Luận văn Cơ chế một cửa ở cấp xã từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Cơ chế một cửa ở cấp xã từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_co_che_mot_cua_o_cap_xa_tu_thuc_tien_tinh_quang_nga.pdf
Nội dung text: Luận văn Cơ chế một cửa ở cấp xã từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG HÀ CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI- Năm 2017
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN HỒNG HÀ CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính Mã số: 60.38.01.02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN MINH ĐỨC HÀ NỘI- Năm 2017
- LỜI CẢM ƠN Để hồn thành tốt luận văn này. Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: TS. Trần Minh Đức, cùng các thầy cơ giáo trong Học viện khoa học xã hội, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ngãi, các lãnh đạo, cán bộ cơng chức xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân, nhân dân đã giúp đỡ trong quá trình tìm hiểu và xin số liệu, và cùng tồn thể bạn bè trong lớp Luật khĩa VI, đợt 1, năm 2015 đã hết lịng hướng dẫn, gĩp ý, giúp đỡ bản thân trong quá trình thực hiện và hồn thành luận văn này. Tơi xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các kết quả nêu trong luận văn chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình khoa học nào khác, số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác và trung thực. Vậy tơi viết lời cam đoan này kính đề nghị Học viện Khoa học xã hội xem xét cho phép tơi được bảo vệ luận văn. Tơi xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Hồng Hà
- LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Hồng Hà
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở CẤP XÃ 6 1.1. Khái niệm, đặc điểm của cơ chế một cửa tại ủy ban nhân dân cấp xã 6 1.2. Mục đích, yêu cầu của cơ chế một cửa cấp xã 15 1.3. Các yếu tố cấu thành cơ chế một cửa cấp xã 17 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân cấp xã 24 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở CẤP XÃ TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI 29 2.1. Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Ngãi cĩ liên quan đến cơ chế một cửa cấp xã 29 2.2. Tình hình thực hiện cơ chế một cửa ở cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi 36 2.3. Đánh giá chung về cơ chế một cửa tại UBND cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi 47 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở CẤP XÃ TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NGÃI 57 3.1. Nhu cầu hồn thiện cơ chế một cửa cấp xã từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi 57 3.2. Phương hướng hồn thiện cơ chế một cửa ở cấp xã từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi 60 3.3. Một số giải pháp hồn thiện cơ chế một cửa ở cấp xã từ thực tiễn của tỉnh Quảng Ngãi 62 3.4. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Quảng Ngãi trong việc thực hiện cơ chế một cửa tại UBND cấp xã 72 KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CCTTHHC : Cải Cách Thủ Tục Hành Chính CB, CC : Cán Bộ, Cơng Chức CNTT : Cơng Nghệ Thơng Tin HĐND : Hội đồng nhân dân NQ-CP : Nghị Quyết – Chính Phủ QĐ-TTg : Quyết Định – Thủ Tướng TN&TKQ : Tiếp Nhân & Trả Kết Quả TTHC : Thủ Tục Hành Chính UBND : Ủy Ban Nhân Dân
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Sơ đồ khái quát quy trình thực hiện TTHC tại cơ chế một cửa tại UBND cấp xã 22 Bảng 1.2: Sơ đồ khái quát mơ hình tổ chức thực hiện cơ chế một cửa tại UBND cấp xã 23 Bảng 1.3: Số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã và những người hoạt động khơng chuyên trách cấp xã 31 Bảng 1.4: Sơ đồ những cơng chức nằm trong Bộ phận TN&TKQ 39 Bảng 1.5: Quy trình tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả theo cơ chế một cửa 40 40 Bảng 2.1: Đánh giá của cơng chức về cơng tác chỉ đạo, điều hành thực hiện cơ chế 47 Bảng 2.2: Đánh giá của cơng chức về việc bố trí vị trí phù hợp với năng lực, 48 sở trường cơng tác 48 Bảng 2.3: Đánh giá của cá nhân, tổ chức về thời hạn giải quyết TTHC 49 Bảng 2.4: Đánh giá của cán bộ cơng chức về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn 52 Bảng 2.5: Đánh giá của người dân về cơng tác cơng khai TTHC 53
