Luận văn Chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục ở Việt Nam hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_chinh_sach_hinh_su_doi_voi_cac_toi_pham_ve_tinh_duc.pdf
Nội dung text: Luận văn Chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THANH TÙNG CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS HỒ SỸ SƠN HÀ NỘI, 2018
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC 7 1.1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của chính sách hình sự đối với cáctội phạm về tình dục 7 1.2. Cơ sở, nội dung và các lĩnh vực của chính sách hình sự đối với các tội phạm tình dục 14 Chương 2: THỰC TIỄN CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 34 2.1. Thực tiễn chính sách hình sự về vấn đề tội phạm tình dục ở Việt Nam 34 2.2. Thực tiễn chính sách hình sự trong áp dụng pháp luật hình sự về các tội phạm về tình dục 42 Chương 3: HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁC TỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM 65 3.1. Nhu cầu hoàn thiện chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục . 65 3.2. Định hướng hoàn thiện chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục 67 3.3. Những kiến nghị về hoàn thiện chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục 69 KẾT LUẬN 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
- DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1: Các vụ án đã thụ lý và giải quyết trong cả nước 43 từ 9/2012 đến 9/2017 43 Bảng 3.2: Số liệu xét xử sơ thẩm các tội phạm tình dục tại Việt Nam theo năm từ 9/2012- 9/2017 44 Bảng 3.3: Số liệu vụ án có kháng cáo/kháng nghị về các tội về tình dục tại Việt Nam theo năm từ 9/2012- 9/2017 44 Bảng 3.1: Cơ cấu về loại và mức hình phạt được áp dụng đối với các tội xâm hại tình dục 52
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao TNHS: Trách nhiệm hình sự
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong Luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về tất cả những số liệu, kết quả nghiên cứu đó. Luận văn này chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn LÊ THANH TÙNG
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển nhưng đi kèm theo đó là tỉ lệ vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội tội phạm cũng gia tăng. Gây ảnh hướng đến an ninh, trật sự và đời sống xã hội của người dân. Nhất là tình hình tội phạm về tình dục ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp; thành phần đối tượng phạm tội ngày càng đa dạng hơn; tính chất hành vi phạm tội, phương thức thủ đoạn và hậu quả gây ra ngày càng nghiêm trọng, nguy hiểm hơn. Điều đáng nói là các vụ án xâm hại tình dục trẻ em khiến dư luận hoang mang. Tội phạm xâm hại tình dục diễn ra thường xuyên và rất phổ biến không chỉ ở thành thị mà còn ở cả nông thôn. Do vậy cần có pháp luật phù hợp với loại tội phạm này nhằm kiềm chế, giảm thiểu và dần loại bỏ tội phạm nguy hiểm này ra khỏi đời sống xã hội. Trên tình thần đó Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương, đường lối và chính sách hình sự phù hợp với điều kiện xã hội và tình hình tội phạm trong đó có tội phạm về tình dục. Bộ luật hình sự năm 2015 đã thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách hình sự đó vào các quy định của bộ luật. Điều quan trọng là phải nhận thức đúng đắn chính sách hình sự đó, đánh giá sự thể hiện của nó trong xây dựng pháp luật hình sự, trong áp dụng pháp luật hình sự Để có những đề xuất tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự trong điều kiện hiện nay. Với mong muốn nghiên cứu sâu về chính sách hình sự vè sự thể hiện của nó trong các quy định pháp luật hình sự, các chế tài áp dụng đối với loại tội phạm tình dục và trong thực tiễn áp dụng pháp luật. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện chính sách hình sự phù hợp với loại tội phạm này trong giai đoạn hiện nay. 1
