Luận văn Giải pháp tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải pháp tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_giai_phap_tai_chinh_ho_tro_thanh_nien_khoi_nghiep_t.pdf
Nội dung text: Luận văn Giải pháp tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHAN THẾ HUY GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tây Ninh, 2018
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP PHAN THẾ HUY GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ THANH NIÊN KHỞI NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GÒ DẦU, TỈNH TÂY NINH CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ SỐ : 60.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS DIỆP GIA LUẬT Tây Ninh, 2018
- i CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Tây Ninh, ngày 22 tháng 5 năm 2018 Người cam đoan Phan Thế Huy
- ii LỜI CẢM ƠN Sau gần 2 năm phấn đấu vượt qua nhiều khó khăn để học tập, với sự ủng hộ, động viên của gia đình, sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của cơ quan nơi tôi công tác, của nhà trường và sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô giáo cùng với sự nỗ lực của bản thân, tôi đã hoàn thành chương trình đào tạo cao học Kinh tế nông nghiệp về đề tài này. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình, đầy tinh thần trách nhiệm của người hướng dẫn khoa học, Thầy PGS.TS: Diệp Gia Luật, cũng như sự giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan, ban, phòng, ngành đặc biệt là UBND huyện Gò Dầu, Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Chi cục Thống kê, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số phòng ban khác của huyện Gò Dầu - tỉnh Tây Ninh, cùng bạn bè, đồng nghiệp, gia đình đã tận tình giúp đỡ động viên tôi hoàn thành đề tài. Nhân đây, bằng tất cả tấm lòng chân thành và kính trọng của mình tôi xin được trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo, nhà trường, quý cơ quan, quý anh chị, các đồng nghiệp và gia đình về sự hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện và động viên quý báu đó. Tuy có nhiều cố gắng, nỗ lực hết mình nhưng cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định khi thực hiện đề tài. Kính mong thầy, cô giáo, các nhà khoa học và các đồng nghiệp đóng góp ý kiến để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm, nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tây Ninh, ngày 23 tháng 5 năm 2018 TÁC GIẢ Phan Thế Huy
- iii BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BẢN NHẬN XÉT của người hướng dẫn luận văn thạc sĩ Họ và tên người hướng dẫn: PGS. TS Diệp Gia Luật Họ và tên học viên: Phan Thế Huy Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp . Khóa học: 2016 – 2018 . Nội dung nhận xét: 1. Tinh thần, thái độ làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật: học viên rất nghiêm túc trong quá trình nghiên cứu, có tinh thần cầu tiến, phối hợp tốt với giáo viên hướng dẫn. 2. Về năng lực và trình độ chuyên môn: học viên có phương pháp nghiên cứu tốt, chủ đề nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo và có ý nghĩa thực tiễn cao gắn với công việc thực tiễn của người học. 3. Về quá trình thực hiện đề tài và kết quả của luận văn: Học viên hoàn thành đúng thời hạn, luận văn đạt yêu cầu của luận văn thạc sỹ. 4. Đồng ý cho học viên bảo vệ luận văn trước Hội đồng: Có V Không TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 5 năm 2018 Người nhận xét (Người hướng dẫn ký và ghi rõ họ tên) PGS. TS Diệp Gia Luật
- iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii BẢN NHẬN XÉT iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii DANH MỤC CÁC BẢNG viii DANH MỤC CÁC HÌNH ix GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1 1. Tính cấp thiết đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Nội dung nghiên cứu 4 5. Kết cấu chương 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 6 1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề tài chính cho khởi nghiệp thanh niên 6 1.1.1. Các khái niệm về thanh niên khởi nghiệp 6 1.1.1.1. Khái niệm về thanh niên 6 1.1.1.2. Khái niệm về khởi nghiệp 6 1.1.1.3. Đặc điểm hoạt động khởi nghiệp của thanh niên 7 1.1.2. Các nguồn lực tài chính phục vụ nhu cầu thanh niên khởi nghiệp 8 1.1.2.1. Các nguồn quỹ dành cho thanh niên khởi nghiệp 8 1.1.2.2. Các tổ chức tín dụng 9 1.1.3. Các chính sách hỗ trợ tài chính 10 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận các nguồn lực tài chính 17 1.1.4.1. Nhóm nhân tố chủ quan 17 1.1.4.2. Nhóm nhân tố khách quan 17 1.2. Cơ sở thực tiễn hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp 19 1.2.1. Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới 19