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cải cách thủ tục hành chính và đổi mới cách thức, cơ chế thực hiện thủ tục hành chính cĩ ý nghĩa vơ cùng quan trọng trong quá trình đổi mới đất nước và tiến hành cải cách hành chính. Vì nếu thủ tục hành chính và cơ chế thực hiện thủ tục hành chính khơng được cải cách sẽ là rào cản lớn của quá trình đổi mới đất nước và chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế. Xác định rõ vai trị của thủ tục hành chính và cơ chế thực hiện thủ tục hành chính, đồng thời nhằm thể chế hĩa các nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã ban hành một số văn bản chỉ đạo về cải cách hành chính và cải cách thủ tục hành chính, cơ chế thực hiện thủ tục hành chính như: Nghị quyết số 38/CP ngày 04/05/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết cơng việc của cơng dân và tổ chức; Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/09/2001 đề cập đến chương trình tổng thể cải cách nền hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010; Quyết định 181/2003/ QĐ-TTg ngày 04/09/2003 của thủ tướng chính phủ; quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của thủ tướng chính phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thơng tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Các văn bản trên của chính phủ và Thủ tướng Chính Phủ đã đề cập cụ thể đến việc cơ quan hành chính nhà nước các cấp phải thiết lập và thực hiện cơ chế một cửa và cơ chế một cửa liên thơng từ trung ương đến địa phương. Thực hiện các quy định của Chính Phủ về cải cách thủ tục hành chính, nhiều địa phương đã áp dụng thí điểm cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thơng. Tại tỉnh Quảng Ngãi, qua 5 năm (2011-2015) thực hiện cơ chế một cửa tại UBND cấp xã đã thu được những kết quả tích cực nhất định như: Đổi mới cách thức, quy trình giải quyết thủ tục hành chính, tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa các cơ quan hành chính cơ sở với cơng dân, tổ chức, giảm phiền hà và chi phí, được nhân dân đồng tình ủng hộ; đã điều chỉnh và đổi mới một bước tổ 1
- chức bộ máy, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ cơng tác trong các cơ quan hành chính các cấp; nâng cao được kỹ năng nghiệp vụ hành chính, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước cấp cơ sở. Trình độ chuyên mơn, năng lực, phẩm chất, đạo đức của cán bộ, cơng chức chuyên mơn và của người lãnh đạo chính quyền đối với nhân dân đã được nâng lên. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cơ chế một cửa của tỉnh vẫn cịn nhiều hạn chế, vướng mắc như: - Nhận thức cải cách thủ tục hành chính về cơ chế một cửa của cán bộ cơng chức cấp xã chưa sâu sắc; - Trình độ chuyên mơn và kỹ năng hành chính, việc bố trí sắp xếp cán bộ cơng chức bộ phận một cửa, chưa hợp lý, chưa đáp ứng được yêu cầu của cơng việc; - Vẫn cịn tồn tại một số thủ tục hành chính chuyên mơn của các lĩnh vực khơng hợp lý và khơng thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước các cấp; - Cơ sở vật chất chưa đồng bộ; cơng tác chỉ đạo, ban hành văn bản chi tiết thực hiện của các cơ quan nhà nước các cấp vẫn cịn thiếu kiên quyết; việc kiểm tra giám sát của các cơ quan, tổ chức đối với việc thực hiện cơ chế một cửa chưa thường xuyên; - Việc áp dụng cơ chế một cửa liên thơng tai cấp xã chưa được triển khai thực hiện kịp thời; tình trạng cắt khúc trong việc giải quyết thủ tục hành chính diễn ra phổ biến, số lượng hồ sơ cịn tồn đọng khá lớn, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước thiếu thơng suốt Do đĩ, việc tiếp tục nghiên cứu cơ chế một cửa tại cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi để đưa ra giải pháp tiếp tục thực hiện cơ chế này tốt hơn là một việc làm ý nghĩa, gĩp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế một cửa tại UBND cấp xã. Với lý do trên, tơi đã chọn đề tài: “Cơ chế một cửa ở cấp xã từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ. 2
