Luận văn Chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội

pdf 102 trang vuhoa 23/08/2022 4981
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_chinh_sach_tao_viec_lam_cho_nong_dan_sau_khi_thu_ho.pdf

Nội dung text: Luận văn Chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN TRỌNG BÀO CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN SAU KHI THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ Hà Nội, 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN TRỌNG BÀO CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN SAU KHI THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC QUẢN LÝ MÃ SỐ: ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Chiều Hà Nội, 2015
  3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4 DANH MỤC BẢNG BIỂU 5 PHẦN MỞ ĐẦU 6 1. Tính cấp thiết của đề tài 6 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 10 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 11 5. Câu hỏi nghiên cứu 11 6. Giả thuyết nghiên cứu 12 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 12 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 12 9. Kết cấu luận văn 13 PHẦN NỘI DUNG 14 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN SAU KHI THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 14 1.1. Cơ sở lý luận về chính sách tạo việc làm 14 1.1.1. Lý luận về việc làm 14 1.1.2. Chính sách tạo việc làm cho nông dân 17 1.2. Sự cần thiết thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp 21 1.2.1. Đối với xã hội 21 1.2.2. Đối với người nông dân 24 1.3. Hệ thống chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam 25 1
  4. 1.3.1. Chính sách chung của Nhà nước về tạo việc làm 25 1.3.2. Chính sách đặc thù của thành phố Hà Nội về tạo việc làm đối với nông dân 34 Tiểu kết chƣơng 1 37 CHƢƠNG 2.THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN SAU KHI THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC 38 2.1. Khái quát đặc điểm huyện Hoài Đức 38 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 38 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 39 2.1.3. Đặc điểm lao động - việc làm 42 2.1.4. Đánh giá thuận lợi, khó khăn và dự báo tình hình thu hồi đất và nhu cầu tạo việc làm cho người nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở Hoài Đức trong thời gian tới. 44 2.2. Kết quả chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức 47 2.2.1. Kết quả triển khai thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức 47 2.2.2. Kết quả tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức 53 2.3. Tồn tại và nguyên nhân trong việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức 57 2.3.1. Những tồn tại chủ yếu trong việc thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức 57 2.3.2. Nguyên nhân của những tồn tại 59 Tiểu kết chƣơng 2 61 2
  5. CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHỦ YẾU CHO NÔNG DÂN SAU KHI THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC 63 3.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức 63 3.1.1. Quan điểm tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức 63 3.1.2. Phương hướng tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức. 66 3.2. Một số giải pháp chủ yếu và khuyến nghị tạo việc làm cho ngƣời nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức 68 3.2.1. Nhóm giải pháp tạo việc làm thông qua phát triển kinh tế - xã hội 68 3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách đối với người nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp 73 3.2.3. Nhóm giải pháp tạo việc làm thông qua giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 78 3.2.4. Nhóm giải pháp về tài chính 80 3.2.5. Nhóm giải pháp tăng cường tính tích cực của người lao động 82 3.2.6. Nhóm giải pháp về hạn chế tỷ lệ tăng dân số và nâng cao chất lượng nguồn lao động ở nông thôn 84 3.2.7. Một số khuyến nghị 87 Tiểu kết chƣơng 3 92 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96 3
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT VIẾT TẮT NGHĨA ĐẦY ĐỦ 1 CNH, HĐH Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá 2 HĐND Hội đồng nhân dân 3 KT - XH Kinh tế - Xã hội 4 UBND Uỷ ban nhân dân 5 NXB Nhà xuất bản 4
