Luận văn Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn Thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn Thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_giai_phap_giai_quyet_viec_lam_cho_lao_dong_nu_nong.pdf
Nội dung text: Luận văn Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn Thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––– PHẠM MINH ĐẠT GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––– PHẠM MINH ĐẠT GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 60.62.0115 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Ánh THÁI NGUYÊN - 2016 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa công bố tại bất kỳ nơi nào, mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Thái Nguyên, ngày 27 tháng 10 năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Minh Đạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hữu Ánh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo khoa Kinh tế, khoa Sau Đại học - Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn tới Ban lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Do bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 07 tháng 7 năm 2016 Tác giả luận văn Phạm Minh Đạt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC VIẾT TẮT vii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH viii MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu 3 5. Các công trình nghiên cứu có liên quan 3 6. Bố cục của luận văn 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN 6 1.1. Cơ sở lý luận 6 1.1.1. Việc làm và giải quyết việc làm 6 1.1.2. Giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn 18 1.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn 29 1.2. Cơ sở thực tiễn 32 1.2.1. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho người lao động nữ nông thôn tại một số nước trên thế giới 32 1.2.2. Kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn ở Việt Nam 36 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho thành phố Sông Công trong giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn 39 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- iv Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 2.1. Câu hỏi nghiên cứu 41 2.2. Phương pháp nghiên cứu 41 2.2.1. Nguồn số liệu 41 2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin 41 2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin 41 2.2.3. Phương pháp phân tích 42 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 43 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiện trạng của địa phương 43 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn 44 Chương 3: THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG 46 3.1. Khái quát chung về đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội, văn hóa- xã hội thành phố Sông Công 46 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 46 3.1.2. Đặc điểm kinh tế 46 3.1.3. Đặc điểm văn hóa - xã hội 49 3.2. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn thành phố Sông Công giai đoạn 2013 - 2015 54 3.2.1. Xây dựng, ban hành và triển khai các chính sách về tạo việc làm cho người lao động 54 3.2.2. Phát triển kinh tế xã hội gắn với thu hút tạo việc làm mới và chuyển dịch cơ cấu lao động 58 3.2.3.Thực hiện quản lý điều hành dự án vay vốn hỗ trợ việc làm 59 3.2.4. Công tác xuất khẩu lao động và chuyên gia 62 3.2.5.Công tác đào nghề cho lao động nữ nông thôn và phát triển nguồn nhân lực 65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- v 3.2.6.Các hoạt động xúc tiến việc làm 70 3.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn Thành phố Sông Công 71 3.3.1.Các yếu tố khách quan 71 3.3.2. Các yếu tố chủ quan 73 3.4. Đánh giá chung công tác giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn Thành phố Sông Công 77 3.4.1. Kết quả đạt được 77 3.4.2. Những tồn tại, hạn chế 78 3.4.3. Nguyên nhân 80 Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG TRONG THỜI GIAN TỚI 82 4.1. Quan điểm và phương hướng GQVL cho lao động nữ nông thôn của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên và thành phố Sông Công 82 4.1.1. Một số quan điểm chỉ đạo của tỉnh Thái Nguyên 82 4.1.2. Một số quan điểm chỉ đạo của Thành phố Sông Công 84 4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn thành phố Sông Công 85 4.2.1. Phát triển kinh tế để thu hút, tạo thêm việc làm mới 85 4.2.2. Đào tạo nghề 86 4.2.3. Hỗ trợ vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm (Vốn 120) 87 4.2.4. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động có thời hạn ở nước ngoài 87 4.2.5. Các hoạt động xúc tiến việc làm và thông tin thị trường lao động 89 4.2.6. Điều tra, khảo sát thực trạng lao động việc làm 90 4.2.7. Đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác lao động việc làm 91 4.2.8. Triển khai một số dự án, đề án thuộc chương GQVL 91 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- vi 4.2.9. Thực hiện chính sách bình đẳng giới trong lao động và việc làm, lồng ghép giới trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của địa phương 91 4.3. Điều kiện để thực hiện việc GQVL cho lao động nữ nông thôn trên địa bàn thành phố Sông Công 93 4.3.1. Những kiến nghị đề xuất với tỉnh Thái Nguyên 93 4.3.2. Những kiến nghị đề xuất với thành phố Sông Công 94 4.3.3. Đối với người lao động nữ 96 KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- vii DANH MỤC VIẾT TẮT BCĐ: Ban Chỉ đạo BHXH: Bảo hiểm xã hội BLLĐ: Bộ Luật Lao động CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CSXH Chính sách xã hội ĐVT: Đơn vị tính GQVL: Giải quyết việc làm HĐND: Hội đồng nhân dân LĐ: Lao động LĐTB&XH: Lao động thương binh và xã hội LĐNT: Lao động nông thôn LHPN: Liên hiệp phụ nữ NLĐ: Người lao động NSDLĐ: Người sử dụng lao động QĐ: Quyết định QLNN: Quản lý nhà nước UBND: Ủy ban nhân dân TK&VV Tiết kiệm và vay vốn TTGTVL: Trung tâm Giới thiệu việc làm XKLĐ: Xuất khẩu lao động Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- viii DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu của thành phố Sông Công 47 Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tế thành phố Sông Công giai đoạn 2013 - 2015 49 Bảng 3.3: Dân số nữ phân theo khu vực hành chính trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn 2013 - 2015 51 Bảng 3.4: Số lượng người đi xuất khẩu lao động khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố Sông Công giai đoạn 2013 - 2015 63 Hình 3.1. Cơ cấu ngành nghề đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn thành phố Sông Công năm 2015 64 Bảng 3.5: Tổng hợp đào tạo nghề cho lao động nữ tại thành phố Sông Công giai đoạn 2013 - 2015 67 Bảng 3.6: Số liệu về tình hình đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp 69 Bảng 3.7: Biểu về giải quyết việc làm mới 70 Hình 3.1: Cơ cấu ngành nghề đi làm việc ở nước ngoài trên địa bàn thành phố Sông Công năm 2015 64 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việc làm cho lao động nữ luôn là vấn đề được đặt ra cấp thiết ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đó cũng là một trong những nội dung về bình đẳng giới trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay, lực lượng lao động nữ chiếm gần 50% lực lượng lao động của cả nước. Việt Nam đã tăng cường tạo nhiều điều kiện để phụ nữ phát huy khả năng của mình, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ, tình trạng bất bình đẳng giới, sự bất bình đẳng trong lao động - việc làm, như cơ hội tìm kiếm và tự tạo việc làm của lao động nữ còn nhiều hạn chế; việc làm của phần lớn lao động nữ thiếu ổn định, thu nhập thấp; trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp còn thấp; vẫn còn sự phân biệt đối xử nam - nữ trong tuyển dụng lao động (nhất là khu vực ngoài nhà nước) Điều đó chứng minh rõ nét vấn đề việc làm của lao động nữ luôn là một vấn đề bức xúc và thiếu các yếu tố liên quan đến việc làm bền vững. Thành phố Sông Công nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội, trong vùng công nghiệp xung quanh thủ đô Hà Nội với bán kính 60 km, cách thành phố Thái Nguyên 20 km về phía Nam Với số dân là 85.544 người, số người trong độ tuổi lao động 40.338 người, chiếm 47,21% dân số. Tốc độ đô thị hoá ở thành phố đang phát triển một cách nhanh chóng, từ đó đã xuất hiện lao động nông nghiệp bị mất đất, việc thu hồi và chuyển đất nông nghiệp sang nhu cầu xây dựng đô thị và khu công nghiệp thực hiện khá khẩn trương. Tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn diễn ra khá căng thẳng. Khả năng đầu tư phát triển tạo việc làm tại chỗ mất cân đối so với tốc độ gia tăng lực lượng lao động hàng năm đặc biệt là đối với lao động nữ. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng và ngành diễn ra chậm, hoạt động hỗ trợ trực tiếp cho người lao động để tạo việc làm mới hoặc tự tạo việc làm còn hạn chế, nhất là hệ thống thông tin thị trường lao động. Tất cả những vấn đề trên đang gây sức ép tạo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- 2 việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố. Do đó, việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn thành phố Sông Công nhằm phát huy tiềm năng nguồn lực của lao động, với mục tiêu là người lao động nông thôn có việc làm và việc làm đầy đủ thì cần trang bị cho họ tay nghề, kiến thức nghề nghiệp Có như vậy họ sẽ tự tạo được cho mình việc làm hoặc có nhiều cơ hội làm việc hơn từ đó tạo ra sự ổn định về đời sống vật chất và tinh thần, đồng thời góp phần giữ vững ổn định an ninh, trật tự trên địa bàn thành phố. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu 2.1.Mục tiêu chung Đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên phù hợp hơn với những đặc điểm về giới. 2.2.Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá lý luận về giải quyết việc làm cho lao động nữ. - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013- 2015. - Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt đông̣ giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn trên địa bàn thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- 3 3.2.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: nghiên cứu về các vấn đề giải quyết việc làm (bao gồm: các chính sách về tạo việc làm, thu hút tạo việc làm, dự án vay vốn hỗ trợ việc làm, công tác xuất khẩu lao động, đào tạo nghề và phát triển nhân lực, hoạt động xúc tiến việc làm đối với lao động nữ ở nông thôn trong độ tuổi lao động). - Phạm vi về thời gian: 2013-2015 - Phạm vi về không gian: Tại thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên 4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu - Làm rõ hơn cơ sở lý luận và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn. - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn thành phố Sông Công tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2013-2015. 5. Các công trình nghiên cứu có liên quan Ở Việt Nam gần đây cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu vấn đề này. Có thể kể ra một số trong số các công trình đó như: + Về giáo trình: Giáo trình quản lý nguồn nhân lực xã hội của Học viện hành chính do Nhà xuất bản giáo dục xuất bản năm 2006; Quản lý và phát triển nguồn nhân lực xã hội của GS.TS Bùi Văn Nhơn, do Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2006 + Về các luận văn, luận án: Pháp luật lao động về việc làm và giải quyết việc làm ở Việt Nam thời kỳ hội nhập của Đinh Thị Nga Phượng tại khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà nội, năm 2011; Phát triển nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc của Trần Việt Dương, tại trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị, năm 2012; Giải pháp giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn tỉnh Thái Nguyên của tác giả Đồng Văn Tuấn, năm 2011 tại Đại học Thái Nguyên, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- 4 + Phạm Mạnh Hà, 2012. “Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị. Học viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trong quá trình CNH, HĐH; đánh giá thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong quá trình CNH, HĐH thời gian qua đồng thời đưa ra những phương hướng chủ yếu và giải pháp cơ bản giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tỉnh Ninh Bình trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đến năm 2020. + Hoàng Thị Nguyệt Nga, 2013. “Giải quyết việc làm cho lao động tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai”. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng. Luận văn phân tích hoạt động giải quyết việc làm trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, bao gồm các hoạt động như: Hướng nghiệp, đào tạo và giới thiệu việc làm cho người lao động; Phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động Trên cơ sở đánh giá những thành công, những hạn chế và nguyên nhân của tình hình, luận văn đưa ra 1 số giải pháp nhằm tiếp tục giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương. + Bài nghiên cứu đăng trên tạp chí: Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người nông dân trong diện thu hồi đất nông nghiệp ở Thá i Nguyên của Nguyễn Thị Linh Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên xuất bản năm 2011 số 12; Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng quát vấn đề GQVL cho lao động nữ nông thôn trên địa bàn thành phố Sông Công, sự ra đời của luận văn này là một hướng nghiên cứu của tác giả nhằm khắc phục điều đó. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- 5 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn Chương 2: Phương pháp nghiên cứu Chương 3: Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn thành phố Sông Công Chương 4: Quan điểm, Phương hướng và Giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nữ nông thôn thành phố Sông Công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NỮ NÔNG THÔN 1.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện dựa trên những quan điểm chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam nhằm xây dựng một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật; chủ trương, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, của Nhà nước về giải quyết việc làm và quản lý nhà nước về giải quyết việc làm. 1.1.1. Việc làm và giải quyết việc làm 1.1.1.1. Quan niệm về việc làm và những nội dung liên quan đến việc làm Con người vừa là động lực vừa là mục tiêu cho sự phát triển, tuy nhiên con người chỉ thực sự trở thành động lực cho sự phát triển và chỉ khi họ có điều kiện sử dụng sức lao động của mình, tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Quá trình kết hợp sức lao động và tư liệu sản xuất là quá trình NLĐ làm việc hay nói cách khác là khi họ có được việc làm. Theo Điều 13 Bộ luật lao động (BLLĐ) nước CHXHCN Việt Nam năm 1994 (đã sửa đổi bổ sung năm 2002), quy định: Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm, kế thừa quy định này, BLLĐ 2012 quy định: Việc làm là hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm. Theo từ điển tiếng việt online: Việc làm là hành động cụ thể hoặc việc làm là: Công việc được giao cho làm và được trả công. Theo tác giả, tại nội dung luận văn này tác giả đồng ý với khái niệm về việc làm được nêu tại BLLĐ 2012. Với cách hiểu đó có thể thấy việc làm là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- 7 một khái niệm rất rộng. Theo đó, tất cả những công việc đem lại thu nhập chính đáng (không bị pháp luật cấm) cho NLĐ đều được coi là việc làm. Như vậy, danh mục việc làm có thể bao hàm nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau tồn tại trong xã hội. Tuy nhiên ở Việt Nam do đặc thù là một nước nông nghiệp lạc hậu, lực lượng lao động làm việc trong khu vực này là khá lớn, do đó việc xác định được đâu là người có hoặc không có việc làm, cũng như có việc làm nhưng không đầy đủ là một điều kiện rất khó. Bên cạnh đó, thu nhập của NLĐ từ việc làm của họ trên thực tế còn thấp, nhiều trường hợp thu nhập không đủ để tái sản xuất sức lao động cho chính bản thân NLĐ. Vì vậy, để có thể hiểu chính xác hơn về vấn đề này chúng ta cần hiểu khái niệm việc làm dưới 2 dạng khác nhau là: việc làm đầy đủ và việc làm không đầy đủ. Người có việc làm đầy đủ là người làm việc đủ thời gian quy định của pháp luật, có mức thu nhập và mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định trở lên và không có nhu cầu làm thêm. Người có việc