Luận văn Chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

pdf 106 trang vuhoa 25/08/2022 9400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_che_dinh_thi_hanh_hinh_phat_tu_hinh_trong_luat_to_t.pdf

Nội dung text: Luận văn Chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN NGỌC Chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam LUẬN VĂN THẠC SỸ Người hướng dẫn: TS. Trần Quang Tiệp Hà nội - 2004
  2. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THI HÀNH 7 HÌNH PHẠT TỬ HÌNH 1.1. Khái niệm, các hình thức thi hành hình phạt tử hình và ý 7 nghĩa của chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam 1.2. Sự hình thành và phát triển của các quy định về thi hành 17 hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 1.3. Những quy định về thi hành hình phạt tử hình trong pháp 28 luật tố tụng hình sự một số nước trên thế giới Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH 34 SỰ HIỆN HÀNH VỀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1. Những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về 34 thi hành hình phạt tử hình 2.2. Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình 49 sự về thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC ÁP DỤNG 68 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH 3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy 68 định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình 3.2. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước cần quán triệt 71 trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định 74 của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình trong thời gian tới ở nước ta KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đất nước ta chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với nhiều nước trên thế giới. Sự vận hành của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang đem lại sự chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Bên cạnh những mặt tích cực đã nêu ở trên, nền kinh tế thị trường cũng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực, trong đó tình hình tội phạm diễn biến phức tạp. Các vụ án giết người, cướp tài sản, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tham nhũng, buôn lậu, các tội phạm về ma túy xảy ra nhiều, với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng. Tình hình trên không những xâm hại tính mạng, sức khỏe của người dân, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, làm thiệt hại đến nền kinh tế đất nước, mà còn thực sự đe dọa phá vỡ chính sách kinh tế - xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, gây ra những hậu quả nặng nề về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Thậm chí tình hình tội phạm còn tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan tình báo nước ngoài lợi dụng tiến hành các hoạt động mua chuộc, thu thập tình báo, phá hoại sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trước tình hình trên, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã áp dụng các biện pháp có hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi phạm tội và người phạm tội. Tòa án các cấp đã xử phạt tử hình nhiều người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, có tác dụng răn đe, phòng ngừa tội phạm, phục vụ yêu cầu chính trị chung. Việc thi hành hình 1
  4. phạt tử hình đã được các cơ quan chức năng tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, được dư luận nhân dân đồng tình, đồng thời có tác dụng đề cao sự cần thiết phải áp dụng hình phạt này trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành hình phạt tử hình cũng đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học luật tố tụng hình sự phải nghiên cứu giải quyết như khái niệm thi hành hình phạt tử hình, các hình thức thi hành hình phạt tử hình, việc người bị kết án tử hình xin hiến xác cho khoa học, gia đình người bị kết án xin xác về mai táng theo phong tục, tập quán, sự phân công trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng với chính quyền địa phương nơi có pháp trường trong việc quản lý khu vực chôn cất người bị thi hành hình phạt tử hình Trong khi đó, xét về mặt lý luận, chế định thi hành hình phạt tử hình chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng, và xung quanh chế định này, còn nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam", mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu Thi hành hình phạt tử hình là vấn đề quan trọng và nhạy cảm, đã được một số nhà luật học ở trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. TS. Giang Sơn - Văn phòng Chủ tịch nước đã có công trình "Một số vấn đề về thi hành án tử hình" (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 9 năm 1996); Tòa án nhân dân tối cao có công trình nghiên cứu khoa học cấp bộ: "Áp dụng và thi hành hình phạt tử hình - những vấn đề lý luận và thực tiễn" (Tòa án nhân dân tối cao, Hà Nội, 2002); ThS. Vũ Trọng Hách - Học viện Hành chính Quốc gia có công trình: "Nhu cầu hoàn thiện pháp luật về thi hành án hình sự ở nước ta hiện nay" (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 5 năm 2002); 2
  5. Các công trình nói trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về thi hành hình phạt tử hình, nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về chế định hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự, cũng như thực tiễn thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận về thi hành hình phạt tử hình, phân tích, đánh giá đúng thực trạng những quy định về thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự hiện hành, thực tiễn thi hành hình phạt tử hình, xác định những vướng mắc trong thực tiễn thi hành hình phạt tử hình, để trên cơ sở đó, đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: - Làm sáng tỏ khái niệm thi hành hình phạt tử hình, các hình thức thi hành hình phạt tử hình. - Phân tích, làm rõ sự hình thành và phát triển các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam. - Nghiên cứu, làm rõ các quy định của pháp luật về thi hành hình phạt tử hình của một số nước trên thế giới. - Làm sáng tỏ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình ở nước ta. 3
  6. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về thi hành hình phạt tử hình, các quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thi hành hình phạt tử hình và thực tiễn thi hành hình phạt này ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu đề tài này dưới góc độ luật tố tụng hình sự. Về thời gian, luận văn nghiên cứu thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình từ năm 1993 đến năm 2002. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân và vì dân, về chính sách đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, về thi hành hình phạt tử hình nói riêng. Luận văn được thực hiện trên cơ sở quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Cơ sở thực tiễn của luận văn là các báo cáo chuyên đề thi hành hình phạt tử hình của cơ quan Công an, các báo cáo tổng kết, số liệu của Tòa án nhân dân tối cao về thi hành hình phạt tử hình. Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgíc, thống kê, so sánh pháp luật, xã hội học để hoàn thành các nhiệm vụ mà tác giả luận văn đã đặt ra. 4
  7. 5. Những đóng góp mới của luận văn Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam, trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới của luận văn: 1. Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về thi hành hình phạt tử hình. 2. Phân tích làm rõ thực trạng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện hành về thi hành hình phạt tử hình và thực tiễn áp dụng ở nước ta. 3. Nghiên cứu, so sánh những quy định của pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam về thi hành hình phạt tử hình với những quy định tương ứng trong pháp luật tố tụng hình sự của một số nước trên thế giới để rút ra những giá trị hợp lý về hoạt động lập pháp tố tụng hình sự. 4. Đề xuất phương hướng nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng. Thông qua kết quả nghiên cứu và các đề xuất, tác giả mong muốn đóng góp phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển của kho tàng lý luận luật tố tụng hình sự và tổng kết, nghiên cứu thực tiễn thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam. Với việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về thi hành hình phạt tử hình, tác giả hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học cho việc đổi mới tổ chức, bộ máy, bố trí cán bộ các cơ quan có trách nhiệm trong việc 5
