Luận văn Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Nghệ An

pdf 77 trang vuhoa 24/08/2022 7380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_giai_quyet_khieu_nai_ve_thi_hanh_an_dan_su_tu_thuc.pdf

Nội dung text: Luận văn Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Nghệ An

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LƯU THỊ HUYỀN GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH NGHỆ AN Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số : 60.38.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI THỊ ĐÀO HÀ NỘI, 2016 HÀ NỘI - năm
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào. TÊN TÁC GIẢ LƯU THỊ HUYỀN
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 5 1.1. Khái niệm khiếu nại về thi hành án dân sự và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự 5 1.2. Người có quyền khiếu nại về thi hành án dân sự 7 1.3. Đối tượng khiếu nại về thi hành án dân sự 8 1.4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự 10 1.5. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại về thi hành án dân sự 14 1.6. Thủ tục giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự 15 1.7. Vai trò của giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự 22 Chương 2: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN 27 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Nghệ An 27 2.2. Thực trạng giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Nghệ An 32 2.3. Đánh giá chung về công tác giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 42 Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 48 3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự 48 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự 52 KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC .67
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KN : Khiếu nại THADS : Thi hành án dân sự THA : Thi hành án CHV : Chấp hành viên TPL : Thừa phát lại
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TT Tên bảng Trang 2.1 Kết quả giải quyết đơn khiếu nại về thi hành án dân sự từ năm 2011 28 đến năm 2015 của Tổng cục thi hành án dân sự 2.2 Kết quả giải quyết đơn khiếu nại về thi hành án dân sự từ năm 2011 41 đến năm 2015 của Cục thi hành án dân sự tỉnh Nghệ An
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để định hướng các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ phát triển theo hướng tích cực, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước, của cán bộ công chức thực thi công vụ, pháp luật quy định các biện pháp xử lý đối với hành vi lợi dụng quyền KN xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền và các lợi ích chính đáng của cơ quan, tổ chức, công dân. Như vậy, KN là phương thức quan trọng giúp cá nhân, tổ chức bảo vệ quyền, lợi ích được pháp luật ghi nhận, đồng thời là kênh thông tin quan trọng phát huy quyền giám sát, tạo cơ chế giám sát một cách hiệu quả của công dân và của toàn xã hội đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước, thể hiện một xã hội dân chủ, ưu việt trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Công tác THADS là công tác phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, trực tiếp ảnh hưởng đến quyền về tiền, tài sản, nhân thân của các bên đương sự và những người có liên quan. Việc tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ về tài sản của các bên đương sự. Do tính chất công việc phức tạp như vậy, KN trong quá trình tổ chức THADS là điều khó trách khỏi. Thực trạng công tác THADS trên địa bàn tỉnh Nghệ An cho thấy công tác THADS “đã có những chuyển biến cơ bản và có sự bền vững”. Các cơ quan THADS đã tổ chức thi hành số lượng lớn những vụ việc và tiền phải THA, kết quả năm sau luôn cao hơn năm trước và giảm đáng kể số việc chuyển sang kỳ sau. Tuy nhiên, không phải lúc nào hoạt động THADS cũng đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong quá trình tổ chức THA có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng chậm trễ, kéo dài việc THA và xảy ra KN về THADS. Công tác giải quyết KN về THADS trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong những năm qua đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần khôi phục lại những quyền và lợi ích chính đáng của công dân, thúc đẩy công dân hoàn thành tốt các nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Mặc dù vậy, tình hình giải quyết KN trên địa bàn tỉnh Nghệ An 1
