận liên quan đến GDPL cho sinh viên. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn uận văn đánh giá khách quan về thực trạng DP cho SV các trường ĐH, CĐ Bình Định, thông qua đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả DP cho SV các trường ĐH, CĐ trên địa bàn tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu luận văn có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu, quản lý và thực tiễn triển khai hoạt động DP cho SV ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp luật về DP cho SV. Chương 2. Thực trạng DP cho SV các trường ĐH, CĐ tại tỉnh Bình Định. Chương 3. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả DP cho SV từ thực tiễn các trường ĐH, CĐ tỉnh Bình Định hiện nay. 6
  12. CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của giáo dục pháp luật cho sinh viên 1.1.1. Khái niệm giáo dục pháp luật cho sinh viên 1.1.1.1. Giáo dục pháp luật Cho đến nay, ở nước ta vẫn có những quan điểm khác nhau về GDPL. Về cơ bản, có thể nhận diện 4 nhóm quan điểm chính: Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng GDPL là một bộ phận của giáo dục chính trị, tư tưởng và của giáo dục đạo đức. Theo quan điểm này, thì chỉ cần tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng hay đạo đức là mọi chủ thể trong xã hội có ý thức pháp luật, có sự tự giác, tôn trọng và tuân theo pháp luật. Nghĩa là nếu tiến hành giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức tốt thì trên thực tế có thể đạt được sự tôn trọng pháp luật của công dân. Ở quan điểm này đã không cân nhắc đến tính độc lập tương đối mang tính thực chất của DP , chưa xác định rõ những điểm tương đồng và những điểm khác biệt của các dạng thức giáo dục đó. Pháp luật và đạo đức cũng là những khái niệm tuy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng là những khái niệm độc lập với nhau. Pháp luật và đạo đức là hai hình thái của ý thức xã hội nhưng đều có các chức năng là nhận thức, điều chỉnh, giáo dục. Do vậy, GDPL và giáo dục đạo đức là những khái niệm độc lập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau chứ không là một. GDPL hình thành nên, củng cố và phát triển ở đối tượng giáo dục những quan niệm về cái thiện, cái ác, lương tâm, danh dự, trách nhiệm, về lòng tự trọng, về công bằng, về hạnh phúc, về những quy tắc đánh giá, điều chỉnh hành vi ứng xử giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội. 7
  13. Nhóm quan điểm thứ hai, đồng nhất GDPL với tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Trong hoạt động khoa học và cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn thường sử dụng các khái niệm: tuyên truyền pháp luật, phổ biến pháp luật, giải thích pháp luật, GDPL. Nhìn nhận chung, mọi người đều cho rằng đó là các dạng hoạt động nhằm hướng đến việc hình thành và nâng cao văn hoá pháp luật, ý thức pháp luật trong xã hội. Tuy vậy, đó là những khái niệm không hoàn toàn đồng nhất với nhau. “Tuyên truyền là việc giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng hộ, làm theo” [24]; là “đem chính sách, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước phổ biến và giải thích cho đông đảo quần chúng biết và động viên mọi người thực hiện” [15]. Từ đó có thể hiểu khái quát về tuyên truyền pháp luật là việc công bố, giới thiệu rộng rãi nội dung của pháp luật cho mọi người biết; động viên, thuyết phục mọi người thực hiện theo đúng. “Phổ biến là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó”[24]; hay là “làm cho mọi người đều biết đến”[15]. Giống như tuyên truyền, phổ biến cũng có đối tượng tác động rộng rãi. Tuy nhiên, phổ biến có điểm khác với tuyên truyền ở chỗ tính động viên, tính thuyết phục của phổ biến không cao như tuyên truyền. Như vậy, có thể hiểu phổ biến pháp luật là làm cho mọi người biết về pháp luật. “Giáo dục là hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho người ta những phẩm chất đạo đức và tri thức cần thiết để người ta có khả năng tham gia mọi mặt của đời sống xã hội” [24]. Giống như tuyên truyền, phổ biến, DP cũng nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết, tình cảm, nhưng phương thức tiến hành chặt chẽ hơn, có kế hoạch hơn, đối tượng được xác định rõ hơn, mục đích rõ ràng hơn. Từ đó 3 khái niệm có vẻ tương đồng có thể hiểu khái quát GDPL là hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm bồi dưỡng cho đối 8
