Luận văn Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 75 trang vuhoa 24/08/2022 8800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_chung_cu_dien_tu_trong_to_tung_hinh_su_tu_thuc_tien.pdf

Nội dung text: Luận văn Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI   TRỊNH THỊ HẠNH CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hà Nội, năm 2021
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI   TRỊNH THỊ HẠNH CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 8.38.01.04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN ĐỨC PHÚC Hà Nội, năm 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi trong thời gian qua. Các số liệu sử dụng trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào. TÁC GIẢ CỦA LUẬN VĂN TRỊNH THỊ HẠNH
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 6 1.1. Khái niệm chứng cứ điện tử 6 1.2. Nguồn của chứng cứ điện tử 8 1.3. Các đặc điểm của chứng cứ điện tử. 11 1.4. Phân loại chứng cứ điện tử. 15 Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ 20 2.1. Quy định dữ liệu điện tử là một nguồn của chứng cứ 20 2.2. Quy định về điều kiện để dữ liệu điện tử có thể được sử dụng làm chứng cứ 21 2.3. Nguyên tắc, trình tự, thủ tục thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử, thu thập, giám định, phục hồi dữ liệu điện tử 23 2.4. Kiểm tra, đánh giá, bảo quản phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử là chứng cứ điện tử 33 Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT 39 3.1. Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam về chứng cứ điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh 39 3.2. Một số quan điểm và giải pháp hoàn thiện, nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của pháp luật tố tụng Hình sự Việt Nam về CCĐT. 56 KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLTTHS 2015 : Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017; CQĐT : Cơ quan Điều tra CCĐT : Chứng cứ điện tử DLĐT : Dữ liệu điện tử CQTHTT : Cơ quan tiến hành tố tụng ĐTV : Điều tra viên NTHTT : Người tiến hành tố tụng TAND : Tòa án nhân dân TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh VKS : Viện kiểm sát VKSND : Viện kiểm sát nhân dân
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tin báo, tố giác tội phạm liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ - điện tử giai đoạn năm 2015 - 2019. 45 Bảng 3.2. Số liệu so sánh về công tác khởi tố, điều tra, giải quyết các vụ án liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ - điện tử và tội phạm khác từ năm 2015 đến năm 2019 (Vụ tội phạm công nghệ/vụ tội phạm khác). 46 Bảng 3.3. Số liệu so sánh về công tác xét xử các vụ án liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ - điện tử và các tội phạm khác từ năm 2015 đến năm 2019 (Vụ tội phạm công nghệ/vụ tội phạm khác). 48
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công nghệ 4.0 với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin hiện nay đã đem lại nhiều thời cơ và không ít thách thức đối với sự phát triển mọi mặt về kinh tế, xã hội nói chung và việc đảm bảo trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam nói riêng. Không thể phủ nhận rằng, công nghệ đã đem lại rất nhiều lợi ích cho con người. Các thiết bị điện tử được sử dụng ở nhiều lĩnh vực và ngày càng trở nên phổ biến, chúng cho phép ghi chép, lưu giữ nhiều sự vật, hiện tượng và hoạt động của con người một cách chi tiết, khách quan. Tuy nhiên, làm thế nào để có thể khai thác, sử dụng phương tiện điện tử, DLĐT (kể cả công khai hay bí mật) phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm một cách hiệu quả lại luôn là thách thức đối với các các CQTHTT, NTHTT trong bối cảnh hiện nay. BLTTHS 2015 đã bổ sung, ghi nhận DLĐT là một nguồn mới của chứng cứ, có giá trị như các nguồn chứng cứ khác đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay khi loại chứng cứ này đang ngày càng phổ biến, xuất hiện trong hầu hết các loại tội phạm, thậm chí trong nhiều vụ án chỉ thu được CCĐT làm chứng cứ chứng minh tội phạm. Việc bổ sung, công nhận DLĐT là một nguồn chứng cứ hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam cũng như có căn cứ về khoa học, công nghệ. Với BLTTHS 2015, có