Luận văn Động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên trường đại học lao động xã hội Hà Nội

pdf 106 trang vuhoa 25/08/2022 4020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên trường đại học lao động xã hội Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_dong_co_hien_mau_nhan_dao_cua_sinh_vien_truong_dai.pdf

Nội dung text: Luận văn Động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên trường đại học lao động xã hội Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN VŨ THỊ NGỌC TUYẾT ĐỘNG CƠ HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 603180 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ KHANH Hà Nội-2011
  2. LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là Vũ Thị Ngọc Tuyết, sinh ngày 12/07/1986. Tôi xin cam đoan bài Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lê Khanh. Luận văn này chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước khi trình bày, bảo vệ và công nhận bởi “Hội đồng đánh giá Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Tâm lý học”. Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam đoan trên. Tác giả Vũ Thị Ngọc Tuyết
  3. Lời cảm ơn Để hoàn thành chương trình Cao học và Luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của Quý thầy cô trong trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý thầy cô trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy cô đã tận tình chỉ dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS. TS Lê Khanh- người thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành Luận văn tốt nghiệp. Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban chấp hành Hội sinh viên, Đoàn thanh niên và các bạn sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện Luận văn nhưng không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong nhận được đóng góp của Quý thầy cô và các bạn. Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2011 Học viên Vũ Thị Ngọc Tuyết
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Khách thể nghiên cứu. 2 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. 2 6. Giả thuyết nghiên cứu 3 7. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 8. Phương pháp nghiên cứu 3 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 4 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu động cơ 4 1.1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu động cơ ở nước ngoài 4 1.1.2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu động cơ ở trong nước. 9 1.2 Một số vấn đề lí luận về động cơ và động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên 12 1.2.1 Một số vấn đề lí luận về động cơ hoạt động trong tâm lý học 12 1.2.2 Một số vấn đề lí luận về động cơ hiến máu nhân đạo của 24 1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng tới động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên 31 1.3.1 Yếu tố chủ quan 31 1.3.2 Yếu tố khách quan 33 Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36 2.1 Tổ chức nghiên cứu 37 2.1.1 Tổ chức nghiên cứu lý luận 37 2.1.2 Khách thể nghiên cứu. 37 2.2 Phương pháp nghiên cứu 38
  5. 2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 38 2.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 38 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN 44 3.1 Động cơ hiến máu nhân đạo chủ yếu của sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội 44 3.2 Động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội 47 3.2.1 Động cơ hiến máu nhân đạo thể hiện ở mặt nhận thức 47 3.2.2 Động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên thể hiện ở mặt xúc cảm 54 3.2.3 Động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên thể hiện ở mặt hành vi 58 3.2.4 Sự tác động qua lại giữa các mặt biểu hiện của động cơ 66 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên trường ĐH Lao động Xã hội Hà Nội 67 3.4 Mô tả chân dung tâm lý 74 3.4.1 Mô tả chân dung sinh viên V.V.H 74 3.4.2 Mô tả chân dung sinh viên N.A.T 77 KẾT LUẬN 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC 85