- 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Vấn đề cơ chế một cửa đã và đang thực hiện trong các cơ quan hành chính nhà nước các cấp trong thời gian qua. Chính vì vậy, chủ đề này cũng được nhiều tác giả nghiên cứu trong các đề tài khoa học, các bài viết, luận văn như: “Cải cách hành chính phục vụ dân”, với mã số 94-98-069, do PGS.TS Nguyễn Văn Thâm làm chủ nhiệm của học viện hành chính Quốc gia; Cải cách hành chính nhà nước, sách chuyên khảo, do Tiến sỹ Thang Văn Phúc chủ biên, nhà xuất bản chính trị Quốc Gia năm 2001; cải cách dịch vụ cơng ở Việt Nam, sách chuyên khảo, do Phĩ giáo sư, Tiến sỹ Lê Chi Mai chủ biên, nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia năm 2003. Luận văn thạc sĩ của Trương Quang Vinh, Học viện hành chính Quốc Gia, năm 2000: “Cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một dấu tại cấp quận, huyện thành phố Hồ Chí Minh. Và những đề tài nghiên cứu khác cĩ liên quan tới vấn đề “cơ chế một cửa và cơ chế một cửa liên thơng tại Ủy ban nhân dân cấp xã”. Nhìn chung các cơng trình, các đề tài nghiên cứu khoa học trên chỉ đề cập cải cách hành chính, cải cách thủ tục hành chính nĩi chung hoặc cải cách thủ tục hành chính theo mơ hình một cửa, một cửa liên thơng ở một số lĩnh vực chuyên ngành cụ thể như tranh chấp đất đai, đầu tư, bồi thường hỗ trợ, đăng ký kinh doanh hoặc đề cập đến những cải cách thủ tục hành chính theo mơ hình một cửa, cơ chế một dấu của cấp huyện, các sở của tỉnh. Mỗi đề tài trên đều đưa ra hướng nghiên cứu khác nhau, nhưng chưa cĩ đề tài nghiên cứu chuyên sâu và tồn diện lý luận và thực tiễn về cơ chế một cửa tại UBND cấp xã từ thực tiễn của tỉnh Quảng Ngãi. Do đĩ, đề tài này khơng trùng lặp với các cơng trình đã kể trên, cĩ tính cấp thiết, cĩ ý nghĩa về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận về cơ chế một cửa nĩi chung và cơ chế một cửa tại cấp xã nĩi riêng và đánh giá thực trạng của cơ chế một cửa ở cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi; luận văn cịn đề xuất các giải pháp đảm bảo tiếp tục 3
- thực hiện cơ chế một cửa, triển khai cơ chế một cửa liên thơng tại UBND cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ của đề tài Để hồn thành mục đích nghiên cứu, đề tài cĩ nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể các nội dung sau: - Hệ thống hĩa và phân tích rõ hơn cơ sở lý luận về cơ chế một cửa tại cấp xã. - Đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế một cửa tại cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi. - Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo tiếp tục thực hiện cơ chế một cửa tại cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn cĩ đối tượng nghiên cứu là một số vấn đề lý luận về cơ chế một cửa tại UBND cấp xã; thực trạng của cơ chế một cửa ở UBND cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Vì vấn đề cơ chế một cửa ở cấp xã rất rộng, nên luận văn tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng về cơ chế và thực hiện cơ chế một cửa tại UBND phường, xã, thị trấn (gọi chung là UBND cấp xã) của tỉnh Quảng Ngãi trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng về nhà nước và Pháp luật, trong đĩ cĩ vấn đề về cơ chế một cửa. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tiểu luận cịn tiếp cận đến phương pháp thơng kê và phân tích, phỏng vấn, tổng hợp các tài liệu thu thập, phương pháp quy nạp, diễn dịch, phương 4
