Luận văn Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa

pdf 116 trang vuhoa 23/08/2022 10760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_chu_quyen_quoc_gia_trong_xu_the_toan_cau_hoa.pdf

Nội dung text: Luận văn Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Chử Thị Nhuần CHỦ QUYỀN QUỐC GIA TRONG XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ Chuyên ngành: Luật quốc tế Mã số: 603860 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC hà nội - 2011
  2. MỤC LỤC Công trình được hoàn thành Mục lục 2 tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Mở đầu 3 Chương 1. Khái quát chung về chủ quyền quốc gia và toàn cầu 7 hoá Người hướng dẫn khoa học: TS.GVC. NGUYỄN LAN NGUYÊN 1.1. Khái quát về chủ quyền quốc gia 7 1.1.1. Các học thuyết cổ điển về chủ quyền quốc gia 7 1.1.2. Chủ quyền quốc gia theo quan niệm hiện nay 8 Phản biện 1: PGS. TS. Đoàn Năng 1.2. Khái quát về toàn cầu hoá 8 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của toàn cầu hoá 8 Phản biện 2: TS. Nguyễn Văn Bính 1.2.2. Mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá đối với sự phát 10 triển của quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ kinh tế thương mại nói riêng . 1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa chủ quyền quốc gia và toàn cầu 11 Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại Khoa hoá. Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội. 1.3.1. Tác động của quá trình toàn cầu hoá đối với chủ quyền 11 Vào hồi 7. giờ , ngày 15 tháng 12 năm 2011. quốc gia 1.3.2. Tác động của chủ quyền quốc gia đối với quá trình toàn 13 cầu hoá . 13 Có thể tìm hiểu luận văn tại Chương 2. Vấn đề chủ quyền quốc gia với kinh nghiệm của các Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội nước EU trong quá trình toàn cầu hoá. 2.1 Xu hướng hội nhập vào EU- thuận lợi và thách thức về chủ 13 Trung tâm tư liệu – Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội quyền quốc gia 2.1.1. Xu hướng hội nhập vào EU 13 2.1.2. Thuận lợi và thách thức 15 2
  3. MỤC LỤC Lời cam đoan 1 Mục lục 2 Bảng chú giải chữ viết tắt 5 Mở đầu 7 Chương 1. Khái quát chung về chủ quyền quốc gia và toàn cầu 13 hoá 1.1. Khái quát về chủ quyền quốc gia 14 1.1.1. Các học thuyết cổ điển về chủ quyền quốc gia 14 1.1.2. Chủ quyền quốc gia theo quan niệm hiện nay 20 1.2. Khái quát về toàn cầu hoá 20 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của toàn cầu hoá 20 1.2.2. Mặt tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá đối với sự phát 30 triển của quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ kinh tế thương mại nói riêng 1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa chủ quyền quốc gia và toàn cầu hoá. 36 1.3.1. Tác động của quá trình toàn cầu hoá đối với chủ quyền quốc 36 gia 1.3.2. Tác động của chủ quyền quốc gia đối với quá trình toàn cầu 41 hoá Chương 2. Vấn đề chủ quyền quốc gia với kinh nghiệm của các 43 nước EU trong quá trình toàn cầu hoá. 2.1 Xu hướng hội nhập vào EU- thuận lợi và thách thức về chủ quyền 44 quốc gia 2.1.1. Xu hướng hội nhập vào EU 44 2.1.2. Thuận lợi và thách thức 47 2.2 Xu hướng nói không với hội nhập EU- thuận lợi và thách thức về 54 2
  4. chủ quyền quốc gia 2.2.1. Xu hướng nói không với hội nhập EU 55 2.2.2. Thuận lợi và thách thức 56 2.3. Kinh nghiệm cho các nước trong quá trình hội nhập vào khu vực 62 vào quốc tế 2.3.1. Sự lựa chọn đúng đắn: Toàn cầu hóa vì mục tiêu chủ quyền 62 quốc gia 2.3.2. Vai trò của nhà nước trong thời đại toàn cầu hóa 68 Chương 3. Việt Nam với vấn đề chủ quyền quốc gia trong quá 75 trình hội nhập khu vực và thế giới 3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chủ quyền quốc gia và 75 hội nhập quốc tế. 3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về chủ quyền quốc gia 75 3.1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về hội nhập quốc tế 77 3.2 Những thuận lợi và thách thức của Việt Nam trong quá trình hội 80 nhập quốc tế 3.2.1. Những thuận lợi của Việt Nam trong quá trình hội nhập 80 quốc tế . 