Luận văn Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_dau_tranh_phong_chong_toi_lam_nhuc_nguoi_khac_o_nuo.pdf
Nội dung text: Luận văn Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THUỲ TRANG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - NĂM 2006
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THÙY TRANG ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ MÃ SỐ: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN QUANG TIỆP HÀ NỘI - NĂM 2006
- MỤC LỤC Trang Mở đầu 6 Chương TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT 7 1: HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1 Khái lược sự hình thành và phát triển những quy định về tội làm nhục người khác trong luật hình sự Việt Nam. 1.1.1 Tội làm nhục người khác trong thời kỳ phong kiến và Pháp 7 thuộc. 1.1.2 Tội làm nhục người khác trong thời kỳ từ khi Cách mạng tháng 9 Tám năm 1945 thành công cho đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời. 1.1.3 Tội làm nhục người khác thời kỳ từ khi ban hành Bộ luật hình 11 sự năm 1985 đến nay. 1.2 Tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự năm 1999 14 1.2.1 Khái niệm tội làm nhục người khác. 14 1.2.2 Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng và hình phạt được áp 16 dụng đối với tội làm nhục người khác. 1.2.2.1 Khách thể của tội phạm. 16 1.2.2.2 Mặt khách quan của tội phạm. 17 1.2.2.3 Chủ thể của tội phạm. 20 1.2.2.4 Mặt chủ quan của tội phạm. 20 1.2.2.5 Hình phạt được áp dụng 21 1.2.3 So sánh tội làm nhục người khác với một số tội phạm khác có 24 liên quan.
- 1.2.3.1 So sánh tội làm nhục người khác với các tội: Tội làm nhục 24 người chỉ huy hoặc cấp trên; tội làm nhục cấp dưới và tội làm nhục đồng đội. 1.2.3.2 So sánh tội làm nhục người khác với tội bức tử. 26 1.2.3.3 So sánh tội làm nhục người khác với tội hành hạ người khác. 26 1.2.3.4 So sánh tội làm nhục người khác với tội vu khống. 27 1.2.4 ý nghĩa của việc quy định tội làm nhục người khác trong Bộ luật 28 Hình sự 1999. 1.3 Những quy định về tội làm nhục người khác trong pháp luật 31 hình sự một số nước trên thế giới. Chương 2: Tình hình, nguyên nhân, điều kiện của 37 tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay 2.1 Tình hình tội làm nhục người khác ở Việt Nam từ năm 1997 37 đến năm 2005. 2.1.1 Thực trạng và động thái của tình hình tội làm nhục người khác. 37 2.1.2 Nhân thân người phạm tội làm nhục người khác. 53 2.2 Nguyên nhân và điều kiện của tội làm nhục người khác 63 2.2.1 Nguyên nhân về pháp luật 64 2.2.2 Nguyên nhân về tâm lý xã hội, giáo dục đạo đức. 67 2.2.3 Nguyên nhân về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp 73 luật. 2.2.4 Nguyên nhân về công tác hoà giải cơ sở. 76 2.2.5 Nguyên nhân về các cơ quan bảo vệ pháp luật. 77 2.3 Dự báo tình hình tội làm nhục người khác trong thời gian 79 tới ở nước ta. Chương Một số giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục 83 3: người khác
- 3.1 Xây dựng các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm 83 nhục người khác 3.1.1 Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống các giải pháp đấu 83 tranh phòng, chống tội làm nhục người khác. 3.1.2 Những yêu cầu, quan điểm và nguyên tắc xây dựng hệ thống các 84 giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác. 3.2 Các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người 88 khác. 3.2.1 Giải pháp về pháp luật. 88 3.2.2 Đẩy mạnh việc nâng cao dân trí, giáo dục đạo đức, văn hoá, xây 91 dựng lối sống mới, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con người. 3.2.3 Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền 95 con người và tội làm nhục người khác. 3.2.4 Nâng cao hiệu quả công tác hoà giải ở cơ sở. 100 3.2.5 Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Công an, Viện kiểm 102 sát, Toà án về tội làm nhục người khác. 3.2.5.1 Đối với cơ quan Công an. 102 3.2.5.2 Đối với Toà án 117 3.2.5.3 Đối với Viện kiểm sát 110 Kết luận 112 Tài liệu tham khảo 115
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCA Bộ Công an BLHS Bộ luật hình sự BQP Bộ Quốc phòng CP Chính phủ HSPT Hình sự phúc thẩm NXB Nhà xuất bản PGS. TSKH Phó giáo sư - Tiến sĩ khoa học SL Sắc luật TH.S Thạc sĩ THCS Trung học cơ sở TP Thành phố TS Tiến sĩ TTG Thủ tướng TTLT Thông tư liên tịch UBTP Uỷ ban thẩm phán VKSND Viện kiểm sát nhân dân VP Văn phòng XHCN Xã hội chủ nghĩa