- v 1.2.2. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam 22 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho thanh niên khởi nghiệp tại huyện Gò Dầu 25 1.2.4. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan trước đây 26 CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .29 2.1. Đặc điểm cơ bản của của huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh 29 2.1.1. Các đặc điểm tự nhiên 29 2.1.1.1. Về vị trí địa lý kinh tế 30 2.1.1.2. Về điều kiện khí hậu, thuỷ văn 30 2.1.1.3. Về đất đai 31 2.1.2. Các đặc điểm kinh tế- xã hội 34 2.1.2.1. Cơ cấu kinh tế 34 2.1.2.2. Kết cấu hạ tầng cơ sở 36 2.1.2.3. Dân số 37 2.1.2.4. Về sử dụng nguồn lao động 38 2.2. Đánh giá chung về đặc điểm kinh tế - xã hội 39 2.3. Phương pháp nghiên cứu 41 2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 41 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 42 2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 43 2.3.3.1. Xử lý số liệu 43 2.3.3.2. Phân tích số liệu 44 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49 3.1. Tình hình khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Gò Dầu 49 3.1.1. Tình hình đăng ký kinh doanh khởi nghiệp của thanh niên 49 3.1.2. Hoạt động của các THT, CLB Thanh niên làm kinh tế 50 3.1.3. Hoạt động đăng ký thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi 51 3.2. Các chương trình tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của huyện 52 3.2.1. Nguồn Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp 52
- vi 3.2.2. Nguồn vốn vay từ NH 53 3.3. Kết quả tiếp cận nguồn lực tài chính 56 3.3.1. Các chương trình vay vốn để khởi nghiệp từ NH 56 3.3.1.1. Chương trình cho vay từ NH CSXH huyện 56 3.3.1.2. Chương trình cho vay từ NH NN&PTNT huyện 58 3.3.1.3. Chương trình cho vay từ các NH TMCP có vốn Nhà nước 58 3.3.2. Chương trình từ quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp 59 3.6. Các giải pháp đề xuất 69 3.7.1. Đối với Chính phủ 72 3.7.2. Đối với UBND tỉnh Tây Ninh 73 3.7.3. Đối với Tỉnh đoàn Tây Ninh 74 3.7.4. Đối với Huyện Gò Dầu 76 KẾT LUẬN 77
- vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BIDV Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (Bank for Investment and Development of Vietnam) CSXH Chính sách xã hội FAO-UNESCO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (Food and Agriculture Organizatin of the United Nations) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GO Tổng giá trị sản xuất (Gross Output) HĐND Hội đồng Nhân dân HTX Hợp tác xã LHTN Liên hiệp Thanh niên NH Ngân hàng NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NRF Quỹ Nghiên cứu Quốc gia (National Research Foundation) OLS Tổng bình phương nhỏ nhất (Ordinary Least Squares) QL Quốc lộ SIHUB Không gian khởi nghiệp và sáng tạo TP Hồ Chí Minh (Saigon Innovation Hub) SVF Quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Startup Vietnam Foundation) THT Tổ hợp tác TMCP Thương mại cổ phần TNCS Thanh niên Cộng sản TNHH MTV Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TP Thành phố UBND Ủy ban Nhân dân VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry)