- pháp so sánh, minh họa bằng sơ đồ. Đề tài mang tính thực tiễn nên cĩ sử dụng phương pháp điều tra, thu thập lấy ý kiến của cơng chức làm việc tại bộ phận một cửa và tổ chức, cá nhân về thực trạng thực hiện cơ chế một cửa tại UBND cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi để đánh giá thực trạng thực hiện cơ chế một cửa của UBND cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi. 6. Ý nghĩa của đề tài 6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận Luận văn là cơng trình nghiên cứu về cơ chế một cửa tại UBND cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu của Luận văn gĩp phần làm rõ và phong phú thêm những vấn đề lý luận về cơ chế một cửa cấp xã. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn + Kết quả nghiên cứu Luận văn gĩp phần cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho những người trực tiếp thực hiên cơ chế một cửa tại cấp xã, bảo đảm thực hiện tốt hơn cơ chế một cửa tại cơ quan hành chính cấp xã. + Kế quả nghiên cứu cĩ thể làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định, lập kế hoạch tiếp tục hồn thiện việc thực hiên cơ chế một cửa, triển khai và thực hiện cơ chế một cửa liên thơng tại cấp xã nĩi chung. Đồng thời luận văn cĩ thể sử dụng là tài liệu tham khảo trong bài giảng một số mơn học và chuyên đề liên quan trong các khĩa đào tạo và bồi dưỡng chương trình chuyên viên, chuyên viên chính, các chức danh cơng chức cấp xã. 7. Kết cấu của luận văn Ngồi phần mục lục, danh mục bảng biểu, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn bao gồm 3 chương. Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về cơ chế một tại UBND cấp xã. Chương 2: Thực trạng cơ chế một cửa tại UBND cấp xã tại tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hồn thiện cơ chế một cửa ở UBND cấp xã từ thực tiễn tại tỉnh Quảng Ngãi. 5
- CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA Ở CẤP XÃ 1.1. Khái niệm, đặc điểm của cơ chế một cửa tại ủy ban nhân dân cấp xã 1.1.1. Khái niệm về cơ chế một cửa ở cấp xã Nhiều Quốc gia trong quá trình cải cách hành chính theo nguyên tắc gọn nhẹ nhưng hiệu quả hơn, cơng khai hơn, thường nĩi đến mơ hình cơ chế một cửa. Ở Việt Nam, từ năm 1994, thuật ngữ cơ chế một cửa đã được đề cập tại Nghị quyết số 38/1994/ NQ-CP ngày 4/5/1994 về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết cơng việc của cơng dân, tổ chức đã đề cập đến việc giải quyết cơng việc thủ tục hành chính thơng qua một cửa, dựa vào nguyên tắc nơi nào là đầu mối cĩ trách nhiệm chính trong việc giải quyết cơng việc thì cá nhân, tổ chức trực tiếp đến đĩ để yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính. Quyết định số 181/2003/ QĐ-TTg ngày 04-09-2003 đã sử dụng thuật ngữ cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính tại các cơ quan hành chính nhà nước tại chính quyền địa phương tại cấp tỉnh tới cấp xã. Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 đã mở rộng hơn diện bao quát của khái niệm cơ chế một cửa từ cơ quan chính quyền địa phương đến các cơ quan quản lý ngành dọc như cục thuế, kho bạc, cơng an, tại cấp xã, cơ chế một cửa được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Cĩ thể khẳng định, khái niệm cơ chế một cửa nĩi chung, cơ chế một cửa tại UBND cấp xã nĩi riêng được hình thành trong quá trình thực hiện mục tiêu cải cách thủ tục hành chính, nhằm thay thế cho cơ chế “nhiều cửa” trong quan hệ giải quyết thủ tục hành chính giữa các cơ quan hành chính với cơng dân, các tổ chức xã hội hoặc giữa các cơ quan cơng quyền với nhau. Cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân cấp xã là một trong những khái niệm khoa học của lý luận về cơ chế một cửa nĩi riêng và cơ chế thực hiện cải cách thủ tục hành chính nĩi chung. 6