  7. ngày càng có nhiều diễn biến hết sức phức tạp, làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh tại cơ sở. Đòi hỏi nhiều sự quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết KN về THADS trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chính vì những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Những năm gần đây, trước những đòi hỏi khách quan của công tác THADS, đã có nhiều đề tài, công trình khoa học nghiên cứu liên quan đến công tác THADS. Cụ thể là: - Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp, Mô hình quản lý thống nhất công tác thi hành án, mã số 96-98-027/ĐT, đề tài khoa học cấp Bộ. - Nguyễn Thanh Thuỷ (2008), Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh . - TS. Lê Thu Hà (2010), Triển khai áp dụng Luật thi hành án dân sự trong công tác đào tạo nghiệp vụ thi hành án, đề tài khoa học cấp cơ sở tại Học viện Tư pháp. - Hoàng Thế Anh (2013), Giám sát thi hành án dân sự, mã số 62380101, Luận án Tiến sĩ Luật học tại Đại học Quốc gia Hà Nội. Bên cạnh đó, còn rất nhiều bài viết đăng trên các tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Luật học, Tạp chí Nhà nước và pháp luật. Các công trình nêu trên đã có nội dung nghiên cứu về THADS ở những góc độ, khía cạnh và mức độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp nào về đề tài “Giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự từ thực tiễn tỉnh Nghệ An”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Tìm ra các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KN về THADS trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ những cơ sở lý luận và pháp lý về giải quyết KN về THADS. 2
  8. - Phân tích, đánh giá về thực trạng giải quyết KN về THADS trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Đề xuất những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KN về THADS trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của giải quyết KN về THADS trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tập trung nghiên cứu trong phạm vi giải quyết KN về THADS của các cơ quan THADS trên địa bàn tỉnh Nghệ An gồm: Cục THADS tỉnh Nghệ An và 21 Chi cục THADS các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc, không đề cập đến Phòng THA cấp quân khu. - Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2015. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và phép biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Các phương pháp cụ thể được sử dụng kết hợp, đó là: Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thông kế, tổng hợp và phương pháp quy nạp. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Hệ thống hóa được những lý luận cơ bản của đề tài thông qua việc trình bày rõ khái niệm KN về THADS, khái niệm giải quyết KN về THADS và nhất là lý luận về trình tự, thủ tục giải quyết KN về THADS. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đánh giá được thực trạng công tác giải quyết KN về THADS trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2011 - 2015 trên cơ sở phản ánh số lượng đơn KN về THADS và phân tích kết quả giải quyết. 3
  9. Đề xuất những giải pháp có thể vận dụng vào thực tế nhằm nâng cao chất lượng giải quyết KN về THADS trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng như trong công tác giải quyết KN về THADS tại các địa phương khác. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương với các nội dung cơ bản gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý của giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự. Chương 2: Thực trạng giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Chương 3: Quan điểm và các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự. 4
