Luận văn Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_giai_quyet_tranh_chap_hop_dong_mua_ban_hang_hoa_the.pdf
Nội dung text: Luận văn Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ HÀ Gi¶i quyÕt tranh chÊp hîp ®ång mua b¸n hµng ho¸ theo thñ tôc s¬ thÈm t¹i Toµ ¸n nh©n d©n thµnh phè Hµ Néi LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2015
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ HÀ Gi¶i quyÕt tranh chÊp hîp ®ång mua b¸n hµng ho¸ theo thñ tôc s¬ thÈm t¹i Toµ ¸n nh©n d©n thµnh phè Hµ Néi Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ THU THỦY HÀ NỘI – 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Trương Thị Hà
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TẠI TÒA ÁN 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá 6 1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa 6 1.1.2. Các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa 9 1.2. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá 14 1.2.1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 14 1.2.2. Đặc điểm của tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 16 1.3. Nguyên nhân xảy ra tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa 18 1.3.1. Nguyên nhân chủ quan 18 1.3.2. Nguyên nhân khách quan 21 1.4. Đặc điểm của giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân 23 1.4.1. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc xét xử sơ thẩm các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 23 1.4.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án nhân dân 25 1.4.3. So sánh việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án với các hình thức giải quyết tranh chấp khác 27
- 1.4.4. So sánh việc xét xử sơ thẩm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm với việc xét xử tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục phúc thẩm 31 Kết luận chương 1 34 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 36 2.1. Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam 36 2.1.1. Chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 36 2.1.2. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm theo pháp luật Việt Nam 37 2.2. Tình hình giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2012 51 2.3. Một số tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa được xét xử theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội 54 2.4. Những vướng mắc, bất cập trong quá trình giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá theo thủ tục sơ thẩm tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội 67 2.4.1. Những vướng mắc, bất cập từ cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án nói chung 67 2.4.2. Nhiều quy định của pháp luật còn chưa có sự thống nhất 69 2.4.3. Những vướng mắc, bất cập về việc áp dụng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 74 2.4.4. Vấn đề bổ nhiệm Thẩm phán, năng lực cán bộ, Thẩm phán còn nhiều hạn chế 77 2.4.5. Quy trình tuyển chọn, cử Hội thẩm nhân dân cũng như năng lực trình độ của Hội thẩm nhân dân còn nhiều hạn chế 80
- 2.4.6. Cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế xét xử 81 2.4.7. Án lệ chưa được coi là nguồn luật ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa 82 Kết luận chương 2 83 Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TẠI TOÀ ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 85 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án 85 3.2. Các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả giải quyết đối với các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội 86 3.2.1. Về đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống Tòa án 86 3.2.2. Về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật 87 3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực của Thẩm phán 92 3.2.4. Bồi dưỡng, tổ chức lại lực lượng Hội thẩm nhân dân để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng xét xử 97 3.2.5. Giải pháp tăng cường cơ sở vật chất cho Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội 97 3.2.6. Cần có quy định về vận dụng án lệ trong các trường hợp pháp luật chưa có quy định hoặc chưa quy định chưa rõ 99 3.2.7. Một số giải pháp khác 101 Kết luận chương 3 102 KẾT LUẬN 103 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS: Bộ luật dân sự BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa LTM: Luật thương mại TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
- DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Số liệu giải quyết án tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong tổng án kinh doanh thương mại giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội các năm từ 2007 đến 2012 52