thể nói chế định CCĐT trong Tố tụng Hình sự đã được luật hóa. Tuy nhiên, việc áp dụng chế định pháp lý này trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự trong thực tế hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, do chưa có quy định về quy trình, quy chuẩn cho quá trình chứng minh vụ án hình sự bằng chế định CCĐT; mặt khác, do các công cụ phục vụ cho việc thu thập, bảo quản, giám định, sử dụng các CCĐT chưa được đánh giá độ tin cậy, chưa có tiêu chuẩn cho Việt Nam; ngoài ra, yếu tố con người chưa đáp ứng được trình độ, kỹ năng, nhận thức để có thể khai thác và sử dụng hiệu quả loại chứng cứ mang tính đặc thù này. Chính vì vậy, trong quá trình thu thập, bảo quản, sử dụng CCĐT để giải quyết các vụ án hình sự đã dẫn đến không đủ căn cứ để chứng minh tội phạm, dẫn đến bỏ lọt tội phạm, gây oan, sai cho người vô tội. 1
  8. Nhìn chung, DLĐT tuy là một trong những nguồn chứng cứ mới nhưng kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự trong thời gian vừa qua đã thấy rõ giá trị chứng minh chân thực, khách quan của DLĐT, góp phần không nhỏ trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, việc thu thập, khai thác, sử dụng nguồn chứng cứ này cần được coi trọng và phải xác định là biện pháp điều tra không thể thiếu trong mỗi vụ án. Chính vì vậy, tác giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài “Chứng cứ điện tử trong tố tụng hình sự từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh ” trong bối cảnh hiện nay mang tính cấp thiết, khi loại chứng cứ này chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và chưa được luật hóa đúng mức, tạo không ít khó khăn trong quá trình chứng minh tội phạm. Qua nghiên cứu đề tài, tác giả mong muốn từ thực tiễn TP.HCM sẽ có những nhận định và giải pháp góp phần hoàn thiện chế định CCĐT, hoàn thiện quy định và các quy chuẩn cụ thể của quá trình chứng minh vụ án hình sự, nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trên cả nước, tránh oan sai, tránh bỏ lọt tội phạm, bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của người dân. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. CCĐT là một khái niệm mới và khó đối với ngành luật Tố tụng Hình sự của Việt Nam. Trong Tố tụng Hình sự, các quy định về CCĐT, dữ liệu điện tử còn khá mới và chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu. Hiện nay, đã có một số Nhà Khoa học – Luật gia quan tâm nghiên cứu như: “Vấn đề chứng cứ điện tử” của PGS.TS Trần Văn Hòa trong Sách chuyên khảo “Những nội dung mới trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015” do PGS.TS Nguyễn Hòa Bình (chủ biên); “Bàn về chứng cứ là dữ liệu điện tử trong Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015” trong Tạp chí Kiểm sát số 17 (tháng 9/2019) của Ngô Xuân Khang; “Hướng đi cho chứng cứ điện tử trong Tố tụng Hình sự ở Việt Nam” trong Tạp chí Kiểm sát số 07 (tháng 4/2018) của Lê Tấn Quan; “Bàn về khái niệm chứng cứ điện tử, Dữ liệu điện tử và phương tiện điện tử trong Tố tụng Hình sự” trong Tam chí Kiểm sát số 19 (tháng 10/2019) của Đỗ Thị Phượng; Tham luận “Mối quan hệ giữa dữ liệu điện tử và các nguồn chứng cứ khác” trình bày tại Hội thảo quốc tế chứng cứ điện tử trong giải quyết các vụ án 2
  9. xâm phạm tình dục trẻ em của Tiến sĩ Nguyễn Đức Hạnh; Tham luận trình bày tại Hội thảo “Phòng chống tội phạm truyền thống và tội phạm phi truyền thống” của Tiến sĩ Trần Văn Hòa Nhìn chung, các công trình nghiên cứu này chưa mang tính nghiên cứu chuyên sâu mà chỉ đề cập đến các góc độ khác nhau về lý luận CCĐT như: làm rõ khái niệm CCĐT, dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử; các đặc điểm đặc trưng của CCĐT; đề cập đến phương pháp thu thập, đánh giá, sử dụng nguồn chứng cứ này trong giải quyết các vụ án hình sự trong giai đoạn hiện nay và hướng hoàn thiện cho chế định CCĐT hiện nay ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu, những bài viết nêu trên đều có giá trị về về mặt lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở kế thừa kết quả của các công trình nghiên cứu nêu trên và từ thực trạng áp dụng quy định chế định CCĐT theo quy định của BLTTHS 2015 của các CQTHTT, NTHTT trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2015 – 2019 trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự có sử dụng CCĐT, luận văn tiếp cận nghiên cứu chế định CCĐT cả về lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ các vấn đề lý luận về CCĐT theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay, đồng thời đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật về CCĐT trong thực tiễn thông qua các giai đoạn tố tụng giải quyết vụ án của các CQTHTT tại địa bàn TP.HCM 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu. Việc nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích, làm sáng rõ các vấn đề lý luận cũng như thực tiễn áp dụng chế định CCĐT theo pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam từ thực tiễn tại TP.HCM, từ đó đề xuất các quan điểm, các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về CCĐT như: quy định về quy trình, quy chuẩn cho quá trình chứng minh vụ án hình sự bằng chế định CCĐT; quy định chi tiết về quá trình thu giữ, bảo quản, giám định, sao lưu CCĐT nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật về CCĐT, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời kỳ mới, đảm bảo giải quyết đúng và nghiêm các hành vi phạm tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. 3
  10. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể bao gồm: - Phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận về CCĐT, khái niệm về CCĐT, nguồn của CCĐT, dữ liệu điện tử, phương tiện điện tử; các quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam hiện hành về CCĐT; - Phân tích thực trạng, từ đó làm rõ những khó khăn, bất cập trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành về CCĐT tại địa bàn TP.HCM; - Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam về CCĐT. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của BLTTHS 2015 về CCĐT; thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về CCĐT trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự tại địa bàn TP.HCM; việc hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam về CCĐT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu. Trong phạm vi luận văn này, tác giả tập trung nghiên cứu một số vấn đề mang tính lý luận về CCĐT, các quy định của pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng các quy định về CCĐT trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự tại TP.HCM giai đoạn từ năm 2015 – 2019. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận nghiên cứu. Cơ sở phương pháp luận của luận văn là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm. 4
  11. 5.2. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành ; vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê dựa trên các văn bản pháp luật của Nhà nước để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận văn Kết quả nghiên cứu của đề tài làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về CCĐT của pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, đồng thời đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về CCĐT thông qua thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật về CCĐT trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự tại địa bàn TP.HCM, phân tích những khó khăn, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật và sự cần thiết của việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật về CCĐT; phân tích các quan điểm và các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về CCĐT, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng CCĐT trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu và những quan điểm, giải pháp đề xuất góp phần định hướng, hoàn thiện quy định pháp luật về CCĐT, tăng cường hiệu quả của việc nhận thức, áp dụng đúng chế định CCĐT trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự đòi hỏi phải sử dụng CCĐT để chứng minh tội phạm trong thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ như hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cấu trúc gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về chứng cứ điện tử trong Tố tụng Hình sự Việt Nam. Chương 2: Những quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam về chứng cứ điện tử. Chương 3: Thực tiễn áp dụng quy định pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam về chứng cứ điện tử tại Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp hoàn thiện pháp luật. 5
