Luận văn Enron – Arthur Andersen và bài học kinh nghiệm cho kiểm toán Việt Nam trong vấn đề kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập

pdf 124 trang vuhoa 24/08/2022 9440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Enron – Arthur Andersen và bài học kinh nghiệm cho kiểm toán Việt Nam trong vấn đề kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_enron_arthur_andersen_va_bai_hoc_kinh_nghiem_cho_ki.pdf

Nội dung text: Luận văn Enron – Arthur Andersen và bài học kinh nghiệm cho kiểm toán Việt Nam trong vấn đề kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN TẤN THU VÂN ENRON – ARTHUR ANDERSEN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO KIỂM TOÁN VIỆT NAM TRONG VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Chuyên ngành: Kế toán – Kiểm toán Mã số: 60.34.30 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Hữu Đức TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi với sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học. Những thông tin nội dung nêu trong đề tài đều dựa trên nghiên cứu thực tế. Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ. Nội dung luận văn là trung thực. Tác giả luận văn NGUYỄN TẤN THU VÂN
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Vũ Hữu Đức, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi trân trọng gửi lời cám ơn Quí Thầy Cô khoa Kế toán Kiểm toán và toàn thể giảng viên trường đại học Kinh tế TP.HCM và các trường đại học khác, đã hướng dẫn và góp ý chân tình cho tôi trong những năm học tập và nghiên cứu ở bậc cao học. Tôi gửi lời cám ơn chân thành đến các công ty kiểm toán, các khách hàng kiểm toán và bạn bè thân hữu đã giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi cám ơn gia đình đã tạo điều kiện để tôi yên tâm học tập và nghiên cứu trong những năm qua. Xin chân thành cám ơn. Nguyễn Tấn Thu Vân
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AICPA : American Institute of Certified Public Accountants Hiệp hội kế toán công chứng Hoa kỳ ASCPA : American Society of Certified Public Accountants Hiệp hội các kiểm toán viên Hoa Kỳ GAAP : Generally Accepted Accounting Principles Nguyên lý kế toán chung GAAS : Generally Accepted Auditing Standards Chuẩn mực kiểm toán chung được thừa nhận APB : Acounting Principle Board. Ban nguyên lý kế tóan. FASB : Financial Accounting Standar Board Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ ISB : Independece Satandards Board Ủy ban chuẩn mực độc lập PCAOB : Public Company Accounting Oversight Board Ủy ban Giám sát hoạt động kiểm toán các công ty niêm yết QCIC : Quality Control Inquiry Committee Ủy ban điều tra chất lượng SAS : Statement of auditing standards Chuẩn mực kiểm toán SEC : Securities and Exchange Commission Ủy ban Chứng khoán Hoa kỳ SO : Sarbanes - Oxley Act of 2002 Luật Sarbanes - Oxley 2002 SPE : Special purpose entity Đơn vị vì mục đích đặc biệt VACPA : Vietnam Association of Certified Public Accountants Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam
  5. MỤC LỤC #" MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I : SỰ KIỆN ENRON - ARTHUR ANDERSEN VÀ CÁC BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN 3 1. TÓM TẮT SỰ KIỆN ENRON - ARTHUR ANDERSEN (AA) 3 1.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ SỤP ĐỔ CỦA ENRON 3 1.2. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN VÀ ARTHUR ANDERSEN TỪ 1913 ĐẾN 30/08/2002 4 1.2.1. Quá trình phát triển của nghề nghiệp kiểm toán ở Hoa Kỳ 4 1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Arthur Andersen 8 1.3. NHỮNG SAI PHẠM VỀ KẾ TOÁN CỦA ENRON 10 1.4. VAI TRÒ VÀ NHỮNG SAI TRÁI CỦA ARTHUR ANDERSEN 11 1.4.1. Vai trò của AA trong vụ Enron 11 1.4.2. Những sai trái của AA trong vụ Enron: 12 2. NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ CỦA SỰ KIỆN ENRON-ARTHUR ANDERSEN 14 2.1. NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ KIỆN ENRON-ARTHUR ANDERSEN 14 2.1.1. Động cơ lợi nhuận và những xung đột lợi ích: 14 2.1.2. Hệ thống kiểm soát hoạt động kiểm toán tại Hoa kỳ lỏng lẻo và không hữu hiệu. 15 2.1.3. AA thiếu tính độc lập 17 2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ KIỆN ENRON-ARTHUR ANDERSEN 18 2.2.1. Ảnh hưởng đến hệ thống cung cấp tài chính cho thị trường 18 2.2.2. Ảnh hưởng đến xã hội, lao động và việc làm 18 2.2.3. Ảnh hưởng đến hệ thống quản lý kinh tế - xã hội 19 2.2.4. Ảnh hưởng đến niềm tin của tất cả các thành phần trong xã hội từ chính phủ, đến nhà đầu tư, đến người lao động 19