  10. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ 1.1. Khái niệm khiếu nại về thi hành án dân sự và giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự 1.1.1. Khái niệm khiếu nại về thi hành án dân sự KN là một trong những quyền cơ bản của công dân, được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Đó là hiện tượng phát sinh trong đời sống xã hội như là một phản ứng của con người trước một quyết định, một hành vi nào đó mà người KN cho rằng quyết định hay hành vi đó là không phù hợp với các quy tắc, chuẩn mực trong đời sống cộng đồng, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều 30 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định rõ: “1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. 3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.” [28, tr.7] Việc ghi nhận quyền KN của công dân trong Hiến pháp 2013 đã tạo cơ sở pháp lý cho công dân thực hiện quyền cơ bản của mình. Và thông qua việc thực hiện quyền này, công dân đã góp phần tích cực vào hoạt động quản lý nhà nước và xã hội, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Trong quá trình tổ chức THADS, hoạt động của cơ quan THADS trực tiếp tác động đến người được THA, người phải THA và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giáo dục, thuyết phục họ tự nguyện thực hiện các nghĩa vụ theo nội dung bản án, quyết định hoặc cưỡng chế buộc họ thực hiện các nghĩa vụ đó. Nghĩa là hoạt động 5
  11. THADS trực tiếp tác động đến các quyền và lợi ích không những của người phải THA mà cả người được THA và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Xét về mặt tâm lý, mặc dù nghĩa vụ phải thi hành các khoản về tiền, tài sản đã được xác định rõ trong bản án, quyết định của Tòa án nhưng người phải THA luôn có tâm lý không muốn thi hành, thi hành không đầy đủ hoặc dây dưa kéo dài việc thi hành. Còn người được THA thì luôn mong muốn được nhận tiền, tài sản càng sớm càng tốt, bất cứ một hành vi hay quyết định nào của cơ quan THADS, CHV làm chậm quá trình được nhận tiền, tài sản hoặc khiến họ chỉ được nhận tiền, tài sản ít hơn so với họ mong đợi đều dẫn đến tâm lý cho rằng cơ quan THADS và CHV làm trái pháp luật hoặc bênh vực phía người phải THA. Bên cạnh đó, hoạt động THADS là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước nên trong quá trình tổ chức THA có thể xảy ra hiện tượng cơ quan THADS và CHV lạm dụng quyền hành, áp đặt ý chí một cách trái pháp luật lên các chủ thể, hoặc do nhận thức hạn chế mà áp dụng sai pháp luật, tổ chức thi hành sai bản án dẫn đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích của tổ chức, công dân bị xâm phạm Từ những phân tích như trên, khái niệm KN về THADS có thể hiểu như sau: KN về THADS là việc đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc THA đề nghị người có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan THADS, CHV khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. 1.1.2. Khái niệm giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự Đi liền với quyền KN của các bên đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là nghĩa vụ giải quyết KN của các cơ quan, tổ chức và cá nhân có thẩm quyền. Làm tốt công tác giải quyết KN trong THADS không những bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên đương sự, người có quyền và lợi ích liên quan, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động THADS, giảm vụ việc THA tồn đọng, bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành trên thực tế, mà qua đó còn tạo niềm tin của xã hội đối với hoạt động THADS, niềm tin vào những phán quyết của Tòa án, văn bản luật và công lý. 6
  12. Giải quyết KN trong THADS cũng mang đầy đủ bản chất, nội dung, mục đích, ý nghĩa của hoạt động giải quyết KN nói chung. Về bản chất, đó cũng là việc cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm làm rõ việc KN có đúng hay không. Cụ thể là xác định xem quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan THADS hoặc CHV có trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người KN hay không. Tính chất, mức độ, hậu quả của sự xâm phạm ấy ra sao. Từ đó, đưa ra kết luận về từng vấn đề liên quan, làm cơ sở cho việc ban hành quyết định giải quyết KN. Trong quá trình giải quyết KN, cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết KN một mặt sử dụng những tài liệu, bằng chứng tiếp nhận từ người KN, mặt khác có thể tổ chức xác minh, thu thập thêm thông tin, tài liệu để làm căn cứ cho việc kết luận và ra quyết định giải quyết KN một cách chính xác. Từ đó, kết luận nội dung KN là đúng, đúng một phần hoặc sai toàn bộ. Trên cơ sở ấy ra quyết định giải quyết KN theo hướng giữ nguyên, sửa đổi, hủy bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi, hủy bỏ một phần quyết định, hành vi bị KN hoặc buộc chấm dứt việc thực hiện quyết định, hành vi bị KN; đồng thời quyết định về nhiệm bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật gây