Luận văn Giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

pdf 87 trang vuhoa 24/08/2022 10160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_giai_phap_giam_ngheo_ben_vung_cho_huyen_ngan_son_ti.pdf

Nội dung text: Luận văn Giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG VĂN HOẠT GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG VĂN HOẠT GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN Ngành: Phát triển nông thôn Mã ngành: 8 62 01 18 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Điền Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Giảm nghèo bền vững cho Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá nhân tôi. Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, kết quả trong luận văn là trung thực và kết luận khoa học của luận văn chưa từng công bố bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đây. Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Tác giả Nông Văn Hoạt
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, các giảng viên Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức trong quá trình tác giả theo học tại Trường. Cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên Trường đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong thời gian học tập và nghiên cứu nhằm hoàn thành chương trình Cao học. Tác giả Luận văn xin bày tỏ tình cảm trân trọng, sự cảm ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Điền vì sự tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn Thường trực UBND huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Ngân Sơn, đồng nghiệp của cơ quan công tác đã tạo điều kiện để tác giả theo học chương trình đào tạo thạc sĩ và hoàn thành bản luận văn được thuận lợi. Cảm ơn gia đình, những người bạn đã cùng đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện bản luận văn này. Sau cùng, xin được cảm ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng bảo vệ và kính mong nhận được sự quan tâm, nhận xét của các Thầy, Cô để tác giả có điều kiện hoàn thiện tốt hơn những nội dung của luận văn nhằm đạt được tính hiệu quả, hữu ích khi áp dụng vào trong thực tiễn. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 3 năm 2019 Tác giả Nông Văn Hoạt
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC BẢNG vi DANH MỤC CÁC HÌNH vii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN viii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Những đóng góp mới của luận văn 3 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 1.1.1. Khái niệm nghèo 4 1.1.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói 8 1.2. Nghèo đa chiều 13 1.2.1. Khái niệm nghèo đa chiều 13 1.2.2. Chỉ số nghèo đa chiều 13 1.3. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo 16 1.4. Cơ sở thực tiễn 17 1.4.1. Các bài học về giảm nghèo trên thế giới và Việt Nam 17 1.4.2. Đặc điểm tình trạng nghèo đói của nước ta 21 1.4.3. Bài học kinh nghiệm giảm nghèo bền vững cho huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 22 1.4.4. Các nghiên cứu có liên quan 24
  6. iv Chương 2: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 26 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Ngân Sơn 26 2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27 2.2. Nội dung nghiên cứu 33 2.3. Phương pháp nghiên cứu 33 2.3.1. Phương pháp chọn điểm và thu thập tài liệu 33 2.3.2. Phương pháp phân tích 34 2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 35 2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh các nguồn lực và phát triển kinh tế 35 2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng nghèo đa chiều 35 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36 3.1. Thực trạng nghèo tại huyện Ngân Sơn và các giải pháp giảm nghèo đã thực hiện tại huyện Ngân Sơn 36 3.1.1. Thực trạng nghèo tại huyện Ngân Sơn - Bắc Cạn giai đoạn 2016 - 2018 36 3.1.2. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến nghèo trên địa bàn nghiên cứu 42 3.2. Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững tại địa bàn nghiên cứu 47 3.2.1. Nguyên nhân khách quan 47 3.2.2. Nguyên nhân chủ quan 48 3.2.3. Nguyên nhân cụ thể đối với các dịch vụ xã hội cơ bản bị thiếu hụt 51 3.3. Định hướng, mục tiêu và giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Ngân Sơn 53 3.3.1. Định hướng giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Ngân Sơn 53
  7. v 3.3.2. Mục tiêu giảm nghèo bền vững cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại huyện Ngân Sơn 57 3.3.3. Một số giải pháp giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 58 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 64 1. Kết luận 64 2. Kiến nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66 PHỤ LỤC 70
