Luận văn Chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_chuyen_doi_doanh_nghiep_nha_nuoc_sang_cong_ty_trach.pdf
Nội dung text: Luận văn Chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước sang công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam hiện nay
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ NGỌC HƯƠNG Chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam hiện nay. LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2012
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ THỊ NGỌC HƯƠNG Chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam hiện nay. Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS LÊ THỊ HOÀI THU Hà nội – 2012.
- MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn 1 Lời cam đoan 2 Mục lục 3 Danh mục chữ viết tắt 5 MỞ ĐẦU 6 1- Tính cấp thiết của đề tài 6 2- Mục đích nghiên cứu của luận văn 8 3- Phạm vi nghiên cứu của luận văn 8 4- Phương pháp nghiên cứu 8 5- Kết cấu của luận văn: 9 Chương 1- Khái quát chung về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên: 10 1.1- Quan niệm về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên 10 1.2-Sự cần thiết của việc chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên 13 1.3- Quá trình chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên 17 Chương 2- Thực trạng pháp luật về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên 22 2.1- Trình tự, thủ tục chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên: 22 2.1.1- Đối tượng chuyển đổi: 22 2.1.2- Chủ sở hữu 23 2.1.3- Điều kiện chuyển đổi 25 2.1.4- Thủ tục chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên 26 3
- 2.2 Tổ chức quản lý DNNN sang công ty TNHH một thành viên sau chuyển đổi 33 2.2.1- Tổ chức quản lý công ty theo mô hình Hội đồng thành viên 34 2.2.2 Tổ chức quản lý công ty theo mô hình Chủ tịch công ty 45 2.3 Quyền lợi của người lao động khi chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên 48 2.4 Thực tiễn chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên 52 2.4.1 Những kết quả đạt được trong quá trình chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên 52 2.4.2 Những mặt hạn chế của chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên 55 Chương 3. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động của các DNNN sau khi chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên 60 3.1 Một số nhận xét về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên 60 3.2 Một số kiến nghị cụ thể về hoạt động của DNNN sau chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên 63 3.2.1 Về các quy định của pháp luật về hoạt động của DNNN sau khi chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên 63 3.2.2 Về quá trình tổ chức thực hiện hoạt động của DNNN sau chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên 67 KẾT LUẬN 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 4
- Danh mục chữ viết tắt: 1, DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước 2, TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. 5
- MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài: Từ sau khi giành được độc lập, nền kinh tế nước ta bị tàn phá nặng nề, đất nước rơi vào tình trạng nghèo đói, lạc hậu. Trong suốt thời gian dài nước ta đã áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch tập chung mang tính bao cấp. Không thể phủ nhận trong thời gian đầu khi đất nước vẫn còn trong thời chiến, mô hình kinh tế này đã phát huy tác dụng và mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, sau khi kết thúc chiến tranh thì mô hình này lại trở nên lạc hậu và cản trở sự phát triển của kinh tế, chính vì vậy nước ta đã rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng vào cuối những năm bảy mươi đầu những năm tám mươi của thế kỷ hai mươi. Để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng tại Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam (tháng 12 năm 1986) đã đưa ra đường lối đổi mới đất nước toàn diện. Đại hội đã đưa ra những quan niệm mới về công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ, về cơ cấu kinh tế, thừa nhận sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa và thị trường. Đại hội chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần với những hình thức kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, phải trải qua nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và trải qua nhiều kỳ Đại hội Đảng thì cụm từ “kinh tế thị trường” mới chính thức được Đại hội IX của Đảng (tháng 04 năm 2001) đề cập đến, tại Đại hội đã khẳng định việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đường lối chiến lược nhất quán, là mô hình kinh tế tổng quát trong suốt thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa thì thành phần kinh tế Nhà nước được xem là đóng vai trò chủ đạo, định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Trong những năm trước đây thành phần kinh tế nhà nước đã phần nào thực hiện được nhiệm vụ cũng như mục tiêu phát triển của mình. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan nhất trong giai đoạn đổi 6
- mới đất nước, mặc dù đã nhận được nhiều ưu đãi, đặc quyền, nhưng thành phần kinh tế này vẫn chưa phát huy hết được lợi thế của mình điều đó được thể hiện qua hoạt động của các DNNN, nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, thua lỗ nặng nề. Đứng trước yêu cầu của phát triển cũng như nhu cầu của hội nhập. Đảng và Nhà nước ta cũng đã đưa ra nhiều giải pháp cải cách, đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, cũng như tạo ra những cơ sở pháp lý bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Một số giải pháp được đề ra như: Đối với những DNNN hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn điều lệ thì tiến hành Cổ phần hóa, bán toàn bộ hoặc một phần DNNN, giao DNNN cho tập thể người lao động để chuyển thành Công ty Cổ phần hoặc Hợp tác xã; Đối với những DNNN thuộc ngành, lĩnh vực, địa bàn mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ thì chuyển sang hình thức công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Trong các giải pháp trên thì việc chuyển DNNN sang công ty TNHH một thành viên là một trong những giải pháp quan trọng và cần thiết trong việc đổi mới DNNN. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 thì các DNNN phải tiến hành chuyển đổi trước ngày 01 tháng 07 năm 2010, nhận thức được vai trò quan trọng của công cuộc chuyển đổi mà Nhà nước đã ban hành rất nhiều Văn bản pháp luật quy định về vấn đề này và cũng có rất nhiều bài viết liên quan đến việc chuyển đổi tuy nhiên các bài viết chỉ đề cập đến một vài khía cạnh nhất định. Trên thực tế, mặc dù việc chuyển đổi đã xong tuy nhiên những vấn đề tồn tại của các doanh nghiệp sau chuyển đổi đang còn nhiều vì vậy tôi chọn đề tài “Chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước sang công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên ở Việt Nam hiện nay” nhằm nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 7
- 2- Mục đích nghiên cứu của luận văn: Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về các quy định của pháp luật về vấn đề chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên, đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau chuyên đổi cũng như việc thực hiện chức năng, vai trò của doanh nghiệp đối với nền kinh tế, từ đó đưa ra kiến nghị nhằm đem lại hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp sau chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên và phương hướng tiếp theo sau chuyển đổi. 3- Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn tập chung nghiên cứu các quy định của pháp luật trong quá trình chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên để từ đó đưa ra một số kiến nghị cho hoạt động của DNNN sau khi chuyển đổi nhằm đem lại hiệu quả hơn cho hoạt động của các công ty. 4- Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sử dụng một số phương pháp nghiên cứu đó là: Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa các văn bản pháp luật trước đây cũng như hiện hành nhằm thấy được những ưu điểm cũng như hạn chế trong các văn bản pháp luật Phương pháp phân tích tổng hợp: phân tích các quy định được dẫn giải trong các văn bản pháp luật, tổng hợp các quy định của pháp luật quy định liên quan đến hoạt động chuyển đổi và sau chuyển đổi để có được cái nhìn khái quát nhất. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng phương pháp thống kê, phương pháp duy vật lịch sử để xem xét quá trình chuyển đổi và bản chất của chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. 8
- 5- Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận thì luận văn được kết cấu làm 3 chương lớn: Chương 1- Khái quát chung về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. Chương 2- Thực trạng pháp luật về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. Chương 3- Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hoạt động của các DNNN sau khi chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên 9