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên 44 Bảng 3.2: Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hiến máu nhân đạo 50 Bảng 3.3: Động cơ hiến máu nhân đạo thể hiện ở mặt cảm xúc 55 Bảng 3.4: Động cơ hiến máu nhân đạo biểu hiện ở mặt hành vi 59 Bảng 3.5: Số lần hiến máu nhân đạo của sinh viên 64 Bảng 3.6: Hệ số tương quan Pearson 66 Bảng 3.7: Các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội 68
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên 45 Biểu đồ 3.2: Tầm quan trọng của hành động HMNĐ 48 Biểu đồ 3.3: Nhận thức của sinh viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hiến máu nhân đạo 52 Biểu đồ 3.4: Động cơ hiến máu nhân đạo biểu hiện ở mặt hành vi 60 Biểu đồ 3.5: Số lần hiến máu nhân đạo của sinh viên 64
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Máu là tài sản vô giá, đảm bảo con người tồn tại và phát triển. Hàng năm số lượng người bị tai nạn giao thông, cấp cứu, các bệnh nhân mắc bệnh về máu ngày càng tăng lên nhưng lượng maú thu được không đủ để đáp ứng nhu cầu. Theo ước tính của tổ chức y tế thế giới (WHO), mỗi năm Việt Nam cần khoảng 16.000.000 đơn vị máu, song đến nay lượng máu thu được mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu. Do đó vấn đề hiến máu nhân đạo (HMNĐ) ngày càng trở nên cấp thiết, thu hút sự quan tâm và tuyên truyền của toàn xã hội. Trong những năm gần đây, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh Niên Việt Nam và Hội sinh viên Việt Nam đã nêu quyết tâm phát động, làm hình thành và phát triển mạnh mẽ các phong trào sinh viên tình nguyện. Phong trào sinh viên tình nguyện đã thực sự có được những chuyển biến tích cực, khơi dậy và phát huy được tối đa sức mạnh, khát vọng của tuổi trẻ, khẳng định được sức sống mãnh liệt của nó trong những điều kiện mới. HMNĐ là một trong những phong trào thu hút được sự quan tâm của đông đảo sinh viên trong cả nước. HMNĐ là một trong những nghĩa cử cao đẹp, là việc làm thể hiện tính nhân văn cao cả. Lượng máu được hiến sẽ mang đến niềm tin, hy vọng cho sự sống của con người. Tại Việt Nam hiện nay, phần lớn lượng máu được cung cấp từ những người HMNĐ, trong đó đa phần là sinh viên (chiếm khoảng 90%). Năm 2010, hàng trăm nghìn sinh viên đã tham gia HMNĐ, lượng máu thu được là 107.367 đơn vị máu, góp phần không nhỏ cứu sống hàng nghìn người bệnh. Tuy nhiên hiện nay, số lượng sinh viên tham gia HMNĐ vẫn còn hạn chế. Hơn nữa, hành vi HMNĐ của họ chủ yếu được thúc đẩy bởi động cơ nào vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và bài bản. 1
  9. Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên trường Đại học Lao động Xã hội Hà Nội (ĐHLĐXHHN)” với mong muốn tìm ra động cơ chủ yếu của sinh viên khi tham gia HMNĐ, qua đó đề xuất các kiến nghị nhằm giáo dục, bồi dưỡng những động cơ tốt đẹp khi HMNĐ của sinh viên, đồng thời trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị góp phần đẩy mạnh phong trào HMNĐ ở sinh viên 2. Mục đích nghiên cứu Chỉ ra động cơ chủ yếu (được nhiều sinh viên lựa chọn nhất) và thực trạng động cơ này ở những sinh viên có hành động HMNĐ. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm phát triển động cơ đúng đắn phù hợp với ý nghĩa của động cơ HMNĐ của sinh viên trong thời gian tới, từ đó thúc đẩy phong trào HMNĐ của sinh viên. 3. Đối tượng nghiên cứu Chỉ ra động cơ chủ yếu thúc đẩy sinh viên HMNĐ và thực trạng hiện nay của động cơ này ở sinh viên có hành vi HMNĐ. 4. Khách thể nghiên cứu. - 300 sinh viên đã HMNĐ của trường ĐHLĐXHHN, bao gồm: + Giới tính: 130 nam sinh viên và 170 nữ sinh viên + Khối lớp: 100 sinh viên năm thứ nhất, 100 sinh viên năm thứ hai, 100 sinh viên năm thứ ba - 03 cán bộ Đoàn, Hội trực tiếp lãnh đạo phong trào HMNĐ của trường ĐHLĐXHHN - 10 sinh viên là thành viên Đội thanh niên tình nguyện vận động HMNĐ trường ĐHLĐXHHN 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu. - Chỉ ra động cơ chủ yếu thúc đẩy hành động HMNĐ của sinh viên - Địa bàn nghiên cứu: trường ĐHLĐXHHN 2
