Luận văn Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_che_do_thi_hanh_an_phat_tu_o_viet_nam_hien_nay.pdf
Nội dung text: Luận văn Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ YẾN CHẾ ĐỘ THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2017
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ YẾN CHẾ ĐỘ THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60.38.01.04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. NGUYỄN NGỌC ANH HÀ NỘI, 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi; các số liệu, tư liệu được sử dụng trong Luận văn là trung thực, có xuất xứ rõ ràng; những phát hiện đưa ra trong Luận văn là kết quả nghiên cứu của chính tác giả Luận văn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN LÊ THỊ YẾN
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1. NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ 9 1.1. Khái niệm về chế độ thi hành án phạt tù 9 1.2. Cơ sở pháp lý của chế độ thi hành án phạt tù 16 1.3. Nội dung của chế độ thi hành án phạt tù 21 Chương 2. THỰC TRẠNG CHẾ ĐỘ THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 40 2.1. Về thực trạng tình hình phạm nhân 40 2.2. Về thực trạng chế độ thi hành án phạt tù 41 2.3. Nhận xét, đánh giá 53 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHẾ ĐỘTHI HÀNH ÁN PHẠT TÙ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 61 3.1. Hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả hệ thống pháp luật về chế độ thi hành án phạt tù 62 3.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chế độ thi hành án phạt tù 69 3.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ thực hiện chế độ thi hành án phạt tù 72 3.4. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thi hành án hình sự, nhất là thi hành án phạt tù; tăng cường đàm phán, ký kết các hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù với các nước 74 KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo để trở thành người có ích cho xã hội. Đây là lĩnh vực hoạt động nhạy cảm, phức tạp, liên quan trực tiếp đến bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ trước tới nay, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc hoàn thiện thể chế, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành án phạt tù (bao gồm các quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án phạt tù; quyền, nghĩa vụ của người đang chấp hành án phạt tù và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thi hành án phạt tù), không ngừng củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy, tăng cường cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm khác. Nhờ đó, công tác thi hành án phạt tù đã đạt được nhiều kết quả nhất định, việc thực hiện chế độ quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng và các chế độ, chính sách khác đối với phạm nhân ngày càng đi vào nề nếp, có hiệu quả; các trại giam được đảm bảo an ninh, an toàn trong mọi tình huống, không để xảy ra đột biến, bất ngờ góp phần quan trọng vào việc bảo đảm thi hành nghiêm minh pháp luật, phục vụ có hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh chống các loại tội phạm, giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để đất nước phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện chế độ thi hành án phạt tù còn bộc lộ sơ hở, thiếu sót, bất cập, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và đòi hỏi bảo đảm tốt hơn quyền, lợi ích hợp pháp 1
- của phạm nhân như việc quản lý, giam giữ vẫn gặp khó khăn, phức tạp do số lượng phạm nhân tăng, tính chất, mức độ tội phạm do các phạm nhân thực hiện ngày càng nguy hiểm, do bản chất chống đối, không chịu cải tạo của đối tượng, do cơ sở giam giữ (các nhà giam, buồng giam, buồng kỷ luật, tường rào bao ) chậm được cải tạo, xây dựng mới; trang thiết bị nghe nhìn phục vụ cho công tác còn thiếu và chưa bảo đảm cả về số lượng, chất lượng; chất lượng công tác giáo dục, dạy nghề cho phạm nhân mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu (chưa xây dựng được chương trình, nội dung giáo dục, dạy nghề phù hợp, ngân sách đầu tư cho việc hướng nghiệp, dạy nghề còn rất hạn chế ); số vụ vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy trại giam tuy có giảm nhưng tính chất, mức độ của các vụ xảy ra lại nghiêm trọng, có vụ rất