Luận văn Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012 và thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp ở Việt Nam

pdf 92 trang vuhoa 23/08/2022 11103
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012 và thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfluan_van_cham_dut_hop_dong_lao_dong_trong_bo_luat_lao_dong_2.pdf

Nội dung text: Luận văn Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012 và thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH HƢƠNG CHÊM DøT HîP §åNG LAO §éNG TRONG Bé LUËT LAO §éNG 2012 Vµ THùC TIÔN T¹I C¸C DOANH NGHIÖP ë VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH HƢƠNG CHÊM DøT HîP §åNG LAO §éNG TRONG Bé LUËT LAO §éNG 2012 Vµ THùC TIÔN T¹I C¸C DOANH NGHIÖP ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ THÚY NGA HÀ NỘI - 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về tất cả những số liệu và kết quả nghiên cứu đó. Luận văn này chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Người cam đoan Nguyễn Thanh Hƣơng
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 5 1.1. Khái niệm hợp đồng lao động và các đặc điểm pháp lý của hợp đồng lao động 5 1.1.1. Khái niệm hợp đồng lao động 5 1.1.2. Các đặc điểm pháp lý của hợp đồng lao động 9 1.2. Chấm dứt hợp đồng lao động 12 1.2.1. Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động 12 1.2.2. Phân loại chấm dứt hợp đồng lao động 14 1.2.3. Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động 17 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 21 2.1. Thực trạng pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời sử dụng lao động 21 2.2. Thực trạng pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của ngƣời sử dụng lao động hoặc ngƣời lao động 22 2.2.1 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động 22 2.2.2 Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động 25
  5. 2.3. Thực trạng pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của bên thứ ba 55 2.4. Thực trạng pháp luật về hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động 56 2.4.1. Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật 56 2.4.2. Hậu quả pháp lý của chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật 59 2.5. Nguyên nhân của những bất cập 64 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 68 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động 68 3.1.1. Đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với pháp luật lao động quốc tế, học tập có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài 68 3.1.2. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động, giúp phát triển ổn định quan hệ lao động và nền kinh tế 69 3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật lao động nói chung và pháp luật về hợp đồng lao động nói riêng 69 3.2. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động 70 3.2.1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động 70 3.2.2. Kiến nghị nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động 76 KẾT LUẬN 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TÊN VIẾT TẮT TÊN TÀI LIỆU BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BLLĐ Bộ luật lao động HĐLĐ Hợp đồng lao động ILO Tổ chức lao động quốc tế NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động QHLĐ Quan hệ lao động
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hợp đồng lao động (HĐLĐ) là cơ sở ràng buộc người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) thực hiện đúng các cam kết đã thỏa thuận. Do đó, HĐLĐ được xem là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ và NSDLĐ. Pháp luật hiện hành đã đưa ra những quy định yêu cầu các bên phải giao kết HĐLĐ khi tham gia quan hệ lao động (QHLĐ), đồng thời cũng cho phép các bên được quyền chấm dứt HĐLĐ nhằm hạn chế tới mức tối đa những thiệt hại có thể xảy ra đối với các bên. Chấm dứt HĐLĐ đã được pháp luật Việt Nam ghi nhận trong Bộ luật lao động (BLLĐ) năm 