  14. tượng được giáo dục những phẩm chất đạo đức và tri thức pháp luật cần thiết để đối tượng được giáo dục có khả năng tham gia mọi mặt đời sống xã hội. Có lẻ vì vậy mà các bài viết khoa học pháp lý ở nước ta cho thấy các tác giả có cách hiểu khá thống nhất về khái niệm DP , đó là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục tác động đến đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên, nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật và hành vi phù hợp với đòi hỏi của pháp luật hiện hành. Cách tiếp cận này là phù hợp với bản chất của pháp luật, ý thức pháp luật của người dân và điều kiện lịch sử cụ thể ở Việt Nam hiện nay hơn. Nhóm quan điểm thứ ba cho rằng DP đồng nghĩa với dạy và học pháp luật ở các nhà trường, còn việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật được tiến hành ngoài xã hội và không phải là GDPL. Quan điểm như vậy về GDPL là hạn hẹp. Giảng dạy pháp luật trong trường học được thực hiện đối với một nhóm đối tượng nhất định trong xã hội với những điều kiện nhất định về chương trình, nội dung, đội ngũ giáo viên, phương tiện, phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng cụ thể ở các bậc học. Giảng dạy pháp luật là một trong những hình thức GDPL ở nước ta. Như vậy, GDPL nói chung không đồng nghĩa với dạy và học pháp luật trong nhà trường và đào tạo người làm việc trong lĩnh vực pháp luật. DP có nghĩa rộng hơn, có hình thức thực hiện đa dạng hơn, trong đó việc dạy và học pháp luật trong nhà trường là một bộ phận quan trọng giúp đối tượng có nhận thức, hiểu biết cơ bản và tạo niềm tin một cách có cơ sở đối với pháp luật. Nhóm quan điểm thứ tư cho rằng không có khái niệm GDPL. Theo quan điểm này, pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung và mọi chủ thể có nghĩa vụ phải tuân theo pháp luật, do vậy, không cần đặt ra vấn đề GDPL. Đây là quan điểm một chiều và chưa thấy hết được vai trò, giá trị, nội dung rộng lớn của pháp luật, của GDPL. 9
  15. DP đã và đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, yêu cầu “tăng cường công tác GDPL, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất và công bằng” [12, tr 57-58] luôn là bức thiết trong chỉ đạo chỉ đạo hoạt động. Từ các phân tích trên luận văn đưa ra quan niệm về DP như sau: GDPL là loại hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể giáo dục thông qua các hình thức, phương pháp khác nhau, tác động đến đối tượng giáo dục một cách có hệ thống nhằm hình thành ở họ tri thức, giá trị pháp luật, sự tôn trọng pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với pháp luật hiện hành để từ đó xây dựng lối sống và văn hoá pháp luật. 1.1.1.2. Giáo dục pháp luật cho sinh viên Tiếp cận đầu tiên với khái niệm có thể thấy đây là công tác DP cho một đối tượng rất cụ thể, đó là SV. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “SV là người đang học ở bậc đại học”[24]; Khoản1 Điều 83Luật Giáo dục 2005 quy định “Người học bao gồm: “SV của trường cao đẳng, trường đại học” [3]. Vì vậy có thể khái niệm “SV là người học trình độ đào tạo đại học và cao đẳng trong các trường ĐH, CĐ”. SV được Nhà nước công nhận qua những bằng cấp đạt được trong quá trình học ở các hình thức đào tạo chính quy và không chính quy khi đã hoàn thành bậc học tiểu học và trung học. Trường ĐH và trường CĐ là các đơn vị cơ sở đào tạo bậc đại học nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, hiện nay được tổ chức theo hình thức công lập và tư thục gồm: các trường cao đẳng nghề Điểm b, Khoản 1, Điều 36, Luật Giáo dục đại học)[4]; các trường cao đẳng đào tạo trình độ cao đẳng; các trường đại học đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sỹ, tiến sỹ (Khoản 1, Điều 42, Luật Giáo dục đại học)[4]. Đây là môi trường với đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng cao trong hệ thống giáo dục 10