3.2.2. Những thách thức của Việt Nam trong quá trình hội nhập 83 quốc tế . 3.3. Một số biện pháp bảo vệ chủ quyền quốc gia Việt Nam trong bối 87 cảnh hội nhập quốc tế 3.3.1. Các biện pháp trong lĩnh vực ngoại giao 90 3.3.2. Các biện pháp trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh chính trị 91 3.3.3. Các biện pháp trong lĩnh vực kinh tế 97 3.3.4. Các biện pháp trong lĩnh vực văn hoá-tư tưởng 101 3.3.5. Áp dụng pháp luật quốc tế để bảo vệ chủ quyền quốc gia 102 3
  5. Kết luận 106 Danh mục tài liệu tham khảo 108 4
  6. BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ASC: Cộng đồng an ninh ASEAN. ASCC: Cộng đồng văn hoá và xã hội ASEAN. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. CCP: Chính sách thương mại chung. CET: Hệ thống thuế quan chung. CFSP: Chính sách an ninh và đối ngoại chung EAC: Cộng đồng kinh tế ASEAN EC: Cộng đồng châu Âu. ECB: Ngân hàng Trung ương châu Âu. ECJ: Toà án châu Âu. ECSC: Cộng đồng than và thép châu Âu. EDC: Cộng đồng quốc phòng châu Âu. EEC: Cộng đồng kinh tế châu Âu. EFTA: Hiệp hội tự do thương mại châu Âu. EMU: Liên minh kinh tế - tiền tệ châu Âu. EP: Nghị viện châu Âu. ESCB: Hệ thống ngân hàng Trung ương châu Âu EU: Liên minh Châu Âu Euratom: Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu. EPC: Hợp tác chính trị châu Âu GATT: Hiệp định chung thuế quan và thương mại IMF: Quỹ tiền tệ quốc tế ISPA: Trương trình hỗ trợ hạ tầng giao thông và môi trường NATO: Tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương. OEEC: Tổ chức hợp tác kinh tế châu Âu. PHARE: Chương trình hỗi trợ tái thiết kinh tế Ba Lan và Hungary 5
  7. QMV: Phương thức bỏ phiếu theo đa số SAPARD: Chương trình hỗ trợ nông nghiệp và nông thôn SEA: Đạo luật châu Âu thống nhất. SEM: Thị trường châu Âu đơn nhất. SNG: Cộng đồng các quốc gia độc lập TEC: Hiệp ước về thành lập Cộng đồng châu Âu. TEU: Hiệp ước về Liên minh Châu Âu WB: Ngân hàng thế giới. WEU: Liên minh Tây Âu. 6
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lý không thể tách rời của quốc gia. Bảo vệ chủ quyền quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của mọi Nhà nước, trong mọi giai đoạn phát triển của lịch sử. Sự ra đời, tồn tại, vận động và phát triển của Nhà nước với thuộc tính chủ quyền quốc gia luôn chịu sự tác động, chi phối của quá trình vận động và phát triển mạnh mẽ của đời sống xã hội trong nước và quốc tế đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa. Đây là một hiện tượng lịch sử với những nguyên nhân khách quan và chủ quan xuất phát từ quá trình vận động và phát triển của lịch sử nhân loại. Ngày nay, không thể phủ nhận rằng toàn nhân loại, mỗi quốc gia, mỗi đơn vị kinh tế và mỗi người dân đang chịu ảnh hưởng sâu sắc từ xu thế phát triển khách quan của toàn cầu hoá. Quá trình toàn cầu hoá là hiện tượng mới mẻ của lịch sử, bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, thương mại và đầu tư, đang lan rộng ra các lĩnh vực khác của nền kinh tế và có tác động sâu sắc tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, văn hoá, xã hội Tác động của toàn cầu hoá đối với chủ quyền quốc gia cũng được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực đó. Trước sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hoá đối với đời sống xã hội như vậy có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. - Quan điểm thứ nhất cho rằng: Toàn cầu hoá xu thế rất tích cực cho sự phát triển của mỗi quốc gia. - Quan điểm thứ hai cho rằng: Toàn cầu hoá là một xu thế tiêu cực nó làm ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực xã hội của mỗi quốc gia, nó làm ảnh hưởng tới những giá trị chuẩn mực của đời sống, làm sói mòn những giá trị tốt đẹp của nhân loại. - Quan điểm thứ ba cho rằng: Trong xu thế toàn cầu hoá chủ quyền quốc gia không còn tuyệt đối nữa mà chỉ tương đối. Toàn cầu hoá dần dần sẽ làm 7