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) 10 Bảng 1.2. Bảng chỉ số nghèo đa chiều 14 Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 huyện Ngân Sơn 32 Bảng 3.1. Kết quả giảm nghèo huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn 36 Bảng 3.2. Diễn biến hộ nghèo, cận nghèo do thu thập và do thiếu hụt các dịch vụ cơ bản huyện Ngân Sơn 38 Bảng 3.3: Phân tích hộ nghèo theo mức thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản 39 Bảng 3.4. Hộ nghèo theo thành phần dân tộc huyện Ngân Sơn 40 Bảng 3.5. Thực trạng nghèo tại địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2016 - 2018 42 Bảng 3.6: Tình hình chung của nhóm hộ điều tra 43 Bảng 3.7. Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của các hộ điều tra 44 Bảng 3.8. Nguyên nhân đói nghèo của hộ điều tra năm 2018 45 Bảng 3.9. Bảng trình độ văn hóa của chủ hộ năm 2018 48 Bảng 3.10. Bảng Quy mô hộ gia đình 49
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nghèo huyện Ngân Sơn - Bắc Kạn năm 2016 - 2018 37 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nghèo theo thành phần dân tộc huyện Ngân Sơn năm 2018 41 Biểu đồ 3.3. Kết quả giảm nghèo của huyện Ngân Sơn và 3 xã nghiên cứu 43
  10. viii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Luận văn với tên đề tài nghiên cứu “Giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”. Mục đích nhắm đánh giá thực trạng nghèo của người dân trên địa bàn nghiên cứu, trong đó tập trung xác định những nguyên nhân, những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo của địa bàn, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính khả thi cho việc giảm nghèo bền vững cho huyện Ngân Sơn. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn điểm và thu thập tài liệu, chọn điểm và mẫu nghiên cứu; Phương pháp phân tích chọn các xã nghiên cứu đại diện đầy đủ các đặc điểm về điều kiện địa hình, kinh tế, xã hội, văn hoá trên địa bàn huyện. Huyện gồm các xã có thể chia thành 3 vùng khác nhau về điều kiện địa hình, trình độ phát triển của huyện. Đại diện 3 xã đó là (Lãng Ngâm, Nà Phặc, Trung Hòa) Chọn 120 hộ gia đình là các hộ nghèo và cận nghèo tại 3 xã trên theo phương thức chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để thực hiện điều tra. Phân nhóm hộ thành nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020, trong đó lựa chọn số hộ nghèo là 90 hộ, hộ cận nghèo là 30 hộ để tiến hành điều tra. Nội dung khảo sát là đánh giá các chỉ tiêu nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều trên địa bàn. Trên cơ sở các thông tin, số liệu thu thập được tiến hành hệ thống hóa và tổng hợp phân chia theo các nội dung, các chỉ tiêu được phân tích và trình bày dưới dạng các bảng, biểu đồ phù hợp, việc phân tích thông qua việc sử dụng các công cụ và kỹ thuật tính toán như: Phần mềm Microsoft Excel để xử lý số liệu theo những nội dung đã được xác định. Kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ ra các thực trạng nghèo tại huyện Ngân Sơn - Bắc Kạn giai đoạn 2016 - 2018 Theo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, đầu năm 2016, huyện Ngân Sơn có 3.651 hộ
  11. ix nghèo, chiếm tỷ lệ 50,96%. Nguyên nhân dẫn đến nghèo chủ yếu là do chưa đạt tiêu chí về thu nhập và thiết hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (3.276 hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập, 375 hộ nghèo thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản). Với con số này, huyện Ngân Sơn trở thành một trong những địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh Bắc Kạn. Trong 3 năm qua, với sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành và người dân trong huyện, công tác giảm nghèo trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống đáng kể, đời sống của người dân từng bước được nâng lên tuy nhiên vẫn chưa có tính bền vững. Nghiên cứu cũng chỉ ra những thuận lợi và khó khăn trong công tác giảm nghèo của huyện từ đó phát huy những kết quả đã đạt được trong công tác giảm nghèo đồng thời đề ra một số giải pháp khắc phục những khó khăn, thách thức trong công tác giảm nghèo giai đoàn 2016-2020. Kết quả: Tỷ lệ nghèo của huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn còn cao, tuy nhiên đã giảm đều qua 3 năm, cụ thể năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo là 46,16% đến năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 38,22%. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí thu nhập chiếm trên 36,53%, nghèo do thiếu hụt các dịch vụ cơ bản là 1,69%. Với thành phần dân tộc chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số cho nên tỷ lệ nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 95% số hộ nghèo toàn huyện. Năm 2018 trong 2828 hộ nghèo thì hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số có 2439 hộ, chiếm 32,96%.