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Hợp đồng mua bán hàng hóa là một trong những loại hợp đồng đặc trưng và phổ biến nhất trong hoạt động kinh doanh thương mại, là thỏa thuận của hai bên gồm bên mua và bên bán nhằm đạt được lợi ích mà các bên mong đợi khi thiết lập hợp đồng. Theo thời gian, hoạt động mua bán hàng hoá ngày càng phát triển đa dạng, nhiều sắc màu với sự tăng lên về số lượng hàng hoá, số lượng người tham gia kinh doanh. Ngày nay, mua bán hàng hoá không chỉ diễn ra giữa bên mua và bên bán trong nước mà phạm vi kinh doanh lan rộng ra phạm vi thế giới. Cùng với đó, các tranh chấp thương mại nói chung và hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng ngày càng gia tăng về số lượng cũng như sự phức tạp của từng vụ việc đòi hỏi phải có một hệ thống pháp luật điều chỉnh toàn diện cũng như cơ chế giải quyết nhanh gọn, làm sao để không ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh của các bên. Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh nói chung và đối với loại hợp đồng mua bán hàng hoá nói riêng gồm thương lượng, hoà giải, Trọng tài và Toà án. Các bên được tự do thỏa thuận hình thức này hay hình thức khác để giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, thẩm quyền xét xử vụ án theo thủ tục sơ thẩm do Tòa án cấp huyện, quận thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét xử. Trong đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 29 Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 mà không thuộc thẩm quyền của cấp huyện; những tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa mà đương sự hoặc 1
- tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài. Như vậy, không phải tất cả các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa đều được giải quyết ở các tòa án nhân dân cấp tỉnh, nhưng tính chất của việc xét xử sơ thẩm này là hết sức quan trọng vì đây thường là những vụ án phức tạp, động chạm tới quyền lợi của nhiều chủ thể tham gia thị trường, làm sao để việc xét xử được thuận lợi, không ảnh hưởng đến uy tín của các bên kinh doanh mà vẫn đảm bảo đúng các quy định của pháp luật là điều quan trọng mà Nhà nước luôn yêu cầu các Thẩm phán tại các Tòa án phải đặt lên hàng đầu. Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước, là địa bàn thu hút đầu tư mạnh mẽ của các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài. Cùng với các hoạt động khác, hoạt động kinh doanh thương mại tại đây diễn ra sôi nổi trong đó có các hoạt động mua bán hàng hoá. Những năm gần đây, các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá tại địa bàn thành phố Hà Nội có sự gia tăng khá nhanh, một phần là do từ năm 2008, tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội, do đó địa bàn thành phố Hà Nội được mở rộng, nhiều khu công nghiệp được các nhà đầu tư xây dựng, hoạt động mua bán hàng hoá diễn ra đa dạng hơn với rất nhiều doanh nghiệp mới được thành lập trên địa bàn thủ đô. Pháp luật Việt Nam hiện nay quy định khá đầy đủ về trình tự, thủ tục thụ lý và xét xử sơ thẩm đối với các loại tranh chấp trong đó có tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá. Tuy nhiên, để công tác giải quyết án sơ thẩm đối với các tranh chấp mua bán hàng hoá tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đạt được hiệu quả cao hơn nữa đòi hỏi phải có sự hoàn thiện về nhiều mặt, trong đó có việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, về chính sách, về nguồn lực cán bộ, về điều kiện cơ sở vật chất. Với các nội dung nêu trên, đề tài của học viên lựa chọn “Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá theo thủ tục sơ thẩm tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội’’ là cần thiết nghiên cứu, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 2
- 2. Tình hình nghiên cứu Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này như: Đề tài cấp Bộ: “Tính đặc thù trong thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, lao động. Những vấn đề lý luận và thực tiễn” - Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Văn Dũng, Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân tối cao - 2001; Đề tài cấp bộ: “Những giải pháp nâng cao năng lực và chất lượng xét xử các tranh chấp thương mại tại Toà án nhân dân” – Chủ nhiệm đề tài: CN Đỗ Cao Thắng, Chánh tòa Tòa Kinh tế - 2004; Các bài viết trong các tạp chí chuyên ngành của Tòa án nhân dân tối tao, Bộ Tư pháp. Có thể nói, đã có một số công trình và bài báo nghiên cứu về vấn đề này nhưng nhìn chung các công trình, bài báo mới chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề chung, chưa có một công trình nghiên cứu chuyên sâu, chuyên biệt về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá theo thủ tục sơ thẩm tại Toà án nói chung và Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng. Kế thừa và phát huy kết quả nghiên cứu của các tác giả và xuất phát từ những lý do nêu trên, học viên chọn đề tài: “Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá theo thủ tục sơ thẩm tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội” để nghiên cứu. 3. Mục đích, nhiệm vụ của Luận văn 3.1. Mục đích của Luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật Việt Nam về việc xét xử các vụ án tranh chấp mua bán hàng hoá theo thủ tục sơ thẩm; phân tích thực trạng việc xét xử và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xét xử theo thủ tục sơ thẩm đối với loại tranh chấp này tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện được mục đích nghiên cứu trên, luận văn phải có nhiệm vụ: - Xác định khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hoá; khái niệm, đặc điểm về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá. 3