nghiêm trọng như các vụ chống đối, gây rối tập thể, tấn công cán bộ, chiến sĩ trại giam đang làm nhiệm vụ xảy ra ở Trại giam Xuân lộc, Trại giam A2, Trại giam Đồng Sơn; tình trạng tái phạm tội vẫn còn ở mức đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu Mặt khác, mặc dù Luật thi hành án hình sự đã được thông qua từ năm 2010, nhưng cho tới nay còn nhiều quy định chưa được cấp có thẩm quyền hướng dẫn thi hành; bên cạnh đó, trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành Hiến pháp mới (Hiến pháp năm 2013) với các quy định cụ thể hơn về bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền công dân trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực thi hành án phạt tù; năm 2015 Quốc hội thông qua Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự (hai bộ luật này hiện đang tạm dừng hiệu lực thi hành do Bộ luật hình sự còn có những nội dung cần sửa đổi), nội dung của các đạo luật này có nhiều quy định mới liên quan đến thi hành án phạt tù như quy định về tha tù trước thời hạn có điều kiện; về bổ sung trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại v.v 2
- Tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, khó dự báo, kinh tế phục hồi nhưng chưa vững chắc; bất ổn về chính trị, xã hội, khủng bố, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo tiếp tục xảy ra ở một số quốc gia; tranh chấp chủ quyền ở Biển đông vẫn căng thẳng. Ở trong nước, tình hình kinh tế xã hội có nhiều khởi sắc nhưng an ninh, trật tự còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường. Vấn đề “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ có những diễn biến phức tạp, tình hình tham nhũng, tiêu cực chưa giảm; các thế lực thù địch vẫn gia tăng hoạt động chống phá, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", kích động đối tượng phản động, cơ hội chính trị trong nước âm mưu gây rối, biểu tình, bạo loạn, đưa nhiều tài liệu có nội dung phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, vu cáo Việt Nam không tôn trọng "dân chủ, nhân quyền", trong đó, tập trung vào hệ thống trại giam và chế độ thi hành án phạt tù của Nhà nước ta. Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp do tác động mặt trái của cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế ngày càng bộc lộ rõ và gay gắt, số lượng phạm nhân có xu hướng gia tăng, thành phần đa dạng và phức tạp, tính chất tội phạm ngày càng nguy hiểm và manh động. Xuất phát từ tình hình nêu trên, việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả chế độ thi hành án phạt tù trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo được đặt ra như một yêu cầu khách quan. Chính vì vậy, học viên chọn vấn đề: "Chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Việc luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành hình phạt tù nói chung và chế độ thi hành án phạt tù nói riêng đã được các nhà khoa học và hoạt động thực tiễn quan 3
- tâm. Nhờ đó, trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu, đề cập dưới các góc độ khác nhau, trong đó, đáng chú ý là các công trình sau: - ThS. Lê Văn Thư (2001), Công an nhân dân trong việc tổ chức thi hành án hình sự - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, đề tài khoa học cấp cơ sở, Hà Nội; - PGS, TS. Nguyễn Ngọc Anh (2008), Khái quát lịch sử các quy định của pháp luật về công tác quản lý thi hành án ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Kỷ yếu Hội thảo Quản lý thi hành án, các mô hình và kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tư pháp, Hà Nội; - PGS, TS. Nguyễn Ngọc Anh và TS. Lê Văn Thư (2009), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của pháp lệnh thi hành án phạt tù, NXB Lao động, Hà Nội; - GS,TS. Nguyễn Ngọc Anh (2011), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Luật Thi hành án hình sự năm 2010 (Chủ biên), NXB Lao động, Hà Nội; - GS, TS. Nguyễn Ngọc Anh (2011), Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong Luật Thi hành án hình sự, Tạp chí Lập pháp số 17, tháng 9; - GS, TS. Nguyễn Ngọc Anh (2012), Bình luận khoa học Luật Thi hành án hình sự, (Chủ biên), NXB Công an nhân dân, Hà Nội; - GS, TS. Nguyễn Ngọc Anh, Đại tá, TS. Lê Văn Thư, ThS. Phạm Thị Chung Thủy, CN. Công Phương Vũ (2012), Hỏi - đáp pháp luật về thi hành án hình sự Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội; - GS, TS. Nguyễn Ngọc Anh, Kết quả thi hành án hình sự, Tạp chí Công an nhân dân, số 12, Hà Nội; - Phan Hùng Vương (2013), Thi hành án hình sự từ thực tiễn tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, luận văn thạc sĩ; 4