  16. quốc dân về tài chính, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đa môn học, ngành nghề, nhân viên hành chính, bảo vệ, cán bộ y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học. Ở đó người học là SV được truyền đạt kiến thức cơ bản hoàn chỉnh về một ngành nghề cụ thể, chuẩn bị đầy đủ lý thuyết và một phần thực tiễn cho công việc sau này khi tham gia vào lao động, sản xuất. Từ các dẫn giải, có thể nêu khái niệm DP cho SV như sau: GDPL cho SV các trường ĐH, CĐ là hoạt động có định hướng, có tổ chức có chủ đích của các chủ thể GDPL trong các trường ĐH, CĐ tới SV thông qua các hoạt động giáo dục chính khóa và ngoại khóa bằng các phương pháp giáo dục khác nhau nhằm trang bị tri thức pháp luật cơ bản, định hướng, phát triển nhân cách và tư cách công dân, nâng cao nhận thức, góp phần điều chỉnh hành vi, hình thành thói quen tự giác xử sự đúng pháp luật, có ý thức tuân thủ pháp luật, có tri thức pháp luật về chuyên môn nghiệp vụ, ngành nghề mình được đào tạo. Trong phạm vi nghiên cứu giới hạn của luận văn, “SV” được hiểu là người học trình độ đào tạo ĐH, CĐ theo hình thức chính quy tập trung trong các trường ĐH, CĐ không chuyên luật. Các trường ĐH, CĐ không chuyên luật được hiểu là các đơn vị đào tạo các ngành nghề khác nhau nhưng không đào tạo ngành luật. 1.1.2. Đặc điểm của giáo dục pháp luật cho sinh viên DP cho đối tượng nào thì GDPL mang màu sắc riêng của đối tượng ấy. Với SV, những điểm riêng đó là: Xét về góc độ sinh lý, tự nhiên thì SV thuộc nhóm tuổi thanh niên từ 18- 25, những công dân thành niên trẻ, với sức khỏe sung mãn nhất và trí tuệ vừa đủ chín đang chuẩn bị bước vào quá trình lao động sản xuất, làm ra của cải vật chất. 11
  17. Xét về giai tầng trong xã hội thì SV là tầng lớp đặc biệt. SV là nhóm người trẻ tuổi, có vị trí chuyển tiếp, chuẩn bị cho đội ngũ tri thức có trình độ và nghề nghiệp tương đối cao trong xã hội. Họ sẽ là nguồn dự trữ chủ yếu cho đội ngũ chuyên gia theo các nghề nghiệp khác nhau trong cấu trúc của các tầng lớp tri thức xã hội. Xét về tư cách công dân, SV - đó là những công dân thực sự của đất nước với đầy đủ quyền hạn và nghĩa vụ trước pháp luật. Họ có đầy đủ các quyền tự do, dân sự, kinh tế, chính trị và phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi và việc làm trước Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Luật Dân sự, Luật Hôn nhân gia đình, uật bầu cử, Xã hội coi SV là một thành viên chính thức, một người trưởng thành. Xét về góc độ xã hội, SV thực hiện một vai trò đặc biệt trong hệ thống phân công lao động xã hội bằng việc tham gia lao động sản xuất dưới hình thức học tập tạo nên ở họ có một lối sống tích cực, chủ động học tập, tự chủ nghiên cứu khoa học, thực hành nghề. Cho nên GDPL cho SV mang đặc điểm khác biệt so với GDPL cho các đối tượng khác. Thứ nhất, đối tượng DP là SV, là công dân thành niên, là người học ở trình độ đào tạo cao của hệ thống giáo dục quốc dân, thuộc top trên của mặt bằng dân trí nên chủ thể GDPL phải là người có tri thức pháp luật ở mức độ phải cao hơn đối tượng, có tri thức nhất định về nghề nghiệp mà đối tượng được đào tạo, có nghiệp vụ sư phạm bên cạnh những phẩm chất tốt đẹp để không chỉ là tuyên truyền, là phổ biến pháp luật mà mục đích cuối cùng là mục tiêu của giáo dục đại học Việt Nam. Chủ thể DP đại diện cho trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, xã hội thực hiện nhiệm vụ. GDPL cho SV là mối quan hệ GDPL giữa các đối tượng công dân thành niên có học thức, có trình độ và có chuyên môn nghề nghiệp nhất định, cho nên song hành với việc 12
  18. truyền thụ tri thức pháp luật cơ bản thì việc giáo dục tri thức pháp luật liên quan ngành nghề đào tạo là rất quan trọng và cần được đảm bảo. Thứ hai, nội dung, chương trình của GDPL cho SV phải đảm bảo phải đảm bảo các yêu cầu chung của một công dân, yêu cầu riêng của trình độ ngành nghề mà SV theo học trong tính liên thông, hệ thống với các cấp học tiểu học, trung học trước đó. Việc chuẩn về nội dung, cân đối về chương trình còn phải đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề và theo quy định là bắt buộc. Thứ ba, nội dung DP được thể hiện qua hình thức và phương pháp GDPL phù hợp với đối tượng trong và ngoài môi trường của họ, đó là các nhà trường đại học, cao đẳng. Ở đó giáo dục chính khóa đóng vai trò quan trọng và ngoại khóa là không thể thiếu. 