Luận văn Điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành theo pháp luật Việt Nam hiện nay

pdf 91 trang vuhoa 24/08/2022 9980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành theo pháp luật Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_dieu_kien_kinh_doanh_du_lich_lu_hanh_theo_phap_luat.pdf

Nội dung text: Luận văn Điều kiện kinh doanh du lịch lữ hành theo pháp luật Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ MINH THẢO ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DU LỊCH LỮ HÀNH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật Kinh Tế Mã số: 8.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Văn Cương HÀ NỘI, 2018
  2. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH 7 1.1. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh dịch vụ lữ hành 17 1.2. Khái niệm và đặc điểm của điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành 17 1.3. Nội dung pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành 20 1.4. Vai trò của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành 23 1.5.Kinh nghiệm pháp luật các nước về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành 25 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH 32 2.1. Quá trình phát triển pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành 32 2.2.Thực trạng quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành . 36 2.3. Thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành 45 2.4. Đánh giá chung 61 CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN, NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH 68 3.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành 68 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành 71 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành 74 KẾT LUẬN 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
  3. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Accounting and Corporate Regulatory Authority ACRA: Cơ quan Kế toán và Quản lý doanh nghiệp của Singapore ASEAN Economic Community AEC: Cộng đồng kinh tế ASEAN Association of Southeast Asian Nations ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Bộ VHTTDL: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CMCN: Cách mạng công nghiệp Gross Domestic Product GDP: Tổng sản phẩm quốc nội Foreign Direct Investment FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats SWOT: Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức United Nations World Tourism Organization UNWTO: Tổ chức Du lịch Thế giới Vietnam Chamber of Commerce and Industry VCCI: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch World Trade Organization WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới The World Travel & Tourism Council WTTC: Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới
  4. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Hình2.3 -1. Loại hình doanh nghiệp, trang 46. Hình2.3 -2. Thống kê số lượng khách quốc tế đến Việt Nam, trang 50. Hình2.3 -3. Tổng đóng góp của du lịch và lữ hành, trang 54. Hình2.3 -4. Các quốc gia có chỉ số năng lực cạnh tranh cao về du lịch và lữ hành 2017, trang 55. Hình2.3 -5. Điều kiện phát triển du lịch và lữ hành khu vực châu Á năm 2017, trang 56.
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch được xem là một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến, hình thành khi nhu cầu của con người tăng lên cùng với sự phát triển của xã hội. Song hành cùng xu thế chung của thế giới, Việt Nam – đất nước với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay cùng vô số danh lam, thắng cảnh đang ngày càng nâng cao tầm quan trọng của du lịch. Ngành du lịch ở Việt Nam được thành lập từ năm 1960, tuy nhiên, du lịch chỉ thực sự được xem là ngành kinh tế từ những năm 1990 khi đất nước mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế. Nhờ vào tiềm năng du lịch với nguồn tài nguyên phong phú, bề dày lịch sử cùng với văn hóa nghệ thuật đa dạng và tầm quan trọng đã được xác định của hoạt động du lịch, trong 10 năm trở lại đây, ngành du lịch Việt Nam đã có những hoạt động thiết thực thúc đẩy tăng trưởng và chứng kiến những chuyển biến tích cực. Năm 2017, vị trí cốt yếu của du lịch đã được thể hiện qua Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị ban hành ngày 16/01/2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Theo đó, văn kiện này đã thể hiện quan điểm rất rõ ràng của Đảng và Nhà nước ta xác định vị thế quan trọng của ngành du lịch trong nền kinh tế đất nước trong tình hình hiện nay nhằm đưa du lịch trở thành một trong những ngành trọng tâm nền kinh tế, tạo động lực phát triển cho các lĩnh vực khác. Từ đó, du lịch đã chứng tỏ được vị trí của mình trong nền kinh tế với vai trò là một ngành kinh tế thực sự, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Bên cạnh đó, du lịch còn góp phần quan trọng vào quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế, thúc đẩy giao lưu văn hóa, tăng cường hiểu biết giữa các dân tộc và nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, trong điều kiện tự do thương mại và hội nhập với khu vực và thế 1
  6. giới, sự phát triển mạnh mẽ của các quan hệ kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta đang đặt ra những thách thức mới trong hoạt động quản lý đối với nhà nước và thực thi pháp luật đối với các cơ sở hoạt động trong ngành du lịch, cụ thể là dịch vụ lữ hành. Xuất phát từ các vấn đề nêu trên và dựa trên nhu cầu nâng cao chất lượng hệ thống pháp luật về Du lịch nói chung và kinh doanh dịch vụ lữ hành nói riêng, học viên chọn đề tài “Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo pháp luật Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật về kinh doanh dịch vụ lữ hành được khá nhiều chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu và đưa ra nhiều công trình có giá trị như: - “Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” – Tổng cục Du lịch ra đời trong bối cảnh các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn cần thay đổi phát triển tập trung về chiều sâu, hướng đến đảm bảo hiệu quả bền vững với tính chuyên nghiệp cao, và những nội dung của quy hoạch phát triển du lịch giai đoạn 1995-2010 không còn phù hợp nữa. Quy hoạch phân tích, đánh giá các nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch, trong đó có đánh giá các chỉ tiêu, những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân so với quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam 1995-2010; đồng thời xác định quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn đến năm 2020; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các phương án phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. - Luận văn thạc sĩ “Pháp luật và thực thi pháp luật trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch ở Việt Nam hiện nay” (2010) của Phạm Cao Thái, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã hệ thống hóa những quy 2
  7. định pháp luật về lữ hành, hướng dẫn du lịch một cách khá chi tiết, có so sánh Pháp lệnh du lịch năm 1999 và Luật Du lịch năm 2005. Ngoài ra, công trình nghiên cứu một số quy định liên quan, những cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO. Trên cơ sở tổng hợp khảo sát đánh giá những hoạt động lữ hành, hướng dẫn du lịch đã phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa được pháp luật điều chỉnh hoặc có điều chỉnh nhưng còn bất cập, tác giả đề xuất những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về du lịch. - Luận án tiến sĩ “Phát triển dịch vụ lữ hành du lịch trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế: Kinh nghiệm của