  6. 3. BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN 20 3.1. BÀI HỌC VỀ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI HÀNH NGHỀ KIỂM TOÁN VÀ CỦA CÔNG CHÚNG VỀ VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN VIÊN 20 3.2. BÀI HỌC VỀ DANH TIẾNG VÀ TỰ KIỂM SOÁT CỦA HÃNG KIỂM TOÁN 21 3.3. BÀI HỌC TỪ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT 23 3.4. BÀI HỌC VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ KINH TẾ; SỰ PHỐI HỢP VÀ PHÂN QUYỀN TRONG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT 23 3.5. CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU CHỈNH MẠNH MẼ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ HỘI NGHỀ NGHIỆP 24 3.6. MÔI TRƯỜNG LÀNH MẠNH CHO HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN CHẤT LƯỢNG 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG I 27 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI VIỆT NAM 28 1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VÀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM 28 1.1. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM 28 1.1.1. Môi trường của họat động kiểm tóan độc lập Việt Nam 28 1.1.2. Sự phát triển của họat động kiểm tóan độc lập Việt Nam 31 1.2. ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM 33 1.2.1. Khái niệm về chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập 33 1.2.2. Đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam 33 2. THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM 35 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP 35 2.2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TÓAN TẠI VIỆT NAM (HĐKTĐL) 36
  7. 2.3. HỆ THỐNG TỔ CHỨC KIỂM SÓAT CHẤT LƯỢNG KIỂM TÓAN ĐỘC LẬP (KSCLKTĐL) HIỆN HÀNH 37 2.3.1. Mục tiêu hoạt động của các công ty kiểm toán và tư duy của người hành nghề; Tính chất sai phạm và các nguy cơ sai lầm của kiểm toán Việt Nam 38 2.3.2. Thực trạng kiểm soát chất lượng và đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSCLKTĐL 42 2.3.2.1. Thực trạng kiểm soát chất lượng của hệ thống KSCLKTĐL 42 2.3.2.2. Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSCLKTĐL 46 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 49 CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CÁC BÀI HỌC RÚT RA TỪ SỰ KIỆN ENRON - ARTHUR ANDERSEN CHO KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM 50 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 51 1.1. CÁC RỦI RO ĐE DỌA XUẤT PHÁT TỪ VẤN ĐỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG 51 1.2. KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG DƯỚI GÓC ĐỘ KINH TẾ HỌC 52 1.2.1. Quan hệ cung cầu 52 1.2.2. Lý thuyết đại diện 57 2. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP (KSCLHĐKTĐL) TẠI VIỆT NAM 60 2.1. ĐỐI VỚI NGƯỜI HÀNH NGHỀ VÀ TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP 60 2.1.1. Nhìn nhận lại giá trị nghề nghiệp để xác định mục tiêu hành nghề đúng đắn 60 2.1.2. Nhìn nhận những xung đột trong nghề nghiệp là những xung đột tiềm tàng có nguy cơ làm tổn hại tính độc lập và danh tiếng nghề nghiệp 60 2.1.3. Tính độc lập là chìa khóa để bảo vệ danh tiếng của kiểm toán viên 61 2.1.4. Phương pháp để ngăn ngừa rủi ro nghề nghiệp là tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực và qui định 62 2.1.5. Hoạt động tự kiểm soát của hãng kiểm toán và Hội nghề nghiệp 62 2.2. ĐỐI VỚI HỆ THỐNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN 63 2.2.1. Nhìn nhận các lổ hổng trong hệ thống kiểm soát và tích cực hoàn thiện hệ thống kiểm soát 63
  8. 2.2.2. Hệ thống kiểm soát phải bao gồm hai chức năng hướng dẫn và giám sát 64 2.2.3. Cần một hệ thống kiểm soát chặt chẽ, đầy đủ và độc lập để phát hiện sai lệch kịp thời và ngăn chặn thất bại 64 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT CHO VẤN ĐỀ KSCLHĐKTĐL VN 65 3.1. CÁC YÊU CẦU TRONG VIỆC THIẾT LẬP CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KSCLHĐKTĐL 65 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 66 3.2.1. Từ phía Nhà nước 66 3.2.2. Từ phía Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) 67 3.2.3. Từ phía Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) 69 3.2.4. Từ phía các doanh nghiệp kiểm toán 69 3.2.5. Giải pháp về đào tạo và nghiên cứu 71 KẾT LUẬN CHƯƠNG III 73 KẾT LUẬN 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 80 - 116