  10. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11/2010 đến tháng 12/2011 6. Giả thuyết nghiên cứu Chúng tôi cho rằng: Động cơ vì sự sống của người bệnh đang thiếu máu trầm trọng là động cơ chủ yếu của sinh viên hiến máu nhân đạo. Tuy vậy, tỷ lệ số người lựa chọn động cơ chủ yếu này cũng chưa cao. Có nhiều lí do dẫn tới thực trạng đó, song chúng tôi cho rằng những bất cập trong công tác giáo dục nói chung của gia đình, nhà trường và xã hội hiện nay là lý do chính. 7. Nhiệm vụ nghiên cứu 7.1 Nghiên cứu lý luận về động cơ nói chung, động cơ HMNĐ nói riêng và những yếu tố ảnh hưởng đến động cơ HMNĐ của sinh viên nhằm xây dựng cơ sở lí luận của luận văn. 7.2 Điều tra thực tiễn để chỉ ra động cơ chủ yếu của sinh viên hiến máu nhân đạo và thực trạng động cơ này ở những sinh viên có hành động HMNĐ 7.3 Đề xuất các kiến nghị nhằm phát triển động cơ HMNĐ, góp phần thúc đẩy phong trào HMNĐ trong sinh viên phát triển mạnh hơn . 8. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp chuyên gia - Phương pháp phỏng vấn sâu - Phương pháp mô tả chân dung tâm lý - Phương pháp thảo luận nhóm có điều khiển - Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học 3
  11. Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu động cơ 1.1.1 Sơ lược lịch sử nghiên cứu động cơ ở nước ngoài Động cơ là một hiện tượng tâm lý phức tạp, có vị trí rất quan trọng trong cấu trúc nhân cách của con người. S. Freud (1856- 1939) bác sĩ tâm thần người Áo, đại diện tiêu biểu của trường phái Phân tâm học đã tuyệt đối hoá vai trò của yếu tố bản năng, coi đó là động cơ cơ bản của hành vi con người. S. Freud đã khẳng định “libido” là căn nguyên cội nguồn của mọi hành vi con người, ông khẳng định yếu tố bản năng, mà trước hết bản năng tính dục là cội nguồn căn bản nhất thúc đẩy mọi hoạt động của con người. Ông cũng cho rằng: Trong đời sống tâm lý con người, không phải hành vi ý thức là chủ yếu và cơ bản nhất mà hành vi vô thức mới chiếm vị trí trung tâm và có vai trò quyết định đến đời sống tâm lý con người. Ông đã dùng hình ảnh tảng băng trôi để ví hai tầng bậc ý thức và vô thức của đời sống tâm lí con người, phần nổi trên mặt nước (có thể nhìn thấy chiếm phần rất nhỏ của toàn bộ tảng băng) là phần ý thức, phần chìm trong nước là phần lớn nhất quy định trọng tâm, phương hướng chuyển động của toàn bộ tảng băng trôi được ông ví là tầng vô thức [12, tr. 60-88]. Trong khi đó, A.Adler (đại diện cho trường phái phân tâm mới) lại cho rằng yếu tố cơ bản thúc đẩy hành vi của con người, không phải là yếu tố bản năng tình dục như quan niệm của trường phái Phân tâm học cổ điển mà là yếu tố quyền lực. Nếu Phân tâm học cổ điển miêu tả con người như nạn nhân của bản năng, buộc phải chịu đựng những điều bất hạnh của sức mạnh sinh học và những trải nghiệm thời thơ ấu như một định mệnh, thì A.Adler coi cá nhân trước hết là một thực thể xã hội có ý thức chứ không phải vô thức, ý thức nằm ở cốt lõi của nhân cách, mỗi chúng ta tự tham gia tạo dựng nên chính bản thân chúng ta và định hướng cho tương lai một cách tích cực. 4
  12. Theo A.Adler động lực cơ bản của hành vi con người là ý chí quyền lực, ý chí hùng mạnh, nhưng đối với ông, ý chí quyền lực lại được coi như một năng lực bẩm sinh, một sức mạnh bản năng, nên quan niệm này về động lực hành vi con người không khác gì mấy so với quan niệm của Freud [12, tr. 88- 89]. . Bên cạnh những quan điểm nêu trên, còn có những quan niệm khác nhau của Karen Honey, Erich Fromm về động cơ thúc đẩy hành vi con người, những quan điểm này đã chú ý tới sự ảnh hưởng xã hội đối với hành vi của con người, nhưng trong cách giải thích của họ, yếu tố bản năng vẫn được coi là yếu tố giữ vai trò chính đối với sự thúc đẩy hành vi của con người. Tóm lại, Phân tâm học đã xem xét vấn đề động cơ dưới góc độ sinh học thuần tuý mà chưa chú ý đầy đủ tới bản chất xã hội của nó, họ đặc biệt chú ý tới bản năng, nhất là bản năng tính dục là yếu tố cơ bản nhất thúc đẩy hành vi con người. Do đó, họ đã dành vai trò quyết định