- - Trên cơ sở giải quyết những vấn đề về mặt lý luận, nghiên cứu pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, thực tiễn việc giải quyết các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá theo thủ tục sơ thẩm tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, bất cập trong thực tiễn (thông qua các vụ án đã thụ lý, số vụ án đã giải quyết, số vụ án chưa giải quyết), trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xét xử loại tranh chấp này theo thủ tục sơ thẩm. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm; thực tiễn giải quyết các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn trọng tâm nghiên cứu thực tiễn xét xử các tranh chấp mua bán hàng hoá được coi là tranh chấp kinh doanh thương mại (được Luật Thương mại và Bộ luật Tố tụng dân sự điều chỉnh và được Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội thụ lý giải quyết theo thủ tục sơ thẩm). 5. Phương pháp nghiên cứu của Luận văn Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, về xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, logic tham khảo các tài liệu, sách báo liên quan đến vấn đề tranh chấp mua bán hàng hoá và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá. 6. Những đóng góp của Luận văn Luận văn đã hệ thống hóa, làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn áp 4
- dụng pháp luật về xét xử sơ thẩm các vụ án tranh chấp mua bán hàng hoá. Đề xuất một số phương hướng, giải pháp cụ thể để hoàn thiện pháp luật cũng như góp phần nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án tranh chấp mua bán hàng hoá theo thủ tục sơ thẩm, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 7. Ý nghĩa của Luận văn - Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về hợp đồng mua bán hàng hoá, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá theo pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của một số quốc gia trên thế giới; thực tiễn giải quyết loại tranh chấp này tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. - Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu Đề tài có ý nghĩa quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án, nâng cao nhận thức của những người làm thực tiễn, để áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn công tác của tác giả cũng như các cán bộ làm công tác xét xử tại các Toà án. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng mua bán hàng hóa và giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án. Chương 2: Thực trạng pháp luật và tình hình giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Chương 3: Những giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. 5
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ THEO THỦ TỤC SƠ THẨM TẠI TÒA ÁN 1.1. Khái niệm, đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá 1.1.1. Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa Theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 (sau đây gọi tắt là LTM 2005): mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận. Vậy hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán hàng hóa, theo đó, bên mua và bên bán cùng nhau ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa để bên bán giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa, còn bên mua thì có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng cho bên bán để nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 được sửa đổi, bổ sung năm 2011 (Sau đây gọi tắt là BLTTDS 2004) thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Tòa án cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 BLTTDS 2004 mà không thuộc thẩm quyền của cấp huyện; những tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa mà đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài thì thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết. Ngoài ra, không phải bất cứ một tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa nào cũng đều là tranh chấp kinh doanh thương mại, một tranh chấp về 6
- hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là tranh chấp kinh doanh thương mại khi cả hai bên hoặc một trong hai bên có đăng ký kinh doanh và đều phải có mục đích lợi nhuận, nếu hai bên đều có đăng ký kinh doanh nhưng chỉ cần một bên không vì mục đích lợi nhuận thì cũng không phải là tranh chấp kinh doanh thương mại. Do vậy, việc xét xử theo thủ tục sơ thẩm các vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa theo thủ tục sơ thẩm tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội nói riêng và ở Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nói chung trên địa bàn cả nước được phân cho hai Tòa chuyên trách riêng biệt là Tòa Dân sự và Tòa Kinh tế. Ở phạm vi đề tài của luận văn, học viên mong muốn dành phần lớn nội dung của chuyên đề để nghiên cứu về loại tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là tranh chấp kinh doanh thương mại (có tính chất thương mại), được LTM 2005 điều chỉnh và được Tòa Kinh tế thụ lý giải quyết. Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hiện nay ngoài việc xét xử sơ thẩm các tranh chấp về kinh doanh thương mại về hợp đồng mua bán hàng hóa quy định tại điểm a, Khoản 1 Điều 29 BLTTDS 2004 mà không thuộc thẩm quyền của cấp huyện, hoặc thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nhưng cấp tỉnh xét thấy cần thiết nên lấy lên giải quyết. Tòa Kinh tế Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội còn có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các tranh chấp hợp đồng mua bán có yếu tố nước ngoài hay còn gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Về mặt lý luận, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải đảm bảo cần và đủ hai yếu tố: thứ nhất, là hợp đồng mua bán hàng hóa trong lĩnh vực thương mại; thứ hai, hợp đồng này phải có yếu tố nước ngoài (yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể rơi vào một trong ba trường hợp là chủ thể, sự kiện pháp lý và đối tượng của hợp đồng). 7
- Về mặt pháp luật thực định, do cách tiếp cận, nhu cầu và mục đích khác nhau mà pháp luật mỗi nước, mỗi điều ước quốc tế hay tập quán có cách gọi tên cũng như xác định nội hàm khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa một cách khác nhau. - Theo Điều 1 Phụ lục của Công ước La Haye 1964 về “Luật thống nhất về thiết lập mua bán hàng hóa quốc tế các động sản hữu hình” thì hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa các bên có trụ sở thương mại đóng trên lãnh thổ các quốc gia khác nhau nếu có một trong các điều kiện sau: Thứ nhất: hợp đồng liên quan đến vật mà trong thời gian ký kết hợp đồng vật đó được chuyên chở hoặc phải được chuyên chở từ lãnh thổ của quốc gia này đến lãnh thổ của quốc gia khác; Thứ hai, hành vi chào hàng và hành vi chấp nhận chào hàng được thực hiện trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau; Thứ ba, việc giao hàng được thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia khác với quốc gia nơi tiến hành hành vi chào hàng hoặc hành vi chấp nhận chào hàng. - Công ước Viên 1980 của Liên Hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không đưa ra bất kỳ định nghĩa nào về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà chỉ quy định như sau: Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau. Áp dụng trong hai trường hợp cụ thể là: 1) Khi các quốc gia này là thành viên của Công ước; 2) Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật áp dụng là luật của các nước thành viên công ước này. Ở Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được biết đến trong nhiều văn bản với các tên gọi khác nhau như hợp đồng mua bán ngoại thương (Quy chế tạm thời số 4794/TN-XNK ngày 31-7-1991 của Bộ Thương nghiệp- Bộ Công thương ngày nay), hợp đồng mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngoài (Luật Thương mại Việt Nam năm 1997), hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa (LTM 2005). 8
- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay được quy định trong LTM 2005 và Nghị định số 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23-1-2006 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và các đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài. LTM 2005 quy định: “Mua bán hàng hóa được thực hiện dưới hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu” [39, Điều 27]. Như vậy, yếu tố nước ngoài của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở đây chỉ là hàng hóa là đối tượng của hợp đồng phải được giao dịch qua biên giới. Với những loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà hàng hóa không có sự dịch chuyển qua biên giới thì rõ ràng sẽ không thuộc phạm vi điều chỉnh của LTM 2005. Tuy nhiên, với tư duy coi Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 (Sau đây gọi tắt là BLDS 2005) là “đạo luật gốc” bao trùm lên tất cả các lĩnh vực kinh tế - thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động thì đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà hàng hóa không được chuyển qua biên giới quốc gia, chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng các quy định của BLDS 2005 đối với phần hợp đồng có yêu tố nước ngoài nói chung để điều chỉnh. 