- Chương 1- Khái quát chung về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên: 1.1- Quan niệm về chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên Trong những năm gần đây ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn đã đẩy nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường lao động tác động tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội của nhiều nước trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng khó khăn và thử thách to lớn. Mặt khác, ở trong nước những năm qua do thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, dịch bệnh liên tục xảy ra gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, dưới sự đồng tâm của toàn thể nhân dân, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nước ta đã dần dần bước qua giai đoạn khó khăn nhất, giảm dần lạm phát ngăn chặn đà suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Để đạt được kết quả đó có một phần đóng góp quan trọng của các DNNN là những lá cờ đầu trong nền kinh tế quốc dân, là công cụ vật chất để Nhà nước định hướng, điều tiết vĩ mô chính sách kinh tế, thực hiện chính sách an sinh xã hội. Theo điều 1, Luật Doanh nghiệp Nhà nước năm 1995 quy định: Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn để thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tê - xã hội do Nhà nước giao. Doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do doanh nghiệp quản lý Doanh nghiệp nhà nước có tên gọi, có con dấu riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt nam. 10
- Đến năm 2003 thì định nghĩa DNNN được nêu rõ: “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điểu lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn” (điều 1, Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 2003) Như vậy, về hình thức so với luật DNNN (1995) thì định nghĩa về DNNN trong luật DNNN (2003) đã được rút gọn hơn. Luật DNNN sửa đổi năm 2003 không đưa ra những đặc điểm cụ thể của DNNN mà theo hướng khái quát hơn, theo đó DNNN cũng có những đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp khác nhưng điểm khác nhau cơ bản nhất là Nhà nước sỡ hữu vốn điều lệ hoặc cổ phần chi phối. Không chỉ trong thời gian hiện nay Nhà nước mới tham gia vào hoạt động kinh doanh mà ngay từ thời phong kiến thì Nhà nước đã tham đầu tư và kinh doanh. Truyền thống kinh doanh của Nhà nước được kế thừa và tiếp nối trong các giai đoạn lịch sử cho đến tận ngày hôm nay. Tuy nhiên, trong một xã hội trọng nông, ức thương đã ngăn cản thương nhân phát triển, lại mặc cảm với kinh tế tư bản, vốn đồng nghĩa với sự xâm lược và đàn áp hà khắc của chế độ thực dân, người dân Việt Nam có nhiều lý do để đặt niềm tin vào kinh tế quốc doanh. Khi kinh tế tư hữu và cạnh tranh chưa phát huy được hiệu quả, thì việc Nhà nước trở thành chủ đầu tư lớn nhất, đặc biệt là trong cơ sở hạ tầng và những lĩnh vực thuộc độc quyền tự nhiên, là tất yếu. Dưới cơ chế quản lý quan liêu bao cấp thì các doanh nghiệp trong nền kinh tế đều là DNNN, do Nhà nước làm chủ sở hữu. Khi đó, Nhà nước độc quyền kinh doanh. Người dân mà kinh doanh là vi phạm pháp luật, là con buôn. Mỗi doanh nghiệp, khi đó được gọi là Xí nghiệp, đều do một cơ quan quản lý Nhà nước quản lý, gọi là cơ quan chủ quản. Chẳng hạn, Xí nghiệp sản xuất xe đạp thì do Ty (sau này là Sở) Công nghiệp quản lý; Xí nghiệp Thương mại bán 11
- buôn, bán lẻ thì do Ty (Sở) Thương nghiệp quản lý, v.v Mỗi Xí nghiệp có một Giám đốc Xí nghiệp do Giám đốc Sở bổ nhiệm hoặc đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm tuỳ theo quy mô của Xí nghiệp. Mọi hoạt động của Xí nghiệp từ tuyển dụng nhân sự, kế hoạch sản xuất, mua vật tư, nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm, giá bán, địa chỉ của người mua hàng đều phải được lập kế hoạch và được cơ quan chủ quản phê duyệt. Các Xí nghiệp cứ hoạt động theo kế hoạch được duyệt. Cuối năm, nếu có lãi thì nộp về Ngân sách Nhà nước sau khi đã được trích các quỹ theo chỉ tiêu được duyệt, nếu bị lỗ thì Ngân sách Nhà nước cấp bù. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới nền kinh tế thị trường được tiếp thu thì các DNNN lại bộc lộ những khuyết tật của mình. Và việc chuyển từ nền kinh tế tập chung quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế thị trường với đa dạng hóa các hình thức sở hữu trong môi trường cạnh tranh chúng ta cũng gặp phải nhiều khó khăn. Nhất là, từ khi gia nhập vào sân chơi chung toàn cầu hóa, gia nhập WTO thì những ưu ái đặc biệt dành cho DNNN đã không còn phù hợp và đôi khi trở thành rào cản bất lợi trong sân chơi quốc tế. Chính vì vậy việc cải cách, đổi mới DNNN cần phải được đặt ra. Việc chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên cũng là một trong những yêu cầu của việc hội nhập kinh tế quốc tế nhằm tạo ra một sân chơi bình đẳng trong các doanh nghiệp không phân biệt quốc doanh hay dân doanh. Như vậy, chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên là một quá trình thay đổi về mặt nội dung cũng như hình thức trong các DNNN. Trong đó thay đổi cơ bản nhất là thay đổi về khung pháp lý, theo đó DNNN trở thành những doanh nghiệp có địa vị pháp lý như những doanh nghiệp dân doanh khác, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và không còn được nhận những ưu tiên từ phía Nhà nước trong quá trình hoạt động đầu tư và kinh doanh. Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn đầu 12
- tư, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình mà cơ quan nhà nước không chịu trách nhiệm thay cho doanh nghiệp. Có thể nói đây là một quá trình “công ty hóa” các DNNN, về bản chất pháp lý thì khi đó DNNN mới thực sự là công ty. 1.2-Sự cần thiết của việc chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên Như đã nói ở trên, trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, với nền kinh tế hội nhập quốc tế thì việc chuyển đổi DNNN để hoạt động có hiệu quả kinh tế cao là một việc làm cần thiết. Chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên tuy không tạo ra tính đột phá như việc cổ phần hóa DNNN, tuy nhiên nó cũng là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa nhất định. Về mặt pháp lý thì theo quy định tại điều 166, Luật doanh nghiệp 2005 thì chậm nhất là trong thời hạn bốn năm kể từ ngày Luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực (tức là ngày 01/7/2006) các công ty Nhà nước thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước 2003 phải chuyển đổi thành công ty TNNN hoặc công ty cổ phần theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2005. Như vậy, thời hạn 01/7/2010 là thời hạn mà Luật doanh nghiệp Nhà nước 2003 hết hiệu lực pháp luật, vì vậy những doanh nghiệp thành lập theo quy định của luật DNNN năm 2003 mà chưa cổ phần hóa thì phải chuyển sang công ty TNHH một thành viên để hoạt động theo luật Doanh nghiệp 2005. Nên việc chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên là việc cần thiết tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động của các DNNN. Về mặt kinh tế thì với việc chuyển đổi những DNNN mà nhà nước cần nắm giữ 100% vốn sang công ty TNHH một thành viên thì không chỉ để thực hiện được mục tiêu thống nhất thực hiện một Luật doanh nghiệp tránh tình trạng nhiều luật gây rườm rà bởi DNNN cũng là một loại hình doanh nghiệp 13
- nên không thể có một Luật riêng khi áp dụng, mà còn nhằm mục đích đổi mới tổ chức quản lý, cơ chế hoạt động, tạo ra sự bình đẳng trong đầu tư kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp khác. DNNN trở thành một thực thể kinh tế độc lập, có quyền tự chủ trong kinh doanh và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của mình. Như vậy, DNNN sẽ hoạt động có hiệu quả hơn mà không phải phụ thuộc vào các mệnh lệnh hành chính. Chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH là một đòi hỏi mang tính tất yếu của việc xây dựng một nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Việc thực hiện chuyển đổi là bước đi quan trọng trong việc thực hiện lộ trình cam kết khi gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO của Việt Nam. Để xây dựng một nền kinh tế thị trường thì chúng ta phải tạo ra một khung pháp lý bình đẳng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, không thể vì DNNN thuộc sỡ hữu của nhà nước mà được ưu tiên cho những quy định riêng khi tiến hành đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, khi tham gia tổ chức thương mại thế giới các quốc gia như Mỹ hay liên minh Châu Âu không yêu cầu chúng ta cắt giảm số lượng DNNN, mà họ chỉ yêu cầu tạo ra sự bình đẳng trong hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Chính vì vậy, nguyên nhân chủ yếu của việc chuyển đổi là do DNNN trong thời gian qua hoạt động chưa hiệu quả, chưa xứng đáng với nguồn lực cũng như khả năng của mình. Có nhiều lý do và cách giải thích vì sao DNNN hoạt động kém hiệu quả có thể chỉ ra một số nguyên nhân chủ yếu đó là: Không xác định được chủ sở hữu đích thực trong DNNN. Theo quy định Hiến pháp 1992: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, 14