- Do tính chất mới mẻ của đề tài nên mới chỉ xuất hiện quan niệm về cơ chế một cửa nĩi chung chứ chưa cĩ quan điểm bàn về cơ chế một cửa tại Ủy ban nhân dân cấp xã nĩi riêng. Trước khi hiểu rõ về khái niệm về cơ chế một cửa, phải hiểu rõ cụm từ “cơ chế”, “một cửa”: Cơ chế là gì? theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngơn ngữ học biên soạn và xuất bản năm 2000 thì “cơ chế là cách thức mà theo đĩ một quá trình được thực hiện.” Hay "Cơ chế" là cách vận hành, cách hoạt động bao gồm nhiều bước để cĩ được cơng việc cụ thể. Ví dụ như "Cơ chế xin cho": Người ta thường nĩi đến như là một cơ chế tiêu cực. Doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phải tiếp xúc với nhiều quan chức và tiêu tốn rất nhiều vì bị làm khĩ khăn, các tổ chức, cá nhân phải đi "xin'. Bởi vì cơ chế khơng phải là cơ chế hiện đại hoặc cơng bằng hoặc một cửa (chính thống và đúng là một cửa), nên việc phải tiếp xúc với cán bộ là khơng thể tránh khỏi và do nhũng nhiễu mà phát sinh nhiều vấn đề. Nghị quyết 38/NQ-CP, ngày 4-5-1994, về cải cách một bước thủ tục hành chính trong giải quyết cơng việc của tổ chức cơng dân, và Thủ tướng Chính phủ cĩ Quyết định 181/2003/QĐ-TTg, ngày 4-9-2003, ban hành Quy chế thực hiện cơ chế "một cửa" tại các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương mà chúng ta thường gọi là thực hiện theo cơ chế "một cửa". Theo đĩ, "Một cửa" là cơ chế giải quyết cơng việc của tổ chức, cơng dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thơng qua một đầu mối là "bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" tại cơ quan hành chính nhà nước. Do đĩ, khái niệm cơ chế một cửa được thể hiện ở những quan điểm sau: Quan điểm thứ nhất: Theo Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04/09/3003 thì cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết của tổ chức, cơng dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả 7
- lại kết quả thơng quả thơng qua một đầu mối là “ bộ phận tiếp nhận và trả lại kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước. Quan điểm thứ 2: Theo Quyết định số 93/2007/Q§-TTg ngày 22/6/2007 th× Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết cơng việc của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngồi (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước. Quan điểm thứ ba: Theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thơng tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (thay thế Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22 tháng 6 năm 2007) thì Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết cơng việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc cơng khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước. Qua ba quan điểm trên cho thấy, cơ chế một cửa là cơ chế thực hiện các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính trong mối quan hệ với cơng dân, tổ chức nhưng quá trình thực hiện tất cả các bước quy trình giải quyết thủ tục hành chính đều được thực hiện tại một đầu mối duy nhất – Bộ phận TN&TKQ của cơ quan hành chính Nhà nước đĩ. Quan điểm cơ chế một cửa tại Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 03 năm 2015 đã xác định cụ thể hơn chủ thể thực hiện cơ chế. Nếu tại Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg co chế một cửa chỉ xác định chung chung là cơ chế giải quyết cơng việc của tổ chức, cơng nhân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nĩi chung và tại Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg đã quy định cụ thể cơ chế một cửa là cơ chế giải quyết cơng việc của cả tổ chức, cá nhân nước ngồi và đĩ là cơ chế giải quyết thuộc 8