ra. Hoạt động giải quyết KN nói trên được tiến hành theo các quy định của pháp luật, trước hết là pháp luật về giải quyết KN trong THADS, ngoài ra còn phải tuân theo các quy định của pháp luật trong từng chuyên ngành. Chẳng hạn khi giải quyết KN về quyết định kê biên quyền sử dụng đất hay quyết định về phong tỏa tài khoản tại ngân hàng thì ngoài việc tuân theo các quy định trong giải quyết KN về THADS, người giải quyết KN còn phải tuân theo các quy định của pháp luật về đất đai, ngân hàng Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm giải quyết KN về THADS: Giải quyết KN về THADS là việc cơ quan có thẩm quyền thụ lý, xác minh và ra quyết định giải quyết KN đối với KN của người KN khi họ cho rằng quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan THADS hoặc CHV là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích của mình. 1.2. Người có quyền khiếu nại về thi hành án dân sự Theo quy định của Luật KN năm 2011, người có quyền KN về THADS là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức có quyền lợi bị xâm hại bởi một quyết 7
  13. định hành chính, hành vi hành chính, một quyết định kỷ luật cán bộ, công chức hoặc người đại diện hợp pháp của những người này khi họ thực hiện quyền KN. Có nghĩa là, người có quyền KN phải là người bị tác động trực tiếp bởi chính quyết định hoặc hành vi đó. [31, tr.1-2] Theo quy định của Luật THADS năm 2008 thì những người có quyền KN về THADS bao gồm: Một là: Người được THA là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong bản án, quyết định được thi hành. Hai là: Người phải THA là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành. Ba là: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ THA của đương sự. [29, tr.9] 1.3. Đối tượng khiếu nại về thi hành án dân sự Theo Luật KN năm 2011 thì đối tượng KN về THADS là quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người KN. Theo Luật THADS năm 2008 thì đối tượng KN về THADS là các quyết định hoặc hành vi của Thủ trưởng cơ quan THADS, CHV. Thứ nhất: Quyết định thi hành án Các quyết định thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ trưởng cơ quan THADS, của CHV như: quyết định THA, quyết định cưỡng chế về THA, quyết định về việc chưa có điều kiện THA, quyết định hoãn, quyết định đình chỉ, quyết định tạm đình chỉ THA đều là đối tượng KN về THADS. Khi nhận được một trong các quyết định nói trên nếu cho rằng quyết định đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người có quyền KN được thực hiện quyền KN. Thứ hai: Hành vi về thi hành án 8
  14. Nếu cho rằng hành vi của Thủ trưởng cơ quan THADS hay CHV xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người có quyền KN được thực hiện quyền KN. Hành vi về THA bị KN nếu: Chậm ra quyết định THA; chậm tổ chức THA; không tổ chức THA dứt điểm mặc dù người phải THA có điều kiện thi hành; không xác minh điều kiện THA theo yêu cầu của người được THA; không hướng dẫn thực hiện các quyền của các đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà Luật đòi hỏi CHV phải hướng dẫn, bán đấu giá khi không có căn cứ xác lập thẩm quyền bán đấu giá của CHV; tiến hành các hoạt động nghiệp vụ nhưng không lập biên bản, lập biên bản nhưng không giao cho người được nhận theo quy định của pháp luật; không triệu tập người phải THA để thực hiện việc THA; không chứng kiến việc thoả thuận của các đương sự khi luật yêu cầu CHV phải chứng kiến; không áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án khi người phải THA có điều kiện thi hành; kê biên, xử lý tài sản sai đối tượng, không tương ứng với giá trị phải thi hành hay kê biên tài sản đã được thế chấp, Khoản 2 Điều 140 Luật THADS năm 2008 phân loại các quyết định, hành vi bị KN thành các nhóm khác nhau, tuỳ thuộc vào tính chất, giai đoạn THA như sau: Một là: Nhóm quyết định, hành vi về THA thuộc giai đoạn trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế. Hai là: Nhóm quyết định về áp dụng biện pháp phong toả tài khoản và biện pháp bảo đảm khác. Ba là: Nhóm quyết định, hành vi về áp dụng biện pháp cưỡng chế. Bốn là: Nhóm quyết định, hành vi sau khi áp dụng biện pháp cưỡng chế. Việc phân chia như trên nhằm mục đích giúp người có thẩm quyền giải quyết KN một cách kịp thời và hợp lý. Bởi tuỳ thuộc vào nhóm quyết định, hành vi về THA bị KN, Luật THADS năm 2008 quy định thời hiệu KN của đương sự cũng như thời hạn giải quyết KN của người có thẩm quyền giải quyết KN về THADS. Đối với hoạt động của TPL thì đối tượng bị KN còn có thể là quyết định, hành vi của TPL; quyết định, hành vi của Trưởng Văn phòng TPL trong việc thực hiện các công việc của TPL hoặc quyết định giải quyết KN lần đầu của Trưởng Văn phòng TPL đối với các KN về quyết định, hành vi của TPL thuộc văn phòng mình. 9