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết khách quan của đề tài Kiểm toán độc lập ra đời và phát triển vì nhu cầu của công chúng cần người xác nhận tính trung thực và hợp lý của thông tin tài chính trong nền kinh tế thị trường. Để là người xác nhận đáng tin cậy, kiểm toán viên độc lập phải đảm bảo tính độc lập, tính chính trực, khách quan và năng lực chuyên môn. Những phẩm chất này, gọi chung là chất lượng kiểm toán, tạo nên danh tiếng và là chìa khóa tồn tại của nghề nghiệp. Thực tế phát triển của nghề kiểm toán thế giới và Việt Nam, cùng nhiều nghiên cứu cho thấy chất lượng kiểm toán có nhiều nguy cơ không ổn định và suy giảm. Người hành nghề và nhà quản lý đang lúng túng trước nhiều xung đột, khiến cho nhiều giải pháp kiểm soát chất lượng kiểm toán gặp phải những khó khăn mà dù thắt chặt hay buông lỏng đều khó đạt được mục tiêu mong muốn. Trước tình hình đó, tác giả nghiên cứu quá trình phát triển và sai lầm của kiểm toán Hoa Kỳ, cụ thể là sai lầm của công ty kiểm toán Arthur Andersen tại tập đoàn năng lượng Enron, để rút ra bài học cho kiểm toán Việt Nam về vấn đề kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. K ết quả nghiên cứu cho thấy rằng các giải pháp kiểm soát cần quan tâm hai vấn đề cơ bản; đó là mục tiêu hành nghề của các cá nhân và tổ chức kiểm toán và quan điểm kiểm soát của hệ thống kiểm soát. Đó là những bài học kinh nghiệm từ sai lầm của kiểm toán Hoa Kỳ mà chúng ta cần chuẩn bị để phòng tránh. Kiểm toán Việt Nam cần xây dựng các thế hệ kiểm toán viên với ý thức trách nhiệm vì công chúng, trong một môi trường lành mạnh và kiểm soát hữu hiệu để làm chỗ dựa tin cậy cho công chúng về thông tin tài chính minh bạch. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu sai lầm của kiểm toán độc lập Hoa Kỳ và hệ thống kiểm soát chất lượng để rút ra những bài học kinh nghiệm cho vấn đề kiểm soát chất lượng
  10. 2 hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Đây là tiêu điểm mà các giải pháp kiểm soát cần quan tâm để việc kiểm soát chất lượng đạt được tính hữu hiệu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ nghiên cứu về vấn đề kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập, không nghiên cứu về kiểm toán Nhà nước và kiểm toán hoạt động. Trong nghiên cứu sự kiện Enron-Arthur Andersen, luận văn chỉ nghiên cứu những sai lầm ở góc độ kiểm toán độc lập, không nghiên cứu về kiểm soát nội bộ và quản trị công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh và đối chiếu; kết hợp nghiên cứu tình huống và nghiên cứu các lý thuyết kinh tế để giải quyết vấn đề mà mục tiêu nghiên cứu đặt ra. 5. Kết cấu luận văn Mở đầu Chương 1: Sự kiện Enron-Arthur Andersen và các bài học rút ra cho việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập. Chương 2: Thực trạng về hệ thống kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập Việt Nam Chương 3: Áp dụng các bài học rút ra từ sự kiện Enron-Arthur Andersen cho kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam. Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục
  11. 3 CHƯƠNG I SỰ KIỆN ENRON-ARTHUR ANDERSEN VÀ CÁC BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP S ự phát triển của kiểm toán Hoa kỳ cùng với thất bại lớn nhất trong lịch sử kiểm toán, sai lầm của Arthur Andersen tại tập đoàn năng lượng Enron, là một bài học về kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán. Nghiên cứu sự kiện này trong bối cảnh ngành kiểm toán Hoa Kỳ đang trong thời kỳ phát triển cùng với những rủi ro mà sự phát triển ấy đem lại là để phần nào giúp cho người hành nghề kiểm toán Việt Nam cũng như các cơ quan quản lý Việt Nam nhận thức rõ hơn những nguy cơ sai lầm mà nghề nghiệp kiểm toán có thể mắc phải. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể vừa điều chỉnh kịp thời những sai lầm trong hoạt động kiểm toán vừa giúp sức cho hoạt động kiểm toán phát triển và thật sự là chỗ dựa đáng tin cậy cho hệ thống thông tin tài chính. 1.1.TÓM TẮT SỰ KIỆN ENRON-ARTHUR ANDERSEN (AA) 1.1.1.QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ SỤP ĐỔ CỦA ENRON Enron là một công ty chuyên cung cấp khí gas, được thành lập do sáp nhập công ty HNG vào công ty InterNorth năm 1985, đặt trụ sở chính ở Houston, Texas, Hoa Kỳ. Từ năm 1985 đến 1993, Enron đạt lợi nhuận cao trong ngành phân phối khí gas nhờ sự thay đổi chính sách quản lý của chính phủ Hoa Kỳ đối với ngành hàng này. Từ đó, Enron bắt đầu kinh doanh các lĩnh vực khác như giao dịch phái sinh về năng lượng, nước, điện, than, giấy, viễn thông, kim loại ở Mỹ, Châu Âu và nhiều nước khác. Chiến lược này đòi hỏi đầu tư rất lớn vào tài sản. Thế nhưng, những dự án này lại không hiệu quả với các khoản lỗ ước tính khoảng 10 tỉ đô la. Thêm vào đó, chi phí hoạt động của Enron từ những năm 1996 cũng tăng lên đáng kể: số lượng nhân viên tăng từ 7.500 người năm 1996 lên đến 20.000 người năm