- thẩm quyền trách nhiệm của một cơ quan hành chính nhà nước, nhưng chưa nhấn mạnh việc cơng khai, minh bạch đối với các tổ chức, cá nhân trong thủ tục hành chính thì Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25 tháng 03 năm 2015 đã quy định đầy đủ nhất. Chúng tơi thống nhất với quan điểm về cơ chế một cửa của Quyết định 181, Quyết định 93, Quyết định số 09 cđa Thđ t•íng Chính phủ. Theo đĩ, Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết cơng việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan hành chính nhà nước trong việc cơng khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan hành chính nhà nước. Việc phối hợp giữa bộ phận đầu mối đĩ với các bộ phận chuyên mơn của cơ quan đĩ là trách nhiệm của chính bộ phận đầu mối đĩ. Vấn đề cấp bách đặt ra phải xây dựng được mơ hình cơ chế một cửa là xuất phát từ thủ tục tiếp nhận và giải quyết cơng việc của cơng dân, tổ chức. Trước hết là thủ tục hành chính chồng chéo, do nhiều ngành, nhiều cấp quy định, vừa thiếu tính đồng bộ, vừa rườm rà phức tạp, thường xuất phát từ yêu cầu thuận lợi của cơ quan cĩ trách nhiệm giải quyết cơng việc mà chưa quan tâm đầy đủ đến nguyện vọng chính đáng và sự thuận tiện của nhân dân. Nhiều cơ quan nhà nước chưa chấp hành đúng các quy định về việc tiếp nhận và giải quyết cơng việc của dân hoặc đùn đẩy trách nhiệm giải quyết cơng việc giữa các cơ quan, cuối cùng cơng việc khơng ai giải quyết, thậm chí cán bộ cơng chức cĩ biểu hiện tùy tiện, cửa quyền, sách nhiễu khơng niêm yết cơng khai cho nhân dân biết các quy định về thủ tục hành chính của Nhà nước; khơng bố trí cán bộ đủ trình độ và phẩm chất làm cơng việc tiếp nhận và giải quyết cơng việc; khơng những làm mất nhiều thời gian, cơng sức, tiền bạc của cơ quan, đơn vị, của nhân dân, mà cịn là một trong những nguyên nhân làm tệ tham nhũng phát triển, gây bất bình và làm giảm lịng tin của nhân dân đối với Nhà nước. Và cơ chế một cửa hướng tới mục tiêu là nhằm tạo chuyển biến cơ bản 9
- trong quan hệ và thủ tục giải quyết cơng việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và cơng dân, đến giản hĩa các thủ tục hành chính, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, cơng sức; đồng thời, điều chỉnh một bước về tổ chức bộ máy và đổi mới, cải tiến chế độ làm việc và quan hệ cơng tác trong cơ quan hành chính nhà nước; giảm phiền hà, chống quan liêu, tham nhũng, cửa quyền, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước Nhằm thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước các cấp ở địa phương, giảm phiền hà, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đem lại lợi ích cho người dân và doanh nghiệp. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 thì Chính quyền địa phương ở xã là cấp chính quyền địa phương gồm cĩ Hội đồng nhân dân cấp xã và Ủy ban nhân dân cấp xã. Đây là cấp chính quyền cuối cùng trong hệ thống chính quyền 4 cấp. là cấp hành chính trực tiếp quan hệ với nhân dân trong hệ thống tổ chức của bộ máy hành chính nhà nước. Là cấp trực tiếp thực hiện quản lý nhà nước ở địa phương cĩ chức năng quản lý, điều hành các lĩnh vực đời sống xã hội theo hiến pháp và pháp luật, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nâng cao mọi mặt đời sống tinh thần của nhân dân. Cấp xã là cấp tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn xã; Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật cĩ liên quan; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp trên ủy quyền; Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã; Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phịng, an ninh trên địa bàn xã. 10
