Luận văn Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_giai_phap_chu_yeu_nham_phat_trien_kinh_te_trang_tra.pdf
Nội dung text: Luận văn Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên tỉnh Quảng Ninh
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG YÊN TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Phát triển nông thôn Mã ngành: 8620116 LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Xuân Luận THÁI NGUYÊN - 2020 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này do chính tôi thực hiện, duới sự hướng dẫn khoa học của TS Đỗ Xuân Luận, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa sử dụng để bảo vệ một công trình khoa học nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huyền Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- ii LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo thạc sĩ, chuyên ngành phát triển nông thôn tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đến nay tôi đã hoàn thành chương trình khoá học và hoàn thiện bản luận văn tốt nghiệp này. Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu của các tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu, Khoa Sau đại học, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn cùng các thầy cô giáo trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Cục Thống kê, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Quảng Ninh. UBND thị xã Quảng Yên, Chi cục Thống kê, phòng Kinh tế, phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Quảng Yên và các chủ trang trại nơi tôi trực tiếp điều tra. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - Tiến sĩ Đỗ Xuân Luận đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành bản luận văn này./. Thái Nguyên, tháng 7 năm 2020 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Huyền Trang Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ix MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn 4 5. Bố cục của Luận văn 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 5 1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại 5 1.1.1. Khái niệm về trang trại, kinh tế trang trại 5 1.1.2. Tính tất yếu khách quan của kinh tế trang trại 5 1.1.3. Những đặc trưng của kinh tế trang trại 10 1.1.4. Tiêu chí xác định trang trại 10 1.1.5. Vai trò của kinh tế trang trại 11 1.2. Nội dung phát triển kinh tế trang trại 12 1.2.1. Khái niệm phát triển kinh tế trang trại 12 1.2.2. Nội dung phát triển kinh tế trang trại 12 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại 18 1.3.1. Các nhân tố về điều kiện tự nhiên 18 1.3.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- iv 1.4. Tình hình phát triển kinh tế trang trại trên Thế giới và Việt Nam 21 1.4.1. Tình hình phát triển trang trại trên Thế giới 21 1.4.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 23 1.5. Một số kết luận rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn 29 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 2.1. Câu hỏi nghiên cứu 31 2.2. Phương pháp nghiên cứu 31 2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu, khảo sát 31 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 32 2.2.3. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu 33 2.2.4. Các phương pháp phân tích 33 2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 35 2.3.1. Những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại 35 2.3.2. Những chỉ tiêu phản ánh trình độ tiêu thụ sản phẩm của trang trại 36 2.3.3. Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại 36 2.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 37 2.4.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 37 2.4.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 44 2.4.3. Đánh giá chung về những thuận lợi, khó khăn của thị xã Quảng Yên trong phát triển kinh tế - xã hội và kinh tế trang trại 53 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57 3.1. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại tại thị xã Quảng Yên 58 3.1.1. Thực trạng về số lượng và cơ cấu loại hình trang trại 58 3.1.2. Thực trạng về quy mô các yếu tố nguồn lực của các loại hình trang trại 61 3.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của các loại hình kinh tế trang trại điều tra 71 3.1.4. Hiệu quả của các mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã QuảngYên 79 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- v 3.2. Những khó khăn, hạn chế đến sự phát triển kinh tế trang trại tại thị xã Quảng Yên trong những năm qua 81 3.2.1. Vấn đề thị trường và giá cả tiêu thụ nông sản phẩm 81 3.2.2. Vấn đề về vốn sản xuất kinh doanh 84 3.2.3. Vấn đề về lao động trong các trang trại 85 3.2.4. Vấn đề ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất 85 3.2.5. Vấn đề quy hoạch 86 3.2.6. Vấn đề về công nghệ chế biến sản phẩm và sau thu hoạch 86 3.3. Phân tích SWOT tìm vấn đề cơ bản phát triển kinh tế trang trại tại thị xã Quảng Yên 86 3.4. Giải pháp phát triển kinh tế trang trại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 89 3.4.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại TX Quảng Yên 89 3.4.2. Định hướng phát triển kinh tế trang trại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh 90 3.4.3. Mục tiêu phát triển kinh tế trang trại thị xã Quảng Yên 92 3.4.4. Giải pháp phát triển kinh tế trang trại thị xã Quảng Yên 94 KẾT LUẬN 105 KIẾN NGHỊ 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO 109 PHỤ LỤC 111 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- vi DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT CC : Cơ cấu CN, XDCB : Công nghiệp, xây dựng cơ bản CHH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DVTM : Dịch vụ thương mại HTX : Hợp tác xã KH-KT : Khoa học - kỹ thuật LĐ : Lao động NT : Nuôi trồng NTTS : Nuôi trồng thủy sản PTCS : Phổ thông cơ sở PTNT : Phát triển nông thôn SL : Sản lượng SXKD : Sản xuất kinh doanh THCS : Trung học cơ sở TDTT : Thể dục thể thao THPT : Trung học phổ thông TT : Trang trại XD : Xây dựng XDNTM : Xây dựng nông thôn mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- vii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Quảng Yên qua 3 năm (2017-2019) 41 Bảng 2.2. Dân số và mật độ dân số phân theo phường, xã năm 2019 44 Bảng 2.3. Tình hình dân số và lao động của thị xã Quảng Yên giai đoạn 2015 - 2019 45 Bảng 2.4. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế thị xã Quảng Yên giai đoạn 2015 - 2019 51 Bảng 3.1. Loại hình và cơ cấu trang trại của thị xã trong giai đoạn 2017-2019 58 Bảng 3.2. Các loại hình trang trại của thị xã phân bố theo các đơn vị hành chính năm 2019 59 Bảng 3.3. Các loại hình trang trại của thị xã phân bố theo vùng sinh thái năm 2019 60 Bảng 3.4. Quy mô diện tích bình quân của các loại hình trang trại Thị xã Quảng Yên năm 2017- 2019 61 Bảng 3.5. Quy mô diện tích sản xuất của các trang trại năm 2019 61 Bảng 3.6. Tình hình biến động về số lượng vật nuôi và sản lượng nuôi trồng thủy sản của các trang trại qua 2 kỳ điều tra 63 Bảng 3.7. Thực trạng nhân khẩu và lao động của các loại hình trang trại thị xã Quảng Yên (tính bình quân cho 1 trang trại) 65 Bảng 3.8. Tình hình biến động đất nông nghiệp của các trang trại giữa 2 kỳ điều tra 2017– 2019 67 Bảng 3.9. Thực trạng đất nông nghiệp của các mô hình trang trại thị xã Quảng Yên năm 2019 (tính bình quân cho 1 trang trại) 68 Bảng 3.10. Quy mô vốn đầu tư của các trang trại thị xã Quảng Yên qua 3 năm 2017- 2019 69 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- viii Bảng 3.11. Cơ cấu vốn đầu tư phân theo nguồn hình thành của các trang trại năm 2019 (tính bình quân một trang trại) 70 Bảng 3.12. Giá trị sản xuất bình quân của các mô hình trang trại phân theo cơ cấu nguồn thu - 2019 74 Bảng 3.13. Tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm ở các trang trại tại thị xã Quảng Yên năm 2019 76 Bàng 3.14. Các yếu tố gây rủi ro và mức độ rủi ro đối với các trang trại điều tra năm 2019 77 Bảng 3.15. Tỷ suất giá trị