Luận văn Giải pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của trung tâm văn hóa – thể thao cấp xã

pdf 89 trang vuhoa 24/08/2022 7920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của trung tâm văn hóa – thể thao cấp xã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_giai_phap_phap_ly_nham_nang_cao_hieu_qua_kinh_te_cu.pdf

Nội dung text: Luận văn Giải pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của trung tâm văn hóa – thể thao cấp xã

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ MINH ÚT GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA – THỂ THAO CẤP XÃ LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ MINH ÚT GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA TRUNG TÂM VĂN HÓA – THỂ THAO CẤP XÃ Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60380107 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Trần Huỳnh Thanh Nghị TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Lê Minh Út mã số học viên: 7701251101A là học viên lớp LOP_K25_MBL_CaMau; Khóa K25 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài Giải pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp xã (sau đây gọi tắt là “Luận văn”). Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số nội dung Nghị quyết của Đảng và ý kiến, quan điểm khoa học của một số cán bộ lãnh đạo trong các cuộc hội nghị, hội thảo khoa học về Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp xã (Trung tâm VHTT cấp xã) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau; Cục Văn hóa cơ sở tổ chức (nhưng trong luận văn cũng không copy nguyên đoạn văn mà chỉ thể hiện tinh thần tham luận) và sử dụng các văn bản pháp luật. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có thể kiểm chứng. Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn khách quan và trung thực. Học viên thực hiện Lê Minh Út
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về Trung tâm VHTT cấp xã 8 1.1. Khái quát chung về Trung tâm VHTT cấp xã 8 1.1.1. Khái niệm Trung tâm VHTT cấp xã 8 1.1.2. Đ c điểm của Trung tâm VHTT cấp xã 8 1.2. Vai tr của Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp xã 9 1.3. Lịch sử hình thành và phát triển của thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã ở tỉnh Cà Mau 9 1.4. uan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa, thể thao 11 1.5. uy định pháp luật về Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã 13 1.5.1. Các văn bản pháp luật điều chỉnh 13 1.5.2. uy định về thành lập Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp xã 15 1.6. Những quy định về quản lý nhà nước đối với Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp xã 19 1.7. Một số quy định về phát triển Trung tâm Văn hóa – Thể thao cấp xã tại tỉnh Cà Mau 19 Tiểu kết luận Chương 1 22 Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật điều chỉnh các Trung tâm VHTT cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau 24 2.1. ơ lược về tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Cà Mau 24 2.2. Hoạt động của Trung tâm Văn hóa - Thể thao cấp xã 26 2.2.1. Những kết quả đạt được 26 2.2.2. Về cơ sở vật chất và kinh phí 28 2.2.3. Những hạn chế, yếu k m 28 2.3. Tình hình pháp luật điều chỉnh Trung tâm VHTT cấp xã 30 2.3.1. M t tích cực 30 2.3.2. Những vướng mắc, bất cập 32 2.3.2.1. Trong lĩnh vực ban hành văn bản pháp luật 32 2.3.2.2. Trong lĩnh vực đấu thầu, mua sắm và xây dựng 34 2.3.2.3. Trong lĩnh vực lao động 36 2.3.2.4. Trong lĩnh vực đất đai 37
  5. 2.3.3. Nguyên nhân của những vướng mắc, bất cập 38 Tiểu kết luận Chương 2 40 Chƣơng 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm VHTT cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau 42 3.1. uan điểm, chủ trương của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương liên quan và các văn bản của tỉnh Cà Mau về phát triển văn hóa, thể thao ở cơ sở 42 3.2. Những định hướng mô hình nhằm hoàn thiện Trung tâm VHTT cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau. 43 3.3. uy định thành lập Trung tâm VHTT cấp xã 44 3.4. Tổ chức, cán bộ 46 3.4.1. Hội đồng quản lý 46 3.4.2. Ban chủ nhiệm 47 3.5. Nguồn tài chính của đơn vị 48 3.6. Tự chủ tài chính 48 3.7. Một số giải pháp 49 3.7.1. Hoàn thiện pháp luật điều chỉnh 49 3.7.2. Hoàn thiện hoạt động quản lý nhà nước đối với Trung tâm VHTT cấp xã 51 3.7.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp 51 3.7.2.2. Chọn điểm chỉ đạo, rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng 51 3.7.2.3. Giải pháp về đầu tư 52 3.7.2.4. Phân cấp quản lý việc đầu tư xây dựng có sử dụng ngân sách Nhà nước 52 3.7.2.5. Thực hiện chính sách khuyến khích xã hội hóa 52 3.7.2.6. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện đề án 53 3.8. Kiến nghị 53 3.8.1. Đối với Trung ương 53 3.8.2. Đối với cấp th m quyền tỉnh Cà Mau 54 Tiểu kết luận Chương 3 55 KẾT LUẬN 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT PHỤ LỤC