  12. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨNG CỨ ĐIỆN TỬ TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1. Khái niệm chứng cứ điện tử Trong thời đại công nghệ thông tin, hoạt động của con người thông qua các thiết bị điện tử ngày càng trở nên phổ biến trên nhiều lĩnh vực. Các thiết bị điện tử cho phép ghi chép, lưu giữ nhiều sự vật, hiện tượng và hoạt động của con người một cách chi tiết, khách quan. Những hoạt động này sẽ hình thành nên các dấu vết điện tử ghi lại hành vi đã thực hiện, các dấu vết này tồn tại và được phát hiện dưới dạng DLĐT. Các DLĐT này có thể sẽ là nguồn CCĐT để chứng minh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội hoặc các tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Vậy CCĐT là gì? Sự khác biệt về cơ chế hình thành (sự phản ánh), cơ chế tồn tại và cơ chế mang thông tin giữa CCĐT so với chứng cứ truyền thống, đã dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau về CCĐT. Theo quan điểm của các nhà khoa học tại Cục điều tra Liên bang Hoa Kỳ, trong tài liệu của SWGDE/IOCE thì: CCĐT là thông tin có giá trị chứng minh tội phạm được lưu trữ và truyền tải dưới dạng dữ liệu số. Theo quan điểm của Hiệp hội Digital Forensic tại Australia thì: CCĐT là thông tin có giá trị điều tra liên quan đến các thiết bị số và các định dạng dữ liệu. Những thông tin này được biểu diễn dưới dạng số , bao gồm: System logs, audit logs, appalication logs, network logs, và các file hệ thống. Đồng thời, các file do người dùng tạo ra cũng có giá trị chứng minh hoạt động của tội phạm, siêu dữ liệu của mỗi file này thể hiện rõ quá trình tạo, thay đổi nội dung file. Tại Anh quốc, tổ chức ACPO (Assosiation of Chief Police Officers) cho rằng: CCĐT có thể là các bản ảnh vật lý và logic của các thiết bị, bản ảnh logic chứa một phần hoặc toàn bộ dữ liệu được chụp ngay khi tiến trình đang chạy. Theo trang Từ điển bách khoa mở Wikipedia thì: Chứng cứ kỹ thuật số hoặc CCĐT (Digital evidence or electronic evidence) là bất kỳ thông tin xác thực nào 6
  13. được lưu trữ hoặc truyền dưới dạng kỹ thuật số mà một bên tham gia vụ án có thể sử dụng tại phiên Tòa. Trước khi chấp nhận CCĐT, Tòa án sẽ xác định xem bằng chứng cứ đó có liên quan hay không, liệu nó có xác thực hay không, nếu đó là tin đồn và liệu một bản sao có được chấp nhận hay bản gốc là bắt buộc. Hiện nay, BLTTHS 2015 không có khái niệm riêng cho CCĐT, mà chỉ có khái niệm về chứng cứ nói chung quy định tại Điều 86 BLTTHS 2015, nội dung như sau: “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”. Như vậy, cho dù tồn tại dưới nguồn nào, thì chứng cứ đều có những dấu hiệu, thuộc tính căn bản, điều này không loại trừ đối với CCĐT. CCĐT là một loại chứng cứ cụ thể, nên cũng phải đảm đảo là “những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”. Hiện nay, về mặt khoa học pháp lý, ở Việt Nam hiện đang tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Ý kiến thứ nhất cho rằng: CCĐT là những thông tin, dữ liệu có thật mà các chủ thể tiến hành tố tụng thu thập được từ nguồn chứng cứ điện tử, được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án. [15] Ý kiến này đã đưa ra khái niệm về CCĐT bao hàm đầy đủ ba thuộc tính: tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ, tuy nhiên một vài thuật ngữ cần được điều chỉnh cho phù hợp hơn. Ý kiến thứ hai cho rằng: CCĐT là những chứng cứ được lưu giữ dưới dạng tín hiệu điện tử trong máy tính hoặc trong các thiết bị có bộ nhớ kỹ thuật số có liên quan đến vụ án hình sự” [16]. Ý kiến thứ ba theo tổ chức Cảnh sát hình sự Quốc tế – Interpol cho rằng: CCĐT là thông tin và dữ liệu có giá trị điều tra được lưu trữ hoặc truyền đi 7
  14. bởi một máy tính, mạng máy tính hoặc thiết bị điện tử kỹ thuật số khác”. Việc xác lập, thu giữ cũng như phục hồi CCĐT cần phải được tiến hành một cách khẩn trương nhưng thận trọng, tỉ mỉ và chính xác cao. Cả ý kiến thứ hai và ý kiến thứ ba đều không đưa ra được đặc điểm về tính hợp pháp của chứng cứ mà chỉ đề cập đến hai thuộc tính là tính khách quan, tính liên quan. Tổng hợp những quan điểm trên và theo khái niệm về chứng cứ nói chung tại Điều 86 BLTTHS, có thể khái quát định nghĩa về CCĐT như sau: CCĐT là những thông tin, DLĐT có thật, được thu thập và xác định từ nguồn DLĐT, theo trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hành vi phạm tội xảy ra hay không, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa cho việc giải quyết vụ án hình sự. 1.2. Nguồn của chứng cứ điện tử 1.2.1 Khái niệm nguồn của chứng cứ điện tử Nguồn của CCĐT là nơi chứa đựng, cung cấp CCĐT và tồn tại khách quan, có liên quan đến vụ án, có thể được các CQTHTT rút ra làm rõ các vấn đề cần phải chứng minh trong vụ án hình sự, được thu thập theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định và củng cố, sử dụng làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án hình sự. CCĐT được thu thập, xác định từ nguồn là các DLĐT. DLĐT là nguồn cung cấp các dữ liệu, thông tin, tình tiết mà từ đó rút ra được những chứng cứ có giá trị chứng minh sự thật khách quan của vụ án. Hay nói cách khác, nguồn của CCĐT chính là các DLĐT chứa đựng chứng cứ, tức là chứa đựng các thông tin, tư liệu tồn tại trong thực tế khách quan, có liên quan đến vụ án và được thu thập theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Như vậy, có thể khái quát định nghĩa về nguồn của CCĐT như sau: nguồn của CCĐT là các DLĐT có chứa đựng, cung cấp CCĐT để các CQTHTT củng cố, sử dụng làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án hình sự, được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. [14, tr.13]. 1.1.2. Dữ liệu điện tử DLĐT là ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được tạo ra, lưu trữ, truyền đi hoặc nhận được bởi phương tiện điện tử. DLĐT được khởi tạo dưới hai hình thức: Do người sử dụng tạo ra và do máy tính tự động tạo ra. 8
  15. - DLĐT do người sử dụng tạo ra: bao gồm các tài liệu, dữ liệu được tạo ra bởi hành vi của con người và được lưu lại trong bộ nhớ điện tử như văn bản, bảng biểu, hình ảnh số, thư điện tử, nội dung cuộc trò chuyện trên mạng, phản ánh của các khách hàng Nếu các dữ liệu này được khởi tạo, lưu giữ, truyền đi và nhận lại một cách khách quan, nội dung chứa đựng các thông tin liên quan đến hành vi phạm tội cũng như các tình tiết có liên quan khác, có ý nghĩa trong việc xác minh sự thật khách quan trong quá trình giải quyết vụ án và được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy định thì được xác định là CCĐT. - DLĐT do máy tính tự động tạo ra: là kết quả được tạo ra sau khi chương trình máy tính xử lý các dữ liệu đầu vào theo một thuật toán đã được xác định, ví dụ như: nhật ký truyền tệp tin trong máy tính (FTP tranfer logs), nhật ký hệ điều hành/các tập tin reg-istry; các bản ghi định vị (GPS records), các bản ghi và nhật ký trang thư điện tử (Wed mail IP logs and records) Sự tác động của con người đối với dữ liệu do máy tính tạo ra rất hạn chế. Những dữ liệu này nhằm chứng minh nguồn gốc truy cập trái phép, địa chỉ tấn công, các hành vi tấn công mạng. Tuy nhiên, để các dữ liệu sau khi thu được trên máy tính, USB, email của đối tượng, server của nhà cung cấp dịch vụ internet về hành vi truy cập trái phép, tấn công DDOS, phát tán virus, gian dối, lừa đảo trên mạng trở thành chứng cứ thì cần phải nghiên cứu và xác định các dữ liệu đó có đảm bảo được đầy đủ các thuộc tính của CCĐT hay không. [47, tr.31] 1.2.3. Phương tiện điện tử. DLĐT được sắp xếp, tổ chức để truy cập, khai thác, quản lý và cập nhật thông qua phương tiện điện tử. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự. Cụ thể hơn, phương tiện điện tử là “nơi” lưu trú, truyền đi hoặc nhận lại các dữ liệu điện tử. Đây cũng chính là loại phương tiện mà đối tượng phạm tội lợi dụng để thực hiện tội phạm một cách nhanh chóng, dễ dàng. Một số loại phương tiện điện tử mà đối tượng phạm tội sử dụng khi thực hiện tội phạm như: các thiết bị di động (thường lưu giữ những chứng cứ quan trọng phục vụ cho công tác điều tra 9
  16. như: tin nhắn, các cuộc gọi hay thậm chí một số thiết bị di động còn tự động lưu cả lịch trình đi lại của người sử dụng (Ví dụ, khi thu giữ được một chiếu điện thoại Iphone thì có thể khai thác được các thông tin về vị trí người sử dụng đã từng đến qua dịch vụ định vị Có thể thấy, các phương tiện điện tử rất đa dạng và phức tạp, đòi hỏi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải có kiến thức và kỹ năng về điện tử khi thực hiện thu thập chứng cứ thông qua các phương tiện điện tử. Phương tiện điện tử không đồng nhất với mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc trên các đường truyền. Mạng máy tính: là một hệ thống gồm nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối với nhau bởi đường truyền vật lý theo một kiến trúc (network architecture) nào đó nhằm thu thập, trao đổi dữ liệu và chia sẻ tài nguyên cho nhiều người sử dụng. Các máy tính được kết nối với nhau có thể trong cùng một phòng, một tòa nhà, một thành phố hoặc trên phạm vi toàn cầu. Mạng viễn thông: là tập hợp thiết bị viễn thông được liên kết với nhau bằng đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ viễn thông, dịch vụ ứng dụng viễn thông. Việc truyền thông tin giữa các đối tượng qua một khoảng cách, nghĩa là bao gồm bất kỳ hoạt động liên quan đến việc phát/nhận tin tức (âm thanh, hình ảnh, chữ viết ). Qua các phương tiện truyền thông (hữu tuyến như đường dây kim loại, cáp quang hoặc vô tuyến hoặc các hệ thống điện tử khác). Truyền dẫn: là quá trình truyền tải thông tin từ điểm này đến điểm khác trong mạng viễn thông. Mạng truyền dẫn đóng vai trò rất quan trọng trong các hệ thống viễn thông. Nó là nền tảng, là cơ sở hạ tầng cho việc thực hiện truyền tải thông tin, dịch vụ. Như vậy, có thể thấy phương tiện điện tử là một trong các loại thiết bị điện tử có chứa đựng các DLĐT cần thu giữ.[47, tr.33] 1.2.3. Mối liên hệ giữa chứng cứ điện tử, dữ liệu điện tử và phương tiện điện tử. Có thể khái quát mối liên hệ giữa CCĐT, DLĐT và phương tiện điện tử như sau: Thứ nhất, CCĐT chỉ có thể khai thác từ nguồn DLĐT. Do vậy, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các chủ thể tố tụng không thể tìm kiếm CCĐT ngoài 10
  17. DLĐT và luôn gắn liền với các thiết bị, phương tiện điện tử, phần mềm nhất định [15, tr.33]. Không phải mọi DLĐT là ký hiệu, chứ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự đều dùng để khai thác các CCĐT. Các DLĐT là nguồn của CCĐT khi các dữ liệu đó có chứa đựng các thông tin về người thực hiện hành vi phạm tội, những tình tiết khác có ý nghĩa trong giải quyết vụ án và được các cơ quan có thẩm quyền thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định. Thứ hai, DLĐT được thu thập từ phương tiện điện tử, mạng máy tính, mạng viễn thông, trên đường truyền và các nguồn điện tử khác. Như vậy, phương tiện điện tử là nơi lưu trú, truyền đi hoặc nhận lại các dữ liệu điện tử. Do đó, phương tiện điện tử phải có sự tương thích với dữ liệu điện tử và bảo đảm được việc lưu giữ đó có hiệu quả; phải hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện tử hoặc công nghệ tương tự. Thứ ba, các DLĐT mặc dù được phát hiện, ghi nhận, thu thập theo đúng trình tự, thủ tục mà BLTTHS quy định nhưng lại sử dụng các thiết bị, phương tiện điện tử, phần mềm không đảm bảo chất lượng, không bảo quản theo trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định thì cũng không thể sử dụng các thông tin chứa đựng dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự là các CCĐT. 1.3. Các đặc điểm của chứng cứ điện tử. Giống như chứng cứ nói chung và các chứng cứ truyền thống khác trong các vụ án hình sự nói riêng, thì CCĐT cũng phải đảm bảo ba thuộc tính chung của chứng cứ: đó là tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp. Ngoài ra, CCĐT có nguồn gốc là DLĐT nên nó còn có các đặc điểm mang tính đặc thù riêng. 1.3.1. Các thuộc tính chung của chứng cứ điện tử: 1.3.1.1. Tính khách quan: Tính khách quan của CCĐT thể hiện ở chỗ CCĐT phải là các thông tin, dữ liệu có thật, tồn tại một cách khách quan, không bị làm cho sai lệch, biến dạng, không phụ thuộc vào ý thức chủ quan của con người, có nguồn gốc rõ ràng và phù hợp với những tình tiết khác của vụ án. 11