  12. 4 2001, mức lương tăng rất cao (trong năm 2000, 200 nhà điều hành với mức lương 1 triệu đô la Mỹ/năm, trong đó, có 26 người lương trên 10 triệu đô la/năm). Tóm lại, những năm cuối thập kỷ 1990, chiến lược đầu tư không hiệu quả và sự quản lý yếu kém đã đưa Enron lâm vào những khó khăn tài chính. Enron đã vay hơn 30 tỉ đô la mà không làm ảnh hưởng đến chỉ số xếp loại tín dụng vì đã không báo cáo đầy đủ nợ phải trả và giấu lỗ. Sự khuếch trương các chiến lược kinh doanh với những ý tưởng đầy năng động của Enron cộng với thành tích trong ngành năng lượng trước đây, đã hấp dẫn các nhà đầu tư và giá cổ phiếu Enron đạt đến đỉnh cao là 90 đô la/cổ phần. Tháng 1/2000, tạp chí Fotune đã xếp Enron ở hạng thứ 18 trong 100 công ty tốt nhất của Mỹ. Theo báo cáo của Enron năm 2000, doanh thu toàn cầu đạt 100 tỉ đô la, tăng gấp 3 lần so với năm 1998; lợi nhuận tăng 40% trong 3 năm. B ất ngờ, ngày 8/11/2001, Ban giám đốc Enron công bố sửa lại báo cáo tài chính 4 năm 1997- 2000. Enron thừa nhận đã thổi phồng lợi nhuận, giấu nợ trong những thỏa thuận liên kết phức tạp. Tháng 12/2001, Enron chính thức nộp đơn xin phá sản. Đến thời điểm này, giá cổ phần Enron rơi xuống chỉ còn chưa đầy 1 đô la. 1.1.2.QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN VÀ ARTHUR ANDERSEN TỪ 1913 ĐẾN 30/08/2002 Cùng với sự phá sản của Enron là sự sụp đổ của một hãng kiểm toán lớn, danh tiếng và lâu đời Arthur Andersen (AA). Các nghiên cứu cho thấy sự cố này không phải là một trường hợp cá biệt mà là một điều không thể tránh khỏi của nghề nghiệp kiểm toán sau một thời gian dài phát triển lệch hướng đã được cảnh báo, tranh cãi nhưng không có giải pháp ngăn ngừa sự thất bại. 1.1.2.1 Quá trình phát triển của nghề nghiệp kiểm toán ở Hoa Kỳ T ừ khi ra đời đến khi phát sinh vụ Enron-AA, quá trình phát triển nghề nghiệp kiểm toán Hoa Kỳ có thể chia làm 3 giai đoạn :
  13. 5 GIAI ĐỌAN 1: từ khi ra đời đến trước những năm 1940 - Giai đọan xây dựng nghề nghiệp. Nghề kiểm tóan ở Hoa Kỳ đã ra đời trong những năm cuối thế kỷ 19. Trong giai đoạn này, các công ty kiểm toán đầu tiên được thành lập và các tổ chức nghề nghiệp của kiểm toán viên đã ra đời, trong đó có tổ chức tiền thân của Hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA) là ASCPA. Trước 1930, hoạt động kiểm toán là tự nguyện với hơn 90% công ty niêm yết tự nguyện kiểm toán. Sau khi thị trường chứng khóan sụp đổ năm 1929, ASCPA được mời tư vấn các chính sách về báo cáo tài chính. ASCPA đã đưa ra 6 nguyên lý chung về kế tóan. Nhờ đó, danh tiếng ASCPA bắt đầu nổi lên và nghề kiểm toán bắt đầu được coi trọng. Giai đoạn1933-1934 Luật Chứng khóan và Luật Ủy ban chứng khoán ra đời, bắt buộc các công ty niêm yết phải kiểm tóan. T ừ năm 1937 đến năm 1939, ASCPA thành lập Hội đồng chuyên trách về xây dựng qui trình kế tóan, chuẩn mực kế toán và thông cáo về qui trình kiểm tóan. Những nguyên lý kế tóan, qui trình kiểm tóan đầu tiên ra đời. GIAI ĐỌAN 2: thời kỳ từ những năm 1940 đến nửa đầu những năm 1960: Giai đoạn nghề nghiệp phát triển ở đỉnh cao danh tiếng và có nhiều ảnh hưởng. Trong giai đoạn này, các tổ chức nghề nghiệp kiểm toán đã đưa ra các chuẩn mực kế toán (GAAP) và các chuẩn mực kiểm tóan (GAAS) đầu tiên. Năm 1950, tất cả các bang và vùng lãnh thổ ở Mỹ ban hành luật về kế toán viên công chứng. Môn học về kế tóan, kiểm tóan được đưa vào các trường đại học. Năm 1959, AICPA thành lập Ủy ban Nguyên lý Kế tóan (APB) nhằm thực hiện các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, phát hành các công bố chính thức về GAAP. Thập kỷ những năm 1960 được đánh dấu bằng cuộc đối thọai rõ ràng về các nguyên lý kế tóan với sự tham gia tích cực của các hãng kiểm tóan và các viện nghiên cứu học thuật về kế tóan. Trong thời gian này, vai trò và uy tín của kiểm toán viên, của nghề kiểm tóan đạt ở đỉnh cao, bởi tính nghề nghiệp và chất lượng cao của nó.
