Luận văn Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật dân sự Việt Nam

pdf 77 trang vuhoa 24/08/2022 10040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật dân sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_di_chuc_chung_cua_vo_chong_theo_phap_luat_dan_su_vi.pdf

Nội dung text: Luận văn Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật dân sự Việt Nam

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THÙY DUNG DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 62.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. HÀ THỊ MAI HIÊN HÀ NỘI, 2018 HÀ NỘI - năm
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ Luật học với đề tài: “Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật dân sự Việt Nam” do học viên cao học Đinh Thùy Dung thực hiện và hoàn thành vào tháng 3 năm 2018. Người hướng dẫn là Phó giáo sư - Tiến sĩ Hà Thị Mai Hiên, Viện Nhà nước và pháp luật. Tác giả Đinh Thùy Dung
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 5 1.1. Khái niệm di chúc và thừa kế theo di chúc 5 1.2 Đặc điểm, bản chất pháp lý của di chúc chung vợ chồng 11 1.3 Pháp luật về di chúc chung của vợ chồng qua các giai đoạn phát triển 17 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2005 22 2.1. Chủ thể di chúc chung của vợ chồng 22 2.2. Ý chí của vợ chồng trong việc lập di chúc chung 23 2.3. Nội dung di chúc chung của vợ chồng 26 2.4. Hình thức di chúc chung của vợ chồng 31 2.5 Sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc chung của vợ chồng 39 2.6 Hiệu lực di chúc chung của vợ chồng 45 2.7 Những hạn chế về quyền tự định đoạt trong di chúc chung của vợ chồng 48 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 55 3.1 thực tiễn thực hiện pháp luật di chúc chung của vợ chồng 55 3.2 đánh giá quá trình điều chỉnh pháp luật về di chúc chung của vợ chồng và một số vấn đề đặt ra 60 KẾT LUẬN 71
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS VN: Bộ luật dân sự Việt Nam LHN&GĐ: Luật hôn nhân và gia đình TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao VKSNDTC: Viện kiểm sát nhân dân tối cao BTP: Bộ tư pháp
  5. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chế định về quyền thừa kế là một trong số những chế định quan trọng. Khi một cá nhân qua đời thì việc hưởng di sản của người đó trở thành một vấn đề lớn trong xã hội, được nhiều người quan tâm. Các tranh chấp liên quan đến quan hệ nhận và chuyển giao tài sản của người chết xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Giải quyết các tranh chấp về thừa kế không đơn giản, không phải lúc nào Tòa án nhân dân các cấp cũng giải quyết một cách thỏa đáng các tranh chấp đó. Vấn đề thừa kế nói chung và vấn đề thừa kế theo di chúc nói riêng là những vấn đề phức tạp vì nó liên quan đến nhiều mối quan hệ nhân thân, liên quan tới nhiều mối quan hệ tài sản và ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi của những người có quyền hưởng di sản thừa kế. Đặc biệt hơn nữa, vấn đề di chúc chung của vợ chồng lại càng là vấn đề nóng của xã hội, chế định này lần đầu được quy định tại Bộ luật dân sự 1995, được cụ thể hóa trong Bộ luật dân sự 2005 và mới đây nhất, Bộ luật dân sự 2015 đã bỏ ngỏ chế định này. Những vấn đề tranh chấp về thừa kế liên quan tới di chúc chung của vợ chồng không phải tràn lan nhưng do các quy định của pháp luật trước đây về di chúc chung của vợ chồng còn nhiều bất cập, thì giờ đây các nhà làm luật đã loại bỏ phần quy định này nên việc giải quyết các tranh chấp về di chúc chung của vợ chồng càng làm các cơ quan chức năng thêm “lóng ngóng” mà khó thấu tình, đạt lý được. Nhận thức được vấn đề, nên học viên mạnh dạn lựa chọn đề tài “Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật dân sự Việt Nam” để thực hiện luận văn Cao học Luật, nhằm đáp ứng về mặt lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài, từ đó, tìm ra điểm chưa phù hợp nhằm kiến nghị hoàn thiện quy định về di chúc chung của vợ chồng. 1
  6. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề thừa kế theo di chúc và di chúc chung của vợ chồng tính đến thời điểm hiện nay ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu dưới các cấp độ khác nhau, như: “Thừa kế theo di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự” - Luận án tiến sỹ của TS. Phạm Văn Tuyết chỉ đề cấp đến thừa kế theo di chúc nói chung mà không nghiên cứu sâu về thừa kế theo di chúc chung của vợ chồng. Một số Luận án tiến sỹ và các sách chuyên khảo được công bố cũng đề cập đến một phần của chế định thừa kế, như: “Thừa kế theo pháp luật”; “Nguyên tắc chung về thừa kế”; “Di sản thừa kế” của TS. Phùng Trung Tập; TS. Nguyễn Minh Tuấn; TS. Trần Thị Huệ. Về vấn đề thừa kế nói chung, thừa kế theo di chúc và di chúc chung của vợ chồng cũng phải kể đến không ít các Luận văn cao học, Khóa luận tốt nghiệp trong các trường Đại học và Khoa Luật, Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu trên đều dựa trên cơ sở phân tích của Bộ luật dân sự cũ, kể từ thời điểm Bộ luật dân sự 2015 mới có hiệu lực thì chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến những thay đổi của Luật về thừa kế và thừa kế theo di chúc, đặc biệt là di chúc chung của vợ chồng và những tồn tại về vấn đề này. Vì vậy, học viên đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Di chúc chung của vợ chồng theo pháp luật dân sự Việt Nam” để thực hiện Luận văn cao học luật. 3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích của đề tài là trên cơ sở lý luận để nghiên cứu và làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam qua các thời kỳ về di chúc chung của vợ chồng, tìm hiểu thực tiễn áp dụng luật để giải quyết những tranh chấp liên quan đến di chúc chung của vợ chồng, từ đó thấy được những bất cập còn tồn tại cũng như những vướng mắc để đánh giá hướng quy định của luật hiện hành trong pháp luật dân sự Việt Nam. Với mục đích trên, luận văn có một số nhiệm vụ sau: 2
  7. - Nghiên cứu vấn đề di chúc chung, thừa kế theo di chúc để làm rõ bản chất, đặc điểm pháp lý, ý nghĩa của di chúc chung vợ chồng - Nghiên cứu quá trình điều chỉnh pháp luật về di chúc chung của vợ chồng, nội dung các quy định về di chúc chung chung vợ chồng theo BLDS năm 2005 và thực tiễn thực hiện, qua đó nêu và dánh giá những khía cạnh pháp lý đặt ra trong thực tiễn cũng như lý luận; - Đánh giá sự thay đổi, điều chỉnh trong quy định của luật hiện hành về di chúc chung của vợ chồng từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về di chúc chung của vợ chồng. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Đề tài tập trung nghiên cứu làm rõ các quy định về di chúc chung của vợ chồng và vấn đề áp dụng các quy định hiện hành về di chúc chung của vợ chồng trên thực tiễn; Phạm vi nghiên cứu: Trong phạm luận văn thạc sỹ, tôi tập trung vào: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về di chúc, di chúc chung của vợ chồng trong pháp luật dân sự Việt Nam. - Nghiên cứu các quy định về di chúc chung của vợ chồng trong pháp luật dân sự Việt Nam như: Chủ thể di chúc chung của vợ chồng; Ý chí của vợ chồng trong việc lập di chúc chung; Nội dung di chúc chung của vợ chồng; Sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc chung của vợ chồng; Hiệu lực di chúc chung của vợ chồng. - Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong quy định của pháp luật hiện hành về việc loại bỏ quy định di chúc chung của vợ chồng để có hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này, tác gỉa đã dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp 3
  8. luật cũng như sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu học viên đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu giữa các quy định hiện hành với các quy định trong các văn bản pháp luật trước đây; đối chiếu giữa pháp luật và thực tiễn cuộc sống nhằm chỉ ra những điểm phù hợp, hạn chế. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Trên cơ sở tìm hiểu những công trình nghiên cứu trước đó và qua quá trình nghiên cứu, làm rõ các vấn đề xung quanh di chúc chung của vợ chồng, học viên cố gắng xây dựng, đóng góp những vấn đề mới trên các phương diện sau: - Đưa ra khái niệm di chúc chung của vợ chồng, tập trung phân tích các vấn đề hình thức, nội dung và đặc điểm của loại di chúc này; - Phân tích, đưa ra làm rõ sự giống và khác nhau giữa di chúc và di chúc chung của vợ chồng; - Hệ thống hóa, phân tích các điều kiện có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng; - Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong thực trang pháp luật hiện hành về di chúc chung của vợ chồng qua đó đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thiện pháp luật phù hợp. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận, ký hiệu, chú thích và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu thành 03 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận về di chúc chung của vợ chồng - Chương 2: Nội dung di chúc chung của vợ chồng theo blds năm 2005. - Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về di chúc chung của vợ chồng và một số vấn đề đặt ra hiện nay 4
  9. CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG 1.1. KHÁI NIỆM DI CHÚC VÀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC 1.1.1 Khái niệm di chúc Theo từ điển Tiếng Việt, “Di chúc là sự dặn lại của một người trước lúc chết với những người khác về những việc cần làm, nên làm” [15, tr 254]. Theo cách hiểu thông thường, di chúc là lời dặn dò của một người trước khi chết để lại cho con cháu, có thể là lời dặn con cháu yêu thương nhau, dặn con cháu làm một việc gì đó hoặc thể hiện ý chí, nguyện vọng của một người trước khi chết, ý nguyện về thờ cúng tổ tiên, ý nguyện về việc phân chia tài sản, Truyền thống Việt Nam, trong gia đình, các thành viên phải làm tròn chữ hiếu, trọng chữ nghĩa và nặng ân tình, phải hòa hợp giữa những người cùng huyết thống và nó được truyền từ đời này qua đời khác. Vì thế, một người trước khi chết thường để lại lời dặn của mình và những người còn sống sẽ tôn trọng, thực hiện di nguyện đó, hưởng di sản một cách hòa thuận nên di chúc mà người chết để lại thường là những lời trăng trối, dặn dò cả về tình cảm, cả về tài sản và các khoản nợ nếu có mà hầu như họ không để ý tới hình thức thể hiện những lời dặn lại đó là như thế nào, phải tuân thủ những quy định gì của pháp luật. Ngày nay, dưới sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội, bên cạnh những tác động tích cực thì cũng tồn tại không ít những tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường quá độ tới lối sống, quy cách ứng xử giữa con người với con người, và những di chúc nói trên là một trong những nguyên nhân làm phát sinh những tranh chấp về thừa kế. Nắm bắt được điểm hạn chế đó, khái niệm về di chúc đã được pháp luật hóa để đảm bảo đúng bản chất của nó là sự chuyển dịch tài sản từ người đã chết cho người còn sống theo đúng di nguyện của người lập di chúc. 5
  10. Dưới góc độ pháp lý, Điều 649 BLDS VN năm 1995, Điều 646 BLDS VN năm 2005, Điều 624 BLDS VN năm 2015 định nghĩa di chúc như sau: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”. Như vậy, về góc độ pháp lý, di chúc là phương tiện phản ánh ý chí, nguyện vọng một cách tự nguyện của cá nhân trước khi chết về việc định đoạt tài sản của họ cho người khác phù hợp với quy định của pháp luật. Sự bày tỏ ý chí của một người nhằm định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình sẽ được chuyển giao cho một hoặc nhiều người sau khi người lập di chúc chết đi là một trong những quyền dân sự quan trọng của mỗi con người. Sự bày tỏ ý chí được thực hiện thông qua hình thức bằng văn bản hoặc lời nói. Đặc điểm của di chúc: Thứ nhất, di chúc là ý chí đơn phương của cá nhân: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nên nó được hình thành duy nhất bằng ý chí của người để lại thừa kế. Theo đó, họ quyết định chuyển giao một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho người đã được họ xác định trong di chúc mà không cần biết người đó có nhận di sản do mình để lại hay không. Như vậy, nếu hợp đồng được hình thành bởi sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên chủ thể thì di chúc lại là sự quyết định đơn phương của người lập ra nó mà không cần sự đồng ý của người của người nhận di sản thừa kế. Thứ hai, di chúc được lập nhằm chuyển dịch tài sản của người chết cho người khác đã được xác định trong di chúc: Đây là một trong những nội dung quan trọng của di chúc, là căn cứ để thực hiện việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho những người được chỉ định trong di chúc. Di chúc đem lại quyền lợi về mặt vật chất cho người 6
  11. hưởng thừa kế, đồng thời, di chúc trở thành phương tiện đó khi và chỉ khi nội dung của di chúc chứa đựng việc người để lại thừa kế thể hiện quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Thông qua thừa kế, quyền sở hữu của một người đối với thành quả lao động của họ được dịch chuyển từ đời này qua đời khác, tạo tiền đề cho thế hệ sau phát triển. Việc ghi nhận và tôn trọng quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc chính là việc pháp luật tôn trọng và bảo đảm quyền tự định đoạt của chủ sở hữu đối với tài sản của họ. Thứ ba, di chúc là loại giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi chính người xác lập ra nó đã chết: Việc lập di chúc hay việc giao kết hợp đồng đều là những giao dịch dân sự. Tuy nhiên, hợp đồng là thỏa thuận ý chí của hai hay nhiều bên còn di chúc là sự thể hiện ý chí đơn phương của một bên. Chính sự khác nhau này dẫn tới sự khác nhau về hiệu lực của một bản di chúc với hiệu lực của hợp đồng dân sự. Nếu hợp đồng dân sự có hiệu lực kể từ thời điểm ký hoặc một thời điểm mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng thì di chúc chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm mà người lập chết. Nghĩa là, nếu thời điểm có hiệu lực của hợp đồng có thể chủ động định đoạt, thỏa thuận được thì thời điểm có hiệu lực của di chúc lại phụ thuộc hoàn toàn vào sự sống còn của người lập ra nó. Tại khoản 1 Điều 643 BLDS VN năm 2015 quy định “Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế”, Điều 611 BLDS VN năm 2015 quy định “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”. Mặt khác, di chúc chỉ là ý chí đơn phương của người lập ra nó nên người lập di chúc luôn luôn có quyền tự mình thay đổi nội dung đã định đoạt trong di chúc hoặc hủy bỏ toàn bộ di chúc đã lập mà không cần bất kỳ một sự đồng ý từ người hưởng thừa kế hay cá nhân thứ ba khác. Khác biệt so với hợp đồng, nếu muốn thay đổi nội dung hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng đã thỏa thuận phải được sự đồng ý, nhất trí thỏa thuận của 7
  12. bên còn lại thì di chúc lại không cần sự can thiệp của đối tác nào. Tính chất này cho chúng ta thấy rằng, dù di chúc đã được lập nhưng người lập di chúc vẫn còn sống thì người thừa kế theo di chúc không có bất cứ quyền năng nào đối với tài sản của người lập di chúc và cũng họ cũng chưa chắc 100% được hưởng phần di sản đó. Họ chỉ được hưởng di sản thừa kế khi người lập di chúc chết, bởi khi người lập di chúc còn sống họ vẫn có toàn quyền định đoạt đối với khối tài sản của mình mà không phải khi họ lập di chúc thì tài sản thuộc về những người thừa kế có tên trong di chúc. Pháp luật tôn trọng quyền lập di chúc của cá nhân có tài sản một mặt nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt đối với tài sản của mình, mặt khác nhằm đảm bảo cho cá nhân thể hiện tình cảm, trách nhiệm của mình thông qua việc định đoạt tài sản đó. Vì vậy, nếu sự định đoạt đó không phù hợp theo cảm nhận chủ quản của chủ tài sản thì họ hoàn toàn có quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ di chúc đã lập. Tóm lại, di chúc là phương tiện pháp lý thể hiện ý chí của cá nhân về việc định đoạt tài sản của họ sau khi chết, tuy nhiên, một bản di chúc chỉ có hiệu lực khi nó tuân theo đúng những điều kiện mà pháp luật quy định. 1.1.2 Khái niệm thừa kế theo di chúc Thừa kế nói chung là quá trình chuyển dịch tài sản từ người đã chết cho người còn sống. Nếu quá trình này được thực hiện dựa trên ý chí của người đã chết thể hiện trong di chúc mà họ để lại thì được gọi là thừa kế theo di chúc. Ngược lại, nếu sự dịch chuyển trên được thực hiện theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự theo quy định của pháp luật thì được gọi là thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: - Theo nghĩa khách quan: Thừa kế theo di chúc là sự quy định của pháp luật để điều chỉnh quá trình dịch chuyển di sản của một người đã chết cho 8
  13. những người khác theo ý muốn của họ đã được thể hiện trong di chúc mà họ để lại. - Theo nghĩa chủ quan: Thừa kế theo di chúc là sự dịch chuyển di sản của người đã chết cho những người khác theo ý chí mà người đó để lại di sản đã xác định trong di chúc. Từ hai cách hiểu nói trên, ta có thể đi tới cách hiểu thống nhất về thừa kế theo di chúc như sau: “Thừa kế theo di chúc trước hết là tổng hợp các quy định của pháp luật nhằm xác định khi nào thì việc chuyển dịch di sản của một người đã chết cho những người còn sống được thực hiện theo di chúc. Sau nữa, việc thực hiện thừa kế theo di chúc phải tuân theo ý chí của người để lại di sản nếu ý chí đó phù hợp các quy định của pháp luật”. Thừa kế theo di chúc là một trong hai hình thức thừa kế nhằm đảm bảo cho cá nhân trước khi chết được định đoạt tài sản của mình theo ý muốn của người đó, tuy nhiên, sự định đoạt đó chỉ hợp pháp khi đảm bảo các điều kiện luật định: Di chúc phải do người có quyền lập di chúc thực hiện trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép; Di chúc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải lập bằng văn bản và được cha mẹ hoặc người giám hộ đồng ý; Di chúc phải hợp pháp, Nói cách khác nó phải là sự dịch chuyển tài sản của người chết cho người còn sống theo sự định đoạt tự nguyện của người để lại di sản đã được thể hiện trong một di chúc có hiệu lực pháp luật. Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật đều là các phương thức chuyển dịch tài sản từ người chết sang cho những người còn sống. Cả hai sự dịch chuyển đó đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Pháp luật dân sự Việt Nam ưu tiên việc thừa kế theo di chúc, chỉ chia theo quy định pháp luật nếu người để lại di sản không để lại di chúc hoặc có để lại di chúc nhưng di 9
  14. chúc không có hiệu lực pháp luật; thậm chí nếu di chúc có phần hợp pháp và phần không hợp pháp thì phần hợp pháp vẫn chia theo nội dung trong di chúc định đoạt. Nguyên tắc này thể hiện sự tôn trọng quyền tự định đoạt của người để lại di sản. Pháp luật trao cho người có tài sản được quyền tự do ý chí trong việc lựa chọn và chỉ định người thừa kế, phân chia di sản. Tuy nhiên, bên cạnh việc tôn trọng tự do ý chí cá nhân, pháp luật còn hướng tới việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác. Trong lĩnh vực thừa kế, luật cho pháp tự do ý chí trong việc định đoạt tài sản của mình sau khi chết đi nhưng luật cũng quy định nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các thành viên khác trong gia đình, sự tự do đó “không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác” [2, tr 3]. Điều này được thể hiện rõ trong quy định tại Điều 644 BLDS VN năm 2015 về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Theo đó, trong trường hợp người chết để lại di chúc mà những người có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng thuộc Điều 644 BLDS VN năm 2015 mà không được hưởng hoặc được hưởng ít hơn 2/3 một suất thừa kế thì họ vẫn đương nhiên được hưởng một phần di sản bằng 2/3 một suất thừa kế chia theo pháp luật. Giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật cũng có nhiều điểm khác biệt: thừa kế theo di chúc là sự chuyển dịch tài sản theo ý chí của người để lại di sản được thể hiện rõ trong di chúc. Vì thế, người thừa kế gồm những ai, hưởng bao nhiêu và khi nào được hưởng là những điều không thể xác định trước cho mọi trường hợp theo một khuôn mẫu chung. Ngược lại, thừa kế theo pháp luật là sự dịch chuyển theo quy định của pháp luật trên cơ sở phỏng đoán mong muốn chung của những người để lại di sản, phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã hội. Vì thế, người thừa kế và kỷ phần di sản mà 10
  15. mỗi người được hưởng đã được xác định trước theo một khuân mẫu thống nhất cho mọi trường hợp. 1.2 ĐẶC ĐIỂM, BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA DI CHÚC CHUNG VỢ CHỒNG 1.2.1 Khái niệm di chúc chung của vợ chồng Lịch sử pháp luật Việt Nam chưa có văn bản nào quy định về khái niệm di chúc chung của vợ chồng. Xét về bản chất, di chúc chung của vợ chồng là một trường hợp đặc biệt của di chúc. Nếu di chúc thông thường, người lập di chúc (cá nhân) có quyền tự định đoạt tài sản của mình (bao gồm cả tài sản riêng và tài sản chung) thì đối với di chúc chung của vợ chồng, người lập di chúc (vợ và chồng) chỉ định đoạt phần tài sản chung của hai vợ chồng. Pháp luật dân sự quy định sở hữu chung bao gồm sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung. Khoản 2 Điều 33 LHN&GĐ năm 2014 quy định “Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất”. Vì vậy, vợ chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung, trong đó có quyền lập di chúc chung để định đoạt khối tài sản chung của hai vợ chồng sau khi chết. Nói cách khác, việc lập di chúc chung cũng là một cách thức thể hiện sự định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Xuất phát từ khái niệm di chúc, từ lý luận về quyền sở hữu, về chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng, khái niệm chung nhất về di chúc chung của vợ chồng được hiểu: Di chúc chung của vợ chồng là sự thể hiện ý chí chung thống nhất của hai vợ chồng nhằm dịch chuyển tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng cho người khác sau khi chết. 11
  16. 1.2.2 Đặc điểm pháp lý của di chúc chung của vợ chồng Như đã trình bày ở trên, di chúc của vợ chồng là một trường hợp đặc biệt của di chúc thông thường nên nó mang đầy đủ đặc điểm của một di chúc: Sự thể hiện ý chí tự nguyện của bên lập di chúc; Nội dung của di chúc là định đoạt tài sản của người lập di chúc; Di chúc phát sinh hiệu lực pháp luật khi người để lại di chúc chết. Bên cạnh những điểm chung giống nhau, di chúc chung của vợ chồng còn có một số đặc điểm khác biệt như sau: Thứ nhất, di chúc chung của vợ chồng dựa trên quan hệ hôn nhân đang còn hiệu lực Di chúc chung của vợ chồng phải do người vợ và người chồng cùng lập, do vậy, giữa họ phải tồn tại mối quan hệ hôn nhân đang được pháp luật công nhận. Quan hệ hôn nhân hợp pháp là quan hệ hôn nhân đáp ứng được những quy định về điều kiện kết hôn và thủ tục kết hôn theo đúng quy định cuẩ LHN&GĐ năm 2014. Khoản 13 Điều 3 LHN&GĐ năm 2014 đã nêu “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân”. Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà một số trường hợp không đáp ứng được các điều kiện về nội dung và hình thức kết hôn theo luật định nhưng việc lập di chúc chung giữa họ vẫn được thừa nhận như: Trường hợp có nhiều vợ hoặc nhiều chồng (Thông tư 60-DS ngày 22/02/1978 của TANDTC); Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 củ Quốc Hội về thi hành LHN&GĐ; Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT ngày 03/01/2001 của TANDTC, VKSNDTC và BTP về thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10) cụ thể: 12