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là vấn đề toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, dân tộc và từng địa phương. Do đó công cuộc xóa đói giảm nghèo là vấn đề cấp thiết cần được giải quyết hàng đầu của mỗi quốc gia. Từ năm 2016, Việt Nam áp dụng chuẩn nghèo mới theo đa chiều nhằm tiếp cận gần hơn với chuẩn nghèo thế giới. Chuẩn nghèo mới theo đa chiều gồm 5 chiều: y tế, giáo dục, điều kiện sống, tiếp cận thông tin và nhà ở. Kết quả đo lường nghèo chiều này sẽ cho thấy sự thiếu hụt các chiều của từng cộng đồng, khu vực để các nhà hoạch định chính sách có thể thiết lập thứ tự ưu tiên trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục, điều kiện sống, tiếp cận thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người. Các nhu cầu cơ bản này được coi là quan trọng ngang bằng nhau và con người có quyền được đáp ứng tất cả các nhu cầu này để có thể đảm bảo một cuộc sống bình thường và các chính sách đưa ra hỗ trợ nghèo sẽ chính xác hơn đối với từng đối tượng Huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Cạn là một trong những huyện nghèo theo quyết định 275/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt danh sách các hộ nghèo và thoát nghèo giai đoạn 2018 - 2020. Đến năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo của toàn huyện vẫn chiếm trên 52%. Đời sống người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, các điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, trình độ dân trí còn thấp, tài chính thiếu thốn. Kinh phí dành cho các Dự án của Chương trình giảm nghèo 100% nguồn ngân sách trung ương cấp, nguồn huy động khác và nguồn của địa phương về giảm nghèo chưa có. Hộ nghèo tham gia các mô hình giảm nghèo chưa thật sự tích cực, còn trông chờ, ỷ lại từ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đại đa số các hộ nghèo
  13. 2 trên địa bàn là hộ dân tộc thiểu số, trình độ dân trí không đồng đều và còn thấp nên triển khai, áp dụng các mô hình giảm nghèo gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Cuộc sống của người dân huyện Ngân Sơn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tại chỗ, chủ yếu sống bằng nghề nông, quỹ đất sản xuất quy hoạch để thực hiện hỗ trợ gặp nhiều khó khăn, dễ bị tác động bởi các yếu tố thời tiết, khí hậu gây nên tình trạng mất mùa, dịch bệnh, nghèo đói. Hiện nay toàn huyện có một bộ phận hộ nghèo DTTS thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội như người cô đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ Nhóm hộ nghèo này khó có thể thoát nghèo vì không có sức lao động và nhân lực lao động, hoàn toàn dự vào sự hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng. Tiến độ thực hiện Chương trình 135 còn chậm do thực hiện áp dụng các văn bản mới trong thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản việc chuẩn bị các thủ tục chuẩn bị đầu tư mất rất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện. Năng lực của chủ đầu tư còn hạn chế. Các chương trình, dự án đầu tư cho giảm nghèo hàng năm như chương trình 135, chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chương trình 30a được quan tâm đầu tư tuy nhiên nguồn vốn còn hạn chế và đầu tư dàn trải dẫn đến hiệu quả của đầu tư chưa cao, công tác giảm nghèo hàng năm có giảm về tỷ lệ hộ nghèo nhưng chưa được bền vững. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi thực hiện đề tài: “Giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”. 2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu * Mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng để nghiên cứu giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn.
  14. 3 * Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững. - Đánh giá thực trạng nghèo tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững cho huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. - Đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn thời gian tới. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đến giảm nghèo bền vững. - Khách thể nghiên cứu: là các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Ngân Sơn, các cán bộ quản lý các cấp. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng nghèo và các chính sách giảm nghèo bền vững. - Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. - Phạm vi thời gian Số liệu phục vụ nghiên cứu về nghèo được thu thập từ năm 2016 đến năm 2018. Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/2017 đến tháng 12/2018. 5. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn sẽ chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng tới giảm nghèo bền vững cho huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn. Đưa ra được giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững cho địa bàn nghiên cứu.
  15. 4 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Khái niệm giảm nghèo bền vững Giảm nghèo bền vững là một khái niệm mới ở Việt Nam vẫn chưa được kết luận dưới góc độ là một khoa học, từ khái niệm, nội dung và các yếu tố cấu thành. Để tìm hiểu về giảm nghèo bền vững, trước hết chúng ta tìm hiểu các yếu tố có liên quan đến nội dung này. Trước hết, thuật ngữ phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tươnglai xa. Thuật ngữ phát triển bền vững được Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế IUCN sử dụng lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới với nội dung “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học” Khái niệm này được sử dụng phổ biến hơn vào năm 1987 trong báo cáo của Uỷ ban môi trường và Phát triển thế giới WCED. Kinh tế bền vững: có ý nghĩa quyết định trong phát triển bề vững. Đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế cần tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển xã hội bền vững và môi trường bền vững. Xã hội bền vững: đòi hỏi sự phát triển, sự công bằng và xã hội phải trú trọng cho phát triển con người, tạo điều kiện cho tất cả mọi người có cơ hội phát triển tiềm năng và có điều kiện sống ngày càng tốt hơn. Trong tuyên bố chung của Hội nghị thưởng đỉnh Rio+20 (12/2012) đã khẳng định: “ Không thể phát triển bền vững chừng nào thế giới còn đói nghèo và cùng khổ. Như vậy muốn giảm nghèo bền vững, Nhà nước, cơ quan chức năng trong thực hiện các chương trình giảm nghèo cần quan tâm đến việc phải cấp
  16. 5 cho người nghèo một phương thức phát triển mới để họ có thể tiếp cận và duy trì. Bên cạnh đó cần quan tâm đến sự hỗ trợ, ngăn ngừa và loại trừ các yếu tố gây rủ ro, đặc biệt là sự hỗ trợ giảm nghèo cần được ưu tiên cho các vùng có khả năng, điều kiện thoát nghèo nhanh và có thể lan tỏa sang các vùng lân cận. Như vậy tuy chưa có một khái niệm chung, đầy đủ cho “ giảm nghèo bền vững” nhưng có thể hiểu là để giảm nghèo bền vững cần phải kết hợp và thỏa mãn cả hai yêu cầu đó là giảm nghèo và phát triển bền vững điều đó thể hiện trên các khía cạnh tạo cơ hội cho người nghèo thoát nghèo, ổn định và không ngừng tăng thu nhập để không bị tái nghèo khi có các tác động bất lợi của tự nhiên và xã hội. Việc giảm nghèo phải phải đảm bảo được sự phát triển bền vững trên các mặt kinh tế, xã hội. Như vậy có thể hiểu “giảm nghèo bền vững” là quá trình giảm nghèo đảm bảo được sự cải thiện đồng thời của sự bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của một nước, một địa phương, một cộng đồng dân cư hay của một hộ gia đình. 1.1.2. Khái niệm nghèo Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về nghèo nhưng phổ biến hơn cả là “nghèo tuyệt đối” và “nghèo tương đối”. “Theo nghĩa tuyệt đối, nghèo khổ là một trạng thái mà các các nhân thiếu