  14. 6 GIAI ĐỌAN 3: Từ nửa sau những năm 1960 đến 2001: giai đoạn khủng hoảng trong nghề nghiệp với những tai tiếng và kiện tụng. Đây là giai đoạn dư luận xã hội bắt đầu lo lắng đến các vấn đề liên quan đến kiểm toán viên và các nguyên lý kế tóan do APB phát hành. Những vấn đề đe dọa uy tín nghề nghiệp bắt đầu phát sinh và ngày càng gia tăng, xuất phát từ môi trường kinh doanh, hoạt động kiểm toán và phản ứng chưa đầy đủ của các bên. V ề môi trường kinh doanh, các công ty phát triển mở rộng đầu tư ra nước ngoài, các hoạt động hợp nhất, mua bán sáp nhập phát triển mạnh, gia tăng áp lực cho các giám đốc điều hành và kế toán công ty về doanh thu, lợi nhuận. Các áp lực của khách hàng dồn lên các kiểm toán viên. Trong khi đó, Ủy ban Chống Độc quyền Liên bang, Bộ Tư pháp và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ lại cho phép cạnh tranh tự do trong ngành kiểm toán, làm cho AICPA phải xóa bỏ các điều cấm về môi giới, hoa hồng, lôi kéo khách hàng. AICPA và Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) sử dụng khái niệm “phạm vi dịch vụ” để vừa cho phép, vừa hạn chế KTV thực hiện một số dịch vụ tư vấn cho khách hàng kiểm toán. Trong hoạt động kiểm toán, mục tiêu của các hãng kiểm toán trong thời kỳ này là lợi nhuận và lợi ích của ban gíam đốc khách hàng thay cho những giá trị nghề nghiệp truyền thống là độc lập, khách quan, chính trực và lợi ích của cổ đông. Tư duy tư vấn thay cho tư duy kiểm toán; Hình ảnh công ty kiểm toán là các công ty kinh doanh tư vấn đa dịch vụ, kiểm toán viên là những nhà tư vấn tinh thông chứ không phải là những nhà xác nhận đáng tin cậy. Bên cạnh đó, cạnh tranh mãnh liệt giữa các hãng kiểm toán khiến giá phí kiểm toán hạ thấp. Các hãng kiểm toán dùng hoạt động kiểm toán để bước vào hoạt động tư vấn có phí cao. Việc theo đuổi lợi nhuận thay thế những nỗ lực hoàn thiện những gía trị nghề nghiệp. Sự bãi bỏ những điều cấm về lôi kéo khách hàng cùng với việc cho phép cung cấp dịch vụ tư vấn đã thay đổi tính chất mối quan hệ giữa kiểm toán viên với khách hàng. Có nhận định cho rằng: kiểm toán không còn là một nghề nghiệp nữa, mà là một công nghệ, kể cả sự cạnh tranh, quảng cáo giá rẻ và lôi kéo
  15. 7 khách hàng (Stephen A. Zeff, 2003) . Trong từng công ty kiểm toán, xung đột nội bộ phát sinh giữa các chủ phần hùn kiểm toán và các chủ phần hùn tư vấn, vì thu nhập từ hoạt động tư vấn cao hơn hoạt động kiểm toán. Điều đó tăng thêm áp lực lên các chủ phần hùn kiểm toán và các kiểm toán viên (KTV) vì mục tiêu tìm và giữ khách hàng. Các yêu cầu bản lĩnh nghề nghiệp bị đẩy xuống hàng thứ yếu, khiến các KTV không thể độc lập với khách hàng. Kết quả của quá trình trên là các vụ scandal tài chính nổ ra liên tục, làm phát sinh nghi ngờ về sự xác nhận của KTV vốn được xem là đáng tin cậy. Nhiều công ty kiểm toán bị dư luận phê phán, bị kiện tụng, bồi thường, chẳng hạn như sai lầm của KPMG tại Xerox Corp, Rite Aid Corp; Ernst & Young tại AOL Time Warner Inc, Cendant Corp; PWC tại IBM Corp, Lucent Technologies Inc; Deloitte Touche Tohmatsu (DTT) tại Boeing Corp (Sundi Zhao, 2006). Kết quả điều tra của SEC với PWC từ 1996 - 1998 cho thấy có 8.000 lần vi phạm tính độc lập kiểm toán viên do các kiểm toán viên đầu tư vào khách hàng kiểm toán, trong đó 86.5% là vi phạm của chủ phần hùn (Sean M.O’Conor, 2002). Trong bối cảnh đó, thái độ và phản ứng của các cơ quan quản lý và người hành nghề không được đúng mức. Các thẩm phán cho rằng KTV phải duy trì tính độc lập với khách hàng và hoàn toàn trung thực với công chúng, nhưng không có điều khoản luật nào chế tài các sai phạm của kiểm toán viên. SEC rất quan ngại về tính độc lập của KTV, nhưng không có biện pháp xử lý phù hợp. Hội nghề nghiệp cảnh báo về sự suy giảm các gía trị nghề nghiệp nhưng không có những động thái rõ rệt để điều chỉnh và kiểm soát chất lượng kiểm toán. Trước những tranh cãi và tai tiếng, động thái duy nhất của các hãng kiểm toán là tách công ty làm hai bộ phận, dịch vụ tư vấn và dịch vụ kiểm toán (Sean M.O’Conor, 2002). Nhận định của Stephen A. Zeff, giáo sư trường Đại học Rice, U.S. trong“How the U.S. Accounting Profession got where it is today”(2003) , Accounting Horizons, US, Volume 17, No.3.