  8. thi hành hình phạt tử hình, góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay. Vì vậy, luận văn này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy về khoa học pháp lý nói chung, khoa học luật tố tụng hình sự, khoa học kỹ thuật hình sự, tội phạm học nói riêng, cũng như trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chuyên ngành về thi hành hình phạt tử hình thuộc các ngành Tòa án, Viện Kiểm sát, Công an. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 8 mục. 6
  9. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH 1.1. KHÁI NIỆM, CÁC HÌNH THỨC THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ Ý NGHĨA CỦA CHẾ ĐỊNH THI HÀNH HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM 1.1.1. Khái niệm thi hành hình phạt tử hình Để có thể đưa ra khái niệm thi hành hình phạt tử hình, trước hết cần làm sáng tỏ khái niệm hình phạt tử hình. Trong hệ thống hình phạt được quy định trong luật hình sự Việt Nam, tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất, thể hiện mức độ trừng trị cao nhất của Nhà nước đối với người phạm tội, bởi lẽ nó tước đi quyền sống của người bị kết án, loại bỏ sự tồn tại của người phạm tội khỏi đời sống cộng đồng. Hiện nay, trên thế giới, có hai loại quan điểm trái ngược nhau về hình phạt tử hình: Quan điểm thứ nhất cho rằng, để bảo đảm an ninh xã hội, công bằng và công lý, cần thiết phải duy trì hình phạt tử hình đối với những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng; đối với những kẻ khủng bố quốc tế, giết người hàng loạt, thì không thể có biện pháp giáo dục nào có tác dụng, ngoài việc tước đi sự tồn tại của chúng [48, tr. 54]. Quan điểm thứ hai cho rằng, cần phải bỏ hình phạt tử hình, vì sự sống của con người là thiêng liêng nhất mà tạo hóa đã dành cho họ; việc áp dụng hình phạt này là tàn khốc, vô nhân tính, không thể chấp nhận được trong xã hội văn minh. Mặt khác, các cơ quan tố tụng có thể sai lầm khi áp dụng hình phạt này và khi phát hiện ra sai lầm, thì lại không thể khắc phục được, bởi lẽ người đã chết, thì không thể có biện pháp nào có thể khắc phục để họ sống trở lại [48, tr. 54]. 7
  10. Thể hiện hai quan điểm trên, theo số liệu chính thức của Ủy ban về quyền con người của Liên hợp quốc, hiện có 71 quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình, 15 quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình đối với các tội thông thường, nhưng vẫn duy trì hình phạt tử hình đối với tội giết người; 77 quốc gia hoàn toàn xóa bỏ hình phạt tử hình, 33 quốc gia tuy còn quy định hình phạt tử hình, nhưng không thi hành hình phạt tử hình trên thực tế. Như vậy, 110 quốc gia đã xóa bỏ hình phạt tử hình hoặc không thi hành hình phạt tử hình trên thực tế, chỉ còn 86 quốc gia vẫn duy trì loại hình phạt này. Đáng chú ý, một số quốc gia lớn và đông dân như Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Ấn Độ, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Vương quốc Nhật Bản, Cộng hòa Inđônêxia vẫn còn duy trì hình phạt này. Việt Nam là quốc gia vẫn duy trì hình phạt tử hình. Cơ sở lý luận của việc duy trì hình phạt này là: do tính chất đặc biệt nghiêm trọng của tội phạm đã được thực hiện và những đặc điểm về nhân thân người phạm tội, Nhà nước ta xét thấy không còn khả năng giáo dục, cải tạo họ. Vì vậy, hình phạt tử hình không đặt ra mục đích giáo dục, cải tạo đối với người bị kết án. Việc tước bỏ mạng sống của người bị kết án là nhằm loại bỏ hoàn toàn khả năng thực hiện tội phạm ở họ, đồng thời răn đe mạnh mẽ những người không vững vàng, dễ bước vào con đường phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội, góp phần nâng cao khí thế đấu tranh phòng, chống tội phạm của người dân. Cơ sở thực tiễn của việc duy trì hình phạt tử hình này là thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm ở nước ta cho thấy, địa phương nào hữu khuynh, không áp dụng hình phạt nghiêm khắc nhất đối với những kẻ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng với nhiều tình tiết tăng nặng, thì ở đó tình hình tội phạm diễn biến phức tạp cả về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội và phong trào quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm không mạnh. Vì vậy, hình phạt tử hình cần được áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, bị dư luận kịch liệt lên án. 8