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện qua các năm 40 Bảng 2.2: Thu nhập bình quân đầu ngƣời 40 Bảng 2.3: Quy mô dân số và lực lƣợng lao động 42 Bảng 2.4: Tình hình thất nghiệp của lực lƣợng lao động trong huyện 43 Bảng 2.5: Số lƣợng và tỷ lệ thiếu việc làm trong dân số hoạt động kinh tế thƣờng xuyên (HĐKTTX) của huyện 44 Bảng 2.6: Lực lƣợng lao động đang làm việc (theo ngành Kinh tế của huyện)48 Bảng 2.7: Kết quả giải quyết việc làm 3 năm 2012 - 2014 52 5
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, cả nƣớc nói chung và huyện Hoài Đức nói riêng đang trong quá trình CNH, HĐH. Vì vậy, việc phát triển các khu công nghiệp và khu đô thị là một đòi hỏi tất yếu. Hoài Đức là huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội, phía Bắc tiếp giáp với quận Bắc Từ Liêm, huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phƣợng; Phía Đông giáp quận Hà Động và quận Nam Từ Liêm; phía Tây giáp huyện Quốc Oai và huyện Phúc Thọ; phía Nam giáp quận Hà Đông và huyện Quốc Oai. Hoài Đức trở thành một cửa ngõ quan trọng của Thủ đô Hà Nội với nhiều huyết mạch giao thông quan trọng nhƣ Đại lộ Thăng Long, quốc lộ 32, các trục tỉnh lộ 420, 422, 423 và nhiều dự án nhƣ đƣờng vành đai 4 và các khu đô thị. Trong quá trình mở rộng và phát triển các khu công nghiệp và khu đô thị dẫn đến sự thay đổi về mục đích sử dụng đất đai, lao động, việc làm và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Về lâu dài, sự thay đổi này mang tính chất tích cực, tạo điều kiện cho cơ cấu kinh tế huyện Hoài Đức theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, sự phát triển các khu công nghiệp và khu đô thị trên địa bàn huyện Hoài Đức cũng tạo ra rất nhiều khó khăn cho ngƣời nông dân (14.844 hộ nông dân với số lao động 29.688) sau khi thu hồi đất nông nghiệp, nhất là những nơi có tốc độ công nghiệp và đô thị hoá diễn ra nhanh. Trong đó, vấn đề việc làm của ngƣời nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp đƣợc coi là vấn đề cấp thiết nhất đối với cấp uỷ, chính quyền huyện Hoài Đức hiện nay. Giai đoạn vừa qua, mặc dù Huyện uỷ, HĐND và UBND huyện Hoài Đức đã và đang thực hiện nhiều biện pháp, chính sách về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội đối với ngƣời nông dân sau khi thu hồi đất. Tuy nhiên, công tác tạo việc làm cho ngƣời nông dân sau khi thu hồi đất ở huyện Hoài Đức vẫn một 6
  9. số tồn tại nhƣ: số lượng nông dân sau khi thu hồi đất thiếu việc làm, việc làm bếp bênh, thu nhập giảm, thất nghiệp v.v. Hậu quả lâu dài dẫn đến tình trạng tệ nạn xã hội, sự chênh lệch trong xã hội ở Hoài Đức có xu hƣớng ngày càng cao. Từ góc nhìn của Khoa học quản lý, cần có những chính sách, biện pháp tổng thể, đồng bộ, toàn diện để mở rộng việc làm, ổn định thu nhập, giải quyết triệt để các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội cho nông dân sau khi thu hồi đất. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài luận văn thạc sĩ: “Chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội”. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Chính sách tạo việc làm cho ngƣời nông dân sau khi thu hồi đất không phải là một vấn đề mới mẻ mà đã đƣợc nhiều công trình nghiên cứu, tìm hiểu. Có thể kể ra một số công trình tiêu biểu và có liên quan tới đề tài nhƣ: Năm 1998, Bộ Lao động, Thƣơng binh và Xã hội đã xuất bản cuốn sách Thực trạng lao động-việc làm ở Việt Nam (Nxb thống kê) để đánh giá một cách tƣơng đối toàn diện về các vấn đề: Thực trạng lao động - việc làm ở Việt Nam; quan điểm, chính sách và giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động một cách lâu dài và bền vững. Tác giả Nguyễn Hữu Dũng (1997) trong cuốn sách Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam (Nxb Lý luận chính trị) đã trình bày, phân tích làm rõ: Vị trí của chính sách việc làm trong hệ thống chính sách xã hội ở Việt Nam. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chính sách việc làm. Các khái niệm về lao động, thị trường lao động, việc làm. Thực trạng vấn đề việc làm ở Việt Nam và phương hướng giải quyết. Khuyến nghị định hướng một số chính sách cụ thể về việc làm, mô hình tổng quát về chương trình quốc gia xúc tiến việc làm Ngoài ra, Nguyễn Hữu Dũng (2004) trong cuốn Giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Nxb Lý luận chính trị) cũng đã có những trình bày, phân 7