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Con người được coi là vốn quý của xã hội, là đối tượng hàng đầu được pháp luật nói chung, luật hình sự nói riêng, bảo vệ. Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khỏe, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của họ, vì đó là những vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với con người. Điều 71 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. Trong những năm qua, sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã thu được những thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhà nước Việt Nam khẳng định con người là trung tâm của các chính sách kinh tế – xã hội, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền vững, bảo đảm thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhằm phấn đấu cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, tất cả vì con người và cho con người. Nhà nước Việt Nam không chỉ khẳng định sự tôn trọng và bảo vệ quyền con người nói chung, nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng, mà còn làm hết sức mình để bảo đảm thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực và thành tựu đã đạt được, trong thời gian qua, cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó có nhiều vấn đề mới phát sinh có liên quan đến công tác đấu tranh phòng, 1
- chống tội phạm. Tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp trên tất cả các lĩnh vực, trong đó tình hình tội làm nhục người khác, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác đang là vấn đề bức xúc của toàn xã hội, được dư luận rất quan tâm, theo dõi. Thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học luật hình sự phải nghiên cứu, giải quyết như khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội làm nhục người khác, nguyên nhân, điều kiện của tội làm nhục người khác Về mặt lý luận, xung quan vấn đề đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài, “Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay”, mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tội làm nhục người khác là tội phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, đã được một số nhà luật học trong nước quan tâm nghiên cứu. Sau khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành, tội làm nhục người khác được đề cập trong các giáo trình, sách pháp lý, đề tài nghiên cứu như Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1997; Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự của Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1987 (tái bản năm 1992, 1997); đề tài khoa học cấp Bộ “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phục vụ xây dựng Bộ luật hình sự (sửa đổi)”, mã số 95-98-107/ĐT của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, nghiệm thu năm 1998 2
- Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, tội làm nhục người khác được đề cập trong công trình: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người của TS. Trần Văn Luyện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm) của TS Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS. Th.S. Phạm Thanh Bình. TS. Nguyễn Đức Mai, Th.S Nguyễn Sĩ Đại, Th.S Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Phần các tội phạm, tập I (Bình luận chuyên sâu) của Th.S Đinh Văn Quế, Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 2002 Các công trình nói trên đã đề cập tội làm nhục người khác dưới góc độ pháp lý hình sự nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về tội làm nhục người khác dưới hai góc độ: pháp lý hình sự và tội phạm học. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích của luận văn Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác, đề xuất những giải pháp mang tính hệ thống, đồng bộ để nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: 3
- - Làm sáng tỏ khái niệm, các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội làm nhục người khác; phân tích những quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội phạm này. - Phân tích và đánh giá đúng thực trạng tình hình tội làm nhục người khác, thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm này; dự báo tình tội làm nhục người khác trong những thời gian tới. - Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu tội làm nhục người khác. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu tội làm nhục người khác dưới góc độ pháp lý hình sự và tội phạm học ở Việt Nam, trong thời gian từ năm 1997 đến năm 2005. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội làm nhục người khác nói riêng. Cơ sở thực tiễn của luận văn là những bản án, quyết định của Tòa án về tội làm nhục người khác; các số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Tòa án nhân dân tối cao về tội làm nhục người khác. Phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. 4
- Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: lịch sử, lôgíc, hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật, điều tra xã hội 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về tội làm nhục người khác dưới hai góc độ: pháp lý hình sự và tội phạm học. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận văn: - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về tội làm nhục người khác; những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội phạm này trong pháp luật hình sự hiện hành. - Phân tích, đánh giá những quy định về tội làm nhục người khác trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới nhằm rút ra những giá trị hợp lý về lập pháp hình sự, để vận dụng có chọn lọc, bổ sung cho những luận cứ và giải pháp được đề xuất trong luận văn. - Đánh giá thực đúng thực trạng tình hình tội làm nhục người khác ở Việt Nam, phân tích, làm rõ nguyên nhân, điều kiện của thực trạng đó. - Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu và những đề xuất được nêu trong luận văn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta. Thông qua công trình nghiên cứu này, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào cuộc đấu 5
- tranh phòng, chống tội phạm làm nhục người khác là loại tội phạm có tính nhạy cảm rất cao hiện nay. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật hình sự, tội phạm học nói riêng và các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 114 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương, mục. Chương 1 TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Trong chương này, tác giả tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung các tội làm nhục người khác như sự hình thành và phát triển những quy định về tội làm nhục người khác trong luật hình sự Việt Nam, khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội làm nhục người khác, những quy định về tội làm nhục người khác trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới. 1.1. KHÁI LƯỢC SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1.1. Tội làm nhục người khác trong thời kỳ phong kiến và Pháp thuộc Tác giả đã làm rõ sáng tỏ những quy định về các tội làm nhục người khác trong Quốc triều hình luật (Bộ luật Hồng Đức). – Bộ luật chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê, trong đó dẫn chứng về quy định học trò đánh và lăng mạ thày giáo, thể hiện truyền thống “tôn sư trọng 6
- đạo” của dân tộc, để cho quy tắc đạo đức “thầy ra thầy, trò ra trò” được thực hiện nghiêm chỉnh. Tác giả cũng đã đề cập những quy định về tội làm nhục người khác trong Hoàng Việt luật lệ (Bộ luật Gia Long), trong đó lưu ý hành vi làm nhục người khác những người thuộc giai cấp bị trị thực hiện, bị trừng phạt rất nặng, điều này thể hiện rằng, pháp luật hình sự bao giờ cũng mang tính giai cấp, được sử dụng để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị. Dưới thời Pháp thuộc, tội làm nhục người khác cũng được đề cập trong pháp luật hình sự, nhưng là để bảo vệ nhân phẩm, danh dự của giai cấp thống trị, bóc lột. 1.1.2. Tội làm nhục người khác trong thời kỳ từ khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công cho đến trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 ra đời Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, do tình hình kháng chiến diễn ra hết sức khẩn trương việc đấu tranh chống tội làm nhục người khác chưa được đặt ra. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đối với việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phầm, danh dự của con người, pháp luật hình sự chủ yếu đề cập các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe như giết người, gây thương tích, làm chết người trong Thông tư số 442-TTg ngày19-11-1955 của Thủ tướng Chính phủ, mà chưa có văn bản pháp luật hình sự nào quy định về các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm nói chung, về tội làm nhục người khác nói riêng. Sau khi miền Nam được giải phóng, trong khi chờ đợi thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước, Nhà nước Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15-3-1976 có quy định về các tội xâm phạm đến thân thể và nhân phẩm của công dân một cách đầy đủ hơn so với Thông tư số 442-TTg ngày19-11-1955 của Thủ tướng 7
- Chính phủ, trên cơ sở quy định này, các Tòa án đã vận dụng xử lý một số trường hợp phạm tội làm nhục người khác. 1.1.3. Tội làm nhục người khác thời kỳ từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay Bộ luật hình sự năm 1985 quy định tội làm nhục người khác tại Điều 116, tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên tại Điều 253, tội làm nhục cấp dưới tại Điều 254, tội làm nhục đồng đội tại Điều 255. Việc Bộ luật hình sự năm 1985 lần đầu tiên chính thức ghi nhận về mặt pháp lý tội làm nhục người khác, tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên, tội làm nhục cấp dưới, tội làm nhục đồng đội, đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp hình sự của nước ta trong lĩnh vực bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người Bộ luật hình sự năm 1999 quy định tội làm nhục người khác tại Điều 121, tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên tại Điều 319, tội làm nhục cấp dưới tại Điều 320, tội làm nhục đồng đội tại Điều 321. So với Bộ luật hình sự năm 1985, những quy định về tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự năm 1999 có những điểm mới cơ bản như sau: thứ nhất, quán triệt chính sách hình sự của Nhà nước ta trong việc xử lý hình sự đối với những người thực hiện các hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người là nghiêm khắc hơn, khung cơ bản Điều 121 quy định tội làm nhục người khác có mức phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm (trong Bộ luật hình sự năm 1985 là một năm); thứ hai, khung tăng nặng có mức phạt tù từ một năm đến ba năm (trong Bộ luật hình sự năm 1985 là cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm); thứ ba, bổ sung một số tình tiết định khung tăng nặng hình phạt như phạm tội nhiều lần, đối với nhiều người, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa 8
- bệnh cho mình; thứ tư, quy định thêm hình phạt bổ sung: người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm (trong Bộ luật hình sự năm 1985 không có quy định này). 1.2. TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 1999 1.2.1. Khái niệm tội làm nhục người khác Trên cơ sở phân tích những quan điểm khác nhau về tội làm nhục người khác, tác giả đã đưa ra khái niệm tội làm nhục người khác như sau: Tội làm nhục người khác là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trái pháp luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. 1.2.2. Những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng và hình phạt được áp dụng đối với tội làm nhục người khác Trên cơ sở phân tích những quy định của Bộ luật hình sự năm 1999, tác giả đã làm rõ những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội làm nhục người khác, đó là các dấu hiệu về khách thể, chủ thể, mặt chủ quan, mặt khách quan. Tác giả cũng đã phân tích hình phạt được áp dụng đối với tội làm nhục người khác. 1.2.3. So sánh tội làm nhục người khác với một số tội phạm khác có liên quan Tác giả đã phân biệt tội làm nhục người khác với các tội: tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên, tội làm nhục cấp dưới và tội làm nhục đồng đội thông qua dấu hiệu khách thể, chủ thể của tội phạm. Đồng thời, phân biệt tội làm nhục người khác vói tội bức tử, tội hành hạ người khác. Đặc biệt, tội làm nhục người khác được phân biệt với tội vu khống ở những 9
- điểm sau: thứ nhất, hành vi cấu thành tội vu khống không đa dạng như tội làm nhục người khác. Ngoài ra, tội vu khống có một loại hành vi đặc trưng khác, đó là "bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền", thứ hai, mục đích tội vu khống hướng tới bao gồm: xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, mục đích của tội làm nhục người khác chỉ nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Như vậy, hành vi bịa đặt, loan truyền tin tức thất thiệt nhằm gây thiệt hại đến danh dự, nhân phẩm là dấu hiệu có trong cả hai cấu thành tội phạm tội làm nhục người khác và tội vu khống. Tuy nhiên, thông thường hành vi cấu thành tội vu khống thường kèm theo mục đích nhằm bôi nhọ danh dự và gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác trước các cơ quan, tổ chức hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 1.2.4. Ý nghĩa của việc quy định tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự năm 1999 Việc quy định tội làm nhục người khác trong Bộ luật hình sự năm 1985, cũng như trong Bộ luật hình sự năm 1999 có những ý nghĩa sau đây: thứ nhất, biểu hiện cụ thể mối quan hệ chặt chẽ giữa đạo đức và pháp luật hình sự; thứ hai, tạo cơ sở pháp lý cho cuộc đấu tranh phòng, chống các hành vi xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh sự của người khác; thứ ba, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với việc bảo vệ và phát triển quyền con người nói chung, nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng; thứ tư, bảo vệ danh dự, nhân phẩm của công dân, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. 1.3. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 10
- Nghiên cứu những quy định về tội làm nhục người khác trong pháp luật hình sự của Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển, Liên bang Nga, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào cho thấy, tác giả rút ra kết luận: Thứ nhất, những quy định về tội làm nhục người khác trong pháp luật hình sự của các nước: Nhật Bản, Vương quốc Thụy Điển, Liên bang Nga, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào rất khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của từng nước. Thứ hai, pháp luật hình sự hiện hành của Liên bang Nga có quy phạm định nghĩa về khái niệm làm nhục người khác. Ngoài ra, pháp luật hình sự Liên bang Nga còn có quy định về tội xúc phạm quân nhân. Tội xúc phạm quân nhân trong pháp luật hình sư Liên bang Nga có nhiều điểm tương tự như tội làm nhục người chỉ huy hoặc cấp trên, tội làm nhục cấp dưới và tội làm nhục đồng đội trong pháp luật hình sự của nước ta. Thứ ba, tương tự với quy định tương ứng trong pháp luật hình sự Vương quốc Thụy Điển, trong pháp luật hình sự Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người đã chết cũng bị coi là tội phạm và người thực hiện hành vi đó phải chịu hình phạt. Đây là điểm khác biệt so với quy định tương ứng trong pháp luật hình sự của nước ta. Ngoài ra, trong pháp luật hình sự hiện hành của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, hành vi xúc phạm danh dự của người khác và hành vi vu khống người khác được quy định chung trong một điều luật quy định về tội xúc phạm danh dự của người khác. Đây cũng là điểm khác biệt so với quy định tương ứng trong pháp luật hình sự của nước ta. Chương 2 TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN, ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC 11
- Trong chương này, tác giả tập trung nghiên cứu, làm rõ tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội làm nhục người khác và dự báo tình hình tội làm nhục người khác trong thời gian tới ở nước ta. 2.1 TÌNH HÌNH TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005 2.1.1. Thực trạng và động thái của tình hình tội làm nhục người khác Theo số liệu thống kê của Toà án nhân dân tối cao, từ năm 1997 đến năm 2005, số vụ án xét xử về tội làm nhục người khác có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, cụ thể năm 1997: 115 vụ với 177 bị cáo ; năm 1998: 162 vụ với 241 bị cáo; năm 1999: 144 vụ với 228 bị cáo, năm 2000: 106 vụ với 164 bị cáo; năm 2001: 86 vụ với 125 bị cáo; năm 2002: 89 vụ với 133 bị cáo; năm 2003: 96 vụ với 149 bị cáo; năm 2004: 56 vụ với 84 bị cáo; năm 2005: 61 vụ với 78 bị cáo. Tội làm nhục người khác là một tội phạm ít nghiêm trọng nên phần lớn thuộc thẩm quyền xét xử của toà án cấp huyện. Theo thống kê của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, trong vòng 8 năm, số vụ án về tội làm nhục người khác được xét xử theo thủ tục phúc thẩm tại Toà án nhân dân thành phố Hà Nội chỉ có 11 vụ. Tuy nhiên, tội làm nhục người khác có diễn biến rất phức tạp, trong đó tình hình tội phạm ẩn tương đối cao, theo thống kê chưa đầy đủ hàng năm tỷ lệ tội phạm bị phát hiện chỉ chiếm khoảng 70- 75% tội phạm xảy ra trên thực tế. Bên cạnh đó, việc không phân biệt rõ ràng ranh giới giữa xử lý hình sự với hành chính, dân sự cũng là một nguyên nhân khiến tình hình tội phạm ẩn càng thêm phức tạp. Ngoài ra, do đặc thù của các tội xâm phạm đến "danh dự, nhân phẩm" - một loại đối tượng phi vật thể, cho nên căn cứ để xác định tội phạm phụ thuộc rất nhiều nguyên nhân khách quan 12
- và chủ quan. Nhiều trường hợp có tội phạm xảy ra trên thực tế nhưng do thời gian đã qua lâu hoặc không có người làm chứng, vật chứng nên các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền không có đủ cơ sở để khởi tố vụ án và bị can. Để làm rõ thêm cơ cấu, tính chất của tình hình tội làm nhục người khác, tác giả đã xem xét mối tương quan và tỷ lệ tội làm nhục người khác với một số loại tội phạm trong chương Các tội xâm phạm tính mạnh, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người như tội bức tử, tội hành hạ người khác, tội vu khống. Ngoài ra, tác giả cũng đã so sánh tội làm nhục người khác và những tội danh tương tự nhưng có dấu hiệu chủ thể đặc biệt như tội làm nhục chỉ huy hoặc cấp trên, tội làm nhục cấp dưới và tội làm nhục đồng đội để đánh giá rõ hơn về thực trạng của tội phạm này. 2.1.2. Nhân thân người phạm tội làm nhục người khác Nghiên cứu nhân thân người phạm tội làm nhục người khác, tác giả rút ra: thứ nhất, các bị cáo là công chức, đảng viên chiếm một tỷ lệ rất thấp; thứ hai, các bị cáo phạm tội là dân tộc ít người chiếm tỷ lệ không cao, năm 2001, 2002 không có bị cáo là dân tộc ít người, năm 1997, 2004, 2005 mỗi năm chỉ có 1 bị cáo, năm 2003 có 4 bị cáo, năm 2000 có 7 bị cáo, năm 1998 có 11 bị cáo và năm nhiều nhất là 1999 có 47 bị cáo; thứ ba, các bị cáo phạm tội làm nhục người khác phần lớn là nam giới, năm 1997 số bị cáo là nam giới: 124 người, chiếm 70% trên tổng số bị cáo, năm 1998 tăng lên 196 người, chiếm tỷ lệ 81% trên tổng số bị cáo, năm 1999 là 173 người, chiếm 76% trên tổng số bị cáo. Năm 2000 tỷ lệ nam giới giảm xuống còn 46% (76 trên tổng số 164 bị cáo); thứ tư, về độ tuổi của số bị cáo phạm tội làm nhục người khác tuy có dao động qua các năm, nhưng nhìn chung trong độ tuổi từ 18 đến 30, số bị cáo phạm tội có xu hướng giảm, phần lớn bị cáo phạm tội trong độ tuổi từ 30 trở lên. 13
- 2.2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC Tội làm nhục người khác thực chất là một hiện tượng xã hội tiêu cực. Vì vậy, muốn xác định nguyên nhân, điều kiện phạm tội phải tìm hiểu nó từ chính các quá trình xã hội. Nghiên cứu nguyên nhân, điều kiện của tội làm nhục người khác trong thời gian qua ở nước ta, có thể thấy, tội làm nhục người khác là hành vi tuy không gây tổn hại về mặt sức khoẻ, tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tinh thần của người bị hại, thậm chí nó còn gây ra những hậu quả thương tâm, nhẹ thì bị mất niềm tin, mất danh dự, nặng có thể gây ra những rối loạn về tâm thần, khiến người bị hại có những hành vi tiêu cực. Chính vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân, điều kiện của tội phạm này sẽ góp phần tích cực vào việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Trên thực tế, bất kỳ hành vi phạm tội nào cũng bắt nguồn từ một hay nhiều nguyên nhân nào đó, tuy nhiên, việc xác định rõ nguyên nhân, điều kiện của một hành vi phạm tội chỉ mang tính tương đối, bởi lẽ trong tổng thể mặt bằng chung của xã hội, việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện phạm tội của