Luận văn Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng

pdf 112 trang vuhoa 25/08/2022 7360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_danh_gia_thuc_trang_cong_tac_boi_thuong_ho_tro_tai.pdf

Nội dung text: Luận văn Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn Quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Mai Xuân Huy ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HỒNG BÀNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Mai Xuân Huy ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HỒNG BÀNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 8850103.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Chu Thị Quỳnh Diệp Hà Nội - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Mai Xuân Huy
  4. LỜI CẢM ƠN Tôi xin cảm ơn cán bộ giảng viên của Trường Đại học Khoa học tự nhiên và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi về công việc, tài chính và khích lệ mạnh mẽ để tôi có động lực phấn đấu vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Chu Thị Quỳnh Diệp, người hướng dẫn khoa học và PGS. TS. Trần Văn Tuấn đã dìu dắt, giúp đỡ tận tình, đã truyền cho tôi ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học, ứng dụng có hiệu quả các nghiên cứu khoa học vào thực tiễn công tác của mình. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Khoa học tự nhiên và các phòng ban trực thuộc trường đã nhiệt tình cộng tác, hỗ trợ chúng tôi trong quá trình thực hiện các nội dung nghiên cứu phục vụ luận văn. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp, các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý đất đai đã nhiệt tình tiếp sức và tạo thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của mình. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2019 Tác giả luận văn Mai Xuân Huy
  5. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 6 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1.Cơ sở lý luận về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 6 1.1.1.Nhu cầu thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa 6 1.1.2.Khái niệm và yêu cầu của công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 6 1.1.3.Nguyên tắc, vai trò của thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 10 1.1.4.Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 11 1.1.5.Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 14 1.2.Cơ sở pháp lý về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo pháp luật đất đai hiện hành 15 1.2.1.Luật đất đai 2013 và các Nghị định, Thông tư 15 1.2.2.Các văn bản hướng dẫn của UBND thành phố Hải Phòng 20 1.3.Tổng quan về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất của các tổ chức quốc tế và ở một số nước trên thế giới 20 1.3.1.Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất của các tổ chức quốc tế 20 1.3.2.Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất của Trung Quốc 21 1.3.3.Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất ở Indonexia 22 1.3.4.Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất ở Thụy Điển 23 1.3.5.Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất ở Australia 23 1.3.6.Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam 25 1.4.Khái quát về tình hình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở thành phố Hải Phòng 26
  6. CHƯƠNG 2 28 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT CỦA MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HỒNG BÀNG, 28 THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 28 2.1.Giới thiệu chung về Quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 28 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 28 2.1.2.Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 29 2.1.3.Đánh giá thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của quận Hồng Bàng,Thành phố Hải Phòng ảnh hưởng đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 31 2.2.Tình hình quản lý,sử dụng đất trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 33 2.2.1.Tình hình quản lý nhà nước về đất đai tại quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 33 2.2.2.Hiện trạng sử dụng đất năm 2019 và tình hình biến động sử dụng đất của quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014-2019 35 2.3.Khái quát các dự án thu hồi đất trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2014-2019 thực hiện theo luật đất đai 2013 40 2.4.Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 41 2.4.1.Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án cầu Hoàng Văn Thụ, phường Minh Khai, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 41 2.4.2.Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của Dự án Khu đô thị Vinhomes Imperia (trước đây gọi là dự án Khu đô thị Xi Măng), phường Thượng Lý, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 54 2.4.3.Đánh giá chung về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của một số dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 68
  7. CHƯƠNG 3 73 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HỒNG BÀNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 73 3.1.Định hướng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất thực hiện các dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2020 -2025 73 3.2.Quan điểm và nguyên tắc của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 74 3.2.1.Quan điểm về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 74 3.2.2.Nguyên tắc trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 75 3.3.Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 76 3.3.1.Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp lý 76 3.3.2.Giải pháp hoàn thiện xác định giá đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 76 3.3.3.Về chính sách hỗ trợ tái định cư 78 3.3.4.Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân 79 3.3.5Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức 80 3.3.6.Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ TĐC 81 3.3.7.Bảo đảm thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo của cá nhân, tổ chức khi bị Nhà nước thu hồi đất 82 3.3.8.Việc công khai thông tin và công tác tư tưởng hộ dân, tổ chức khi Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 82 3.3.9.Tăng cường chất lượng công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 PHỤ LỤC 90
  8. DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH Bảng 2.1: Hiện trạng diện tích đất của quận Hồng Bàng năm 2019 37 Bảng 2.2. Tình hình biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng 38 Bảng 2.3: Tình hình biến động đất đai tại phường Thượng Lý và 39 phường Minh Khai, TP.Hải Phòng 39 Bảng 2.4: Dự án cầu Hoàng Văn Thụ 42 Bảng 2.5: Diện tích đất thu hồi tại dự án cầu Hoàng Văn Thụ 44 Bảng 2.6: Tổng hợp thông tin về đất đai và tài sản trên đất 44 Bảng 2.7: Tổng hợp đơn giá bồi thường về đất tại dự án cầu Hoàng Văn Thụ 46 Bảng 2.8: Tổng hợp kinh phí BTHT thiệt hại về tài sản trên đất 47 Bảng 2.9: Các chính sách hỗ trợ tại dự án 49 Bảng 2.10: Công tác bố trí tái định cư của dự án 49 Bảng 2.11: Ý kiến đánh giá của người dân về chính sách 50 bồi thường, hỗ trợ tại dự án 50 Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá của người dân về chính sách TĐC tại dự án 52 Bảng 2.13: Ý kiến đánh giá chung của người dân về 52 công tác BTHT&TĐC của dự án 53 Bảng 2.14: Diện tích đất thu hồi tại Dự án khu đô thị Vinhomes Imperia 55 Bảng 2.15: Quy hoạch chi tiết Dự án khu đô thị Vinhomes Imperia56 Bảng 2.16: Kết quả thu hồi đất của dự án khu đô thị Vinhomes Imperia 58 Bảng 2.17: Số lượng hộ dân, cơ quan tổ chức thuộc diện thu hồi đất 59 Bảng 2.18: Kết quả xác định đối tượng được bồi thường 60 Bảng 2.19: Giá đất bồi thường so với giá thực tế thị trường 61 Bảng 2.20: Kết quả bồi thường hỗ trợ tài sản trên đất tại dự án 61 Bảng 2.21: Các chính sách hỗ trợ tại dự án 62 Bảng 2.22: Kết quả thực hiện công tác bố trí tái định cư 63 Bảng 2.23: Ý kiến đánh giá của người dân về chính sách 64 bồi thường, hỗ trợ tại dự án 64 Bảng 2.24: Ý kiến đánh giá của người dân về chính sách TĐC tại dự án 65 Bảng 2.25: Ý kiến đánh giá chung của người dân về CT BTHT&TĐC của DA 67
  9. Hình 2.1: Sơ đồ vị trí quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 29
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HTTĐC Hỗ trợ tái định cư GPMB Giải phóng mặt bằng BTGPMB: Bồi thường giải phóng mặt bằng GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất UBND Ủy ban nhân dân CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa BTHT Bồi thường hỗ trợ TĐC Tái định cư BTHT&TĐC Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư SL Số lượng TL Tỉ lệ
  11. LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình hội nhập và phát triển với nền kinh tế toàn cầu, đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhiều dự án đầu tư phát triển như khu công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch, các khu kinh tế mở, khu dân cư, hệ thống đường giao thông đã và đang được triển khai xây dựng một cách mạnh mẽ. Để thực hiện được các dự án trên thì công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (BTHT&TĐC) khi nhà nước thu hồi đất là vấn đề quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả trong công tác đầu tư. Đây là vấn đề phức tạp mang tính chất kinh tế chính trị, được sự quan tâm của các các cấp các ngành, cá nhân; ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của người bị thu hồi đất; thể hiện bản chất kinh tế các mỗi quan hệ giữa Nhà nước với cá nhân, tổ chức sử dụng đất. Quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng là một quận lớn của thành phố Hải Phòng với kinh tế thương mại, dịch vụ và nông nghiệp phát triển. Trong những năm gần đây Quận Hồng Bàng đã và đang thực hiện các dự án phục vụ phát triển đô thị, gắn với thu hồi đất, giải phóng mặt bằng (GPMB). Tuy nhiên việc triển khai đang gặp rất nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân và một trong những nguyên nhân chủ yếu nhất đó là đất nông nghiệp là tư liệu sản xuấtchính, làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân, đất ở và nhà cửa cũng như vật kiến trúc, hoa màu trên đất là tài sản rất lớn của người dân nơi đây. Việc bồi thường, hỗ trợ (BTHT) chưa tương xứng với mức độ thiệt hại đã gây ra nhiều bức xúc trong nhân dân, từ đó đã có không ít trường hợp người dân không nhận tiền BTHT dẫn đến khiếu kiện kéo dài; gây nhiều bức xúc. Đồng thời, hệ thống chính sách pháp luật cồng kềnh, chồng chéo, không ổn định, thiếu đồng bộ, chưa sát thực tế; mức bồi thường chưa thỏa đáng, chưa chi trả đúng hạn; Bố trí quỹ đất tái định cư (TĐC) chưa có sự chuẩn bị trước, tính toán kỹ lưỡng về quỹ đất xây dựng khu TĐC trước khi thực hiện dự án; Chất lượng khu TĐC ở chưa đảm bảo chất lượng đồ án quy hoạch, mẫu thiết kế và quy mô đồng bộ với các công trình xung quanh; Thông tin liên quan đến công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất thiếu tính công khai minh bạch; Thiếu chính sách quản lý và kiểm soát khu TĐC một cách chặt chẽ ổn định. 1
  12. Là một cán bộ công tác tại Quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, xuất phát từ những thực tế trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1.Đối tượng nghiên cứu: Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất tại một số dự án (2 dự án)trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. + Dự án cầu Hoàng Văn Thụ, phường Minh Khai. + Dự án khu đô thị Vinhomes Imperia, phường Thượng Lý. 2.2.Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về khoa học: Nghiên cứu chính sách áp dụng gồm giá đất bồi thường, chính sách HTTĐC khi thực hiện thu hồi đất tại một số dự án trên quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. - Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại hai dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. + Dự án cầu Hoàng Văn Thụ, phường Minh Khai, thành phố Hải Phòng. + Dự án khu đô thị Vinhomes Imperia, phường Thượng Lý, thành phố Hải Phòng - Phạm vi thời gian: Giai đoạn 2014 -2019. 3.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1.Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá được thực trạng công tác BTHT&TĐC trong thực hiện thu hồi đất theo Luật đất đai 2013 của một số dự án tại Quận Hồng Bàng, TP.Hải Phòng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. 2
  13. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận, các chính sách, quy định pháp lý về BTHT&TĐC của Nhà nước ta theo Luật đất đai 2013 và các văn bản dưới luật. - Điều tra, khảo sát thu thập tài liệu, số liệu về công tác bồi thường, GPMB, về giá đất bồi thường của một số dự án thu hồi đất trên địa bàn quận Hồng Bàng thực hiện theo luật đất đai 2013. - Đánh giá, phân tích thực trạng công tác BTHT&TĐC trong thu hồi đất tại các dự án nghiên cứu, làm rõ những nguyên nhân, khó khăn vướng mắc. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất của thành phố nói chung và thực hiện tốt công tác BTGPMB của các Dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng. 4. Cơ sở tài liệu để thực hiện nghiên cứu Tài liệu khoa học tham khảo:Bao gồm các sách, giáo trình, luận văn, công trình nghiên cứu liên quan tới hướng nghiên cứu lý thuyết của đề tài bao gồm cơ sở địa chính; hệ thống chính sách pháp luật đất đai; BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Các văn bản pháp lý liên quan đếnBTHT&TĐC: Luật đất đai năm 2013 và các văn bản dưới Luật liên quan; Các Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành về hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai và liên quan đến BTHT&TĐC khi nhà nước thu hồi đất; Các văn bản quy định, hướng dẫn của UBND thành phố Hải Phòng về công tác thu bồi thường đất, BTHT&TĐC theo luật đất đai 2013. Tài liệu, số liệu thu thập, điều tra thực tế tại địa phương - Các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý nhà nước về đất đai; hiện trạng và biến động sử dụng đất giai đoạn 2014-2019 quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. - Các báo cáo của Hội đồng bồi thường, Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng và UBND các phường, các đơn vị có liên quan về công tác BTHT&TĐC của các dự án nghiên cứu. - Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế và phỏng vấn các hộ gia đình tại các dự án nghiên cứu. 5.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: Thu thập tài liệu, các văn 3
  14. bản, chính sách có liên quan đến công tác BTHT khi Nhà nước thu hồi đất ở các dự án như khung giá đất của Chính phủ, giá quy định của Nhà nước và giá bồi thường được áp dụng. Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất của quận Hồng Bàng và công tác thu hồi đất, BTHT&TĐC trên địa bàn quận phục vụ cho mục đích đánh giá; các tài liệu, số liệu về kết quả điều tra xây dựng giá đất cụ thể trong bồi thường đất ở tại các dự án nghiên cứu. - Phương pháp thống kê: Sử dụng để thống kê các số liệu về giá đất bồi thường, số liệu về HTTĐC tại 2 dự án: + Dự án cầu Hoàng văn Thụ, phường Minh Khai, thành phố Hải Phòng. + Dự án khu đô thị Vinhomes Imperia, phường Thượng Lý, thành phố Hải Phòng. - Phương pháp điều tra + Phương pháp điều tra giá đất thị trường: Điều tra giá đất thị trường tại địa bàn nghiên cứu thông qua các giao dịch bất động sản, thông tin của cơ quan quản lý đất đai và trực tiếp phỏng vấn người dân để có số liệu so sánh với giá đất áp dụng để lập phương án BTHT khi Nhà nước thu hồi đất ở tại hai dự án nêu trên do UBND Thành phố Hải Phòng quy định. + Phương pháp điều tra xã hội học: Sử dụng để điều tra, phỏng vấn các hộ gia đình, cá nhân trong diện được BTHT&TĐC bằng các phiếu điều tra để thu thập các thông tin đánh giá của người dân bị thu hồi đất về giá đất bồi thường, chính sách hỗ trợ và TĐC tại hai dự án nghiên cứu. Đề tài đã thực hiện điều tra phỏng vấn bằng phiếu điều tra với tổng số 101 phiếu điều tra, trong dự án khu đô thị Vinhomes Imperia 70 phiếu và Dự án cầu Hoàng Văn Thụ 31 phiếu, sau đó tổng hợp ý kiến thu được. - Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh các số liệu thu thập được, từ đó thấy được mức độ chênh lệch giữa giá đất bồi thường với giá thị trường tại khu vực các dự án nghiên cứu. - Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: để phân tích và đánh giá làm rõ thực trạng công tác thu hồi đất, BTHT&TĐC trong thu hồi đất của hai dự án nghiên cứu, từ đó đề xuất các giải pháp có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn, góp 4
  15. phần hoàn thiện chính sách BTHT&TĐC khi thu hồi đất tại các dự án. 6. Kết cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu; mục lục; danh mục chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Đánh giá thực trạng công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sáchbồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. 5
  16. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Cơ sở lý luận về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất 1.1.1.Nhu cầu thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa Công nghiệp hóa, đô thị hóa là một tiến trình tất yếu trên toàn thế giới. Đây là cách thức thường được thực hiện để xây khu công nghiệp và đô thị. Đối với công tác đền bù GPMB khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng trong quá trình hiện nay không chỉ đơn thuần là sự đền bù về mặt vật chất mà còn phải đảm bảo lợi ích của người dân phải di chuyển. Đó là họ phải có được chỗ ở ổn định, điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ, nhưng chắc chắn phải tốt hơn nơi cũ về mọi mặt thì mới tạo điều kiện cho người dân sống và ổn định[3]. Đồng thời, công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là yêu cầu khách quan của quá trình phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở nước ta, trước yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước thì nhu cầu sử dụng đất ngày một gia tăng nhằm đáp ứng việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật, các khu đô thị và khu công nghiệp theo quy hoạch. Trong khi đó, quỹ đất đai có hạn, không đủ cung cho cầu của tất cả các ngành, lĩnh vực. Để giải quyết “bài toán phát triển” này, Nhà nước đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất và các phương án thu hồi đất tạo quỹ đất cho các dự án, công trình. Nhà nước đại diện chủ sở hữu giao đất cho người sử dụng đất và có quyền thu hồi đất theo quy định của pháp luật nhưng đồng thời phải đảm bảo được quyền lợi cho những người có đất bị thu hồi thông qua công tác BTHT&TĐC.[3] 1.1.2.Khái niệm và yêu cầu của công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 1.1.2.1.Khái niệm thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (1) Thu hồi đất 6
  17. Theo Luật Đất Đai 2003: Thu hồi đất là việc Nhà nước ra quyết định hành chính để thu lại quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất đã giao cho tổ chức, UBND xã, phường, thị trấn quản lý theo quy định của Luật này.[20] Theo khoản 11 Điều 3 Luật Đất Đai 2013: Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.[21] Theo khoản 3 Điều 54 Hiến pháp 1992 khẳng định: Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.[19] Tóm lại: Thu hồi đất là văn bản hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấm dứt một quan hệ pháp luật đối với đất đai để phục vụ lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc xử lý hành chính hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất. (2) Bồi thường Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm bồi thường, cụ thể như sau: Theo Hoàng Phê (2010), “Từ điển Tiếng Việt”, Viện Ngôn ngữ học, NXB từ điển Bách Khoa: Bồi thường là trả lại tương xứng giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác.[11] Theo Khoản 6 Điều 4 Luật đất đai 2003: Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. [20] Theo Khoản 12 Điều 3 Luật Đất đai 2013: Bồi thường về đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thu hồi cho người sử dụng đất.[21] Việc bồi thường thiệt hại này có thể vô hình hoặc hữu hình (bồi thường bằng tiền, bằng vật chất khác, ) có thể do các quy định của pháp luật điều tiết, hoặc do thỏa thuận giữa các chủ thể. Tóm lại: Bồi thường là việc thanh toán đầy đủ cho giá trị đất bị thu hồi và tài sản bị tổn thất của người bị ảnh hưởng bao gồm cả việc giao đất và nhà có giá trị 7
  18. tương đương cùng với khoản thanh toán bằng tiền mặt cho bất kỳ phần chênh lệch nào thuộc về người bị ảnh hưởng. (3) Hỗ trợ tái định cư Theo khoản 7 Điều 4 Luật đất đai năm 2003: Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới.[20] Theo Khoản 14 Điều 3 Luật Đất đai 2013: Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển.[21] Còn đối với khái niệm TĐC thì Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành lại không đề cập cụ thể về khái niệm này. Hay nói cách khác, pháp luật đất đai hiện hành chỉ đề cập đến thuật ngữ TĐC mà khônggiải thích cụ thể nội hàm của khái niệm “TĐC” là gì? Thậm chí trong các cuốn từ điển tiếng Việt và từ điển Luật học, thuật ngữ này cũng chưa được định nghĩa. Theo Nghị định số 197/2004/NĐCP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất thì TĐC được giải thích là: “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định này mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí TĐC bằng một trong các hình thức sau như: Bồi thường bằng nhà ở; Bồi thường bằng giao đất ở mới; Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới. Căn cứ vào quy định này và nội dung các quy định về BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, chúng ta có thể hiểu: TĐC là quá trình bồi thường các thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất, chi phí di chuyển, ổn định và khôi phục cuộc sống cho những người dân bị thu hồi đất để xây dựng các dự án. TĐC còn bao gồm hàng loạt các hoạt động nhằm hỗ trợ cho người bị ảnh hưởng do việc thực hiện dự án gây ra, nhằm khôi phục và cải thiện mức sống, tạo điều kiện phát triển những cơ sở kinh tế và văn hoá xã hội. TĐC là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây để sinh sống và làm ăn. TĐC bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏi khi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển. Tóm lại: TĐC là hình thức thay đổi về chỗ ở, tổ chức lại cuộc sống và kinh tế của cá nhân, hộ gia đình hay nhóm cộng đồng tại chỗ ở mới. 8
  19. Vậy ta có thể hiểu, HTTĐC là toàn bộ các chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm hỗ trợ cho người bị ảnh hưởng do việc thực hiện dự án gây ra, nhằm khôi phục và cải thiện mức sống, khi người dân có thay đổi về chỗ ở, tổ chức lại cuộc sống và kinh tế của cá nhân, hộ gia đình hay nhóm cộng đồng tại chỗ ở mới. 1.1.2.2.Yêu cầu của công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - Phải thực hiện theo các quy định của Nhà nước: Từ thực tiễn công tác GPMB nói chung, BTHT&TĐCnói riêng được thực hiện trong một khoảng thời gian tương đối dài, có nhiều dự án có thể lên đến vài năm; trải qua nhiều khâu, nhiều giai đoạn khác nhau; tác động đến nhiều đối tượng do vậy việc BTHT&TĐC cần phải tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục pháp lý theo quy định của Nhà nước. Có như vậy mới hạn chế được sự khiếu kiện của người bị thu hồi đất, đẩy nhanh tiến độ GPMB; tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, giám sát, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. - Đảm bảo đúng tiến độ thực hiện và chính xác: Tiến độ thực hiện BTHT&TĐC quyết định phần lớn tiến độ GPMB; tiến độ thực hiện dự án đó ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế, xã hội của dự án đầu tư. Công tác bồi thường thiệt hại được thực hiện nhanh chóng, kịp thời sẽ đảm bảo tiến độ bàn giao mặt bằng cho chủ dự án, tránh lãng phí, đẩy nhanh việc thực hiện xây dựng công trình và đưa vào khai thác sử dụng theo đúng kế hoạch. Ngoài ra cần đảm bảo tính chính xác, đầy đủ của số liệu thống kê đất đai và các tài sản trên đất vì đó là cơ sở thực hiện việc BTHT&TĐC, đảm bảo quyền lợi cho người có đất bị thu hồi. - Đảm bảo thực hiện dân chủ, công khai, công bằng: Dân chủ trong công tác BTHT&TĐC có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát huy quyền làm chủ của mình, được tham gia nhiều khâu của quá trình BTHT&TĐC, đóng góp ý kiến và được trả lời các vấn đề còn chưa rõ nhằm tạo sự đồng thuận và thống nhất cao với những người bị thu hồi đất. Quá trình thực hiện bồi thường thiệt hại khi GPMB cần phải tiến hành công khai; các văn bản pháp lý, các chế độ chính sách BTHT và phương án BTHT phải niêm yết công khai để người dân biết và tin tưởng vào chủ trương thu hồi đất của cấp có thẩm quyền. [14] 9