  10. tích làm rõ: Các khái niệm về việc làm, lao động, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nông nghiệp, nông thôn. Thực trạng vấn để lao động, việc làm và đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề lao động và việc làm trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam. Cùng chung chủ đề với tác giả Nguyễn Hữu Dũng, tác giả Đinh Đăng Định (2004) trong cuốn Một số vấn đề về lao động, việc làm và đời sống người lao động ở Việt Nam hiện nay (Nxb Lao động) đã có những trình bày, phân tích làm rõ: Thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam. Cơ cấu lao động, khả năng giải quyết việc làm, đời sống người lao động. Những phương hướng và giải pháp căn bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam. Tác giả Trần Đình Hoan (Nxb Sự thật, 1991) trong cuốn Sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm ở Việt Nam đã tập trung trình bày, phân tích làm rõ các phƣơng diện nhƣ: Vai trò và tiềm năng nguồn lao động trong phát triển kinh tế, xã hội, hiện trạng lao động và việc làm, phương hướng chủ yếu sử dụng nguồn lao động và giải quyết việc làm có hiệu quả ở Việt Nam. Phân tích về vấn đề lao động nông thôn, tác giả Vũ Oanh (1998) trong cuốn sách có tựa đề Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hợp tác hoá, dân chủ hóa (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội) đã khái quát về việc làm và nhu cầu dạy nghề cho lao động ở khu vực cần chuyển mục đích sử dụng đất. Xây dựng mô hình dạy nghề cho lao động và vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất; tác giả Nguyễn Văn Phúc (2002) trong cuốn “Công nghiệp nông thôn - Thực trạng và giải pháp” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội); cũng tiếp tục nêu khái niệm công nghiệp, nông thôn, trạng trạng và những giải pháp để công nghiệp nông thôn đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ CNH, HĐH; tác giả Đặng Kim Sơn (2008) trong cuốn “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam” (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội) đã trình bày, phân tích làm rõ: Nêu nên hệ thống khái niệm về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và đưa ra những phương hướng để nâng cao hiệu quả phát triên nông nghiệp, nông dân, nông 8
  11. thôn; Tác giả Lƣu Văn Sùng (2004) Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội) cũng đã chỉ ra: thực trạng về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH, đưa ra một số kinh nghiệm, định hướng về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH ở Việt Nam. Đặc biệt, Viện Nghiên cứu Khoa học Dạy nghề (2011) trong cuốn sách Mô hình dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã trình bày, phân tích làm rõ: Khái quát về việc làm và nhu cầu dạy nghề cho lao động ở khu vực cần chuyển mục đích sử dụng đất. Xây dựng mô hình dạy nghề cho lao động và vấn đề việc làm và giải quyết việc làm cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Ngoài các sách chuyên khảo nghiên cứu về tình hình lao động, việc làm nói chung và ở nông thôn nói riêng, trong những năm gần đây còn có các công trình là luận án tiến sĩ về vấn đề này. Tác giả Triệu Đức Hạnh (2012) trong luận án tiến sỹ kinh tế “Nghiên cứu các giải pháp tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên” đã trình bày, phân tích làm rõ: Thực trạng vấn đề lao động, việc làm tỉnh Thái Nguyên trong 5 năm gần đây (2005 - 2009) và xu hướng cho 5 năm tiếp theo. Đánh giá mức độ bền vững việc làm nông thôn. Xây dựng định hướng và một số giải pháp cụ thể nhằm tạo việc làm bền vững cho lao động nông thôn tỉnh Thái Nguyên; Tác giả Nguyễn Văn Nhƣờng (2011) trong luận án “Chính sách an sinh xã hội với người nông dân sau khi thu hồi đất để phát triển các khu công nghiệp (Nghiên cứu tại Bắc Ninh)” cũng đã tiến hành “khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng đời sống người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp (nghiên cứu tại Bắc Ninh). Đề xuất các chính sách về an sinh xã hội với người nông dân bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp; tác giả Trần Thị Lan (2012) trong luận án “Quan hệ lợi ích trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội”đã trình bày cơ sở lý luận và thực thiễn về quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở nước ta, nghiên cứu thực trạng, quan 9