một số nước Đông Á và gợi ý chính sách cho Việt Nam” (2012) của Nguyễn Trùng Khánh, Học viện khoa học xã hội đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn các chính sách và kết quả của dịch vụ lữ hành du lịch, kinh nghiệm từ một số nước phát triển du lịch trong khu vực và gợi ý một số giải pháp điều chỉnh chính sách phát triển dịch vụ dịch vụ lữ hành cho Việt Nam. - Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về kinh doanh lữ hành” (2014) của Lê Công Bằng, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh lữ hành dựa trên các số liệu thu thập được từ thực tế; phân tích thực trạng quy định pháp luật về kinh doanh lữ hành; bình luận hiệu quả áp dụng, thực thi pháp luật về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn viên du lịch trên phạm vi cả nước; nhằm đánh giá sự phù hợp của pháp luật từ thực tiễn thi hành pháp luật về kinh doanh lữ hành từ đó đưa ra tìm ra các bất cập, hạn chế của pháp luật về kinh doanh lữ hành, dựa trên nguyên tắc phát triển du lịch bền vững để đề xuất các kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật kinh doanh lữ hành. 3
  8. - Bài viết “Pháp luật về điều kiện kinh doanh của một số quốc gia trên thế giới” của Nguyễn Thị Huyền Trang, Tạp chí Tài chính tháng 7/2017 đã tìm hiểu pháp luật về điều kiện kinh doanh của các quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Singapore, Trung Quốc và rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình xây dựng pháp luật về nội dung này ở Việt Nam. - Chuyên đề nghiên cứu “Pháp luật về kinh doanh lữ hành du lịch – Thực trạng và kiến nghị” (Tài liệu phục vụ kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV) (2016), Trung tâm nghiên cứu khoa học lập pháp cung cấp thông tin tiền đề cho việc sửa đổi Luật Du lịch năm 2017, chuyên đề đã khái quát thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ dịch vụ lữ hành khi áp dụng Luật năm 2005, đánh giá kết quả và những hạn chế cần khắc phục trong đó có một số quan điểm về điều kiện kinh doanh dịch vụ dịch vụ lữ hành ở từng phạm vi và cuối cùng kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về kinh doanh dịch vụ lữ hành. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 . Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và khảo sát đánh giá thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành, luận văn đề xuất các quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch ở nước ta hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa, làm rõ một số vấn đề lý luận pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành ở nước ta hiện nay. - Khảo sát, đánh giá thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế của pháp luật hiện hành và tổ 4
  9. chức thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành ở nước ta hiện nay. - Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành trong tương quan nhu cầu ở nước ta hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định pháp luật và hoạt động áp dụng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành ở Việt Nam hiện nay, bao gồm các văn bản như Luật Du lịch 2005, Luật Du lịch 2017, Luật Doanh nghiệp 2014, Nghị định 92/2007/NĐ-CP của CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Du lịch, Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch cùng một số văn bản pháp lý có liên quan khác 4.2. Phạm vi - Tập trung nghiên cứu điều chỉnh pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành ở Việt Nam. - Luận văn chủ yếu khảo sát đánh giá thực trạng pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành ở Việt Nam từ năm 2005 đến nay và đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành ở nước ta giai đoạn 2018-2025. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các hương pháp nghiên cứu như: phân tích và tổng hợp, đánh giá, so sánh, phương pháp nghiên cứu tình huống, xử lý thông tin, phương pháp suy luận. 5
