Luận văn Cơ quan cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Cơ quan cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_co_quan_canh_sat_dieu_tra_trong_to_tung_hinh_su.pdf
Nội dung text: Luận văn Cơ quan cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN TÌNH CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Chuyên ngành : Luật Hình sự Mã số : 60.38.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Văn Đệ HÀ NỘI - 2007
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA Lời cam đoan MỤC LỤC Danh mục những từ viết tắt trong luận văn MỞ ĐẦU 1 Ch ư ơ ng1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ CƠ QUAN CẢNH SÁT 6 ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1 Khái niệm Cơ quan Cảnh sát điều tra 6 1.1.1 Vị trí Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự 6 Điề1.1.2u kiệ Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong 10 tố tụng hình sự hhhh1.2 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Cơ quan 14 Cảnh sát điều tra ở nước ta hhhhhhHà1.3nh v Tổ chức và hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra theo 17 pháp luật tố tụng hình sự hiện hành T1.3.1ổ ch ức Tổ chức của Cơ quan Cảnh sát điều tra theo pháp luật tố 17 tụng hiện hành 1.3.2 Hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra theo quy định 19 của pháp luật tố tụng hình sự 1.4 Một số quy định của pháp luật tố tụng nước ngoài về Cơ 31 quan điều tra Chương2 THỰC TIỄN VỀ CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA 39 TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2.1 Thực trạng tổ chức bộ máy và cán bộ điều tra của Cơ quan 39 Cảnh sát điều tra 2.2 Thực trạng hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra 43 2.2.1 Kết quả điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra trên toàn quốc 43 2.2.2 Thực trạng áp dụng một số hoạt động tố tụng của Cơ quan 49
- Cảnh sát điều tra trong giải quyết vụ án hình sự 2.3 Một số nhận xét về thực trạng tổ chức và hoạt động của 62 Cơ quan Cảnh sát điều tra 2.3.1 Về quy định của pháp luật tố tụng hình sự 62 2.3.2 Về tổ chức bộ máy Cơ quan Cảnh sát điều tra 66 2.3.3 Về đội ngũ điều tra viên 68 2.3.4 Về quan hệ phối hợp giữa Cơ quan Cảnh sát điều tra với 70 các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Chương3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU 74 QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 3.1 Sự cần thiết phải đổi mới hoạt động của Cơ quan Cảnh sát 74 điều tra ở nước ta trong giai đoạn hiện nay 3.2 Một số giải pháp cụ thể góp phần nâng cao 77 3.2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt 77 động của Cơ quan Cảnh sát điều tra 3.2.2 Nâng cao chất lượng điều tra viên 83 3.2.3 Nâng cao hiệu quả quan hệ phối kết hợp giữa Cơ quan 85 Cảnh sát điều tra với các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trong quá trình điều tra vụ án hình sự 3.2.4 Xử lý nghiêm minh đối với những người có liên quan 87 việc vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều tra KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Giải quyết vụ án hình sự là quá trình áp dụng pháp luật rất phức tạp, tiến hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, trong đó các cơ quan và người có thẩm quyền phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để làm rõ tội phạm, người phạm tội và những vấn đề khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. Quá trình này đòi hỏi phải phát hiện, điều tra xử lý tội phạm và người phạm tội được chính xác, nghiêm minh, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, hoạt động của Cơ quan điều tra có một vị trí hết sức quan trọng. Kết quả của hoạt động điều tra là cơ sở để truy tố và xét xử vụ án hình sự, có ý nghĩa quyết định đến sự thành, bại đối với cả tiến trình tố tụng hình sự. Từ khi Nhà nước ta ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 1989, Cơ quan điều tra ở nước ta đã được tổ chức thành hệ thống ổn định hơn và hoạt động có hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, việc triển khai tổ chức và hoạt động của các Cơ quan điều tra đã bộc lộ nhiều vướng mắc, như: cơ sở pháp lý cho việc thực hiện thẩm quyền điều tra chưa hoàn thiện, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của điều tra viên còn hạn chế , nên hiệu quả hoạt động chưa cao; có trường hợp bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội v.v làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động điều tra, xử lý tội phạm. Đối với Cơ quan Cảnh sát điều tra - Cơ quan điều tra có bộ máy lớn nhất, được tổ chức từ Bộ Công an đến Công an cấp huyện, có thẩm quyền điều tra gần 90% số tội danh quy định trong Bộ luật hình sự hiện hành thì những vấn đề vướng mắc, bất cập càng trở nên bức xúc. 1