  15. 1.4. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự Người có thẩm quyền giải quyết KN về THADS là thủ trưởng cơ quan THADS (Chi cục trưởng Chi cục THADS, Cục trưởng Cục THADS), Thủ trưởng cơ quan quản lý THADS (Tổng cục trưởng Tổng cục THADS), Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Về cơ bản, giải quyết KN về THADS được thực hiện theo quy trình giải quyết hai cấp. Mỗi cấp có quy định về thẩm quyền giải quyết KN riêng. Cụ thể như sau: Thứ nhất: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự trong giải quyết khiếu nại lần đầu về thi hành án dân sự Giải quyết KN lần đầu về THADS thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục THADS, Cục trưởng Cục THADS, Tổng cục trưởng Tổng cục THADS được quy định tại Điều 142 Luật THADS năm 2008. Một là: Thẩm quyền giải quyết KN về THADS của Chi cục trưởng Chi cục THADS Chi cục trưởng Chi cục THADS cấp huyện giải quyết KN đối với quyết định, hành vi trái pháp luật của CHV thuộc quyền quản lý của Chi cục THADS cấp huyện. Ngoài ra, Thông tư số 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn KN, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong THADS, có hiệu lực kể từ ngày 16/3/2016 có một điểm mới tại điểm a khoản 1 Điều 7 quy định về thẩm quyền giải quyết KN của Chi cục trưởng Chi cục THADS gồm cả giải quyết KN quyết định, hành vi của Phó Chi cục trưởng Chi cục THADS khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CHV. Theo quy định thì Chi cục trưởng Chi cục THADS đồng thời là CHV nên cũng trực tiếp tổ chức thi hành vụ việc theo quy định của pháp luật về nhiêm vụ, quyền hạn của CHV. Do đó, khi có KN về quyết định, hành vi của Chi cục trưởng Chi cục THADS thì cần lưu ý xác định về tên của quyết định bị KN và tư cách ký quyết định của người này là chức danh Thủ trưởng cơ quan THADS hay là với tư cách là CHV. Theo đó, khi Chi cục trưởng Chi cục THADS ký các quyết định, thực hiện các hành vi thuộc thẩm quyền của Thủ trưởng cơ quan THADS thì thẩm quyền giải quyết KN đối với các quyết định này thuộc về Cục trưởng Cục THADS, kể cả trường hợp Phó Chi cục trưởng Chi cục THADS ban hành văn bản với danh nghĩa ký thay thủ trưởng. Hai là: Thẩm quyền giải quyết KN về THADS của Cục trưởng Cục THADS 10
  16. Cục trưởng Cục THADS giải quyết đối với KN quyết định, hành vi trái pháp luật của CHV thuộc quyền quản lý của Cục THADS và KN quyết định, hành vi trái pháp luật của Chi cục trưởng Chi cục THADS. Thông tư số 02/2016/TT-BTP quy định quy trình giải quyết đơn KN, tố cáo, đề nghị, kiến nghị, phản ánh trong THADS, có hiệu lực kể từ ngày 16/3/2016 cũng có một điểm mới tại điểm a khoản 2 Điều 7 quy định về thẩm quyền giải quyết KN của Cục trưởng Cục THADS bao gồm cả việc giải quyết KN quyết định, hành vi của Phó Cục trưởng Cục THADS khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của CHV. Ba là: Thẩm quyền giải quyết KN về THADS của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Tổng cục trưởng Tổng cục THADS thuộc Bộ Tư pháp giải quyết đối với KN quyết định, hành vi trái pháp luật của Cục trưởng Cục THADS. Thứ hai: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự trong giải quyết khiếu nại lần hai về thi hành án dân sự Giải quyết KN lần hai này chỉ thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục THADS, Tổng cục trưởng Tổng cục THADS và Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Một là: Thẩm quyền giải quyết KN của Cục trưởng Cục THADS Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 142 Luật THADS năm 2008 thì Cục trưởng Cục THADS có thẩm quyền giải quyết KN đối với quyết định giải quyết KN của Chi cục trưởng Chi cục THADS. Như vậy, khi tiếp nhận đơn KN, người tiếp nhận đơn KN cần phải kiểm tra xem có phải vụ việc đã được Chi cục trưởng Chi cục THADS ra quyết định giải quyết KN hay không. Hai là: Thẩm quyền giải quyết KN của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 142 Luật THADS năm 2008: Tổng cục trưởng Tổng cục THADS giải quyết KN đối với quyết định giải quyết KN của Cục trưởng Cục THADS. Như vậy, khi tiếp nhận đơn KN, người tiếp nhận đơn KN cần kiểm tra xem có phải vụ việc đã được Cục trưởng Cục THADS ra quyết định giải quyết KN hay không. Trong thực tế, rất nhiều trường hợp sau khi có quyết định giải quyết KN của Chi cục trưởng Chi cục THADS, người KN đã gửi đơn KN lần hai lên Tổng cục 11