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên Bảng Trang 2.1 Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn 32 Mật độ dân số trên địa bàn huyện Gò Dầu năm 2010 và 2.2 38 2016 2.3 Các biến độc lập, diễn giải và kỳ vọng dấu 44 3.1 Tình hình đăng ký kinh doanh từ 2014 - 2017 49 Số lượng THT, CLB Thanh niên làm kinh tế, giai đoạn 3.2 50 2014 - 2017 Tình hình cho vay của NH CSXH huyện nguồn giải 3.3 57 quyết việc làm, giai đoạn 2014 - 2017 Tình hình cho vay của NH NN&PTNT huyện, giai 3.4 58 đoạn 2014 - 2017 Tình hình cho vay từ các NH TMCP có vốn Nhà nước, 3.5 59 giai đoạn 2014 - 2017 Tình hình cho mượn vốn từ Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi 3.6 60 nghiệp, giai đoạn 2014 - 2017 3.7 Kiểm định Omnibus về mức độ phù hợp của mô hình 61 3.8 Mức độ giải thích của mô hình 62 3.9 Mức độ dự báo của mô hình 62 Kết quả tính toán hệ số hồi quy của các biến trong mô 3.10 63 hình 3.11 Mô phỏng xác suất tiếp cận nguồn lực tài chính 64 3.12 Xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình 66
- ix DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Bản đồ Huyện Gò Dầu 29 2.2 Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Gò Dầu năm 2016 34 Biểu đồ Tình hình thanh niên đăng ký và được công nhận 3.1 53 thanh niên sản xuất kinh doanh giỏi
- 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1. Tính cấp thiết đề tài Việt Nam đang trong quá trình đổi mới, đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cả nước hướng đến mục tiêu xây dựng Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đó, đòi hỏi phải có sự đóng góp của mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp nhân dân. Trong đó, đặc biệt là vai trò đóng góp của lực lượng thanh niên. Năm 2016 được Chính phủ chọn là năm “Quốc gia khởi nghiệp” với nhiều hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp từ Chính phủ, các bộ ngành, chính quyền địa phương đến các doanh nghiệp trong nước đã khơi dậy phong trào khởi nghiệp trong toàn quốc. Đặc biệt, năm 2017, Trung ương Hội LHTN Việt Nam chọn chủ đề công tác năm là “Thanh niên sáng tạo khởi nghiệp”. Với nhiệm vụ trọng tâm là phối hợp triển khai có hiệu quả chương trình Thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2016-2021. Mục tiêu của chương trình là hướng tới 03 đối tượng chính để tập trung hỗ trợ gồm: sinh viên, thanh niên nông thôn và doanh nhân trẻ. Trong đó, với sinh viên các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng (tập trung hỗ trợ các sáng kiến, ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp); Thanh niên nông thôn có nhu cầu khởi nghiệp (tập trung hỗ trợ các dự án, đề án trong lĩnh vực đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp); Doanh nhân trẻ, chủ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trong độ tuổi thanh niên mới đăng ký kinh doanh (tập trung vào hỗ trợ về quản trị doanh nghiệp và đổi mới sáng tạo, tiên phong hội nhập). Tây Ninh là một địa phương trong khu vực Đông Nam bộ - nơi có sự phát triển năng động về kinh tế - xã hội. Vấn đề khởi nghiệp là một trong những nội dung quan trọng được thanh niên quan tâm, ưu tiên hàng đầu, với
- 2 mong muốn tự vươn lên phát triển kinh tế bản thân, đóng góp cho gia đình và xã hội, làm giàu cho quê hương, đất nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bên cạnh nỗ lực mong muốn khởi nghiệp của thanh niên thì việc được tiếp cận các nguồn lực tài chính được xem là vấn đề tối quan trọng quyết định đến việc khởi nghiệp, khả năng thành công của hoạt động khởi nghiệp. Chính vì vậy tôi quyết định lựa chọn nội dung đề tài “Giải pháp tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh” làm luận văn nghiên cứu, tìm hiểu các chính sách liên quan đến khởi nghiệp thanh niên; Việc tiếp cận của thanh niên đến các nguồn lực tài chính; Tính hiệu quả của các chính sách nguồn lực tài chính liên quan đến khởi nghiệp cho thanh niên và giải pháp thực hiện tốt hơn trong thời gian tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Trên cơ sơ phân tích việc tiếp cận các nguồn vốn vay, mượn từ các nguồn tài chính của Ngân hàng, Quỹ tín dụng, Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đối với hoạt động khởi nghiệp của thanh niên, đề xuất các giải pháp để giúp thanh niên tiếp cận tốt hơn các nguồn lực tài chính phục vụ cho nhu cầu khởi nghiệp của mình trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Mục tiêu cụ thể Từ mục tiêu tổng quát trên, mục tiêu cụ thể của đề tài gồm có: - Hệ thống hóa Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. - Đánh giá thực trạng việc tiếp cận các nguồn lực tài chính của thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.