những nguồn lực thiết yếu để có thể tồn tại”(Nguyễn Vũ Phúc, 2012). “Theo nghĩa tương đối, là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương xem xét” (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). Những định nghĩa về nghèo đói được thay đổi nhiều lần theo thời gian và không gian khác nhau. Bởi ranh giới của nghèo đói là không được hưởng hoặc được hưởng rất ít và không được thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Do vậy, để đánh giá đúng mức độ của nghèo đói, thế giới thường dùng khái niệm “nghèo khổ” và nhận định nghèo khổ theo 4 khía cạnh sau:
  17. 6 Về thời gian: Phần lớn người nghèo khổ là những người sống dưới mức “chuẩn” trong suốt một thời gian dài để phân biệt với số người nghèo khổ “tình thế” như những người thất nghiệp, hoặc do khủng hoảng kinh tế, thiên tai, chiến tranh, tệ nạn xã hội, rủi ro (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). Về không gian: Về mặt này thì nghèo đói diễn ra chủ yếu ở khu vực nông thôn, miền núi, nơi có nhiều người sinh sống (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). Về giới: Theo thống kê thì những người nghèo đói là phụ nữ đông hơn là nam giới, trong những hộ nghèo nhất thì đa phần là do người phụ nữ là chủ 6 hộ hay chủ gia đình, còn trong những hộ nghèo đó do người đàn ông làm chủ hộ thì người phụ nữ lại khổ hơn nam giới (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). Về môi trường: Đối với những nước ở vùng sinh thái khắc nghiệt thì tỷ lệ người nghèo khá đông, ở những nước này tình trạng nghèo đói và sự xuống cấp về môi trường sinh thái ngày một trầm trọng thêm (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). Tại hội nghị về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc - Thái Lan vào tháng 9 năm 1993 các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cho rằng: “Nghèo đói là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và phong tục ấy được xã hội thừa nhận” (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006). Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội Tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995 đã đưa ra một định nghĩa cụ thể hơn về nghèo đói như sau: “Nghèo đói là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 USD mỗi ngày cho một người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn tại” (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006).
  18. 7 Tuy vậy, cũng có quan niệm khác về nghèo đói mang tính kinh điển hơn, triết lý hơn của chuyên gia hàng đầu của tổ chức lao động quốc tế (ILO) ông Abaplaen, người được giải thưởng Nobel về kinh tế năm 1997 cho rằng: “Nghèo đói là sự thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng”. Xét cho cùng sự tồn tại của con người nói chung và người giàu, người nghèo nói riêng sự khác nhau để phân biệt giữa họ chính là cơ hội lựa chọn của mỗi người trong cuộc sống và thông thường người giàu có cơ hội lựa chọn nhiều hơn người nghèo. * Ở Việt Nam đói và nghèo thường được chia ra làm hai khái niệm riêng biệt: Nghèo: là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006). Đói: là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu và vật chất để duy trì cuộc sống. Sự nghèo khổ, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người không có cái ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006). Dựa trên những quan niệm về nghèo đói của các cá nhân và tổ chức trên thế giới, Việt Nam đã đưa ra các khái niệm cụ thể và được nghiên cứu ở 7 mức độ cá nhân và cộng đồng. Nghèo, đói là tình trạng của một bộ phận cư dân nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là những hộ thiếu ăn từ 1 đến 2 tháng, thường vay mượn của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả cho cộng đồng. Đói là thang thấp nhất của nghèo, đói thuần túy là đói ăn, đói nằm trọn trong phạm trù kinh tế vật chất và khác với đói thông tin, đói hưởng thụ văn hóa, thuộc phạm trù văn hóa tinh thần.