1.1.3. Vai trò của giáo dục pháp luật cho sinh viên Vai trò của GDPL bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của giáo dục và của pháp luật. Bên cạnh đó vai trò của GDPL còn xuất phát từ bản chất và đặc điểm của đối tượng mà nó tác động. GDPL cho SV có các vai trò sau: Thứ nhất, góp phần thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong đời sống xã hội, pháp luật giữ vai trò quan trọng, xét trên bình diện chung nhất pháp luật là phương tiện để thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, đảm bảo sự lãnh đạo đó được thực hiện có hiệu quả trên quy mô toàn xã hội, là phương tiện để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội, là phương tiện để nhân dân phát huy dân chủ và quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Để đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nướcthể chế hóa thành pháp luật thì một yếu tố quan trọng hàng đầu là phải quán triệt cụ thể nó vào trong đời sống thực tiễn. Thứ hai, nâng cao nhận thức và hiểu biết về pháp luật cho SV. SV là những người gánh vác tương lai của đất nước, là nhân tố quyết định cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Để có kiến thức về pháp luật vững 13
  19. vàng, có hành vi xử sự phù hợp với các chuẩn mực pháp luật trong cuộc sống thì SV phải được giáo dục, đào tạo, thông qua việc GDPL ở trường học. Trách nhiệm GDPL của nhà trường ĐH, CĐ là cung cấp cho SV tri thức pháp luật, am hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình về việc mà pháp luật quy định, được phép làm những việc mà pháp luật cho phép và không làm những việc mà pháp luật nghiêm cấm từ đó áp dụng vào công tác thực tiễn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân, gia đình, xã hội và sẵn sàng tư thế hội nhập quốc tế. Vì vậy có thể nói, GDPL cho SV chính là hình thành ở sinh viên, tri thức pháp luật, lòng tin, tình cảm đối với pháp luật để có hành vi xử sự hợp pháp, tích cực, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng tạo nên nếp sống văn hóa pháp lý. Thứ ba, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật trong thực tiễn cuộc sống của SV. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích mà các chủ thể pháp luật bằng hành vi của mình thực hiện các quy định bằng việc tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật. DP trong nhà trường ĐH, CĐ không chỉ làm sâu sắc hơn tri thức pháp luật cho SV mà còn hướng đối tượng vào việc tuân thủ, thi hành đúng và kỹ năng áp dụng pháp luật vào thực tiễn cuộc sống, nghề nghiệp tương lai. Nhìn thấy được giá trị mà pháp luật mang lại khi pháp luật ấy đi vào cuộc sống, SV có ý thức “sống và làm việc theo pháp luật” bền vững. Hơn thế nữa, khi ý thức ấy được nâng lên bằng tình cảm, thiện cảm với pháp luật, SV lúc này từ đối tượng GDPL có thể sẽ là một chủ thể tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng mà SV sinh sống. 1.2. Các thành tố của giáo dục pháp luật cho sinh viên 1.2.1. Mục tiêu giáo dục pháp luật cho sinh viên Từ khi chủ trương “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật” được nêu thành một nguyên tắc nguyên tắc Hiến định, thì GDPL trở thành một nhiệm vụ quan trọng. DP được coi là một trong những việc làm quan trọng có ý 14
  20. nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. DP trước hết chính là giáo dục. Cho nên mục tiêu GDPL cho SV phải đảm bảo các mục tiêu chung của giáo dục, giáo dục đại học. Với mục tiêu giáo dục Việt Nam là đạo tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [5], Luật Giáo dục đại học hoạch định chiến lược, chính sách giáo dục có mục tiêu chung và mục tiêu riêng rõ ràng. Mục tiêu chung, đó là đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế và đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân [6]. Mục tiêu cụ thể, đó là đào tạo trình độ cao đẳng để SV có kiến thức chuyên môn cơ bản, kỹ năng thực hành thành thạo, hiểu biết được tác động của các nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội trong thực tiễn và có khả năng giải quyết những vấn đề thông thường thuộc ngành được đào tạo và đào tạo trình độ đại học để SV có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo [6 ]. Từ đó việc GDPL cho SV phải đảm bảo các mục tiêu đó là: Thứ nhất, hình thành và mở rộng tri thức pháp luật cho SV . Thông qua 15