Luận văn Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf 85 trang vuhoa 24/08/2022 6500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_dau_tranh_phong_chong_toi_co_y_gay_thuong_tich_hoac.pdf

Nội dung text: Luận văn Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. Đại học Quốc gia Hà nội Đại học QuốcKhoa gia luậtHà nội Khoa luật Nguyễn Thị Minh Nguyệt Nguyễn Thị Minh Nguyệt Đấu tranh phòng, chống tội cố ý Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế địa bàn tỉnh Thừa Thiê n Huế Chuyên ngành: Tư pháp hình sự Chuyên Mã ngành: số Tư pháp : hình 5.05.14 sự Mã số : 5.05.14 Luận văn thạc sĩ Luật học Luận văn thạc sĩ luật học NgườiNgười hướng hướng dẫn khoadẫn khoa học: học PGS.TS.: PGS.TS. Võ Khánh Võ Khánh Vinh Vinh Hà Nội - 2002 Hà Nội - 2002
  2. Mục lục Mở đầu Trang Chương I: Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo luật hình sự việt nam 1.1- Lịch sử phát triển của các quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Luật hình sự Việt Nam. 10 2.1- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo pháp luật hình sự hiện hành. 22 Chương II: Tình hình nguyên nhân và điều kiện của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.1- Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 38 2.2- Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 46 2
  3. Chương III: Những giải pháp tăng cường cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế 3.1. Dự báo về tình hình tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2005. 59 3.2. Những quan điểm và phương hướng cơ bản phòng chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 61 3.3. Những giải pháp tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 63 Kết luận Danh mục tài liệu Phần phụ lục 3
  4. Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong các quyền cơ bản của con người, thì quyền sống, quyền tự do, quyền được đảm bảo sức khỏe, nhân phẩm, danh dự là quan trọng nhất. Vì vậy, Nhà nước ta luôn luôn quan tâm bảo vệ các quyền đó bằng pháp luật. Ngay từ những ngày đầu tiên của Nhà nước công nông mới xuất hiện ở Đông Nam á, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã long trọng công bố các quyền cơ bản của con người trong Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình. Thể chế hóa tư tưởng cao quý đó của Người, trong Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 đều quy định: " Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhân phẩm" (Điều 71- Hiến pháp 1992) . Bảo vệ con người trước hết là bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của họ và thực chất bảo vệ con người cũng có nghĩa là bảo vệ sự tồn tại và phát triển của xã hội. Chính vì vậy, Việt Nam là một trong những nước thành viên của Liên Hợp Quốc đã thừa nhận và cam kết thực hiện Bản Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền: "Mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và quyền an ninh cá nhân". Để bảo vệ lợi ích nhân thân con người, đấu tranh chống lại các hành vi xâm hại các lợi ích đó, mỗi quốc gia đều có văn bản pháp luật quy định chung hoặc riêng, tuỳ theo chế độ chính trị và từng giai đoạn lịch sử nhất định. Cũng theo mục đích đó, ta từ khi ra đời đến nay, Nhà nước ta ban hành rất nhiều văn bản pháp luật, trong đó có các văn bản pháp luật hình sự như là phương tiện sắc bén nhất để bảo vệ lợi ích cá nhân của con người cũng như lợi ích quốc gia. Từ khi Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, đất nước ta đã có nhiều khởi sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dưới tác động của cơ chế thị trường, chúng ta cũng đang phải đối mặt với những nguy cơ, thử thách lớn lao. Đó là tình hình tội phạm, nhất là loại tội phạm xâm phạm lợi ích nhân thân con người diễn biến phức tạp, ngày càng có chiều hướng gia tăng. Riêng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, tình hình tội phạm , trong đó có tội cố ý gây 4
  5. thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác cũng ngày càng gia tăng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tội phạm và thường xảy ra ở địa bàn cấp huyện (20,2%). Đồng thời, chúng xảy ra với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng mặc dù tỷ lệ tăng, giảm thất thường về số vụ và số bị can. Hậu quả của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác rất nặng nề, không những gây ra nỗi đau thể xác lẫn tinh thần cho nạn nhân mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, gây tâm lý bất an trong nhân dân. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” hiện nay mang tính cấp thiết không những về mặt lý luận mà còn là đòi hỏi thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 2. Tình hình nghiên cứu Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này đã được nhiều nhà luật học ở nước ta và trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Các nhà luật học Xô viết trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác . ở nước ta, một số nhà luật học đã nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, như TS. Trần Văn Luyện có công trình "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); tác giả Nguyễn Thanh Long, Chánh án Tòa án quân sự khu vực 2 Quân khu 9 có công trình: “áp dụng thế nào cho đúng về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại” (Tạp chí Tòa án nhân dân số ); tác giả Đinh Thế Hưng, Tòa án nhân dân huyện Bắc Giang, tỉnh Hà Giang có công trình: “Cần hướng dẫn cụ thể khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự” (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/2001); tác giả Nguyễn Đình Đức có luận văn thạc sĩ đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc 5
  6. gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở thành phố Hồ Chí Minh” Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả nói trên chỉ mới đề cập đến những vấn đề lý luận chung, dưới góc độ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc phân tích các quy định của pháp luật hình sự thực định về tội phạm này hoặc lý giải vấn đề tại địa phương . Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống, toàn diện về tình hình, nguyên nhân cũng như các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” là phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm của địa phương và không trùng lặp với bất kỳ công trình nào khác ở Việt Nam. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: 3.1. Mục đích: Mục đích của luận văn này là trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thực tiễn đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế , tác giả sẽ đề ra các giải pháp hữu hiệu cho cuộc đấu tranh, hạn chế và từng bước làm giảm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2. Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra cho mình các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong luật hình sự Việt Nam; thực tiễn áp dụng Điều 104, 105, 106 Bộ luật hình sự năm 1999 trong đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phân tích làm rõ tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội cố ý gây 6
  7. thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay. - Đưa ra dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoăc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. - Đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm tới. 3.3. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các quy phạm pháp luật, các dấu hiệu pháp lý, cũng như thực tiễn áp dụng đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. 3.4. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn được làm sáng tỏ ở hai khía cạnh: tội phạm học và pháp lý hình sự của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong phạm vi địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, do các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp (cấp huyện: 9 đơn vị huyện, thành phố và cấp tỉnh) đã điều tra, truy tố, xét xử trong khoảng thời gian 4 năm từ 1997 đến 2000. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn: Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước và pháp luật, những thành tựu của các khoa học: tội phạm học, luật hình sự, tâm lý xã hội, xã hội học Cơ sở thực tiễn của luận văn là các bản án, quyết định hình sự của Tòa án nhân dân các cấp của tỉnh Thừa Thiên Huế về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, các bảng thống kê của Viện kiểm sát nhân dân các cấp về các vụ việc, về biện pháp xử lý loại tội này ở địa phương. Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận văn đã sử dụng các phương pháp lịch sử, lôgíc, tổng 7
  8. hợp, phân tích, so sánh pháp luật, dự báo để hoàn thành các nhiệm vụ mà luận án đã đặt ra. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý hình sự ở cấp độ luận văn cao học, nghiên cứu toàn diện, có hệ thống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong luận văn này, tác giả đã: - Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong luật hình sự Việt Nam, làm rõ các dấu hiệu pháp lý hình sự của tội này. - Đánh giá được tình hình, nguyên nhân và điều kiện của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; - Nêu ra những mặt được và chưa được trong đấu tranh phòng, chống tội phạm này trong thời gian qua, đồng thời đưa ra dự báo diễn biến của tình hình tội phạm này trong thời gian tới tại tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đề xuất hệ thống các giải pháp đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế một cách đồng bộ, toàn diện và có hiệu quả. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn. Những kết quả nghiên cứu và các luận điểm được đưa ra trong luận văn về các giải pháp đồng bộ đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác không những phục vụ thiết thực cho công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế mà còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu khoa học pháp lý nói chung cũng như đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn 8
  9. Luận án có 89 trang. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương với bảy mục lớn. 9
  10. Chương I Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo luật hình sự Việt Nam 1.1. Lịch sử phát triển của các quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo Luật hình sự Việt Nam. 1.1.1. Thời kỳ trước năm 1945 Trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã được ông cha ta quy định trong Quốc triều hình luật (Luật hình triều Lê) là Bộ luật hình chính thống và quan trọng nhất của triều đại nhà Lê nước ta, tại các điều 465, 466, 467, 468, 469. Điều 465 quy định: “Đánh người bằng chân tay không, thì bị xử phạt 60 trượng; bằng một vật gì thì xử phạt 80 trượng; nặng hơn nữa thì biếm một tư; phạt tiền tổn thương và tiền tạ như luật; đánh chết người thì phải tội đánh giết người. Xui người ta đánh, dẫu mình không có mặt lúc đánh nhau, cũng xử một tội”. Hậu quả gây thương tích là căn cứ để tăng hoặc giảm nhẹ hình phạt được quy định cụ thể tại Điều 466: “Đánh người gãy răng, sứt tai mũi, chột một mắt, gãy ngón chân, ngón tay, giập xương, hay lấy nước sôi, lửa làm người bị thương và rụng tóc, thì xử tội đồ làm khao đinh. Lấy đồ bẩn thỉu ném vào đầu mặt người ta, thì xử biếm hai tư; đổ vào miệng mũi thì biếm ba tư. Đánh gãy hai răng, hai ngón tay trở lên, thì xử tội đồ làm tượng phường binh. Lấy gươm giáo đâm chém người, dẫu không trúng, cũng phải lưu đi châu gần. Nếu đâm chém bị thương và làm đứt gân chột hai mắt, đọa thai thì xử tội lưu đi châu ngoài; đánh gãy chân tay mù một mắt, thì phải tội lưu đi châu xa. Nếu đánh bị thương hai người trở lên và nhân bị thương mà thành cố tật, hay đánh đứt lưỡi, hủy hoại âm, dương vật, đều xử tội giảo và phải đền tiền thương tổn như lệ định” . Trong thời kỳ Pháp thuộc, nước ta bị chia làm ba miền: Nam kỳ, Trung kỳ và Bắc kỳ. Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, tội cố ý gây thương tích được xét xử theo Bộ hình luật canh cải; ở Bắc kỳ, tội này được xét xử theo Bộ An nam hình luật, còn ở Trung kỳ được xét xử theo Hoàng Việt hình luật. Trong Hoàng Việt 10
  11. hình luật, tội cố ý gây thương tích được quy định tại Điều 293, Điều 294. Điều 293 quy định: “Khi nào cố ý đánh thành thương, hoặc hành hung mà đến nỗi gãy, đứt què một tay chân, đui một mắt, đui hai mắt, hoặc những phế tật khác, chánh phạm sẽ bị khổ sai từ 6 năm đến 8 năm, đồng phạm hoặc tòng phạm sẽ bị phạt giam từ 1 năm đến 3 năm. Khi nào cố ý đánh thành thương vẫn không có ý đánh chết, mà hại đến trí mạng, thời chánh phạm sẽ bị khổ sai từ 10 năm đến 15 năm, đồng phạm hoặc tòng phạm sẽ bị khổ sai từ 6 năm đến 8 năm” . Đối với những đối tượng bị cố ý gây thương tích là cha mẹ, ông bà thì hình phạt sẽ bị tăng nặng hơn và được quy định cụ thể tại Điều 294: “Người nào cố ý đánh thành thương hoặc can những sự hành hung bạo hành khác, có xâm phạm đến thân thể chồng, cha mẹ, ông bà, ông nhạc, bà nhạc, tôn thuộc những người ấy sẽ bị khổ sai từ 6 năm đến 10 năm. Nếu cố ý đánh thành thương, hoặc làm những sự hành hung khác với chú, bác, cô ruột, anh chị, người tội phạm ấy sẽ bị phạt giam từ 2 năm đến 5 năm. Khi nào đánh thành thương hoặc hành hung mà thành ra phế tật, thời về đoạn thứ nhất trong điều này sẽ bị khổ sai từ 11 năm đến 15 năm, về đoạn thứ hai điều này sẽ bị khổ sai từ 6 năm đến 10 năm” . Qua nội dung nêu trên cho thấy, vào thời kỳ trước năm 1945, các qui định về tội cố ý gây thương tích đang còn đơn giản, chưa được cụ thể hóa để cá thể hoá hình phạt đồng thời hình phạt lại mang tính chất tra tấn, nhục hình gây đau đớn về thể xác cho con người. 1.1.2. Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi có Bộ luật hình sự năm 1985 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đập tan chế độ thực dân phong kiến, lập nên Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam á với hệ thống pháp luật mới, bao gồm Hiến pháp, các đạo luật, sắc lệnh và văn bản quy phạm pháp luật mới của dân, do dân và vì dân. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong luật hình sự Việt Nam ra đời muộn hơn nhiều so với các loại tội khác. 11
  12. Điều này được lý giải bởi nguyên nhân ngay sau khi giành được chính quyền, Nhà nước non trẻ của chúng ta phải tập trung đối phó với các hoạt động chống đối chính quyền nhân dân, cho nên ưu tiên ban hành các văn bản pháp luật hình sự quy định tội phản quốc, tội âm mưu lật đổ chính quyền, tội gián điệp, tội bạo loạn Như vậy, có thể nói các tội chống chính quyền nhân dân được qui định rất sớm, gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Còn tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được qui định muộn hơn. Trong Thông tư số 442-TTg ngày 19/1/1955 của Thủ tướng Chính phủ, lần đầu tiên quy định: - Đánh bị thương phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. - Đánh bị thương có tổ chức hay gây thành cố tật hay chết người có thể phạt tù đến 20 năm” Thuật ngữ “cố ý gây thương tích” lần đầu tiên xuất hiện trong Công văn số 452 ngày 10/8/1970 của Tòa án nhân dân Tối cao. Công văn này mặc dù chưa đưa ra định nghĩa pháp lý của khái niệm tội cố ý gây thương tích, nhưng đã hướng dẫn phân biệt giữa giết người chưa đạt với cố ý gây thương tích: “Giữa giết người chưa đạt khi phương pháp giết người là gây thương tích như bắn, chém, bóp cổ với cố ý gây thương tích, mặt khách quan rất giống nhau: cũng đều có những hành vi gây thương tích cho người khác và không có hậu quả chết người. Nhưng mặt chủ quan thì khác nhau và do đó, mức độ nguy hiểm cho xã hội thì rất khác nhau: một bên can phạm mong muốn cho hành vi của mình gây hậu quả làm chết người nhưng hậu quả đó không xảy ra ngoài ý muốn của y; một bên can phạm chỉ muốn gây thương tích và cũng không hề muốn có hậu quả chết người Nếu xác định được rằng, can phạm chú ý có những hành vi ít nguy hiểm, ít khả năng gây chết người, thông thường nên định tội là cố ý gây thương tích” Trong Sắc luật số 03-SL ngày 15/3/1976 quy định tội phạm và hình phạt của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, tại Điều 5 - Tội xâm phạm đến nhân thân và nhân phẩm của công dân đã quy định: Phạm tội cố ý gây thương tích thì bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm. Trường hợp 12
  13. nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 10 năm; Phạm tội cố ý gây thương tích nặng thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm, trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 20 năm. Thông tư số 03-BTP/TT ngày 20/4/1976 của Bộ Tư pháp Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã cụ thể hóa quy định trên như sau: “Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm đến thân thể người khác với ý định làm cho thân thể người đó bị tổn thương. Trong tội cố ý gây thương tích, bị cáo chỉ có ý định làm cho người khác bị thương, mà không hề có ý định cũng như không hề mong muốn làm cho nạn nhân chết. Có trường hợp tuy bị cáo chỉ cố ý gây thương tích, nghĩa là chỉ có ý định làm cho người khác bị thương, nhưng do vết thương quá nặng nên đã làm cho nạn nhân chết. Trường hợp này không coi là tội cố ý giết người mà vẫn coi là tội cố ý gây thương tích, nhưng là trường hợp cần xử lý nặng. Qua nghiên cứu Thông tư này, thấy rõ những nội dung chủ yếu sau đây: - Lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, cơ quan có trách nhiệm đưa ra được định nghĩa pháp lý của khái niệm tội cố ý gây thương tích. - Quy định tội cố ý gây thương tích với hai khung hình phạt khác nhau + Khung 1: Phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm (Cấu thành tội phạm cơ bản) được áp dụng cho trường hợp chỉ gây thương tích mà không có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. + Khung 2: Phạt tù đến 20 năm (Cấu thành tội phạm tăng nặng) được áp dụng trong trường hợp có các tình tiết tăng nặng định khung hình phạt. Nghiên cứu các quy định về tội cố ý gây thương tích trong giai đoạn này, có thể rút ra một số nhận xét sau: Thứ nhất, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hình sự quy định tội cố ý gây thương tích còn nhiều hạn chế: trật tự cũng như nội dung ban hành văn bản không đúng thẩm quyền (Thông tư của Thủ tướng ban hành có những nội dung đáng lẽ phải do Quốc hội qui định). Thứ hai, quy định về tội cố ý gây thương tích trong Thông tư số 442-TTg và Sắc luật số 03-SL còn đơn giản, chưa thể hiện sự phân hóa cao trách nhiệm hình sự , về hình thức chỉ có hai khung hình phạt, các tình tiết định khung tăng 13
  14. nặng hình phạt còn đơn giản, thiếu nhiều tình tiết như: dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người, có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm 1.1.3. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong Bộ luật hình sự năm 1985. Ngày 27 tháng 6 năm 1985, Bộ luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VII thông qua, được công bố bởi lệnh của Hội đồng Nhà nước ngày 9 tháng 7 năm 1985 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1986. Trong Bộ luật này, tội cố ý gây thương tích được quy định cùng với tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại Điều 109. Quy phạm pháp luật quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có nội dung như sau: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Gây thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng cho sức khỏe của người khác; b) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; c) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; d) Gây thương tích cho nhiều người hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người. 3. Phạm tội gây cố tật nặng hoặc dẫn đến chết người thì bị phạt tù từ năm năm đến hai mươi năm. 4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định ở điểm a khoản 2 và ở khoản 3 Điều này do bị kích động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân hoặc trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba 14
  15. tháng đến hai năm. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 109 Bộ luật hình sự năm 1985 so với nội dung trong Điều 5 Sắc luật 03-SL/76 và các văn bản pháp luật hình sự quy định tội này trước đó, đã có một bước tiến bộ rất lớn cả về nội dung và kỹ thuật lập pháp. Cụ thể là: Thứ nhất, tội danh đã được xác định rõ, đó là tội cố ý gây thương tích cho sức khỏe của người khác và tội cố ý gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Đây là điều mà các văn bản trước đó chưa thể hiện được. Thứ hai, các tình tiết định khung tăng nặng hình phạt được quy định cụ thể và rõ ràng hơn. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên thực tế có nhiều tình tiết khách quan, chủ quan rất khác nhau làm cho mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng trường hợp phạm tội cũng rất khác nhau. Vì vậy, đòi hỏi phải có nhiều khung hình phạt với những dấu hiệu định khung khác nhau mới đáp ứng được yêu cầu đấu tranh với các tội phạm này mà có các tình tiết định khung giảm nhẹ hình phạt. Đó là hai tình tiết bị kích động mạnh vì hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân hoặc trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Để áp dụng thống nhất Điều 109, ngày 19/11/1986, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao đã có Nghị quyết số 04/HĐTP hướng dẫn như sau: “Tỷ lệ thương tích từ 10% trở xuống không gây cố tật, là thương tích nhẹ, chưa đến mức cần thiết phải xử lý về hình sự người gây thương tích đó. - Tỷ lệ thương tích từ 11 đến 30% là thương tích cần phải xử lý về hình sự đối với người gây ra (theo Điều 109 khoản 1); - Tỷ lệ thương tích từ 31 đến 60% là thương tích nặng hoặc gây tổn hại nặng đến sức khỏe (theo Điều 109 khoản 2); - Tỷ lệ thương tích từ 60% trở lên là thương tích rất nặng hoặc gây tổn hại rất nặng đến sức khỏe (theo Điều 109 khoản 3)” - Thực tiễn xét xử cho thấy, việc không xử lý về hình sự mọi trường hợp cố ý gây thương tích có tỷ lệ phần trăm thương tật từ 10% trở xuống 15
  16. như trong Nghị quyết trên là không hợp lý. Vì vậy, liên ngành Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao và Tòa án nhân dân Tối cao tại Công văn số 03/TATC ngày 22/10/1987 đã hướng dẫn thêm về vấn đề này như sau: “Trường hợp tỷ lệ phần trăm thương tật từ 10% trở xuống, thì kẻ gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong các trường hợp sau đây: 1) Dùng hung khí nguy hiểm (như dao súng ) hoặc dùng thủ đoạn có thể gây nguy hại cho nhiều người. Đây là các trường hợp, việc nạn nhân bị thương tích nhẹ là ngoài ý muốn của kẻ phạm tội (thí dụ: kẻ phạm tội dùng dao nhọn đâm nạn nhân, nhưng nạn nhân tránh được nên chỉ bị thương nhẹ ). 2) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân. 3) Phạm tội với nhiều người cùng một lúc. 4) Phạm tội đối với cùng một người và đối với nhiều người. 5) Phạm tội đối với người chưa thành niên (trừ các trường hợp ngược đãi nghiêm trọng hoặc hành hạ con cái theo quy định của Điều 147 Bộ luật hình sự), người già, phụ nữ đang có thai, người ở tình trạng không thể tự vệ được. 6) Phạm tội có tổ chức, phạm tội có đông người tham gia (trừ các trường hợp bị xử lý về tội gây rối trật tự công cộng theo quy định của Điều 198 Bộ luật hình sự). 7) Phạm tội trong thời gian đang chấp hành hình phạt tù, đang bị tạm giam về việc phạm tội, đang bị tập trung cải tạo. 8) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm. 9) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân” Sau ba năm thực hiện, Bộ luật hình sự năm 1985 nói chung cũng như quy phạm pháp luật quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng đã phát huy tác dụng to lớn trong việc đấu tranh phòng, chống loại tội này. Tuy nhiên, để phân hóa hơn nữa trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 16