  6. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. L do chọn đề tài nghiên cứu Trung tâm VHTT cấp xã là đơn vị sự nghiệp về văn hóa thông tin và thể thao, thuộc hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở (là một chỉnh thể bao gồm các yếu tố: Cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động và nguồn kinh phí) là nơi nhân dân được tiếp thu, phổ biến kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, tổ chức các hoạt động phổ cập giáo dục, học tập cộng đồng, nâng cao tri thức khoa học và chuyển giao công nghệ trong lao động, sản xuất; giúp cộng đồng thụ hưởng những giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng năng khiếu, phát triển khả năng sáng tạo về văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, giao lưu, giải trí, giao tiếp văn hóa đồng thời là nơi tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy vậy, hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở hiện nay đang g p nhiều khó khăn trong việc khai thác, phát huy hiệu quả, trong đó vướng mắc lớn nhất là kinh phí hoạt động, nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất, cơ chế để thực hiện xã hội hóa và tổ chức bộ máy, hầu hết các Trung tâm VHTT cấp xã chưa huy động được các nguồn lực trong xã hội, trong đó về cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị chuyên dùng, nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao chưa đồng bộ. Đội ngũ cán bộ quản lý, cộng tác viên, các hoạt động văn hóa, thể thao ở cơ sở vừa yếu về chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, điều hành, vừa thiếu lực lượng tổ chức. Một số nơi tuy đã xây dựng được nhà văn hóa, điểm tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, nhưng hiệu quả hoạt động còn hạn chế, chưa đi vào nề nếp, chưa thu hút đông đảo cộng đồng đến sinh hoạt. Trên thực tế Trung tâm VHTT cấp xã được thành lập có một số hạng mục như hội trường, các phòng chức năng, sân đa năng, sân khấu ngoài trời, khu thể thao trên phần đất thuộc quỹ đất dành cho phúc lợi văn hóa – xã hội ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, nhưng hầu hết Trung tâm VHTT cấp xã không có con dấu, không có tài khoản giao dịch, không được giao đất, không được giao tài sản, về bộ máy quản lý thực hiện theo Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL, ngày 22 tháng 12 năm 2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, theo đó chủ nhiệm là Công chức văn hóa – xã hội của Ủy ban nhân dân xã và các thành viên ban chủ nhiệm là cán bộ, công chức của xã, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội của xã kiêm nhiệm, về chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động và kinh phí do Ủy ban nhân dân xã phân bổ, đồng thời
  7. 2 thực hiện điều hành kinh phí và thanh quyết toán, từ những lý do đó cho thấy với mô hình hiện tại Trung tâm VHTT cấp xã không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, mà chỉ là nơi có các hạng mục được đầu tư, mọi hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào Ủy ban nhân dân cấp xã. Để Trung tâm VHTT cấp xã hoạt động có hiệu quả và được xác lập là đơn vị sự nghiệp công lập đúng quy định, có tư cách pháp nhân, tự chủ trong tổ chức và hoạt động, nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hóa, khai thác tốt cơ sở vật chất đã được đầu tư, huy động được nguồn lực trong xã hội là vấn đề mang tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ thực tế trên, Tác giả quyết định chọn đề tài “Giải pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của Trung tâm VHTT cấp xã” để làm Luận văn thạc sĩ luật học cho mình. 2. Vấn đề nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề như: các quy định của pháp luật về Trung tâm VHTT cấp xã, trong đó: về địa vị pháp lý; về mô hình tổ chức bộ máy, bố trí nhân sự, thành phần ban chủ nhiệm tham gia điều