- an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.” (điều 17). Như vậy theo quy định trên, DNNN thuộc sở hữu toàn dân (bởi lý do Nhà nước là người đại diện cho sở hữu toàn dân nên từ năm 1991các văn bản pháp luật nước ta đồng loạt gọi tên các xí nghiệp quốc doanh thành DNNN). Việc quy định như vậy dường như không rõ ràng bởi Nhà nước cũng là một phạm trù trừu tượng, người dân chỉ cảm nhận được Nhà nước qua các cơ quan của nó, được đại diện bởi những công chức cụ thể và hành vi của họ. Trong một DNNN có nhiều bộ phận có quyền can thiệp vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chính vì vậy các giao dịch liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh cần phải được sự đồng thuận của tất cả các bộ phận này, do đó gây tốn kém thời gian cũng như tiền bạc đã làm cho các DNNN phản ứng chậm chạp với sự thay đổi của thị trường và kém tính cạnh tranh. Do việc xác định quyền tài sản không được rõ ràng nên mọi người đều tìm mọi cách kiểm soát tài sản doanh nghiệp Nhà nước trong khả năng của mình. Nếu như theo luật DNNN năm 1995 quy định người điều hành doanh nghiệp (Thành viên Thường trực Hội đồng quản trị, Giám đốc) được xếp lương cơ bản theo ngạch bậc viên chức Nhà nước và hưởng lương, thưởng theo chế độ phân phối tiền lương, tiền thưởng trong DNNN do Chính phủ quy định gắn với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đến luật DNNN năm 2003 quy định những người điều hành doanh nghiệp được hưởng chế độ lương theo năm. Mức tiền lương và tiền thưởng tương ứng với hiệu quả hoạt động của công ty, do người quyết định bổ nhiệm quyết định hoặc theo hợp đồng đã ký. Tiền lương được tạm ứng hàng tháng, quyết toán hàng năm. Tiền thưởng hàng năm được tính dựa vào kết quả kinh doanh năm của công ty, chi trả một phần vào cuối năm, phần còn lại được chi trả sau khi kết thúc nhiệm kỳ; riêng tiền thưởng năm cuối nhiệm kỳ được tính dựa trên kết quả năm đó và kết quả tăng trưởng của cả nhiệm kỳ. Trong thực tế, mức lương của các 15
- cấp điều hành DNNN rất bất hợp lý so với những người có vị trí tương tự ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân. Nếu chỉ tính thu nhập chính thức của những người điều hành DNNN thì để đảm bảo cho cuộc sống là rất khó khăn, nhưng thực tế thì với cơ chế phân quyền và chế tài trách nhiệm không rõ ràng đã làm cho những người điều hành doanh nghiệp có lợi ích và quyền lực rất lớn, ngược lại trách nhiệm và nghĩa vụ thì chưa cụ thể với tính khả thi không cao. Hay nói cách khác cấp điều hành doanh nghiệp có rất nhiều lợi ích, trách nhiệm thì chung chung. Kết quả là rất nhiều người điều hành doanh nghiệp chỉ tập trung làm lợi cho cá nhân, thay vì làm lợi cho doanh nghiệp. Mặt khác, DNNN không có sự tách bạch trong quản lý và sở hữu của Nhà nước, các DNNN không có quyền tự chủ trong kinh doanh. Các DNNN hoạt động dường như phụ thuộc vào các quyết định mang tính chất hành chính. Chẳng hạn, theo quy định, người điều hành doanh nghiệp được chủ động tổ chức hoạt động kinh doanh, toàn quyền tuyển dụng, bổ nhiệm tất cả những vị trí (trừ cấp phó của họ). Nhưng thực tế việc tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm hiện tại, họ phải chịu sức ép rất lớn từ phía cơ quan chủ quản. Nhiều khi vì những chỉ tiêu, những mục đích của địa phương hay của bộ ngành mà các doanh nghiệp phải đầu tư vào những dự án, những công trình không thực sự vì mục tiêu phát triển, vì hiệu quả của doanh nghiệp. Nhìn chung, những người điều hành DNNN chịu rất nhiều ràng buộc khi bố trí, sắp xếp nhân sự, tổ chức hoạt động kinh doanh. Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến việc DNNN hoạt động không hiệu quả, cụ thể là từ năm 2005 đến 2008, thành phần kinh tế Nhà nước trong GDP liên tục giảm. Năm 2005 đạt 38,4%, mục tiêu năm 2010 là 36%. Ngược lại, thành phần kinh tế ngoài Nhà nước trong GDP lại tăng lên. Năm 2005 chỉ đứng ở mức 45,6% thì năm 2008 đạt 47%, và năm nay ước đạt 48% [1,29]. 16
- Như vậy, việc cải cách DNNN là một yêu cầu tất yếu. Chủ trương cổ phần hóa DNNN được triển khai, tuy nhiên do thời hạn áp dụng Luật doanh nghiệp Nhà nước sắp đến hạn do vậy những doanh nghiệp chưa thực hiện cổ phần hóa trước ngày 01/7/2010 thì sẽ chuyển sang loại hình công ty TNHH một thành viên. Có thể nói việc chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên tạo nên một bước đệm cho một cú bứt phá trong tiến trình cổ phần hóa DNNN sau nhiều năm bị đình trệ. DNNN có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân khi mà nắm giữ một lượng tài sản khổng lồ của đất nước, nguồn nhân lực có trình độ cao, việc hoạt động có hiệu quả hay không của DNNN có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Hơn nữa, bước vào xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc gia nhập WTO thì Việt Nam phải tạo nên một “sân chơi” bình đẳng cho các doanh nghiệp đó là một yêu cầu chung, như vậy việc chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên là một việc làm cần thiết. 1.3- Quá trình chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên Trong suốt 20 năm vận hành nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, yêu cầu tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, không phân biệt thành phần kinh tế luôn được đặt ra và chúng ta vận hành theo hướng đó. Triển khai tinh thần đó trong việc chuyển đổi các DNNN tại Hội nghi Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ “chuyển các DNNN hoạt động kinh doanh sang hoạt động theo cơ chế công ty TNHH hoặc công ty cổ phần, bổ sung hình thức công ty TNHH chỉ có một sáng lập viên để áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh 100% vốn Nhà nước”. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định tiếp tục thực hiện chủ trương này “chuyển cac DNNN kinh doanh sang cơ chế công ty TNHH hoặc công ty cổ phần”. Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã đưa ra nghị quyết về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN và khẳng 17
- định “DNNN phải không ngừng được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, làm công cụ vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô, làm lực lượng nòng cốt góp phần chủ yếu để kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và “chuyển các doanh nghiệp mà Nhà nước giữ 100% vốn sang hình thức công ty TNHH một chủ sở hữu là Nhà nước hoặc công ty cổ phần gồm các cổ đông là các DNNN”. Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X đã thông qua Luật doanh nghiệp nhằm thể chế hóa chủ trương đổi mới của Đảng trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Luật doanh nghiệp 1999 cũng quy định DNNN chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên cũng thuộc sự điều chỉnh của luật này. Trên cơ sở các quy định của Luật doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 20/1999/CT-TTg ngày 20/07/1999 về triển khai thực hiện Luật doanh nghiệp. Trong chỉ thị này, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ tư pháp, Bộ tài chính, Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương, Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính Phủ và các Bộ, nghành khác có liên quan nghiên cứu, soạn thảo Nghị định của Chính phủ quy định trình tự và thủ tục chuyển đổi DNNN sang công ty TNHH một thành viên. Ngày 14/09/2001 Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2001/NĐ-CP về chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thành Công ty TNHH một thành viên. Cùng với Nghị định này hàng loạt các văn bản pháp luật liên quan đến việc chuyển đổi DNNN thành Công ty TNHH một thành viên cũng được ban hành cụ thể là Chỉ thị số 27/2001/CT-TTg ngày 22/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành Công ty TNHH một thành viên; Ngày 28/01/2002 Bộ kế hoạch và 18
- đầu tư đã ban hành Thông tư 01/2002/TT-BKH về việc hướng dẫn quy trình chuyển đổi DNNN thành Công ty TNHH một thành viên; Ngày 11/6/2002 Bộ lao động - thương binh và xã hội cũng đã ban hành Thông tư số 09/2002/TT- BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện cơ chế quản lý lao động tiền lương và thu nhập đối với Công ty TNHH một thành viên Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; đồng thời Bộ tài chính cũng ban hành Thông tư số 26/2002/TT-BTC ngày 22/03/2002 hướng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của tổ chức chinh trị, tổ chức chính trị - xã hội thành Công ty TNHH một thành viên, cũng trong thời điểm này, Bộ tài chính ban hành Thông tư 58/2002 