  10. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn đề tài Về mặt khoa học, thông qua nghiên cứu điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành dưới góc độ pháp luật và so sánh với quy định của một số nước trong khu vực, đề tài này có thể là tài liệu tham khảo cho cơ quan chuyên môn hoặc những người muốn tìm hiểu về pháp luật kinh doanh dịch vụ lữ hành và thực tiễn thi hành. Về mặt thực tiễn, đề tài là một công trình hệ thống các vấn đề thực tiễn, đưa ra các kiến nghị để góp phần vào việc sửa đổi, hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành ở Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, các nội dung chính được kết cấu trong ba chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận của pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành. Chương 2. Thực trạng thi hành pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành. Chương 3. Quan điểm và giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành. 6
  11. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH 1.1. Khái niệm và đặc điểm kinh doanh dịch vụ lữ hành 1.1.1. Khái niệm kinh doanh dịch vụ lữ hành 1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ du lịch Ngày này, du lịch đã trở thành một nhu cầu phổ biến của xã hội, đáp ứng mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Con người đi du lịch với mục đích trải nghiệm, sử dụng tài nguyên du lịch khác với nơi ở của họ. Bên cạnh đó, muốn sử dụng tài nguyên du lịch ở nơi nào đó thì người ta phải tiêu dùng các loại hàng hóa, dịch vụ bổ sung cho chuyến hành trình. Nhờ vậy, dần dần trong sự phát triển không ngừng của xã hội, du lịch đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người. Khái niệm nhu cầu du lịch được hình thành từ đó, dựa trên nền tảng nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Trước tiên để hiểu được khái niệm dịch vụ du lịch, cần định nghĩa du lịch là gì. Dựa vào góc độ tiếp cận khác nhau thì du lịch được định nghĩa khác nhau, cụ thể có một số cách tiếp cận phổ biến như sau: - Tiếp cận dưới góc độ nhu cầu: Du lịch là loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con người, được hình thành và phát triển trên nền tảng của các nhu cầu của bản thân con người mà cốt lõi là nhu cầu đi lại và các nhu cầu tâm lý đó là nhu cầu giao tiếp trong hệ thống các nhu cầu con người. Du lịch là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích kiếm việc làm và trong thời 7
  12. gian đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được. Định nghĩa này của UNWTO hướng đến các hoạt động của khách du lịch (tham quan, khám phá, trải nghiệm, nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn). Các hoạt động này được quy định là phải diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian nhất định, ở một không gian nhất định mà không phải là nơi mình định cư sinh sống, và không có mục đích kinh tế. Định nghĩa của Luật Du lịch năm 2017 có điểm tương đồng với định nghĩa của UNWTO - tức chỉ bàn đến hoạt động của khách du lịch, không bàn đến hoạt động kinh doanh du lịch. Tuy nhiên, ở góc độ mới mẻ hơn đó là tiếp cận từ góc độ kinh tế, du lịch được nhìn nhận từ góc độ kinh tế là một ngành kinh doanh, cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Cụ thể hơn, sản phẩm du lịch được xem như một loại hàng hóa để bán ra thị trường, và cũng tương tự như đối với kinh doanh mặt hàng khác, các doanh nghiệp thông qua bán hàng để đạt được mục đích thỏa mãn nhu cầu của người dùng - ở đây là khách du lịch và đạt được mục đích tối đa hóa lợi nhuận. “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”. Trên quan điểm của nhà kinh doanh, du lịch được xem xét dựa trên ba bộ phận cấu thành của nó là: tài nguyên du lịch, khách du lịch và các hoạt động du lịch trên cơ sở của pháp luật hiện hành [3, tr. 19]. Trên cơ sở phát triển kinh tế thị trường, bên cạnh nhu cầu du lịch, đã hình thành một ngành dịch vụ để đáp ứng nhu cầu đó, được quốc tế định 8