  11. Do những đặc điểm tâm lý, thể chất của người chưa thành niên, phụ nữ có thai và xuất phát từ quan điểm nhân đạo, luật hình sự Việt Nam quy định không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Từ sự phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm hình phạt tử hình như sau: Tử hình là hình phạt đặc biệt, tước bỏ quyền sống của người bị kết án phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Vấn đề tiếp theo cần làm sáng tỏ là khái niệm thi hành án hình sự. "Thi hành" theo Hán Việt Từ điển của tác giả Đào Duy Anh là "đem cái việc đã định sẵn mà làm cho có hiệu quả" [1, tr. 398]; theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, "thi hành" là "làm cho thành, có hiệu lực điều đã được chính thức quyết định" [55, tr. 936]; còn theo Đại từ điển tiếng Việt thì "thi hành" được hiểu là "thực hiện điều đã chính thức quyết định" [59, tr. 1559]. Thi hành bản án và quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (Thi hành án) có thể được hiểu theo một cách chung nhất là "việc các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và các cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật nhằm đưa bản án, quyết định đó ra thi hành làm cho nó phát huy hiệu lực trên thực tế" [17, tr. 371]. Từ sự phân tích ở trên, có thể đưa ra khái niệm thi hành án hình sự như sau: Thi hành án hình sự là việc các các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, các cá nhân có liên quan đưa bản án và quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án ra thi hành làm cho nó phát huy hiệu lực trên thực tế. Nghiên cứu khái niệm thi hành án hình sự nói trên, có thể rút ra những đặc điểm của nó như sau: Một là, thi hành án hình sự là giai đoạn cuối cùng của hoạt động tố tụng hình sự, phản ánh kết quả của toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong việc giải quyết vụ án hình sự. 9
  12. Hai là, mục đích của hình phạt chỉ có thể được thực hiện thông qua thi hành án hình sự. Điều đó có nghĩa, thi hành án hình sự chính là quá trình thực tiễn hóa mục đích của hình phạt. Ngoài ra, thi hành án hình sự còn có mục đích: đưa vào cuộc sống một cách đúng đắn và đầy đủ mọi nội dung của hình phạt đã được Tòa án phán quyết trong bản án, quyết định hình sự, khắc phục hậu quả do chính tội phạm đó gây ra cho xã hội, làm mất khả năng phạm tội của kẻ phạm tội, giáo dục, cải tạo kẻ phạm tội thành người lương thiện và tái hòa nhập cộng đồng người đó thành người có ích cho gia đình và xã hội. Ba là, thi hành án hình sự trước hết được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự và do nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân thi hành nhằm bảo đảm sự nghiêm minh của pháp luật và công bằng xã hội. Ngoài ra, do thi hành án hình sự thường diễn ra trong thời gian dài, liên quan đến nhiều lĩnh vực, cho nên, ngoài các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, cho nên thi hành án hình sự còn được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật khác như hành chính, dân sự, lao động Thi hành hình phạt tử hình là một bộ phận của thi hành án thi hành án hình sự. Từ khái niệm thi hành án hình sự nói trên, có thể đưa ra khái niệm thi hành hình phạt tử hình như sau: Thi hành hình phạt tử hình là hoạt động của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền đưa bản án tử hình của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thực hiện trên thực tế theo những trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Thi hành hình phạt tử hình cũng mang đầy đủ các đặc điểm của thi hành án hình sự, ngoài ra còn có những đặc điểm riêng sau: Đặc điểm thứ nhất của thi hành hình phạt tử hình là sự thực hiện trên thực tế việc tước đi quyền sống của người phạm tội, do đó cơ quan thi hành án hình sự phải tuân theo những thủ tục hết sức nghiêm ngặt, chặt chẽ. Đây là đặc điểm chủ yếu nhất để có thể phân biệt việc thi hành hình phạt tử hình với thi hành các loại hình phạt, biện pháp tư pháp khác. Ví dụ: trong Bộ luật tố 10
  13. tụng hình sự năm 1988, cũng như trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, đều đã quy định thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành, trong đó quy định rất cụ thể về trình tự, thủ tục gửi hồ sơ vụ án lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, gửi bản án cho Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, thời hạn quy định Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm; thủ tục xin ân giảm trình lên Chủ tịch nước Đây là những thủ tục mà đối với việc thi hành các hình phạt, biện pháp tư pháp khác, pháp luật tố tụng hình sự không quy định. Đặc điểm thứ hai, khác với việc thi hành các hình phạt, biện pháp tư pháp khác, nếu việc thi hành hình phạt tử hình có sai lầm, thì không thể khắc phục được hậu quả. Đặc điểm này bắt nguồn từ bản chất của hình phạt tử hình là tước đi quyền sống của người bị kết án, vì vậy, nếu như thi hành hình phạt tử hình không đúng đối tượng bị kết án, thì sai lầm này không thể khắc phục được. Đặc điểm thứ ba, việc thi hành hình phạt tử hình không những tước đi sự sống của người bị kết án, mà còn gây ra nỗi đau thương, mất mát lâu dài cho người thân của họ, đồng thời có những tác động tâm lý tiêu cực nhất định lên những cá nhân trực tiếp thực hiện việc thi hành hình phạt tử hình. Đây là đặc điểm chúng ta cần lưu ý khi thực hiện công tác chính trị, tư tưởng đối với người thân của người bị kết án, cũng như đối với số cán bộ, chiến sĩ trực tiếp làm nhiệm vụ tước đi mạng sống của người bị kết án. 1.1.2. Các hình thức thi hành hình phạt tử hình Hình thức thi hành hình phạt tử hình là cách thức tước bỏ sự sống của người bị kết án tử hình do cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền thực hiện theo trình tự, thủ tục do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Trong lịch sử tồn tại và phát triển, loài người đã áp dụng rất nhiều hình thức thi hành hình phạt tử hình. Việc lựa chọn hình thức thi hành hình 11
  14. phạt tử hình nào cho phù hợp, phụ thuộc vào các điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, cũng như chính sách hình sự của mỗi quốc gia. GS.TS người Nga A.Ph. Kixthiacốpxki đã dày công nghiên cứu về những hình thức thi hành hình phạt tử hình trong lịch sử và đưa ra 21 hình thức thi hành hình phạt tử hình chủ yếu đã được loài người áp dụng như sau: 1) treo cổ; 2) chặt đầu; 3) đun người bị kết án trong vạc dầu, nước sôi; 4) dùng bánh xe cán chết; 5) xé xác người bị kết án ra thành các mảnh nhỏ; 6) thiêu chết; 7) chôn sống; 8) bóp cổ hoặc làm cho chết ngạt trong bao tải; 9) lột da người bị kết án cho đến chết; 10) mổ bụng, moi ruột; 11) cho ngồi lên cọc nhọn hoặc dùng cọc nhọn đâm thủng người; 12) đốt cổ họng bằng chì đun sôi; 13) đẩy người bị kết án từ đỉnh núi xuống vực; 14) thắt cổ; 15) voi dày, ngựa xéo; 16) quăng người bị kết án cho hổ, báo ăn thịt; 17) dùng đá ném đến chết; 18) cho người bị kết án chết đói, chết khát; 19) đầu độc chết; 20) dùng gậy đánh chết; 21) xử bắn. Từ sự thống kê này, GS.TS A.Ph. Kixthiacốpxki đã chia các hình thức thi hành hình phạt tử hình thành hai loại: loại hình thức thi hành hình phạt tử hình bình thường (treo cổ, xử bắn ) và loại hình thức thi hành hình phạt tử hình đặc biệt ngoài việc tước sự sống của người bị kết án, còn có mục đích làm đau đớn một cách thảm khốc cho họ như đun người bị kết án trong vạc dầu, nước sôi, lột da, xé xác [60, tr. 136]. Hiện nay, pháp luật tố tụng hình sự của các nước trên thế giới quy định bảy hình thức thi hành hình phạt tử hình. Hình thức thứ nhất: xử bắn. Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình mang tính phổ biến nhất. Theo số liệu của Tổ chức Ân xá quốc tế, có 86 quốc gia trên thế giới áp dụng hình thức thi hành hình phạt tử hình này. Việc xử bắn có thể do một người hoặc một nhóm người thi hành. Trường hợp việc xử bắn do một người thi hành, thì người đó dùng súng ngắn, bắn vào đầu người bị kết án ở cự ly ngắn, làm người đó chết ngay. Trường hợp việc xử bắn do một nhóm người thi hành 12
  15. (đội thi hành án), thì cự ly bắn được thực hiện xa hơn. Trong cả hai trường hợp, người bị kết án có thể được bố trí đối diện người thi hành án; riêng ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, người bị kết án được bố trí quay lưng về phía đội thi hành án, vì theo phong tục của nước này, người bị kết án không được nhìn về phía người bắn để hồn ma không thể về trả thù được. Hình thức thứ hai: treo cổ. Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình bị Ủy ban Ân xá quốc tế cho là dã man và cần phải bãi bỏ. Tuy nhiên, vẫn còn có 70 nước trên thế giới áp dụng hình thức này như: Cộng hòa Singpore, Cộng hòa Ấn Độ, Nhật Bản Ở Nhật Bản, việc thi hành hình phạt tử hình được giữ bí mật tuyệt đối, người bị kết án bị tròng vào cổ chiếc dây được xát xà phòng trơn, đầu bị trùm một tấm vải kín và được đứng trên một chiếc ghế đẩu. Khi được lệnh, người thi hành án hất đổ chiếc ghế và việc thi hành án được coi như đã hoàn tất. Hình thức thứ ba: chém đầu. Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình được 6 quốc gia trên thế giới áp dụng. Cách thức chém đầu có hai cách: dùng máy chém hoặc dùng kiếm. Hiện nay, Vương quốc Ảrập Xêút (Saudi Arabia) là quốc gia thường áp dụng hình thức này. Hình thức thứ tư: ném đá đến chết. Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình vô nhân đạo nhất hiện nay, trong đó người bị kết án bị chôn, chỉ để hở đầu lên khỏi mặt đất, sau đó bị ném đá cho đến chết. Điều 119 Bộ luật hình sự hồi giáo nước Cộng hòa Iran còn quy định rõ: "Các viên đá không được có kích thước lớn, để người bị kết án không bị chết ngay sau khi ném một, hai viên; đồng thời chúng cũng không được có kích thước nhỏ quá" [60, tr. 142]. Hình thức thi hành hình phạt tử hình này còn được áp dụng ở Cộng hòa Xu Đăng và ở một số nước khu vực Trung Cận Đông. 13
  16. Hình thức thứ năm: ngồi ghế điện. Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình bằng cách cho dòng điện chạy qua thân thể người bị kết án, lần đầu được thực hiện vào năm 1888 tại Nữu Ước, Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Trước khi hành hình 4 tuần lễ, người bị kết án được chuyển đến khu giam giữ đặc biệt, được viết nguyện vọng về nơi chôn cất và tài sản thừa kế. Người ta thử ba lần ghế điện, chuẩn bị dung dịch Amôniác dùng làm chất cách điện, thấm vào một cái đệm để áp vào đầu người bị kết án (bị cạo trọc), chân phải người đó được bôi chất dẫn điện. Người bị kết án bị buộc vào ghế điện. Hai cực điện được đặt vào đầu, chân phải của người bị kết án và dòng điện mạnh 2500 vôn được đóng. Việc cắm điện làm người bị kết án ngất ngay lập tức, nhưng cái chết chỉ xuất hiện sau một thời gian nhất định, trong một số trường hợp, phải sau từ 10 đến 15 phút, người bị kết án mới chết (có trường hợp phải 5 lần cắm điện, người bị kết án mới chết). Ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ xảy ra một trường hợp, cho người bị kết án ngồi ghế điện, nhưng không chết, dẫn đến việc Tòa án tối cao phải ra phán quyết rằng, việc thi hành hình phạt tử hình lần thứ hai là không vi phạm Hiến pháp và người bị kết án bị hành quyết lần thứ hai sau một năm [60, tr. 143]. Hình thức thứ sáu: dùng hơi ngạt. Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình được áp dụng từ cuối những năm 30 thế kỷ 20. Người bị kết án được buộc vào một chiếc ghế trong một phòng được thiết kế hoàn toàn bằng thép. Ở ngực người bị kết án, người ta gắn một ống nghe của bác sĩ và dây cao su dẫn tới phòng bên để bác sĩ theo dõi nhịp tim của người bị kết án. Dưới ghế ngồi của người bị kết án được đặt 16 viên thuốc độc (xianua). Khi cánh cửa thép được đóng lại, người ta cho chạy thiết bị làm những viên thuốc độc được hòa vào dung dịch axit, thuốc 14
  17. độc bốc thành khói, làm ngạt thở người bị kết án, từ đó dẫn đến tim ngừng đập. Hình thức thi hành phạt tử hình này bị coi là phức tạp và khá tốn kém. Hình thức thứ bảy: tiêm thuốc độc. Đây là hình thức thi hành hình phạt tử hình, trong đó người bị kết án bị buộc chặt vào một cái cáng, được đưa vào một phòng kín, rồi bị tiêm thuốc độc vào bắp thịt. Hình thức thi hành hình phạt tử hình lần đầu tiên được áp dụng tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ vào năm 1977. Khi bị tiêm thuốc độc mạnh vào mạch máu, thì người bị kết án sẽ bị chết trong khoảng thời gian từ 32 giây đến 1 phút. Tuy nhiên, cũng đã xảy ra một số trường hợp người bị kết án không chết ngay do dụng cụ truyền chất độc trượt khỏi mạch máu hoặc thuốc độc không đủ mạnh khi pha chế. Hình thức thi hành hình phạt tử hình này được dư luận coi là "nhân đạo", tiết kiệm hơn cả, được 34 bang của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nhiều nước khác trên thế giới áp dụng. Ngày 30-01-2001, Chính phủ Vương quốc Thái Lan đã phê chuẩn đề nghị thi hành hình phạt tử hình bằng tiêm thuốc độc thay vì xử bắn. 1.1.3. Ý nghĩa của chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự Việt Nam Chế định thi hành hình phạt tử hình lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 của nước ta, có ý nghĩa về mặt lập pháp hết sức to lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp tố tụng hình sự của nước ta. Trong chế định thi hành hình phạt tử hình, khái niệm thi hành hình phạt tử hình là khái niệm cơ bản, khái niệm xuất phát, để từ đó xác định các quy phạm khác của chế định thi hành hình phạt tử hình như hình thức thi hành hình phạt tử hình, trình tự, thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi 15