hàng hoá của các trang trại điều tra năm 2019 78 Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại tại thị xã Quảng Yên năm 2019 80 Bảng 3.17. Khả năng tiếp cận thị trường của các trang trại năm 2019 82 Bảng 3.18. Ý kiến về một số quyết định trong SXKD của các chủ trang trại 83 Bảng 3.19. Ma trận SWOT về kinh tế trang trại thị xã Quảng Yên năm 2019 88 Bảng 3.20. Mục tiêu phát triển kinh tế của các trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên 93 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- ix DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ ba mặt cơ bản của trang trại 12 Sơ đồ 1.2. Các yếu tố cơ bản hình thành và phát triển kinh tế trang trại 17 Biểu đồ 2.1. Giá trị gia tăng của các ngành kinh tế thị xã Quảng Yên 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu tìm ra giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế trang trại tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại, vận dụng những cơ sở lý luận đó vào nghiên cứu kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên. - Phân tích, đánh giá được thực trạng các nguồn lực sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các loại hình kinh tế trang trại tại tỉnh Quảng Ninh. - Chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế trang trại, đồng thời phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại hình trang trại. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề nhằm phát triển kinh tế trang trại tại thị xã Quảng Yên, cụ thể: Số lượng, cơ cấu, loại hình, phương hướng sản xuất của các trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên. Tình hình sử dụng và tiếp cận các nguồn lực như đất đai, lao động, vốn và khoa học công nghệ. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh như tổng giá trị sản xuất, thu nhập. Tình hình tiếp cận thị trường. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- xi trang trại. + Về không gian: Hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên + Về thời gian: * Số liệu thứ cấp: Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu thu thập số liệu từ năm 2016 đến năm 2018. * Số liệu sơ cấp: Sử dụng số liệu điều tra khảo sát trang trại năm 2019 Kết quả nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá thực trạng kinh tế trang trại của tỉnh để đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hòa chung với xu thế phát triển của nền kinh tế toàn cầu, sản xuất nông nghiệp của nước ta hiện nay đang từng bước chuyển dịch cơ cấu theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô lớn và hiện đại. Công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, cùng với chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước đã đem lại cho ngành nông nghiệp những biến chuyển lớn. Kinh tế trang trại là một mô hình kinh tế hiệu quả và phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nông thôn mới. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã mang lại những thành tựu hết sức quan trọng trong bối cảnh tái cơ cấu nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng tập trung chuyên canh, sản xuất hàng hóa, tạo ra những sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao. Kinh tế trang trại phát triển mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội, môi sinh, môi trường góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, giải quyết việc làm cho một lực lượng lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông nghiệp và nông thôn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển thì kinh tế trang trại cũng gặp phải những khó khăn cả ở tầm vĩ mô, lẫn vi mô như vốn, nhân lực, kỹ thuật Với Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 2/2/2000 về kinh tế trang trại đã đem lại cho kinh tế trang trại bước phát triển mới khi nhận được sự trợ giúp của Nhà nước cả về cơ chế và chính sách. Quảng Ninh hiện có gần 650 trang trại, thu hút khoảng gần 3.625 lao động làm việc thường xuyên. Các trang trại hiện có tổng số vốn đầu