- Là trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, ở ngay trong nhân dân. Những vấn đề thuộc phạm vi, thẩm quyển, chức năng của chính quyền cơ sở giải quyết trực tiếp liên quan đến sinh hoạt hang ngày của nhân dân, cĩ thể nĩi cơng việc hàng ngày của chính quyền là cơng việc của dân và ngược lại cơng việc của dân cũng chính là cơng việc của chính quyền. Cĩ chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các mục tiêu kinh tế, văn hĩa xã hội, an ninh quốc phịng; thực hiện quản lý hành chính trên địa bàn theo thẩm quyền được giao; hướng dẫn và giám sát các hoạt động tự quản của nhân dân, tạo thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp làm ăn theo quy định pháp luật. Ngồi ra cịn cĩ chính quyền cấp trên ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ như: Thu một số loại thuế, phí, quản lý tài nguyên, thực hiện chính sách xã hội bằng ngân sách nhà nước, thực hiện nhiệm vụ quốc phịng, an ninh trên địa bàn. Tổ chức bộ máy chính quyền cấp cơ sở theo quy định của pháp luật, chỉ cĩ hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân khơng cĩ các cơ quan tổ chức chuyên mơn như các phịng ban. Chức năng, thẩm quyền gắn liền với việc thực hiện phương châm “dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đồng thời là cơ sở bảo đảm cho việc thực hiện phương châm này một cách cĩ hiệu quả. Chính quyền cơ sở gồm 3 loại hình phường, xã, thị trấn. Tập trung quản lý và định hướng phát triển các lĩnh vực phát triển sản xuất nơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp và một phần dịch vụ phục vụ loại hình sản xuất nêu trên: thủy lợi, phịng trừ dịch bệnh, định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuơi, cơ giới hĩa nơng nghiệp, áp dụng cơng nghệ, kỹ thuật vào sản xuất, sơ chế sản phẩm đồng thời cĩ trách nhiệm chăm lo việc nâng cấp đời sống vật chất tinh thần, văn hố của nhân dân. Quản lý tồn diện các hoạt động sản xuất, đời sống dân cư trên địa bàn, quản lý đơ thị được phân cấp như: quản lý thực hiện quy hoạch, quản lý tài 11
- nguyên mơi trường (Đất đai, vệ sinh mơi trường), nhà ở, hộ tịch, trật tự đơ thị. Vấn đề cấp xã cĩ liên quan đến cơ chế một cửa xuất phát từ những nguyên nhân sau: Trong lịch sử hành chính Việt Nam thì Chính quyền cấp xã (cấp cơ sở) luơn cĩ vai trị, vị trí quan trọng, là nền mĩng của tồn bộ máy nhà nước và trong quản lý mọi mặt đời sống của địa phương. Đây là cấp gần dân nhất, là cầu nối giữa Đảng, Chính quyền với nhân dân. Điều này nĩi lên chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của của người dân. Là cấp trực tiếp thực thi chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống; ngược lại là cấp kiểm nghiệm tính giá trị của chính sách và tính hiệu lực của hệ thống thể chế chính sách. Là cấp tiếp nhận nhanh nhất những phản ánh tâm tư, nguyện vọng, lợi ích của nhân dân, cũng như thể hiện rõ nét nhất hồn cảnh của địa phương. Do đĩ, hoạt động quản lý nhà nước cĩ sát thực tế, cĩ chủ động, sáng tạo, cĩ đáp ứng dược nguyện vọng và lợi ích hợp pháp của người dân hay khơng, đều phụ thuộc vào chất lượng hoạt động của cấp chính quyền này. Là cấp tham gia xây dựng và phát triển tiến trình dân chủ tại địa phương, dân chủ địa phương là cơ sở của nền dân chủ xã hội, động lực của sự phát triển và tiến bộ xã hội mà mọi quốc gia đều quan tâm. Trong xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nội dung quan tâm hàng đầu là phải hồn thiện nền dân chủ cơ sở, bước căn cơ đầu tiên của việc phát triển tinh thần dân chủ xã hội nĩi chung. Chất lượng giải quyết nội dung này lại thuộc về năng lực thực nghiệm quy chế dân chủ cơ sở, chất lượng nắm bắt, giải quyết vấn đề đặt ra cho sự phát triển địa phương của đội ngũ cán bộ, cơng chức cơ sở. Là cấp thực hiện cơng bằng và bình đẳng xã hội theo pháp luật. Do đĩ mọi người dân cĩ cơ hội ngang nhau trong tiếp cận các dịch vụ xã hội hoặc được hưởng những quyền lợi ngang với sự đĩng gĩp hay khơng đều tùy thuộc vào chất lượng thực hiện của cấp chính quyền cơ sở. 12