  18. hành, trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình, thủ tục hoãn thi hành án Việc nhận thức và áp dụng đúng đắn chế định thi hành hình phạt tử hình trong thực tiễn là bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực thi hành án hình sự, nhằm thi hành hình phạt tử hình đúng người, không để xảy ra oan, sai trong lĩnh vực cực kỳ nhạy cảm này. Trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm hiệu quả đạt được của toàn bộ hoạt động tố tụng hình sự. Vì vậy, việc quy định chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn, vững mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của công dân. Tuy nhiên, việc áp dụng chế định thi hành hình phạt tử hình một cách tùy tiện, không đúng pháp luật, bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, bởi nó xâm phạm quyền được sống là một trong những quyền con người cơ bản, xâm phạm đến tình cảm thiêng liêng của những người thân thích của họ. Những hành vi vi phạm pháp luật về thi hành hình phạt tử hình không những xâm hại hoạt động đúng đắn của các cơ quan bảo vệ pháp luật, xâm hại quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân, mà còn làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Do vậy, việc quy định một cách chặt chẽ chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự thể hiện sự tôn trọng quyền con người của Nhà nước ta, bảo đảm sự giám sát của nhân dân, xã hội trong hoạt động thi hành án hình sự nói chung, thi hành hình phạt tử hình nói riêng. Việc quy định trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự, ngoài ý nghĩa về mặt lập pháp tố tụng hình sự, còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức của nhân dân nói chung, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp 16
  19. luật nói riêng về sự cần thiết phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của pháp luật tố tụng hình sự trong lĩnh vực thi hành hình phạt tử hình. Mặt khác, việc quy định cụ thể, chi tiết trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình còn giúp các cơ quan bảo vệ pháp luật nắm vững nội dung, bản chất pháp lý, từ đó áp dụng đúng đắn chế định này, góp phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, động viên quần chúng nhân dân tham gia tích vào cuộc đấu tranh này. Ngoài ra, chế định thi hành hình phạt tử hình, còn có ý nghĩa là cơ sở pháp lý cho một số ngành khoa học pháp lý có liên quan chặt chẽ với khoa học luật tố tụng hình sự như tội phạm học, tâm lý học tư pháp, khoa học kỹ thuật hình sự Đối với tội phạm học, chế định thi hành hình phạt tử hình trong luật tố tụng hình sự là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu về nhân thân người bị kết án tử hình, từ đó tìm ra quy luật phạm tội của những người này. Đối với tâm lý học tư pháp, chế định thi hành hình phạt tử hình có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu đặc điểm tâm lý của người bị kết án tử hình ở giai đoạn xem xét bản án tử hình trước khi đưa ra thi hành, cũng như ở giai đoạn thi hành hình phạt tử hình, nhất là ở thời điểm trước khi thi hành án. Kết quả nghiên cứu đặc điểm tâm lý của những người bị kết án tử hình trong hoạt động thi hành hình phạt tử hình, sẽ là tài liệu quan trọng phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và góp phần nâng cao hiệu quả cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Đối với khoa học kỹ thuật hình sự, việc quy định trình tự, thủ tục thi hành hình phạt tử hình là cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu, đề xuất các hình thức thi hành hình phạt tử hình tiết kiệm, dễ áp dụng, "nhân đạo" nhất cho phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. 17