- 3 - Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các giải pháp tài chính của thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. - Kiến nghị, đề xuất các giải pháp tăng khả năng tiếp cận các nguồn lực tài chính cho thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp trên địa bàn huyện Gò Dầu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nguồn lực tài chính hỗ trợ cho chương trình khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Phạm vi nghiên cứu của đề tài * Phạm vi về nội dung Đề tài nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính của thanh niên đã khởi nghiệp. * Phạm vi về không gian Đề tài tiến hành điều tra, thu thập, xử lý số liệu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính trên địa bàn xã Phước Đông, xã Thanh Phước và Thị trấn Gò Dầu thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. * Phạm vi thời gian Số liệu thứ cấp: Tra cứu trên các trang website, các tạp chí, sách, báo. Thu thập số liệu thông qua các tổ chức tín dụng, các báo cáo và niên giám thống kê huyện Gò Dầu từ năm 2014 – 2017. Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra, phỏng vấn những thanh niên đã khởi nghiệp trên địa bàn nghiên cứu để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức từ 01 – 02/2018.
- 4 Đối tượng thu thập thông tin: Các thanh niên đã tiến hành khởi nghiệp trên địa bàn: xã Phước Đông, xã Thanh Phước và Thị trấn Gò Dầu thuộc huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. 4. Nội dung nghiên cứu Một số khái niệm, lý luận về vấn đề tài chính cho khởi nghiệp thanh niên, kinh nghiệm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp thành công của một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước, rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng vào huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh. Những thông tin chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh và tác động của đặc điểm kinh tế-xã hội ảnh hưởng đến thanh niên khởi nghiệp. Nghiên cứu về thực trạng tình hình khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Gò Dầu, các chương trình tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của huyện Gò Dầu, kết quả tiếp cận các nguồn lực tài chính của thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn lực tài chính cho thanh niên khởi nghiệp. Từ đó, đề ra các giải pháp cụ thể để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực tài chính để phục vụ nhu cầu khởi nghiệp của thanh niên trên địa bàn huyện Gò Dầu. 5. Kết cấu chương Nội dung luận văn bao gồm: - Phần mở đầu: là giới thiệu tính cấp thiết của đề tài cần nghiên cứu, xác định được mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, xác định nội dung mà đề tài cần nghiên cứu.
- 5 - Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn: khái quát các lý luận và hệ thống tình hình thực tiễn có liên quan đến vấn đề nguồn lực tài chính hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. - Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu: tổng hợp đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài. - Chương 3. Kết quả nghiên cứu: thực trạng khả năng tiếp cận tài chính của thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp trên địa bàn huyện, các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận nguồn lực tài chính của thanh niên có nhu cầu khởi nghiệp. - Kết luận và kiến nghị: tổng hợp được từ kết quả nghiên cứu và kiến nghị cho đề xuất các nghiên cứu tiếp theo; - Tài liệu tham khảo; - Các phụ lục.
- 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHỞI NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH 1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề tài chính cho khởi nghiệp thanh niên 1.1.1. Các khái niệm về thanh niên khởi nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về thanh niên Thanh niên là một khái niệm xã hội học dùng để chỉ một nhóm nhân khẩu trong xã hội với một độ tuổi xác định (16 đến 30 tuổi) với những đặc điểm tâm sinh lý đặc thù và có vai trò quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. 1.1.1.2. Khái niệm về khởi nghiệp Khởi nghiệp lập nghiệp: Theo Trung ương Hội LHTN Việt Nam là gây dựng cơ nghiệp bằng cách lập một doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa, hoặc hộ kinh doanh cá thể. Theo Wikipedia, khởi nghiệp là thuật ngữ chỉ về những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung (Startup company). Nó là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất. Còn theo Investopedia, khởi nghiệp là công ty đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình hoạt động. Những công ty đang ở trong giai đoạn này thường được cấp vốn bởi chính những người sáng lập viên để phát triển sản phẩm và dịch vụ mà họ tin rằng có nguồn cung. Do nguồn thu hạn hẹp và chi phí cao, hầu hết các khởi nghiệp với quy mô nhỏ thường không ổn định trong dài hạn nếu không có nguồn vốn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư.