TT-BTC ngày 28/6/2002 hướng dẫn quy chế tài chính của Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Những văn bản pháp luật trên là cơ sở pháp lý quan trọng trong quá trình chuyển đổi DNNN sang Công ty TNHH một thành viên và thực tế thì bước đầu đã có một số DNNN thực hiện việc chuyển đổi này. Sau một thời gian thực hiện, Luật doanh nghiệp 1999 đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình đó là tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và thông thoáng hơn, tăng thêm lòng tin của người đầu tư trong việc thành lập doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh, trở thành công cụ pháp lý quan trọng trong việc huy động và tập chung vốn, nhưng đồng thời nó cũng đảm bảo sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của Doanh nghiệp. Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật doanh nghiệp 2005 thay thế Luật doanh nghiệp 1999, nó cũng đã tiếp nối được những tinh thần của Luật doanh nghiệp 1999, đặc biệt trong lĩnh vực cải cách DNNN thì Luật doanh nghiệp 2005 cũng đưa ra những cải cách mới nhằm mục đích tạo môi trường pháp lý chung cho hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Luật doanh nghiệp 2005 đặt ra yêu cầu áp dụng khung quản trị thống nhất cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt loại hình kinh tế. Vì đây là một công việc không hề đơn giản, chính vì 19
- vậy Luật doanh nghiệp 2005 đã đưa ra lộ trình chuyển đổi trong vòng bốn năm kể từ thời điểm Luật có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/7/2006 cho đến ngày 01/7/2010. Căn cứ vào quy định trên của Luật doanh nghiệp 2005, hàng loạt văn bản pháp luật liên quan đến việc chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành viên cũng được ban hành thay thế cho những văn bản cũ trước đó đã hết hiệu lực pháp luật. Một số văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến việc chuyển đổi trong giai đoạn này phải kể đến: Nghị định số 95/2006/NĐ-CP (08/9/2006) của Chính phủ về chuyển đổi Công ty Nhà nước thành Công ty TNHH một thành viên, bên cạnh Nghị định này còn có một số Thông tư cũng được ban hành thay thế Thông tư cũ như: Thông tư số 25/2007/TT-BTC (ngày 02/4/2007) của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi công ty Nhà nước sang Công ty TNHH một thành viên; Thông tư 24/2007/TT-BTC (27/3/2007) của Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế tài chính của Công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội. Nghị định 86/2007/NĐ-CP (28/5/2007) của Chính phủ quy định về quản lý lao động và tiền lương trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ ra đời đã tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Ngoài ra, còn nhiều văn bản khác liên quan đến vấn đề chuyển đổi cũng được ban hành trong giai đoạn này. Những văn bản pháp luật nêu trên đã tạo hành lang pháp lý cho quá trình chuyển đổi, chính vì thế rất nhiều DNNN đã thực hiện thành công việc chuyển đổi của mình. Tuy thế, năm 2010 là năm cuối cùng trong lộ trình thực hiện việc chuyển đổi mà vẵn có hơn 1000 doanh nghiệp thuộc đối tượng phải chuyển đổi nhưng vẫn chưa tiến hành chuyển đổi [2,34] , do vậy Chính phủ đã thay thế nghị định số 95/2006/NĐ-CP ngày 08/9/2006 bằng Nghị định số 25/2010/NĐ-CP (19/3/2010) về chuyển đổi công ty Nhà nước thành Công ty TNHH một thành viên và tổ chức quản lý Công ty TNHH một thành viên do 20
- Nhà nước làm chủ sở hữu. Nhằm cụ thể hóa Nghị định số 25/2010/NĐ-CP, ngày 24/05/1010 Bộ tài chính cũng ban hành Thông tư 79/2010/TT-BTC hướng dẫn xử lý tài chính khi chuyển đổi công ty Nhà nước thành công ty TNHH một thành viên thay thế Thông tư số 25/2007/TT-BTC ngày 02/4/2007. Sự ra đời của Nghị định 25/2010/NĐ-CP của Chính phủ đã đưa ra những quy định mới, tạo sự thuận tiện, dễ dàng hơn cho các DNNN trong quá trình chuyển đổi sang công ty TNHH một thành viên, nhằm thực hiện đúng với lộ trình chuyển đổi mà Luật doanh nghiệp đã quy định và phù hợp với cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO của nước ta. Như vậy, có thể thấy việc chuyển đổi DNNN là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng nhưng đồng thời nó cũng là nhiệm vụ rất khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, bằng chứng là nó đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hàng loạt các văn bản pháp luật quy định về vấn đề này đã được ban hành tạo ra cơ sở pháp lý cho quá trình chuyển đổi. 21