hành (cần tách các đối tượng quản lý ra khỏi các chức danh kiêm nhiệm của Ủy ban nhân dân xã), về hoạt động; sự độc lập về tài chính theo hướng Nhà nước giao đất, giao tài sản nhằm khai thác cơ sở vật chất, huy động nguồn nhân lực trong xã hội, phát huy tiềm năng của Trung tâm VHTT cấp xã, vấn đề quan trọng là để thực hiện chức năng xã hội hóa và khai thác thương mại, nâng cao hiệu quả kinh tế của đơn vị, tiến tới thực hiện theo theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, Nghị định số 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các văn bản của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương liên quan đến việc hình thành và phát triển của Trung tâm VHTT cấp xã; các văn bản của cơ quan th m quyền tỉnh Cà Mau thời gian qua, cũng như Đề án thành lập Trung tâm VHTT cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; các văn bản liên quan đến cơ chế, chính sách giúp cho việc áp dụng các văn bản của Trung ương, của tỉnh Cà Mau về xã hội hóa và khai thác thương mại, nâng cao hiệu quả kinh tế đối với Trung tâm VHTT cấp xã; nghiên cứu các kết quả hoạt động hiện nay từ đó có so sánh, đánh giá sự phù hợp và những bất cập của văn bản khi đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Nghiên cứu các điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương, từ đó xác định những nhu cầu về văn hóa, thể thao của nhân dân, cũng như khả năng
  8. 3 các nhà đầu tư tham gia vào khai thác Trung tâm VHTT cấp xã. 4. Mục tiêu nghiên cứu và câu h i nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định pháp luật của cơ quan nhà nước ở Trung ương và các quy định trong văn bản pháp luật của tỉnh Cà Mau liên quan đến việc hình thành và phát triển Trung tâm VHTT cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau thời gian qua. Mục tiêu này cần làm rõ vấn đề đ t ra là hiện nay nhu cầu của các tầng lớp nhân dân về các hoạt động, sự thụ hưởng, khả năng, nhu cầu sáng tạo văn hóa, văn nghệ, về thể dục thể thao ngày càng tăng ở cơ sở, nhất là cộng đồng cư dân nông thôn, từ đó Đảng và Nhà nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, trên cơ sở quan điểm về sự phát triển của lĩnh vực văn hóa, thể thao, Chính phủ, các bộ ngành từ Trung ương đến chính quyền từ tỉnh đến cấp huyện ban hành các chính sách gì để phát triển hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở. Các văn bản này có đầy đủ để điều chỉnh và hỗ trợ Trung tâm VHTT cấp xã hoạt động tốt hay chưa, sự phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế ở địa phương tỉnh Cà Mau như thế nào? Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động và thực trạng pháp luật điều chỉnh các Trung tâm VHTT cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau, trong đó những vướng mắc, sự cản trở quá trình hình thành, phát triển, cũng như các yếu tố nào đã ràng buộc làm cho đơn vị không phát huy được chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời không tổ chức thực hiện được công tác xã hội hóa, vấn đề thiếu kinh phí làm cho Trung tâm VHTT cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau ở một số nơi đóng cửa, không hoạt động được. Mục tiêu thứ hai sẽ giải quyết câu hỏi được đ t ra là với cơ chế hiện nay, việc quản lý và tổ chức hoạt động của Trung tâm VHTT cấp xã đã xuất hiện những khó khăn vướng mắc gì? đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng hoạt động của các thiết chế văn hóa trong thực tiễn có những điểm gì không phù hợp? tại sao hầu hết các Trung tâm VHTT cấp xã của tỉnh Cà Mau cũng như trên toàn quốc không phát huy được công năng vốn có, những khó khăn lớn cản trở sự phát triển của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở là gì? Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề về lý luận và thực tiễn, đề tài đưa ra mô hình tổ chức, quản lý, cơ chế về tài chính và định hướng một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật giúp nâng cao hiệu quả hoạt động, tần suất khai thác và
