Luận văn Chế định chuẩn bị phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

pdf 110 trang vuhoa 23/08/2022 7040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Chế định chuẩn bị phạm tội trong luật hình sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_che_dinh_chuan_bi_pham_toi_trong_luat_hinh_su_viet.pdf

Nội dung text: Luận văn Chế định chuẩn bị phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM DƢƠNG MINH THU CHẾ ĐỊNH CHUẨN BỊ PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2012 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM DƢƠNG MINH THU CHẾ ĐỊNH CHUẨN BỊ PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Hình sự Mã số: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Ngườ i hướ ng dâñ khoa hoc̣ : PGS.TS. Hồ Sỹ Sơn HÀ NỘI – 2012 2
  3. LỜ I CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứ u khoa hoc̣ của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm đô ̣ tin câỵ , chính xác và trung thực. Những kết luâṇ khoa hoc̣ của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Phạm Dƣơng Minh Thu 3
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH CHUẨN BỊ PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ 1.1. Khái niệm, bản chất của chế định chuẩn bị phạm tội 1.1.2. Khái niệm, bản chất của chuẩn bị phạm tội 1.1.3. Phân biệt chuẩn bị phạm tội với ý định phạm tội, phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, tội phạm hoàn thành, tội phạm kết thúc 1.2. Chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới 1.2.1. Chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự Cộng hòa liên bang Nga. 1.2.2. Chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự Thụy Điển 1.2.3. Chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự Nhật Bản 1.2.4. Chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Chương 2: CHẾ ĐỊNH CHUẨN BỊ PHẠM TỘI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 2.1.1. Sơ lược lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về chuẩn bị phạm tội từ thời kỳ phong kiến đến cách mạng tháng 8 năm 1945 2.1.2. Chế định chuẩn bị phạm tội trong các quy định của luật hình sự Việt Nam từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 cho đến khi có Bộ luật hình sự năm 1985 2.1.3. Chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1945 4
  5. 2.2. Chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự năm 1999 2.2.1. Hành vi chuẩn bị phạm tội 2.2.2. Cơ sở trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội 2.2.3. Mức độ trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội 2.2.4. Quyết định hình phạt đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH CHUẨN BỊ PHẠM TỘI VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN 3.1. Thực tiễn áp dụng chế định chuẩn bị phạm tội trong đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay 3.1.1. Thực tiễn áp dụng chế định chuẩn bị phạm tội 3.1.2. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự hiện nay 3.2.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hiện hành 3.2.2. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện chế định trong Luật hình sự Việt Nam 3.2.3. Sửa đổi, bổ sung các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 hiện hành về chế định chuẩn bị phạm tội KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 5
  6. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tội phạm là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng [8, tr. 287]. Là hiện tượng tiêu cực mang thuộc tính xã hội - pháp lý, "tội phạm luôn chứa đựng trong nó đặc tính chống đối lại Nhà nước, chống đối lại xã hội, đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng, trật tự xã hội, xâm phạm đến quyền, tự do và các lợi ích hợp pháp của con người" [38, tr. 7]. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, Nhà nước đã quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm và trách nhiệm hình sự mà hình phạt là hình thức chủ yếu của nó đối với những người đã thực hiện các hành vi đó. Tội phạm diễn ra ở các giai đoạn khác nhau thì mức độ nguy hiểm cho xã hội cũng khác nhau. Trong nhiều trường hợp việc thực hiện tội phạm là một quá trình thỏa mãn dần các dấu hiệu cơ bản của cấu thành tội phạm cụ thể. Bởi lẽ, để thực hiện một tội phạm cố ý người phạm tội phải tiến hành từng bước, từng bước một, chẳng hạn như: chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội, chuẩn bị thực hiện hành vi liền kề trước khi thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm. Trong quá trình tiến hành từng bước để thực hiện hành vi phạm tội, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau không phụ thuộc vào ý chí của người phạm tội mà họ phải dừng lại khi mới chuẩn bị điều kiện để thực hiện tội phạm hoặc không thực hiện được tội phạm đến cùng. Theo đó, về mặt chủ quan mặc dù hành vi phạm tội bị dừng lại nhưng người phạm tội đã cố ý thực hiện hành vi đó và vẫn muốn cố ý thực hiện tiếp hành vi phạm tội của mình, vì trong suy nghĩ, tư tưởng của họ bao giờ cũng mong muốn thực hiện toàn bộ quá trình đó để đạt được kết quả mong muốn đã được đặt 6
  7. ra. Tuy nhiên, cũng trong thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, có không ít trường hợp người phạm tội không thực hiện được đầy đủ dự định của mình hay không tiến hành thực hiện tội phạm được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của họ, mà phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau. Bởi vậy, trong khoa học luật hình sự còn xuất hiện khái niệm các giai đoạn phạm tội. Các giai đoạn phạm tội là những bước trong quá trình thực hiện tội phạm do cố ý. Các giai đoạn phạm tội được phân biệt bởi tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội, thời điểm chấm dứt hành vi, cũng như mức độ thực hiện ý định phạm tội của chủ thể. Do vậy, để xử lý chính xác, công bằng và nhân đạo trách nhiệm hình sự, pháp luật hình sự Việt Nam phân chia quá trình thực hiện tội cố ý có cấu thành vật chất thành các giai đoạn phạm tội. Việc quy định các giai đoạn phạm tội: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành cho phép pháp luật hình sự không những trừng trị những hành vi nguy hiểm cho xã hội là hành vi thực hiện hoàn thành một tội phạm mà cả điều chỉnh xử lý các hành vi phạm tội chưa đạt, thậm chí ngay cả hành vi trong giai đoạn chuẩn bị phạm tôi - mà về bản chất hành vi chuẩn bị phạm tội chưa phải là hành vi khách quan của tội phạm, chưa gây thiệt hại trực tiếp cho các quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ. Việc phát hiện, trừng trị sớm những hành vi phạm tội ở các giai đoạn này không chỉ để ngăn chặn tội phạm, mà còn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại cho xã hội do hành vi phạm tội có thể gây ra cho xã hội, cho Nhà nước và cho công dân. Đây còn thể hiện đường lối xử lý trong chính sách hình sự - không để cho tội phạm gây ra nguy hiểm cho xã hội thì tốt hơn để cho tội phạm xảy ra mới tìm cách khắc phục, phòng, chống, đồng thời đã được cụ thể hóa trong Điều 1 về nhiệm vụ của Bộ luật 7
  8. hình sự. Đặt vấn đề truy cứu TNHS hành vi trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội không đồng nghĩa với việc trừng trị cả những quan điểm, tư tưởng, mà dù chưa phải là hành vi khách quan của tội phạm, nhưng hành vi này tạo ra khả năng thực hiện tội phạm ở mức độ nguy hiểm cao hơn, lâu dài và có thể để lại hậu quả nặngg nề hơn. Trên tinh thần đó, tại Điều 17 Bộ luật hình sự năm 1999 nhà làm luật nước ta đã quy định: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm”. Thực tiễn áp dụng quy định này cho thấy, một số quy phạm của chế định chuẩn bị phạm tội trong Bộ luật hình sự hiện hành, ở các mức độ khác nhau, vẫn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót nhất định. Điều đó, ít nhiều đã được phản ánh trong nhiều bài viết về những vấn đề liên quan đến chế định chuẩn bị phạm tội của các tác giả trong nước và ngoài nước. Nhưng cho đến nay, nhiều nội dung của chế định chuẩn bị phạm tội vẫn còn được nhận thức khác nhau. Mặt khác, cùng với sự phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước, nhiều vấn đề của luật hình sự, trong đó có vấn đề chuẩn bị phạm tội cũng luôn vận động và phát triển đặt ra những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết, đặc biệt là vấn đề về xác định mức hình phạt đối với người có hành vi chuẩn bị phạm tội. Có thể khẳng định rằng, so với các chế định khác của luật hình sự, chế định chuẩn bị phạm tội chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện ở chỗ: thứ nhất có rất ít bài viết nghiên cứu về thực trạng áp dụng chế định chuẩn bị phạm tội; thứ hai các bài viết mà chủ yếu đề cập đến quyết định hình phạt đối với hành vi chuẩn bị phạm tội. Điều đó cho thấy cần đẩy mạnh nghiên cứu hơn nữa chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam. Vì thế, học viên quyết định chọn đề tài: “Chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 8
  9. 2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài * Mục đích: Thông qua việc làm sáng tỏ một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng chế định chuẩn bị phạm tội trong luật hình sự Việt Nam, xác định những hạn chế, bất cập của chế định này, luận văn đề xuất hoàn thiện các quy định của chế định chuẩn bị phạm tội, nhằm tăng cường hiệu quả của nó trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong thời gian tới. * Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích nêu trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ: - Phân tích khái niệm, bản chất, nội dung, ý nghĩa của chế định chuẩn bị phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. - Phân tích cơ sở của trách nhiệm hình sự của các hành vi chuẩn bị phạm tội. - Phân tích mức độ trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội. - Phân tích thực trạng áp dụng chế định chuẩn bị phạm tội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. - Đề xuất hoàn thiện các quy định của chế định chuẩn bị phạm tội. 3. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước về pháp luật, về chính sách hình sự, về đấu tranh phòng, chống tội phạm – xem đó là phương pháp luận để thực hiện các nội dung của luận văn. Luận văn còn dựa trên một tổng thể các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. Trong sự kết hợp 9
  10. phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể đó, luận văn rút ra những kết luận và đề xuất hoàn thiện chế định giai đoạn chuẩn bị phạm tội, có cơ sở khoa học và thực tiễn đáng tin cậy. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn lấy các quan điểm của các nhà khoa học pháp lý hình sự trong và ngoài nước; các quy định pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành, các quy định pháp luật hình sự một số nước về chế định chuẩn bị phạm tội; thực tiễn áp dụng các quy định của chế định đó để nghiên cứu các nội dung của chế định chuẩn phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tiến hành nghiên cứu các nội dung của mình dưới góc độ luật hình sự. Các quy định pháp luật hình sự Việt Nam về chế định chuẩn bị phạm tội được nghiên cứu từ thời phong kiến đến nay nhưng chủ yếu là trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, có so sánh với một số quy định pháp luật hình sự của một số nước nước ngoài. * Tình hình nghiên cứu đề tài: Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 ban hành, vấn đề chuẩn bị phạm tội cũng được đề cập trong một số giáo trình, sách tham khảo do các tác giả khác nhau biên soạn như: 1) Chương XII - Các giai đoạn phạm tội của TS. Nguyễn Ngọc Chí. Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung). Tập thể tác giả do TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001 (tái bản năm 2003); 2) Chương IX - Các giai đoạn phạm tội của GS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa. Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, Tập thể tác giả do PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2007; 3) Chương XII - Các giai đoạn phạm tội của GS.TS. Võ Khánh Vinh, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt 10
  11. Nam, Tập thể tác giả do PGS.TS. Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2005; 4) Chương VII - Các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm, Trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam- Phần chung, Học viện Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1995; 5) Lâm Minh Hạnh. Chương III - Các giai đoạn phạm tội, Trong sách: Những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1986; v.v Một số nhà khoa học - luật gia hình sự Việt Nam cũng đã dành không ít công sức cho việc nghiên cứu về đề tài này, đáng chú ý là các công trình nghiên cứu của GS.TSKH. Lê Văn Cảm: 1) Mục V - Chế định về các giai đoạn thực hiện tội phạm, Chương thứ tư, Trong Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung), (Sách chuyên khảo Sau đại học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 2) Chế định các giai đoạn thực hiện tội phạm và mô hình lý luận của nó trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 2/2002; v.v Ngoài ra, còn có một số bài đăng trên tạp chí khoa học pháp lý như: 1) Hoàn thiện các quy định của Bộ luật hình sự về giai đoạn thực hiện tội phạm, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 5/1999, của PGS.TS. Trần Văn Độ; 2) Một số vấn đề về giai đoạn thực hiện tội phạm, Tạp chí Luật học, số 6/1995; 3) Về trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, Tạp chí Luật học, số 4/2002, của PGS. TS. Lê Thị Sơn; 4) Hoàn thiện hình phạt tử hình, tù có thời hạn và phạt tiền theo yêu cầu cải cách tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 9, tháng 5/2008; 5) Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, Tạp chí Luật học, số 4/2002, của ThS. Dương Tuyết Miên; 6) Về trường hợp miễn trách nhiệm hình sự cho người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, Tạp chí Khoa học, chuyên san Kinh tế - Luật, số 2/2006; 7) Về phạm tội 11
  12. chưa đạt và các hình thức phạm tội khác trong quá trình thực hiệntội phạm, Tạp chí Khoa học, (chuyên san Luật học), số 2/2009, của TS. Trịnh Tiến Việt; v.v Phân tích các công trình nghiên cứu được liệt kê trên đây có thể thấy, chế định chuẩn bị phạm tội trong luật hình sự Việt Nam đã được đề cập nghiên cứu nhưng ở khía cạnh này hay khía cạnh khác của nó và đôi khi chế định này được đề cập đến khi nghiên cứu các giai đoạn phạm tội. Hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc, mang tính hệ thống chế định chuẩn bị phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. Tác giả luận văn, vì vậy kế thừa các quan điểm nghiên cứu đồng thời nghiên cứu sâu hơn, toàn diện hơn, hệ thống hơn chế định chuẩn bị phạm tội trong luật hình sự Việt Nam. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo; luận văn gồm 3 chương: Chương I: Những vấn đề lý luận về chế định chuẩn bị phạm tội trong Luật hình sự. Chương II: Chế định chuẩn bị phạm tội trong pháp luật hình sự Việt Nam. Chương III: Thực tiễn áp dụng chế định chuẩn bị phạm tội và một số đề xuất hoàn thiện. 12
  13. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỊNH CHUẨN BỊ PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ 1.1. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT CỦA CHẾ ĐỊNH CHUẨN BỊ PHẠM TỘI 1.1.1. Khái niệm các giai đoạn thực hiện tội phạm Trong khoa học luật hình sự nước ngoài, các giai đoạn phạm tội do cố ý gồm: giai đoạn chuẩn bị phạm tội và giai đoạn trực tiếp thực hiện tội phạm cố ý vốn được phân biệt nhau bởi tính chất và thời điểm chấm dứt của hành vi có tính chất tội phạm đã thực hiện (B.V.Zđravômxlôv); (X.G.Kelina) Các giai đoạn nhất định của việc chuẩn bị và thực hiện tội phạm cố ý được phân biệt với nhau theo tính chất của những hành vi được thực hiện và thời điểm chấm dứt những hành vi ấy; (Ê.F. Pobegailoo) Các giai đoạn của việc chuẩn bị và trực tiếp thực hiện tội phạm được quy định trong luật và được phân biệt với nhau theo tính chất và nội dung của hành vi người phạm tội thực hiện, cũng như mức độ kết thúc hành vi phạm tội [8, tr. 440-441]. Việc nghiên cứu các giai đoạn thực hiện tội phạm mà thực chất là xác định đúng sự kiện thực hiện tội phạm do cố ý ở một giai đoạn nhất định nào đó chính là tiền đề cho các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự định tội danh được chính xác. Các giai đoạn thực hiện tội phạm là căn cứ cho phép xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội. Việc xác định đúng các giai đoạn thực hiện tội phạm ở một mức độ đáng kể sẽ là cơ sở cho việc phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt được công minh và đúng pháp luật. Trong khoa học luật hình sự Việt Nam các giai 13
  14. đoạn thực hiện tội phạm cũng được các nhà khoa học luật hình sự để tâm nghiên cứu và đưa ra những định nghĩa nhất định. GS. TSKH Lê Văn Cảm (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã định nghĩa các giai đoạn thực hiện tội phạm như sau: “Các giai đoạn thực hiện tội phạm là các bước phát triển theo một trình tự nhất định mà tội phạm trải qua, được thể hiện bằng việc thực hiện các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm tương ứng và bằng mức độ khác nhau của việc thực hiện sự cố ý phạm tội của chủ thể”[7, tr. 114]. Theo tác giả Trần Văn Đượm (Học viện Cảnh sát nhân dân) các giai đoạn cố ý thực hiện tội phạm là “các bước trong quá trình thực hiện tội phạm, bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành” [11, tr. 176]. Như vậy, tác giả Trần Văn Đượm định nghĩa các giai đoạn thực hiện tội phạm bằng cách chỉ ra các bước trong quá trình thực hiện tội phạm gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Chia sẻ với cách định nghĩa như vậy về các giai đoạn thực hiện tội phạm nhưng tác giả Lâm Minh Hạnh quan niệm chỉ có hai giai đoạn chính trong các giai đoạn phạm tội: "Các giai đoạn phạm tội theo tác giả Lâm Minh Hạnh là những bước trong quá trình thực hiện tội phạm cố ý, bao gồm việc chuẩn bị phạm tội và thực hiện tội phạm. Trong giai đoạn thực hiện tội phạm có thể có hai trường hợp hoặc đã hoàn thành tội phạm hoặc đã phạm tội chưa đạt" [17, tr. 117]. Theo quan điểm của TS. Trịnh Tiến Việt (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) thì “các giai đoạn phạm tội là những bước trong quá trình thực hiện tội phạm do cố ý và bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành" [39, tr. 126]; v.v Như vậy, trong định nghĩa của TS. Trịnh Tiến Việt về các giai đoạn phạm tội có hình thức lỗi và các giai đoạn phạm tội cụ thể. 14
  15. Từ những điều trình bày trên đây có thể thấy trong khoa học luật hình sự Việt Nam các nhà luật học đều thống nhất cho rằng, các giai đoạn phạm tội chỉ ở các tội cố ý, không có trong tội phạm vô ý, bởi vì, trong tội phạm vô ý, người phạm tội không nhận thức được hành vi mà mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội, không thấy trước được hậu quả có thể xảy ra và không mong muốn cho hậu quả đó xảy ra. Tuy nhiên, bởi tội cố ý có hai dạng là cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp nên vấn đề đặt ra là các giai đoạn phạm tội có cả ở hai dạng lỗi cố ý đó hay không? Đa số các nhà khoa học pháp lý hình sự cho rằng “quá trình phạm tội chỉ có ở hình thức lỗi cố ý trực tiếp" [9, tr. 223]. Còn đối với những tội cố ý gián tiếp hay vô ý chỉ có thể có trường hợp có tội và không có tội mà thôi. Tất nhiên, cũng có quan điểm cho rằng "đối với những tội có cấu thành hình thức thực hiện bằng không hành động, mặc dù có lỗi cố ý trực tiếp cũng không có hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt". Ví dụ: Tội không tố giác tội phạm (Điều 314 Bộ luật hình sự), tội cố ý không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 107 Bộ luật hình sự) [13, tr. 113]. Đặc biệt, cũng có quan điểm lại cho rằng, các giai đoạn phạm tội có cả ở hình thức lỗi cố ý gián tiếp. Theo quan điểm này thì cũng như trường hợp phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội có lỗi cố ý gián tiếp cũng có ý thức lựa chọn một xử sự phạm tội. Những gì nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra ở trường hợp phạm tội cố ý gián tiếp là những điều tuy chủ thể không nhằm tới nhưng họ chấp nhận việc nó xảy ra. Khi điều đó chưa xảy ra, chúng ta vẫn có thể và cần phải đặt vấn đề trách nhiệm hình sự đối với họ, vì việc không xảy ra là do nguyên nhân khách quan, còn chủ quan người phạm tội vẫn sẵn sàng chấp nhận việc nó xảy ra. Về mặt thực tiễn, hiện nay chúng ta đã gặp những vụ việc đòi hỏi cần xét xử về hình sự và việc xét xử này chỉ có thể thực hiện 15
  16. được trên cơ sở thừa nhận nguyên tắc: các giai đoạn thực hiện tội phạm và trách nhiệm hình sự đối với các giai đoạn phạm tội được đặt ra cho cả trường hợp phạm tội cố ý gián tiếp" [4, tr. 68 - 69]. Phân tích các quan điểm trong khoa học luật hình sự và thực tiễn xét xử ở nước ta có thể thấy giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt cũng như tội phạm hoàn thành chỉ trong tội có lỗi cố ý trực tiếp mà thôi. Một vấn đề khác cũng được đặt ra và giải quyết một cách thấu đáo đó là các giai đoạn phạm tội do cố ý chỉ được đặt ra với tội có cấu thành tội phạm vật chất hay được đặt ra đối với những tội có cấu thành hình thức; chỉ đặt ra với hành vi khách quan được thực hiện ở dạng hành động hay còn cả ở dạng không hành động? Theo quan điểm được thừa nhận chung trong khoa học luật hình sự nhiều nước và Việt Nam thì trong các tội có lỗi do cố ý trực tiếp cấu thành tội phạm vật chất mới có đầy đủ các giai đoạn thực hiện tội phạm (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành), ví dụ: Tội hiếp dâm (Điều 111 Bộ luật hình sự). Đối với các tội có cấu thành tội phạm hình thức, do hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nên khi chủ thể thực hiện hành vi là tội phạm đã hoàn thành. Vì vậy chỉ có thể có giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn tội hoàn thành. Ví dụ: Tội cướp tài sản (Điều 133), người phạm tội thực hiện hành vi dùng vũ lực tấn công người khác nhưng chưa chiếm đoạt được tài sản của người đó thì đã cấu thành tội cướp tài sản của công dân. Riêng đối với tội có cấu thành tội phạm cắt xén thì không có các giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt mà chỉ có tội phạm hoàn thành. Ví dụ: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 79 Bộ luật hình sự). Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, tội phạm có cấu thành hình thức có thể có giai đoạn phạm tội chưa đạt, theo quan điểm này phạm tội chưa đạt có thể xảy ra trong trường hợp người phạm tội thực hiện 16
  17. hành vi đi liền trước hành vi khách quan. Ví dụ: Tội cướp tài sản (Điều 133 Bộ luật hình sự), tội bắt cắp nhằm chiếm đoạt tài sản (Điều 134 Bộ luật hình sự), tội hiếp dâm (Điều 111 Bộ luật hình sự), tội xâm phạm an ninh lãnh thổ (Điều 81 Bộ luật hình sự). Trong các trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt hành vi đều được thực hiện bằng hành vi động. Ví dụ: Tội phản bội Tổ quốc (Điều 78 Bộ luật hình sự). Còn loại tội được thực hiện bằng không hành động, chỉ có tội hoàn thành chứ không thể có chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Tuy nhiên loại tội này chỉ chiếm một tỷ lệ không nhiều trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Ví dụ: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (Điều 102 Bộ luật hình sự). Chính vì vậy, trong khoa học Luật hình sự Việt Nam các nhà luật học đều thống nhất cho rằng các giai đoạn phạm tội gồm có chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Bộ luật hình sự Việt Nam ghi nhận ở Phần chung hai giai đoạn phạm tội của tội cố ý là chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Tội hoàn thành được quy định khi quy định các cấu thành tội phạm cụ thể ở Phần các tội phạm Bộ luật hình sự. Với quy định này, cho phép xác định mức hình phạt áp dụng đối với người thực hiện những hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt cụ thể hơn và quy định tỷ lệ hình phạt tối đa so với hình phạt có thể được áp dụng trong trường hợp tội phạm hoàn thành. Việc quy định các giai đoạn phạm tội nói chung và quy định chính xác tội phạm chưa hoàn thành nói riêng (chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt) trong từng trường hợp cụ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Hành vi ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội bao giờ cũng có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm 17
  18. hoàn thành. Theo Luật hình sự Việt Nam, các giai đoạn thực hiện tội phạm bao gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành, trong đó chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu của quá trình phạm tội, có ảnh hưởng lớn tới kết quả của tội phạm. Cách phân chia các giai đoạn thực hiện tội phạm đã thể hiện tính hợp lý về cơ sở khoa học và thực tiễn ở nhiều mặt. Vì vậy, chúng ta có thể định nghĩa các giai đoạn phạm tội như sau: “Các giai đoạn phạm tội là những bước trong quá trình thực hiện tội phạm do cố ý, phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ở những bước đó và bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành”. Quy định về chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt là cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự, xác định đúng mức nguy hiểm cho xã hội của hành vi nhằm bảo đảm sự thống nhất chặt chẽ trong quyết định hình phạt một cách công minh, không để oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội theo đúng cơ sở của trách nhiệm hình sự: "Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự" (Điều 2 Bộ luật hình sự). Theo đó, quy định cơ sở của trách hình sự như đã nêu chính là thể hiện các nguyên tắc pháp chế và công bằng trong luật hình sự nước ta. Quy định về các giai đoạn phạm tội do cố ý có ý nghĩa rất quan trọng, nó là căn cứ để định tội danh. Điều này có nghĩa, việc xác định hành vi chuẩn bị phạm tội nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, phạm tội chưa đạt đã thực hiện mà phạm vào một tội gì có trong số những tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự. Việc xác định hành vi của một người đã phạm tội gì chính là quá trình xác định hành vi của họ có thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm trong Bộ luật hình sự. Khi xác định tội danh 18
  19. đó phải căn cứ vào các quy định về chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và các tội phạm cụ thể được pháp luật hình sự quy định thì mới định tội và định tội đối với đúng người và đúng pháp luật. Tóm lại, các giai đoạn phạm tội là những bước trong quá trình thực hiện tội phạm cố ý, phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội trong ở những bước đó bao gồm chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành. Từ những phân tích trên đây có thể thấy, bởi tại các điều luật của Phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, các tội cụ thể được quy định ở thể hoàn thành nên có thể coi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt là những trường hợp đặc biệt của tội phạm. Việc nhận thức đúng đắn về điều này có ý nghĩa phương pháp luận to lớn đối với việc giải quyết đúng đắn vụ án hình sự, đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả. 1.1.2. Khái niệm, bản chất của chuẩn bị phạm tội Theo Luật hình sự Việt Nam, các giai đoạn thực hiện phạm tội như đã phân tích ở trên bao gồm: Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt, phạm tội hoàn thành. Trong đó, giai đoạn chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu của quá trình phạm tội, tuy chưa ảnh hưởng trực tiếp nhưng lại có ảnh hưởng lớn tới mức độ nguy hiểm của tội phạm. Vậy, chuẩn bị phạm tội là gì? Trước hết cần hiểu chuẩn bị là làm sẵn cho cái cần thiết để làm cái gì, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện cần thiết để làm một việc gì đó. Theo cách hiểu trên thì chuẩn bị phạm tội là làm sẵn cho cái cần thiết để thực hiện tội phạm, tức là người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội mới chỉ có những hành vi tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm cụ thể chứ chưa thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm đó. Chẳng hạn, để giết A, B đã về nhà lấy con dao đem đi mài thật sắc; hay trường hợp để trộm cắp được tài sản của nhà hàng xóm, C đã tiến hành 19
  20. thăm dò thói quen sinh hoạt của gia đình hành xóm để lựa chọn thời điểm cũng như cách thức đột nhập được vào nhà anh hàng xóm trộm cắp tài sản một cách thuận lợi. Những hành vi trên, hành vi mài dao của B, hành vi thăm dò thói quen sinh hoạt nhà hàng xóm của C là những hành vi tạo điều kiện thuận lợi cho việc phạm tội chứ chưa phải là hành vi giết người hay là hành vi trộm cắp tài sản. Chính vì vậy chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu, giai đoạn chuẩn bị, những điều kiện cần thiết để thực hiện hành vi phạm tội. Chính vì vậy, chuẩn bị phạm tội được coi là “Giai đoạn trong đó người phạm tội có hành vi tạo ra điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật hình sự nhưng chưa bắt đầu thực hiện tội phạm đó”. Nghiên cứu pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, chúng ta thấy rằng ở mỗi nước việc quy định vấn đề này trong luật hình sự có khác nhau. Trong Bộ luật hình sự liên bang Nga năm 1996 tại điều 31 nhà làm luật quy định: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn phương tiện, công cụ phạm tội, tìm kiếm những người đồng phạm, bàn bạc việc thực hiện tội phạm hoặc cố ý tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm nhưng tội phạm không thực hiện được do hoàn cảnh khách quan” [4, tr. 59]. Còn tại Điều 22 Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa nhà làm luật ghi rõ: “Chuẩn bị phạm tội là sửa soạn công cụ, tạo ra những điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm” [15, tr. 34]. Trong Bộ luật hình sự Nhật Bản, chuẩn bị phạm tội được quy định tại các điều luật cụ thể như: Điều 113 chuẩn bị gây hỏa hoạn, Điều 201 chuẩn bị phạm tội giết người, Điều 237 chuẩn bị cướp tài sản. Nghiên cứu pháp luật hình sự phong kiến Việt Nam, từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX, qua Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) và Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) cho thấy pháp luật hình sự thời kỳ này không có điều luật nào quy định chung về chuẩn bị phạm tội. Các hành vi phạm tội 20
  21. được quy định cụ thể thành các tội riêng biệt, những hành vi chuẩn bị phạm tội nếu thấy cần phải xử lý thì luật quy định cụ thể trong điều luật. Trong Quốc triều hình luật hành vi chuẩn bị phạm tội được quy định dưới dạng “mưu” phạm tội, “mưu” làm những việc có hại cho quốc gia và được quy định trong điều luật cụ thể. Ví dụ: Điều 5 Chương Đạo tặc Quyển IV (Điều 415) quy định: “Những kẻ mưu giết người, thì xử tội lưu đi châu gần; đã làm người ta bị thương thì xử tội lưu đi châu ngoài; nếu vì bị thương mà chết thì xử tội giảo; đã giết chết thì xử tội chém [25, tr. 155]. Trong Hoàng Việt luật lệ, một số hành vi chuẩn bị phạm tội cũng bị nhà làm luật quy định là tội phạm và được quy định trong điều luật cụ thể. Ví dụ: trong quyển 12 Phần Đạo Tặc Thượng Điều 1 quy định tội mưu phản đại nghịch, Điều 2 quy định tội mưu phản. Cụ thể, Điều 1 tội mưu phản đại nghịch quy định: “phàm kẻ mưu phản không làm lợi cho đất nước, mưu hại xã tắc và đại nghịch không có lợi đối với vua, mưu phá hủy tôn miếu, sơn lăng và cung quyết” [14, tr. 555]. Mặc dù, trong Quốc triều hình luật và Hoàng Việt luật lệ chưa đưa ra khái niệm chuẩn bị phạm tội nhưng đã chỉ ra được hình thức chuẩn bị phạm tội bằng cách quy định việc “mưu” phạm tội thành các tội phạm cụ thể. Năm 1985, lần đầu tiên Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận về khái niệm chuẩn bị phạm tội để giải quyết tương đối triệt để những đòi hỏi của công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Theo Điều 15, Bộ luật hình sự chuẩn bị phạm tội: “là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm”. Kế thừa và phát huy Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999, quy định tại điều 17: “Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện cần thiết khác để thực hiện tội phạm”. 21