  9. xoá bỏ đi ranh giới giữa các quốc gia, các quốc gia sẽ không còn biên giới lãnh thổ và lúc đó tất cả loài người đang sống trên hành tinh này là một quốc gia thống nhất. Với những quan điểm về tác động của toàn cầu hoá đối với chủ quyền quốc gia như vậy. Đòi hỏi những nhà nghiên cứu phải có cái nhìn toàn diện về mọi khía cạnh của chủ quyền quốc gia dưới tác động của toàn cầu hoá, từ đó đưa ra được sự nhìn nhận chung và đề ra được những biện pháp tổng thể nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng và tính thời sự của vấn đề này, tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hoá” là đề tài nghiên cứu tốt nghiệp cao học Luật, chuyên ngành Luật quốc tế của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Chủ quyền quốc gia được đề cập thường xuyên trong nghiên cứu và giảng dạy về Nhà nước và pháp luật, đặc biệt là ngành Luật quốc tế. Trong các giáo trình luật quốc tế của các trường đại học đều có trình bày về chủ quyền quốc gia trong các chương như chủ thể của luật quốc tế. Trong các tác phẩm của các luật gia Tư sản như cuốn Tinh thần pháp luật của Montesquieu, bàn về khế ước xã hội, chủ quyền quốc gia cũng được quan tâm nghiên cứu. ở Việt Nam cũng có nhiều tác giả có những công trình nghiên cứu về chủ quyền quốc gia, như TS. Nguyễn ngọc đào với bài viết: Bàn về nội dung một số lý thuyết xung quanh vấn đề chủ quyền nhà nước, in trong cuốn tạp chí Luật học, số 4 năm 1998. NXB Chính trị quốc gia đã phát hành cuốn “Chủ quyền kinh tế trong một thế giới đang toàn cầu hoá”, cuốn sách này là tập hợp các bài phát biểu tại hội nghị cùng tên diễn ra tại Băng cốc – Thái Lan vào tháng 3 năm 1999, nhằm mục đích xây dựng kinh tế học lấy nhân dân làm trung tâm cho thế kỷ XXI. Thực chất cuốn sách này chỉ nhìn nhận dưới góc độ kinh tế học chứ không phải là luật học, không giải quyết những vấn đề lý luận và 8
  10. thực tiễn về chủ quyền quốc gia. Như vậy, ở Việt Nam, tác giả chưa thấy có một công trình nào đề cập tới chủ quyền quốc gia một cách thực sự đầy đủ và có hệ thống. Vấn đề toàn cầu hoá hiện nay đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trong nước cũng như quốc tế. Ở Việt Nam có nhiều cuốn sách nói về toàn cầu hoá như: cuốn Toàn cầu hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn của GS,TS.Lê Hữu Nghĩa – TS. Lê Ngọc Tòng (đồng chủ biên) NXB Chính trị Quốc gia, năm 2004, cuốn sách đề cập đến những đặc điểm chủ yếu, những xu thế lớn của thế giới và triển vọng hai thập niên đầu thế kỷ XXI. Cuốn “toàn cầu hoá quan điểm và thực tiễn kinh nghiệm quốc tế, do NXB Thống kê phát hành năm 1999, cuốn sách đề cập đến những quan điểm khác nhau của những lực lượng, những trào lưu tư tưởng và hành động chính yếu trên thế giới về toàn cầu hoá. Cuốn “ Toàn cầu hoá dưới góc nhìn khác nhau” do NXB Chính trị Quốc gia phát hành năm 2005, cuốn sách bao gồm những bài viết của các tác giả trong và ngoài nước lập luận về toàn cầu hoá, có ý kiến phê phán hết sức gay gắt thể hiện quan điểm riêng của các tác giả. Bên cạnh đó các tạp chí chuyên ngành cũng cho đăng tải nhiều bài viết về toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, đáng chú ý là Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, Tạp chí nhà nước và pháp luật, Tạp chí nghiên cứu lập pháp Tóm lại vấn đề toàn cầu hoá được nhìn nhận từ rất nhiều góc độ khác nhau, được phân tích về các tác động của nó đối với nhiều hiện tượng khác nhau của đời sống xã hội, nhưng cũng chưa có tác giả nào nêu được một cách toàn diện về sự tác động của toàn cầu hoá đối với chủ quyền quốc gia đặc biệt chưa tác giả nào đi sâu nghiên cứu vấn đề chủ quyền quốc gia của một số nước trong Liên minh Châu Âu bị tác động như thế nào khi họ gia nhập tổ chức này, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam và các nước khi tham gia hội nhập vào khu vực và thế giới. 9