  9. 4 đạt mục tiêu là thu hút đông đảo cộng đồng cư dân nông thôn đến sinh hoạt tại Trung tâm VHTT cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Mục tiêu thứ ba là xây dựng mô hình Trung tâm VHTT cấp xã vừa đảm bảo phù hợp với quy định pháp luật hiện hành, phù hợp với hoạt động thực tiễn trên địa bàn tỉnh Cà Mau, nhưng cũng có những đề xuất kiến nghị để các cấp th m quyền bổ sung, điều chỉnh một số chính sách cho phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế đối với Trung tâm VHTT cấp xã. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu: - Những quy định của luật, văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo điều hành của Chính phủ, các bộ ngành Trung ương liên quan (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Tài chính; Bộ Nội vụ; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Xây dựng) và các văn bản của tỉnh Cà Mau quy định việc thành lập Trung tâm VHTT cấp xã; các cơ chế chính sách của địa phương phục vụ cho sự phát triển sự nghiệp văn hóa, thể thao trong thời gian qua và những bất cập hiện nay của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở của tỉnh. - Các Đề án thành lập Trung tâm VHTT cấp xã do Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt; trong đó vấn đề về đối tượng được bổ nhiệm vào các chức danh quản lý, điều hành, cụ thể là ban chủ nhiệm; về trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, năng lực tổ chức và tình hình liên danh, liên kết tổ chức các hoạt động khai thác cơ sở vật chất, khai thác thương mại, giúp nâng cao hiệu quả kinh tế đối với Trung tâm VHTT cấp xã. - Cơ chế về giao đất, giao tài sản, giao kinh phí, sự độc lập về bộ máy tổ chức và hoạt động, về sự phụ thuộc vào công tác quản lý tài chính của Ủy ban nhân dân cấp xã, khả năng về thực hiện xã hội hóa hiện nay các quy định về cơ chế quản lý, điều hành, quy chế hoạt động, nội quy và kế hoạch chi tiết của Trung tâm VHTT cấp xã; th m quyền điều hành tài chính và th m quyền thực hiện chức năng xã hội hóa. - Ngoài ra đề tài chỉ tập trung nghiên cứu các Trung tâm VHTT trên địa bàn các xã, tức là địa bàn ở nông thôn tỉnh Cà Mau, đồng thời nghiên cứu điều kiện kinh tế, văn hóa – xã hội, nhu cầu về hưởng thụ văn hóa, văn nghệ, hoạt động thể dục thể
  10. 5 thao và khả năng của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên địa bàn nông thôn tỉnh Cà Mau tham gia đầu tư, kinh doanh, khai thác cơ sở vật chất Trung tâm VHTT xã. 6. Các phƣơng pháp tiến hành nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, thống kê trên cơ sở lý luận và thực tiễn về sự hình thành và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Cà Mau. ử dụng các số liệu từ cơ sở, cấp huyện tổng hợp, báo cáo; số liệu khảo sát thực tế, thực trạng về tổ chức và hoạt động của Trung tâm VHTT cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay; số liệu qua các cuộc hội nghị, hội thảo, tổng kết giai đoạn của tỉnh và Trung ương; các báo cáo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân tỉnh và các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội liên quan của tỉnh Cà Mau; tham luận của các nhà khoa học, cụ thể như: tháng 11 năm 2015, Cục Văn hóa cơ sở thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị, hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở”, tổ chức tại tỉnh Ninh Bình; tháng 10 năm 2010, Cục Văn hóa cơ sở thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với ở Văn hóa và Thể thao thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị - hội thảo về Trung tâm VHTT các cấp khu vực phía Nam; tháng 3 năm 2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác và tổ chức các hoạt động của trung tâm VHTT cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2007-2015; các kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 104/KH- VHTTDL của Giám đốc ở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, về thí điểm “Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm VHTT cấp xã” giai đoạn 2016- 2017, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tại uyết định số 2066/ Đ-UBND ngày 30/12/2015. Trên cơ sở quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Chính phủ về xã hội hóa các hoạt động dịch vụ công, quy định về chế độ thu chi tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập văn bản của các bộ, ngành Trung ương về các chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn thực trạng và nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa nghệ thuật hiện nay, phân tích, đánh giá so sánh với thực tiễn hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh Cà Mau, từ đó tác giả đề xuất mô hình tổ chức và hoạt động, giúp cho việc khai thác thương mại Trung tâm VHTT cấp xã, nhằm đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế của Trung tâm.