làm không đầy đủ: là người có việc làm nhưng thời gian làm việc thấp hơn quy định và có nhu cầu làm thêm để nâng cao thu nhập. Sự phân chia này chỉ mang tính tương đối bởi vì đặc điểm của nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu với 80% dân cư sống ở nông thôn chiếm khoảng 70% tổng số lao động xã hội. Do đặc thù của lao động nông nghiệp, nên khó tính được thời gian làm việc cụ thể và thường làm theo mùa vụ do đó nếu xét theo khái niệm thiếu việc làm thì đa số lao động làm nông nghiệp ở nước ta được xếp vào dạng này. * Tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm Trong nền sản xuất xã hội, mỗi cá nhân đều chiếm giữ những vị trí nhất định. Một vị trí mà NLĐ chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội với tư cách là một yếu tố kết hợp với các yếu tố khác trong quá trình sản xuất được gọi là chỗ làm hay việc làm. Tìm kiếm việc làm chính là quá trình mỗi cá nhân tìm kiếm vị trí của mình trong hệ thống đó. Như vậy, tìm kiếm việc làm thể hiện khía cạnh tích cực, chủ động của chủ thể khi tham gia vào thị trường lao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- 8 động. Tìm kiếm việc làm phụ thuộc vào hai nhóm các yếu tố: thứ nhất, nhóm các yếu tố về năng lực, sở trường, trình độ chuyên môn, tay nghề, cũng như ham muốn, sở thích, điều kiện, hoàn cảnh riêng cũng như các yêu cầu điều kiện lao động (tiền công, các chế độ lao động). Thứ hai, nhu cầu của thị trường lao động. Sản xuất xã hội là một hệ thống liên quan với nhau, bao gồm từ nhà máy, xí nghiệp, công ty, doanh nghiệp, trang trại, hộ kinh tế gia đình hay các cơ quan, tổ chức Nhu cầu về lao động của các đơn vị này rất khác nhau, cả về số lượng, chất lượng cũng như yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ. Ngay cả trong những thời điểm khác nhau thì yêu cầu về lao động cũng khác nhau. Tìm kiếm việc làm chỉ đạt kết quả khi hai nhóm yếu tố này gặp nhau và đi đến giao kết hợp đồng lao động, nghĩa là bên cung ứng lao động có đầy đủ các yếu tố mà bên sử dụng lao động cần, bên sử dụng lao động có nhu cầu và đáp ứng điều kiện của bên cung ứng lao động, hai bên đi đến giao kết hợp đồng. Tính tích cực, chủ động của tìm kiếm việc làm còn thể hiện ở chỗ căn cứ vào nhu cầu xã hội, NLĐ có thể tự chuẩn bị các điều kiện cần thiết (thông qua quá trình học tập, rèn luyện tay nghề ) để tham gia vào thị trường lao động, kể cả việc chuẩn bị trước về chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề để đón trước nhu cầu về lao động trong tương lai. Bên cạnh tìm kiếm việc làm đi đến giao kết hợp đồng lao động, chúng ta còn thấy có nhiều cách thức khác nhau tìm kiếm việc làm không qua giao kết hợp đồng lao động. Trong điều kiện nước ta, tự thu xếp việc làm, tạo thu nhập cho bản thân và gia đình là hiện tượng khá phổ biến. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát thấy các hiện tượng này. Với những công cụ lao động có chi phí không cao, không cần qua đào tạo nhiều về chuyên môn nghiệp vụ, người dân thành phố có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm cho mình, mang lại thu nhập đủ nuôi sống bản thân, thậm chí có thể lo cho chi phí gia đình. Đó là những người thợ thủ công, người bán hành rong, sửa chữa xe đạp, xe máy, hành nghề xe ôm Khu vực nông thôn, hiện tượng này còn mang tính phổ biến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- 9 hơn. Từ việc phát triển ngành nghề thủ công đến mở mang các loại hình dịch vụ nhỏ, lẻ hay thâm canh, tăng gia sản xuất, người dân nông thôn có nhiều cách thức tự thu xếp việc làm cho mình, nhất là trong các dịp nông nhàn, tạo thêm thu nhập, cho dù những thu nhập của họ còn khá khiêm tốn. Những hình thức tìm kiếm việc làm không thông qua giao kết hợp đồng lao động thể hiện tính tích cực, chủ động đến mức tối đa của NLĐ. Căn cứ vào năng lực lao động, NLĐ làm chủ sức lao động của mình, tự do tìm kiếm việc làm theo năng lực, nguyện vọng hoặc tự thu xếp việc làm trên cơ sở năng lực, điều kiện của bản thân, căn cứ theo tín hiệu của thị trường. Với những chi phí rất khiêm tốn cho công cụ lao động, bằng lao động, tri thức, tay