  12. điểm và giải pháp về giải quyết hài hoà quan hệ lợi ích kinh tế trong thu hồi đất của nông dân để xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới ở Hà Nội. Bên cạnh các công trình nghiên cứu chuyên sâu còn có các báo cáo chuyên đề của địa phƣơng trong việc làm rõ hơn các khía cạnh về lao động, việc làm cho nông dân nói chung và nông dân thuộc diện thu hồi đất nông nghiệp ở Thanh Trì nói riêng. Tác giả Trần Thị Minh Ngọc (2010) trong đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở ngoại thành Hà Nội” cũng phân tích làm rõ: Thực trạng giải quyết việc làm và kiến nghị giải pháp giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở ngoại thành Hà Nội; Huyện ủy Hoài Đức (2015): “Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hoài Đức trình đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2015-2020; Uỷ ban nhân dân huyện Hoài Đức (2010) có Đề án phát triển kinh tế huyện Hoài Đức đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Báo cáo Tình hình tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp; Báo cáo Tình hình tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp các năm 2010 – 2014; Báo cáo kết quả phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng các năm 2010-2014 Mặc dù, có nhiều công trình đã đƣa ra nhiều vấn đề có liên quan đến quá trình đô thị hóa nông thôn, đề cập đến chính sách việc làm cho nông dân, tuy nhiên, các tác phẩm trên nghiên cứu ở phạm vi rộng cấp tỉnh, thành phố lớn còn cụ thể ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội thì chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu. Công trình tập trung làm rõ chính sách việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp. Vì vậy, đề tài “Chính sách việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp từ thực tiễn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội” có tính mới và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu đã công bố. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về chính sách tạo việc làm, luận văn phân tích thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông 10
  13. dân sau thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân huyện Hoài Đức sau khi thu hồi đất nông nghiệp. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận, lý thuyết về chính sách tạo việc làm; - Chỉ ra thực trạng tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức; - Đề xuất một số giải pháp tạo việc làm ổn định, lâu dài cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Đề tài lấy việc hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức làm đối tƣợng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp để phát triển KT - XH ở huyện Hoài Đức. - Về thời gian: Từ năm 2010 đến 2014. - Không gian: Huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. 5. Câu hỏi nghiên cứu - Việc thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức để chuyển đổi mục đích sử dụng làm giảm việc làm, thu nhập của nông dân nhƣ thế nào? - Chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức đƣợc thực hiện ra sao? - Thời gian tới cần thực hiện biện pháp gì để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức? 11
  14. 6. Giả thuyết nghiên cứu - Việc thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức khiến nhiều nông dân mất việc làm, thiếu việc làm, giảm thu nhập. - Tổ chức thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức chƣa đạt hiệu quả cao. - Thực hiện một số biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội một cách chƣa tổng thể, đồng bộ ở huyện Hoài Đức. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu - Luận văn sử dụng phƣơng pháp trừu tƣợng hóa khoa học để để phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp. - Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu có liên quan nhƣ chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc, Nghị quyết Thành phố Hà Nội, các công trình nghiên cứu và các báo cáo thông kê về giải quyết việc làm về phát triển kinh tế xã hội của huyện Hoài Đức trong quá trình tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp. - Luận văn sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh kết hợp với đánh giá quá trình tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức. 8. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Ý nghĩa lý luận của nghiên cứu Đề tài góp phần bổ sung, cung cấp thêm cơ sở lý luận về chính sách, việc làm, chính sách tạo việc làm để chính quyền huyện Hoài Đức phát triển kinh tế đi đôi thực hiện công bằng xã hội đối với nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp. Ý nghĩa thực tế của nghiên cứu 12