một tội danh cụ thể phải dựa trên những dấu hiệu cơ bản nhất, chung nhất và phổ biến nhất. Xuất phát điểm là việc bảo vệ một trong những quyền cơ bản của con người – quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm, chúng ta có thể nghiên cứu về những nguyên nhân, điều kiện cơ bản nhất dẫn đến sự xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm. Đó là nguyên nhân về pháp luật, nguyên nhân về tâm lý xã hội, giáo dục đạo đức, nguyên nhân về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nguyên nhân về công tác hòa giải ở cơ sở, nguyên nhân về các cơ quan bảo vệ pháp luật. 2.3. DỰ BÁO TÌNH HÌNH TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC TRONG THỜI GIAN TỚI Ở NƯỚC TA 14
- Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình tội làm nhục người khác trong thời gian qua, dự báo tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời gian tới, tác giả cho rằng, tình hình tội làm nhục người khác trong những năm tới sẽ có những diễn biến rất phức tạp. Mặc dù theo số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, thực trạng tội làm nhục người khác có xu hướng giảm, tuy nhiên, khi các điều kiện kinh tế xã hội phát triển, tình hình tội làm nhục cũng sẽ có những diến biến mới, việc phát hiện và xử lý tội phạm sẽ gặp nhiều khó khăn. Hành vi thực hiện tội phạm sẽ không đơn thuần chỉ là những hành vi "bêu riếu, hất phân, ." như trước kia mà sẽ có tính tinh vi và mức độ nguy hiểm cao hơn, ví dụ như phát tán thông tin nhằm bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác lên các phương tiện thông tin đại chúng qua mạng Internet, qua báo chí. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tỷ lệ tội phạm ẩn sẽ có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ phạm tội ở nông thôn và khu vực miền núi vẫn ở mức cao hơn so với khu vực thành thị, tuy nhiên, các tội phạm làm nhục người khác ở khu vực thành thị có tính tinh vi và khó phát hiện hơn. Về nhân thân những người phạm tội làm nhục người khác, những người phạm tội thuộc tầng lớp trí thức sẽ có xu hướng tăng lên, họ có thể nhằm tới những người mà họ cho là cản trở con đường công danh hoặc những người là đối thủ cạnh tranh của mình. Trong thời gian tới, tỷ lệ phạm tội là nữ giới sẽ có xu hướng tăng lên, điều này cũng biểu hiện rõ nét trên biểu đồ về tình hình tội phạm nữ trong những năm gần đây. Việc làm nhục người khác của nữ giới so với nam trên thực tế không hề chênh lệch, nhưng do hành vi làm nhục người khác của nam giới có mức độ nghiêm trọng cao hơn nên phần lớn bị xử lý về mặt hình sự. Tuy nhiên, những năm tới đây, để bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về danh dự, nhân phẩm của con người, Đảng và Nhà nước sẽ có những chế tài nghiêm khắc hơn đối 15
- với những hành vi trên, do vậy, những hành vi làm nhục người khác sẽ bị xử lý về hình sự một cách nghiêm khắc và cương quyết hơn. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC Trong chương này, tác giả nghiên cứu về vấn đề xây dựng các giải pháp đấu tranh phòng chống tội làm nhục người khác, trong đó làm rõ cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác, những quan điểm của Đảng và Nhà nước cần quán triệt trong việc nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác và các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong thời gian tới. 3.1. XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG TỘI LÀM NHỤC NGƯỜI KHÁC 3.1.1. Cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác Tác giả cho rằng, để đấu tranh phòng, chống tội phạm này, phải áp dụng đồng bộ các biện pháp khác nhau ở nhiều lĩnh vực, trên phạm vi toàn xã hội, nhằm xóa bỏ các nhân tố tiêu cực trong xã hội là nguồn gốc, nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm. Tác giả đưa ra những cơ sở khoa học cho việc xây dựng hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác như sau: Thứ nhất, đánh giá đúng thực trạng của tội làm nhục người khác trên phạm vi cả nước và trong từng khu vực; Thứ hai, đánh giá chính xác hiệu quả về văn hóa – xã hội của các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác một cách có hệ thống, toàn diện, khách quan dưới góc độ những điều 16