  11. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục đích thực hiện đề tài: Tổng hợp và phân tích những quan điểm khoa học về chủ quyền quốc gia và toàn cầu hoá, phân tích những tác động của toàn cầu hoá đối với chủ quyền quốc gia. Nghiên cứu những thuận lợi và thách thức đối với vấn đề chủ quyền của một số nước thành viên EU khi gia nhập vào tổ chức này và trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về toàn cầu hoá tác giả đưa ra một số kinh nghiệm mà Việt Nam và các nước có thể tham khảo khi tham gia vào quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới. Với việc hoàn thiện luận văn này tác giả mong muốn góp một phần sức lực của mình trong nghiên cứu và giảng dạy đặc biệt là trong ngành luật quốc tế Nhiệm vụ của đề tài: - Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chủ quyền quốc gia. Cụ thể hệ thống được những quan điểm, học thuyết cổ điển về chủ quyền quốc gia và toàn cầu hoá. Phân tích và những quan điểm hiện đại về chủ quyền quốc gia và toàn cầu hoá, từ đó đưa ra một định nghĩa khoa học về chủ quyền quốc gia và toàn cầu hoá. Phân tích, đánh giá tác động của toàn cầu hóa đối với mọi mặt của đời sống xã hội trong nước cũng như quốc tế. - Trên cơ sở nghiên cứu mô hình nhà nước Liên minh Châu Âu chỉ ra được vấn đề chủ quyền quốc gia của một số nước thành viên bị tác động như thế nào khi gia nhập vào mô hình này, từ đó rút ra được những kinh nghiệm gì cho Việt Nam và các quốc gia khác khi gia nhập vào ASEAN nói riêng và thế giới nói chung. - Phân tích quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam về vấn đề hội nhập trong xu thế toàn cầu, tổng kết những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình hội nhập quốc tế, phân tích những thuận lợi và khó khăn mà Việt Nam đã và sẽ phải đối mặt trong thời gian tới từ đó đưa ra những 10
  12. biện pháp nhằm bảo đảm chủ quyền quốc gia Việt Nam trong xu hướng hội nhập. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận về chủ quyền quốc gia và toàn cầu hoá, Tác động của toàn cầu hoá đối với chủ quyền quốc gia, chủ quyền quốc gia của một số nước trong Liên minh Châu Âu khi gia nhập tổ chức này, nghiên cứu quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hội nhập trong xu thế toàn cầu hoá. Phạm vi nghiên cứu: trong khuôn khổ một luật văn thạc sỹ, thời gian nghiên cứu có hạn bên cạnh đó nguồn tài liệu chưa phong phú tác giả không có tham vọng giải quyết sâu sắc, triệt để mọi vấn đề về chủ quyền quốc gia và toàn cầu hoá và mối quan hệ giữa chủ quyền quốc gia và toàn cầu hoá. Trọng phạm vi luận văn, tác giả đề cập đến những vấn đề lý luận cơ bản về chủ quyền quốc gia và toàn cầu hoá, thấy được mối quan hệ qua lại giữa chúng. Về mặt thực tiễn tác giả đi nghiên cứu mô hình của Liên minh Châu Âu để chỉ ra được những thuận lợi và thách thức về mặt chủ quyền khi một quốc gia tham gia vào một tổ chức hay nói cách khác khi một quốc gia hội nhập vào khu vực hay thế giới trong xu thướng toàn cầu hoá thì gặp những thuận lợi và thách thức gì về chủ quyền. Về ứng dụng đối với Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới là một nhu cầu tất yếu, vì vậy tác giả đi nghiên cứu quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong vấn đề này và từ đó mạnh dạn đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập mà vẫn bảo đảm được chủ quyền quốc gia. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, kết hợp hiệu quả với các phương pháp khoa học truyền thống khác như phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, logic, lịch sử 11