  19. 8 Đói cũng có hai dạng là đói kinh niên và đói cấp tính (đói gay gắt): - Đói kinh niên là một bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiều nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro tại thời điểm đang xét. - Đói cấp tính là bộ phận dân cư rơi vào tình trạng đói đột xuất do nhiều nguyên nhân như gặp tai nạn, thiên tai, rủi ro khác tại thời điểm đang xét. Qua đây có thể thấy được các quan niệm về nghèo đói nêu trên phản ánh 3 khía cạnh của người nghèo: - Không được hưởng những nhu cầu cơ bản nhất ở mức độ tối thiểu dành cho con người. - Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư. - Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng. 1.1.3. Chuẩn mực xác định nghèo đói 1.1.3.1. Chuẩn mực xác định nghèo đói trên thế giới Hiện nay, Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu nghèo của các quốc gia dựa vào thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người trong một năm với hai cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức là tính theo tỉ giá hối đoái và tính theo USD. Phương pháp PPP (purchasing power parity) là phương pháp tính theo sức mua tương đương và cũng tính bằng USD. Theo phương pháp Atlas, năm 1990 người ta chia mức bình quân của các nước trên toàn thế giới làm 6 loại: + Trên 25.000 USD/người/năm là nước cực giàu. + Từ 20.000 đến 25.000 USD/người/năm là nước giàu. + Từ 10.000 đến 20.000 USD/người/năm là nước khá giàu. + Từ 2.500 đến dưới 10.000 USD/ngươi/năm là nước trung bình. + Từ 500 đến dưới 2.500 USD/người/năm là nước nghèo. + Dưới 500 USD/người/năm là nước cực nghèo. Tuy nhiên theo phương pháp trên, việc chuyển đổi thường bị sai lệch không phản ánh được tính ngang của sức mua. Do đó từ đầu thập niên 90 của
  20. 9 thế kỉ XX, Liên hợp quốc đã đề ra phương pháp tính bình quân thu nhập mỗi nước theo sức mua tương đương (PPP) (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006). Cũng theo quan niệm trên Ngân hàng thế giới đưa ra kiến nghị thang nghèo đói như sau: + Đối với các nước nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo khi mà có thu nhập dưới 0.5 USD/ngày. + Đối với các nước đang phát triển là 1 USD/ngày. + Các nước thuộc châu Mỹ La Tinh và Caribe là 2 USD/ngày. + Các nước Đông Âu là 4 USD/ngày. + Các nước công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày. Vì vậy, các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn của riêng nước mình thông thường thấp hơn thang nghèo đói mà Ngân hàng thế giới đưa ra. Ví dụ như Mỹ đưa ra chuẩn nghèo là mức thu nhập dưới 16.000 Kcal đối với một hộ gia đình chuẩn (gia đình 4 người) trong một năm tương đương với 11,1 USD/ngày/người (Nguyễn Thị Bình và cs, 2006). Nhưng cần thấy rằng, ngoài thu nhập nghèo đói còn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như văn hóa, chính trị, xã hội, sức khỏe, trình độ Vì vậy, để đánh giá vấn đề nghèo đói, bên cạnh tiêu chí thu nhập quốc gia bình quân, UNDP còn đưa ra chỉ số phát triển con người HDI bao gồm hệ thống 3 chỉ tiêu: tuổi thọ, tình trạng biết chữ của người lớn và thu nhập bình quân đầu người trong năm. Đây là chỉ tiêu cho phép đánh giá đầy đủ và toàn diện về sự phát triển và trình độ văn minh của mỗi quốc gia, nhìn nhận nước giàu nghèo tương đối chính xác và khách quan. 1.1.3.2. Chuẩn mực xác định nghèo đói ở Việt Nam - Phương pháp xác định chuẩn nghèo đói theo tiêu chuẩn quốc gia. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực của chương trình XĐGN đã tiến hành rà soát chuẩn nghèo qua các thời kì. Lúc đầu, nghèo được xác định dựa trên các chỉ tiêu nhu cầu, sau đó chuyển sang chỉ tiêu thu nhập, kết quả là đã 5 lần công bố chuẩn nghèo đói cho từng giai đoạn khác nhau.
  21. 10 Bảng 1.1. Quy định về chuẩn nghèo đói (theo tiêu chuẩn quốc gia) Nghèo (KV nông thôn, ≤ 80.000 đồng 2001 - 2005 (mức miền núi, hải đảo) thu nhập tính Nghèo (KV nông thôn, ≤ 100.000 đồng bằng tiền) đồng bằng trung du) Nghèo (KV thành thị) ≤ 150.000 đồng 2006 - 2010 (mức Nghèo (KV nông thôn) ≤ 200.000 đồng thu nhập tính Nghèo (KV thành thị) ≤ 260.000 đồng bằng tiền) 2010 - 2015 (mức Nghèo (KV nông thôn) ≤ 400.000 đồng thu nhập tính Nghèo (KV thành thị) ≤ 500.000 đồng bằng tiền) Dưới 700.000 đồng hoặc từ 700.000 đồng đến 1 triệu đồng và Nghèo (KV nông thôn) thiếu từ 3 chỉ số đo lường mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội 2016 - 2020 (mức Dưới 900.000 đồng hoặc từ thu nhập tính 900.000 đồng đến 1,3 triệu đồng và bằng tiền) thiếu từ 3 chỉ số đo lường mức độ Nghèo (KV thành thị) tiếp cận các dịch vụ xã hội Trên 700.000 - 1.000.000 đồng Trên 900.000 - 1.300.000 đồng (Nguồn: Bộ LĐ-TB và XH, 2015 Đề án tổng thể Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều, áp dụng trong giai đoạn 2016 - 2020.) Đầu năm 1998, cả nước có 2,65 triệu hộ với khoảng 14 triệu dân nghèo đói, chiếm 17,7% dân số. Trong đó có 300.000 hộ thường xuyên nghèo đói; có 1.498 xã có tỷ lệ hộ nghèo từ 40% trở lên và 1.168 xã thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu (điện, đường, trường, trạm xá, chợ, nước sạch, v.v ), 2/3 số xã nghèo là các xã miền núi, khoảng 1,2 triệu người ở 978 xã cần được định
  22. 11 canh, định cư và 15 vạn đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn cần được hỗ trợ phát triển. Đến cuối năm 2000, tỷ lệ hộ nghèo ở thành thị còn 6% và nông thôn 11,2%. Đầu năm 2001 khi thay đổi chuẩn nghèo đói, nước ta còn khoảng 2,8 triệu hộ nghèo (chiếm 17,11%) đến cuối năm 2005 còn khoảng 1,6 triệu hộ nghèo, chiếm khoảng 9,5% (Nguyễn Vũ Phúc, 2012). 1.1.3.3. Các khía cạnh của nghèo đói * Về thu nhập: Đa số những người nghèo có cuộc sống khó khăn cực khổ và có mức thu nhập thấp. Điều này do tính chất công việc của họ đem lại. Người nghèo thường làm công việc đơn giản, lao động chân tay, công việc cực nhọc nhưng thu nhập thấp. Công việc thường bấp bênh, không ổn định, phụ thuộc vào thời vụ và có tính rủi ro liên quan đến thời tiết (mưa, nắng, hạn hán, lũ lụt, động đất ). Các nghề thuộc về nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là ví dụ cho vấn đề này. Do thu nhập thấp nên chi tiêu trong cuộc sống của những người nghèo hạn chế hầu hết các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày chỉ được đáp ứng ở mức thấp thậm chí là không đủ. Điều này kéo theo hàng loạt vấn đề khác như giảm sức khỏe, giảm sức lao động từ đó giảm thu nhập đã tạo nên vòng luẩn quẩn của đói nghèo (Chính phủ, 2011). * Y tế, giáo dục - Y tế: Những người nghèo thường mắc phải những căn bệnh như cảm cúm, đau khớp Vì phải lao động cực nhọc. Ngoài ra họ còn phải sống trong những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế còn hạn chế. Họ không được sử dụng nước sạch, không có công trình khép kín, dẫn đến tăng tỷ lệ số trẻ em bị suy dinh dưỡng và bà mẹ bị mang thai thiếu máu. Nguyên nhân là do bị đối xử bất bình đẳng trong xã hội người nghèo không được tiếp xúc với các dịch vụ an sinh xã hội so với người giàu. Bên cạnh đó trình độ nhận thức của người nghèo, họ thường không quan tâm tới sức khỏe của mình, chủ quan khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
  23. 12 Tình trạng giáo dục đối với người nghèo cũng là vấn đề đáng quan tâm. Hầu hết những người nghèo không đủ điều kiện học đến nơi đến chốn. Tỷ lệ thất học, mù chữ ở hộ nghèo, đói rất cao. Tình trạng này do các gia đình không thể trang trải được lệ phí, học phí cho con cái hoặc do tâm lý cổ hủ lạc hậu không cho con cái đi học vì sẽ mất đi 1 lao động. Hiện nay, một số hộ nghèo đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đến trường tuy nhiên vấn đề chi phí cho học tập rất là khó khăn đối với tình hình tài chính của gia đình. Tóm lại, y tế - giáo dục là một vấn đề được nhiều người quan tâm, họ cũng đã hiểu được tầm quan trọng của các yếu tố này đối với bản thân và tương lai của họ và gia đình. Nhưng do thu nhập họ quá thấp, không đủ trang trải học phí, viện phí, họ đành phải chấp nhận để con cái thôi học, người bệnh không được khám chữa kịp thời (Chính phủ, 2011). * Điều kiện sống: Người nghèo thường sống ở những vùng có điều kiện vệ sinh, y tế thấp, còn nhiều hạn chế, chẳng hạn, họ không được sử dụng nguồn nước sạch, không có công trình phù hợp vệ sinh, từ đó đưa ra các giải pháp giúp họ được tiếp cận với các với nguồn nước sạch và vệ sinh hợp lý (Chính phủ, 2011). * Tiếp cận thông tin: Sử dụng thước đo tiếp cận thông tin nhằm nâng cao khả năng tiếp cận thông tin truyền thông cho người nghèo rất quan trọng vì tình trạng tiếp cận thông tin của họ rất còn hạn chế và lạc hậu. Từ đó đưa ra các phương pháp khắc phục. * Nhà ở: Không được sống và sinh hoạt trong những ngôi nhà bền vững, họ luôn phải sống trong nỗi lo sợ thiếu thốn về vật chất và tinh thần do đó mà nó làm ảnh hưởng rất nhiều tới công việc sản xuất hàng ngày, rồi từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục (Chính phủ, 2011).
  24. 13 1.2. Nghèo đa chiều 1.2.1. Khái niệm nghèo đa chiều Khái niệm nghèo về tiền thường được áp dụng trong nghiên cứu về đói nghèo trên thế giới. Tuy nhiên, tình trạng nghèo không chỉ được đo lường bằng chi tiêu hay thu nhập, mà còn bằng các chỉ báo về mức sống chỉ ra phúc lợi kinh tế - xã hội mà hộ gia đình có được. Mặc dù vậy, việc chọn lựa các chỉ báo phù hợp để đo lường nghèo đa chiều vẫn còn chưa rõ ràng. Cách tiếp cận Sinh kế bền vững (SLA) của Bộ Phát triển Quốc tế - Vương Quốc Anh (DFID) có quan hệ chặt chẽ với khái niệm nghèo đa chiều khi sử dụng một bộ các chỉ báo kinh tế - xã hội để phản ánh khả năng tiếp cập đến năm nhóm tài sản sinh kế bao gồm tài sản con người, xã hội, tự nhiên, vật chất và tài chính của hộ gia đình hoặc cá nhân. Theo đó, người nghèo được tiếp cận theo hướng đa chiều, có nghĩa là không chỉ có mức thu nhập bình quân dưới chuẩn nghèo mà còn thiếu hụt ít nhất một trong những nhu cầu xã hội như giáo dục, y tế, an sinh xa hội, nhà ở, dịch vụ cơ bản tại nơi ở, lương thực thực phẩm . Như vậy, khái niệm khái niệm nghèo đa chiều được hiểu là tình trạng con người không được đáp ứng nhu cầu cơ bản trong cuộc sống. 1.2.2. Chỉ số nghèo đa chiều Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020: - Theo Quyết định số 59/2015 TTg về chuẩn nghèo ban hành ngày 19/10/2015 của Thủ tướng Chính Phủ.  Hộ nghèo Khu vực nông thôn: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống; Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.