- Khi nĩi đến cơ chế một cửa ở cấp xã là nĩi đến cơ chế một cửa tại UBND cấp xã bởi vì UBND xã gồm cĩ các ban ngành chuyên mơn trực tiếp thực hiện các chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước gắn với thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân. Với cách tiếp cận về cơ chế mét cưa nãi chung vµ vấn đề cấp xã liên quan đến cơ chế một cửa được tìm hiểu nh• trªn. Theo chúng tơi, cõ chế một cửa tại cấp xã ðýợc hiểu nhý sau: “Cơ chế một cửa cấp xã là cơ chế giải quyết cơng việc của cá nhân, tổ chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của cơ quan UBND cấp xã trong việc cơng khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đặt tại UBND cấp xã, do Chủ tịch UBND cấp xã thành lập”. 1.1.2. Đặc điểm cơ chế một cửa tại UBND cấp xã Một là, cơ chế một cửa cấp xã là cơ chế giải quyết cơng việc theo thủ tục hành chính tại một đầu mối duy nhất. Quyền lực nhà nước được tập trung trong bộ phận TN&TKQ tại UBND cấp xã. Trước đây, để giải quyết cơng việc cĩ liên quan đền quyền và nghĩa vụ của mình, cá nhân, tổ chức phải đến từ bộ phận chuyên mơn của UBND xã để được thụ lý giải quyết, phải qua nhiều bộ phận của UBND xã rồi trực tiếp mang hồ sơ đến lãnh đạo quyết định cách giải quyết TTHC như vậy gọi là cơ chế “nhiều cửa”. Cơ chế một cửa được xác lập tại UBND cấp xã đã khắc phục nhược điểm của cơ chế “nhiều cửa”. Theo đĩ, việc TN&TKQ chỉ tập trung duy nhất vào một đầu mối, đĩ là bộ phận TN&TKQ đặt tại trụ sở UBND xã, do Chủ tịch UBND xã thành lập. Cá nhân, tổ chức đến một địa điểm để nộp hồ sơ và cũng nhận kết quả từ địa điểm đĩ. Những thủ tục liên quan đến các bộ phận chuyên mơn và lãnh đạo UBND cấp xã sẻ do chính Bộ TN&TKQ làm đầu mối thực hiện. Cơ chế một cửa tại UBND cấp xã khơng cĩ tình trạng phân tán, chia sẻ quyền lực như cơ chế “nhiều cửa”. Trước đây, thẩm quyền giải quyết cơng việc 13
- được trao cho nhiều bộ phận trong UBND cấp xã thực hiện, mỗi bộ phận thực hiện độc lập theo các thủ tục mà mình khơng cĩ trách nhiệm phối hợp giải quyết với bộ phận khác thì hiện nay với cơ chế một cửa việc giải quyết cơng việc đĩ được tập trung vào Bộ TN&TKQ. Do đĩ, tình trạng cắt khúc, phân tán, đứt đoạn trong quá trình giải quyết TTHC được khắc phục, bảo đảm sự thơng suốt trong quá trình thực hiện TTHC. Hai là, cơ chế một cửa tại UBND cấp xã là cơ chế bảo đảm được sự giám sát, kiểm sốt chặt chẻ trong việc quản lý và giám sát tiến độ, chất lượng giải quyết TTHC. Trong cơ chế một cửa quy trình thực hiện TTHC được quy định khoa học, chặt chẻ, bảo đảm quy trình được vận hành thơng suốt, rõ ràng, hạn chế được sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm. Các bộ phận chuyên chịu trách nhiệm thực hiện một khâu, một vấn đề trong giải quyết cơng việc khơng độc quyền mà luơn cĩ sự phối hợp, chế ước lẫn nhau bảo đảm hiệu quả cơng việc. Cơ chế một cửa tại UBND cấp xã xác định rõ chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ giữa các bộ phận trong UBND cấp xã, xác định rõ nội dung cơng việc, các hoạt động mang tính nghiệp vụ cần được thực hiện tại từng vị trí, từng chức danh cán bộ, cơng chức cấp xã nên tạo điều kiện thuận lợi cho lãnh đạo UBND cấp xã khi kiểm tra, đánh giá CB, CC của UBND cấp xã. Ba là, trong cơ chế một cửa tại UBND cấp xã, các cơng chức chuyên mơn của cấp xã điều làm việc chuyên trách, trực tiếp tại Bộ phận TN&TKQ. Các cơng chức cấp xã vừa là người thực hiện chức năng thụ lý hồ sơ và trả hồ sơ, đồng thời là người trực tiếp xem xét, đề xuất hướng giải quyết với lãnh đạo UBND cấp xã. Cơng chức cấp xã chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp của Chủ tịch UBND cấp xã. Trong khi cơ chế một cửa tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh thì cơng chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ chỉ thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận hồ sơ – thẩm định – chuyển cho phịng ban chuyên mơn giải quyết – trả lại hồ sơ cho cơng dân, tổ chức, họ khơng phải là người trực tiếp xử lý hồ sơ. Với đặc điểm này cho phép UBND cấp xã giải quyết cơng việc theo TTHC thuộc thẩm quyền 14