1.1.2. Các đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa Với việc coi BLDS 2005 là “đạo luật gốc” thì chúng ta thấy rằng, nhiều vấn đề về hợp đồng mua bán hàng hóa được điều chỉnh bởi pháp luật không có sự khác biệt so với hợp đồng mua bán tài sản trong dân sự. Bên cạnh đó, để phù hợp với bản chất thương mại của hợp đồng mua bán hàng hóa, một số vấn đề như chủ thể của hợp đồng, hình thức của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, chế tài và việc giải quyết tranh chấp trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định trong pháp luật thương mại là sự phát triển tiếp tục những quy định của pháp luật dân sự về hợp đồng mua bán tài sản. Với tư cách là hình thức pháp lý của quan hệ mua bán hàng hóa, hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm sau đây: 9
- * Về chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập chủ yếu giữa các thương nhân. Khái niệm thương nhân theo quy định tại LTM 2005 như sau: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh” [39, Điều 6, Khoản 1]. Khái niệm thương nhân được đề cập đến trong LTM 2005 trên đây có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa cũng được ghi nhận đối với tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân khi các chủ thể này lựa chọn áp dụng LTM 2005, khi đó quan hệ mua bán hàng hóa đó sẽ tuân theo các quy định của LTM 2005. Khái niệm thương nhân nước ngoài không được LTM 2005 đề cập đến. Tuy nhiên, chúng ta có thể xem xét khái niệm dưới đây: Thương nhân nước ngoài là thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài và được pháp luật nước ngoài công nhận. Khái niệm này cần được phân biệt với khái niệm thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, bởi khái niệm thương nhân nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là thương nhân có văn phòng đại diện, chi nhánh tại Việt Nam. * Về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa Theo quy định tại LTM 2005 thì: “Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó” [39, Điều 24]. Như vậy, về hình thức, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thiết lập theo cách thức mà hai bên thể hiện được sự thỏa thuận về việc mua bán hàng hóa giữa các bên. Pháp luật cho phép các bên có quyền tự thỏa thuận với 10
- nhau những điều khoản không trái với quy định của pháp luật. So với Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 thì đây là một sự tiến bộ, theo hướng có lợi hơn cho các chủ thể tham gia hợp đồng, bởi Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế quy định, hợp đồng kinh tế (bao gồm cả hợp đồng mua bán hàng hóa) chỉ được thực hiện bằng hình thức duy nhất là văn bản. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và một số điều ước quốc tế như Công ước Rome 1980 về áp dụng luật đối với nghĩa vụ hợp đồng, pháp luật Việt Nam và các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với nước ngoài đều không đưa ra một quy định riêng. Các nước đều có những quy định đòi hỏi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ hợp pháp khi thỏa mãn các điều kiện nhất định như hợp đồng phải được ký kết dưới hình thức văn bản (hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương), lời nói hay hành vi nhất định. Có một số quốc gia quy định một cách chặt chẽ về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, ví dụ như ở Công hòa Pháp, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bắt buộc phải được công chứng. Công ước Viên 1980 của Liên Hiệp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không yêu cầu các bên phải ký, xác nhận bằng văn bản hoặc phải tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào về mặt hình thức của hợp đồng, nghĩa là không quy định bắt buộc về hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Các bên có thể dùng bất kỳ phương tiện nào, kể cả lời khai nhân chứng để chứng minh sự tồn tại của hợp đồng, tuy nhiên các quy định tại Công ước Viên cũng cho thấy rằng, nếu nước thành viên mà trong pháp luật của nước đó đòi hỏi hợp đồng phải được ký kết hoặc phê chuẩn dưới hình thức văn bản thì điều quy định này của pháp luật nước thành viên đó phải được tôn trọng [33, Điều 12, 96]. Theo PICC (nguyên tắc không bắt buộc về hình thức của hợp đồng – No Form Required), việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không 11