nghề và kinh nghiệm của bản thân, họ có thể tự tìm kiếm được việc làm cho bản thân. Không những thế, nhiều người có thể tạo việc làm cho gia đình, cho người thân và cho những người khác. Chúng ta có thể thấy những mô hình này cả thành thị và nông thôn. Đó là những quán hàng, cửa hàng, xưởng thợ, hộ gia đình làm kinh tế, kinh tế trang trại, tổ hợp tác Như vậy, hình thức tự thu xếp việc làm trên cơ sở điều kiện bản thân, không phụ thuộc vào tác động từ phía nhà nước (đào tạo nghề, mở công trường, nhà máy, xí nghiệp ) đó chính là quá trình tự tạo việc làm. Tạo việc làm là quá trình tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự kết hợp giữa tư liệu sản xuất, công cụ sản xuất và sức lao động. 1.1.1.2. Quan niệm về thất nghiệp, thiếu việc làm * Về thất nghiệp Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế- xã hội tồn tại trong nhiều chế độ xã hội, nhiều quốc gia. Thất nghiệp, theo đúng nghĩa của từ là mất việc làm hay là sự tách rời sức lao động khỏi tư liệu sản xuất. Khái niệm thất nghiệp ngày càng được bổ sung và mở rộng dần. Hiện nay, có những cách hiểu khác nhau về thất nghiệp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- 10 Có quan niệm cho rằng, thất nghiệp là hiện tượng gồm những người mất thu nhập do không có khả năng tìm được việc làm, trong khi họ còn trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, muốn làm việc và đã đăng ký ở cơ quan mối giới về lao động nhưng chưa được giải quyết. Theo tổ chức lao động quốc tế (ILO): Thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lượng lao động muốn làm việc, nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành, còn những người thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, trong tuần lễ tham khảo (tức tuần lễ điều tra thu nhập thông tin) không có việc làm, đang có nhu cầu tìm việc làm và có đăng ký tìm việc làm theo quy định. Theo Luật Bảo hiểm xã hội ban hành năm 2006: “Người thất nghiệp là người đang đóng bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc làm1”. Để thống nhất trong điều tra về việc làm, năm 1996, Bộ lao động Thương binh và xã hội quy định: người thất nghiệp là người đủ 15 tuổi trở lên trong nhóm dân số hoạt động kinh tế mà trong tuần lẽ trước điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm việc. * Về thiếu việc làm Thiếu việc làm là tình trạng tồn tại khi người trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành. Cũng có thể xem xét thiếu việc làm thông qua phân tích khái niệm thất nghiệp. Sự thiếu việc làm thể hiện dưới dạng có năng suất và thu nhập dưới mức thu nhập tối thiểu, có nhu cầu làm thêm hoặc thời gian làm việc dưới quy định, có nhu cầu làm thêm. 1 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngày 20 tháng 11 năm 2014 “Luật Bảo hiểm xã hội ”; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- 11 Như vậy, thiếu việc làm đồng nghĩa với hạn chế giao tiếp với những NLĐ khác, với xã hội, tiêu tốn thời gian không sinh lợi, không có khả năng chi trả, mua sắm vật dụng thiết yếu cũng nhu các hàng hóa tiêu dùng. Yếu tố này là vô cùng qua trọng, nhất là đối với những người gánh vác nghĩa vụ gia đình, trả nợ nần, chi trả chi phí chữa bệnh. Những nghiên cứu cụ thể chỉ ra rằng, gia tăng thất nghiệp đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp- các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ và tăng trưởng kinh tế giảm. Thất nghiệp cũng dẫn tới nhu cầu xã hội giảm; hàng hóa và dịch vụ không có người tiêu dùng, cơ hội kinh doanh ít, giá thành sản phẩm giảm. 1.1.1.3. Quan niệm về đào tạo nghề Đào tạo là quá trình truyền đạt, lĩnh hội tri thức và những kỹ năng cần thiết để thực hiện một công việc nào đó trong tương lai; là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho NLĐ, để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định. Đào tạo là việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, người học lĩnh hội và nắm bắt những tri thức, kỹ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho việc thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường thì đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định. Có nhiều dạng đào tạo: đào tạo cơ bản và đào tạo chuyên sâu, đào tạo chuyên môn và đào tạo nghề, đào tạo lại, đào tạo từ xa, tự đào tạo Về khái niệm đào tạo có thể tham khảo một số quan điểm sau đây: - Theo Tack Soo Chung (1982): Đào tạo nghề là hoạt động phát triển năng lực lao động (tri thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp) cần thiết để đảm nhận những công việc được áp dụng đối với những NLĐ và những đối tượng sắp trở thành NLĐ. Đào tạo nghề được thực hiện tại nơi lao động, trung tâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- 12 đào tạo, các trường dạy nghề, các lớp không chính quy nhằm nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp góp phần phát triển kinh tế - xã hội. - Theo Leconnard Nadler (1984): Đào tạo nghề là để học những điều nhằm cải thiện việc thực hiện những công việc hiện tại. Đào tạo nghề cho NLĐ là quá trình giáo dục kỹ thuật sản xuất cho NLĐ để họ nắm vững một nghề, một chuyên môn, bao gồm cả người đã có nghề, có chuyên môn rồi hay học để làm một chuyên môn khác. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Những hoạt động nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có sự thực hiện có năng suất và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến nghề nghiệp chuyên sâu. Khoản 1 điều 5 của Luật Dạy nghề năm 2006 khẳng định: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học” [19]. Như vậy, đào tạo nghề là hoạt động trang bị năng lực (tri thức, kỹ năng và thái độ) hành nghề cho NLĐ để họ có thể tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm. Khi tiếp cận dưới góc độ quản lý, các khái niệm nêu trên đều chưa thật đầy đủ vì chưa đề cập đến nội dung quan trọng nhất, đó là việc đào tạo nguồn nhân lực gắn với việc làm. Vì vậy, theo cách hiểu chung nhất, đào tạo nghề là quá trình giáo dục, phát triển nhân cách, phát triển có hệ thống các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp và khả năng tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm. Nội dung đào tạo nghề bao gồm: - Mục tiêu đào tạo nghề: Việc xác định mục tiêu đào tạo nghề là hết sức cần thiết và quan trọng, bởi hiện nay bất cứ một công việc, ngành nghề nào cũng đều có những yêu cầu nhất định về kiền thức, kỹ năng thao tác, kỹ năng hoàn thành của người thực hiện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
- 13 - Xác định nhu cầu đào tạo: Là cơ sở để lập kế hoạch đào tạo, xác định nhu cầu về số lượng và chất lượng của từng ngành nghề, cấp bậc chuyên môn cần đào tạo. - Xác định chương trình đào tạo nghề: Xác định chương trình đào tạo nghề cho NLĐ là xác định trình độ cần đào tạo, nghề nghiệp cần đào tạo, khối lượng kiến thức, kỹ năng thực hành cần cung cấp cho NLĐ để phù hợp với yêu cầu thực tiễn. - Phương pháp đào tạo: Chương trình bắt đầu học lý thuyết, sau đó học viên được hướng dẫn thực hành tại trường hoặc đưa đến nơi làm việc dưới sự hướng dẫn của giáo viên, nhân viên lành nghề. - Đánh giá kết quả đào tạo: Để đánh giá kết quả cần đánh giá chương trình đào tạo để xác định xem có đáp ứng được với yêu cầu, mục tiêu đưa ra không, hiệu quả làm việc của các NLĐ sau khi đào tạo nghề có đáp ứng được với yêu cầu công việc thực tế hay không. 1.1.1.4. Nông thôn - Khái niệm về nông thôn Cho đến nay, gần như chưa có định nghĩa nào về nông thôn được chấp nhận rộng rãi. Nếu cho rằng nông thôn là địa bàn có mật độ dân số thấp hơn thành thị thì chưa thoả đáng vì chỉ tiêu này khác nhau giữa các nước và ngay ở nước ta thì một số vùng nông thôn so với nhiều thành phố thì mật độ dân số không thấp hơn. Có nhiều ý kiến cho rằng nông thôn là địa bàn mà ở đó dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Đây là ý kiến có tính thuyết phục hơn nhưng chưa đầy đủ vì có nhiều vùng dân cư sống chủ yếu bằng tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu nhập từ nông nghiệp trở thành thứ yếu, chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng thu nhập của dân cư. Một số nhà khoa học đưa ra khái niệm về nông thôn như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN