Luận văn Công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành theo luật thi hành án dân sự năm 2014
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành theo luật thi hành án dân sự năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_cong_khai_thong_tin_cua_doanh_nghiep_phai_thi_hanh.pdf
Nội dung text: Luận văn Công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành theo luật thi hành án dân sự năm 2014
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HẢI NGỌC CÔNG KHAI THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP PHẢI THI HÀNH ÁN CHƯA CÓ ĐIỀU KIỆN THI HÀNH THEO LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2014 Chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ Mã số : 60.38.01.07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Luyện HÀ NỘI, 2016
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của mình và không trùng lặp với bất cứ công trình nào của các tác giả khác. Các tài liệu và số liệu được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ rang và được trích dẫn chính xác. Luận văn này được thực hiện một cách độc lập dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Luyện TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Hải Ngọc
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG KHAI THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP PHẢI THI HÀNH ÁN CHƯA CÓ ĐIỀU KIỆN THI HÀNH 8 1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành 8 1.2 Nội dung của việc công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành 21 1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành 23 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA LUẬT THI HÀNH ÁN DÂN SỰ NĂM 2014 VỀ CÔNG KHAI THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP CHƯA CÓ ĐIỀU KIỆN THI HÀNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 27 2.1 Về trình tự, thủ tục công khai thông tin của Doanh nghiệp chưa có điều kiện thi hành án 27 2.2 Thực tiễn áp dụng quy định về công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành từ ngày 01/7/2015 đến 30/6/2016 31 Chương 3 GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CÔNG KHAI THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP PHẢI THI HÀNH ÁN CHƯA CÓ ĐIỀU KIỆN THI HÀNH 50 3.1 Phương hướng hoàn thiện thể chế về thiết lập cơ sở dữ liệu điện tử về thông tin của người phải thi hành án 50 3.2 Về tổ chức thực hiện 52 3.3 Các giải pháp thực hiện 56 KẾT LUẬN 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong nền hành chính công tại nước ta hiện nay thì thuật ngữ công khai và minh bạch đang được tiếp nhận như một chủ trương lớn trong quy trình quản lý. Điều này được thể hiện rất rõ trong Hiến pháp năm 2013 và quá trình xây dựng luật pháp, thực thi luật pháp và xây dựng thể chế kinh tế trong thời gian gần đây. Cụ thể, Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, Luật Quản lý thuế năm 2012, Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014, Luật Đầu tư công năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Luật Doanh nghiệp năm 2014, đã có những quy định rất rõ ràng về những loại việc, những nội dung phải công khai trong từng lĩnh vực quản lý không chỉ với cơ quan nhà nước mà còn công khai thông tin đối với tổ chức, cá nhân trong một số điều kiện cụ thể, nhằm hướng tới công khai và minh bạch trong mọi khâu quản lý. Có thể nói vấn đề công khai thông tin là một xu hướng chung, tất yếu trong quá trình hội nhập, phát triển và luôn dành được sự quan tâm của toàn xã hội. Hoạt động thi hành án là khâu cuối cùng trong quá trình tiến hành tố tụng của các cơ quan tư pháp. Bản án, quyết định của Tòa án nhân danh Nhà nước khi được chấp hành nghiêm chỉnh có tác động trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với pháp luật. Vì vậy, hoạt động thi hành án có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giữ vững kỷ cương phép nước, củng cố pháp chế và trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, đảm bảo cho quyền lực tư pháp được thực thi trên thực tế. Hiến pháp 2013 khẳng định: “Bản án và quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành” [12, tr.58]. Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác này, trong 1
- tiến trình cải cách tư pháp Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu trong những năm tới đây là phải: “Tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thi hành án dân sự, nâng cao hiệu quả công tác thi hành án, giải quyết căn bản tình trạng án tồn đọng”. Một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự là hoàn thiện các quy định pháp luật. Ngày 25/11/2014, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án dân sự (Luật Thi hành án dân sự năm 2014). Theo đó, đã bổ sung một quy định rất mới đó là công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành (Điều 44a). Quy định này đã được cụ thể hóa tại Điều 11 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự, Chương II của Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp. Quy định này phần nào đã góp phần minh bạch hoá quá trình thi hành án, một mặt giúp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có thể giám sát hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, nâng cao ý thức tự giác, tự nguyện thi hành án của người phải thi hành án; mặt khác, quy định này cũng là cơ sở để cơ quan thi hành án dân sự theo dõi tình trạng tài sản của người phải thi hành án phục vụ cho việc thi hành án dân sự, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của chấp hành viên, làm cơ sở phục vụ việc quản lý việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành của cơ quan quản lý thi hành án dân sự (Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp). Thời gian qua, mặc dù công tác thi hành án dân sự đã đạt được một số kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của Đảng, của Chính phủ và của người dân. Lý do xuất phát từ tính chất của công tác thi hành án dân sự luôn luôn phải phụ thuộc vào điều kiện thi hành và ý thức chấp hành pháp luật của người phải thi hành án. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì các tranh chấp về kinh tế mà trong đó có liên quan đến doanh 2
- nghiệp ngày một gia tăng. Do đó, số vụ việc thi hành án dân sự liên quan đến các doanh nghiệp cũng theo đó tăng lên. Mặc dù các cơ quan thi hành án dân sự đã thực hiện nhiều giải pháp nhưng tình trạng án tồn đọng liên quan đến các doanh nghiệp vẫn còn cao. Thực tế cho thấy, cơ quan thi hành án đã tổ chức cưỡng chế bằng việc áp dụng các biện pháp khác nhau như khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá; kê biên, xử lý tài sản nhưng việc thi hành án đối với các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn. Theo báo cáo thống kê từ 01/7/2015 đến hết 30/6/2016 của Tổng cục Thi hành án dân sự), cơ quan thi hành án phải thi hành 687.671 việc, với số tiền tương ứng khoảng 131.606 tỷ đồng; trong đó, số việc chưa có điều kiện thi hành là 116.293 việc (chiếm 16,91% số việc thụ lý), với số tiền là 26.003 tỷ đồng (chiếm 19,75% tổng số tiền thụ lý). Trong số 116.293 việc chưa có điều kiện thi hành có 12.409 việc chưa có điều kiện thi hành có người phải thi hành án là doanh nghiệp chiếm tỷ lệ 10,67% với số việc chưa có điều kiện thi hành, tương ứng với số tiền là 10.921 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 42% số tiền chưa có điều kiện thi hành. Để nâng cao hiệu quả của công tác thi hành án dân sự thì việc giảm thiểu số việc tồn đọng liên quan đến doanh nghiệp bằng cách công khai thông tin - gia tăng sức ép đối với các doanh nghiệp chưa có điều kiện thi hành, là một giải pháp quan trọng, có tính chất quyết định. Tuy nhiên, việc công khai thông tin của doanh nghiệp chưa có điều kiện thi hành bên cạnh ý nghĩa nâng cao ý thức tự giác chấp hành bản án, quyết định của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp phải lựa chọn giữ uy tín của mình đối với bạn hàng, đối tác hay tiếp tục chây ỳ nghĩa vụ của mình đối với người được thi hành án, thì còn có trách nhiệm của cơ quan thi hành án, chấp hành viên khi thực hiện công khai thông tin của doanh nghiệp chưa có điều kiện thi hành có công khai, minh 3
- bạch hay không? Quy trình có đảm bảo, chặt chẽ, chính xác hay không? Có thể dẫn tới lạm quyền trong công tác này hay không? Như vậy, làm thế nào để vận dụng quy định của pháp luật về việc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành là doanh nghiệp vào thực tiễn để đảm bảo thi hành án, đồng thời cũng không vi phạm quyền tự do kinh doanh của đối tượng này? Đây là lý do tác giả lựa chọn đề tài: “Công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành theo Luật Thi hành án dân sự năm 2014” là đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Thời gian qua có nhiều công trình đã nghiên cứu về Thi hành án dân sự như: Luận án tiến sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật Thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thanh Thuỷ (bảo vệ năm 2008 tại Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh); Luận án tiến sĩ luật học “Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt Thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Quang Thái (bảo vệ năm 2008 tại Học viện chính trị - hành chính quốc gia Hồ Chí Minh); Luận văn thạc sĩ luật học“Pháp luật về xử lý tài sản thế chấp trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng” của Lâm Minh Đức (bảo vệ năm 2009 tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh;“Cơ sở pháp lý để xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi nợ cho các ngân hàng thương mại” của Vũ Thị Kim Oanh (bảo vệ năm 2009 tại Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự 2008”, Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010 ngoài ra, còn có một số đề tài nghiên cứu sâu hơn về các giải pháp cưỡng chế, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự như: Đề tài: “Cưỡng chế thi hành án dân sự, những vấn đề lý luận và thực tiễn” khoá luận tốt nghiệp của tác giả Dương Thu Hương, năm 2010; Đề tài: “Biện pháp cưỡng chế, kê biên 4
- tài sản trong thi hành án dân sự” luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thanh Phong, năm 2011; Đề tài: “Cưỡng chế kê biên, xử lý tài sản trong thi hành án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” khoá luận tốt nghiệp của tác giả Trương Minh Anh, năm 2012. Liên quan đến thi hành án dân sự đối với doanh nghiệp, có các bài viết, như: “Thi hành án đối với cơ quan, doanh nghiệp nhà nước” của tác giả Nguyễn Quang Thái, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 3/2003, [23, tr. 73-73]; “Mấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Thi hành án dân sự” phần THADS và kinh tế - thương mại của tác giả Nguyễn Trung Tín, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số tháng 4/2006, [24,tr. 61- 65]; “Thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản để thi hành án dân sự và một số khuyến nghị” của tác giả Trần Công Thịnh đăng trên tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2008 Các nghiên cứu khoa học trên đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về thi hành án dân sự. Tuy nhiên, theo hiểu biết của tác giả, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống về việc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành, trong đó có doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành do đây là một nội dung mới của Luật Thi hành án dân sự. Mặc dù là một vấn đề mới được đặt ra trong Luật Thi hành án dân sự năm 2014, tuy nhiên, trong bối cảnh cần đẩy nhanh quá trình thi hành án nhưng vẫn đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, luận văn sẽ góp phần đưa quy định này vào thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận, pháp lý và phân tích quy định công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành, tác giả luận văn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi vấn đề này trong thực tiễn. 5
- 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thông tin là một khái niệm trừu tượng và rất rộng như: thông tin là điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến, là tri thức, tin tức, thông tin là điều người ta biết, là sự chuyển giao tri thức nhằm tăng lên hiểu biết của con người, thông tin định danh của một chủ thể nhất định do đó, trong khuôn khổ nghiên cứu luận văn thạc sỹ của mình, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về đề tài “Công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành theo Luật Thi hành án dân sự năm 2014” tác giả chỉ đề cập đến quy định của pháp luật Việt Nam về “thông tin” theo cách hiểu là sự định danh, xác định danh tính của một chủ thể nhất định và dựa trên cơ sở quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2014 và các văn bản hướng dẫn Luật, trọng tâm từ khi Luật Thi hành án dân sự năm 2014 có hiệu lực đến nay. Đối với số liệu thống kê, luận văn giới hạn số liệu thống kê trong giai đoạn 01/7/2015, là thời điểm Luật Thi hành án dân sự năm 2014 có hiệu lực và các cơ quan thi hành án dân sự phải tiến hành công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành (trong đó có người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành là doanh nghiệp). 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là học thuyết Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về pháp luật THADS, pháp luật doanh nghiệp và Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020. Phương pháp nghiên cứu của luận văn được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của triết học Mác - Lênin theo quan điểm phát triển, toàn diện, lịch sử, cụ thể; kết hợp các phương pháp như: Logic, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phỏng vấn chuyên gia, để giải quyết những vấn đề đặt ra của đề tài. 6
- 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu cơ bản, có hệ thống về việc công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành. Các kiến nghị của tác giả luận văn nếu được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, tiếp thu sẽ góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật về công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành cũng như đưa quy định này của Luật vào thực tiễn. Luận văn còn là tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên và những người làm công tác thực tiễn liên quan đến lĩnh vực THADS. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Một số vấn đề chung về công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành Chương 2: Quy định của pháp luật về công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành và thực tiễn áp dụng. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành. 7
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG KHAI THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP PHẢI THI HÀNH ÁN CHƯA CÓ ĐIỀU KIỆN THI HÀNH 1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành 1.1.1 Khái niệm “công khai thông tin doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành” a. Khái niệm về người phải thi hành án Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự thì người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.[14, tr.10]. Đồng thời, Điều 2 Luật Thi hành án dân sự quy định những bản án, quyết định được thi hành theo Luật này bao gồm: “Điều 2. Bản án, quyết định được thi hành Những bản án, quyết định được thi hành theo Luật này bao gồm: 1. Bản án, quyết định quy định tại Điều 1 của Luật này đã có hiệu lực pháp luật: a) Bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; b) Bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; c) Quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; d) Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam; 8
- đ) Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh mà sau 30 ngày, kể từ ngày có hiệu lực pháp luật đương sự không tự nguyện thi hành, không khởi kiện tại Tòa án; e) Phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại; g) Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.” 2. Những bản án, quyết định sau đây của Tòa án cấp sơ thẩm được thi hành ngay, mặc dù có thể bị kháng cáo, kháng nghị: a) Bản án, quyết định về cấp dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất về tinh thần, nhận người lao động trở lại làm việc; b) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.” [14, tr.8-10] Như vậy, theo quy định của Luật Thi hành án dân sự thì người phải thi hành án có thể là doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài nước ngoài đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam, quyết định xử lý vụ việc của Hội đồng xử lý cạnh tranh, phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại và đã được cơ quan Thi hành án dân sự ra Quyết định thi hành án. b. Khái niệm “người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành” + Quan niệm “chưa có điều kiện thi hành án”: “Điều kiện” theo Từ điển bách khoa Việt Nam [17, tr 126] là một danh từ có nghĩa là: (i) cái cần phải có để cho một cái khác có thể hoặc có thể xảy ra; (ii) điều nêu ra như một đòi hỏi trước khi thực hiện một điều nào đó; (iii) những gì có thể tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc sự xảy ra của một cái gì đó. Theo đó, thuật ngữ “điều kiện thi hành án” được hiểu là cái cần phải có để có thể thực hiện nghĩa vụ thi hành án đã được tuyên trong bản án, quyết 9
- định của Tòa án. Thuật ngữ “chưa có điều kiện thi hành” có thể hiểu là: chưa đủ khả năng hoặc điều kiện cần thiết để thực hiện nghĩa vụ thi hành án. + Quan niệm “việc thi hành án dân sự” Việc sử dụng thuật ngữ Án dân sự hay Việc thi hành án dân sự là vấn đề tiên quyết nhằm xác định phạm vi công việc cơ quan Thi hành án dân sự chưa hoàn thành tại các thời điểm báo cáo với cơ quan có thẩm quyền. Việc sử dụng không thống nhất thuật ngữ này dẫn đến sự hiểu khác nhau về công việc cơ quan Thi hành án dân sự phải đảm nhận, từ đó dẫn đến hiểu không đúng về số lượng công việc cơ quan Thi hành án dân sự phải thực hiện trong mỗi kỳ báo cáo và số lượng công việc cơ quan Thi hành án dân sự đã hoàn thành, chưa hoàn thành. Bên cạnh đó, việc không xác định đúng thuật ngữ này sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn, trong số liệu báo cáo của cơ quan Thi hành án dân sự với các cơ quan hữu quan trước các cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ: cơ quan Thi hành án dân sự báo cáo mỗi năm thi hành trên 600 nghìn việc (án dân sự theo cách hiểu hiện nay), nhưng Toà án lại báo cáo mỗi năm xét xử trên 200 nghìn vụ án. Vậy, vấn đề đặt ra là Toà án chỉ xét xử trên 200 nghìn vụ án thì cơ quan Thi hành án dân sự lấy đâu ra số án lớn như vậy để thi hành. Do đó, có thể thấy việc sử dụng thuật ngữ Việc thi hành án dân sự hay Án dân sự trong thi hành án dân sự có ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo qui định tại Điều 6, Điều 7 của Nghị định số 62/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi hành án dân sự, thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự có thể ra một hoặc nhiều quyết định thi hành án đối với một bản án, quyết định được thi hành.[7, tr.7]. Mặt khác, theo qui định tại khoản 9, Điều 3 của Luật Thi hành án dân sự, thì : “Mỗi quyết định thi hành án là một việc thi hành án”.[14, tr.11]. Vì vậy, khi thống kê kết quả thi hành án dân sự theo quy định tại phần 1, mục I, ban hành kèm theo Thông tư số 08/2015/BTP ngày 10
- 26/6/2015 của Bộ Tư pháp thì đơn vị tính trong báo cáo được quy định là: Việc và 1.000 đồng (đơn vị tính theo giá trị). Do đó, về nguyên tắc, một bản án, quyết định, căn cứ vào tình hình thực tế Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự có thể ra một hay nhiều quyết định thi hành án dân sự. Nhưng ít nhất phải có 02 quyết định thi hành án, trong đó 01 quyết định để thi hành phần chủ động về án phí, tiền phạt , 01 quyết định để thi hành phần nghĩa vụ theo yêu cầu thi hành án của người được thi hành án, người phải thi hành án. Sau khi ra quyết định thi hành án, cơ quan Thi hành án dân sự vào sổ thụ lý và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành. Như vậy, căn cứ để Chấp hành viên tổ chức thi hành án là quyết định thi hành án. Bản án, quyết định được đưa ra thi hành đã chuyển hóa thành Việc thi hành án dân sự, nên trong thi hành án dân sự chỉ có khái niệm “Việc thi hành án dân sự”, mỗi một quyết định thi hành án dân sự là một việc thi hành án dân sự mà không có khái niệm “Án dân sự”. Mặt khác, trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, để tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án và những người có quyền, nghĩa vụ liên quan, Thủ truởng cơ quan Thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án để làm căn cứ tổ chức thực hiện các quyền, nghĩa vụ đó. Như vậy, các quyền, nghĩa vụ phải thực hiện luôn gắn liền với mỗi một quyết định thi hành án dân sự. Về nội dung các quyền nghĩa vụ trong mỗi bản án, quyết định, hầu hết là các quyền, nghĩa vụ về tài sản và các quyền, nghĩa vụ về hành vi. Do đó, trong thi hành án dân sự sử dụng thuật ngữ “Việc thi hành án dân sự” là phù hợp. Vì vậy, Việc thi hành án dân sự là quyết định thi hành án chủ động hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự nhằm đưa một phần hay toàn bộ các khoản đã tuyên trong bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực hoặc chưa có hiệu lực nhưng được thi hành ngay hoặc các quyết 11
- định khác theo quy định của pháp luật thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan Thi hành án dân sự trên thực tế. Cách hiểu như trên phù hợp với nội dung, bản chất và thực tiễn công tác thi hành án dân sự, vì “Án dân sự” chỉ bản án, quyết định dân sự của Toà án, nhưng trong thi hành án dân sự, cơ quan Thi hành án dân sự không chỉ thi hành bản án, quyết định dân sự mà còn thi hành các quyết định về dân sự trong các bản án hình sự, hành chính, kinh doanh thương mại, phá sản; quyết định của Trọng tài thương mại, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, nên việc sử dụng thuật ngữ “Án dân sự” trong thi hành án dân sự không bao trùm hết loại việc cơ quan Thi hành án dân sự phải tổ chức thi hành. Theo đó, trong thi hành án dân sự cần sử dụng thuật ngữ “Việc thi hành án dân sự” mà không sử dụng thuật ngữ “Án dân sự” như đang dùng hiện nay. Do đó, “việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành” có thể hiểu là: Việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành là việc thi hành án dân sự mà chưa đáp ứng được đòi hỏi cần và đủ để có thể thi hành xong trên thực tế. + “Việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành” theo pháp luật thực định (Luật Thi hành án dân sự năm 2014) Theo quy định của Điều 44a (được bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điêu của Luật THADS) thì việc chưa có điều kiện thi hành án thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án; 12
- - Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác; - Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.[14, tr.52-53] Như vậy, “việc thi hành án chưa có điều kiện thi hành” là việc thi hành án dân sự mà quá trình tổ chức thi hành án, chấp hành viên xác định rằng người phải thi hành án thuộc một trong những điều kiện nêu trên thì chấp hành viên tiến hành các thủ tục trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra Quyết định xác định việc không có điều kiện thi hành. Khái niệm “người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành” Người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành nhưng vụ việc thuộc một trong những trường hợp chưa có điều kiện thi hành án. c. Khái niệm về công khai thông tin của người phải thi hành án Theo quy định tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013 thì: “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác” [12, tr.17] 13
- Như vậy, Hiến pháp đã quy định rõ mọi thông tin của cá nhân đều được nhà nước bảo vệ, đây là một trong những quyền cơ bản của con người. “Công khai” theo sách Đại từ điển Tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2007 thì công khai là "không giấu diếm, bí mật mà cho mọi người cùng biết" [6,tr. 346]. Cụm từ “Công khai” thường đi cùng và gắn liền cụm từ “Minh bạch”. Cũng theo sách Đại từ điển nêu trên thì minh bạch là "sáng rõ, rành mạch" [6,tr 1037]. Có thể hiểu “công khai thông tin” là việc không giấu diếm, bí mật mà cho mọi người cùng biết về sự truyền đạt, sự phản ánh tri thức dưới các hình thức khác nhau, cho biết về thế giới xung quanh và quá trình xảy ra trong nó. Theo quy định của Luật An toàn thông tin mạng năm 2015:“Thông tin cá nhân là thông tin gắn với việc xác định danh tính của một người cụ thể. Chủ thể thông tin cá nhân là người được xác định từ thông tin cá nhân đó.” [10, tr.11]. Theo quy định của Nghị định 72/2013/NĐ-CP:“Thông tin cá nhân là thông tin gắn liền với việc xác định danh tính, nhân thân của cá nhân bao gồm tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử và thông tin khác theo quy định của pháp luật.”[8,tr.2]. Có thể hiểu “Công khai thông tin” đối với thông tin định danh là việc cho mọi người cùng biết về: tên, tuổi, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số điện thoại, địa chỉ thư điện tử và thông tin khác theo quy định pháp luật của một đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên bí mật về thông tin cá nhân là quyền cơ bản của con người và được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 cho nên việc công khai thông tin của bất kỳ cá nhân nào cũng chỉ được thực hiện khi pháp luật cho phép và phải theo một trình tự thủ tục nhất định. Việc công khai thông tin của người phải thi hành án cũng chỉ được thực hiện khi cơ quan thi hành án dân sự đã ban hành Quyết định chưa có điều kiện 14
- thi hành án. Các thông tin của người phải thi hành án bị công khai bao gồm tên, địa chỉ của người phải thi hành án (thông tin định danh) và nghĩa vụ thi hành án còn phải thi hành của người phải thi hành án. Như vậy, có thể đưa ra khái niệm “công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành” như sau: Công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành là việc đăng tải các thông tin định danh, nghĩa vụ thi hành án còn phải thi hành của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành cho mọi người cùng biết theo quy định của pháp luật. d. Khái niệm “công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành” - Việc thi hành án đối với người phải thi hành án là doanh nghiệp được xác định chưa có điều kiện thi hành khi thuộc một trong những trường hợp sau đây: + Doanh nghiệp không còn tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án; + Doanh nghiệp phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác. Đối với Doanh nghiệp phải thi hành án chỉ bị công khai thông tin khi họ phải thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa án nhưng chưa có điều kiện thi hành án và cơ quan Thi hành án dân sự đã ban hành Quyết định chưa có điều kiện thi hành án. Khái niệm công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành 15
- Công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành là việc đăng tải các thông tin định danh, nghĩa vụ thi hành án còn phải thi hành của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành cho mọi người cùng biết theo quy định của pháp luật. 1.1.2 Đặc điểm của việc công khai thông tin của doanh nghiệp phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành a. Về tư cách chủ thể của đương sự Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.[13, tr.11]. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì có các loại hình Doanh nghiệp là Công ty TNHH, Doanh nghiệp nhà nước, Công ty Hợp danh, Doanh nghiệp tư nhân và nhóm Công ty. Mặt khác, các quy định pháp luật về hình sự chưa buộc Doanh nghiệp phải chịu trách nhiêm hình sự. Do đó, các Doanh nghiệp phải thực hiện các các nghĩa vụ theo bản án, quyết định của Tòa án chủ yếu là liên quan đến các tranh chấpvề dân sự, những tranh chấp về kinh doanh, thương mại, những tranh chấp về lao động. Cụ thể theo quy định tại các Điều 26, Điều 30 và Điều 32 của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 đó là những tranh chấp sau: “Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án [11, tr 19-20]. Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án [11, tr.23]. Điều 32. Những tranh chấp về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án [11, tr.24-25]. Theo quy định tại các Điều luật trên, chủ thể trong án dân sự, kinh doanh thương mại, lao động có thể là doanh nghiệp, nhưng cũng có thể không 16