đời sống tâm lý con người cho vô thức, nên toàn bộ hệ thống động cơ của con người đều có bản chất là bản năng vô thức. A. Bandura là đại diện tiêu biểu của trường phái Tâm lý học Hành vi mới. Ông không chỉ quan tâm tới những kích thích bên ngoài đang trực tiếp tác động vào con người mà còn đề cập đến yếu tố nhận thức của con người, phân tích những kích thích đó trước khi đưa ra một hành động đáp lại chúng một cách hợp lý. Ông còn cho rằng, những ý nghĩ về cái có thể có trong tương lai cũng có thể thúc đẩy con người hành động. Do đó trước khi hành động, nhận thức của mình giúp con người đặt ra được cho mình những mục tiêu để vươn tới. Mỗi khi hành động của mình đạt được mục tiêu đề ra hay thất bại trong khi thực hiện mục tiêu đó, con người thường thưởng hoặc phạt chính mình, nó trở thành phương pháp điều chỉnh hành vi của chính chúng ta. Bên cạnh đó tác giả còn cho rằng: Hành vi của chính chúng ta trong quá khứ có thể 5
  13. trở thành điểm tham chiếu trong việc đánh giá hành vi hiện tại, đồng thời là động cơ thực hiện tốt những hoạt động trong tương lai. Ở đây tác giả đề cập đến tính hiệu quả của hành động, chính là phụ thuộc vào niềm tin cá nhân, vào bản thân mình có thể đạt được hay không đạt được mục tiêu đề ra, do đó đã hình thành ý thức về tính hiệu quả hoạt động của bản thân, ý thức đã tham gia vào sự lựa chọn hành vi và mức độ khó khăn trong khi thực hiện hành vi trong những tình huống nhất định [12, tr. 108-112]. Còn Gordon Allport- một đại diện nổi tiếng của trường phái Tâm lý học Nhân văn thì cho rằng, động cơ là vấn đề trung tâm của bất kì lý thuyết nhân cách nào. Theo Allport chỉ cái mà chúng ta muốn có trong tương lai và cái mà chúng ta nỗ lực muốn có ngay lúc này mới là những cái có ý nghĩa thúc đẩy (động cơ) hành vi của chúng ta, cái thuộc về quá khứ không có chức năng thúc đẩy động cơ. Vậy động cơ thúc đẩy người lớn hoạt động không thể được hiểu thông qua phân tích những gì đã diễn ra thời thơ ấu, mà phải điều tra xem tại sao người đó đang cư xử như họ đang làm tại thời điểm hiện tại. Có nghĩa là động cơ của người lớn không có liên hệ về chức năng với những kinh nghiệm trước kia. Từ đó ông đưa ra quan niệm về tính tự trị của động cơ và cho đó là cơ chế làm nảy sinh động cơ mới [12, tr. 120-136]. Cùng với trường phái đó, Carl Roger thì đề cập tới khái niệm “khuynh hướng hiện thực hoá” là những gì được lập trình sẵn trong cấu trúc di truyền của mỗi người được hiểu là động cơ bản năng là những gì đã được tiền định từ trước bây giờ chỉ cần hiện thức hoá cái có sẵn đó ra ngoài, vậy động cơ bản năng của con người chỉ cần hiện thực hoá, duy trì củng cố cái tôi, con người bị thúc đẩy bởi một khuynh hướng bẩm sinh nhằm hiện thực hoá, bảo toàn và cải biến cái tôi. Khuynh hướng hiện thực hoá bắt đầu từ trong trứng nước, bao gồm toàn bộ những nhu cầu về tâm- sinh lý, làm cho sự trưởng thành của con người được thuận lợi bằng cách cung cấp sự phân biệt các bộ phận của cơ thể 6
  14. và sự phát triển các chức năng tâm- sinh lý (sự phát triển đã được xác định về mặt di truyền, đã được lập trình trong cấu tạo di truyền của chúng ta). Theo Rogers, mặc dù những biến đổi như thế đã được quyết định về mặt di truyền song, quá trình tiến tới sự phát triển đầy đủ của con người vẫn không mang tính tự động, mà còn tuỳ thuộc vào sự tương tác của chủ thể với môi trường trên cơ sở nhận thức của nó về môi trường. Các tác giả trên đều coi động cơ con người là vấn đề trung tâm, tuy nhiên giữa các tác giả lại có quan điểm rất khác nhau khi bàn về nội hàm của khái niệm động cơ. Quan điểm thứ nhất lý giải bản chất động cơ con người theo hướng sinh vật hoá. Những người theo quan điểm này cho rằng, bản năng sẵn có từ khi con người mới sinh là động lực thúc đẩy (động cơ) mọi hoạt động của con người. Do đó theo họ, về bản chất động cơ của con người mang tính vô thức (S.Freud, A.Adler, ). Quan điểm thứ hai, một mặt thừa nhận nhu cầu và động cơ của con người là bẩm sinh, có bản chất sinh học, mặt khác lại cho rằng