  16. 8 Tóm lại, nghề kiểm toán hình thành từ cuối thế kỷ 19, trên nền tảng là những giá trị nghề nghiệp độc lập, chính trực, khách quan và năng lực chuyên môn. Đến những năm 1960, nghề kiểm toán đã đạt được vị trí là chỗ dựa tin cậy của công chúng. Cùng với sự phát triển kinh tế toàn cầu, tác động của tăng trưởng và cạnh tranh, nghề kiểm toán thật sự phát triển về qui mô và tổ chức, nhưng đồng thời xa dần các giá trị nghề nghiệp, làm suy giảm chất lượng kiểm toán. Những tai tiếng và tranh cãi phát sinh. Những nhà nghiên cứu và thực hành, SEC, Hiệp hội nghề nghiệp và các hãng kiểm toán đều nhận thấy những nguy cơ trong hơn 30 năm trước khi AA sụp đổ. Kết quả là nghề nghiệp kiểm tóan Hoa Kỳ phải đi đến chỗ mà nó không thể tránh khỏi: suy thoái các giá trị nghề nghiệp và suy giảm niềm tin trong công chúng. 1.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Arthur Andersen Lịch sử của Arthur Andersen Tại thời điểm sụp đổ, Arthur Andersen LLP là một trong 5 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới (Big 5), có lịch sử phát triển lâu đời nhất nước Mỹ. Arthur E. Andersen là người sáng lập Công ty từ năm 1913, cũng là người sáng lập ngành kiểm toán Mỹ. Từ 1913-1983, Arthur E. Andersen và những người kế nhiệm đã điều hành công ty với triết lý đạo đức và danh dự nghề nghiệp. Lợi ích của cổ đông và chất lượng dịch vụ được đặt lên hàng đầu. Trong thời kỳ này, AA nổi tiếng với những chuẩn mực vàng và đội ngũ kiểm toán viên đầy năng lực và chính trực. Từ năm 1984 đến khi sụp đổ, cũng như các hãng kiểm toán khác, AA đã thay đổi tư duy và mục tiêu hoạt động. Ngày 01/05/2002, trong chương trình Fronline trên đài PBS, Joe Berardino, giám đốc AA toàn cầu đã xác định công việc của kiểm toán viên là giúp khách hàng giành được mục tiêu kinh doanh (Barbara Ley Toffler, 2003). AA trở thành một công ty cung cấp đa dịch vụ, đặc biệt là các dịch vụ tư vấn được thực hiện cho các khách hàng kiểm toán. Hoạt động tư vấn dần dần chiếm ưu thế cả về doanh thu và tỉ suất lợi nhuận. Kiểm toán viên được động viên bằng các chính sách lương thưởng gắn liền với doanh thu và quan hệ khách hàng hơn là năng lực kiểm toán. Xung đột lợi ích giữa kiểm toán viên làm công tác kiểm toán và kiểm
  17. 9 toán viên làm dịch vụ tư vấn vì thế cũng ngày càng sâu sắc thêm. Mục tiêu hoạt động thay đổi cùng với xung đột lợi ích đã làm suy yếu tính độc lập của kiểm toán viên. Lịch sử các vụ tai tiếng của AA trước và sau vụ Enron. Trong tình hình đó, từ những năm 1970, AA đã có liên quan trong nhiều vụ scandal tài chính và đến những năm 1990 là giai đoạn bùng nổ; Những vụ điển hình như: - Chicken Boston (1993): AA ký hợp đồng kiểm toán với mức phí $50.000 để đồng thời đạt được thỏa thuận cung cấp dịch vụ tư vấn $3 triệu. Trong vụ này AA giúp khách hàng để ngoài sổ sách khoản lỗ về chi phí nhượng quyền, làm tăng lợi nhuận và nâng cao chỉ số thanh khoản; Nhờ đó, Boston Chicken thành công khi đưa cổ phiếu ra thị trường lần đầu. Sau đó không lâu, công ty này phá sản và AA phải chịu phạt $10 triệu. - Sunbeam Corp: Tháng 5/2001, AA phải trả tiền bồi thường $110 triệu vì đã để Sunbeam Corp thổi phồng doanh thu và lợi nhuận trong báo cáo tài chính năm 1997 và 1998. - Waste Management: Tháng 6/2001, Andersen phải trả $107 triệu bồi thường, trong đó có 7 triệu nộp cho Ủy ban Chứng khoán. - AA còn dính líu với nhiều vụ khác, chẳng hạn như Global Crossing, Quest Communication, Peregrine & WorldCom (David N. Casuto, 2006) Như vậy vụ Enron không phải là lần đầu sai phạm của AA; đặc biệt hơn, đây là một vụ án hình sự chưa có tiền lệ đối với các hãng kiểm toán thời bấy giờ. Tóm lại, AA đã ra đời và phát triển trong gần 70 năm với danh tiếng là một công ty vì nghề nghiệp hơn vì lợi nhuận, nhưng sau đó đã thay đổi mục tiêu hoạt động và đó là mầm mống của sự sụp đổ. Sự kiện Enron – AA sụp đổ và những mốc thời gian quan trọng được trình bày trong Phụ lục số 1