  13. 5. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn đi tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về chủ quyền quốc gia, phân tích được mối quan hệ biện chứng giữa toàn cầu hoá và chủ quyền quốc gia, từ đó thấy được những tác động mà quá trình toàn cầu hoá đem lại đối với chủ quyền quốc gia. Trên cơ sở nghiên cứu mô hình của Liên minh Châu Âu để thấy được sự được và mất gì về chủ quyền quốc gia khi các thành viên tham gia vào tổ chức này. Từ đó tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập vào khu vực và thế giới. 6. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn được kết cấu làm 3 chương, cụ thể: Chương 1: Khái quát chung về chủ quyền quốc gia và toàn cầu hoá; Chương 2: Vấn đề chủ quyền quốc gia với kinh nghiệm của các nước EU trong quá trình toàn cầu hoá; Chương 3: Việt Nam với vấn đề chủ quyền quốc gia trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới. 12
  14. CHƢƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ TOÀN CẦU HOÁ 1.1. Khái quát về chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là một thuộc tính chính trị - pháp lý, là cơ sở của nền độc lập chính trị, kinh tế của quốc gia. Chủ quyền quốc gia không chỉ thu hút sự quan tâm của các triết gia, chính trị gia, luật gia và của những người làm công tác nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, mà chủ quyền quốc gia ngày nay còn được nhắc tới thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng, nó gơi dậy sự tìm hiểm của bất kỳ ai quan tâm đến vấn đề thời sự này. Tuy nhiên khái niệm chủ quyền quốc gia là một khái niệm rất trừu tượng, phức tạp, gây nên sự tranh luận giữa các nhà triết học, luật học và chính trị học và là một khái niệm được giải thích khác nhau theo cách nhìn nhận của người giải thích, chẳng hạn các luật gia quốc tế thường quan tâm tới các thuộc tính liên quan đến một quốc gia độc lập, có chủ quyền trong cộng đồng quốc tế; các chính trị gia thường quan tâm tới nguồn gốc của quyền lực chính trị trong một quốc gia; các luật gia về hiến pháp thường quan tâm tới quyền lực pháp lý tối cao ở một quốc gia, nhất là ở những nước theo thể chế đại nghị. Chính vì vậy, thuật ngữ chủ quyền quốc gia dù đã xuất hiện hàng trăm năm qua, nhưng xung quanh vấn đề này vẫn tồn tại nhiều học thuyết và quan điểm khác nhau gây nhiều tranh cãi giữa các nhà triết học, luật học, chính trị học. Trong bối cảnh toàn cầu hoá và sự hình thành một trật tự thế giới mới việc nghiên cứu và thảo luận về vấn đề này thực sự có ý nghĩa. 13
  15. 1.1.1. Các học thuyết cổ điển về chủ quyền quốc gia. Bối cảnh hình thành các học thuyết về chủ quyền quốc gia là vào thời kỳ quân chủ chuyên chế ở Tây Âu khoảng thế kỷ XV-XVI. Trong thời kỳ này, với sự tập trung quyền lực vào tay nhà vua, xã hội Tây Âu lúc đó đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, mâu thuẫn gay gắt giữa giai cấp phong kiến với các giai tầng khác của xã hội, đặc biệt là giai cấp Tư sản đang phát triển mạnh mẽ. Những nhà tư tưởng thời kỳ này đã đưa ra hàng loạt các quan điểm tiến bộ nhằm giải phóng con người, chống lại sự cai trị độc đoán, chuyên quyền của giai cấp phong kiến và sự chú ý được tập trung vào các vấn đề như quyền lực chính trị trong xã hội có Nhà nước và pháp luật. Các học thuyết này tồn tại và phát triển qua giai đoạn cực thịnh của chủ nghĩa tư bản. Chính các học thuyết này có ảnh hưởng đến quan niệm chủ quyền quốc gia hiện nay, trong đó tiêu biểu là các học thuyết về chủ quyền quốc gia như: - Học thuyết chủ quyền tuyệt đối - Học thuyết chủ quyền độc lập 1.1.1.1. Học thuyết chủ quyền tuyệt đối. Học thuyết chủ quyền tuyệt đối ra đời ở Tây Âu vào thế kỷ XV- XVI nhằm chống lại Giáo hoàng và Hoàng đế. Những người đại diện cho học thuyết này là J. Bondin, Machiaveli, H.Grotius, Trong cuốn “Le Prince” xuất bản năm 1532, Niccolo Machiaveli đưa ra quan điểm về chủ quyền quốc gia một cách cực đoan như sau. Ông cho rằng chủ quyền quốc gia phải tuyệt đối, và phải được đặt trên mọi quyền lực khác. Điều này có nghĩa Nhà cầm quyền nếu muốn bành trướng quyền lực có thể vận dụng tất cả các phương thức, thủ đoạn kể cả những thủ đoạn xảo quyệt, trái với luân thường đạo lý. Chủ nghĩa phát xít Đức cũng đã dựa vào học thuyết về chủ quyền tuyệt đối để biện minh cho chế độ độc tài phát xít của mình gây ra đại chiến thế giới thứ hai [54, tr6] 14
  16. Và trong tác phẩm nổi tiếng “Six books of a Commonwealth, 1606” tạm dịch (sáu tuyển tập về Khối thình vượng chung) của Jeam Bodin (Nhà triết học Phục hưng Pháp) cũng có chủ trương coi chủ quyền quốc gia là tuyệt đối. Nhưng trong tác phẩm này hầu như chỉ tập trung vào phân tích mối quan hệ giữa nhà nước với xã hội công dân, tức là hầu như chỉ đề cập đến khía cạnh đối nội của chủ quyền quốc gia. Xét trên nhiều phương diện, thuyết chủ quyền tuyệt đối là cực đoan đi ngược lại xu thế chung của lịch sử quan hệ quốc tế. Quan điểm đó trong giai đoạn hội nhập quốc tế lại càng có tính nguy hiểm, bởi điều này cho phép các quốc gia tự đặt ra các quy tắc, luật lệ hành xử riêng của mình, không thừa nhận giá trị ràng buộc pháp lý chung của các cam kết quốc tế, bất chấp pháp luật quốc tế. Tạo điều kiện thuận lợi để những nước có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh lấn át những nước yếu hơn. Điều này gây cản trở cho sự hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. 1.1.1.2. Học thuyết chủ quyền độc lập Đại diện tiêu biểu cho học thuyết này là Charles Rousseau. Theo ông, chủ quyền quốc gia đồng nghĩa với sự độc lập của quốc gia đó. Trong tác phẩm của mình, Ông giải thích hai khái niệm “ chủ quyền” và “độc lập” có nhiều điểm tương đồng, nhất là ba thuộc tính sau: Quyền lực toàn vẹn, quyền lực chuyên biệt và quyền lực tự chủ quốc gia. Theo quan niệm này, chủ quyền quốc gia phải toàn vẹn, chính quyền được phép can thiệp vào mọi lĩnh vực xét thấy có lợi cho sự tồn tại và phát triển bền vững của quốc gia. Chủ quyền quốc gia phải độc chuyên trên toàn bộ lãnh thổ của mình, trừ trường hợp quốc gia muốn tự mình hạn chế độc quyền này bởi những cam kết quốc tế với nước ngoài và các tổ chức quốc tế. Chủ quyền quốc gia phải tự chủ, không lệ thuộc vào một quốc gia nào trong quan hệ đối nội và đối ngoại 15
  17. Xét một cách toàn diện thì Học thuyết chủ quyền độc lập là một quan điểm tiến bộ, và nó có nhiều điểm tương đồng với quan điểm hiện đại về chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên học thuyết này vẫn còn những điểm hạn chế như học thuyết này mới chỉ tập trung vào một khía cạnh của chủ quyền quốc gia đó là lĩnh vực đối nội mà chưa đề cập đến khía cạnh đối ngoại của quốc gia. Nó sẽ trở thành thứ lý luận nguy hiểm khi phát triển quan điểm quyền lực tự chủ lên thành quyền lực vô hạn và áp dụng quyền lực đó ra ngoài phạm vi lãnh thổ của quốc gia, dẫn đến tình trạng quốc gia bất chấp mọi nguyên tắc, luật lệ quốc tế sẵn sàng làm mọi cách để đạt được mục đích mong muốn, điều này đi ngược lại với thực tiễn tồn tại của Luật quốc tế. Trên đây là hai học thuyết tiêu biểu nhất về chủ quyền quốc gia được hình thành và phát triển trong thời kỳ giai cấp tư sản đang lớn mạnh và đấu tranh quyết liệt với giai cấp phong kiến giành quyền lực về chính trị. 1.1.1.3. Một số học thuyết khác về chủ quyền quốc gia. Trong lịch sử pháp luật quốc tế còn tồn tại nhiều học thuyết khác về chủ quyền quốc gia như: - Thuyết chủ quyền tối đa mà đại diện tiêu biểu là G.Scelles, ông cho rằng trong quan hệ quốc tế các quốc gia có chủ quyền tuy là không tuyệt đối nhưng cũng đủ rộng lớn hơn chủ quyền của các thực thể khác trong thế giới này, và do có chủ quyền tối đa đó nên quốc gia giữ vị trí ưu thế trong xã hội quốc tế. - Người ta cũng nhắc tới học thuyết về chủ quyền đối ngoại của những nước tham gia Công ước Montevideo năm 1933 về quyền và nghĩa vụ của quốc gia. Theo học thuyết này, quốc gia phải có một quyền uy chính trị khả dĩ đủ năng lực đối ngoại của quốc gia để giao tiếp với các thực thể chính trị khác trong quan hệ quốc tế, để bảo vệ và duy trì hoà bình và an ninh quốc tế 16