  17. người khác, luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự được Quốc hội thông qua vào các ngày 18/12/1989 đã bổ sung thêm điểm d khoản 2 như sau : “Gây thương tích cho nhiều người hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người". Đồng thời cũng đã bổ sung vào khoản 3 như sau: "Phạm tội gây cố tật nặng, dẫn đến chết người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác thì bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm". Trong ba lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự năm 1985 vào các năm 1991, 1992, 1997, nội dung Điều 109 không có gì thay đổi, điều đó chứng tỏ quy phạm pháp luật quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã tiếp tục phát huy tác dụng trong đấu tranh phòng, chống loại tội này. Điều ấy chứng tỏ các qui định về loại tội này đã được cụ thể hoá tạo điều kiện cho quyết định hình phạt. 1.1.4. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong Bộ luật hình sự năm 1999. Trong Bộ luật hình sự năm 1999, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 104 như sau: 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người. Hung khí nguy hiểm có thể được hiểu là dao, lê, súng, lựu đạn, thuốc nổ, a xít Thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người là thủ đoạn gây thương tích hoặc gây tổn hại cho người khác có khả năng gây ra hậu quả đó không phải chỉ cho một người mà cho nhiều người như đốt nhà lúc đêm khuya khi mọi người đang ngủ làm nhiều người bị bỏng b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân. Cố tật là những tật để lại trên cơ thể nạn nhân do hành vi phạm tội gây ra mà không thể khắc phục được. Đó là tình trạng cơ thể bị thay đổi do bị tội phạm xâm hại và sự thay đổi này kéo dài suốt cả cuộc đời họ, như sau khi bị thương, chân đi cà nhắc. Cố tật nhẹ là những tật để lại 17
  18. không bị ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng không đáng kể sự hoạt động bình thường của nạn nhân so với trước khi người phạm tội gây thương tích. Ví dụ: sau khi bị đánh gẫy tay, đã được bó bột nhưng tay vẫn không được thẳng như bình thường và có một ngón tay không co duỗi được c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người. Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người là phạm tội từ hai lần trở lên đối với cùng một người mà những lần phạm tội trước đó chưa bị xử lý. Phạm tội đối với nhiều người là phạm tội từ hai người trở lên trong cùng một lần phạm tội. Những người bị thương hoặc bị tổn hại đến sức khoẻ phải có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp quy định tại Công văn số 03 ngày 22/10/1987 của Toà án nhân dân Tối cao. Trong trường hợp gây thương tích cho nhiều người nhưng chỉ có một người có tỷ lệ thương tật trên 10% và lại không thuộc một trong các trường hợp quy định tại tại Công văn 03 thì người phạm tội cũng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự. Trong thực tiễn xét xử, vấn đề này còn có nhiều ý kiến khác nhau, có ý kiến cho rằng gây thương tích cho nhiều người, thì không cần phải cả hai người trở lên có thương tật trên 10%, bởi vì mức độ và tính chất nguy hiểm ở đây không chỉ dựa vào hậu quả của hành vi mà còn dựa vào động cơ, tính chất của hành vi. d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ. Trẻ em là người chưa đủ 16 tuổi, căn cứ vào giấy khai sinh. Phụ nữ đang có thai có thể do người phạm tội nhận biết được hoặc nghe người khác nói. Việc xác định có thai hay không phải căn cứ vào kết luận của bác sỹ. Người già yếu là người cao tuổi, sinh hoạt, đi lại chậm chạp Người ốm đau là người đang bị bệnh tật, có thể điều trị ở bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân hoặc tại nhà riêng của họ. Người không có khả năng tự vệ là những người tuy tuổi không ít nhưng vóc dáng bé nhỏ, tính cách nhút nhát, sợ sệt, người bị tật nguyền, phụ nữ đi ở khu đồi vắng, trong đêm tối một mình 18