  11. 6 7. Ý ngh a và khả n ng ứng dụng 7.1. Ý ngh a khoa học Đề tài nghiên cứu này thành công sẽ huy động nguồn lực từ xã hội, cả về vật chất, trình độ quản lý, cơ chế vận hành, khai thác thương mại Trung tâm VHTT cấp xã, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của đơn vị; sẽ làm giảm áp lực về nguồn chi từ ngân sách Nhà nước, tiến tới xóa bỏ bao cấp trong đơn vị sự nghiệp công lập theo tinh thần Nghị định số 16/2015/NĐ-CP, các khoản thu, mức thu bảo đảm chi hợp lý, có tích lũy theo quy định, từng bước tiến đến lộ trình tự chủ hoàn toàn của đơn vị sự nghiệp công lập. Xây dựng mô hình quản lý công tư kết hợp, nhằm đạt được các mục tiêu mà Chính phủ và chính quyền các cấp đã đề ra và hướng phát triển trong tương lai đó là: Huy động nguồn lực ngoài xã hội để hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở phủ khắp trên địa bàn tỉnh Cà Mau, tạo sân chơi cho cộng đồng cư dân nông thôn, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo nghệ thuật, nhu cầu về rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam, các hoạt động vui chơi giải trí khác, góp phần tích cực trong việc xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, ổn định xã hội, đ y lùi các tệ nạn, thúc đ y phát triển kinh tế ở nông thôn. 7.2. Khả n ng ứng dụng Thực chất cho đến nay chưa có một cơ chế tổ chức, nhân sự, tài chính và nghiệp vụ đồng bộ đảm bảo cho Trung tâm VHTT cấp xã trên địa bàn tỉnh Cà Mau hoạt động đúng nghĩa, đúng quy định, đúng bản chất là đơn vị sự nghiệp công lập, chưa duy trì và phát huy tính năng vốn có, chưa có quy chế hoạt động thống nhất, cơ chế xã hội hóa hiện nay hầu như không thực hiện được do đ c thù của đơn vị không tự chủ cả về bộ máy, hoạt động cũng như cơ sở vật chất, từ đó nhiều nơi đóng cửa không hoạt động được. Thời gian gần đây trong các báo cáo hoạt động hàng tháng, hàng quý của Tỉnh ủy, cũng như Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau đều đề cập đến Trung tâm VHTT cấp xã, tức là sự quan tâm sâu sắc đến thiết chế này; Ủy ban nhân dân tỉnh có rất nhiều văn bản chỉ đạo, nhưng chưa có giải pháp tháo gở những khó khăn, ngày càng có nhiều xã phải đóng cửa do thiếu vốn đầu tư để đồng bộ hóa, thiếu kinh phí hoạt động, cán bộ không có phụ cấp kiêm nhiệm tuy khó khăn là vậy nhưng khi kêu gọi xã hội hóa thì không thực hiện được, do hệ thống văn bản quy định chưa cụ thể, chưa rõ ràng, khó áp dụng.
  12. 7 Từ thực trạng đó khả năng ứng dụng đề tài vào thực tế trên địa bàn tỉnh Cà Mau là rất cao, nội dung đề tài đã giải quyết cơ bản về mô hình quản lý, điều hành, tổ chức bộ máy độc lập với Ủy ban nhân dân xã và phù hợp với cơ chế thị trường, phù hợp với xu thế, chủ trương của Đảng, cũng như chính sách, pháp luật của Nhà nước là xóa bỏ bao cấp trong đơn vị sự nghiệp công lập. M t khác, đến thời điểm hiện nay các xã xây dựng nông thôn mới đang chịu áp lực về kinh phí để đầu tư xây dựng, trong đó Trung tâm VHTT cấp xã là một trong những tiêu chí cần nhiều vốn đầu tư. Vì vậy khi đề án được ứng dụng vào thực tiễn sẽ huy động được nguồn lực khá lớn từ xã hội và sẽ nhận được sự đồng thuận cao của các cấp chính quyền ở địa phương và nhất là Ủy ban nhân dân cấp xã.