- 7 Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (start up): Theo Trung ương Hội LHTN Việt Nam, Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là doanh nghiệp mới thành lập, có quy mô vốn dưới 20 tỷ đồng, có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp lần đầu và có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. Như vậy, có thể hiểu rằng: Start up một cá nhân có ý định tự mình có một công việc kinh doanh riêng, muốn tự mình làm và quản lý tự kiếm thu nhập cho mình. Tự cung cấp và phát triển một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, mua bán lại một sản phẩm hay cửa hàng đang hoạt động hoặc hoạt động sinh lợi nào đó; Khởi nghiệp cũng có nghĩa là bản thân tạo ra giá trị có lợi cho người cho xã hội hoặc nhóm khởi nghiệp, cho các cổ đông của công ty, cho người lao động, cho cộng đồng và nhà nước. Khởi nghiệp bằng việc thành lập doanh nghiệp sẽ tạo tăng trưởng kinh tế và dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội. Khởi nghiệp là bản thân vừa là nhân viên, vừa là ông chủ hoặc cao hơn là tự thành lập doanh nghiệp riêng cho mình rồi tuyển nhân viên vào cùng làm. Vì vậy khởi nghiệp cũng chính là bắt đầu làm chủ và khởi nghiệp cũng chính là một công việc kinh doanh của cá nhân vì nó liên quan đến việc tạo ra sản phẩm và bán ra thị trường để bản thân có thu nhập. Chính vì vậy người ta thường gọi là khởi nghiệp kinh doanh. 1.1.1.3. Đặc điểm hoạt động khởi nghiệp của thanh niên Hoạt động khởi nghiệp của thanh niên là các mô hình, hoạt động sản xuất, kinh doanh do người trong độ tuổi thanh niên suy nghĩ và tổ chức thực hiện.
- 8 Do là hoạt động khởi sự lập nghiệp nên các hoạt động khởi nghiệp của thanh niên thường là mô hình sản xuất, kinh doanh nhỏ gọn, có vốn đầu tư thấp, sử dụng ít lao động. Hoạt động khởi nghiệp của thanh niên thường chú trọng vận dụng, khai thác khoa học công nghệ vào quản lý và tổ chức sản xuất, khả năng phát triển và có khả năng mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh. Do đa phần là những người còn trẻ, lần đầu thực hiện nên hoạt động khởi nghiệp, nên các mô hình khởi nghiệp của thanh niên thường bị đánh giá là thiếu kinh nghiệm trong quản lý và tổ chức sản xuất. 1.1.2. Các nguồn lực tài chính phục vụ nhu cầu thanh niên khởi nghiệp 1.1.2.1. Các nguồn quỹ dành cho thanh niên khởi nghiệp Hiện nay, có 4 nguồn quỹ đặc thù dành cho hoạt động khởi nghiệp của Thanh niên đó là: - Quỹ Đầu tư Khởi nghiệp: Là quỹ được hình thành với mục đích giúp cho các Doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển được dự án khởi nghiệp sáng tạo của mình, đóng góp chung vào sự phát triển cho Hệ Sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam. Nguồn vốn được hình thành từ các Nhà Đầu tư, các doanh nghiệp, cá nhân góp vốn. - Quỹ Đầu tư Thiên thần: Là quỹ được quản lý bởi một nhóm các Nhà Đầu tư Thiên thần - những nhà đầu tư cá nhân cung cấp vốn đầu tư cho các Doanh nghiệp khởi nghiệp dưới dạng khoản vay có thể chuyển đổi thành cổ phần hoặc mua cổ phần của doanh nghiêp. Quỹ Đầu tư Thiên thần thường đầu tư vào Giai đoạn ươm mầm (từ khi cá nhân, nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có ý tưởng đến khi họ bắt đầu hoạt động) để họ có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh và nghiên cứu thị trường và Giai đoạn Đầu (khi doanh nghiệp bắt đầu bán thử sản phẩm trên thị trường.
- 9 - Quỹ Đầu tư Mạo hiểm: Là những quỹ được ủy thác để quản lý tiền của nhà đầu tư giàu có mong muốn đầu tư vào những Doanh nghiệp Khởi nghiệp, Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng có tiềm năng phát triển nhanh. Quỹ Đầu tư Mạo hiểm thường đầu tư vào giai đoạn khi Doanh nghiệp khởi nghiệp đã chứng minh được nhu cầu thị trường và doanh thu đã bắt đầu tăng đều (Giai đoạn Sau). Cũng có những trường hợp Quỹ Đầu tư Mạo hiểm đầu tư vào Giai đoạn Đầu khi Doanh nghiệp khởi nghiệp đang phát triển công nghệ và bắt đầu đưa sản phẩm ra thị trường. - Quỹ hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp: là nguồn quỹ do Đoàn Thanh niên hay Hội LHTN Việt Nam quản lý và được điều hành bởi Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp. Nguồn quỹ này được thành lập từ nguồn vận động các tổ chức, cá nhân, các hoạt động kinh tế xã hội trích lại cho nguồn quỹ. Mục đích chính của Quỹ Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp khuyến khích tinh thần kinh doanh, cổ vũ khát vọng làm giàu chân chính cho những người trẻ. Đây là kinh phí dùng làm nguồn lực để hỗ trợ một phần vốn sản xuất kinh doanh cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp. 1.1.2.2. Các tổ chức tín dụng Tín dụng: Là một phạm trù kinh tế, phản ánh sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng (không làm thay đổi quyền sở hữu vốn) trong một thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định. Do đó tín dụng là một quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, một bên là người có vốn (các tổ chức tín dụng) và một bên là người có nhu cầu sử dụng vốn (thiếu vốn) trong một thời gian nhất định và được xác định một mức lãi suất bằng việc cam kết hay thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Đến hạn người sử dụng vốn sẽ hoàn trả cho người cung cấp vốn cả gốc và lãi (chi phí sử dụng vốn) theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
- 10 Tín dụng chính thức: Tín dụng chính thức là hình thức tín dụng hợp pháp, hoạt động theo luật, qui định của nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức chịu sự giám sát và chi phối bởi Ngân hàng Nhà nước. Tín dụng chính thức được hiểu là quan hệ giao dịch của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động theo qui định của nhà nước và một bên là các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu về vốn trong sản xuất, kinh doanh thông qua các định chế bắt buộc theo qui định của pháp luật. Đối với hoạt động tín dụng hỗ trợ cho thanh niên sản xuất, kinh doanh để khởi nghiệp, bao gồm: NH CSXH, NH NN&PTNT, các NH TMCP khác (BIDV, Vietcom bank, Viettin bank, ), ngân hàng thương mại khác, Quỹ đầu từ tư phát triển, Quỹ tín dụng nhân dân, 1.1.3. Các chính sách hỗ trợ tài chính cho hoạt động thanh niên khởi nghiệp Nhằm hỗ trợ cho thanh niên khởi nghiệp, Quốc hội, Chính phủ, Trung ương Đoàn Thanh niên đã ban hành nhiều văn bản, chính sách để hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp, lập nghiệp của thanh niên. Trong đó, có những văn bản mang tính lâu dài, bền vững tác động đến hoạt động khởi nghiệp, lập nghiệp trong thanh niên như: - Luật số: 04/2017/QH14, ngày 12 tháng 6 năm 2017, của Quốc Hội, Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Theo đó Luật này quy định Phạm vi điều chỉnh về về nguyên tắc, nội dung, nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đối tượng áp dụng: + Doanh nghiệp nhỏ và vừa: là doanh nghiệp có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và đáp ứng một trong hai tiêu chí sau đây: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng;
- 11 + Doanh nghiệp siêu nhỏ: là doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được xác định theo lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp và xây dựng; thương mại và dịch vụ. - Nguyên tắc hỗ trợ: Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải tôn trọng quy luật thị trường, phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; Bảo đảm công khai, minh bạch về nội dung, đối tượng, trình tự, thủ tục, nguồn lực, mức hỗ trợ và kết quả thực hiện; Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có trọng tâm, có thời hạn, phù hợp với mục tiêu hỗ trợ và khả năng cân đối nguồn lực; Việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực ngoài Nhà nước do các tổ chức, cá nhân tài trợ được thực hiện theo quy định của tổ chức, cá nhân đó nhưng không được trái quy định của pháp luật; Doanh nghiệp nhỏ và vừa được nhận hỗ trợ khi đã thực hiện đầy đủ quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. - Nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm: Nguồn vốn tín dụng có hỗ trợ, bảo lãnh của Nhà nước; Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; Nguồn vốn hỗ trợ từ miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất và các khoản khác phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Nguồn vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. - Quyết định số: 844/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 5 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”. Theo đó mục tiêu đề án là tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển loại hình doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới; Khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp lý hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thiết lập được Cổng thông tin
- 12 khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; hỗ trợ được 800 dự án, 200 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó 50 doanh nghiệp gọi được vốn thành công từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 1.000 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2025: Hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 100 doanh nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng. Đối tượng hỗ trợ của đề án gồm: + Cá nhân, nhóm cá nhân có dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới. + Doanh nghiệp khởi nghiệp có thời gian hoạt động không quá 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu; + Tổ chức cung cấp dịch vụ, cơ sở vật chất - kỹ thuật, đầu tư, truyền thông cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, hoạt động hiệu quả, đáp ứng các tiêu chí sau: Người đứng đầu có ít nhất 01 năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn đầu tư, tài chính và hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp; Tổ chức có ít nhất 01 năm hoạt động, cung cấp dịch vụ cho ít nhất 10 nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và đã đầu tư hoặc gọi vốn đầu tư được ít nhất 01 tỷ đồng cho các nhóm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam; Có quy trình hỗ trợ khởi nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và thỏa thuận hợp tác với tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài về đầu tư, đào tạo, huấn luyện, tư vấn cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại Việt Nam. - Quyết định số: 1665/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Theo đó, Mục tiêu của Đề án là Thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của học sinh, sinh viên và trang bị các kiến thức, kỹ năng về khởi
- 13 nghiệp cho học sinh, sinh viên trong thời gian học tập tại các nhà trường. Tạo môi trường thuận lợi để hỗ trợ học sinh, sinh viên hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp, góp phần tạo việc làm cho học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp. Đề án hướng đến các chỉ tiêu: + Đến năm 2020: 100% các học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp có kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp; Có ít nhất 90% học sinh, sinh viên của các học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên được tuyên truyền, giáo dục nâng cao; 100% các học viện, trường đại học, 50% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 02 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm. + Đến năm 2025: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; Tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp trong các học viện, trường đại học, trường cao đẳng và trường trung cấp; 100% các đại học, học viện, trường đại học, 70% các trường cao đẳng, trường trung cấp có ít nhất 05 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm. - Đối tượng được nhắm đến hỗ trợ của đề án là: Học sinh, sinh viên đang học tại các học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, học sinh đang học tại các trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc; Cán bộ, giảng viên, giáo viên, người làm công tác hỗ trợ sinh viên trong các học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp và giáo viên hướng nghiệp tại các
- 14 trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc. - Phạm vi thực hiện của đề án: các học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp, trường trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trong toàn quốc; Các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Các bộ, ngành, địa phương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan, tổ chức có liên quan. - Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng đã ban hành đề án “Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tham gia hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp giai đoạn 2017 – 2022”. Theo đó: + Quan điểm của Đề án là: Tạo lập môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ thanh niên trong quá trình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp cho thanh niên; từng bước đáp ứng nhu cầu hỗ trợ khởi nghiệp của thanh niên; Huy động các nguồn lực về tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất phù hợp với quy định của pháp luật, kết hợp nguồn lực từ các chương trình, dự án để hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. + Mục tiêu của Đề án là: phấn đấu đến năm 2022, hỗ trợ ít nhất 1.000 dự án khởi nghiệp sáng tạo từ bước lập dự án cho đến khi ra thành sản phẩm, có giao dịch cho thanh niên. Đến năm 2022, mỗi tỉnh, thành Đoàn hình thành ít nhất 01 mô hình thiết chế hoặc liên kết với 01 mô hình thiết chế liên quan về hỗ trợ khởi nghiệp tại địa phương, đơn vị. Đến năm 2022, hỗ trợ thành lập ít nhất 1500 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ. + Phạm vi thực hiện của Đề án: Đề án được thực hiện trên phạm vi cả nước và ở một số nước trên thế giới nơi có đông thanh niên, sinh Việt Nam