- Đặc biệt là, trong điều kiện Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương cải cách tư pháp theo các Nghị quyết của Đảng và nâng cao hiệu quả thi hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra nói chung, Cơ quan Cảnh sát điều tra nói riêng để cơ quan này thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong hoạt động điều tra, khám phá tội phạm là một yêu cầu cấp thiết. Với nhận thức như vậy, việc chọn vấn đề: “Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự ” làm đề tài luận văn cao học là cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, việc nghiên cứu về Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự nói chung và Cơ quan Cảnh sát điều tra nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lý luận và cán bộ thực tiễn. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố, như: - Chuyên đề “Hội thảo dự thảo Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam”, dự án VIE/95/018, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, năm 1997. - Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra với các cơ quan tham gia tố tụng hình sự, sách chuyên khảo của GS,TS. Đỗ Ngọc Quang, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1997. - Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra và quan hệ phối hợp với các cơ quan khác trong lực lượng Cảnh sát nhân dân trong điều tra tội phạm, PGS,TS. Nguyễn Ngọc Anh, chuyên đề hội thảo khoa học về tố tụng hình sự Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, năm 1997. - Về cải cách Cơ quan điều tra, PGS,TS. Trần Đình Nhã, chuyên đề hội thảo khoa học về tố tụng hình sự Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội, năm 1997. - Phân cấp điều tra và sự phối hợp giữa các cấp điều tra của lực lượng Cảnh sát điều tra trong hoạt động điều tra hình sự, luận văn thạc sỹ luật học của Phạm Đức Toàn, Học viện CSND, Hà Nội, năm 1999. 2
- - Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an, Ban soạn thảo Pháp lệnh Tổ chức điều tra hình sự, Bộ Công an, Hà Nội, tháng 12/2002. - Cơ quan điều tra Công an nhân dân, sách chuyên khảo của GS, TS Đỗ Ngọc Quang, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2001. Tình hình nghiên cứu nêu trên cho thấy, tuy đã có một số công trình nghiên cứu về Cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự, nhưng những công trình đó mới dừng lại ở một số lĩnh vực về cơ quan này như: thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra, mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra với các cơ quan tiến hành tố tụng, mà chưa có công trình nào nghiên cứu toàn diện tổng thể về hệ thống Cơ quan điều tra. Mặt khác, do được tiến hành nghiên cứu đã lâu, nên chưa thể hiện được quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới cơ quan tiến hành tố tụng trong tiến trình cải cách tư pháp nói chung và Cơ quan điều tra nói riêng được thể hiện trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 cũng như những yêu cầu của tiến trình cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu chính của luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận, thực tiễn của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự; đánh giá đúng thực trạng tổ chức và hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự, đặc biệt là hoạt động khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định về Cơ quan Cảnh sát điều tra trong pháp luật tố tụng hình sự để nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Để đạt được mục đích nói trên, luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: + Luận giải về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật tố tụng hình sự khác. 3
- + Nghiên cứu những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. + Khái quát thực tiễn hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, trong đó đặc biệt đề cập đến hoạt động khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn. + Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự về Cơ quan Cảnh sát điều tra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Trong phạm vi một luận văn Cao học, chúng tôi giới hạn việc nghiên cứu tập trung vào các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự về tổ chức, hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự, đồng thời dựa trên cơ sở nghiên cứu tình hình hoạt động thực tiễn chủ yếu trong hoạt động khởi tố và áp dụng các biện pháp ngăn chặn của Cơ quan Cảnh sát điều tra trên phạm vi toàn quốc. 4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh phòng, chống tội phạm; về đổi mới, cải cách hệ thống cơ quan tư pháp nói chung, cơ quan điều tra nói riêng. Quá trình nghiên cứu, trong đề tài còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như : phân tích, tổng hợp; phân tích thuần tuý quy phạm pháp luật, khảo sát thực tiễn Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn, tác giả đã tiếp thu có chọn lọc kết quả của các công trình đã được công bố; các đánh giá, tổng kết của các cơ quan chuyên môn và các chuyên gia về những vấn đề có liên quan đến tổ chức và hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 4