  15. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đƣa ra những căn cứ và cơ sở khoa học cũng nhƣ những giải pháp cụ thể tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp; Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là cơ sở cho cấp uỷ, chính quyền huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội thực hiện hiệu quả hơn chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp; Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy, học tập và những ai quan tâm. 9. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Cở sở lý luận về việc làm và chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp; Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức; Chương 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách tạo việc làm chủ yếu cho nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Hoài Đức. 13
  16. PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH TẠO VIỆC LÀM CHO NÔNG DÂN SAU KHI THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1. Cơ sở lý luận về chính sách tạo việc làm 1.1.1. Lý luận về việc làm * Khái niệm việc làm Ở bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới việc làm luôn là một vấn đề quan trọng, là một trong những mối quan tâm hàng đầu. Ngày nay hệ thống lý thuyết về việc làm đƣợc đề cập trên nhiều tài liệu, sách báo trong nƣớc và quốc tế và đƣợc tiếp cận theo nhiều cách khác nhau. Theo các nhà kinh tế học lao động thì việc làm đƣợc hiểu là sự kết hợp giữa sức lao động với tƣ liệu sản xuất, nhằm biến đổi đối tƣợng lao động theo mục đích của con ngƣời. Trong Đại Từ điển kinh tế thị trƣờng của Trung Quốc do Viện nghiên cứu và phổ biến trị thức bách khoa Hà Nội biên dịch và xuất bản năm 1998 thì việc làm đƣợc hiểu là “hành vi của nhân viên có năng lực lao động, thông qua hình thức nhất định kết hợp với tư liệu sản xuất để được thù lao hoặc thu nhập”. Việc làm, theo từ điển Tiếng Việt: “1. Là công việc, nghề nghiệp thường ngày để sinh sống; 2. Là điều kiện để thực hiện cụ thể với lời nói” [44;1064] Nói đến nguồn nhân lực xã hội là nói đến sự liên hệ mật thiết tới vấn đề việc làm. Việc làm và việc xác định số lƣợng ngƣời có việc làm là vấn đề quan trọng đối với mọi quốc gia. Nó giúp cho việc quy hoạch lao động, quy hoạch phát triển kinh tế thị trƣờng dễ dàng hơn. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đƣa ra khái niệm: “Việc làm là những hoạt động lao động được trả công bằng tiền và bằng hiện vật”. 14
  17. Theo Điều 9 chƣơng II Bộ Luật Lao động của nƣớc Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012) xác định: "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật ngăn cấm đều được thừa nhận là việc làm" [18]. Theo Luật Việc làm (2013) thì "Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm" [19]. Theo khái niệm này một hoạt động đƣợc coi là việc làm cần thoả mãn hai điều kiện: + Hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho ngƣời lao động. Điều này chỉ rõ tính hữu ích của việc làm. + Hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm. Điều này chỉ rõ tính pháp lý của việc làm. Khác với những hoạt động mà không đƣợc coi là việc làm nhƣ: mại dâm, ma túy Tuy những hoạt động này cũng tốn sức lực tạo ra lợi nhuận, thu nhập nhƣng bị pháp luật cấm nên không đƣợc coi là việc làm. Các khái niệm trên nói chung khá bao quát, nhƣng chúng ta cũng thấy rõ hai hạn chế cơ bản: Thứ nhất, hoạt động nội trợ không đƣợc coi là việc làm, trong khi đó hoạt động nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián tiếp tạo ra lợi ích vật chất không hề nhỏ. Thứ hai, khó có thể so sánh tỷ lệ ngƣời có việc làm giữa các quốc gia với nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia có thể khác nhau, phụ thuộc vào luật pháp, phong tục tập quán. Có những nghề ở quốc gia này thì đƣợc cho phép và đƣợc coi là việc làm, nhƣng ở quốc gia khác thì không đƣợc coi là việc làm, ví dụ mại dâm ở Việt Nam bị cấm, nhƣng ở nhiều quốc gia phát triển nhƣ Nhật Bản lại đƣợc coi là một nghề; đánh bạc ở Việt Nam bị cấm, nhƣng ở Thái Lan và Mỹ lại đƣợc coi là một nghề, thậm chí nghề này rất phát triển, vì nó thu hút khá đông tầng lớp thƣợng lƣu. Để làm rõ bản chất của việc làm ngƣời ta còn phân chia việc làm ra thành nhiều loại khác nhau. Theo mức độ sử dụng thời gian làm việc, có việc làm chính và việc làm phụ. Việc làm chính là công việc mà ngƣời thực hiện giành nhiều thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác. Việc làm phụ là công việc mà ngƣời thực hiện giành nhiều thời gian nhất sau 15
  18. công việc chính. Ngoài ra, theo thời gian làm việc còn chia việc làm thành: việc làm toàn thời gian, bán thời gian, việc làm thêm. Việc làm toàn thời gian: Chỉ một công việc làm 08 tiếng mỗi ngày, hoặc theo giờ hành chính 08 tiếng mỗi ngày và 05 ngày trong tuần; Việc làm bán thời gian: Mô tả công việc làm không đủ thời gian giờ hành chính quy định của nhà nƣớc 08 tiếng mỗi ngày và 05 ngày mỗi tuần. Thời gian làm việc có thể dao động từ 0,5 đến 05 tiếng mỗi ngày và không liên tục; Việc làm thêm: Mô tả một công việc không chính thức, không thƣờng xuyên bên cạnh một công việc chính thức và ổn định. Nhƣ vậy, một hoạt động đƣợc coi là việc làm khi có những đặc điểm sau: “Đó là những công việc mà người lao động nhận được tiền công, đó là những công việc mà người lao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình, hoạt động đó phải được pháp luật thừa nhận”. * Khái niệm tạo việc làm Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng tư liệu sản xuất; số lượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp với tư liệu sản xuất và sức lao động. Cơ chế tạo việc làm: cơ chế 3 bên, đòi hỏi sự tham gia tích cực của ngƣời lao động, Nhà nƣớc và ngƣời sử dụng lao động sao cho cơ hội việc làm và mong muốn đƣợc làm việc của ngƣời lao động gặp nhau trên thị trƣờng đúng lúc, đúng chỗ. - Về phía người lao động: Muốn tìm đƣợc việc làm phù hợp, có thu nhập cao, đƣơng nhiên phải có kế hoạch thực hiện và đầu tƣ cho phát triển sức lao động của mình, có nghĩa là phải tự mình hoặc dựa vào các nguồn tài trợ (từ gia đình, từ các tổ chức xã hội) để tham gia, phát triển, nắm vững một nghề nghiệp nhất định. - Về phía nhà nước: Tạo ra hành lang pháp lý, ban hành các luật lệ, chính sách liên quan trực tiếp đến ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động, tạo môi trƣờng pháp lý kết hợp sức lao động với tƣ liệu sản xuất là một bộ phận cấu thành trong cơ chế tạo việc làm cho ngƣời lao động. 16
  19. - Về phía người sử dụng lao động: Cần có thông tin về thị trƣờng đầu vào và đầu ra để không chỉ tạo ra chỗ việc làm mà còn duy trì và phát triển chỗ làm việc cho ngƣời lao động. Do đó, ngƣời sử dụng lao động cần có vốn để mua hoặc thuê nhà xƣởng; công nghệ, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, mua sức lao động để sản xuất ra sản phẩm. Hơn nữa, để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất thì các chủ sử dụng lao động còn cần có kinh nghiệm quản lý, biết vận dụng linh hoạt chính sách của Nhà nƣớc trong lĩnh vực lao động, việc làm. Đồng thời đề ra các quy định phù hợp, quản lý lao động một cách khoa học và nghệ thuật nhằm đạt đƣợc mục tiêu của tổ chức và nâng cao sự thoả mãn của ngƣời lao động, khơi dậy động lực lao động ở mỗi ngƣời. Ở khu vực nông thôn về cơ bản không có ngƣời thất nghiệp hoàn toàn nhƣng vấn đề đáng quan tâm là tình trạng nhàn rỗi (thiếu việc làm) nhƣ đã trình bày ở phần trên. Sở dĩ không có thất nghiệp hoàn toàn vì mỗi lao động đều có đất để làm tƣ liệu sản xuất của mình, song trong điều kiện đất nông nghiệp hạn hẹp lại đang có xu hƣớng thu hẹp dần do tác động của quá trình công nghiệp hóa, đô thi hóa, trong khi đó lao động nông thôn bổ sung hàng năm là 1,1 - 1,2 triệu ngƣời, cộng với số lao động từ năm trƣớc chuyển sang có nhu cầu giải quyết việc làm, do đó xảy ra tình trạng thiếu việc làm ở khu vực nông thôn là điều không thể tránh khỏi. Tóm lại, từ những đặc điểm lao động việc làm khu vực nông thôn nƣớc ta cho thấy, thực trạng kinh tế nông nghiệp và lao động nông thôn chƣa phát huy hiệu quả cao. Chính vì vậy, để thực hiện thành công CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn thì tạo việc làm sẽ là giải pháp cơ bản để tăng thời gian làm việc, giảm thời gian nhàn, giảm việc làm thuần nông khi quỹ đất nông nghiệp ngày càng giảm, chủ động tạo ra việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân. 1.1.2. Chính sách tạo việc làm cho nông dân * Khái niệm chính sách Có nhiều quan niệm, tiếp cận khái niệm chính sách: 17
  20. Theo James E. Anderson: Public Policymaking, Thomson Learning (Dec 1983): “chính sách là quá trình hàng động có mục tiêu mà một hoặc một số chủ thể theo đuổi để giải quyết những vấn đề mà họ quan tâm”. Theo PGS.Vũ Cao Đàm: “chính sách là tập hợp biện pháp mà chủ thể quyền lực đưa ra để định hướng xã hội thực hiện mục tiêu chính trị của chủ thể quyền lực [8; 6]. ”. Nhìn chung chính sách là công cụ của chính trị. Tuy nhiên không phải chính sách nào cũng bị chi phối bởi quyền lực chính trị và là công cụ phục vụ trực tiếp cho mục tiêu chính trị. Trong nhiều trƣờng hợp chính sách mang tính độc lập với chính trị. Tóm lại, chính sách là tập hợp một hoặc một số biện pháp mà chủ thể quản lý đưa ra nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhóm xã hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội hay đạt mục tiêu nhất định mà chủ để quản lý đang hướng tới. * Khái niệm chính sách tạo việc làm Chính sách tạo việc làm là một trong những chính sách quan trọng đối với mỗi quốc gia. Chính sách việc làm đúng đắn sẽ góp phần thúc đẩy thị trƣờng lao động phát triển, là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trƣờng, đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển xã hội. Chính sách việc làm đƣợc coi là chính sách KT - XH cơ bản giúp bảo đảm sự phát triển bền vững cho nền kinh tế. Giải quyết việc làm có thể hiểu là tổng thể các biện pháp, chính sách KT - XH từ vi mô đến vĩ mô tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội tạo điều kiện để ngƣời lao động có thể có việc làm. Chính sách việc làm có mối quan hệ hữu cơ với các chính sách KT - XH khác. Nếu chính sách việc làm đƣợc thực hiện tốt nó sẽ sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động nhờ đó thất nghiệp và trợ cấp thất nghiệp sẽ giảm đi. Ngƣợc lại, khi các chính sách này không đƣợc thực thi tốt, lại rơi vào đúng thời kỳ suy thoái kinh tế thì thất nghiệp sẽ gia tăng, kéo theo là gia tăng các tệ nạn xã hội, 18
  21. làm tăng gánh nặng lên các chính sách an ninh xã hội và nhƣ thế có thể kết luận, một chính sách lao động việc làm không có hiệu quả sẽ dẫn đến rối loạn xã hội và chính trị. Chính sách việc làm cho nông dân nói chung và nông dân sau khi thu hồi đất là một bộ phận của chính sách KT - XH. Nó có mối quan hệ chặt chẽ với các chính sách nhƣ: Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách việc làm, chính sách đất đai Về mặt bản chất, có thể hiểu Chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất là tổng thể các biện pháp KT - XH được nhà nước hoạch định và thực hiện nhằm hỗ trợ và tạo việc làm mới cho nông dân sau khi thu hồi đất. Chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất khác với các chính sách nói chung ở đối tƣợng mà nó tác động - đó chính là nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp. Cần đặt chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất trong hệ thống các chính sách vĩ mô của Nhà nƣớc nhƣ chính sách phát triển nguồn nhân lực, chính sách tam nông, chính sách việc làm, chính sách phát triển các khu công nghiệp, chính sách đất đai Do đó, chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất không chỉ thực hiện thông qua các biện pháp kinh tế (tín dụng cho nông dân, khuyến khích đầu tƣ cơ sở hạ tầng, trợ cấp, đền bù ) mà còn phải chú trọng đến các biện pháp mang tính xã hội (giáo dục đào tạo, tƣ vấn việc làm, vận động, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu kinh tế ) sự kết hợp hài hòa của các biện pháp phù hợp với tình hình thực tiễn, nhu cầu, nguyện vọng, tâm lý, tập quán của nông dân sẽ là nhân tố đảm bảo sự thành công của sự can thiệp của Nhà nƣớc thông qua chính sách. Đặc điểm của chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất do các đặc điểm của đối tƣợng chính sách chi phối. Trước hết, các chính sách tạo việc làm cho nông dân sau khi thu hồi đất mang tính hỗ trợ là chủ yếu. Giải quyết việc làm không chỉ là trách nhiệm riêng của Nhà nƣớc đối với nông dân sau khi thu hồi đất mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, đặc biệt là 19