  20. 1.1.3.Nguyên tắc, vai trò của thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 1.1.3.1.Nguyên tắc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Nhà nước thu hồi đất của người đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất; trường hợp thu hồi hết đất ở thì được bồi thường bằng đất ở TĐC hoặc nhà ở TĐC. Theo Khoản 1 Điều 83 Luật đất đai 2013, nguyên tắc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất như sau: Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất ngoài việc được bồi thường theo quy định của Luật này còn được Nhà nước xem xét hỗ trợ; Việc hỗ trợ phải bảo đảm khách quan, công bằng, kịp thời, công khai và đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, theo Điều 88 đến Điều 92 Luật đất đai 2013 có các quy định về bồi thường về tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi như sau: Nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất ; Bồi thường thiệt hại về nhà, công trình xây dựng trên đất khi Nhà nước thu hồi đất; Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi; Bồi thường chi phí di chuyển khi Nhà nước thu hồi đất; Quy định về các trường hợp không được bồi thường tài sản gắn liền với đất. Trong đó, Điều 88 Luật đất đai 2013 quy định cụ thể về nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất là tài sản gắn liền với đất phải hợp pháp. Khi thực hiện thu hồi đất cần công khai, minh bạch và dân chủ trong công tác thu hồi đất thông qua các quy định về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất, quy định trình tự, thủ tục thu hồi đất, BTHT&TĐC khi nhà nước thu hồi đất. Đồng thời, để đảm bảo thực hiện quyền của chủ sở hữu về đất đai, bên cạnh việc quy định chế tài mạnh để xử lý đối với trường hợp không đưa đất đã được giao, cho thuê vào mục đích sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng đó là cho phép chậm tiến độ hơn so với quy định hiện hành 24 tháng và chủ đầu tư phải nộp một khoảng tiền tương ứng với tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trong thời hạn đó, nếu hết 24 tháng cho phép chậm tiến độ này mà vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất. LĐĐ 2013 đã quy định cụ thể nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thực hiện quyết định 10
  21. kiểm đếm bắt buộc và thực hiện cưỡng chế quyết định thu hồi đất nhằm tạo điều kiện cho các địa phương triển khai thực hiện thống nhất. 1.1.3.2.Vai trò thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đồng thời, công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất diễn ra nhanh chóng, chính xác và hợp lý thì sẽ đảm bảo được tiến độ thực hiện quy hoạch sử dụng đất, tránh tình trạng trì trệ các dự án. Công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất giúp cải tạo, phát triển xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Thu hồi đất để xây dựng các công trình xã hội như chung cư, bệnh viện, trường học, các khu vui chơi giải trí. Công tác này đã gián tiếp tạo điều kiện cho người dân cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân khi di dời đến chỗ ở mới. Công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất là một khâu để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các chiến lược, chủ trương về kinh tế xã hội; công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nó góp phần phân bố lại dân cư đồng thời hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đô thị theo hướng văn minh hiện đại và hội nhập quốc tế. Nó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng – dịch vụ và thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Công tác BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để đảm bảo mọi diện tích đất đai được sử dụng hợp lý, hợp pháp nhằm mang lại hiệu quả cao và khắc phục tình trạng tùy tiện trong quản lý sử dụng đất. Đặc biệt, thu hồi đất để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.[12] 1.1.4.Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư 1.1.4.1.Nhân tố khách quan (1) Giá đất và định giá đất Theo quy định của Luật Đất đai 2013 nguyên tắc xác định giá đất là phải phù hợp giá thị trường trong điều kiện bình thường, tuy nhiên tình hình phổ biến hiện nay là giá đất Nhà nước ban hành còn thấp so với giá thị trường dẫn đến nhiều trường hợp ách tắc về bồi thường đất đai, phát sinh khiếu kiện. Nếu giá đất được 11