  17. - Đối với những trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày LHN&GĐ năm 1986 có hiệu lực) mà không đăng ký kết hôn, thì khi LHN&GĐ năm 2000 có hiệu lực, những trường hợp này được khuyến khích đăng ký kết hôn, nghĩa là việc đăng ký kết hôn theo thủ tục luật định sẽ không bị hạn chế về mặt thời gian. - Đối với trường hợp chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 (ngày LHN&GĐ năm 1986 có hiệu lực) đến ngày 01/01/2001 (ngày LHN&GĐ năm 2000 có hiệu lực) mà không đăng ký kết hôn, khi LHN&GĐ năm 2000 có hiệu lực, nếu có đủ điều kiện kết hôn theo LHN&GĐ năm 2000 quy định thì có nghĩa vụ phải đăng ký kết hôn trong thời hạn 02 năm. Tức là đến ngày 01/01/2003 phải đăng ký kết hôn, nếu sau ngày 01/01/2003 mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng. - Trường hợp nhiều vợ, nhiều chồng: Quan hệ hôn nhân của vợ chồng được xác lập trước ngày 13/01/1960 tuy có vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng về mặt hình thức nhưng vẫn được pháp luật công nhận và không coi là trái pháp luật. Theo nguyên tắc chung, nguyên tắc hôn nhân một vợ một chồng được thực hiện từ ngày LHN&GĐ năm 1959 có hiệu lực (ngày 13/01/1960). Thứ hai, di chúc chung của vợ chồng là sự thể hiện ý chí chung thống nhất của hai vợ chồng Nếu di chúc là hành vi pháp lý đơn phương của một cá nhân nhằm chuyển dịch khối tài sản của mình cho người khác sau khi chết thì di chúc chung của vợ chồng là sự thể hiện thống nhất ý chí của cả hai vợ và chồng. Mặc dù đó là ý chí của hai cá nhân nhưng cũng là ý chí đơn phương của một bên bởi tính thống nhất chung của hai người. Di chúc chung của vợ chồng là 13
  18. sự thể hiện ý chí thống nhất ý chí của vợ chồng trong việc định đoạt tài sản chung cho ai, chỉ định người thừa kế theo di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản, mà nó không bị chi phối bởi ý kiến của bất kỳ ai, cũng không cần có sự đồng ý hay bất cứ thỏa thuận, bàn bạc nào của những người được hưởng di sản thừa kế. Thứ ba, tài sản được định đoạt trong di chúc chung của vợ chồng là tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có thể có tài sản chung và tài sản riêng. Tuy nhiên, khi lập di chúc chung của hai vợ chồng thì tài sản được định đoạt trong đó chỉ bao gồm tài sản chung. Cụ thể, tài sản chung của vợ chồng gồm: “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. 3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.” [9, tr 12] Thứ tư, thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng là thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ chồng cùng chết 14
  19. Trước đây, Điều 668 BLDS VN năm 2005 quy định về Hiệu lực pháp luật của di chúc chung của vợ, chồng “Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.” Đây là điểm khác biệt rõ rệt nhất của di chúc chung của vợ chồng so với một di chúc do một cá nhân lập. Bởi thời điểm có hiệu lực của di chúc do cá nhân lập theo quy định của luật chỉ có hiệu lực khi cá nhân đó chết đi, còn thời điểm có hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng được xác định trong hai trường hợp: Trường hợp thứ nhất là di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực khi người sau cùng chết, trường hợp thứ hai là di chúc chung của vợ chồng có hiệu lực khi cả hai vợ chồng cùng chết. 1.2.3 Ý nghĩa của di chúc chung vợ chồng và sự cần thiết điều chỉnh pháp luật di chúc chung vợ chồng. Theo tiến trình phát triển lịch sử lập pháp, di chúc chung vợ chồng đã được thừa nhận chính thức kể từ năm 1981 bởi thông tư ban hành bởi TANDTC, sau đến là Pháp Lệnh thừa kế năm 1990, BLDS VN 1995, BLDS VN 2005 vẫn tiếp tục kế thừa quy định này. Di chúc chung vợ chồng có những đặc trưng có thể kể đến như: (i) do hai ý chí cá nhân cùng tham gia định đoạt dựa trên mối quan hệ hôn nhân đang còn hiệu lực; (ii) dùng để định đoạt khối tài sản chung của vợ chồng; (iii) có hiệu lực không đồng thời với thời điểm mở thừa kế của bên chết trước. Việc thừa nhận di chúc chung vợ chồng xuất phát từ tính ưu việt của nó trong việc duy trì tính thống nhất trong khối tài sản chung, thông qua quy định về thời điểm có hiệu lực của di chúc bắt đầu kể từ khi “bên sau cùng chết hoặc tại thời điểm hai vợ chồng cùng chết”. Theo đó, trong thời gian này, người còn sống được bảo vệ khá tốt trong khối tài sản chung cho đến khi họ qua đời, tránh tình trạng cuộc sống của người còn lại bị gián đoạn. 15