  17. THADS mà không gửi đơn KN đến Cục THADS. Trong trường hợp này, Tổng cục THADS không thể thụ lý đơn KN mà sẽ chuyển đơn KN và hướng dẫn đương sự KN đến đúng cơ quan có thẩm quyền là Cục THADS. Ba là: Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Theo quy định tại điểm a, b Khoản 4 Điều 142 Luật THADS năm 2008: Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết KN đối với các quyết định giải quyết KN lần đầu của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS hoặc quyết định giải quyết KN có hiệu lực thi hành của Cục trưởng Cục THADS và Tổng cục trưởng Tổng cục THADS trong trường hợp cần thiết. Do vậy, khi tiếp nhận đơn thư KN, người tiếp nhận phải kiểm tra xem đơn thư KN có thuộc thẩm quyền giải quyết KN của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hay không. Trường hợp quyết định giải quyết KN đã có hiệu lực thi hành mà đương sự vẫn tiếp tục KN: Nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết KN của Thủ trưởng hai cấp đối với hành vi, quyết định trái pháp luật của CHV, Thủ trưởng cơ quan cấp dưới là không khách quan, không đúng pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của người KN bị xâm phạm cần được khôi phục, khắc phục thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại những quyết định đã có hiệu lực. Theo Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS, việc xem xét lại chỉ được thực hiện khi có căn cứ cho rằng: Quyết định, hành vi bị KN là trái pháp luật nhưng quyết định giải quyết KN cho rằng quyết định, hành vi đó là đúng pháp luật; việc giải quyết KN đã vi phạm quy định của pháp luật về thủ tục giải quyết KN về THA; có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản kết quả giải quyết KN. [15, tr.24] Khi xác định thẩm quyền giải quyết KN lần hai, cần chú ý: Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS: Đối với đơn KN thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì Thủ trưởng cơ quan THADS hoặc cơ quan quản lý THADS cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết, đồng thời có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết KN đó. Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp vượt quá 12
  18. thẩm quyền của mình thì kiến nghị cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền xử lý. [15, tr.24] Về cơ bản thì giải quyết KN trong THADS được thực hiện theo quy trình giải quyết hai cấp. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp KN mà việc giải quyết chỉ thực hiện một lần là có hiệu lực thi hành ngay. Theo quy định tại khoản 2 Điều 146 Luật THADS năm 2008 thì đối với Quyết định về áp dụng biện pháp bảo đảm thì thời hạn giải quyết KN là 05 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn KN mà không quy định thời hạn giải quyết KN lần hai. Trong khi đó, tại các khoản khác Điều 146 Luật THADS năm 2008 quy định cả thời hạn giải quyết KN lần đầu và lần hai. Tiếp đó, tại Khoản 3 Điều 38 Nghị định 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS tiếp tục khẳng định: “Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối với quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án có hiệu lực thi hành” [15, tr.24]. Mặc dù vậy, trong quá trình giải quyết KN về THADS, nhiều cơ quan THADS đã không chú ý đến nội dung quy định tại khoản 2 Điều 146 Luật THADS năm 2008 và khoản 3 Điều 38 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP nên đã thụ lý giải quyết và ban hành Quyết định giải quyết KN lần hai đối với các trường hợp KN quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm THA. Do đó cần chú ý rằng, những KN đối với việc áp dụng biện pháp bảo đảm THA chỉ được giải quyết một cấp. Ngoài ra, đối với các KN khác liên quan đến hoạt động của TPL được quy định như sau: Trưởng Văn phòng TPL có thẩm quyền: giải quyết KN lần đầu đối với KN về hành vi, quyết định của TPL thuộc Văn phòng mình. Cục trưởng Cục THADS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng TPL có thẩm quyền giải quyết KN đầu đối với KN về hành vi, quyết định của Trưởng Văn phòng TPL và giải quyết KN lần hai đối với giải quyết KN lần đầu về KN về hành vi, quyết định của TPL. Tổng cục trưởng Tổng cục THADS có thẩm quyền giải quyết KN lần hai đối với giải quyết KN lần đầu về KN về hành vi, quyết định của Trưởng Văn phòng TPL. 13