  18. 10 1.1.3.NHỮNG SAI PHẠM VỀ KẾ TOÁN CỦA ENRON Đề hiểu được bản chất của sự kiện Enron-AA và phân tích các vấn đề liên quan, cần tìm hiểu sâu hơn về những sai phạm về kế toán của Enron mà trong đó AA có một tác động quan trọng. Những năm cuối 1990 cho đến ngày sụp đổ, những thất bại trong chiến lược kinh doanh và sự yếu kém trong quản trị đã đẩy Enron vào tình trạng khó khăn về tài chính. Lúc này, Ban Giám đốc Enron cần tiền để đáp ứng nhu cầu vốn đang bị thâm hụt và cần những số liệu về doanh thu và lợi nhuận phù hợp với qui mô đầu tư của Công ty. Ban Giám đốc Enron thấy rằng nếu báo cáo trung thực tình hình tài chính thì hệ số nợ và lỗ rất cao, kéo theo phản ứng của cổ đông và các ngân hàng, làm ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn và hoạt động huy động vốn và không có lợi cho Ban giám đốc Enron. Ban Giám đốc Enron đã quyết định sử dụng những phương cách gian lận về kế toán để huy động tiền mà không làm tăng hệ số nợ, nhờ đó giá thị trường của cổ phiếu Enron tiếp tục tăng. Những phương cách này rất nhiều kiểu, có thể xem xét ba kiểu tiêu biểu sau đây: - Sử dụng hợp đồng trả trước: Enron vay các ngân hàng nhưng không ghi nhận đúng bản chất các khoản nợ phải trả, mà ghi nhận là “giao dịch kinh doanh năng lượng tương lai”. Trong đó, khoản tiền vay ghi là doanh thu bán hàng, lãi vay ghi là chi phí rủi ro về giá. Enron vay khoảng 8.6 tỉ, nhưng không công bố là nợ vay trên các báo cáo tài chính. - Lạm dụng phương pháp giá trị hợp lý: Enron lợi dụng sự cho phép áp dụng phương pháp giá trị hợp lý để đánh giá cao hơn giá trị thực các tài sản không có giá thị trường hoặc khó xác định; hoặc để ước tính lãi các dự án đầu tư và ghi nhận lãi ngay mặc dù dự án chưa hoạt động; hoặc ghi nhận doanh thu và lợi nhuận ngay khi ký kết các hợp đồng tương lai dài hạn. - Tạo ra các đơn vị vì mục đích đặc biệt (SPE): Ban giám đốc Enron lập ra nhiều doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ thực hiện một mục đích nhất định. Các doanh nghiệp này là “công cụ” thực hiện các giao dịch phức tạp
  19. 11 nhằm che đậy tình hình tài chính thực và tạo ra các khoản lãi ảo cho Enron, đồng thời là cơ sở để thực hiện các hành vi biển thủ tài sản. Điều quan trọng là các báo cáo tài chính của các SPE không được hợp nhất vào báo cáo tài chính của Enron. Bằng ba cách tiêu biểu (chưa phải là tất cả), Enron đã vi phạm nghiêm trọng GAAP ở nhiều khía cạnh và công bố thông tin tài chính không trung thực và hợp lý trong nhiều năm như nhận định của George J.Benston và Al L.Hartgrave (2002). Chi tiết các giao dịch này được trình bày trong phụ lục số 2. 1.1.4.VAI TRÒ VÀ NHỮNG SAI TRÁI CỦA ARTHUR ANDERSEN TRONG VỤ ENRON 1.1.4.1.Vai trò của AA trong vụ Enron AA là hãng kiểm toán duy nhất đã phục vụ Enron từ khi Enron thành lập (1985) cho đến khi Enron phá sản (2001). AA cung cấp cho Enron dịch vụ kiểm toán độc lập và các dịch vụ phi kiểm toán, bao gồm kiểm toán nội bộ, tư vấn kế toán, tư vấn kinh doanh, tư vấn thuế, tư vấn nhân lực, dịch vụ tin học Những nhà quản lý cấp cao của Enron từng là chủ phần hùn, kiểm toán viên cao cấp của AA; ngược lại nhiều chủ phần hùn, kiểm toán viên của AA từng là nhà quản lý của Enron. Những năm 1990, AA đặt văn phòng trong trụ sở chính của Enron tại Houston, US. AA thuê đội kiểm toán viên nội bộ 40 người của Enron, và bổ sung thêm thành một lực lượng 150 người, để thực hiện dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ tư vấn cho riêng Enron. Nhân viên AA thường trực tham gia vào hầu hết những giao dịch hàng ngày của Enron. Bộ phận kiểm soát chuẩn mực nghề nghiệp của AA từ Chicago cũng được điều về đây để hỗ trợ tại chỗ. Do những mối quan hệ mật thiết trên, AA đã tham gia thiết kế cấu trúc các SPE và các giao dịch khống, ghi sổ và lập báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ và công bố thông tin, kể cả các thông tin sai sự thật, thổi phồng doanh thu, lợi nhuận,