  20. Từ truyền thống coi trọng đạo nghĩa vợ - chồng, việc lập di chúc chung của vợ - chồng đã được thừa nhận trong tục lệ ở nước ta từ lâu. Chế định về di chúc chung của vợ - chồng đã được ghi nhận trong các Bộ Dân luật của các chế độ trước như Bộ Dân luật Bắc, Bộ Dân luật Trung, Bộ Dân luật Sài Gòn 1972 nhưng còn khá mờ nhạt. Đến khi BLDS VN năm 2005 ra đời, chế định di chúc chung của vợ - chồng mới được thể hiện khá chi tiết và rõ nét. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện BLDS 2005 cho thấy chế định di chúc chung của vợ chồng cũng vẫn còn nhiều điểm bất cập và chưa phù hợp với thực tế. Chế định di chúc chung của vợ, chồng trong Bộ luật Dân sự được kiến tạo trên cơ sở truyền thống coi trọng đạo nghĩa vợ chồng trong đời sống và luật pháp ở Việt Nam. Tuy nhiên, khi áp dụng vào cuộc sống, chế định này đã bộc lộ nhiều sự phức tạp, phiền toái - Thứ nhất, vi phạm nguyên tắc cá nhân tự nguyện trong việc lập di chúc. - Thứ hai, di chúc chung của vợ chồng không đảm bảo được đầy đủ các quy định của BLDS về mặt hình thức. - Thứ ba, di chúc chung không thể định đoạt được tài sản riêng của vợ chồng. - Thứ tư, BLDS 2005 chưa quy định rõ trường hợp bị cấm lập di chúc chung. - Thứ năm, quy định sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ chồng đã xâm phạm tới quyền tự do định đoạt tài sản cá nhân. - Thứ sáu, về hiệu lực của di chúc chung của vợ chồng. Chế định di chúc chung của vợ chồng là một chế định có nhiều sự phức tạp, phá vỡ những nguyên tắc cơ bản của di chúc. Tuy nhiên, để chế định di chúc chung thực sự mang lại nhiều lợi ích cho các cặp vợ chồng, cho các cá 16
  21. nhân hưởng thừa kế thì cũng còn cần phải điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những bất cập, hạn chế của pháp luật hiện hành. Điều này sẽ được phân tích cụ thể trong Chương II của luận văn. 1.3 PHÁP LUẬT VỀ DI CHÚC CHUNG CỦA VỢ CHỒNG QUA CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN 1.3.1 Trước năm 1990 Do điều kiện lịch sử Việt Nam, trước năm 1990 là giai đoạn mà pháp luật chưa thực sự hoàn thiện, các quy định về thừa kế nói chung là không nhiều và nằm rất rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau. Các quy phạm cũng chưa thể dự liệu được hết các quan hệ xã hội nảy sinh. Việc áp dụng pháp luật nói chung, pháp luật về thừa kế nói riêng còn nhiều khó khăn. Đây là thực trạng chung của pháp luật Việt Nam và pháp luật về thừa kế là một phần trong đó. Pháp luật về thừa kế thời gian này chưa dự liệu được hết các tình huống xảy ra trên thực tế mà chỉ chủ yếu là quy định về một số vấn đề cơ bản. * Thời kỳ pháp luật phong kiến Di chúc chung chưa được quy định trong pháp luật thừa kế trong thời kỳ này. Xem xét Bộ luật Hồng Đức và luật Gia Long đều không thấy có quy định về di chúc chung của vợ, chồng. Nhưng thực tế di chúc chung của vợ, chồng vẫn tồn tại khách quan và khá phổ biến. Đặc biệt là khi tư tưởng phong kiến nặng nề thì đại đa số tài sản chung trong gia đình được định đoạt thông qua di chúc chung. Thực tế này được cho rằng xuất phát từ nguyên nhân hệ tư tưởng thời kỳ bấy giờ. Các vấn đề liên quan đến các thành viên trong một gia đình thường được điều chỉnh chủ yếu bằng các quy phạm đạo đức, các chuẩn mực đạo đức luôn nhằm củng cố tình thương yêu, mối đoàn kết trong gia đình. * Thời kỳ pháp luật thuộc địa - 1990 17