tư hơn 600 tỷ đồng, sử dụng hơn 5 ngàn ha đất, thu nhập hơn 67 triệu đồng/ha/năm. (Nguồn Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Ninh). Kinh tế trang trại ở Quảng Ninh phát triển khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực thủy sản, nông nghiệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- 2 và lâm nghiệp, đang góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới với việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa mũi nhọn, tập trung quy mô lớn. Nắm bắt xu thế phát triển nông thôn mới của cả nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, thị xã Quảng Yên cũng từng bước xây dựng và phát triển các mô hình trang trại trên địa bàn thị xã. Trên địa bàn thị xã Quảng Yên hiện có 52 trang trại thuộc lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, thu hút khoảng 225 lao động làm việc thường xuyên. Các trang trại hiện sử dụng hơn 265 ha đất, tổng doanh thu các loại hình kinh tế trang trại vào khoảng 156.285 triệu đồng/ năm (Nguồn Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Ninh). Kinh tế trang trại ở thị xã Quảng Yên phát triển chủ yếu là lĩnh vực thủy sản, nông nghiệp đang góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt đẩy nhanh chương trình xây dựng nông thôn mới với việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa mũi nhọn, tập trung quy mô lớn. Năm bắt xu thế phát triển nông thôn mới của cả tỉnh nói chung và thị xã Quảng Yên nói riêng. Các mô hình trang trại như nuôi trồng thủy hải sản (tôm sú, tu hài, cua, ngán ), chăn nuôi và trồng cây ăn quả đã từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Những năm qua, nông nghiệp, nông thôn thị xã Quảng Yên đã đạt được những kết quả tích cực, thể hiện rõ vai trò, vị trí trong phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, tốc độ tăng trưởng ngành tăng khả quan theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng an toàn thực phẩm, đảm bảo an ninh lương thực. Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề; các hình thức sản xuất tiếp tục đổi mới. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển Kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- 3 tỉnh Quảng Ninh” để tiến hành nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng và từ đó đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế trang trại thị xã Quảng Yên - tỉnh Quảng Ninh. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu tìm ra giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế trang trại tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển kinh tế trang trại, vận dụng những cơ sở lý luận đó vào nghiên cứu kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên. - Phân tích, đánh giá được thực trạng các nguồn lực sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các loại hình kinh tế trang trại tại tỉnh Quảng Ninh. - Chỉ ra được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế trang trại, đồng thời phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các loại hình trang trại. - Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề nhằm phát triển kinh tế trang trại tại thị xã Quảng Yên, cụ thể: Số lượng, cơ cấu, loại hình, phương hướng sản xuất của các trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên. Tình hình sử dụng và tiếp cận các nguồn lực như đất đai, lao động, vốn và khoa học công nghệ. Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh như tổng giá trị sản xuất, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- 4 thu nhập. Tình hình tiếp cận thị trường. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế của các trang trại. + Về không gian: Hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên + Về thời gian: * Số liệu thứ cấp: Luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu thu thập số liệu từ năm 2016 đến năm 2018. * Số liệu sơ cấp: Sử dụng số liệu điều tra khảo sát trang trại năm 2019 4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp mới của luận văn - Về lý luận: Hệ thống hóa lý luận về các điều kiện để hình thành và phát triển kinh tế trang trại trong nền kinh tế thị trường, trang trại và sản phẩm hàng hóa. Vai trò kinh tế, xã hội và môi trường của trang trại. - Về thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng kinh tế trang trại của tỉnh đề xuất được một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn thị xã Quảng Yên. 5. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục; luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế trang trại - Chương 2: Phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Kết quả và thảo luận. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI 1.1. Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại 1.1.1. Khái niệm về trang trại, kinh tế trang trại * Khái niệm về trang trại Theo tác giả Nguyễn Thế Nhã “Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông, lâm, ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của chủ thể độc lập. Sản xuất được tiến hành trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất được tập trung tương đối lớn, với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường”. * Khái niệm về kinh tế trang trại Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại như sau: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”. Để thuận lợi cho việc nghiên cứu đề tài, trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu tác giả xin đưa ra cách xác định kinh tế trang trại như sau: Kinh tế trang trại là đơn vị hoạt động kinh doanh độc lập trong nông, lâm, ngư nghiệp, lao động chủ yếu là thành viên trong gia đình, quy mô tương đối lớn, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm tạo ra nhiều hàng hóa nông sản và nâng cao hiệu quả sản xuất. Theo đó, đề tài tập trung nghiên cứu phần lớn vào trang trại thuộc quyền sở hữu tư nhân (trang trại kinh tế gia đình). 1.1.2. Tính tất yếu khách quan của kinh tế trang trại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- 6 Quan điểm của các nhà kinh điển về tính tất yếu tồn tại kinh tế hộ gia đình nông dân và kinh tế trang trại. Tính tất yếu khách quan của tồn tại và phát triển kinh tế hộ nông dân. Không phải bây giờ các nhà kinh tế mới bàn đến vai trò của kinh tế hộ nông dân đối với sự phát triển nông nghiệp mà ngay từ cuối thế kỷ XIX Mác, Ăng-ghen đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân. Lúc đầu nghiên cứu con đường công nghiệp hoá đặc thù của nước Anh, Mác đã tiên đoán với quá trình tách người nông dân khỏi ruộng đất một cách ồ ạt thì giai cấp nông dân bị thủ tiêu và nông nghiệp sẽ được tổ chức lại thành nền đại sản xuất như trong công nghiệp. Nghĩa là trong nông nghiệp sẽ hình thành các “Đại điền trang” Tư bản chủ nghĩa sử dụng lao động làm thuê. Quá trình đó sẽ tách người nông dân ra khỏi tư liệu sản xuất, mà trước hết là ruộng đất. Sau này kinh nghiệm lịch sử của những nước công nghiệp phát triển đã làm chuyển biến nhận thức của Mác và ông phải công nhận là những tiên đoán khái quát ban đầu của mình trước kia về thực tiễn đã không được, không thiết lập ngay cả ở nước Anh siêu công nghiệp. Bất chấp xu hướng ban đầu theo kiểu “dọn sạch mặt đất”. Ở nước Anh công nghiệp phát triển, song nông trại gia đình trên thực tế không sử dụng lao động làm thuê vẫn ngày càng phát triển và càng tỏ rõ sức sống cũng như hiệu quả của nó. Chính vì thế khi viết quyển III của bộ Tư bản chủ nghĩa, Mác đã kết luận: “Ngay ở nước Anh với nền công nghiệp phát triển hình thức sản xuất nông nghiệp có lợi nhất không phải là các xí nghiệp nông nghiệp quy mô lớn mà là các trang trại gia đình không có lao động làm thuê”. Ở những nước còn giữ hình thức chia đất thành khoảnh nhỏ giá lúa mì rẻ hơn ở những nước có phương thức sản xuất Tư bản. Mác đã khẳng định do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp nên “hệ thống Tư bản chủ nghĩa mâu thuẫn với nghề nông hợp lý hay là nghề nông hợp lý không phù hợp (trái ngược) với hệ thống Tư bản chủ nghĩa (mặc