  18. - Thuyết chủ quyền nhân dân mà đại diện là Jean Jacques Rousseau (1712 – 1778), trong cuốn “Bàn về Khế ước xã hội” ông cho rằng chủ quyền nhân dân tập trung ở ý tưởng về ý chí chung. Học thuyết này của ông đã phát triển trên cơ sở học thuyết chủ quyền độc lập (chủ quyền bên trong) lên một tầng nấc mới. Kế tiếp ông là John Austin (1790- 1859) đã đưa ra học thuyết về chủ quyền và chủ nghĩa lập hiến. Trong khi đó khái niệm về chủ quyền đối ngoại hay chủ quyền bên ngoài gắn bó với cuộc đấu tranh cho chính quyền nhân dân. Hai ý tưởng chủ quyền bên trong và chủ quyền bên ngoài hợp nhất lại để tạo thành khái niệm hiện đại là “chủ quyền quốc gia” (National sovereignty) [ 48]. Có thể nói, trên đây là những điểm sáng về tư tưởng, nhưng nhìn chung, các học thuyết này vẫn giải thích vấn đề chủ quyền quốc gia một cách phiến diện mà chưa thực sự đi sâu vào bản chất của vấn đề, đặc biệt chưa làm rõ được hai khía cạnh đối nội và đối ngoài của chủ quyền quốc gia. Song cũng không thể phủ nhận các học thuyết này đã có nhiều đóng góp cho sự hình thành và phát triển của quan niệm ngày nay về chủ quyền quốc gia. 1.1.2. Chủ quyền quốc gia theo quan niệm hiện nay Chủ quyền quốc gia là một trong các thuộc tính chính trị - pháp lý của quốc gia. Nội dung thực tế và cội nguồn tư tưởng hệ của chủ quyền thay đổi trong suốt quá trình lịch sử tuỳ thuộc vào tính chất của hình thái kinh tế xã hội. Trên cơ sở kế thừa những điểm hợp lý, khoa học của những học thuyết cổ điển về chủ quyền quốc gia, quan điểm hiện đại lý giải về chủ quyền quốc gia ở dưới những góc độ sau: Trong cuốn “từ điển ngoại giao”, năm 1973, tập 3, tr.433-435; “Từ điển pháp luật quốc tế”, năm 1982, tr.214-215 định nghĩa Chủ quyền quốc gia được hiểu là sự thống nhất cao của quyền lực nhà nước trên toàn đất nước đó và sự độc lập của quyền lực nước đó trong quan hệ quốc tế 17
  19. Trong cuốn “từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam” định nghĩa Chủ quyền quốc gia như sau: Chủ quyền quốc gia là thuộc tính chính trị - pháp lí không thể tách rời của quốc gia. Nội dung của chủ quyền quốc gia bao gồm quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Như vậy trong thời đại ngày nay, khái niệm chủ quyền được nhìn nhận chủ yếu dưới hai góc độ đó là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Để làm rõ khái niệm này ta đi vào phân tích cụ thể từng khía cạnh của khái niệm như sau: - Quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ Quan điểm hiện đại cho rằng, quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ có nghĩa là trên lãnh thổ của mình chỉ có quốc gia mới có đầy đủ quyền lực lập pháp, hành pháp, tư pháp tối cao. Quyền lực tối cao đó của quốc gia cho phép loại trừ mọi quyền lực khác của nước ngoài trên lãnh thổ của mình và là căn cứ để quốc gia giải quyết mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng trong phạm vi lãnh thổ của mình, không một thế lực nào từ bên ngoài được phép dùng sức ép về chính trị, quân sự, kinh tế để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia dưới mọi hình thức. Quốc gia có toàn quyền trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình, bảo vệ đường biên giới quốc gia mình, chống lại mọi hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia phù hợp với nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế. Nói cách khác, về mặt đối nội chủ quyền quốc gia dừng lại ở biên giới lãnh thổ giống như sự tự do của mỗi con người dừng lại ở chỗ sự tự do của người khác bắt đầu. Và để được các nước công nhận chủ quyền của mình, mỗi nước cũng phải công nhận chủ quyền của nước khác và chấp nhận sự tự giới hạn ấy - Quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế 18
  20. Trong quan hệ quốc tế, quyền độc lập của quốc gia thể hiện qua quyền tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại của quốc gia không có sự áp đặt từ các chủ thể khác, trên cơ sở sự tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Việc xây dựng hệ thống các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh mối quan hệ giữa quốc gia với các chủ thể khác trong quan hệ quốc tế không dựa trên cơ sở áp đặt ý chí mà thông qua con đường duy nhất là thoả thuận trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Tuy trong Luật quôc tế có tồn tại các điều khoản Juscongens là điều khoản mang tính mệnh lệnh, bắt buộc trong quan hệ quốc tế, nhưng về bản chất nó cũng là sự thoả thuận, nó được hình thành trên cơ sở “sự thừa nhận rộng rãi” của các chủ thể luật quốc tế. Sự độc lập của quốc gia trong quan hệ với các quốc gia khác, các chủ thể khác của Luật quốc tế thể hiện ở đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, quyền tự quyết định trong việc tham gia vào các tổ chức và diễn đàn hợp tác quốc tế, đặc biệt là quyền bảo vệ trước mọi hành vi can thiệp từ bên ngoài. Tính độc lập và bình đẳng của chủ quyền quốc gia là nền tảng của quan hệ quốc tế hiện đại. Trật tự quốc tế chỉ có thể được duy trì nếu các quyền bình đẳng của các quốc gia tham gia trật tự đó được hoàn toàn bảo đảm. Chủ quyền quốc gia ở phương diện này thể hiện là sự chế ước và sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong môi trường hợp tác quốc tế. Trong mối tương quan của sự bình đẳng, sự độc lập của từng quốc gia do chủ quyền đem lại không bao hàm ý nghĩa quốc gia tồn tại tách rời cộng đồng quốc tế. Trái lại, điều đó thể hiện sự tồn tại của quốc gia với tư cách là một đơn vị trong cộng đồng quốc tế. Hai nội dung quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ và quyền độc lập trong quan hệ quốc tế của quốc gia gắn bó chặt chẽ với nhau và là tiền đề cho nhau. Những nội dung này được khẳng định trong pháp luật của từng quốc gia và trong các văn bản pháp lí quốc tế. 19
  21. 1.2. Khái quát về toàn cầu hoá Thuật ngữ “toàn cầu hoá” (globalization) được lưu hành nhanh chóng từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX. Khi đó, nó thay thế cho thuật ngữ “quốc tế hoá‟‟ (internationalization), “xuyên quốc gia hoá” (integration), là một khái niệm miêu tả mạng lưới nhân loại tác động lẫn nhau xuyên biên giới đang không ngừng lớn mạnh. Do khái niệm này đề cập đến nhiều thay đổi về xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá,v.v dưới các góc độ khác nhau do đó đã đưa ra những ý nghĩa khác nhau, kết quả dẫn đến nhiều tranh cãi trên một số vấn đề như: định nghĩa toàn cầu hoá, toàn cầu hoá bắt đầu từ khi nào, ảnh hưởng của nó đối với mỗi quốc gia dân tộc, và đặc trưng của toàn cầu hoá là gì. Và cho tới nay các chủ đề này vẫn mang tính thời sự, gây nhiều tranh luận trong các cuộc hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Để làm rõ hơn về quá trình toàn cầu hoá, Luận văn tập trung vào các vấn đề sau: lịch sử hình thành và phát triển, khái niệm toàn cầu hoá. 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển của toàn cầu hoá 1.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của quá trình toàn cầu hoá Có rất nhiều quan điểm khác nhau về quá trình hình thành và phát triển của toàn cầu hóa, dưới những góc độ khác nhau mà các tác giả có những cái nhìn khác nhau về lịch sử hình thành và phát triển của toàn cầu hoá. Sau đây là những quan điểm chính về lịch sử hình thành và phát triển của quá trình toàn cầu hoá Với lý thuyết về dịch chuyển lao động và sự phát triển của thuyết tự do mới, tác giả như Mittelman cho rằng, toàn cầu hóa đã trải qua ba thời kỳ chính [68]. Thời kỳ thứ nhất xuất hiện cách đây khoảng 5.000 năm khi một số nhóm người đã bắt đầu vượt khỏi biên giới của bộ tộc hay lãnh thổ của mình để xâm chiếm dân tộc khác, hay chỉ để trao đổi hàng hóa và tìm nơi định cư mới. 20