  18. Về hình thức biểu hiện: các tài liệu, chứng cứ này được tìm thấy và đang lưu trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, USB, ổ cứng di động, đĩa quang, email, webside, điện toán đám mây, tài khoản trên mạng, trên máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ internet hoặc đang truyền trên mạng, phản ánh những khía cạnh, những diễn biến cụ thể của tội phạm. Cũng như các loại chứng cứ khác, CCĐT thực chất là những sự thật được chứng minh một cách rõ rệt và không thể chối cãi được. Nó phản ánh một cách trung thực những diễn biến của sự việc phạm tội mà CQTHTT đã phát hiện, thu thập để làm căn cứ xác định một cách minh bạch, rõ ràng và vững chắc là có tội phạm xảy ra hay không, có người thực hiện hành vi bị coi là tội phạm hay không, cũng như những tình tiết khác của một vụ án hình sự. Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, việc hiểu rõ và tuân thủ thuộc tính này của chứng cứ có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để đảm bảo thuộc tính này, đòi hỏi NTHTT khi phát hiện, thu thập, kiểm tra, xác minh cần tiến hành đầy đủ, thận trọng và chu đáo để tìm ra những chứng cứ thật, loại trừ chứng cứ giả tạo. Vì chỉ có những chứng cứ thật thì mới có khả năng chứng minh vụ án một cách chính xác, hiệu quả; nếu dùng chứng cứ giả tạo làm căn cứ để chứng minh thì sẽ dẫn đến các kết luận, phán quyết sai lầm. 1.3.1.2. Tính liên quan: Tính liên quan của CCĐT thể hiện ở mối liên hệ khách quan giữa CCĐT với những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự. Những CCĐT thu thập được phải có liên quan đến hành vi phạm tội, phải nhằm xác định một vấn đề nào đó thuộc về đối tượng chứng minh thì mới được coi là chứng cứ. Trong thực tế, khi tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử một vụ án hình sự, các CQTHTT thường thu thập được rất nhiều tài liệu, sự kiện khác nhau và chúng đều có thật. Tuy nhiên, chỉ những tài liệu, sự kiện nào có liên quan đến hành vi phạm tội, đến vụ án mới được dùng làm chứng cứ. Tính liên quan của CCĐT phải có tác dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc xác định có hay không có các vấn đề phải chứng minh. Ở cấp độ trực tiếp, đó là mối quan hệ giữa CCĐT và đối tượng chứng minh. Trong mối quan hệ này, thì CCĐT phải được dùng làm căn cứ 12
  19. để giải quyết thực chất vụ án, tức là xác định ngay các tình tiết cần phải chứng minh như hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội Ở cấp độ gián tiếp, có những thông tin, tư liệu không được dùng làm căn cứ trực tiếp để giải quyết thực chất vụ án nhưng lại được dùng để xác định các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án. Mặc dù là quan hệ gián tiếp nhưng trong nhiều trường hợp việc chứng minh tội phạm không thể thiếu được các thông tin, tư liệu này. Chính vì tính liên quan của CCĐT được thể hiện ở hai cấp độ nên trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các CQTHTT khi thu thập CCĐT phải xác định tính liên quan của chứng cứ ở cả hai cấp độ này. Tính liên quan của CCĐT thể hiện ở nguyên lý, công nghệ hình thành dấu vết điện tử, thông tin về không gian, thời gian hình thành dữ liệu (logfile, IP, siêu dữ liệu, hàm hash), địa chỉ lưu trú, nội dung thông tin, thời gian phạm tội (nguồn gốc và nội dung thư điện tử, chat, tin nhắn, công nghệ tấn công, nạn nhân, thiệt hại, camera ), cookies truy cập Việc xác định tính liên quan của CCĐT giúp cho các CQTHTT thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ một cách hợp lý, không làm lãng phí thời gian và tiền bạc, đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án hình sự được nhanh chóng, và đúng đắn. 1.3.1.3. Tính hợp pháp: Tính hợp pháp của CCĐT thể hiện ở chỗ: CCĐT đòi hỏi phải được thu thập, kiểm tra, đánh giá theo đúng quy định của BLTTHS 2015 và phải được rút ra từ nguồn chứng cứ do luật định; sử dụng công nghệ (phần cứng và phần mềm) được pháp luật công nhận, kể cả trong quá trình khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ vật chứng, sao lưu điện tử, chặn thu trên mạng, bảo quản, phục hồi, phân tích, tìm kiếm và giám định dữ liệu; đồng thời khi sử dụng chứng cứ phải kiểm tra tính hợp pháp của biện pháp thu thập. Tính hợp pháp của CCĐT được biểu hiện cụ thể trên hai phương diện: + CCĐT phải được thu thập, kiểm tra và đánh giá theo đúng trình tự, thủ tục do luật định. Điều này có nghĩa là CCĐT được thu thập bằng cách nào, dưới hình gì, bước nào thực hiện trước, bước nào thực hiện sau và trong các bước đó cần phải tiến hành 13