trước khi hành động, nhận thức của con người giúp họ đặt ra những mục tiêu để vươn tới (Bandura), con người có khả năng nhận thức những tác động đến từ môi trường; có khả năng lựa chọn cách tốt nhất để thoả mãn, hiện thực hoá nhu cầu và động cơ của mình (Roger, Allport, ). Nói cách khác, theo họ sự hình thành động cơ hoạt động của con người diễn ra một cách có ý thức trên nền tảng bền vững của bẩm sinh và di truyền. Điều đó có nghĩa là di truyền và bẩm sinh vẫn là yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển động cơ con người. Khác với quan điểm trên, vấn đề động cơ trong tâm lý học hoạt động được giải quyết trên cơ sở các luận điểm trong triết học của C.Mác và Enghen về vấn đề bản chất con người và động lực thúc đẩy hoạt động của con người. Các nhà tâm lý học hoạt động cho rằng: Nghiên cứu động cơ con người phải xuất phát từ hoạt động thực tiễn của cá nhân trong những điều kiện xã hội lịch 7
  15. sử nhất định. Trong Luận văn này, chúng tôi tán thành và sử dụng quan điểm của Tâm lý học hoạt động về động cơ. X.L.Rubinstine coi động cơ xuất phát từ nhu cầu và nhiệm vụ của cuộc sống có tính chất thứ bậc. Động cơ là sự quy định về mặt chủ quan hành vi của con người. Sự quy định này được thực hiện gián tiếp bằng quá trình phản ánh thế giới đó, thông qua động cơ con người liên kết với bối cảnh hiện thực. Ông chỉ ra hai khuynh hướng động cơ là khuynh hướng động cơ nghĩa vụ và khuynh hướng động cơ ham thích. Đồng thời nhấn mạnh động cơ là đặc trưng chủ yếu của tâm lý con người, thúc đẩy và điều khiển mọi hoạt động của con người. A.N.Leonchiev nhấn mạnh nhân cách là kết quả của quá trình tác động qua lại lẫn nhau của nhiều hoạt động khác nhau mà giữa chúng có mối quan hệ và được sắp xếp theo thứ bậc, nhân cách được bộc lộ ra như là một tổng hoà các mối quan hệ có thứ bậc của các hoạt động, mỗi một hoạt động có thể được thúc đẩy bởi nhiều động cơ khác nhau, trong quá trình tác động qua lại của nhiều hoạt động khác nhau đã làm xuất hiện hiện tượng phân đôi chức năng giữa các động cơ của cùng một hoạt động thành một bên có chức năng tạo ý (đồng thời có chức năng thúc đẩy) và một bên chỉ là chức năng thúc đẩy, không có chức năng tạo ý. Chức năng tạo ý xuất hiện từ những động cơ mà trong quá trình hoạt động chúng làm xuất hiện ở chủ thế mối quan hệ thiết thân với đối tượng, mang lại cho chủ thể một ý nghĩa đặc biệt chi phối lối sống của nó, quy định sự biểu hiện hành vi của nó. Nói cách khác, nó gắn liền một cách trực tiếp với sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Trong khi đó cũng trong hoạt động này những động cơ khác không mang lại cho cá nhân những trải nghiệm như vậy mà chỉ có chức năng kích thích đơn thuần. Điều đó cho phép chúng ta hiểu được những quan hệ chủ yếu nói lên đặc trưng của lĩnh vực động cơ của nhân cách, quan hệ thứ bậc của các động cơ. 8
  16. Thứ bậc của động cơ này làm thành một trường động cơ chiếm vị trí trung tâm trong cấu trúc nhân cách. Thứ bậc của các hoạt động được thực hiện thông qua thứ bậc của các động cơ tạo ý phù hợp với nó. Tâm lý học hoạt động trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã khẳng định rằng: Cũng như các hiện tượng tâm lý khác, động cơ hoạt động của con người là sự phản ánh chủ quan các giá trị xã hội khách quan; cũng như các chức năng tâm lý cấp cao khác, động cơ hoạt động của con người không có ngay từ lúc mới sinh. Trong quá trình phát sinh cá thể, hệ thống động cơ của con người được hình thành và phát triển dần dần trên cơ sở cá nhân bằng hoạt động và giao lưu ngày càng được mở rộng các mối quan hệ xã hội của mình, tiếp thu các giá trị xã hội khác nhau, biến chúng thành giá trị của bản thân, đem lại cho chúng những ý nghĩa nhân cách riêng biệt, đó là một quá trình lĩnh hội có chọn lọc các giá trị xã hội phù hợp với quan điểm riêng, phù hợp với vị trí, vai trò của mỗi người trong hệ thống các mối quan hệ xã hội mà họ gia nhập vào. Có nghĩa là động cơ hoạt động của con người được hình thành và phát triển ngay trong quá trình con người hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội mà nó gia nhập vào một cách có ý thức. Động cơ hoạt động của con người do đó có bản chất xã hội không tách tời khỏi sự vận động, phát triển của ý thức. 1.1.2 Sơ lược lịch sử nghiên cứu động cơ ở trong nước. Ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về động cơ dựa vào cơ sở lý luận và phương pháp luận của tâm lý học hoạt động. Các công trình nghiên cứu về động cơ đã được các nhà nghiên cứu đề cập ở nhiều góc độ, lĩnh vực khác nhau, ngày càng khẳng định được tầm quan trọng của nó đối với đời sống tâm lý mỗi con người. Năm 2004 tác giả Trần Thị Thìn với công trình nghiên cứu: “Động cơ học tập của sinh viên sư phạm- thực trạng và phương hướng giáo dục” đã khái 9
  17. quát những vấn đề lý luận về động cơ mà các nhà tâm lý học Phương Tây, tâm lý học Xô Viết và tâm lý học Việt Nam nghiên cứu và đặc biệt tác giả đi sâu tìm hiểu những lí luận liên quan đến động cơ học tập. Với những tìm tòi trong nghiên cứu của mình tác giả đã định nghĩa: Động cơ là những cái trở thành yếu tố tâm lý hướng dẫn thúc đâỷ con người tích cực hoạt động đạt mục đích nhất định”. Động cơ thể hiện rất phong phú, đa dạng trong nhu cầu, hứng thú, mục đích, kỳ vọng và nguyên nhân, lý do khiến chủ thể tích cực, say mê hoạt động. Từ nghiên cứu của mình, tác giả đã kết luận động cơ là một cấu trúc trung tâm của nhân cách- có bản chất xã hội, tính ý thức, tính hiệu lực và quan hệ thứ bậc trong cấu trúc các động cơ. Động cơ có chức năng hướng dẫn và kích thích hoạt động, quy định tính tích cực và chiều hướng phát triển nhân cách. Bên cạnh những nghiên cứu về động cơ nói chung làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu của mình tác giả đi sâu vào nghiên cứu động cơ học tập của sinh viên sư phạm. Năm 2005, tác giả Nguyễn Thị Lệ Thu với công trình nghiên cứu “Động cơ học tập của học sinh trường phổ thông trung học- Huyện Hạ Hoà- Tỉnh Phú Thọ”. Năm 2006, tác giả Trần Thị Thơm với công trình nghiên cứu: “Động cơ học tập chuyên ngành Tâm lý học của sinh viên khoa Tâm lý học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”. Năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Huyên với công trình nghiên cứu: “Tìm hiểu động cơ thúc đẩy người dân duy trì và phát triển nghề truyền thống”. Năm 2007, tác giả Vũ Tuấn Nam tiến hành công trình nghiên cứu: “Động cơ mua bán chất ma tuý của phạm nhân tại trại giam Z30D cục V26 Bộ Công An”, tác giả đã đưa ra kết luận: Có nhiều động cơ thúc đẩy phạm nhân phạm tội mua bán các chất ma tuý, trong đó động cơ vì bị túng quẫn và bị nghiện là chủ yếu. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan làm xuất 10
  18. hiện những nhu cầu nổi trội, vượt khả năng của bản thân, thậm chí là những nhu cầu bệnh hoạn, những nguyên nhân đó là: Sự tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường, những tác động của những yếu tố tiêu cực của xã hội, môi trường sống, làm tha hoá, băng hoại về nhân cách và quan điểm, lối sống của một bộ phận dân cư, làm sai lệch định hướng giá trị. Những phạm nhân phạm tội lại sống trong môi trường có những điều kiện thuận lợi, tác động trực tiếp hàng ngày với họ về tệ nạn xã hội, đặc biệt tệ nạn ma tuý, làm họ có được những hiểu biết nhất định về ma tuý và cách thức thực hiện trót lọt hành vi mua bán các chất ma tuý nhằm kiếm tiền để thoả mãn nhu cầu của mình. Quá trình đấu tranh động cơ thường diễn ra nhanh chóng, đơn giản nhưng lại rất mạnh mẽ, quyết liệt bởi những nhu cầu nổi trội thường vượt quá xa so với khả năng của họ thì họ không có nhiều lựa chọn khác, nếu như không muốn nói đó là lựa chọn duy nhất của họ nhằm đạt được mục đích của họ [14, tr. 99-100]. Năm 2008, tác giả Nguyễn Thị Hạnh với đề tài nghiên cứu: “Động cơ lao động của công nhân công ty sứ Đông Lâm- Tiền Hải- Thái Bình”. Năm 2008, tác giả Phan Thị Hồng Phương với đề tài: “Động cơ hiến máu của sinh viên”. Trong công trình này tác giả đã xây dựng được một hệ thống lý luận về động cơ là cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu của mình. Trên cơ sở khái quát những thành tựu nghiên cứu về động cơ trong và ngoài nước, tác giả đã nêu quan điểm của mình về động cơ như sau: Thứ nhất, động cơ là động lực thôi thúc hành động, không có động lực hành động con người sẽ không thể tiến hành hành động được. Động lực này là cái mà có nó hành động của cá nhân được diễn ra và hoàn thiện. Động cơ có thể xuất phát từ nhu cầu bên trong hoặc bên ngoài cá nhân, nhưng nếu không xuất phát từ nhu cầu động cơ không được hình thành và do đó không có hành động có ý thức. Ở đây tác giả đã có sự nhầm lẫn khi cho rằng mọi kích thích đều là động cơ. Theo Tâm lý học hoạt động, động cơ là phạm trù ý thức nên dù bản năng kích thích hành 11
  19. động cũng không phải là động cơ. Nên động cơ phải là sức mạnh tinh thần được này sinh từ một nhu cầu mà đối tượng thoả mãn nó đã được chủ thể làm xuất hiện (hình dung ra) một cách rõ ràng và đầy đủ trong đầu óc mình một cách có ý thức dưới hình thức biểu tượng, có sức thúc đẩy hành động có hướng của chủ thể nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Thứ hai động cơ mang tính định hướng, điều chỉnh và là vectơ đúng đắn cho một hành động hợp logic. Tác giả cũng tiến hành điều tra trên 300 sinh viên các trường Đại học tại Hà Nội về động cơ hiến máu và đưa ra một số kết luận khuyến nghị cho công tác hiến máu. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu chưa đi sâu tìm hiểu về động cơ thôi thúc sinh viên hiến máu, không những thế công trình nghiên cứu động cơ hiến máu của sinh viên nhưng lại khảo sát cả những sinh viên chưa từng hiến máu. Trong công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu về động cơ chủ yếu thôi thúc sinh viên HMNĐ, các yếu tố ảnh hưởng tới động cơ HMNĐ của sinh viên, góp phần làm sáng rõ hơn lý luận về động cơ cũng như áp dụng kiến thức về động cơ trong nghiên cứu thực tiến. 1.2 Một số vấn đề lí luận về động cơ và động cơ hiến máu nhân đạo của sinh viên 1.2.1 Một số vấn đề lí luận về động cơ hoạt động trong tâm lý học 1.2.1.1 Khái niệm động cơ hoạt động Có nhiều quan niệm khác nhau về động cơ L.X.Rubinstein cho rằng: Động cơ là sự quy định về mặt chủ quan hành vi con người bởi thế giới. Sự quy định này thể hiện gián tiếp bằng quá trình phản ánh động cơ, thông qua động cơ của mình con người liên hệ với bối cảnh hiện thực. 12
  20. A.N.Leonchiev cho rằng: Động cơ chính là đối tượng có khả năng thoả mãn nhu cầu đã được chủ thể tri giác, tư duy, tưởng tượng, đó là sự phản ánh chủ quan về đối tượng thoả mãn nhu cầu [12, tr. 7-12]. Vũ Tuấn Nam trong công trình nghiên cứu động cơ mua bán chất ma tuý của phạm nhân tại trại giam Z30D cục V26 Bộ Công An đã đưa ra quan niệm về động cơ: “ Động cơ là động lực thúc đẩy, định hướng hoạt động của con người, nhằm thoả mãn những nhu cầu đa dạng của cuộc sống” [14, tr.13]. Lê Khanh trong tập bài giảng tâm lý học nhân cách, năm 2007 thì cho rằng: Động cơ là sức mạnh tinh thần được nảy sinh từ một nhu cầu mà đối tượng thoả mãn nó đã được chủ thể làm xuất hiện (hình dung ra) một cách rõ ràng và đầy đủ trong đầu óc mình dưới hình thức biểu tượng, có sức thúc đẩy hành động có hướng nhằm thoả mãn nhu cầu của chủ thể [12, tr. 159]. Các nhà tâm lý học hoạt động đã khẳng định: Động cơ hoạt động của con người được hình thành và phát triển ngay trong quá trình con người hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội mà nó gia nhập, không tách rời khỏi sự vận động, phát triển của ý thức. Động cơ của con người, cũng như nhu cầu, nảy sinh từ hoạt động lao động của chính người đó, vì vậy để tìm hiểu động cơ và nhu cầu của một người nào đó chúng ta phải tiến hành nghiên cứu thông qua hoạt động có ý thức của họ. Trên cơ sở tiếp thu những quan điểm của các nhà nghiên cứu về động cơ, trong phạm vi nghiên cứu của mình về động cơ HMNĐ của sinh viên, chúng tôi tán thành quan điểm của Lê Khanh (Tập bài giảng Tâm lý học Nhân cách, 2007) cho rằng: “Động cơ là sức mạnh tinh thần được này sinh từ một nhu cầu mà đối tượng thoả mãn nó đã được chủ thể làm xuất hiện (hình dung ra) một cách rõ ràng và đầy đủ trong đầu óc mình một cách có ý thức dưới hình thức biểu tượng, có sức thúc đẩy hành động có hướng của chủ thể nhằm thoả mãn nhu cầu của mình” [12, tr. 159]. Ưu điểm nổi trội của định nghĩa có tính 13