- Ở bình diện lý luận, kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về Cơ quan điều tra nói chung, tổ chức và hoạt động điều tra vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự nói riêng. Về thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu có giá trị, có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập trong các cơ sở đào tạo của lực lượng Công an nhân dân, cũng như các cơ sở đào tạo khác. Những đề xuất, kiến nghị của luận văn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học, làm cơ sở cho việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về tổ chức, hoạt động của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự. 6. Bố cục của Luận văn Luận văn được bố cục gồm: Phần mở đầu, 3 chương, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. 5
- Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm Cơ quan Cảnh sát điều tra 1.1.1. Vị trí của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự Trong khoa học pháp lý hình sự Việt Nam, các công trình khoa học công bố trên các sách, báo pháp lý đều tương đối thống nhất quan điểm cho rằng, tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án), người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký phiên toà), người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bào chữa ), của cá nhân, cơ quan nhà nước khác và tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự theo qui định của Luật tố tụng hình sự. Theo từ điển Luật học của Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa năm 2006, tố tụng hình sự được hiểu là: “ cách thức, trình tự tiến hành các hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, người tiến hành tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng, của các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự”[24, tr 768] Điều 1 Bộ luật TTHS năm 2003 quy định “Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự .nhằm chủ động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”. Đây là một quá trình phức tạp, đòi hỏi phải tiến hành theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ, trong đó các cơ quan và người có thẩm quyền phải áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để làm rõ tội phạm, người phạm tội và những vấn đề cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự. 6
- Từ những quy định nêu trên, có thể hiểu tố tụng hình sự như sau:Tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và của các cơ quan nhà nước khác, các tổ chức xã hội và công dân tham gia vào việc giải quyết vụ án hình sự. Quá trình giải quyết một vụ án hình sự được bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận những thông tin ban đầu về tội phạm. Còn về thời điểm kết thúc thì tuỳ thuộc vào diễn biến của từng vụ án cụ thể (thông thường quá trình tố tụng kết thúc khi bản án hoặc quyết định của Toà án được thi hành xong). Quá trình đó trải qua nhiều bước khác nhau. Mỗi bước trong trình tự tố tụng thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, góp phần vào việc giải quyết vụ án hình sự và do những chủ thể nhất định tiến hành theo một trình tự, thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự qui định. Trong lý luận khoa học Luật tố tụng hình sự các bước đó được gọi là các giai đoạn tố tụng hình sự. Mỗi giai đoạn tố tụng thực hiện một nhiệm vụ theo một hướng nhất định của quá trình tố tụng và chứa đựng những đặc điểm riêng biệt. Nhưng các giai đoạn tố tụng hợp thành thể thống nhất và có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau. Từ nhận thức nêu trên chúng ta có thể hiểu các giai đoạn tố tụng như sau: Các giai đoạn tố tụng hình sự là những hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng với những nhiệm vụ tố tụng độc lập được tiến hành theo một trình tự, thủ tục luật định với các hành vi tố tụng hình sự khác nhau trong tiến trình giải quyết vụ án hình sự. Hiện nay, trong giới luật học còn có nhiều quan điểm khác nhau trong việc phân định các giai đoạn tố tụng. Theo từ điển Luật học của Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa năm 2006, các giai đoạn tố tụng hình sự gồm: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án ”[24, tr 768]. Mỗi giai đoạn phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan tiến hành tố tụng. Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng. Trong giai đoạn này, bất kỳ cơ quan tiến hành tố tụng nào, trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình mà phát hiện dấu hiệu tội phạm đều có thể ra quyết định khởi tố vụ án hình 7