dù hệ thống này có hỗ trợ cho sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- 7 phát triển kỹ thuật của nông nghiệp) và đòi hỏi phải có hoặc là bàn tay của người tiểu nông sống bằng lao động của mình, hoặc là sự kiểm soát của những người sản xuất có liên kết với nhau”. Sau Mác, Ăng-ghen, C. Cauxlay là người kế tục và có những cống hiến lớn trong việc truyền bá và phát triển Chủ nghĩa Mác. Trong đó cống hiến xuất sắc của C. Cauxlay là những công trình nghiên cứu của ông về vấn đề nông nghiệp. Theo C. Cauxlay nông nghiệp phát triển không cùng một kiểu với công nghiệp mà theo những đặc thù của nó. C. Cauxlay cho rằng sự khác nhau quan trọng nhất giữa công nghiệp và nông nghiệp là ở chỗ, trong nông nghiệp sản xuất thường gắn liền với kinh tế gia đình, lao động trong nông nghiệp khác với lao động trong công nghiệp. Sản xuất lớn trong nông nghiệp không phải luôn luôn có ưu thế tuyệt đối so với sản xuất nhỏ trong mọi điều kiện. Ông đã rất đúng khi cho rằng một doanh nghiệp lớn của nông dân nếu đem so sánh với một doanh nghiệp nhỏ của nông dân khác trong cùng một khu vực, cùng một loại cây trồng thì rõ ràng một doanh nghiệp lớn “ưu việt hơn, nếu không phải về mặt kỹ thuật, thì ít ra cũng về mặt kinh tế”. Cauxlay đã đi sâu vào nghiên cứu những nguyên nhân dẫn đến sức cạnh tranh đủ mạnh của sản xuất nhỏ để chống lại ưu thế của sản xuất lớn trong nông nghiệp. Đó là “sự chuyên cần hơn và sự chăm chỉ cần mẫn hơn của người lao động khi anh làm cho chính bản thân anh ta (đây là điểm khác căn bản với lao động làm thuê) thấp hơn cả nhu cầu của chính bản thân công nhân nông nghiệp nữa”. A.V. Trai-a-nốp nhà nông học nổi tiếng của thế giới trong nhiều năm nghiên cứu phong trào hợp tác xã ở nhiều nước: Italia, Bỉ, Anh, Đức và cả ở Mỹ la-tinh) để tìm cách vận dụng vào nước Nga Xô -viết đã khẳng định “Hợp tác xã nông nghiệp là sự bổ sung cho kinh tế nông dân, sau đó phục vụ cho nó, và vì thế mà thiếu kinh tế hộ nông dân thì hợp tác xã sẽ không có ý nghĩa gì cả? Ông còn cho rằng: HTX chỉ xã hội hoá một phần sản xuất và quá trình này có thể thực hiện không phá vỡ kinh tế hộ nông dân, nghĩa là các hộ nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- 8 dân chỉ hợp tác với nhau phần sản phẩm sản xuất mà làm ăn tập thể có ưu thế hơn làm ăn của từng hộ riêng lẻ. V.I. Lê-nin đã kế thừa và phát triển về kinh tế hộ nông dân của C. Mác, Ăng-ghen và tiếp thu những hạt nhân hợp lý của C. Cauxlay và A.V. Trai-a- nốp. Lê-nin cho rằng nhân vật chính trong sản xuất nông nghiệp phải là “một chủ trại tự do trên mảnh đất tự do”, nghĩa là mảnh đất đã dọn sạch khỏi những tàn tích trung cổ. Đó là kiểu Mỹ”. Các trang trại gia đình được hình thành từ cơ sở của các hộ tiểu nông, sau khi phá vỡ cái vỏ bọc tự túc, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hoá. Về bản chất kinh tế trang trại là kinh tế sản xuất hàng hoá khác với nền kinh tế tự cấp tự túc, Mác đã phân biệt người chủ trang trại với người tiểu nông: “Người c hủ trang trại bán ra thị trường toàn bộ sản phẩm làm ra, còn người tiểu nông thì dùng đại bộ phận sản phẩm làm ra và mua bán càng ít càng tốt”. Trong quá trình phát triển kinh tế hộ sẽ vận động theo quy luật là mở rộng sản xuất hàng hoá, tất yếu sẽ diễn ra quá trình phân hoá giữa các hộ gia đình. Các hộ sản xuất thành công sẽ trở lên giàu có, những hộ sản xuất không thành công hoặc rủi ro trong kinh doanh sẽ trở lên nghèo. Quá trình này thường xuyên lặp đi lặp lại sẽ tạo nên sự ngăn cách ngày càng sâu về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Trong nền kinh tế thị trường các hộ nông dân chịu sự chi phối của các quy luật của nền kinh tế thị trường. Những hộ nông dân làm ăn có lãi sẽ mở rộng quy mô sản xuất, mua thêm đất đai, máy móc, tư liệu sản xuất nên quy mô càng lớn hơn và thành các hộ giàu trong nông thôn. Ngoài ra dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật nên lao động thủ công dần dần được thay thế bằng lao động cơ giới, hộ nông dân thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ chuyển thành hộ sản xuất hàng hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- 9 Sự điều tiết của nền kinh tế thị trường, sự tác động của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của lực lượng sản xuất làm quá trình phân hoá diễn ra ngày càng nhanh hơn, các hộ giàu sẽ phát triển thành kinh tế trang trại. Quá trình biến đổi từ hộ nông dân thành kinh tế trang trại là quá trình tự phát hợp quy luật phát triển của xã hội. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về kinh tế hộ và kinh tế trang trại Ở Việt Nam, từ năm 1986 đến nay nhờ đường lối đổi mới của Đảng và chính sách khuyến khích của Nhà nước, hộ nông dân được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ đã tạo ra động lực mới khơi dậy tiềm năng đất đai, lao động, tiền vốn và kinh nghiệm sản xuất, quản lý của hàng chục triệu hộ nông dân. Nhờ đó kinh tế nông nghiệp nông thôn nước ta đã có một bước chuyển biến tương đối toàn diện, mô hình trang trại ra đời và phát triển khá phổ biến ở tất cả các vùng của đất nước. Từ kinh nghiệm của các nước và thực tế phát triển của mô hình trang trại trong thời gian qua cho thấy, ở nước ta hiện nay và trong tương lai loại hình phổ biến và chủ yếu nhất vẫn là trang trại gia đình của hộ nông dân. Về vấn đề này, Nghị quyết 06 NQ/TƯ ngày 10.11.1998 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “ở nông thôn hiện nay đang phát triển mô hình trang trại nông nghiệp, phổ biến là các trang trại gia đình, thực chất là kinh tế hộ sản xuất hàng hoá với quy mô lớn hơn, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả ”. Đảng và Nhà nước cũng đã có những chủ trương, chính sách và bước đầu cũng đã tạo dựng được những cơ sở pháp lý cần thiết tạo điều kiện để các trang trại gia đình hình thành và phát triển. Tuy nhiên, khung pháp luật về loại hình này còn ở mức độ rất ban đầu, cần phải được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện. Bên cạnh đó, dưới góc độ pháp lý, còn có nhiều vấn đề lý luận đặt ra, cần được nghiên cứu, lý giải để tạo cơ sở lý luận vững chắc cho các quyết tâm chính trị và pháp lý. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN
- 10 1.1.3. Những đặc trưng của kinh tế trang trại Trong điều kiện kinh tế thị trường, trang trại là một đơn vị kinh tế tự chủ với những đặc trưng chủ yếu sau: a. Sản xuất mang tính hàng hóa nông nghiệp: Kinh tế trang trại chủ yếu sản xuất ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng nhiều đáp ứng nhu cầu của thị trường. b. Trình độ chuyên môn hóa, tập trung hóa: Quy mô sản xuất, vốn đầu tư, trang thiết bị, lao động lớn hơn nhiều với kinh tế hộ và tạo ra khối lượng hàng hóa. Mặt khác, với mục tiêu chính là lợi nhuận nên phải đi vào chuyên môn hóa, tập trung hóa. c. Trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật: Đầu tư để trang bị và áp dụng những kỹ thuật mới cho việc sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm. Chỉ có như vậy, kinh tế trang trại mới sản xuất ra khối lượng hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường. d. Mối quan hệ với thị trường: Chủ trang trại phải luôn tìm hiểu, nghiên cứu thị trường trong và ngoài vùng, từ đó tìm ra xu hướng nhu cầu của thị trường để có chiến lược sản xuất kinh doanh và marketing cho sản phẩm hàng hóa của trang trại mình. e. Chủ trang trại chính là nhà kinh doanh: Chủ trang trại là người có đầu óc tổ chức kinh doanh, biết hạch toán lỗ, lãi, có ý chí, có khao khát và tham vọng làm giàu đồng thời là người có hiểu biết chuyên môn kỹ thuật và có khả năng nhất định về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp. (Nguồn Tư liệu về kinh tế trang trại – Nxb TP Hồ Chí Minh) 1.1.4. Tiêu chí xác định trang trại Để thống nhất tiêu chí xác định một đơn vị sản xuất kinh doanh là loại hình kinh tế trang trại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 Quy định về tiêu chí và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN