Luận văn Di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_di_san_dung_vao_viec_tho_cung_theo_phap_luat_viet_n.pdf
Nội dung text: Luận văn Di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt Nam
- §¹i häc quèc gia Hµ Néi Khoa luËt Lª Quang HËu Di s¶n dïng vµo viÖc thê cóng theo ph¸p luËt ViÖt nam Chuyªn ngµnh : LuËt D©n sù M· sè: 60 38 30 LuËn V¨n Th¹c sü LuËt Häc Ng•êi h•íng dÉn khoa häc : TS. Ph¹m C«ng L¹c Hµ Néi -n¨m 2007
- MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 01 Chương 1. Những vấn đề chung về thờ cúng và di sản dùng vào việc 05 thờ cúng 1.1. Nguồn gốc và truyền thống thờ cúng 05 1.2. Một số hình thức thờ cúng 15 1.3. Khái niệm thờ cúng và tài sản thờ cúng 18 1.3.1. Khái niệm thờ cúng 18 1.3.2. Tài sản thờ cúng 20 1.4. Di sản thừa kế và di sản dùng vào việc thờ cúng 22 1.4.1. Di sản thừa kế 22 1.4.2. Di sản dùng vào việc thờ 25 cúng 1.5. Thờ cúng và di sản dùng vào việc thờ cúng qua các thời 27 kỳ 1.5.1.Thời kỳ Nhà nước phong kiến với hai Bộ luật nổi tiếng là Quốc 27 triều Hình luật (Luật Hồng đức) và Bộ luật Gia long (Hoàng Việt Luật lệ) 1.5.2. Di sản dùng vào việc thờ cúng theo Bộ luật dân sự Bắc kỳ và Bộ 29 luật dân sự Trung kỳ 1.5.3. Di sản dùng vào việc thờ cúng trước khi có Pháp lệnh thừa kế và 31 theo Pháp lệnh thừa kế 1.6. Di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật một số nước 33 Chương 2. Di sản dùng vào việc thờ cúng theo Bộ luật dân sự năm 35 2005 2.1. Di sản dùng vào việc thờ cúng 35 1
- 2.1.1. Mối quan hệ giữa di sản thừa kế với di sản dùng vào việc thờ 35 cúng 2.1.2. Xác định di sản thờ cúng theo Bộ luật dân sự năm 2005 38 2.1.2.1. Xác định một phần di sản dùng vào việc thờ cúng 38 2.1.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cây cối thuộc di sản thờ 42 cúng đổ gây thiệt hại 2.1.2.3. Chuyển nhượng thế chấp di sản dùng vào việc thờ cúng 43 2.1.3. Di sản dùng vào việc thờ cúng theo di chúc, không theo di chúc, 46 không được định đoạt trong di chúc 2.1.3.1. Di sản dùng vào việc thờ cúng theo di chúc 46 2.1.3.2. Di sản thờ cúng không theo di chúc và không được định đoạt 48 trong di chúc 2.2. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ 50 cúng 2.2.1.Về người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng được chỉ định 50 trong di chúc 2.2.2. Người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng không được chỉ định 52 trong di chúc mà do những đồng thừa kế cử ra 2.3. Quyền và nghĩa vụ của những người quản lý di sản dùng vào việc 56 thờ cúng 2.4. Căn cứ thay đổi người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng và 60 người có quyền yêu cầu thay đổi 2.5. Căn cứ chấm dứt di sản dùng vào việc thờ cúng 62 Chương 3.Thực tiễn áp dụng pháp luật về di sản dùng vào việc thờ 67 cúng và phương hướng hoàn thiện 2
- 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng 67 3.2. Phương hướng hoàn thiện 81 KẾT LUẬN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 3
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài: Thờ cúng là một phong tục tín ngưỡng lâu đời trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt, là sự thể hiện lòng biết ơn, tôn kính đối với tổ tiên của người Việt đối với các thế hệ trước. Thờ cúng là một hoạt động tinh thần đòi hỏi phải có những cơ sở vật chất, kinh tế đảm bảo cho hoạt động thờ cúng được thực hiện trên thực tế. Cơ sở vật chất, kinh tế đó chính là di sản dùng vào việc thờ cúng. Pháp luật của các triều đại phong kiến Việt Nam, cả trong thời kỳ Pháp thuộc như Luật Hồng Đức (Quốc Triều Hình Luật), Luật Gia Long (Hoàng Việt Luật Lệ) và hai bộ luật Dân sự Bắc kỳ, Trung kỳ đều đã ghi nhận về di sản thờ cúng qua các quy định "Phụng tự", "Hương hoả", "Lập thừa tự" Trong tất cả các văn bản pháp luật được Nhà nước ta ban hành cho tới nay: Pháp lệnh thừa kế năm 1990, Bộ luật dân sự năm 1995 và gần đây là Bộ luật dân sự năm 2005 đều đã tiếp tục ghi nhận và bảo vệ phong tục, tín ngưỡng thờ cúng trong đời sống văn hóa của người Việt qua việc quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng (gọi tắt là di sản thờ cúng). Theo quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 thì chỉ có "di sản dùng vào việc thờ cúng" khi hội đủ hai điều kiện: thứ nhất, người để lại di sản trước khi chết có lập di chúc phân chia tài sản của mình; thứ hai, trong di chúc có định rõ một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế đặt ra những vấn đề cần giải quyết mà chỉ với nội dung Điều 670 Bộ luật dân sự năm 2005 thì không đủ căn cứ, đó là, có cần phải quy định rõ trong luật một tỷ lệ nhất định di sản dùng vào việc thờ cúng trên tổng số di sản hay không; những người thừa kế có nghĩa vụ thờ cúng có thể chuyển nhượng di sản thờ cúng theo hợp đồng mua đứt bán đoạn mua bán kèm điều kiện chuộc lại, thế chấp, cầm cố di sản dùng vào việc thờ 1
- cúng không; vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại do di sản dùng vào việc thờ cúng(cây cối ) đổ gây thiệt hại cho người thứ ba; trường hợp di sản thờ cúng là quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thời hạn (đất nông nghiệp trồng cây hàng năm), khi thời hạn sử dụng đất hết và người đang quản lý không thuộc đối tượng được giao tiếp Nhà nước thu hồi đất lại giao cho người khác, những người thừa kế có nghĩa vụ thờ cúng có phải bỏ tiền ra để lập nên một tài sản dùng vào việc thờ cúng khác nhằm đảm bảo cho việc thờ cúng hay không; trường hợp Nhà nước thu hồi đất và đền bù bằng một khoản tiền vậy di sản dùng vào việc thờ cúng trong trường hợp này được xác định như thế nào; trường hợp người để lại di sản trước khi chết không để lại di chúc (thừa kế theo pháp luật) những người thừa kế hàng thứ nhất (thế hệ thứ hai) thoả thuận để lại một phần di sản để thờ cúng cha, mẹ và tổ tiên mình, người được giao quản lý phần di sản dùng vào việc thờ cúng đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ thờ cúng, sau khi những người ở thế hệ thứ hai đều đã chết và cũng không có di chúc để lại, đến thế hệ thứ ba lại không muốn sử dụng phần di sản thờ cúng ấy để thờ cúng mà đề nghị đem chia, trường hợp này có nên xác định phần di sản ấy là di sản thờ cúng hoặc có nhất thiết phải quy định di sản thờ cúng luôn phải gắn với thừa kế theo di chúc. Mặt khác, ngay cả trong nhận thức của người dân nói chung và nhiều thẩm phán nói riêng về di sản thờ cúng khi xét xử cũng có sự không thống nhất với quy định tại Điều 670 Bộ luật dân sự. Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Di sản dùng vào việc thờ cúng theo pháp luật Việt Nam” với mong muốn làm sáng tỏ bản chất pháp lý, vai trò của di sản thờ cúng và chỉ ra những bất cập trong quy định pháp luật hiện hành. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài: 2
- Liên quan đến chế định thừa kế đã có nhiều người viết về các quy định chung với các đề tài về các vấn đề thừa kế thế vị, diện và hàng thừa kế, các điều kiện có hiệu lực của di chúc , cụ thể như tác giả Phạm Văn Tuyết nghiên cứu về đề tài “Một số vấn đề về thừa kế theo di chúc trong Bộ luật dân sự”. Tác giả Nguyễn Thị Vĩnh nghiên cứu đề tài “Thừa kế theo pháp luật trong Bộ luật dân sự Việt Nam”, tác giả Nguyễn Minh Tuấn nghiên cứu đề tài “cơ sở lý luận và thực tiễn của những quy định chung về thừa kế trong Bộ luật dân sự Việt Nam”, tác giả Trần Thị Huệ với đề tài “Di sản thừa kế trong pháp luật dân sự Việt Nam”, tác giả Phùng Trung Tập với đề tài “Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay” tuy nhiên về di sản dùng vào việc thờ cúng thì chưa có ai thực hiện. Chính vì vậy, đề tài này lần đầu tiên sẽ tập trung phân tích một cách trực tiếp, toàn diện đến vấn đề di sản dùng vào việc thờ cúng trong khoa học pháp luật dân sự về thừa kế ở Việt Nam. 3. Phƣơng pháp luận nghiên cứu Xuất phát từ nguyên lý của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Vật chất quyết định ý thức, đời sống kinh tế - xã hội quyết định đời sống chính trị, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và sự tác động trở lại của thượng tầng kiến trúc với hạ tầng cơ sở, pháp luật dân sự nói chung, chế định thừa kế và các quy định về di sản thờ cúng nói riêng thuộc phạm trù của kiến trúc thượng tầng nên tất yếu chịu sự chi phối của đời sống kinh tế, văn hoá xã hội. Do đó, việc nghiên cứu đề tài sẽ không tách rời khỏi nguyên lý trên. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu: - So sánh, đối chiếu các quy định của pháp luật với tình huống thực tế, với quy định của các luật cổ để tìm ra những hợp lý và bất cập trong quy định pháp luật. 3
- - Tổng hợp, phân tích các vụ việc trong thực tiễn xét xử liên quan đến quy định của pháp luật hiện hành về di sản thờ cúng. 4. Mục đích nghiên cứu và ý nghĩa khoa học của đề tài Là một trong nhiều người tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật dân sự nói chung và chế định thừa kế trong đó có vấn đề di sản thờ cúng nói riêng, bằng phương pháp phân tích, so sánh đã nói trên cùng với thực tiễn trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật thừa kế, di sản thờ cúng tại Toà án, Luận văn được nghiên cứu với mong muốn đưa ra được một số kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong quy định về di sản thờ cúng, qua đó góp phần hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam nói chung, đồng thời góp phần vào việc giữ gìn những phong tục, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc. 5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Với mục đích nghiên cứu trên, đề tài sẽ tập trung phân tích, so sánh để tìm cơ sở văn hoá, nguồn gốc của việc thờ cúng tổ tiên, mối quan hệ giữa di sản thờ cúng với di sản thừa kế, vấn đề di sản thờ cúng đã được quy định trong lịch sử pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ; di sản thờ cúng có được quy định không và quy định như thế nào trong pháp luật dân sự của một số nước có nền văn hoá tương đồng với Việt Nam. Quy định của Bộ luật dân sự hiện hành về vấn đề di sản thờ cúng và thực tiễn áp dụng quy định pháp luật về di sản dùng vào việc thờ cúng tại tòa án khi giải quyết các tranh chấp, từ đó củng cố thêm cơ sở lý luận và thực tiễn của quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng. 6.Kết cấu của luận văn Luận văn được chia thành 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung gồm 3 chương và phần kết luận. 4
- Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỜ CÚNG VÀ DI SẢN DÙNG VÀO VIỆC THỜ CÚNG 1.1. Nguồn gốc và truyền thống thờ cúng Trên Thế giới, nhiều nơi cũng có phong tục thờ cúng tổ tiên hoặc thờ cúng người đã chết như ở Việt Nam. Các kết quả khảo cổ và nghiên cứu về dân tộc học cho thấy thờ cúng tổ tiên cổ truyền còn lưu lại nhiều dấu ấn ở vùng Công Gô (Châu Phi), ở các dân tộc vùng quần đảo Mê la nê di (Mélanessia), vùng Xi bê ri (Nga), ở các dân tộc Pô- ê-blô, Anh điêng, Mê hi cô, Pê ru (Mỹ la tinh), ở Trung Quốc, Mông Cổ và nhiều nơi khác. Ở Việt Nam, thờ cúng là một tín ngưỡng lâu đời trong văn hóa của người Việt. Phong tục thờ cúng là một nội dung trong đời sống tinh thần thuộc phạm trù ý thức xã hội nên tất yếu nó phải chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Do đó, việc tìm hiểu về nguồn gốc và truyền thống của phong tục thờ cúng tổ tiên cần phải xuất phát từ đời sống tự nhiên và đời sống xã hội. Về điều kiện tự nhiên: Việt Nam nằm trong khu vực bán đảo Đông Dương nhưng tính chất bán đảo của Việt Nam là rõ nét nhất, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều và có 2 mùa gió rõ rệt, gió mùa đông bắc thổi từ Trung Quốc vào làm cho không khí vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ lạnh và khô hanh trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, 5
- nhiệt độ trung bình khoảng dưới 18 độ; gió mùa hè từ Nam bán cầu vượt xích đạo qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương có tính chất nóng ẩm, tạo nên những cơn mưa lớn. Do kiến tạo địa lý tự nhiên cùng với điều kiện khí hậu đã hình thành nên một đặc điểm tổng hợp của môi trường tự nhiên là môi trường nước. Xuất phát từ điều kiện tự nhiên của môi trường nước này mà cư dân vùng đồng bằng thấy chỉ trồng lúa - loại cây lương thực cần nước và nắng là phù hợp nhất. Cũng chính từ phương thức canh tác này đã quyết định tới các hoạt động sinh hoạt tinh thần của người Việt, tạo cho người Việt những sở trường văn hoá gắn liền với nước: Ở Bắc Bộ, mùa lễ hội thường diễn ra vào đầu mùa xuân khi việc trồng cấy đã xong. Những trò chơi dân gian gắn liền với môi trường nước, như "Rối nước" là sản phẩm riêng chỉ của Việt Nam, hội thi "đua thuyền" có rất nhiều ở các vùng quê. Việc canh tác lúa đạt tới mức gần như là một nghệ thuật. Tuy nhiên, ở thời kỳ đầu của phương thức canh tác lúa nước người Việt cổ đã gặp nhiều khó khăn trong việc trị thuỷ và thường bất lực trước các hiện tượng thiên nhiên như lũ lụt, thiên tai. Khi bất lực trước những hiện tượng thiên nhiên mà ở thời kỳ sơ khai con người không giải thích được nên đã tìm đến lối thoát về tinh thần là "cầu xin trời đất", cho rằng những biểu hiện của thiên nhiên đều do sức mạnh của các vị thần, mỗi hành vi của con người đều do trời đất sắp đặt, quyết định. Nếu con người làm điều thiện thì sẽ được ban phúc, nếu làm điều ác sẽ bị trừng phạt. Do đó, trong nhiều lễ hội của người Việt không bao giờ là thiếu mục tế lễ cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Theo học giả Đào Duy Anh thì về phương diện tôn giáo, cứ theo các truyền kỳ đời trước thì ta có thể đoán rằng tổ tiên ta ở đời thượng cổ tín ngưỡng một thứ tự nhiên đa thần giáo, tin rằng phàm các hiện tượng và thế lực tự nhiên ở trong vũ trụ, như trời đất, mưa gió, núi sông đều có thần linh chủ trương. Có lẽ người ta tưởng rằng linh hồn người chết thường đi lại với người sống, nếu có cúng quẩy thì vong hồn phù hộ, nếu 6
- không thì vong hồn làm cho đau ốm Sự tế tự ở đời thượng cổ thì phần nhiều có tính chất nông nghiệp, cốt để kỷ niệm những thời thiết quan trọng về nghề nông ở trong một năm, nhất là mùa xuân và mùa thu [1, tr.143]. Do điều kiện về khí hậu, điều kiện tự nhiên và môi trường, tập quán sản xuất đã tác động quyết định đến việc hình thành phong tục thờ cúng nên người Việt thường tổ chức lễ hội, cầu trời đất mưa thuận gió hòa, đi lễ thường vào đầu năm mới và các lễ hội của người Việt đều được tổ chức vào đầu mùa xuân, như lễ Chùa Hương, lễ chùa Yên tử, lễ đền thờ Thánh Tản viên Về mặt vị trí địa lý: Việt Nam nằm ở tâm điểm của đường giao lưu quốc tế theo hai trục Bắc - Nam và Đông - Tây. Ở vị trí này, Việt Nam trở thành đầu cầu để tiến vào Đông Nam Á, nên có điều kiện giao lưu, tiếp thu những tinh hoa của các nền văn hoá khác, đặc biệt ở gần với hai trung tâm văn minh nhân loại là Ấn Độ và Trung Quốc. Song Việt Nam cũng gặp những khó khăn khi thường là mục tiêu của các thế lực muốn bành trướng. Bất cứ một sự bành trướng nào về mặt chính trị, quân sự, tôn giáo, văn hoá đều chọn Việt Nam làm bàn đạp khi tiến vào Đông Nam Á. Chính từ những điều kiện này đã tạo nên một đặc trưng của người Việt là truyền thống dựng nước và giữ nước. Do đó, về mặt văn hoá ngoài sự giao lưu bình thường với các nền văn hóa bên ngoài từ các hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa theo đường biển của các thương nhân các nước mang lại, người Việt còn chịu ảnh hưởng của giao lưu văn hoá cưỡng bức từ những cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang. Tuy nhiên, dân tộc Việt vẫn đứng vững trước bất kỳ chính sách đồng hoá nào do các hệ tư tưởng ngoại bang được đưa vào Việt Nam bản sắc văn hoá người Việt đã được định hình và cố định. Tư tưởng Phật giáo hay Nho giáo truyền được vào Việt Nam là thông qua thái độ chủ động tiếp nhận của người Việt, người Việt tiếp thu, sửa đổi hoặc sáng tạo cho phù hợp trên cơ sở truyền thống bản địa, phù hợp môi trường văn hoá, thiên nhiên của 7
- người Việt. Hệ tư tưởng Nho giáo rất thịnh hành và phát triển ở Trung Quốc, khi được truyền vào Việt Nam, người Việt tiếp thu nhưng không sao chép y nguyên. Những khu biệt về điều kiện địa lý tự nhiên và môi trường sinh thái, khí hậu đã hình thành nên phương thức canh tác lúa nước tiểu canh. Từ phương thức sản xuất này đã tạo nên mô hình gia đình tiểu nông - những yếu tố trở thành nền tảng quyết định bản sắc văn hoá của người Việt. Nền văn minh trồng lúa nước cũng tồn tại ở Trung Quốc, nhưng cấu trúc gia đình của người Trung Quốc là những đại gia đình, những gia tộc rất lớn. Có sự khác biệt này là do điều kiện tự nhiên của Trung Quốc khác Việt Nam, có diện tích đồng bằng rất lớn, đòi hỏi phải tập trung nhiều nhân lực. Quan niệm về gia đình trong học thuyết Nho giáo đề cao vai trò tuyệt đối của người đàn ông trong gia đình, quyền thống trị tuyệt đối của tộc trưởng; sự phân biệt ngôi thứ trong hôn nhân và gia đình (vợ cả, vợ thứ), quyền thừa kế của trưởng nam, quan hệ và vị trí giữa các thành viên trong gia đình - giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà với cháu, giữa vợ và chồng, giữa con trưởng với con thứ, giữa con trai với con gái có sự phân biệt rõ ràng, khắc nghiệt. Song khi tư tưởng của Nho giáo vào Việt Nam thì nó đã bị bản sắc văn hoá người Việt biến đổi cho phù hợp. Người Việt chấp nhận tính quy củ, trật tự trên dưới và vai trò quyền trưởng nam, chấp nhận cấu trúc gia đình theo kiểu phụ hệ gia trưởng nhưng mối quan hệ giữa các thành viên gia đình gần gũi hơn, bởi vì, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình người Việt lấy quan hệ huyết thống là hạt nhân quyết định chứ không phải lợi ích kinh tế. Điều này cũng làm cho quan hệ giữa các thành viên trong gia đình người Việt gần gũi, chất phác, bình đẳng hơn. Vai trò của người con gái trong gia đình người Trung Quốc là "Nữ nhi ngoại tộc" thì người Việt vẫn để cho con gái có quyền thừa kế và được thờ cúng cha mẹ (Luật Hồng Đức). Do đó, "Hình thức thờ cúng tổ tiên ở Trung Hoa và Hàn Quốc chủ yếu và hầu như chỉ được tiến hành trong phạm 8
- vi dòng họ tại Từ Đường họ theo sự điều hành của Tộc trưởng (hầu như rất khó tìm bàn thờ tổ tiên trong các gia đình thành viên. Trong khi đó, ở Viêt Nam lại ngược lại hình thức Từ đường không phải là phổ biến (nếu có chỉ là những dòng họ lớn phát đạt - nghĩa là có tính chất tầng lớp trên và cũng chỉ thực hành thờ cúng theo quy định thời gian lễ tiết chủ yếu) mà phổ biến chủ yếu lại là hình thức thờ cúng tại từng tiểu gia đình thành viên với đối tượng chủ yếu là gia trưởng" [32, tr.30] và "Tục thờ cúng tổ tiên chưa bao giờ (và có lẽ không bao giờ) là độc quyền gia trưởng hoặc trưởng nam trong nội bộ gia đình người Việt" [32, tr.34]. Một trong những căn cứ nữa hình thành nên phong tục thờ cúng của người Việt là đặc tính trong phương thức xử sự. Nếu như trong ứng xử của người phương Tây trong xử sự luôn luôn duy lý thì người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng lại luôn duy tình và cái duy tình này của người không phải chỉ cho những mục tiêu trước mắt mà mang tính trách nhiệm lâu dài, mang yếu tố tâm linh thể hiện qua các hành vi ứng xử cụ thể, người Việt luôn có tâm niệm "Để phúc cho con cháu", một phần do chịu ảnh hưởng từ sự "khúc xạ" lối tư duy Nhân - Quả của tư tưởng Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam, một phần do có cội nguồn từ tín ngưỡng nguyên thuỷ và đời sống tâm linh của người Việt, đó là ý thức về hành vi ứng xử của mình đối với tương lai của con cháu trước sự phán xét của thế giới tự nhiên, người Việt luôn quan niệm rằng dù mình ở đâu, làm bất cứ gì đều có "ánh mắt" dõi theo của tổ tiên nếu mình làm điều ác tất sẽ bị trừng phạt, nếu mình làm điều thiện gặp khó khăn tất sẽ được tổ tiên phù hộ, học giả Đào Duy Anh cho rằng "Thực vậy, trong gia tộc nước ta người chết dẫu ở cảnh giới cao siêu, song vẫn thường dự cuộc sinh hoạt của gia đình và những ngày lễ tết thảy đều tựu tập ở Từ đường để cho người sống tế tự " [1, tr. 71]. Biểu hiện của đặc trưng này trong đời sống thực tế là khi một người thành đạt hoặc vừa may mắn 9
- thoát khỏi một tai nạn hiểm nguy đến tính mạng, sự nghiệp thì trong quan niệm của người Việt sự thành đạt hay may mắn ấy không phải do những nỗ lực của bản thân cá nhân người ấy hay do những nguyên nhân khách quan mà trước hết do người ấy đã được hưởng “Phúc ấm” của tổ tiên hay được tổ tiên “phù hộ”. Cái gọi là “phúc ấm” ấy có được là do tổ tiên của những người này khi còn sống đã làm nhiều điều tốt, đã xử sự phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức xã hội. Vậy nên, “đối với người Việt trước bất kỳ thành công hay thất bại, luôn tổ chức thờ cúng tổ tiên; nếu là thành công, việc thờ cúng là tạ phúc ấm với tổ tiên, nếu là bất hạnh, thờ cúng là để xin lỗi tổ tiên và cầu xin tổ tiên bỏ qua và chỉ cho cách sửa chữa. Trong cộng đồng người Việt luôn tồn tại trong ý thức bài học có tính chất răn đe "Đời cha ăn mặn, đời con khát nước", với bài học có tính chất cảnh báo này, đối với người Việt cái đáng sợ nhất không phải là sự trừng phạt trực tiếp của địa ngục, âm ty theo phật giáo và các tôn giáo khác mà là sự trừng phạt gián tiếp mang tính di truyền đối với thế hệ sau" [32, tr.63]. Ngoài ra, còn có nét đặc biệt khác nữa trong phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Đó là, nếu theo hệ tư tưởng Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo. Trong những ngày lễ như Tết nguyên tiêu, Tết hàn thực, Tết đoan ngọ và Tết trung thu thì không có việc thờ cúng tổ tiên, nhưng người Việt vẫn tổ chức thờ cúng tổ tiên trong những dịp này, biểu hiện qua những lời cầu khấn của người Việt trước bàn thờ ban đầu có thể khấn: Nam mô a di đà phật và sau đó thường cầu khấn “xin các cụ phù hộ, độ trì cho con cháu ”; ngay cả khi cúng ông Công, ông Táo về Trời vào ngày 23 tháng Chạp, bên cạnh phong tục thả cá chép để Táo quân đi chầu trời thì người Việt luôn đan xen việc khấn lễ mời tổ tiên về ăn tết Chế độ gia đình mẫu hệ mất đi do sự tiến bộ của phương thức sản xuất và tư liệu sản xuất. Chế độ gia đình phụ hệ được thiết lập lên, chịu ảnh hưởng 10
- của học thuyết Nho giáo nên cấu trúc gia đình người Việt được tuân theo chế độ phụ hệ gia trưởng, quyền của người gia trưởng, người cha trong gia đình làm phát sinh ở con, cháu sự quy thuận. Cảm giác quy thuận ấy được truyền từ đời này sang đời khác. Ngay cả khi người gia trưởng ấy đã chết đi thì nó vẫn tồn tại trong các thế hệ sau với niềm tin rằng tổ tiên vẫn có thể trừng phạt nếu con cháu không cư xử đúng những chuẩn mực. Bên cạnh vai trò của người gia trưởng, người cha trong gia đình thì vai trò của người phụ nữ trong đời sống gia đình người Việt cũng rất quan trọng. Căn nguyên này xuất phát từ trong phương thức canh tác lúa nước tiểu canh, trong mô hình gia đình tiểu nông với vai trò của người phụ nữ Việt phải nói là không kém vai trò của người đàn ông. Bởi lẽ, "Trong mỗi gia đình nông dân ở đồng bằng Bắc bộ, người phụ nữ đảm nhận hầu hết những công việc quan trọng. Họ là người chăm lo việc cấy hái trong công việc đồng áng lại kiêm luôn người tiểu thương chạy chợ lo cung tiêu cho gia đình; người phụ nữ là người "tay hòm chìa khoá" nghĩa là người quản lý, điều tiết việc thu chi và cũng là người chịu trách nhiệm về kinh tế trong mọi dịp giỗ chạp, hiếu hỉ, đối nội (trong nội bộ gia đình thân tộc) hay đối ngoại (với dân làng, hàng xóm); người mẹ cũng là người chịu trách nhiệm chính trong việc dạy con, nhất là giai đoạn từ khi đứa trẻ cất tiếng khóc chào đời cho đến tuổi cắp sách tới trường" [3, tr. 13, 169- 172]. Chính trên cơ sở này đã hình thành trong quan niệm của người Việt có các thành ngữ "Phúc đức tại mẫu", "con hư tại mẹ" và những Đền thờ mẫu cùng với việc thờ mẫu xuất hiện ở nhiều nơi. Ngoài ra, căn nguyên khác hình thành nên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt là xuất phát từ lòng hiếu thảo của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà. Trong gia đình người Việt, mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, giữa ông bà với cháu trong đời sống hiện tại là sự phản ánh mối quan hệ giữa tổ tiên với con cháu sau này. Sự phát triển từ con cái trở thành cha mẹ, rồi lên 11
- đến ông, bà, tiếp đến là cụ kỵ là mối liên hệ giữa quá khứ với hiện tại và tương lai cho nên việc thờ cúng tổ tiên là sự thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên - những người đã sinh ra mình, tạo lập cuộc sống cho mình nên mình mới có ngày hôm nay, người Việt có các câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Theo học giả Nguyễn Văn Huyên: sau khi qua đời, tổ tiên được con cháu thờ cúng một cách hiếu thảo. Mọi người Việt Nam đều tuân theo tục thờ cúng này, không hề miễn cưỡng, dù họ thuộc thứ bậc nào trong xã hội. Tội bất hiếu nặng nhất mà con trai phạm phải là không cúng ông bà, cha mẹ. Người Việt Nam kính trọng bố mẹ đã qua đời như bố mẹ còn sống. Sau khi bố mẹ mất, con cái vẫn tiếp tục kính trọng và yêu quý bố mẹ [5, tr.94] và "Dù thế nào, các bậc cha mẹ vẫn thường nhắc, khi còn sống, với con cái rằng, ở thế giới bên kia, họ chỉ cần một bát nước trong và một miếng trầu. Những đồ cúng ít ỏi này bao giờ cũng phải có, và giá trị của nó phải được tăng lên do tấm lòng trong trắng của những người cúng. Nói cách khác, con cái phải xử sự như những đứa con hiếu thảo. Và trong quan niệm của người Việt Nam thì, người con trai hiếu thảo không phải là kẻ cúng thật nhiều về vật chất cho cha mẹ, mà là kẻ cư xử trung thực cái mà tổ tiên cần không phải là cái vật chất để nuôi thể xác của người sống, mà là làm sao cho tên tuổi, linh hồn của họ không bị bôi nhọ bởi thái độ không xứng đáng của những con cháu gần xa"[5, tr. 104 - 05]. Bên cạnh đó, phong tục thờ cúng tổ tiên còn được xuất phát từ một căn nguyên nữa, đó là nhu cầu củng cố quan hệ gia đình, dòng họ cũng như những lợi ích mang tính dòng họ. Trong mối quan hệ với một cộng đồng có tên gọi là “Làng” ở Việt Nam - tập hợp ít nhất hơn một dòng họ thì phương cách tốt nhất là thờ cúng tổ tiên, bởi lẽ, bằng việc thờ cúng tổ tiên người con trưởng sẽ củng cố mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ, đoàn kết được nhiều chi, phái, tăng thêm nhân lực trong sự cạnh tranh đối với người 12
- ngoài vì khi đứng trước bàn thờ tổ tiên tự nhiên sẽ có một sợi dây vô hình ràng buộc khiến người ta sẽ có những suy nghĩ đồng nhất hơn, nhanh chóng gạt bỏ những bất đồng (nếu có) do trong ý thức sâu thẳm của mỗi người, không ai muốn tổ tiên "thấy" con cháu không đoàn kết. Trên đây là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người kinh, cư trú tại đồng bằng. Vậy, những người Việt thuộc tộc người thiểu số có phong tục thờ cúng không? Theo nhà nghiên cứu Toan Ánh thì Người Sédang (Xêđăng) ở các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum không cúng giỗ người chết vào ngày qua đời, nhưng hàng năm nhân dịp tết Thanh Minh vào tháng ba dương lịch, họ viếng mộ người chết, khóc lóc thảm thiết rồi cúng vái. Người Chàm ở các tỉnh Bình Định, Khánh Hoà, Ninh Thuận (Thuận Hải) có cúng giỗ người chết. Người Djarai (Giarai) ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà, Kon Tum và Đăklăk chỉ cúng giỗ người chết trong vòng ba năm trở lại. Ngoài ba năm người chết bị bỏ rơi vào lãng quên, không được ai nhắc tới, mộ cũng bị bỏ hẳn không được săn sóc nữa. Người Rhadé (Rađê) thuộc các vùng Quảng Đức, Đăklăk, Phước Long (Sông Bé), Phú Yên thì chỉ cúng giỗ người chết có một lần, sau đó mọi kỷ niệm của người chết không còn ai nhắc tới. Người Kơho tại các tỉnh Lâm Đồng, Bình Tuy, Long Khánh (Đồng Nai) làm giỗ người chết trong vòng hai năm đầu. Ngày giỗ năm thứ hai được tổ chức rất to, sau đó là hết. Người M'nong (Mơ Nông) tại các tỉnh ĐăcLăk, Lâm Đồng, Phước Long (Sông Bé) cũng cúng giỗ người chết một lần như người Rhadé. Còn những đồng bào thiểu số, người Stiêng (Sêtiêng), người Teu (Tơ), người Chàm Ba tơ, người Bahnar (Ba Na) không có tục cúng giỗ. 13
- Các đồng bào thiểu số miền Bắc, người Thổ (Tày) ở Lạng Sơn, Cao bằng, Bắc Cạn, người Mường ở Hoà Bình, Ninh Bình, người Nùng ở Móng Cái, người Mán ở Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Yên, người Thái ở Sơn La, Lai Châu đều có cúng giỗ như người Kinh, còn một số ít các đồng bào như người Xạ Phang ở Lào Cai, người Mèo ở Hoàng Su Phì, người Lolo ở Hà Giang không có tục cúng giỗ [2, tr. 65 - 66]. Khác với người La Hả, Phù lá, Kháng chỉ thờ duy nhất một đời (cha/mẹ), người Tày thờ 4 đời (cha - ông- cụ - kỵ) đối với người đang thờ phụng thì người La Chí thờ 3 đời tổ tiên “khu” tức cha - ông - cụ (đối với tổ tiên nam) và 2 đời đối với tổ tiên nữ (mẹ - bà). Người dân cúng tổ tiên to nhất vào tết tháng 7 “lễ cúng mừng việc cấy xong và xin tổ tiên khu bảo vệ ruộng nương”. Lễ cúng khởi đầu từ ngày 01/7 đến ngày 13/7, con cháu làm lễ đưa tổ tiên “khu” trở về [6]. Còn đối với người Việt theo đạo công giáo, mặc dù thờ Đức chúa Giê su nhưng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, với tư cách là một truyền thống văn hoá của người Việt vẫn được duy trì trong đời sống tinh thần: "Những người thiên chúa giáo, tuy không lập bàn thờ tổ tiên, nhưng không phải là không thờ phụng tổ tiên. Trong những ngày giỗ, họ vẫn làm cỗ và cầu nguyện cho người đã khuất. Kể từ năm 1968, họ được Toà thánh Vaticăng cho phép lập bàn thờ tổ tiên như mọi gia đình Việt Nam" [9, tr. 121] và "Trong các dòng truyền giáo hoạt động ở Việt Nam như dòng Tiên, dòng Phan xico, Hội truyền giáo Pari thì dòng Đa Minh - vốn được giao cai quản địa phận phía đông Đàng Ngoài, trong đó có Nam Định, cũng dần dần chấp nhận một số phong tục, quan niệm của người Việt trong đó có chuyện tang ma, tưởng nhớ người thân đã khuất trong gia đình. Các tín đồ công giáo đã tham gia thờ cúng tổ tiên với từng cấp độ khác nhau như thờ cúng người có công mở đất lập làng, tổ nghề, 14
- thờ cúng họ tộc, quan niệm về hồn, vía của người đã mất, các hình thức giỗ chạp, những giọng điệu hát kinh, cầu kinh cho người qua đời. Từ năm 1974, theo tinh thần của Công giáo cả nước, giáo dân Nam Định, được tổ chức tham dự các nghi lễ tôn kính tổ tiên, ông bà với năm điểm quy định: - Được đặt bàn thờ tổ tiên thấp hơn bàn thờ Chúa; - Được đốt đèn nhang, vái lạy trước bàn thờ tổ tiên; - Được cúng giỗ trong gia đình theo phong tục địa phương; - Trong hôn lễ, dâu rể được làm lễ tổ, lễ gia tiên trước bàn thờ tổ tiên; - Trong tang lễ, được vái lạy thi hài người quá cố, đốt hương vái theo phong tục địa phương. Trước đây, giáo dân thường chôn cất người chết một lần và đào sâu chôn chặt, xây mộ trong nghĩa địa chung Hơn chục năm trở lại đây, nhiều giáo dân cũng thực hiện việc cải táng" [7]. Tóm lại, có thể khẳng định phong tục thờ cúng là một phong tục, tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Trải qua quá trình phát triển chịu ảnh hưởng của những hệ tư tưởng khác nhau, song thờ cúng vẫn mang đậm bản sắc văn hoá của người Việt với những nét tinh hoa, khu biệt riêng và không bao giờ thiếu được trong đời sống tinh thần của người Việt. 1.2. Một số hình thức thờ cúng Theo học giả Đào Duy Anh, tín ngưỡng thờ cúng được chia ra thành các hình thức: “Tế tự thuộc về gia đình, thuộc về hương thôn, thuộc về quốc gia và thuộc về phương thuật” [1, tr.143], trong đó: - Tế tự ở gia tộc là việc thờ cúng tổ tiên, có thể hiểu là hoạt động thờ cúng dựa trên cơ sở quan hệ trực hệ huyết thống. Đó là việc con cháu thờ cúng cha mẹ, ông bà, cụ kỵ. "Nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên ở giữa nhà. Nhà người Tộc trưởng thường để gian giữa làm nhà thờ họ (Từ đường). Những họ giàu sang lại có từ đường riêng để thờ tổ tiên chung của họ; mỗi 15