  13. nghĩa như sau: “Dịch vụ là bất kỳ hoạt động hay lợi ích nào mà chủ thể này cung cấp cho chủ thể kia, trong đó đối tượng cung cấp nhất thiết phải mang tính vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất” [21, tr. 19]. Ngoài ra còn có định nghĩa khác về dịch vụ: “là một hoạt động lao động sáng tạo nhằm bổ sung giá trị cho phần vật chất và làm đa dạng hoá, phong phú hoá, khác biệt hoá, nổi trội hoá mà cao nhất trở thành những thương hiệu, những nét văn hoá kinh doanh và làm hài lòng cao cho người tiêu dùng để họ sẵn sàng trả tiền cao, nhờ đó kinh doanh có hiệu quả hơn” [16, tr. 2]. Như vậy du lịch được xem là ngành kinh tế dịch vụ, do nhà cung cấp dịch vụ du lịch tương tác, đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch. Trên thực tế, để phát triển được ngành du lịch thì cần thiết có các ngành dịch vụ liên quan, bổ sung cho hoạt động du lịch chính; dịch vụ du lịch được chia thành hai loại cơ bản: 1) dịch vụ của cơ sở kinh doanh trực tiếp đáp ứng nhu cầu của khách du lịch là dịch vụ lữ hành, vận tải khách du lịch, dịch vụ lưu trú du lịch, dịch vụ du lịch khác và 2) dịch vụ gián tiếp hay dịch vụ công: thị thực xuất nhập cảnh, hải quan đều là những sản phẩm không tồn tại dưới dạng vật thể, không lưu kho bãi, không chuyển quyền sở hữu. 1.1.1.2. Khái niệm dịch vụ lữ hành Căn cứ vào phân tích dịch vụ du lịch ở trên, dịch vụ lữ hành được hiểu là một yếu tố nằm trong hoạt động kinh doanh du lịch. Có thể hiểu hoạt động du lịch bao gồm yếu tố lữ hành, nhưng không phải tất cả các hoạt động lữ hành đều là du lịch [23, tr. 10]. Cũng thông qua phân tích cách sử dụng thuật ngữ, tác giả Nguyễn Trùng Khánh cho rằng “dịch vụ lữ hành du lịch” có ý nghĩa tương tự với “dịch vụ du lịch” tuy nhiên ở phạm vi nhỏ hơn. 9
  14. Theo nghĩa rộng, lữ hành được hiểu là thực hiện sự di chuyển từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ phương tiện vì bất cứ lý do gì, thuật ngữ này có một số tương đồng với khái niệm du lịch. Theo nghĩa hẹp, du lịch và lữ hành được phân biệt ở chỗ du lịch còn bao gồm ngành khách sạn, tham quan, hướng dẫn; còn lữ hành chỉ bao gồm hoạt động tổ chức du lịch trọn gói. Trong đó, dịch vụ được cung cấp cho khách bao gồm dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ hướng dẫn du lịch và các dịch vụ khác, nhằm thỏa mãn các nhu cầu liên quan trong chuyến đi của du khách [8, tr. 6]. Trong giới hạn đề tài của luận văn, “du lịch lữ hành” “lữ hành du lịch” được hiểu là “dịch vụ lữ hành” theo nghĩa lữ hành là một yếu tố thuộc hoạt động kinh doanh du lịch. Thuật ngữ “dịch vụ lữ hành” được sử dụng để tạo sự thống nhất và phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành theo quy định cũng như các nghiên cứu với đề tài liên quan. Vậy nên, các phân tích chi tiết hơn ở phần tiếp theo của luận văn sẽ đề cập đến “dịch vụ lữ hành” và “kinh doanh dịch vụ lữ hành” và “điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành”. 1.1.1.3. Khái niệm kinh doanh dịch vụ lữ hành Theo Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), ngành dịch vụ lữ hành đã được xem là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất thế giới từ đầu thế kỷ XX, nhờ đóng góp kinh tế lớn thông qua các giá trị như: - Cung cấp cơ hội việc làm lớn, cho cả việc làm đòi hỏi kỹ năng và không kỹ năng. - Tăng thu nhập. - Phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy thay đổi bộ mặt chung của địa phương có chương trình du lịch. 10
  15. - Tận dụng lợi thế sản phẩm và nguồn tài nguyên của địa phương. - Tăng tổng sản phẩm quốc gia. - Tác động theo mô hình số nhân đối với các lĩnh vực liên quan. Dựa theo Luật Du lịch năm 2017, kinh doanh dịch vụ lữ hành được hiểu là “việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”. Từ khái niệm trên, có các yếu tố cần được làm rõ đó là chủ thể và đối tượng kinh doanh. Thứ nhất, chủ thể của hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành là các doanh nghiệp du lịch, đại lý du lịch có chức năng nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện xây dựng, bán và thực hiện chương trình du lịch trọn gói hoặc làm trung gian dịch vụ lữ hành, được thể hiện thông qua hai hoạt động song song phổ biến, cụ thể như sau: - Kinh doanh lữ hành (Tour operator): là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thành lập các chương trình du lịch trọn gói, hay từng phần; Quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch. Hoạt động này nhằm liên kết các dịch vụ du lịch như vận chuyển, lưu trú, vui chơi để đem đến cho khách du lịch một sản phẩm trọn gói, hoặc một phần theo yêu cầu của khách hàng [25, tr. 236].Tại Việt Nam, dựa trên cơ sở phạm vi hoạt động, doanh nghiệp lữ hành được chia làm hai loại là: doanh nghiệp lữ hành quốc tế (chia làm hai phạm vi là dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách đến (inbound) và dịch vụ lữ hành phục vụ khách đi ra nước ngoài (outbound) và doanh nghiệp lữ hành nội địa (domestic). - Kinh doanh đại lý lữ hành (Travel agency): là hoạt động làm cầu nối giữa cung và cầu dịch vụ du lịch, giúp giới thiệu và phân phối, tư vấn các 11
  16. chương trình du lịch và dịch vụ. Hoạt động này là giao dịch ký kết với các tổ chức kinh doanh du lịch trong nước, nước ngoài để xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch để bán cho khách du lịch, nhằm xóa bỏ khoảng cách giữ khách du lịch và cơ sở kinh doanh du lịch [25, tr. 236]. Thứ hai, đối tượng kinh doanh ở đây là sản phẩm - chương trình du lịch. Chương trình du lịch được định nghĩa là văn bản thể hiện lịch trình, dịch vụ và giá bán được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. Chương trình du lịch được xem là một loại hàng hóa đặc biệt, mang trong nó thuộc tính chung của hàng hóa là giá trị sử dụng và giá trị. Đối với giá trị sử dụng, chương trình du lịch thỏa mãn nhu cầu trong quá trình di chuyển của du khách, được đánh giá qua ba yếu tố là giá trị sản phẩm vật thể, giá trị dịch vụ du lịch và giá trị tài nguyên du lịch nơi đến. Tuy nhiên, khác với các ngành kinh doanh khác, kinh doanh dịch vụ lữ hành mang tính dịch vụ; hoạt động kinh doanh du lịch không chỉ dựa trên tài nguyên du lịch, mà còn có nhiều mối quan hệ liên quan tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động như cộng đồng dân cư, cơ quan quản lý sở tại và đặc biệt là đối tượng khách hàng theo phạm vi khác nhau. Theo Michael Coltman, nhà kinh tế học người Mỹ nghiên cứu về du lịch, các bên liên quan chính của hoạt động du lịch bao gồm: Khách du lịch, nhà cung ứng sản phẩm du lịch, dân cư tại điểm du lịch và các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch [6, tr. 20]. Dựa trên cơ sở phân chia phạm vi hoạt động, có 2 loại khách du lịch: - Khách Inbound: Người nước ngoài hoặc người Việt Nam mang quốc tịch nước ngoài vào Việt Nam đi du lịch; Khách Outbound: Người Việt Nam 12
