Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

pdf 111 trang vuhoa 24/08/2022 6360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_cua_cac_hop_tac_xa_nong.pdf

Nội dung text: Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯU VĂN QUẢNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Thái nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LƯU VĂN QUẢNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 60 62 01 18 Khóa: 25 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Dương Văn Sơn Thái nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học hàm, học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa phương tôi luôn chấp hành đúng các quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài. Bắc Kạn, tháng 03 năm 2019 Học viên Lưu Văn Quảng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa kinh tế và phát triển nông thôn, cùng các thầy cô giáo trường Đại học Nông lâm Thái nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Dương Văn Sơn đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, cán bộ UBND huyện Chợ Mới, phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chợ Mới, chi cục thông kê huyện Chợ Mới và các hộ gia đình trên địa bàn điều tra đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ khi điều tra số liệu giúp tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Bắc Kạn, tháng 03 năm 2019 Học viên Lưu Văn Quảng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Những đóng góp mới, ý nghĩa thực tiễn của Luận văn 3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX NN 4 1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp 4 1.1.2. Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp 6 1.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp 7 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp 17 1.2. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên thế giới và của Việt Nam 22 1.2.1. Kinh nghiệm từ thế giới 22 1.2.2. Kinh nghiệm từ các HTX trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 25 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 25 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29 2.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 29
  6. iv 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 29 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu 33 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 33 22.2. Phương pháp thu thập thông tin 33 2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin 35 2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin 35 2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 36 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp 36 2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 37 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 40 3.1. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 40 3.1.1. Đặc điểm HTX nông nghiệp của huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 40 3.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. 41 3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX NN trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 62 3.2.1. Các yếu tố chủ quan 62 3.2.2. Các yếu tố khách quan 68 3.3. Kết quả phân tích SWOT 72 3.4. Đánh giá chung về HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 73 3.4.1. Kết quả đạt được 73 3.4.2. Những mặt hạn chế 73 3.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế 74 3.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các HTX nông nghiệp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn 76
  7. v 3.5.1. Kêu gọi sự đóng góp của thành viên HTX vào quỹ vốn của HTX 76 3.5.2. Nâng cao năng lực quản lý của Hội đồng quản trị hợp tác xã 77 3.5.3. Ứng dụng khoa học công nghệ cho sản xuất tại các HTXNN 77 3.5.4. Chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với hợp tác xã 78 3.5.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại các HTXNN 79 3.5.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của các HTXNN 80 3.5.7. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của các HTXNN 81 3.5.8. Nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí của các HTXNN 81 3.6. Một số kiến nghị 81 3.6.1. Kiến nghị với HTX 81 3.6.2. Kiến nghị đối với địa phương 82 3.6.3. Kiến nghị với nhà nước 82 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHẦN PHỤ LỤC 86
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BQ : Bình quân ĐVT : Đơn vị tính HTX : Hợp tác xã HTXNN : Hợp tác xã nông nghiệp NXB : Nhà xuất bản SXKD : Sản xuất kinh doanh UBND : Ủy ban nhân dân
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Số lượng HTX huyện Chợ Mới trong 3 năm 2015 -2017 42 Bảng 3.2: Số lượng HTXNN phân theo lĩnh vực hoạt động 43 Bảng 3.3. Tổng hợp trình độ của cán bộ làm công tác quản lý hợp tác xã nông nghiệp đến năm 2017 44 Bảng 3.4: Doanh thu của HTXNN phân theo lĩnh vực hoạt động 46 Bảng 3.5: Lợi nhuận của các HTXNN trên địa bàn huyện Chợ Mới 48 Bảng 3.6: Số lượng lao động thường xuyên tại các HTXNN trên địa bàn Huyện Chợ Mới 50 Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của các HTXNN trên địa bàn huyện Chợ Mới 51 Bảng 3.8: Tình hình tài sản hiện có của HTXNN trên địa bàn huyện Chợ Mới 52 Bảng 3.9: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của các HTXNN trên địa bàn huyện Chợ Mới 53 Bảng 3.10: Vốn hoạt động của các HTXNN phân theo lĩnh vực 55 Bảng 3.11: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn của HTXNN trên địa bàn huyện Chợ Mới 56 Biểu 3.12: Chi phí hoạt động của các HTXNN trên địa bàn huyện Chợ Mới qua 3 năm 2015 - 2017 59 Bảng 3.13: Số lượng và thu nhập của lao động trong các HTXNN trên địa bàn huyện Chợ Mới 60 Bảng 3.14: Đóng góp xã hội của các HTX nông nghiệp 61 Bảng 3.15: Tỷ lệ HTXNN mua các yếu tố đầu vào có hợp đồng 63 Bảng 3.16: Đầu tư cơ sở vật chất và khoa học công nghệ sản xuất 64 Bảng 3.17: Trình độ học vấn của Ban quản trị HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới 65 Bảng 3.18: Trình độ học vấn của thành viên HTX nông nghiệp 67
  10. viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Tên tác giả: Lưu Văn Quảng Tên luận văn: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn Ngành: Phát triển nông thôn Mã số: 8 62 01 18 Tên cơ sở đào tạo: Trường Đại học Nông lâm Mục đích nghiên cứu - Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, nhằm tìm ra những tiềm năng, ưu thế và những mặt khó khăn, hạn chế và những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. - Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề lý luận chung về Hợp tác xã nông nghiệp, và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. Phân tích chỉ ra các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển HTX nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp chọn điểm nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin - Phương pháp tổng hợp thông tin - Phương pháp phân tích thông tin Kết quả chính và kết luận Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn thời gian qua, luận văn đã xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp của huyện bao gồm: điều kiện tự nhiên, quy mô hoạt động, trình độ của Ban giám đốc và các thành viên tham gia HTX, khả năng liên kết của các HTX, công nghệ, chính sách hỗ trợ của trung ương và địa phương (chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ máy móc thiết bị, chính sách đào tạo), Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện. Đồng thời, luận văn cũng kiến nghị đến các cấp các ngành liên quan bằng những kiến nghị cụ thể nhằm giúp các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới phát triển trong thời gian tới.
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế hợp tác, Hợp tác xã (HTX) được coi là một thành phần kinh tế quan trọng không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân. Trong những năm qua, kinh tế hợp tác nói chung, HTX nông nghiệp nói riêng đã có bước phát triển cả về số lượng, chất lượng, quy mô và hình thức hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú. Theo Liên minh hợp tác xã Việt Nam, năm 2017 cả nước có 2.226 HTX thành lập mới tăng 46,5 % so với năm 2016. Các hợp tác xã nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào chuyển dịch kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, ổn định kinh tế xã hội. Hợp tác xã nông nghiệp cũng được xem như là những tổ chức quan trọng nhất trong việc hỗ trợ phát triển nông thôn và nông nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các hợp tác xã nông nghiệp hiện nay mới chỉ cung cấp được các dịch vụ đầu vào cơ bản cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, chỉ có 9% hợp tác xã cung cấp được dịch vụ đầu ra. Hơn 90% hợp tác xã không tham gia vào hoạt động liên kết tiêu thụ nông sản và kết nối nông dân với doanh nghiệp. Huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn là huyện miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nền kinh tế còn chậm phát triển, cơ cấu kinh tế bất hợp lý. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, sản xuất công nghiệp và dịch vụ còn kém phát triển. Theo thống kê, tính đến năm 2017 trên địa bàn huyện hiện nay có 26 hợp tác xã, trong đó có 20 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, 3 HTX trong lĩnh vực xây dựng, 3 HTX hoạt động trong lĩnh vực khác. Hiện nay ngoài một vài HTX mới thành lập đang dần ổn định, số còn lại vẫn đang được duy trì và hoạt động có hiệu quả, tạo việc làm và thu nhập cho xã viên. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của HTX nông nghiệp của Việt Nam nói chung và của tỉnh Bắc Kạn cũng như huyện Chợ Mới nói riêng luôn chịu sự chi phối nhất định của những yếu tố như: Sự
  12. 2 cạnh tranh thị trường, biến động giá cả, chất lượng vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp. Đặc biệt, các HTX nông nghiệp của huyện Chợ mới, tỉnh Bắc Kạn chưa có bước đột phá nổi bật, do khó khăn về vốn, cơ sở vật chất nghèo nàn, trình độ công nghệ lạc hậu, năng lực và trình độ cán bộ quản lý của các HTX còn nhiều hạn chế, hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu của các HTX nông nghiệp là phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong tỉnh. Sản phẩm làm ra của các HTX chưa có đăng ký nhãn hiệu, quyền bảo hộ, một số chưa đóng gói bao bì, chất lượng sản phẩm không đồng đều, số lượng nhỏ không ổn định, vì vậy sản phẩm làm ra khó tiếp cận được những thị trường lớn mà chủ yếu tiêu thụ tại địa phương, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và thu nhập của các thành viên trong HTX thấp. Trong bối cảnh hiện nay, đứng trước những khó khăn của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, việc nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp, từ đó đưa ra những giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cho các HTX nông nghiệp Bắc Kạn là hết sức cần thiết và thiết thực. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận văn thạc sĩ nhằm góp phần thúc đẩy phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng của các hợp tác xã nông nghiệp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, nhằm tìm ra những tiềm năng, ưu thế, những khó khăn, hạn chế và những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả của các HTX nông nghiệp huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.
  13. 3 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề lý luận chung về Hợp tác xã nông nghiệp, và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển HTX nông nghiệp. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các HTX, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài nghiên cứu tình hình, đặc điểm, thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. - Về thời gian: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn trong giai đoạn 2015-2017. 5. Những đóng góp mới, ý nghĩa thực tiễn của Luận văn - Hệ thống hóa và làm rõ thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp. - Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp và những nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất các giải pháp có tính khoa học, thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các HTX nông nghiệp trên địa bàn huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo phúc lợi xã hội và ổn định tình hình kinh tế xã hội, phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế của địa phương.
  14. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh của các HTX nông nghiệp 1.1.1. Một số vấn đề cơ bản về hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm hợp tác xã và hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã". Theo Điều 3 - Luật Hợp tác xã năm 2012 [9]. "Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 nông dân, hộ gia đình nông nghiệp tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã [9].” 1.1.1.2. Đặc điểm của hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) có những đặc điểm sau [9]: HTXNN là một tổ chức kinh tế tập thể hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp: Được thành lập để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp; Là một tổ chức kinh tế của nông dân, có đặc trưng gắn với hộ nông dân. HTXNN là tổ chức kinh tế tập thể mang tính xã hội cao: HTXNN trước hết là để đáp ứng các nhu cầu chung của nông dân về sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp; Nông dân gia nhập HTX là vì họ cần được HTX cung cấp dịch vụ, sản phẩm mà từng hộ không thể tự làm hoặc làm một mình không có hiệu quả. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nông nghiệp của HTX chỉ là công cụ nhằm thúc đẩy tăng thêm lợi ích, hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ nông dân; Mục tiêu của HTX là phục vụ nhu cầu chung của thành viên, không phải vì lợi nhuận. HTX là một tổ chức kinh tế
  15. 5 mang tính hợp tác có tính xã hội sâu sắc, hỗ trợ các hộ nông dân tăng cạnh tranh trong kinh tế thị trường; HTX là một tổ chức dân chủ, xã hội cao của nông dân, trong đó các thành viên được bình đẳng, phát huy vai trò của cộng đồng dân cư nông nghiệp trong quản lý xã hội, kinh doanh. Đối tượng tham gia HTX bao gồm tất cả những người nông dân, hộ nông dân và pháp nhân. Khi tham gia HTX, thành viên HTX bắt buộc phải góp vốn để xác định tư cách thành viên Việc thành lập HTX dựa trên cơ sở hoàn toàn tự nguyện. xuất phát từ nhu cầu, lợi ích chung, liên kết lại với nhau để phát huy sức mạnh tập thể, HTX có tư cách pháp nhân và chịu trách nhiệm hữu hạn. 1.1.1.3. Vai trò của hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp HTXNN giúp nông dân tăng tính cạnh tranh, giảm chi phí sản xuất - HTXNN góp phần đưa tiến bộ khoa học, công nghệ, thiết bị kỹ thuật hiện đại tới người nông dân trong các khâu sản xuất nông nghiệp và nông thôn - HTXNN phát triển sẽ tạo ra nhiều chỗ làm việc, góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho người dân - HTXNN góp phần quan trọng vào việc nâng cấp và phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn [8]. 1.1.1.4. Nguyên tắc hoạt động của các hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp - Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã. - Hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên. - Thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ. - Hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.
  16. 6 - Hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm. - Hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. - Hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế. 1.1.2. Phân loại hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp Có nhiều cách phân loại HTX nông nghiệp như phân theo quy mô: HTX thôn, HTX toàn xã, phân loại theo mô hình quản lý như HTX một bộ máy Ban quản trị kiêm Ban giám đốc HTX, HTX hai bộ máy, Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì HTX nông nghiệp là hợp tác xã hoạt động sản xuất, sơ chế sản phẩm nông nghiệp trong lĩnh vực nào thì được xếp vào hợp tác xã chuyên ngành đó, gồm: Hợp tác xã trồng trọt, hợp tác xã chăn nuôi, hợp tác xã thủy sản hay ngư nghiệp (bao gồm cả nuôi trồng và khai thác thủy sản), hợp tác xã lâm nghiệp, hợp tác xã diêm nghiệp. Hợp tác xã gồm nhiều hoạt động sản xuất, sơ chế sản phẩm trong các lĩnh vực khác nhau thì gọi là hợp tác xã sản xuất nông nghiệp tổng hợp. Hợp tác xã có các hoạt động dịch vụ (bao gồm cả dịch vụ thủy lợi) phục vụ cho sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gọi là hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
  17. 7 1.1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp 1.1.3.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh Hiện nay, hoạt động sản xuất tạo ra của cải vật chất và dịch vụ luôn gắn liền với cuộc sống của con người, công việc sản xuất thuận lợi khi các sản phẩm tạo ra được thị trường chấp nhận tức là đồng ý sử dụng sản phẩm đó. Để được như vậy, các chủ thể tiến hành sản xuất phải có khả năng kinh doanh nhằm mục tiêu sinh lời của chủ thể kinh doanh trên thị trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh có đặc điểm: + Do một chủ thể thực hiện và gọi là chủ thể sản xuất kinh doanh, chủ thể có thể là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. + Sản xuất kinh doanh phải gắn với thị trường, các chủ thể này có mối quan hệ mật thiết với nhau, đó là quan hệ với các bạn hàng, với chủ thể cung cấp đầu vào, với khách hàng, với đối thủ cạnh tranh, với Nhà nước. Các mối quan hệ này giúp cho các chủ thể sản xuất kinh doanh duy trì hoạt động kinh doanh đưa doanh nghiệp của mình ngày càng phát triển. + Hoạt động sản xuất kinh doanh phải có sự vận động của đồng vốn: Vốn là yếu tố quyết định cho công việc sản xuất kinh doanh, không có vốn thì không thể có hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chủ thể sử dụng vốn mua nguyên liệu, thiết bị sản xuất, thuê lao động + Mục đích chủ yếu của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. 1.1.3.2. Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh a. Khái niệm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định” [2]. Giáo trình Quản trị kinh doanh tổng hợp trong các doanh nghiệp. GS.TS. Ngô Đình Giao. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội- 1997, trang 408, nó
  18. 8 biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế đó. Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu hiệu quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao. Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu của thị trường. Thực chất khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD là biểu hiện mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, lao động và đồng vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp là mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để hiểu rõ bản chất của hiệu quả hoạt động SXKD chúng ta có thể dựa vào việc phân biệt hai khái niệm kết quả và hiệu quả + Kết quả của hoạt động SXKD là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau một quá trình SXKD nhất định, kết quả là mục tiêu cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Kết quả hoạt động SXKD có thể là những đại lượng cụ thể có thể định lượng cân đong đo đếm được cũng có thể là những đại lượng chỉ phản ánh được mặt chất lượng hoàn toàn có tính chất định tính như thương hiệu, uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Chất lượng bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp. + Trong khái niệm hiệu quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó (cả trong lý thuyết và thực tế thì hai đại lượng này có thể được xác định bằng đơn vị giá trị hay hiện vật) nhưng nếu sử dụng đơn vị hiện vật thì khó khăn hơn vì trạng thái hay đơn vị tính của đầu vào và đầu ra là khác nhau còn sử
  19. 9 dụng đơn vị giá trị sẽ luôn đưa được các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị. Trong thực tế người ta sử dụng hiệu quả hoạt động SXKD là mục tiêu cuối cùng của hoạt động sản xuất cũng có những trường hợp sử dụng nó như là một công cụ để đo lường khả năng đạt đến mục tiêu đã đặt ra. b. Bản chất của hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Bản chất của hiệu quả SXKD là phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực đầu vào, do đó hiệu quả SXKD đóng vai trò rất quan trọng trong việc đánh giá, so sánh, phân tích kinh tế nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Với vai trò là phương tiện đánh giá và phân tích kinh tế, hiệu quả SXKD không chỉ được sử dụng ở mức độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng đầu vào ở toàn bộ HTX mà còn đánh giá được trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm vi toàn bộ HTX cũng như đánh giá được từng bộ phận, tình lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. c. Phân loại hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh * Hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế - xã hội của nền kinh tế quốc dân. - Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ các hoạt động thương mại của từng doanh nghiệp kinh doanh. Biểu hiện chung của hiệu quả kinh doanh cá biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được. - Hiệu quả kinh tế - xã hội mà hoạt động kinh doanh đem lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của nó vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo lợi ích riêng hài hoà với lợi ích chung. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, với vai trò định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể hoạt động đạt hiệu quả cao nhất trong khả năng có thể của mình.
  20. 10 * Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp Hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng gắn liền với môi trường kinh doanh của nó nhằm giải quyết những vấn đề then chốt trong kinh doanh như: Kinh doanh cái gì? Kinh doanh cho ai? Kinh doanh như thế nào và chi phí bao nhiêu? Mỗi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh của mình trong những điều kiện riêng về tài nguyên, trình độ trang thiết bị kỹ thuật, trình độ tổ chức, quản lý lao động, quản lý kinh doanh mà Paul Samuelson gọi đó là "hộp đen" kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Bằng khả năng của mình họ cung ứng cho xã hội những sản phẩm với chi phí cá biệt nhất định và nhà kinh doanh nào cũng muốn tiêu thụ hàng hoá của mình với số lượng nhiều nhất. Tuy nhiên, thị trường hoạt động theo quy luật riêng của nó và mọi doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường là phải chấp nhận “luật chơi” đó. Một trong những quy luật thị trường tác động rõ nét nhất đến các chủ thể của nền kinh tế là quy luật giá trị. Thị trường chỉ chấp nhận mức hao phí trung bình xã hội cần thiết để sản xuất ra một đơn vị hàng hoá sản phẩm. Quy luật giá trị đã đặt tất cả các doanh nghiệp với mức chi phí cá biệt khác nhau trên một mặt bằng trao đổi chung, đó là giá cả thị trường. Suy đến cùng, chi phí bỏ ra là chi phí lao động xã hội, nhưng đối với mỗi doanh nghiệp mà ta đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh thì chi phí lao động xã hội đó lại được thể hiện dưới các dạng chi phí khác nhau: giá thành sản xuất, chi phí sản xuất Bản thân mỗi loại chi phí này lại được phân chia một cánh tỷ mỷ hơn. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh không thể không đánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí trên, đồng thời cần thiết phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí hay nói cánh khác là đánh giá hiệu quả của chi phí bộ phận. * Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối Việc xác định hiệu quả nhằm hai mục đích cơ bản:
  21. 11 Một là, thể hiện và đánh giá trình độ sử dụng các dạng chi phí khác nhau trong hoạt động kinh doanh. Hai là, để phân tích luận chứng kinh tế của các phương án khác nhau trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Từ hai mục đích trên mà người ta phân chia hiệu quả kinh doanh ra làm hai loại: Hiệu quả tuyệt đối là lượng hiệu quả được tính toán cho từng phương án kinh doanh cụ thể bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. Hiệu quả tương đối được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án với nhau, hay chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án. Việc xác định hiệu quả tuyệt đối là cơ sở để xác định hiệu quả tương đối (so sánh). Tuy vậy, có những chỉ tiêu hiệu quả tương đối được xác định không phụ thuộc vào việc xác định hiệu quả tuyệt đối. Chẳng hạn, việc so sánh mức chi phí của các phương án khác nhau để chọn ra phương án có chi phí thấp nhất thực chất chỉ là sự so sánh mức chi phí của các phương án chứ không phải là việc so sánh mức hiệu quả tuyệt đối của các phương án. * Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn mà người ta phân chia thành hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong một thời gian ngắn. Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem xét trong một thời gian dài. Doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt động kinh doanh sao cho nó mang lại cả lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho doanh nghiệp. Phải kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, không được chỉ vì lợi ích trước mắt mà làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp.
  22. 12 1.1.3.3. Ý nghĩa của hiệu quả sản xuất kinh doanh Đối với nền kinh tế quốc dân: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTXNN phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế thị trường. Thể hiện sự phân bổ, sử dụng các nguồn lực của quốc gia và địa phương. Hợp tác xã nông nghiệp có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn đặc biệt là đối với hoạt động sản xuất của người nông dân. HTX trong lĩnh vực nông nghiệp không chỉ là đầu mối thu gom sản phẩm nông nghiệp cho các thành viên hợp tác xã, mà HTX còn là nơi các thành viên có thể cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, cùng hỗ trợ nhau về vốn, về lao động, Những năm gần đây HTX nông nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả, góp phần quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao đời sống ở nông thôn. Đối với bản thân HTXNN: Hiệu quả sản xuất kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là mức độ sử dụng các nguồn lực bên trong doanh nghiệp: lao động, tài sản, vốn, nhằm nâng cao doanh thu, lợi nhuận cho các thành viên HTX. Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống của các thành viên. Đối với mỗi HTXNN hoạt động trong cơ chế thị trường thì nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của HTX. Ngoài ra, còn giúp cho HTX cạnh tranh trên thị trường, đầu tư, mở rộng, cải tạo, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh [4]. Đối với người lao động và thành viên HTX: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTXNN là động lực thúc đẩy kích thích người lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm đến kết quả lao động của chính mình, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống lao động thúc đẩy tăng năng suất lao động và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.