- - GS, TS. Nguyễn Ngọc Anh (2015), Đàm phán, ký kết Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam và các nước - Thực tiễn và kinh nghiệm (Chủ biên), NXB Lao động, Hà Nội. Tuy nhiên, do mục đích, cách thức tiếp cận vấn đề nghiên cứu của các tác giả ở những góc độ khác nhau nên các công trình nêu trên mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng kết từng mặt công tác thuộc về quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động công tác thi hành án phạt tù và đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót đối với mặt công tác đó dưới góc độ khoa học tội phạm học, giáo dục học, tâm lý học. Do đó, có thể khẳng định, nghiên cứu chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ khoa học luật hình sự, tố tụng hình sự là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, không trùng lặp với các công trình đã nghiên cứu. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục tiêu nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn chế độ thi hành án phạt tù, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ này, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, bảo vệ quyền con người, tạo môi trường thuận lợi để đất nước phát triển kinh tế - xã hội. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu trên, luận văn đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau: + Dưới góc độ lý luận, nghiên cứu làm sáng tỏ các khái niệm, cơ sở pháp lý, nội dung của chế độ thi hành án phạt tù. + Khảo sát, phân tích, đánh giá đúng thực trạng chế độ thi hành phạt tù ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, làm rõ nguyên nhân, tồn tại, hạn chế của chế độ này. 5
- + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chế độ thi hành án phạt tù trong thời gian tới, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để đất nước phát triển kinh tế - xã hội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn: + Phạm vi về nội dung: nghiên cứu lý luận, pháp lý và thực tiễn chế độ thi hành án phạt tù; + Phạm vi về đối tượng: bao gồm phạm nhân đang chấp hành án, các trại giam và các cơ quan có trách nhiệm trong thi hành án phạt tù; + Phạm vi về địa bàn: các trại giam thuộc Bộ Công an; + Phạm vi về thời gian: từ năm 2011 (năm Luật thi hành án hình sự có hiệu lực) đến tháng 12/2016. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước ta về phòng, chống tội phạm nói chung, về thi hành án phạt tù nói riêng. - Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Luật hình sự và tố tụng hình sự cùng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, bao gồm: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp này được học viên sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn để phân tích các nguồn tài liệu đã được công bố về những vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn, trên cơ sở đó tổng hợp để rút ra những vấn đề lý luận và thực tiễn cần nghiên cứu. 6
- + Phương pháp phân tích: phương pháp phân tích được học viên sử dụng để phân tích các tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp, giúp học viên nắm rõ được tất cả các khía cạnh của vấn đề nghiên cứu. Tài liệu sơ cấp bao gồm các văn bản pháp luật có liên quan, các báo cáo, số liệu thống kê chính thức của Cơ quan quản lý thi hành án hình sự (Tổng cục VIII Bộ Công an), các trại giam thuộc Bộ Công an có liên quan đến đề tài; các số liệu thống kê do học viên thực hiện thông qua tư vấn chuyên gia. Tài liệu thứ cấp bao gồm các bài báo đăng trên tạp chí, các kết luận đã được công bố. + Phương pháp tổng hợp: được sử dụng để tổng hợp các số liệu, tri thức có được từ kết quả của phương pháp phân tích. Việc tổng hợp nhằm mục đích đưa ra những luận cứ, nhận xét và đề xuất của chính học viên về những vấn đề chung nhất của luận văn. + Phương pháp so sánh: trên cơ sở rà soát, tổng hợp các quy định trước đây và hiện nay của Đảng, Nhà nước và của Bộ Công an về chế độ thi hành án phạt tù, học viên phân tích làm rõ những điểm phù hợp và bất cập trong các quy định đó với cách nhìn nhận, đánh giá theo quan điểm lịch sử cụ thể, làm cơ sở để phân biệt chế độ thi hành án phạt tù với các chế độ khác. + Phương pháp tiếp cận hệ thống: những thông tin thu thập được về vấn đề nghiên cứu của luận văn sẽ được học viên hệ thống hóa theo một cấu trúc logic khoa học, qua đó giúp học viên có được nhận thức một cách biện chứng, tổng hợp, khái quát nhất về chế độ thi hành án phạt tù ở Viêt Nam. + Phương pháp tổng kết thực tiễn: trong quá trình nghiên cứu luận văn, học viên thu thập, nghiên cứu những tài liệu, số liệu phản ánh thực tiễn chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam, qua đó phân tích, tổng hợp, thống kê để đưa ra những nhận định, kết luận về thực tiễn. 7
- + Phương pháp tư vấn chuyên gia: học viên lựa chọn những chuyên gia lý luận và những cán bộ làm công tác thực tiễn có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thi hành án phạt tù để đặt ra những câu hỏi nhằm khai thác sâu những thông tin về chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam. Thông tin thu thập được qua tư vấn chuyên gia là cơ sở quan trọng để học viên nghiên cứu những vấn đề lý luận, đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam trong tình hình mới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: với việc nghiên cứu một cách có hệ thống về chế độ thi hành án phạt tù, kết quả nghiên cứu của luận văn làm sáng tỏ và phong phú thêm những vấn đề lý luận, góp phần thống nhất nhận thức về tổ chức và hoạt động thi hành án phạt tù ở nước ta. - Về thực tiễn: kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bất cập của chế độ thi hành án phạt tù; đồng thời có thể làm tư liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập, hoạch định chính sách, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, bố trí lực lượng, phương tiện và các điều kiện bảo đảm khác trong thi hành án phạt tù, góp phần nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hình sự. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Nhận thức chung về chế độ thi hành án phạt tù. Chương 2. Thực trạng chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay. Chương 3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam trong thời gian tới. 8
- Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ THI HÀNH ÁN PHẠT TÙ 1.1. Khái niệm về chế độ thi hành án phạt tù 1.1.1. Khái niệm về thi hành án phạt tù Việc làm rõ khái niệm về thi hành án phạt tù có ý nghĩa quan trọng ở cả bình diện lý luận lẫn thực tiễn trong việc nghiên cứu chế độ thi hành án phạt tù ở Việt Nam hiện nay. Là một hoạt động độc lập mang tính quyền lực nhà nước nhằm thực hiện bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành của Tòa án, thi hành án phạt tù liên quan trực tiếp đến bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Vì thế, kể từ khi ra đời cho tới nay, Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động thi hành án phạt tù. Quá trình hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động thi hành án phạt tù ở Việt Nam gắn liền với quá trình xây dựng, phát triển của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Trong mỗi giai đoạn cách mạng khác nhau, pháp luật điều chỉnh tổ chức và hoạt động thi hành án phạt tù đều có những thay đổi cho phù hợp với nhiệm vụ chính trị và yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cùng với sự thay đổi, điều chỉnh về tổ chức và hoạt động, khái niệm về thi hành án phạt tù ngày càng được hoàn thiện hơn. Theo Sắc lệnh số 150-SL ngày 7/11/1950 về tổ chức trại giam do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành thì thi hành án phạt tù là việc “giam giữ phạm nhân trong các trại giam để trừng trị và giáo hóa”. Đây là một khái niệm có phạm vi hạn hẹp, mới chỉ nêu lên được bản chất hoạt động chứ chưa nêu được phạm vi tác động rộng lớn của các chủ thể được giao nhiệm vụ thi hành án phạt tù với các nội dung hoạt 9
- động rất đa dạng, phong phú của các chủ thể đó. Hơn nữa, pháp luật thời kỳ này còn ghi nhận phạm nhân bao gồm cả người bị kết án tù, người bị quyết nghị đưa đi an trí, người bị bắt, giam, giữ phục vụ yêu cầu điều tra, thẩm cứu, người bị tập trung giáo dục cải tạo. Quan niệm này được kéo dài đến năm 1993, khi Hội đồng Nhà nước (nay là Ủy ban thường vụ Quốc hội) ban hành Pháp lệnh thi hành án phạt tù. Theo quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh này thì thi hành án phạt tù được hiểu là “Buộc những người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân chấp hành án tại trại giam nhằm giáo dục, cải tạo họ trở thành người lương thiện” [38, tr.8]. So với khái niệm được đưa ra tại Sắc lệnh số 150-SL ngày 7/11/1950, khái niệm này đã thể hiện rõ hơn bản chất hoạt động, phạm vi tác động, các chủ thể có trách nhiệm và phạm vi tác động, nội dung hoạt động của các chủ thể đó trong thi hành án phạt tù. Đến năm 2010, Quốc hội thông qua Luật Thi hành án hình sự, theo đó, thi hành án phạt tù được hiểu là “việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội” [34, tr.2]. Với cách hiểu này, khái niệm thi hành án phạt tù đã có bước phát triển đầy đủ hơn, nêu rõ được các chủ thể có trách nhiệm (cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự), đồng thời cũng thể hiện đầy đủ hơn bản chất, nội dung hoạt động, phạm vi, mục đích tác động của các chủ thể đó (buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội). Tuy nhiên, trên thực tế, với ý nghĩa là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án, thi hành án phạt tù còn có mối quan hệ hữu cơ với giai đoạn, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Nếu mục đích của thi hành án phạt tù không đạt được thì toàn bộ hoạt động của cơ quan điều tra, truy tố, xét xử trước đó sẽ không có giá trị thực tiễn. Mặt khác với bản chất là một hoạt động mang tính quyền lực nhà nước nhằm thực hiện bản án, quyết định có hiệu lực 10
- pháp luật và đã có quyết định thi hành của Tòa án bao gồm: bản án hoặc một phần bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm; bản án của Tòa án cấp phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án; bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự; quyết định của Tòa án Việt Nam tiếp nhận người đang chấp hành hình phạt tù ở nước ngoài về Việt Nam chấp hành án và đã có quyết định thi hành; quyết định chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam cho nước ngoài cho thấy, thi hành án phạt tù là một hoạt động khó khăn, phức tạp vì nó không những liên quan đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, pháp luật về thi hành án mà còn liên quan đến sinh mạng chính trị và quyền, lợi ích của phạm nhân (người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân), do đó, thi hành án phạt tù còn bao gồm toàn bộ các nguyên tắc, trình tự, thủ tục, tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan quản lý thi hành án hình sự; cơ quan thi hành án hình sự, trại giam, trại tạm giam) trong việc quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân theo thời hạn được quy định trong bản án, quyết định của Tòa án nhằm đưa lại cho xã hội những người không còn nguy hiểm cho xã hội và có ích. Nghiên cứu đối tượng thi hành án phạt tù, chúng ta thấy đối tượng thi hành án phạt tù bao gồm là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân. Trong hệ thống hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật hình sự năm 2015, tù có thời hạn, tù chung thân là các hình phạt mang tính cưỡng chế nghiêm khắc. Người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân bị cách ly khỏi xã hội, bị quản lý, giam giữ trong một môi trường tách biệt và chịu sự điều chỉnh của những quy định pháp luật rất chặt chẽ, nghiêm ngặt để giáo dục, cải tạo thành người lương thiện, có ích cho xã 11
- hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa. “Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ trong một thời gian nhất định. Tù có thời hạn đối với người phạm tội có mức tối thiểu là 3 tháng và mức tối đa là 20 năm [32, tr.30]; còn “Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình” [32, tr.30]. Như vậy, tù chung thân khác tù có thời hạn ở chỗ tù chung thân có thể tước tự do của người bị kết án tù đến lúc chết nếu không được giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt, hoặc được đại xá, đặc xá. Thi hành án phạt tù là buộc những người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân phải chấp hành hình phạt tại trại giam. Điểm e khoản 1 Điều 3 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định “Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phải chấp hành hình phạt tại các cơ sở giam giữ, phải lao động, học tập để trở thành người có ích cho xã hội ” [36, tr.9]. Trại giam là công cụ chuyên chính trực tiếp của Nhà nước. Bất kỳ Nhà nước của giai cấp nào cũng tổ chức các trại giam để quản lý, giam giữ, cách ly những người phạm tội, những kẻ chống đối mà giai cấp thống trị cho là “bất lợi” nếu để họ tự do ở ngoài xã hội. Xét về mặt tổ chức thì trại giam là một loại cơ quan nhà nước đặc thù, có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân trong suốt cả thời hạn phạt tù mà Tòa án đã tuyên. Dưới chế độ ta, trại giam là cơ quan thi hành án phạt tù có nhiệm vụ, quyền hạn tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân trở thành người có ích cho xã hội. Thi hành án phạt tù còn nhằm mục đích giáo dục người bị kết án tù trở thành người có ích cho xã hội. Điều này thể hiện tính nhân đạo, bản chất ưu việt trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Xuất phát từ quan 12
- niệm trong xã hội không có người phạm tội bẩm sinh mà chỉ có những người phạm tội do những điều kiện, hoàn cảnh nhất định, Đảng, Nhà nước ta cho rằng việc giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội là việc hoàn toàn có khả năng làm được. Cũng cần nói thêm rằng, các quy định của pháp luật về thi hành án phạt tù không những chỉ khẳng định nhiệm vụ, quy định cách thức, phương thức hoạt động của các cơ quan có trách nhiệm trong việc thi hành bản án, quyết định phạt tù của Tòa án mà còn quy định trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân, gia đình người bị kết án tù và công dân trong công tác thi hành án và giúp đỡ người đã chấp hành xong hình phạt tù tạo lập cuộc sống bình thường. Bên cạnh đó, pháp luật về thi hành án phạt tù còn quy định quyền và nghĩa vụ của người bị kết án phạt tù trong hoạt động thi hành án. Một khi bản án, quyết định phạt tù của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành án, trong thời hạn 7 ngày, tự thân người bị kết án tù đang tại ngoại phải có mặt tại trụ sở cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để thi hành án theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ này có tính bắt buộc, đòi hỏi người bị kết án phải tự giác chấp hành, trong những trường hợp không tự giác sẽ bị áp giải. Đối với những trường hợp cố ý trốn tránh không chấp hành bản án, quyết định phạt tù của Tòa án bị xử lý theo pháp luật hình sự. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đi đến khái niệm sau: Thi hành án phạt tù là một hoạt động có tính chất hành chính - tư pháp do cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo ở trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nhằm mục đích trừng trị và giáo dục 13
- người bị kết án tù trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa. 1.1.2. Khái niệm về chế độ thi hành án phạt tù Theo quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì: “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới” [32, tr.21]. Thực tế trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã thông qua việc cải tạo, giáo dục trên cơ sở sử dụng tổng hợp các hình thức, biện pháp tác động phù hợp để người phạm tội nhận thấy lỗi lầm của mình, thấy được tính công minh của pháp luật, tuân thủ những quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, hòa nhập trở lại với cộng đồng. Thi hành nghiêm án phạt tù là bảo đảm quyền dân chủ của công dân trong quá trình tố tụng. Bản chất pháp luật xã hội chủ nghĩa là sự đảm bảo cưỡng chế mạnh mẽ đi đôi với việc bảo vệ quyền dân chủ thực sự của nhân dân. Hoạt động thi hành án phạt tù được đảm bảo thực hiện tức là đã bảo vệ tốt quyền dân chủ của nhân dân, thể hiện bản chất xã hội chủ nghĩa thực sự là “những quy tắc xử sự chung cho mọi người, những quy tắc ấy thể hiện ý chí và nguyện vọng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản do Nhà nước xã hội chủ nghĩa đặt ra và bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế trên cơ sở thuyết phục mọi người tuân theo” [4, tr.14]. Là một hoạt động có tính chất tố tụng hình sự và hành chính - tư pháp rất phức tạp, nhạy cảm, quan hệ nhiều tới quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, thi hành án phạt tù bao gồm toàn bộ hoạt động quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo những người bị kết án tù có thời hạn, tù chung thân trong trại giam theo thời hạn được quy định trong bản án. Trong thời gian chấp hành hình phạt, việc quản lý, giam giữ, ăn, uống, ở, học tập, chữa 14
- bệnh và các sinh hoạt khác của người bị kết án tù phải tuân thủ theo chế độ quy định của pháp luật. Ngoài ra, thi hành án phạt tù còn nhằm mục đích giáo dục người bị kết án tù trở thành người lượng thiện. Điều này thể hiện tính nhân đạo, bản chất ưu việt trong chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta. Giáo dục của trại giam đối với người bị kết án tù thực chất là giáo dục lại những người đã có thời lầm lỗi, có hành vi chống đối xã hội, là quá trình xóa bỏ tư tưởng chống đối chính quyền, tư tưởng bóc lột, ăn bám, xóa bỏ những thói quen, tích cách, nhu cầu lệch lạc với các chuẩn mực xã hội nói chung và pháp luật nói riêng của những người bị Tòa án kết án tù nhằm xây dựng cho họ một nhân cách, đạo đức, thế giới quan mới, có văn hóa, có nghề nghiệp và đủ sức khỏe để "biến" họ từ những người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội. Đồng thời, giáo dục cho họ thấy rõ tính nghiêm minh của pháp luật "phạm tội là bị trừng phạt" để ngăn ngừa họ phạm tội mới. Với mục đích như vậy, "giáo dục người bị kết án tù được thể hiện qua việc trại giam tổ chức cho họ học pháp luật, học văn hóa để xóa mù chữ, người bị kết án tù là người chưa thành niên được phổ cập tiểu học. Tất cả người bị kết án tù đang chấp hành án trong trại giam đều được nghe phổ biến thời sự, chính sách, được học các chương trình giáo dục công dân, được học nghề phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trại giam. Đối với người bị kết án tù là người chưa thành niên thì việc dạy nghề là bắt buộc. Việc giáo dục của trại giam đối với người bị kết án tù còn thể hiện ở việc tổ chức đời sống vật chất, tinh thần và các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, tổ chức cho người bị kết án thăm gặp phạm nhân và ở cả tác phong, thái độ đối xử của Giám thị, Phó giám thị, quản giáo, chuyên viên, nhân viên, kỹ thuật viên, sỹ quan, chiến sĩ vũ trang bảo vệ đối với người bị kết án tù. Tác động của giáo dục tại trại giam đối vời người bị kết án tù còn thể hiện ở việc trại giam tổ chức cho họ lao động theo quy định của pháp luật. 15
- Giáo dục bằng lao động là rất cần thiết nhằm làm cho người bị kết án tù thấy rõ giá trị của lao động, qua đó mà nhận thấy tội lỗi của bản thân. Đồng thời, cũng thông qua lao động, những người bị kết án tù có bản chất không chịu lao động sẽ dần dần quen với lao động, góp phần sản xuất ra của cải vật chất để cải thiện đời sống của bản thân, để khi mãn hạn tù thì có một nghề nghiệp nhất định, thậm chí có một ít kinh phí dự trữ để làm ăn, sinh sống lương thiện. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đi đến khái niệm sau: Chế độ thi hành án phạt tù được hiểu là hệ thống các quy định của pháp luật thực định về quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo phạm nhân bao gồm chế độ quản lý, giam giữ; chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế, lao động, học tập, học nghề và được thông tin; chế độ gặp thân nhân, nhận quà và liên lạc của phạm nhân và các chế độ khác đối với phạm nhân như chế độ đối với phạm nhân nữ có thai, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, chế độ đối với phạm nhân là người chưa thành niên, là người nước ngoài và chế độ đối với phạm nhân chết. 1.2. Cơ sở pháp lý của chế độ thi hành án phạt tù Cơ sở pháp lý của chế độ thi hành án phạt tù là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước có nội dung liên quan đến hoạt động quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo người bị kết án tù, bao gồm các quy định về ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế, học tập, lao động, học nghề, gặp thân nhân, nhận quà, liên lạc với gia đình và các chế độ khác đối với phạm nhân nhằm đảm bảo đạt được mục đích, yêu cầu của thi hành án phạt tù. Chế độ thi hành án phạt tù được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự, Luật thi hành án hình sự, các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thi hành án hình sự và các văn bản hướng dẫn của liên ngành tư pháp trung ương, của Bộ Công an và các ngành hữu quan trong lĩnh vực thi hành án phạt tù. 16