  17. hoặc người nước ngoài mang quốc tịch Việt Nam ra nước ngoài đi du lịch; Khách nội địa: Người đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam. Dân cư tại điểm du lịch là tất cả những người đang cư trú thường xuyên ngay tại những nơi có tài nguyên du lịch, hoặc tại những nơi bên ngoài tài nguyên du lịch nhưng là những địa bàn có các hoạt động cung ứng sản phẩm phục vụ cho khách du lịch. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại Việt Nam được chia thành ba nhóm: Các cơ quan quản lý nhà nước địa bàn về du lịch, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về du lịch, và các cơ quan quản lý nhà nước hữu quan về du lịch. 1.1.2. Đặc điểm kinh doanh dịch vụ lữ hành Kinh doanh dịch vụ lữ hành là một bộ phận cấu thành của hoạt động du lịch nên mang đặc điểm của kinh doanh dịch vụ du lịch. Đối với kinh doanh dịch vụ lữ hành, theo Luật Du lịch năm 2017, chủ thể kinh doanh bao gồm: - Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành - Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa - Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - Đại lý lữ hành Căn cứ vào các đặc điểm, loại hình và dịch vụ cung cấp tương ứng của các chủ thể mà điều kiện kinh doanh đặt ra cho mỗi chủ thể là khác nhau. Sự khác nhau này sẽ được phân tích tại Chương 2. 13
  18. Đặc điểm của kinh doanh lữ hành: Mang tính phi vật chất; tính không thể dự trữ và chuyển đổi quyền sở hữu của sản phẩm du lịch; tính đồng nhất của sản xuất và tiêu thụ; tính tương tác giữa con người, tính dễ bị tác động từ môi trường bên ngoài; mang tính quốc tế cao. a) Tính phi vật chất Sản phẩm du lịch là chương trình du lịch và các dịch vụ trong hành trình du lịch đều không thể cân đo đong đếm, kiểm tra trước khi mua mà phải trải nghiệm thì mới có thể cảm nhận được, và chất lượng của mỗi sản phẩm là không giống nhau. Vì vậy chương trình du lịch không có sự bảo hành về thời gian. b) Tính không thể dự trữ và không thể chuyển quyền sở hữu Sản phẩm du lịch không giống với những sản phẩm, hàng hóa khác ở điểm không thể chuyển quyền sở hữu. Về cơ bản, kinh doanh dịch vụ lữ hành là bán dịch vụ chứ không phải bán hay chuyển quyền sở hữu cơ sở hạ tầng để sản xuất dịch vụ đó. Ví dụ như doanh nghiệp mua vé hay thuê phương tiện để phục vụ khách hàng sử dụng trong một chương trình dịch vụ lữ hành có thể bao gồm dịch vụ ăn uống, vận chuyển, tham quan địa danh tuy nhiên điều đó không có nghĩa là doanh nghiệp được sở hữu địa danh, phương tiện đó. c) Tính đồng nhất của sản xuất và tiêu dùng Hoạt động sản xuất và tiêu thụ trong kinh doanh dịch vụ dịch vụ lữ hành có mối quan hệ mật thiết. Đặc điểm này thể hiện sự đồng bộ giữa cung và cầu, giữa nhà cung cấp và các dịch vụ khác. Thực tế, mỗi doanh nghiệp kinh doanh đều nằm trong mối quan hệ tổng thể với các doanh nghiệp khác trên thị trường, và doanh nghiệp lữ hành cũng không nằm ngoài quy luật đó. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành thúc đẩy các doanh nghiệp và các ngành 14
  19. khác phát triển thể hiện ở chỗ doanh nghiệp lữ hành sử dụng đầu ra của các ngành sản xuất khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. d) Tính tương tác giữa con người và con người Tính đồng nhất giữa cung và cầu này được thể hiện rõ nhất qua mối quan hệ giữa các bên liên quan tham gia vào hoạt động du lịch. Theo Trần Minh Hòa, có 6 mối quan hệ cơ bản, gồm: (1) mối quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng sản phẩm du lịch. Xét dưới góc độ thị trường thì đây thực chất là mối quan hệ giữa cung và cầu; (2) mối quan hệ giữa khách du lịch với cộng đồng dân cư tại điểm du lịch. Về cơ bản, mối quan hệ này chủ yếu mang tính văn hóa, xã hội; (3) mối quan hệ giữa khách du lịch với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch; (4) mối quan hệ giữa nhà cung ứng sản phẩm du lịch với cộng đồng dân cư tại điểm du lịch. Đây là mối quan hệ có tính tương tác từ hai phía cung ứng; (5) mối quan hệ giữa nhà cung ứng sản phẩm du lịch với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch. Về cơ bản, đây là mối quan hệ giữa cơ quan quản lý kinh tế vĩ mô với các đơn vị kinh doanh; (6) mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và cộng đồng dân cư tại điểm du lịch [6, tr. 20]. e) Tính dễ bị tác động Tính thời vụ cao và luôn biến động, bởi vì tiêu dùng và sản xuất phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong môi trường vĩ mô. Nhu cầu của sản phẩm du lịch bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như mùa vụ, kinh tế, chính trị, tôn giáo và các sự kiện đặc biệt khác Chính bởi tính dễ bị tác động nên các sản phẩm dịch vụ lữ hành luôn đa dạng và có sự cập nhật mới mẻ liên tục, có sự phân chia phạm vi hoạt động một cách rõ ràng. f) Tính quốc tế 15