  13. 8 Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về Trung tâm VHTT cấp xã 1.1. Khái quát chung về Trung tâm VHTT cấp xã 1.1.1. Khái niệm Trung tâm VHTT cấp xã Trung tâm VHTT cấp xã là đơn vị sự nghiệp về văn hóa thông tin và thể thao, thuộc hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở, là nơi nhân dân được tiếp thu, phổ biến kiến thức về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội; nhằm nâng cao tri thức khoa học kỹ thuật, văn hóa nghệ thuật, thụ hưởng những giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; bồi dưỡng năng khiếu, khả năng sáng tạo về văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, giao lưu, giải trí, giao tiếp văn hóa. Trung tâm VHTT cấp xã được thành lập trên cơ sở hợp nhất các cơ sở như: nhà văn hóa, sân bóng đá, nhà tập thể thao, câu lạc bộ văn hóa, câu lạc bộ thể thao ở cơ sở. 1.1.2. Đặc điểm của Trung tâm VHTT cấp xã o với các loại hình tổ chức hoạt động văn hóa khác, Trung tâm VHTT cấp xã có các đ c điểm chính như sau: Một là, trung tâm VHTT cấp xã được giao thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã; hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cho các nhà văn hóa ấp, khóm, câu lạc bộ văn hóa, thể dục thể thao trực thuộc và ở các khu dân cư, thực hiện các chức năng đào tạo, quản lý đội ngũ cán bộ chuyên môn, cộng tác viên; tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cho trẻ em và người cao tuổi; phối hợp hay mời gọi những người có chuyên môn, nghiệp vụ để liên kết cung cấp các dịch vụ văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn xã. Hai là, thực hiện chức năng xây dựng, dàn dựng, tổ chức tuyển chọn, tập luyện các chương trình về văn nghệ, thi đấu thể thao để tham gia các hoạt động do cấp huyện tổ chức; tổ chức đại hội thể dục, thể thao ở cơ sở; phối hợp với các ngành, cơ quan đoàn thể ở xã, tổ chức các sự kiện phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã. Ba là, Trung tâm VHTT cấp xã được Nhà nước quy giao đất, đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị; phân bổ kinh phí hoạt động, đồng thời thực hiện việc quản lý tài sản, tài chính được giao theo chế độ hiện hành; chi trả phụ cấp cho cán bộ quản lý, cộng tác viên và hoạt động theo chức năng, nhiệm
  14. 9 vụ được giao; tổ chức thực hiện tốt các chủ trương xã hội hóa các lĩnh vực VHTT trong phạm vi xã theo quy định của pháp luật. 1.2. Vai tr của Trung tâm V n h a – Thể thao cấp xã Trung tâm VHTT cấp xã là đơn vị tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ như: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tổ chức học tập cộng đồng bằng nhiều hình thức như tuyên truyền cổ động trực quan, tuyên truyền bằng hình thức nghệ thuật, sân khấu hóa thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí; giáo dục truyền thống; khai thác và phát huy các điểm đi tích trên địa bàn; tham gia các hội thi, hội diễn, thi đấu thể dục thể thao do ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp trên tổ chức; phối hợp với các ngành, đoàn thể của xã tổ chức các sự kiện; tổ chức mở các lớp ho c liên kết tổ chức các lớp bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, tuyển chọn, đào tạo ho c đưa lực lượng này đến các trung tâm đào tạo của tỉnh ho c những trung tâm lớn, khu vực, nhằm đào tạo phát triển lực lượng năng khiếu thể thao; thực hiện chức năng bảo tồn và phát huy các môn thể thao truyền thống, những môn thể thao thế mạnh của địa phương. ử dụng các nguồn kinh phí được giao có hiệu quả, khai thác các hạng mục công trình đáp ứng nhu cầu về hoạt động và phát triển các loại hình văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, cung cấp các dịch vụ văn hóa, dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí trên địa bàn xã. Thực hiện các hoạt động liên danh, liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện để mở rộng các loại hình dịch vụ về văn hóa và thể thao, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người dân địa phương, tổ chức các hoạt động trên cơ sở lấy thu bù chi. 1.3. Lịch s h nh thành và phát triển của thiết chế v n h a, thể thao cấp xã ở tỉnh Cà Mau Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh Cà Mau được hình thành trên cơ sở chủ trương thực hiện cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, giai đoạn 1981 – 1986, do Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức và phát động. Cuộc vận động được xác định những nội dung chủ yếu như: hoạt động thông tin cổ động, văn nghệ quần chúng, đọc sách báo và xây dựng mạng lưới thư viện
  15. 10 đến cơ sở, xây dựng nếp sống văn hoá, giáo dục truyền thống, hoạt động nhà văn hoá, hoạt động thể thao. Đến tháng 5 năm 1995, Ủy ban Trung ương M t trận Tổ quốc Việt Nam, phát động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư”, đây là một hình thức sinh hoạt chính trị toàn diện trên nhiều m t: Đoàn kết giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, làm giàu hợp pháp và xoá đói, giảm nghèo; phát huy truyền thống tương thân, tương ái, hoạt động nhân đạo và đền ơn đáp nghĩa; phát huy dân chủ, giữ vững kỷ cương, mọi người sống, làm việc theo pháp luật và quy ước cộng đồng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và thuần phong mỹ tục truyền thống tốt đẹp; chăm lo sự nghiệp giáo dục, nâng cao dân trí và thực hiện tốt chương trình chăm lo sức khoẻ ban đầu cho mọi người; xây dựng cơ sở chính trị trong sạch, vững mạnh gắn bó với nhân dân. Để thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ này thì đ i hỏi phải có cơ sở vật chất như: nơi hội họp của chi bộ, ban nhân dân ấp và các tổ chức đoàn thể địa phương nhằm triển khai các chủ trương của Đảng, chương trình, kế hoạch của chính quyền cấp xã, các hoạt động của phong trào, cũng như phục vụ cho việc sơ kết, tổng kết, hội nghị, hội thảo rút kinh nghiệm giai đoạn này hầu hết chính quyền, đoàn thể ở các ấp, khóm không có trụ sở, chủ yếu mượn tạm nhà của dân để tổ chức hội, họp, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch. Từ đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau có chủ trương phát động, xây dựng trụ sở sinh hoạt văn hóa ấp, khóm trong tỉnh (thời điểm bắt đầu là năm 1998); trên cơ sở đó các địa phương trong tỉnh vận động nhân dân đóng góp (Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ kinh phí); trụ sở được xây dựng chủ yếu bằng cây, lá địa phương với diện rất khiêm tốn (từ 15 m2 đến 20 m2/trụ sở), chủ trương này được các địa phương trong tỉnh triển khai sâu rộng và nhận được sự đồng thuận của nhân dân trên địa bàn, nên kết quả đạt được khá tốt. Huyện Thới Bình là đơn vị đi đầu trong thực hiện phong trào phát động và đã tổ chức xây dựng nhiều nhất, trong năm 2000 xây dựng trên 50 trụ sở. Từ đây cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở có điều kiện hoạt động tốt hơn, phát triển mạnh hơn, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong nhân dân. Từ những thành công đó, với kết quả phục vụ nhân dân khá tốt và với sự phát triển khá mạnh của phong trào xây dựng trụ sở sinh hoạt văn hóa ấp, đến năm 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau chủ trương xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao xã, trên cơ sở Nghị quyết số 69/2003/N -HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Cà Mau khóa VI, kỳ họp lần thứ 10 (từ ngày 15 đến 17 ngày 7 năm 2003), từ đó Ủy ban nhân dân các huyện đã triển khai thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng Trung
  16. 11 tâm Văn hóa - Thể thao cấp huyện, cấp xã. Đến năm 2010 thực hiện Chương trình mục tiêu uốc gia về xây dựng nông thôn mới, với 19 tiêu chí, trong đó tiêu chí số 06 về “Cơ sở vật chất văn hóa” là một trong những chỉ tiêu quan trọng, xuất phát từ đó Ủy ban nhân dân tỉnh đã đ y mạnh việc hỗ trợ đầu tư, đồng thời chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện đầu tư xây dựng Trung tâm VHTT cấp xã để hoàn thành tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa trong 19 tiêu chí xã nông thôn mới, đồng thời cũng kêu gọi xã hội hóa tham gia đầu tư và khai thác nhằm hoàn thiện hệ thống thiết chế này. Đến thời điểm tháng 05/2017, tỉnh Cà Mau, đã hình thành hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến cơ sở, gồm có Trung tâm Văn hóa tỉnh; Trung tâm huấn luyện đào tạo và tổ chức thi đấu thể thao tỉnh; 7/9 huyện, thành phố có Trung tâm Văn hóa - Thể thao, đạt tỷ lệ 77,78%; 39/82 xã có Trung tâm Văn hóa - Thể thao, đạt tỷ lệ 47,5%; có 02/19 phường, thị trấn có Trung tâm Văn hóa - Thể thao; có 675/949 Nhà văn hóa – Khu thể thao ấp, đạt 71,13%. 1.4. Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng về phát triển v n h a, thể thao Ở nước ta hiện nay, nông dân là lực lượng đông đảo nhất trong xã hội, chiếm gần 70% dân số và đa phần sống ở nông thôn. Để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cũng như các hoạt động thể thao của người dân, góp phần rút ngắn khoảng cách hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X) đã đề ra Nghị quyết số 26-N /TW về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn” với mục tiêu “Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn, tạo sự hài hoà giữa các vùng, làm chuyển biến nhanh hơn ở các vùng c n nhiều khó khăn”. Về thể dục thể thao, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã ban hành Nghị quyết số 08-N /TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và thực hiện “Xây dựng chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Việt Nam, tăng tuổi thọ và cải thiện chất lượng giống n i. Phát triển mạnh thể dục, thể thao, xây dựng và phát triển thể thao phong trào nhằm hỗ trợ, bổ sung lực lượng cho thể thao thành tích cao, kết hợp thể thao dân tộc và hiện đại. Có chính sách và cơ chế phù hợp để bồi dưỡng và phát triển tài năng, đưa thể thao nước ta đạt vị trí cao ở khu vực, từng bước tiếp cận với châu lục và thế giới ở những bộ môn mà Việt Nam có ưu thế”.
  17. 12 Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định “Xây dựng và tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa ở tất cả các cấp, đồng thời có kế hoạch cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới một số công trình văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao hiện đại ”. Chính phủ đã ban hành Chương trình mục tiêu uốc gia về xây dựng nông thôn mới, nhằm phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợp quy hoạch không gian xây dựng làng, xã và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương, kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nước với phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn, tổ chức tốt đời sống văn hoá tinh thần xây dựng và hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở. Những quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về việc hình thành hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở là phù hợp, đáp ứng với nhu cầu xã hội hiện nay, việc đầu tư xây dựng Trung tâm VHTT cấp xã, mua sắm trang thiết bị là nhu cầu không thể thiếu, tuy nhiên các văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng như của các cơ quan th m quyền tỉnh Cà Mau quy định về bộ máy quản lý và hoạt động của thiết chế này c n nhiều bất cập, chưa mở rộng theo hướng quy tụ các tầng lớp nhân dân trong xã hội cùng tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, huy động các nguồn lực để khai thác, phát huy cơ sở vật chất và nguồn lực về tài chính; ở chừng mực tổ chức các hoạt động đơn giản, ho c tổ chức các sự kiện chính trị của xã thì Trung tâm VHTT cấp xã có thể đáp ứng khá tốt, hiện nay ở một số nơi trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất khá hoàn chỉnh, nhưng chủ yếu tổ chức được các sự kiện chính trị của xã, tổ chức sự kiện cho các tổ chức chính trị, xã hội có sử dụng ngân sách nhà nước, tuy vậy các hoạt động này tổ chức không thường xuyên mà phụ thuộc vào hoạt động của các ngành, đoàn thể cấp xã; mục tiêu lớn hơn của việc xây dựng Trung tâm VHTT cấp xã là để phục vụ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn, phục vụ cộng đồng, nên phải mở cửa thường xuyên, hàng ngày, đến cấp độ này thì Trung tâm VHTT cấp xã đã bộc lộ nhiều hạn chế và rất nhiều khó khăn trong quản lý cũng như tổ chức do nhân sự điều hành ban chủ nhiệm đề là những cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp xã kiêm nhiệm, kinh phí hạn chế, đồng thời cần nguồn vốn để bảo trì, mở rộng, nguồn vốn đầu tư cho các khu vực dịch vụ và các chi phí về quản lý, về tổ chức, chi phí về điện, nước sinh hoạt thì ngân sách xã không đáp ứng được.