- sự. Sau khi vụ án được khởi tố, hoạt động điều tra được tiến hành ngay. Trong giai đoạn này, Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiến hành các biện pháp điều tra thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ điều tra, Viện kiểm sát thực hiện chức năng công tố theo luật định, thay mặt Nhà nước buộc tội người phạm tội trước Toà án. Công việc xét xử để quyết định hình phạt được thực hiện bởi cơ quan Toà án. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, Toà án ra các quyết định liên quan đến việc đưa bản án đã có hiệu lực pháp luật vào thi hành. Do vậy, mỗi cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm trong một giai đoạn tố tụng đảm bảo không một tội phạm nào không bị phát hiện, không một người phạm tội nào có thể tránh khỏi hình phạt của pháp luật. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, Cơ quan điều tra nói chung và Cơ quan CSĐT nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, giữ vai trò thành bại của cả quá trình giải quyết vụ án hình sự. Để làm sáng tỏ vai trò của Cơ quan CSĐT chúng ta phải nghiên cứu, tìm hiểu vị trí của cơ quan này trong tố tụng hình sự. Việc đánh giá cơ quan nhà nước nói chung và Cơ quan CSĐT nói riêng cần xem xét trên nhiều khía cạnh. Thứ nhất, cơ quan nhà nước đó đứng ở vị trí nào trong hệ thống bộ máy Nhà nước. Thứ hai, cơ quan nhà nước đó thực hiện nhiệm vụ chức năng gì để đảm bảo cho bộ máy Nhà nước hoạt động bình thường. Theo quy định tại Điều 33 Bộ luật TTHS năm 2003, Cơ quan CSĐT là một trong những cơ quan tiến hành tố tụng. Theo quy định tại Điều 1 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 xác định rõ Cơ quan CSĐT cùng Cơ quan An ninh điều tra, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hợp thành hệ thống Cơ quan điều tra- một trong những cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Luật tố tụng hình sự Việt Nam. Xét trên khía cạnh bộ máy Nhà nước, thì Cơ quan CSĐT nằm trong hệ thống cơ quan hành pháp. Đồng thời, Cơ quan CSĐT còn thuộc lực lượng vũ 8
- trang, là lực lượng có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc độc lập, an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động gây mất ổn định chính trị, xã hội, xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, gây tổn hại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, ngăn chặn có hiệu quả và nghiêm trị mọi loại tội phạm, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội. Tuy Cơ quan CSĐT thuộc Bộ Công an, nhưng là cơ quan không thể thiếu được trong bộ máy Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ rất quan trọng là đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm, đảm bảo giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của đất nước, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Xét trên khía cạnh hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp thì cùng với các Cơ quan điều tra khác, Cơ quan CSĐT chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Mặc dù Cơ quan CSĐT không có quyền quyết định một người có phải là người phạm tội hay không, nhưng để chứng minh tội phạm và người phạm tội làm cơ sở cho việc ra quyết định đề nghị truy tố hoặc quyết định truy tố bị can trước Toà án, cũng như quyết định đưa vụ án ra xét xử, cần thiết phải tiến hành hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra nói chung và Cơ quan CSĐT nói riêng. Theo PGS,TS. Trần Đình Nhã thì: “ Điều tra là khâu đột phá, là giai đoạn đầu giữ vai trò thành bại đối với cả tiến trình tố tụng hình sự. Những kết quả khả quan cũng như những sai lầm tư pháp nghiêm trọng nhất như bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội thường bắt nguồn từ giai đoạn điều tra. Vị trí quan trọng của giai đoạn điều tra đối với công tác xét xử không chỉ giới hạn ở số lượng chất lượng chứng cứ mà Cơ quan điều tra có thể cung cấp cho Toà án, mà thậm chí nhiều trường hợp, sự nhận định, đánh giá tội phạm của cơ quan điều tra và của Viện kiểm sát còn quy định giới hạn việc xét xử” [26, tr2]. Như vậy, có thể khẳng định: hoạt động điều tra của Cơ quan CSĐT nói riêng và Cơ quan điều tra nói chung là hoạt động không thể thiếu được trong tố tụng hình sự. Toà án muốn xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì 9
- trước đó, Cơ quan điều tra phải thu thập được những chứng cứ cơ bản, bao gồm những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội, những chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng cũng như những chứng cứ xác định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can. Hay nói cách khác, để giải quyết được vụ án hình sự thì phải có đủ chứng cứ xác định những tình tiết của vụ án hình sự, mà những chứng cứ này phải được thu thập bởi các Cơ quan điều tra. Từ những điều đã trình bày trên, có thể thấy vị trí quan trọng của Cơ quan CSĐT trong bộ máy Nhà nước nói chung và hoạt động tố tụng hình sự nói riêng. 1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong tố tụng hình sự Cơ quan tư pháp là những cơ quan thực hiện nhiệm vụ xét xử (Toà án) và những cơ quan nhà nước thực hiện chức năng công tố, buộc tội, đảm bảo cho việc xét xử. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng, Cơ quan điều tra không phải hoàn toàn là cơ quan tư pháp mà chỉ là cơ quan hành chính tư pháp để giúp cơ quan công tố thực hiện quyền công tố (buộc tội) trước Toà án. Lý do đưa ra quan điểm này ở chỗ: Cơ quan điều tra được đặt ở cơ quan chấp hành trực thuộc Chính phủ, hoạt động theo Luật tổ chức Chính phủ. Mặt khác, trong số những người làm việc trong Cơ quan điều tra, thì trách nhiệm chính thuộc về những người đại diện cơ quan này là Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra. Nhiệm vụ của Cơ quan điều tra nói chung nằm trong nhiệm vụ của Luật tố tụng hình sự được quy định tại Điều 1 Bộ luật TTHS là: “ phát hiện chính xác, nhanh chóng, xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội”. Nhiệm vụ cụ thể của Cơ quan điều tra nói chung và Cơ quan CSĐT nói riêng, được quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 như sau: “ Tiến hành điều tra tất cả các tội phạm, áp dụng mọi biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để 10
- xác định tội phạm và người đã thực hiện hành vi phạm tội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố; tìm ra nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa”. Đối với Cơ quan CSĐT, thẩm quyền điều tra được xác định tại Điều 11 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004: “1. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân. 2. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Khoản 1điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra. 3. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.” Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, Cơ quan CSĐT có các quyền hạn sau: Thứ nhất, Cơ quan CSĐT có quyền khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can: Khi có tin báo, tin tố giác về tội phạm, Cơ quan CSĐT tiến hành kiểm tra xác minh xem tin báo, tố giác về tội phạm đó có hay không có dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự. Khi đã có đủ tài liệu chứng cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan CSĐT ra quyết định khởi tố bị can. Thứ hai, Cơ quan CSĐT có quyền tiến hành điều tra vụ án hình sự theo quy định của pháp luật cụ thể: 11
- Cơ quan CSĐT có thẩm quyền điều tra tất cả các vụ án về các tội phạm được quy định từ chương XII đến chương XXII của BLHS, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân, Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân. Khi xác định được những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan CSĐT tiến hành áp dụng các biện pháp điều tra theo quy định của pháp luật để phát hiện và thu thập tài liệu chứng cứ nhằm làm rõ tội phạm và người phạm tội như: hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng, người bị hại; khám nghiệm tử thi, khám nghiệm hiện trường; đối chất; nhận dạng; thực nghiệm điều tra; trưng cầu giám định Thứ ba, Cơ quan CSĐT có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình, khi cần thiết Cơ quan CSĐT có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng như: các biện pháp ngăn chặn (bắt, tạm giữ, tạm giam ); các biện chế để đảm bảo thu thập chứng cứ (xem xét dấu vết trên thân thể, khám xét ); các biện pháp cưỡng chế để đảm bảo hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành bình thường (áp giải, dẫn giải ); các biện pháp để đảm bảo thi hành án (kê biên tài sản, ) và một số biện pháp khác. Thứ tư, Cơ quan CSĐT có quyền ra quyết định tạm định chỉ điều tra, làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc đình chỉ điều tra. Đối với trường hợp tạm đình chỉ điều tra: Tạm đình chỉ điều tra là việc Cơ quan điều tra tạm ngừng việc tiến hành điều tra đối với cả vụ án hoặc đối với một bị can khi có những căn cứ nhất định theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 160 BLTTHS, trong quá trình điều tra vụ án hình sự, Cơ quan CSĐT ra quyết định tạm đình chỉ điều tra nếu có một trong những căn cứ sau đây: 12