- Vì thế cho nên tác giả đã chọn đề tài:“Chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục ở Việt Nam hiện nay”. Làm luận văn tốt nghiệp cho mình, góp phần cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này trên lãnh thổ Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Chính sách hình sự đối với tội phạm nói chung và tội phạm tình dục ở Việt Nam nói riêng là vấn đề ít được quan tâm nghiên cứu trong khoa học pháp luật hình sự nước ta.Cho đến nay đã có môt số công trình nghiên cứu được công bố. Trong số những công trình đó có thể kể đến: “Tội phạm học; Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự Việt Nam”, Nxb Chính trị quốc gia, 1994; - Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; Võ Khánh Vinh (chủ biên) - “Bình luận khoa học Bộ Luật hình sự”, Hà Nội 1987( tái bản năm 1992,1997), Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị quốc gia; - “Giáo trình luật hình sự Việt Nam”, Hà Nội 2000, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân; - Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (Phần các tội phạm)” Hà Nội 2001, TS Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS.ThS. Phạm Thanh Bình. TS Nguyễn Đức Mai, Th.S Nguyễn Sĩ Đại, Th.S Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân; - “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Phần các tội phạm, tập I (Bình luận chuyên sâu)”,TPHCM 2002, Th.S Đinh Văn Quế, Nxb thành phố Hồ Chí Minh. - Các bài viết về định tội danh, áp dụng hình phạt đối với các tội xâm hại tình dục được đăng tải trên các Tạp chí: Nhà nước và Pháp luật, Luật học, Cảnh 2
- sát nhân dân, Công an nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Dân chủ và Pháp luật trong những năm gần đây. - Các bài viết về chính sách đăng tải trên tạp chí nhân lực khoa học xã hội do GS.TS Võ Khánh Vinh làm chủ biên. Các công trình đã nêu không thể thiếu được cho việc thực hiện đề tài Luận văn. Bởi vì trong đó không chỉ chứa đựng lý luận về định tội danh, quyết định hình phạt các vấn đề cơ bản đề tài Luận văn phải giải quyết mà còn có những chỉ dẫn cho việc xác định phương pháp luận nghiên cứu đề tài từ tổn quan cho đến chi tiết. Ở cấp độ luận văn thạc sĩ có đề tài nghiên cứu trực tiếp gồm: - “Các tội phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam” của tác giả Trịnh Văn Toàn năm 2015. - “Tội hiếp dâm- So sành giữa Bộ luật hình sự Việt Nam và Bộ luật hinh sự một số nước” của tác giả Bùi Thị Quyên, Hà Nội, năm 2013. Như vậy, các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập phần nào đến chính sách hình sự đối với các tội phạ về tình dục. Khi phân tích đến các tội phạm cụ thể hóa ở phần nghiên cứu nói chung cho đến nay chưa có công trình nào đề cập nghiên cứu tổng hợp chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục. Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của các công trình đã được công bố cho thấy chưa có một luận văn nào đi sâu nghiên cứu tổng thể, chuyên sâu ở mức độ luận văn thạc sĩ Luật học về những chính sách hình sự áp dụng đối với loại tội phạm tình dục ở Việt Nam để từ đó đưa ra các đề xuất sửa đổi Bộ luật Hình sự cũng như hoàn thiện các biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này ở Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài trên là hợp lý và cần thiết, vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. 3
- 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Những vấn đề lý luận về chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục, sử thể hiện của chính sách hình sự đó trong các quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn thực hiện chính sách hình sự đối với các tội phạm nói trên, luận văn đề xuất hoàn thiện chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách hình sự đối với các tội phạm tội phạm tình dục ở nước ta hiện nay. - Nghiên cứu sự thể hiện của chính sách hình sự trong các quy định về tội phạm tình dục ở nước ta. - Nghiên cứu thực tiễn thực hiện chính sách hình sự trong xét xử các tội phạm về tình dục ở nước ta. - Đề xuất hoàn thiện chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Lý luận về chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục; các quy định của chính sách pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng trong hoạt động xét xử các tội phạm về tình dục ở Việt Nam hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình sự.Luận văn chỉ đề cập nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách pháp luật hình sự các tội phạm về tình dục; nghiên cứu thực tiễn của chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục trong hai lĩnh vực là xây dựng pháp luật hình 4
- sự (quy định tội phạm và hình phạt) và thực tiễn thực hiện chính sách hình sự đó trong hoạt động xét xử sơ thẩm của Tòa án. Các số liệu, vụ án thực tế được thu thập từ hoạt động xét xử sơ thẩm hình sự ở nước ta trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2017 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác- Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã hội nói chung và chính sách hình sự nói riêng. Các văn kiện đại hội của Đảng và văn bản pháp luật của Nhà nước về quan điểm đấu tranh phong, chống tội phạm trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam về chính sách hình sự, vấn đề cải cách tư pháp theo Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII, IX, X,XI và Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 02/10/2002; Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 26/5/2005 về chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020 của Bộ chính trị. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu, phương pháp so sánh pháp luật để đối chiếu với các quy định của pháp luật với nhau nhằm tìm ra những điểm mới trong quá trình nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Thông qua việc làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận về chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục, thực trạng về chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục, thực trạng thể hiện chính sách đó trong các quy định của pháp luật hình sự thực tiễn thực hiện nó trong hoạt động xét xử sơ thẩm các tội phạm về tình dục, luận văn góp phần nhận thức thông nhất về chính sách hình sự 5
- đối với các tội nói trên ở nước ta hiện nay. Nâng cáo ý thức pháp luật hình sự, nhất là ý thức pháp luật của những người hoạch định chính sách hình sự, xây dựng pháp luật hình sự và áp dụng pháp luật hình sự. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần hoàn thiện các quy định về tội phạm về tình dục, tăng cường chất lượng xét xử các tội phạm về tình dục, tăng cường chất lượng xét xử các tội phạm về tình dục. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dậy và học tập tại các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn vấn đề lý luận về chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục. Chương 2: Thực tiễn chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục ở Việt Nam. Chương 3: Hoàn thiện chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục ở Việt Nam hiện nay. 6
- Chương 1 NHỮNG VẤN VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI CÁCTỘI PHẠM VỀ TÌNH DỤC 1.1. Khái niệm, mục đích và ý nghĩa của chính sách hình sự đối với cáctội phạm về tình dục 1.1.1. Khái niệm chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục Chính sách hình sự nói chung và chính sách hình sự đối với tội phạm về tình dục nói riêng là một bộ phận của chính sách pháp luật và chính sách pháp luật lại là một bộ phận của chính sách xã hội. Do vậy để nhận thức được chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục trước hết cần nhận thức thế nào là chính sách xã hội, chính sách pháp luật và chính sách hình sự. - Chính sách xã hội là một hệ thống những quan điểm, chủ trương, phương hướng, biện pháp của nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội khác được thể chế hoá để giải quyết những vấn đề xã hội mà trước hết là những vấn đề xã hội gay cấn nhằm bảo đảm sự an toàn và phát triển xã hội. Chính sách xã hội là chính sách đối với con người, tìm cách tác động vào các hệ thống quan hệ xã hội (quan hệ các giai cấp, các tầng lớp xã hội, quan hệ các nhóm xã hội khác nhau) tác động vào hoàn cảnh sống của con người và của các nhóm xã hội, (bao gồm điều kiện lao động và điều kiện sinh hoạt) nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, bảo đảm và thiết lập được công bằng xã hội trong điều kiện xã hội nhất định. Theo GS.TS Võ Khánh Vinh:”Chính sách xã hội là công cụ đặc biệt quan trọng để điều chinh, giải quyết các vấn đề xã hội, đảm bảo công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững”[36,tr.03] 7
- - Chính sách xã hội gồm nhiều bộ phận chính sách hợp thành trong đó có chính sách pháp luật vốn được hiểu là “Những tư tưởng định hướng, những mong muốn chính trị được thể chế hóa thành quy tắc xử sự mang tính pháp lý. Những cái đích mà Nhà nước hướng tới thành những quy tắc xử sự có tính rằng buộc chung hay tính buộc phải thực hiện và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước” [38,tr 6]. Chính sách là nội dung, pháp luật là hình thức nên chính sách có vai trò chi phối, quyết định đối với pháp luật. Khi tư tưởng chính sách thay đổi thì pháp luật phải thay đổi theo. Ngược lại, pháp luật lại là công cụ thực tiễn hóa chính sách. Chính sách muốn đi vào cuộc sống một cách thực sự hiệu quả thì phải đựợc luật pháp hoá, nếu không được thể chế hóa thành pháp luật thì rất có thể chính sách sẽ chỉ là một thứbánh vẽ khó có thể đi vào và phát huy hiệu quả trong cuộc sống.Chính sách pháp luậtcần từng bước được thể chế hoá vào trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, hệ thống pháp luật cần được bổ sung và ngày càng hoàn thiện, để đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. - Chính sách pháp luật lại được hợp thành từ nhiều chính sách pháp luật chuyên ngành khác nhau, trong đó có chính sách hình sự được hiểu là những quan điểm, tư tưởng chủ đạo của Nhà nước trong hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm, những định hướng chủ trương sử dụng pháp luật hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm hay nói cách khác là chính sách về tội phạm và về tổ chức đấu tranh phòng chống tội phạm. Chính sách hình sự chính là chính sách của Nhà nước đối với đấu tranh phòng chống tội phạm bằng biện pháp pháp luật hình sự nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Pháp luật hình sự vừa thể chế hóa chính sách hình sự vừa là biện pháp thực hiện chính sách hình sự trong đấu tranh phòng chống tội phạm nhằm đảm bảo an ninh chính trị 8
- và trật tự an toàn xã hội. Trong khi mối quan hệ giữa chính sách hình sự, pháp luật hình sự và mục tiêu bảo đảm an ninh chính trị và trật tự xã hội bất biến, không thay đổi theo thời gian, theo các giai đoạn phát triển khác nhau của Nhà nước và xã hội thì các bộ phận của mối quan hệ đó lại luôn luôn có những điều chỉnh hay thay đổi nhất định. Yêu cầu đảm bảo an ninh chính trị và trật tự xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển của Nhà nước và xã hội là khác nhau tùy thuộc vào sự đòi hỏi của việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội và nhiệm vụ đối ngoại của Nhà nước cũng như tùy thuộc vào điều kiện, phát triển xã hội và tình hình tội phạm. Những yêu cầu đảm bảo an nình chính trị và trật tự an toàn xã hội quyết định những thay đổi về chính sách hình sự từ đối chi phối sự cải cách hay sửa đổi pháp luật hình sự. Chính sách hình sự là đường lối chiến lược lâu dài về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và cũng là sách lược đấu tranh phòng chống tội phạm trong giai đoạn nhất định đối với loại tội phạm nhất định. Chính sách hình sự có thể được thể hiện ở nhiều loại văn bản khác nhau nhưng chính sách hình sự được thể hiện tập trung rõ nhất cũng cụ thể nhất trong Bộ luật Hình sự hiện hành. Đồng thời Bộ luật hình sự cũng là cơ sở pháp lí để giải thích tuyên truyền và thực hiện chính sách hình sự trong thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm. Chính sách hình sự phải được thực hiện ở cả ba quá trình từ xây dựng pháp luật đến giải thích pháp luật và thực thi pháp luật. Những thay đổi hay điều chỉnh chính sách hình sự nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội của đât nước trong giai đoạn hiện nay phải được thực hiện trước tiên trong hoạt động lập pháp.[13,tr 15]. - Trong chính sách hình sự nói chung thì gồm tổng hợp các chính sách hình sự về các loại tội phạm khác nhau trong đó có chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục được hiểu là chủ trương chính sách hình sự các văn bản pháp 9
- luật hướng dẫn được ban hành về loại tội phạm tình dục, những thay đổi mới trong Bộ luật Hình sự áp dụng với loại tội phạm tình dục để phù hợp với tình hình diễn biến phát triển của loại tội phạm này [13]. Giúp ngăn chặn sự phát triển của loại tội phạm xâm hại nhân phẩm danh dự, sức khỏe của người khác để thỏa mãn nhu cầu sinh lý cá nhân của người phạm tội. Tội phạm tình dục là nhóm tội thuộc chương "Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người". Đảm bảo cơ sở hoàn thiện pháp luật không bỏ lọt tội phạm tình dục đưa ra chính sách hình sự áp dụng với loại tội phạm mang tính đặc thù bệnh hoạn, suy đồi đạo đức sống. Đưa ra những hình phạt thích đáng đủ tính giáo dục, răn đe người phạm tội. Về bản chất tội phạm tình dục mang tính chất tâm sinh lý bên trong người phạm tội về cần phải có chính sách phù hợp để cải tạo lại tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh để phạm tội không tái phạm là điều rất cần thiết và rất quan trọng. 1.1.2. Mục đích của chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục Chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục được dùng là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm xác định phạm vi điều chỉnh bằng luật pháp hình sự thông qua việc quy định các hành vi xâm hại tình dục gây nguy hiểm cho xã hôi hoặc sẽ gây nguy hiểm cho xã hội quy định là tội phạm về tình dục. Dựa vào tính chất, mức độ tác động của hành vi bằng các hình thức trách nhiệm hình sự thông qua việc quy định hình phạt, các biện pháp tư pháp hình sự không phải là hình phạt, mức độ chế tài để áp dụng với tội phạm tình dục. Nguyên tắc không để sót kẻ phạm tội và xử lý nhanh chóng công minh đối với kẻ phạm tội có ý nghĩa không chỉ đối với hiệu quả hoạt động của cơ quan tư pháp và đối với việc đảm bảo lợi ích của xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của người dân mà còn có ý nghĩa lớn đối với việc giáo dục, ý thức tôn trọng pháp 10
- luật. Vì vậy cần phải có chính sách hình sự cụ thể đối các quy định cụ thể về tội phạm về tình dục và các biện pháp pháp luật hình sự khác đối với chúng. Đảm bảo đủ 4 yêu cầu của chính sách xử lý tội phạm theo đó là: “Xử lý tội phạm phải tuân thủ pháp chế; Xử lý tội phạm phải đảm bảo sự bình đẳng; Xử lý tội phạm phải có sự phân hoá; Xử lý tội phạm phải thể hiện tính giáo dục và tính nhân đạo.” Bốn yêu cầu này không chỉ cần được thể hiện và cụ thể hoá trong các điều luật của BLHS mà còn là yêu cầu đối với cả việc xử lý tội phạm tình dục trong thực tiễn áp dụng luật hình sự. Để chính sách hình sự đem lại hiệu quả cao đạt mục đích làm giảm tỉ lệ tội phạm. Ngoài ra mục đích của chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục còn giúp xác định quá trình hình thành và phát triển ý thức xã hội và ý thức pháp luật của con người và xã hội về các tội phạm về tình dục thông qua việc sử dụng pháp luật hình sự. Cách mà con người nhìn nhận thế nào là hành vi xâm hại tình dục vi phạm pháp luật. 1.1.3. Ý nghĩa của chính sách hình sự Việc hoạch định các chính sách hình sự trong giai đoạn xâu dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam được tiến hành tốt sẽ đem lại rất nhiều lợi ích và ý nghĩa. - Khẳng định quyết tâm cao trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của Việt Nam và bằng cách đó củng cố được uy tín của nhà nước trước các quốc gia khác là thành viên của Liên Hợp Quốc. - Chính sách hình sự minh bạch sẽ đem lại hiệu quả cao trong hoạt động lập pháp hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự vì chúng thể hiện sự dân chủ công khai với tính chất là hai nguyên tắc rất quan trọng trong hoạt động lập pháp trong Nhà nước pháp quyền nên các văn bản thuộc ba ngành luật sẽ thực sự phản ánh được cao nhất và đầy đủ ý chí và chủ quyền của nhân dân. 11
- - Góp phần cho các văn bản trong lĩnh vực tư pháp hình sự đạt được bốn tiêu chí cơ bản và quan trọng nhất của một văn bản pháp luật được coi là khả thi, nhất quán về mặt logic pháp lý, chặt chẽ về mặt kỹ thuật lập pháp, chính xác về mặt khoa học và phù hợp với thực tiễn. - Làm cho các quy định của các ngành pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự tránh được những lỗ hổng và không còn có các quy phạm đã tồn tại trong giai đoạn phát triển trước đây giờ không còn áp dụng được vào thực tế hiện tại, đồng thời phù hợp với thực tiễn các quan hệ xã hội đang tồn tại trong giai đoạn phát triển đương đại. - Chuẩn bị được đầy đủ trong giai đoạn phát triển sắp tới những luận cứ khoa học thực tiễn cho các dự án của các quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng và góp phần quan trọng vào chiến lược xây dựng pháp luật và kế hoạc lập pháp nói chung của đất nước. - Góp phần bổ sung, làm phong phú thêm và phát triển mạnh mẽ hơn nữa những vấn đề lý luận về tư pháp hình sự tương ứng với các chuyên ngành về hình sự. - Góp phần lĩnh hội được và đưa vào khoa học pháp luật về tư pháp hình sự quốc gia những thành tựu lý luận tiên tiến, đồng thời cung cấp cho các nhà lập pháp và hoạch định chính sách hình sự của nước ta đầy đủ và chính xác hơn các thông tin khoa học pháp luật về tư pháp hình sự trên thế giới. - Góp phần tăng cường hơn nữa năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án trong việc xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời, công minh có căn cứ và đúng pháp luật những trường hợp vi phạm pháp luật hình sự. Qua đó củng cố uy tín của các cơ quan này trước mặt của nhân dân và dư luận xã hội, đồng thời nâng cao ý thức pháp luật của công dân. 12
- - Chính sách hình sự đáp ứng được những nhu cầu thiết thực trong công cuộc cải cách tư pháp sẽ hỗ trợ cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án thực hiện tốt đường lối xử lý về hình sự nhằm bảo vệ vững chắc pháp chế và trật tự pháp luật, các quyền và tự do của con người, tăng cường hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm. - Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, dưới ánh sáng của chính sách hình sự tốt nhà làm luật Việt Nam sẽ có căn cứ để soạn thảo và ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật các quy phạm và chế định pháp luật về nội dung và hình thức khả thi, phù hợp với thực tiễn và có giá trị xã hội cao, góp phần xử lý kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật hình sự. - Hỗ trợ cho quá trình thực thi tốt phần tương trợ về tư pháp hình sự và dẫn độ những người phạm tội trong các hiệp định tương trợ về pháp lý đã được ký kết giữa nước ta với các nước khác nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế của Việt nam với cộng đồng quốc tế trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm quốc tế và tội phạm xuyên quốc gia. Chính sách hình sự trong Nhà nước pháp quyền với tính chất là kim chỉ nam những phương hướng cơ bản có tính chất chỉ đạo, chiến lược của Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm chỉ có thể tốt và khả thi khi việc hoạch định nó dựa trên những cơ sở khoa học- thực tiễn được luận chứng một cách khách quan, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết phục. Những cơ sở khoa học thực tiễn của việc hoạch định chính sách hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền luôn có mối quan hệ chặt chẽ tương hỗ và bổ sung cho nhau nên chúng cần phải được phân tích trong một tổng thể thống nhất và biện chứng. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, việc tiếp tục nghiên 13
- cứu sâu sắc và cụ thể hơn nữa những cơ sở khoa học, thực tiễn của việc hoạch định chính sách hình sự nói riêng và những vấn đề lý luận khác của chính sách hình sự nói chung không chỉ luôn là một yêu cầu cấp thiết có tính thời sự mà còn là một trong những hướng nghiên cứu cơ bản và là nhiệm vụ quan trọng của pháp luật Việt Nam nhằm đưa ra các hoạch định phân tích chính sách và các nhà lập pháp nước ta các phương án khả thi về chính sách phòng ngừa tội phạm, chính sách pháp luật hình sự, chính sách pháp luật tố tụng hình sự và chính sách thi hành án hình sự cũng như các kiến giải lập pháp về việc hoàn thiện các quy định hiện hành ở nước ta. 1.2. Cơ sở, nội dung và các lĩnh vực của chính sách hình sự đối với các tội phạm tình dục 1.2.1. Cơ sở của chính sách hình sự đối với các tội phạm về tình dục - Cơ sở thứ nhất: Việc hoạch định chính sách hình sự đối với tội phạm về tình dục cần phải dựa trên sự xuất hiện, mức độ phổ quát của các hành vi xâm phạm quyền bất khả xâm phạm, quyền tự do về tình dục của con người. Quyền tình dục là khái niệm hiện được sử dụng ngày càng rộng rãi không chỉ bởi các tổ chức phi chính phủ, mà còn bởi Liên hợp quốc và các tổ chức liên chính phủ quốc tế công nhận. Trong đó có tất cả 11 điều. [17] 1. Quyền tự do tình dục. 2. Quyền tự chủ về tình dục, toàn vẹn về tình dục, và được an toàn thân thể trong hoạt động tình dục. 3. Quyền về sự riêng tư trong tình dục. 4. Quyền được công bằng trong tình dục. 5. Quyền được hưởng khoái lạc tình dục. 6. Quyền được bày tỏ xúc cảm tình dục. 14
- 7. Quyền được tự do kết hợp về tình dục. 8. Quyền được tự do quyết định một cách có trách nhiệm về việc sinh đẻ. 9. Quyền được tiếp nhận những thông tin khoa học về tình dục. 10. Quyền được giáo dục tình dục toàn diện. 11. Quyền được chăm sóc sức khoẻ tình dục. Như vậy quyền tình dục được thừa nhận chung bởi nền văn minh nhân loại những quyền cơ bản của một con người phải có. Nói một cách khác là quyền tình dục được xã hội công nhận và bảo vệ. Tình dục không chỉ đơn giản là một hành động để duy trì giống nòi hay một cảm xúc ham muốn cá nhân mà nó còn là nhân quyền. Việc hoạch định chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục cần phải dựa trên cơ sở thứ nhất bởi lẽ: Tình dục là quyền của con người được nhân loại công nhận nên cần được bảo vệ bởi pháp luật. Cần phải có những chính sách hình sự đối với loại tội phạm tình dục xâm hại đến quyền của con người. Sự hội nhập của nước ta với các nước trong khu vực trên thế giới là xu thế tất yếu và nằm trong quy luật chung của nhân loại. Nên việc công nhận 11 điều về quyền tình dục là hiển nhiên. Cơ sở thứ nhất của việc hoạch định chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục chỉ ra rằng: Tội phạm xâm hại tình dục là có hành vi xâm hại đặc biệt nghiêm trọng đến 7 quyền cơ bản (từ quyền số 1 đến quyền số 7) được nêu trên. Không những vậy loại tội phạm này còn vi phạm về quyền bất khả xâm phạm được quy định tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013.[ 23, tr 42] Điều 20 Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục 15
- hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. - Cơ sở thứ hai: Việc hoạch định chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục cần phải được tiến hành dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm của loại tội phạm tình dục đối với xã hội đặt trong sự phát triển của xã hội thực tại. Việc xác định tính chất và mức độ nguy hiểm của loại tội phạm tình dục gây ra cho xã hội để đưa ra chính sách hình sự phù hợp với loại tội phạm tình dục.Ta có thể đưa ra chính sách hình sự có chế tài đủ sức răn đe và giáo dục với loại tội phạm này. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội là căn cứ để phân chia tội phạm thành tội ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Những hành vituy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể. thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng biện pháp khác. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cũng là căn cứ để quy định loại hình phạt, khung hình phạt.Từ đó trong quá trình xây dựng các văn bản pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự điều chỉnh loại tội phạm tình dục này được hiệu quả hơn. Cần phải nghiên cứu hiện tại trên cơ sở kết quả của các số liệu điều tra xã hội học phải phân tích nghiên cứu sâu sắc cụ thể các quy luật khách quan trong giai đoạn phát triển hiện tại, để từ việc tổng kết thực tiễn chúng ta có thể nhận thức được khoa học đúng đắn về các mặt tích cực mặt tiêu cực của các quan hệ xã hội tương ứng đang tồn tại với tính chất những luận chứng cho việc khẳng định dứt khoát các quan hệ xã hội nào cần phải được chính 16
- thức điều chỉnh bằng pháp luật thuộc lĩnh vực tư pháp hình sự của giai đoạn phát triển thực tại. Cần phải dự báo tương lai trên cơ sở kết quả của các số liệu điều tra xã hội học phải phân tích một cách sâu sắc và cụ thể quy luật khách quan trong giai đoạn phát triển sắp tới. Định hướng được xu hướng phát triển tính chất mức độ nguy hiểm của loại tội phạm tình dục ta có thể đưa ra được các biện pháp ngăn chặn cụ thể đi trước đón đầu phòng ngừa loại tội phạm tình dục mới, dập tắt nó ngay từ khi mới nhe nhói. Hơn là đưa ra chính sách hình sự khi mà loại tội phạm tình dục mới đã xảy ra và đang phát triển. Như vậy hậu quả đã xảy ra và có thể sẽ bỏ lọt tội phạm khi mà chưa có chế tài áp dụng hay định tội cho loại tội phạm tình dục mới đó. Chính vì vậy cơ sở để hoạch định chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục cần tiên đoán được sự phát trển của xã hội thực tại sẽ kéo theo những hệ lụy gì? Sự phát triển của loại tội phạm này sẽ theo xu hướng nào? Nhất là trong thời kì phát triển cách mạng công nghệ 4.0 mà chủ trương Đảng và Nhà nước ta đang định hướng. - Cơ sở thứ ba:Việc hoạch định chính sách hình sự đối với tội phạm tình dục còn được căn cứ vào quan điểm, đường lối, các quy phạm pháp luật của Việt Nam đối với tội phạm tình dục. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo và Khổng giáo. Trong nền văn hóa Việt truyền thống, đàn ông và đàn bà tuân thủ nề nếp “nam nữ thụ thụ bất thân” của Đạo Khổng, tức là giới nam và giới nữ không được phép động chạm về mặt thể xác nếu như chưa kết hôn. Trinh tiết của phụ nữ được đánh giá rất cao, cho đến nay chúng ta vẫn thường nghe “chữ trinh đáng giá ngàn vàng” là bởi thế. Quan điểm về tình dục ở Việt Nam là một vấn đề nhạy cảm kín kẽ không công khai. Khi đề cập vấn đề về tình dục thường được qua 17