  19. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết KN về THA liên quan đến hoạt động TPL đã có hiệu lực thi hành. 1.5. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại về thi hành án dân sự Thứ nhất: Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại về thi hành án dân sự Để đảm bảo cho người KN được thực hiện quyền KN một cách hiệu quả, đồng thời nhằm tránh việc người KN lợi dụng quyền KN làm mất uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước, làm mất thời gian, công sức của các cơ quan hữu quan, khoản 1 Điều 143 Luật THADS năm 2008 quy định người KN có quyền sau đây: Tự mình KN hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để KN; Nhờ luật sư giúp đỡ về pháp luật trong quá trình KN; Được nhận quyết định giải quyết KN; Được biết các bằng chứng để làm căn cứ giải quyết KN; đưa ra bằng chứng về việc KN và giải trình ý kiến của mình về bằng chứng đó; Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm và được bồi thường thiệt hại, nếu có; Được KN tiếp nếu không đồng ý với quyết định giải quyết KN lần đầu của người có thẩm quyền giải quyết KN; Rút KN trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết KN. [29, tr.128] Đồng thời với quyền, nhằm tránh việc người KN lợi dụng quyền KN làm mất uy tín của cán bộ, cơ quan nhà nước, làm mất thời gian, công sức của các cơ quan hữu quan, Luật THADS năm 2008 cũng quy định người KN có nghĩa vụ phải: KN đến đúng người có thẩm quyền giải quyết; trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết KN; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó; chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết KN có hiệu lực thi hành và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. [29, tr.127] Thứ hai: Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại về thi hành án dân sự Để tạo điều kiện cần thiết bảo vệ quyền và nghĩa vụ của người bị KN về THADS, khoản 1 Điều 144 Luật THADS năm 2008 quy định người bị KN có các quyền sau đây: 14
  20. Được biết các căn cứ KN của người KN; đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi bị KN; Được nhận quyết định giải quyết KN. [29, tr.128] Đồng thời, người bị KN có các nghĩa vụ sau đây: Phải giải trình về quyết định, hành vi bị KN, cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan khi người có thẩm quyền giải quyết KN yêu cầu; chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết KN đã có hiệu lực thi hành và quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; bồi thường, bồi hoàn, khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật. [29, tr.129] 1.6. Thủ tục giải quyết khiếu nại về thi hành án dân sự Để giải quyết KN trong THADS, người giải quyết KN phải thực hiện rất nhiều công việc, từ thụ lý đơn, nghiên cứu đơn, lập kế hoạch giải quyết cho đến xác minh, thu thập chứng cứ, làm rõ các nội dung KN, kiến nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định giải quyết KN, hoàn chỉnh hồ sơ, tài liệu Tuy nhiên, trước khi thụ lý giải quyết có thể tóm lược việc giải quyết KN được chia làm 3 bước chính là: chuẩn bị giải quyết KN; xác minh, thu thập chứng cứ và ra kết luận về nội dung KN, hoàn chỉnh hồ sơ. Bước 1: Chuẩn bị giải quyết khiếu nại Thứ nhất: Thụ lý đơn khiếu nại Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn KN do văn thư chuyển, công chức được giao giải quyết KN có nhiệm vụ thụ lý và thông báo về việc thụ lý đơn KN bằng văn bản cho người KN biết. Khi nhận được đơn KN, người có thẩm quyền giải quyết KN căn cứ vào các quy định tại Điều 11 Luật KN năm 2011, Điều 141 Luật THADS năm 2008 và Khoản 5 Điều 4 Quy chế giải quyết KN, tố cáo về THADS (Ban hành kèm theo Quyết định số 1318/QĐ-TCTHADS ngày 30/9/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục THADS) để xác định xem vụ việc có đủ điều kiện thụ lý hay không. Người có thẩm quyền giải quyết KN sẽ không thụ lý đơn KN để giải quyết đối với các KN sau: - Quyết định, hành vi bị KN không liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của người KN; 15