- đòi hỏi phải tuân theo bất kỳ điều kiện nào về hình thức (Điều 1.2). Tuy nhiên, theo Điều 1.4 của PICC về những quy phạm bắt buộc – Mandatory Rules thì “Bộ nguyên tắc này không hạn chế những quy phạm bắt buộc, có nguồn gốc quốc gia, quốc tế phù hợp với các quy phạm có liên quan của tư pháp quốc tế”, tức là nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng có thể bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật quốc gia hoặc pháp luật quốc tế. Theo đó, nếu trong pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế có liên quan bắt buộc hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được xác lập bằng văn bản thì các bên sẽ phải tuân theo quy định này. Pháp luật Việt Nam quy định hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Trong đó, hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật [39, Đ3, Đ27]. Tuy nhiên, trong một số trường hợp pháp luật Việt Nam quy định ngoài việc hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được lập thành văn bản thì còn phải được đăng ký, phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới có hiệu lực, ví dụ như đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài thì phải được sự phê duyệt của Bộ Khoa học và Công nghệ; ngoài ra hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa thì hình thức của hợp đồng cũng bắt buộc phải bằng văn bản. * Về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa Hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo quy định của LTM 2005, hàng hóa bao gồm: a) tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; b) những vật gắn liền với đất đai [39, Điều 3, Khoản 2]. Với cách hiểu như vậy, hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể là hàng hóa hiện đang tồn tại, hiện hữu hoặc hàng hóa sẽ có trong 12
- tương lai; hàng hóa có thể là động sản hoặc bất động sản được phép lưu thông trong thương mại. So với quy định của LTM 1997 thì đối tượng của hợp đồng đã được mở rộng hơn. Không dừng lại ở việc liệt kê các loại hàng hóa là đối tượng của hợp đồng, LTM 2005 quy định theo hướng ngày càng mở rộng đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa cho phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước. Liên quan đến việc quy định hàng hóa là đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa, pháp luật của các quốc gia cũng như các điều ước có các quy định khác nhau phù hợp với pháp luật cũng như tập quán của mỗi nước. Tuy nhiên, tất cả đều có xu hướng mở rộng các đối tượng là hàng hóa được phép lưu thông trong thương mại. Công ước Viên 1980 của Liên hiệp quốc về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chỉ loại trừ (không áp dụng) đối với việc mua bán một số loại hàng hóa như chứng khoán, giấy đảm bảo chứng từ và tiền lưu thông, điện năng, phương tiện vận tải đường thủy, đường không, phương tiện vận tải bằng khinh khí cầu. Theo pháp luật Hoa kỳ, hàng hóa bao gồm mọi thứ có thể dịch chuyển được (quyền sở hữu) vào thời gian xác định theo hợp đồng mua bán hàng hóa; hàng hóa có thể là hàng hóa đã có ở hiện tại hoặc hàng hóa sẽ có trong tương lai [20, tr.21]. Ở nước ta, ngoài quy định về các loại hàng hóa được lưu thông trong thương mại nêu trên, Chính phủ ban hành cụ thể danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và điều kiện để kinh doanh các loại hàng hóa này [10]; ngoài ra, trong một số trường hợp nhất định, các cơ quan chức năng có thẩm quyền được phép áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với hàng hóa lưu thông trong nước, theo đó hàng hóa được lưu thông trong nước có thể áp dụng một hoặc các biện pháp buộc phải 13
- thu hồi, cấm lưu thông, tạm ngừng lưu thông, lưu thông có điều kiện hoặc phải có giấy phép lưu thông đối với một trong các trường hợp sau: 1) Hàng hóa đó là nguồn gốc hoặc phương tiện lây truyền các loại dịch bệnh; 2) Xảy ra tình trạng khẩn cấp. * Về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận tiền; còn bên mua có nghĩa vụ nhận hàng hóa và trả tiền cho bên bán. Khác với LTM 1997, LTM 2005 đã bỏ các quy định về nội dung chủ yếu của hợp đồng và thay vào đó là việc dành quyền tự do thỏa thuận cho các bên tham gia trong hợp đồng, điều này là phù hợp với xu hướng phát triển và hội nhập của đất nước và có sự tương thích với quy định của pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Các nước thuộc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa như Pháp, Bỉ quy định hợp đồng mua bán hàng hóa cần phải thỏa thuận rõ về đối tượng, chất lượng và giá cả. Trong khi các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh - Mỹ về cơ bản chỉ bắt buộc thỏa thuận về điều khoản đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa, không coi điều khoản giá cả của hợp đồng là điều khoản chủ yếu mà việc định giá có thể dựa trên nguyên tắc giá thích hợp. Theo Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì bên cạnh các điều khoản đối tượng và giá cả, điều khoản về số lượng hàng hóa cũng được coi là điều khoản chủ yếu, bắt buộc của hợp đồng mua bán hàng hóa, ngoài ra các bên có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng những điều khoản khác. 1.2. Khái niệm, đặc điểm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá 1.2.1. Khái niệm tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là những mâu thuẫn, bất đồng 14