  20. 12 dấu nợ và lỗ để lừa dối nhà đầu tư và những người sử dụng thông tin tài chính của Enron. Cụ thể là: - AA đã cùng ban giám đốc Enron thiết kế các qui trình kế toán phức tạp và phản ánh các nghiệp vụ không đúng bản chất của giao dịch. - Dựa vào các khe hở của luật định, AA tư vấn cho Enron các phương cách tránh né, không tuân thủ các chuẩn mực kế toán và các qui định. - AA là hậu thuẫn để ban giám đốc khách hàng mạnh dạn vi phạm. Theo báo cáo điều tra của William Powers(2002), AA đã thừa nhận vai trò thiết kế các SPE với mức phí tư vấn được hưởng là $5,7 triệu từ 1997 đến 2001. Dưới góc độ KTV, AA đã đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi xác nhận tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính của Enron trong nhiều năm. AA cũng không báo cáo những phát hiện gian lận và sai trái của Enron với Ủy ban kiểm toán, Hội đồng quản trị và Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ theo chuẩn mực và qui định. Tóm lại, AA đóng một vai trò rất quan trọng trong sự gian lận và lừa dối của Enron. Nếu AA làm đúng vai trò người xác nhận chính trực và khách quan thì vụ Enron có thể đã không trở nên nghiêm trọng. 1.1.4.2. Những sai trái của AA trong vụ Enron Phần dưới đây phân tích sâu các sai phạm của AA dưới góc độ chuẩn mực chuyên môn và chuẩn mực đạo đức: Về chuyên môn, Arthur Andersen đã có những sai phạm sau: - Không đưa ra đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của Enron khi mà Enron đang đứng trước khó khăn về tài chính và khả năng phá sản. - Không thực hiện đầy đủ qui trình kiểm toán để xác định mối quan hệ với các bên liên quan và yêu cầu Enron công bố. - Không đánh giá đúng mức rủi ro và gian lận khi tham gia kiểm toán cho khách hàng không chính trực như Enron.
  21. 13 - Không yêu cầu Enron công bố lại ngay khi phát hiện các sự kiện xảy ra sau khi kết thúc niên độ. - Không lập hồ sơ kiểm toán đầy đủ về quá trình áp dụng phương pháp giá trị hợp lý, về khả năng hoạt động liên tục và hủy chứng từ, tài liệu liên quan đến Enron khi vụ việc đang trong tình hình căng thẳng và bị điều tra . - Không đưa ra ý kiến kiểm toán phù hợp khi đánh giá tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính. - Không thông báo các gian lận tài chính và biển thủ của Ban Giám đốc khách hàng cho Ủy ban kiểm toán, hội đồng quản trị của Enron và Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ - Không công bố thông tin về các quan hệ của đội ngũ kiểm toán viên AA và Ban giám đốc Enron, các khoản phí kiểm toán, phí dịch vụ tư vấn của các hợp đồng kiểm toán, hợp đồng tư vấn hàng năm và từng lần của AA với Enron, cũng như thu nhập của các chủ phần hùn kiểm toán và các kiểm toán viên. Về đạo đức, AA đã bị xem là vi phạm chuẩn mực: - AA đã vi phạm tính độc lập của kiểm toán viên cả hình thức và bản chất. AA vừa là nhà xác nhận, vừa là nhà tư vấn các dịch vụ phi kiểm toán cho Enron. AA đã cộng tác với khách hàng thực hiện các gian lận kế toán và tài chính thay vì phát hiện và công bố chúng. - Với tư cách của một hãng kiểm toán hoạt động vì sự tin cậy của công chúng, AA đã dựa vào những lỗ hổng trong chuẩn mực và qui định để tư vấn cho ban giám đốc Enron lách luật, hoặc chỉ tuân thủ về mặt hình thức và ở mức độ thấp nhất.