  21. chất mô tả này là ở chỗ dễ dàng thao tác hoá khi nghiên cứu động cơ trong thực tiễn. 1.2.1.2 Một số đặc điểm của động cơ hoạt động a. Tính có ý thức của động cơ hoạt động Tâm lý học hoạt động trên nền tảng của chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng, cũng như các hiện tượng tâm lý khác, động cơ hoạt động của con người là sự phản ánh chủ quan các giá trị xã hội khách quan. Cũng như các chức năng tâm lý cấp cao khác, động cơ hoạt động của con người không có ngay từ lúc mới sinh. Trong quá trình phát sinh cá thể, hệ thống động cơ của con người được hình thành và phát triển dần dần trên cơ sở cá nhân bằng hoạt động và giao lưu ngày càng được mở rộng trong các mối quan hệ của mình, tiếp thu các giá trị xã hội khác nhau, biến chúng thành giá trị của bản thân mình, chính những giá trị đó đem lại cho mỗi chúng ta những ý nghĩa nhân cách riêng biệt. Đó là quá trình lĩnh hội có chọn lọc các giá trị xã hội phù hợp với quan điểm riêng, phù hợp với vị trí và vai trò của mỗi người trong hệ thống các mối quan hệ xã hội. Điều đó có nghĩa là động cơ hoạt động của con người hình thành và phát triển ngay trong quá trình con người hoạt động và giao lưu trong các mối quan hệ xã hội mà nó gia nhập một cách có ý thức. Động cơ hoạt động của con người, do đó có bản chất xã hội và không tách rời sự vận động, phát triển của ý thức. Ý thức là phản ánh tâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con người hiểu được các tri thức mà con người tiếp thu được. Để một nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy hoạt động thì trước hết nó phải được đối tượng hoá (tức là đối tượng của nhu cầu phải được chủ thể ý thức một cách đầy đủ), nói cách khác thì chủ thể phải hình dung ra đối tượng nào có khả năng thoả mãn nhu cầu của mình, phải xây dựng được biểu tượng về nó, khi đó nhu cầu mới có chức năng thúc đẩy, chức năng hướng dẫn hoạt 14
  22. động, tức là trở thành động cơ. Tính ý thức nói lên tính mục đích, tính có chủ định của động cơ. Tuy nhiên, trong thực tiễn các động cơ chỉ lộ ra trước ý thức của chủ thể một cách khách quan bằng cách phân tích các hoạt động, phân tích động thái hoạt động. Còn trong chủ quan thì động cơ thể hiện dưới dạng gián tiếp của nó, tức là các hình thức trải nghiệm như: mong ước, nguyện vọng đạt tới mục tiêu. Do đó mà sự thống nhất các mặt ý thức trong động cơ được coi là một thông số của động cơ. Những điều vừa trình bày trên lý giải vì sao (theo các nhà Tâm lý học Hoạt động) không phải bất cứ cái gì (cả bản năng vô thức) có tác dụng kích thích con người hành động đều gọi là động cơ hoạt động; động cơ hoạt động của con người không bao giờ thuộc phạm trù vô thức. b. Tính thứ bậc của động cơ Một hoạt động bao giờ cũng do nhiều động cơ thúc đẩy, chi phối. Theo Leonchiev hệ thống động cơ của nhân cách bao gồm: Động cơ tạo ý và động cơ kích thích hành động. Sự phân chia chức năng động cơ của hoạt động tạo nên tính thứ bậc của động cơ. Động cơ mang tính thứ bậc bởi nó gián tiếp qua mục đích. Động cơ tạo ý xuất hiện từ những động cơ mà trong quá trình hoạt động chúng làm xuất hiện ở chủ thể mối quan hệ thiết thân với đối tượng, mang lại cho chủ thể một ý nghĩa đặc biệt chi phối lối sống của nó, quy định sự biểu hiện hành vi của nó. Nói cách khác nó gắn liền một cách trực tiếp với sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Trong khi đó cũng trong hoạt động này những động cơ khác không mang lại cho cá nhân những trải nghiệm như vậy mà chỉ có chức năng kích thích đơn thuần. Điều đó cho phép chúng ta hiểu được những quan hệ chủ yếu nói lên đặc trưng của lĩnh vực động cơ, thứ bậc của động cơ làm thành một trường động cơ chiếm vị trí trung tâm trong cấu trúc nhân cách. 15