- - Khi bị can bị mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y; - Khi chưa xác định được bi can hoặc không rõ bị can ở đâu; - Chưa có kết luận giám định khi hết thời hạn điều tra. Trong trường hợp, vụ án có nhiều bị can mà lý do tạm đình chỉ tra không liên quan đến tất cả các bị can thì có thể tạm đình chỉ điều tra đối với từng bị can. Đối với trường hợp làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố: Trong quá trình điều tra vụ án hình sự, khi có đủ chứng cứ để chwngs minh tội phạm và bị can thì Cơ quan CSĐT phải làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố. Trong trường hợp này, bản kết luận điều tra phải trình bày diễn biến hành vi phạm tội, nêu rõ các chứng cứ chứng minh tội phạm, những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án cùng lý do và căn cứ đề nghị truy tố kèm theo bản kết luận điều tra hồ sơ gửi sang Viện kiểm sát cùng cấp còn có: - Bản kê về thời hạn điều tra; - Bản kê về thời hạn áp dụng biện pháp ngăn chặn đã áp dụng, trong đó có ghi rõ thời gian tạm giữ, tạm giam; - Bản kê vật chứng, biện pháp đảm bảo việc phạt tiền, bồi thường thiệt hại và tịch thu tài sản (nếu có); - Việc kiện dân sự. Trong thời hạn hai ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra Cơ quan CSĐT phải gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố cùng hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp, cho bị can và người bào chữa (nếu có). Đối với trường hợp đình chỉ điều tra: Đình chỉ điều tra là ngừng hẳn việc tiến hành điều tra đối với vụ án hình sự hoặc đối với bị can khi có những căn cứ theo quy định của pháp luật. 13
- Điều 164 Bộ luật TTHS quy định, trong quá trình điều tra vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây, Cơ quan CSĐT ra quyết định đình chỉ điều tra, cụ thể: - Có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 (khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại), và Điều 107 (những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự) của Bộ luật TTHS hoặc tại Điều 19 (tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội), Điều 25 (miễn trách nhiệm hình sự) và khoản 2 Điều 69 (nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội) của BLHS; - Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm. Trong trường hợp đình chỉ điều tra, bản kết luận điều tra nêu rõ qúa trình điều tra, lý do căn cứ đình chỉ. Nếu vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ điều tra không liên quan đến tất cả bị can thì có thể đình chỉ đối với từng bị can. Như vậy, trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình tùy từng trường hợp Cơ quan CSĐT có thể ra quyết định đình chỉ điều tra hoặc tạm đình chỉ điều tra. Khi có lý do để huỷ bỏ quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ điều tra Cơ quan CSĐT ra quyết định phục hồi điều tra. Từ những phân tích đã trình bày như trên về vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan CSĐT có thể đi đến khái niệm về Cơ quan CSĐT như sau: Cơ quan CSĐT là Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân được giao tiến hành các hoạt động điều tra nhằm làm rõ tội phạm và người phạm tội trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội, lập hồ sơ, đề nghị truy tố người phạm tội trước pháp luật, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phạm tội và yêu cầu các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp ngăn ngừa. 1.2. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của Cơ quan Cảnh sát điều tra ở nƣớc ta 14
- Cơ quan CSĐT là bộ phận cấu thành nên hệ thống Cơ quan điều tra trong CAND. Vì vậy, nghiên cứu qúa trình hình thành và phát triển của Cơ quan CSĐT phải được đặt trong việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của hệ thống Cơ quan điều tra trong CAND. Lịch sử hình thành và phát triển của Cơ quan điều tra trong Công an nhân dân nói chung và Cơ quan CSĐT nói riêng gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Từ khi thành lập tổ chức điều tra theo tố tụng hình sự đầu tiên - Tư pháp Công an (theo Sắc lệnh số 131/Sl ngày 20/7/1946)- đến nay, Cơ quan điều tra theo tố tụng hình sự đã có nhiều thay đổi, hoàn chỉnh dần để phù hợp với tình hình của từng thời kì cách mạng. Ở giai đoạn (1946 - 1953), chỉ có trưởng ty, trưởng phòng, trưởng ban chính trị, tư pháp, hoặc trưởng ban khác được Bộ Nội vụ chỉ định mới được công nhận là uỷ viên tư pháp Công an, có quyền điều tra các vụ phạm pháp, “thu thập tang chứng, bắt người phạm pháp” giao cho Toà xét xử. Việc chỉ đạo, kiểm soát “tổ chức và hoạt động tư pháp Công an” thuộc thẩm quyền của các Chưởng lý, Biện lý (sau này là Công tố, Kiểm sát) ở ngành Toà án. Thời kì này tổ chức tư pháp Công an không có tính độc lập mà bị phụ thuộc, chi phối của ngành Toà án. Ngày 16/2/1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí Sắc lệnh số 141/SL đổi Nha Công an Việt Nam thành Thứ Bộ Công an. Sắc lệnh này quy định tổ chức bộ máy của Thứ Bộ Công an gồm có: Văn phòng, Vụ bảo vệ chính trị, Vụ Trị an hành chính, Vụ Chấp pháp, Cục Cảnh vệ, Phòng Nhân sự, Trường Công an. Vụ Chấp pháp có nhiệm vụ điều tra, lập hồ sơ đề nghị truy tố các vụ phạm tội phản cách mạng và hình sự khác; quản trị các trại giam. Ở Ty Công an tỉnh có ban chấp pháp, ở Công an liên khu có phòng chấp pháp. Việc thành lập cơ quan chấp pháp là một sự kiện quan trọng về tổ chức của ngành Công an kể từ sau Cách mạng Tháng tám và từ khi thành lập Việt Nam Công an vụ (21/2/1946). Lần đầu tiên trong ngành Công an có cơ quan 15