  20. Hoạt động du lịch xuyên quốc gia đang trở nên ngày càng phổ biến, đòi hỏi doanh nghiệp phải thích nghi và đáp ứng các quy định pháp luật của nước sở tại. Ngoài ra, dựa vào tiêu chí giá trị của chương trình du lịch, có thể nhận thấy sự liên hệ mật thiết của hoạt động kinh doanh chương trình du lịch và điều kiện chính trị luật pháp nơi đi và nơi đến. Thực tiễn hiện nay cũng cho thấy rằng cơ chế chính sách đóng vai trò quyết định đến việc đảm bảo an toàn, thỏa mãn của khách khi sử dụng chương trình. Mặt khác, đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, để tồn tại và phát triển bền vững, cũng cần sử dụng hiệu quả hệ thống công cụ quản lý. Một trong những công cụ đó là pháp luật. 1.1.3. Các loại hình kinh doanh du lịch Các loại hình du lịch được phân chia căn cứ vào nhu cầu của thị trường và cơ sở tài nguyên du lịch và các điều kiện phát triển du lịch. Xét theo tiêu chí phạm vi lãnh thổ, có thể phân các loại hình du lịch thành du lịch nội địa, du lịch quốc tế phục vụ khách đến Việt Nam, du lịch quốc tế đưa khách du lịch ra nước ngoài. Xét theo tiêu chí mục đích chuyến đi, có thể phân các loại hình du lịch thành chương trình truyền thống (có chương trình du lịch văn hóa, giải trí ) và loại hình du lịch mới (du lịch giáo dục, du lịch tôn giáo, du lịch khám chữa bệnh, du lịch ẩm thực, du lịch phim trường ). Xét theo tiêu chí phương tiện vận chuyển, có thể phân các loại hình du lịch thành du lịch hàng không, du lịch đường bộ, du lịch đường biển. Cũng nhờ sự đa dạng trong các tiêu chí của hoạt động dịch vụ lữ hành mà các sản phẩm kinh doanh dịch vụ lữ hành trở nên phong phú. Căn cứ vào 16
  21. tính chất, đặc điểm của dịch vụ lữ hành và kinh doanh dịch vụ dịch vụ lữ hành, hình thành 3 loại hình sản phẩm cơ bản được cung cấp bởi doanh nghiệp: 1) Các dịch vụ trung gian thường do đại lý du lịch cung cấp và được thực hiện bán sản phẩm của nhà sản xuất đến du khách.Các dạng dịch vụ trung gian chủ yếu bao gồm: đăng ký đặt chỗ dịch vụ vận chuyện như: bán vé máy bay, vé tàu, ô tô ; dịch vụ thuê xe ô tô; hoặc dịch vụ đi kèm khác: bán bảo hiểm; đặt chỗ lưu trú. 2) Các chương trình du lịch trọn gói: nhà cung cấp dịch vụ có trách nhiệm lớn hơn đối với khách du lịch so với hoạt động trung gian. Các doanh nghiệp lữ hành kết nối với các nhà cung cấp dịch vụ riêng lẻ để tạo thành một chương trình du lịch hoàn chỉnh, và bán cho khách du lịch. 3) Các hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành tổng hợp: Trong quá trình hoạt động và phát triển, các doanh nghiệp lữ hành có thể mở rộng phạm vi hoạt động của mình, trở thành đơn vị trực tiếp sản xuất trực tiếp các sản phẩm du lịch. Các dịch vụ này thường là kết quả của sự liên kết trong du lịch, bao gồm: kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vận tải, dịch vụ giải trí 1.2. Khái niệm và đặc điểm của điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành 1.2.1. Khái niệm điều kiện kinh doanh Tại Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2005 quy đinh: “Đối với ngành, nghề mà pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan quy định phải có điều kiện thì doanh nghiệp chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó khi có đủ điều kiện theo quy định”. Điều kiện kinh doanh nói chung là yêu cầu mà doanh nghiệp phải có hoặc phải thực hiện khi kinh doanh ngành, nghề cụ thể, được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ 17