1994, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2002, 2006, 2007 và các văn bản liên quan. Tuy nhiên, các quy định vẫn còn sơ sài, thiếu tính thực tế, vì vậy đã tạo kẽ hở cho những vi phạm vẫn liên tục xảy ra trong thời gian áp dụng luật. Những bất cập này đã buộc nhà lập pháp của Việt Nam phải nghiên cứu và đưa ra những quy định thiết thực và hiệu quả hơn về vấn đề này. Sau một thời gian nghiên cứu, thảo luận, vừa qua Quốc hội Việt Nam đã chính thức ban hành BLLĐ năm 2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2013. Trong đó đã đưa ra những quy định mang tính sửa đổi, bổ sung về chấm dứt HĐLĐ. Do mới được ban hành nên tính hiệu quả của các quy định trong BLLĐ năm 2012 vẫn chưa được kiểm chứng một cách toàn diện. Vì vậy, để trả lời cho câu hỏi: liệu những thay đổi của BLLĐ năm 2012 về vấn đề chấm dứt HĐLĐ có thực sự thiết thực và sẽ phát huy hiệu quả trong thời gian tới không, tôi đã lựa chọn đề tài “Chấm dứt hợp đồng lao động trong Bộ luật lao động 2012 và thực tiễn áp dụng tại các doanh nghiệp ở Việt Nam” để làm đề tài luận văn của mình nhằm góp phần trả lời cho câu hỏi trên. 1
  8. 2. Tình hình nghiên cứu Chấm dứt HĐLĐ không phải là một đề tài mới. Đã có nhiều những công trình nghiên cứu, bài viết lựa chọn vấn đề này làm chủ đề nghiên cứu của mình. Tiêu biểu như bài viết “Hợp đồng lao động - Một trong những chế định chủ yếu của luật Lao động Việt Nam” của tác giả Phạm Công Trứ, tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 7/1996, tr.19-23; bài viết “Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động” của tác giả Đào Thị Hằng, Tạp chí luật học, số 4/2001, tr.16-20; bài viết “Bàn về khái niệm Hợp đồng lao động” của tác giả Nguyễn Hữu Chí - Tạp chí luật học, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội, số 4/2002, tr.3-8; bài viết “Pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và thực trạng áp dụng ở Việt Nam” của tác giả Diệp Thành Nguyên, số 2/2004, tr.32- 40; bài viết “Hoàn thiện quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật” của tác giả Trần Hoàng Hải, Đỗ Hải Hà – Tạp chí nghiên cứu lập pháp, Đại học Luật TP.HCM, số 8/2011; Đề tài nghiên cứu “Pháp luật về quan hệ lao động Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện” do PGS.TS Lê Thị Hoài Thu làm chủ nhiệm (2012); Luận án tiễn sĩ của tác giả Nguyễn Thị Hoa Tâm (2013) về “Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động – những vấn đề lý luận và thực tiễn”; Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Đại (2004) về “Chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam”; Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Ngọc (2007) về “Chấm dứt hợp đồng lao động và hậu quả pháp lý”; Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Vui (2012) về “Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bởi người sử dụng lao động theo pháp luật lao động Việt Nam”. Tuy nhiên, kể từ ngày BLLĐ năm 2012 được ban hành và có hiệu lực, chưa có luận văn nào nghiên cứu một cách toàn diện các quy định của BLLĐ năm 2012 về chấm dứt HĐLĐ, cũng như việc áp dụng các quy định này trong thực tiễn. Vì vậy, Luận văn của tôi sẽ vừa kế thừa những kết quả nghiên cứu đã đạt được trước đây vừa đưa những phân 2
  9. tích, nghiên cứu mới về chế định chấm dứt hợp đồng lao động theo Bộ luật lao động 2012. 3. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu tổng quát: Chỉ ra được những điểm mới trong quy định về chấm dứt HĐLĐ của BLLĐ năm 2012; Chỉ ra những thiếu sót còn tồn tại trong BLLĐ năm 2012 và từ đó đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những kiến thức pháp lý cơ bản về chấm dứt HĐLĐ trong hệ thống pháp luật lao động. Cụ thể: Nghiên cứu về khái niệm chấm dứt HĐLĐ, phân loại chấm dứt HĐLĐ và hậu quả pháp lý của chấm dứt HĐLĐ. - Chỉ ra những điểm mới trong quy định về chấm dứt HĐLĐ của BLLĐ năm 2012 - Chỉ ra những thiếu sót còn tồn tại trong quy định của BLLĐ năm 2012 về chấm dứt HĐLĐ. - Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chấm dứt HĐLĐ. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật về chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam hiện nay. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, Luận văn đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và một số các phương pháp nghiên cứu truyền thống của khoa học xã hội (phân tích, tổng hợp, suy luận, logic, lịch sử) và phương pháp nghiên cứu liên ngành khoa học xã hội. Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp khi nghiên cứu các vấn đề lý luận tại Chương 1. Tại Chương 2, Luận văn tiếp tục sử dựng phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp khi phân tích, đánh giá các quy định pháp luật hiện 3
  10. hành. Bên cạnh đó, Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử khi nghiên cứu so sánh, đối chiếu với BLLĐ năm 1994 để đưa ra những mặt được và những thiếu sót cần hoàn thiện của BLLĐ năm 2012. Trên cơ sở những nghiên cứu tại chương 1 và Chương 2, Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp suy luận, logic, liên ngành luật học - xã hội học để đưa ra các định hướng và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về chấm dứt HĐLĐ ở Việt Nam hiện nay trong Chương 3. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo , nội dung của đề tài bao gồm ba chương: Chương 1. Một số vấn đề cơ bản về chấm dứt hợp đồng lao động. Chương 2. Thực trạng pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động ở Việt Nam hiện nay. Chương 3. Phương hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động ở Việt Nam hiện nay. 4
  11. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 1.1. Khái niệm hợp đồng lao động và các đặc điểm pháp lý của hợp đồng lao động 1.1.1. Khái niệm hợp đồng lao động Pháp luật Lao động ra đời tương đối muộn so với các ngành luật khác. Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 là dấu mốc ghi nhận sự ra đời của một mối quan hệ mới trong xã hội - quan hệ lao động. Thực tế, quan hệ pháp luật vốn dĩ đã tồn tại từ lâu qua các mô hình xã hội loài người. Ở xã hội nguyên thủy, tự giác và bình đẳng là những quy tắc ứng xử giữa các thành viên trong lao động cũng như phân phối sản phẩm của lao động. Chưa có tổ chức nhà nước do vậy cũng không có luật pháp. Tuy có quyền lực và cưỡng chế đối với một số thành viên nào đó của công xã, song đó là quyền lực dựa trên uy tín của cá nhân các tộc trưởng và sự cưỡng chế dựa trên dư luận của tập thể cộng đồng người [33, tr.10]. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, chủ nô có quyền vô hạn và tuyệt đối đối với nô lệ và thành viên gia đình họ. QHLĐ giữa chủ nô và nô lệ - quan hệ đặc trưng cho xã hội này – là quan hệ cưỡng bức trực tiếp bằng roi vọt. Sang xã hội phong kiến, pháp luật phong kiến là công cụ hữu hiệu trong tay chúa phong kiến để duy trì QHLĐ phong kiến mà đặc trưng điển hình là quan hệ phụ thuộc của người nông dân dưới nhiều hình thức khác nhau vào các chúa phong kiến. Chuyển sang chế độ tư bản, quá trình công nghiệp hóa và cũng đồng thời là quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã chẳng những cho ra đời giai cấp tư sản mà còn sinh ra “người anh em sinh đôi” của nó là đội quân vô sản đồng đảo – những NLĐ làm thuê. Một mối QHLĐ mới ra đời, mang dấu ấn cả tổ chức lao động công 5
  12. nghiệp, là mối quan hệ chủ - thợ, hay mối quan hệ “làm công hưởng lương”. Trong giai đoạn cạnh tranh tư bản tự do, bị giới chủ bóc lột thậm tệ nên giai cấp công nhân đã liên kết với nhau đấu tranh đòi phải cải thiện điều kiện lao động. Nhiều cuộc đình công, tranh đấu nổ ra khắp cả Châu Âu và Bắc Mỹ đến một mức mà nhà nước tư sản buộc phải can thiệp bằng luật pháp vào mối quan hệ chủ thợ [33, tr.11]. Mối QHLĐ làm công hưởng lương mới đầu chủ yếu được điều chỉnh bằng các quy định của luật dân sự, dưới hình thức hợp đồng thuê mướn dịch vụ. Tuy nhiên, do sự phát triển của mối QHLĐ này cùng với những đặc điểm riêng về chủ thể (bên cạnh cá nhân NLĐ còn có tập thể lao động, mà người đại diện là công đoàn) cũng như cách thức tổ chức lao động (QHLĐ diễn ra thường là lâu dài, trong đó NLĐ phụ thuộc vào sự điều hành của NSDLĐ) mà cái áo pháp lý của luật dân sự ngày càng tỏ ra không còn thích hợp. HĐLĐ ra đời thay thế cho hợp đồng dịch vụ dân sự trước đó [33, tr.12]. Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các yêu cầu của NLĐ đối với NSDLĐ về các chế độ cũng có sự thay đổi để đảm bảo quyền lợi của NLĐ. Để đảm bảo sự phù hợp với đặc trưng của QHLĐ ở mỗi quốc gia và bắt kịp sự phát triển của khoa học luật lao động và những nhận thức mới về hàng hóa sức lao động, hầu hết các nước đều ban hành những đạo luật riêng như Luật về Tiêu chuẩn lao động của Hàn Quốc, Luật Bảo vệ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ và Luật Quy chế xí nghiệp của Đức, Luật về nhân lực Indonesia; Đạo luật Quan hệ Lao động Malaysia hay trong BLLĐ của Việt Nam Kéo theo đó, quan niệm về HĐLĐ cũng đã và đang có nhiều cách tiếp cận. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), HĐLĐ được định nghĩa là: “Một thỏa thuận ràng buộc pháp lý giữa một NSDLĐ và một công nhân, trong đó xác lập các điều kiện và chế độ làm việc” [22, tr.32]. Ưu điểm của định 6
  13. nghĩa này là nêu bật được bản chất của HĐLĐ cũng giống như các loại hợp đồng khác, đó là sự ràng buộc về mặt pháp lý đối với các bên. Định nghĩa do ILO đưa ra cũng xác định được chủ thể của HĐLĐ: một bên là NSDLĐ và một bên là công nhân và một phần nội dung của QHLĐ. Tuy nhiên, nhược điểm của định nghĩa trên là mới chỉ đề cập tới chủ thể NLĐ là “công nhân”. Trên thực tế, ở vị trí là NLĐ, bất kỳ người nào đủ tiêu chuẩn về độ tuổi, năng lực đều có thể giao kết HĐLĐ. Vì vậy, nếu chỉ xem xét dưới khía cạnh NLĐ là công nhân thì định nghĩa trên vô hình chung đã thu hẹp phạm vi của nhóm chủ thể này. Pháp luật của Pháp coi “gốc” của HĐLĐ là hợp đồng dân sự. Ngoài BLLĐ, án lệ nước này ghi nhận “HĐLĐ là sự thỏa thuận theo đó một người cam kết tiến hành một hoạt động theo sự chỉ đạo của người khác, lệ thuộc vào người đó và được trả công” (án lệ ngày 2/7/1954) [3, tr.3]. Quy định này đã phản ánh được các yếu tố cấu thành của HĐLĐ bao gồm: chủ thể, mối quan hệ giữa các chủ thể và đối tượng của HĐLĐ nhưng chưa nêu được rõ nội dung của QHLĐ. Tại Trung Quốc, từ năm 1977, với quan điểm đổi mới, phát triển nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, các văn bản về pháp luật lao động nói chung, HĐLĐ nói riêng trong nền kinh tế thị trường lần lượt được ban hành. Trên cơ sở đó, ngày 05/07/1994, Luật Lao động của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/1995. Theo quy định tại Điều 16 HĐLĐ được định nghĩa như sau:“HĐLĐ là sự hiệp nghị (thỏa thuận) xác lập QHLĐ, quyền lợi và nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ. Xây dựng QHLĐ cần phải lập HĐLĐ” [3, tr.3]. Khác với hai cách định nghĩa của ILO và của Pháp, quy định về HĐLĐ của pháp luật Trung Quốc đã xác định được rõ chủ thể của HĐLĐ gồm NSDLĐ và NLĐ, khẳng định HĐLĐ là cơ sở pháp lý của việc thiết lập QHLĐ. Tuy nhiên, quy định này vẫn chưa nêu được nội dung của HĐLĐ. 7
  14. Tại Việt Nam, từ Sắc lệnh 29-SL, Sắc lệnh 77-SL đến những văn bản quy phạm pháp luật liên quan được ban hành sau này đều có khái niệm về HĐLĐ [31, tr.19]. Tại Điều 26 BLLĐ năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 2002, 2006, 2007) quy định về HĐLĐ như sau:“HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ”. Khái niệm này gần như trùng khớp với khái niệm HĐLĐ trong Từ điển luật học: “Hợp đồng lao động là văn bản thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động” [41, tr.393]. So với những khái niệm về HĐLĐ trước đây, khái niệm về HĐLĐ theo quy định của BLLĐ năm 1994 tạo được sự bao quát hơn, phản ánh được bản chất của HĐLĐ. Tại kỳ họp thứ 3 ngày 1806/2012, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã thông qua BLLĐ năm 2012. Theo quy định tại BLLĐ năm 2012:“HĐLĐ là sự thoả thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong QHLĐ” [30, Điều 15]. Tuy có chỉnh sửa một số cụm từ như: “trả lương” thay cho “trả công”, “điều kiện làm việc” thay cho “điều kiện lao động” nhưng quy định này gần như tương đồng với quy định về HĐLĐ trong BLLĐ năm 1994. Với quy định này, có thể thấy theo pháp luật lao động Việt Nam, HĐLĐ là sự thỏa thuận trên nguyên tắc bình đẳng, tự nguyện giữa NLĐ và NSDLĐ về các nội dung của hợp đồng. Trong đó, NLĐ chịu sự quản lý của NSDLĐ, cam kết làm một hoặc một số công việc để hưởng lương và thực hiện các quyền, nghĩa vụ theo thỏa thuận. Về hình thức của HĐLĐ, hiện nay trên thế giới có hai hình thức thể hiện đó là giao kết bằng văn bản và giao kết bằng lời nói. Pháp luật lao động của Việt Nam cũng ghi nhận hai hình thức giao kết HĐLĐ này tại Điều 16 BLLĐ năm 2012. 8
  15. Hình thức hợp đồng lao động 1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, NLĐ giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói [30, Điều 16] . Việc giao kết HĐLĐ bằng văn bản là cần thiết vì nó là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong QHLĐ, là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước về lao động kiểm tra, thanh tra việc ký kết và thực hiện HĐLĐ trong các đơn vị sử dụng lao động và là cơ sở pháp lý để phân xử khi có tranh chấp lao động xảy ra [33, tr.83]. Trong khi đó, việc giao kết HĐLĐ bằng miệng hay lời nói là hình thức giao kết chỉ thông qua đàm phán và đồng ý mà không lập thành văn bản. Hình thức giao kết hợp đồng này giúp cho các bên thiết lập hợp đồng nhanh chóng, đơn gian và áp dụng đối với những loại công việc có thời hạn dưới 3 tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình. Bên cạnh những ưu điểm, hình thức hợp đồng này cũng tồn tại những hạn chế riêng như dễ dẫn đến sự lạm dụng từ NSDLĐ đối với NLĐ [33, tr.84]. 1.1.2. Các đặc điểm pháp lý của hợp đồng lao động Với tư cách là một loại khế ước, HĐLĐ mang đầy đủ những đặc điểm của hợp đồng nói chung và cũng mang những đặc điểm riêng nhằm phản ánh đúng bản chất là một chế định xác lập, duy trì QHLĐ. Tuy nhiên, quan niệm về đặc điểm của HĐLĐ trong khoa học luật lao động hiện nay còn có nhiều ý kiến khác nhau. Theo TS.Phạm Công Trứ, đặc điểm của HĐLĐ bao gồm: có sự phụ thuộc pháp lý giữa NLĐ và NSDLĐ; HĐLĐ do đích danh người ký kết thực hiện; HĐLĐ được thực hiện liên tục; HĐLĐ có quan hệ đến nhân cách của NLĐ [39, tr.21-24]. 9
  16. Theo TS.Lưu Bình Nhưỡng thì HĐLĐ có những đặc điểm sau: HĐLĐ có đối tượng là việc làm; HĐLĐ được xác lập một cách bình đẳng, song phương; HĐLĐ có tính đích danh vì hành vi giao kết hợp đồng là điều kiện ràng buộc các chủ thể; HĐLĐ phải được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định hay trong một khoảng thời gian vô hạn định trừ những trường hợp tạm ngưng theo quy định của pháp luật [23, tr.34-38]. Theo PGS.TS Lê Thị Hoài Thu, đặc điểm của HĐLĐ là: có sự phụ thuộc pháp lý của NLĐ và NSDLĐ; đối tượng của HĐLĐ là việc làm; HĐLĐ được xác lập một cách bình đẳng, song phương; HĐLĐ mang tính đích danh; HĐLĐ phải được thực hiện liên tục trong một khoảng thời gian nhất định và vô hạn định [32, tr.251-258]. Mặc dù có sự khác biệt trong việc đưa ra những đặc điểm đặc trưng của HĐLĐ nhưng tựu trung lại, HĐLĐ vẫn mang những đặc điểm chính như sau: Thứ nhất, trong HĐLĐ có sự phụ thuộc pháp lý giữa NLĐ với NSDLĐ. Bản chất của QHLĐ là tự nguyện và bình đẳng: tự nguyện trong việc thiết lập và bình đẳng trong vận hành mối quan hệ. Song, trong QHLĐ, người ta không thể tổ chức và điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất – kinh doanh, nếu không sử dụng đến quyền uy. Về mặt pháp lý, quyền uy được trao cho NSDLĐ và là một đặc quyền của họ [33, tr.16]. Sự lệ thuộc pháp lý của NLĐ vào NSDLĐ là đặc trưng tiêu biểu nhất của HĐLĐ. Khi tham gia quan hệ HĐLĐ, mỗi NLĐ, nhân danh mình, thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận với NSDLĐ nhưng lao động ở đây là lao động mang tính xã hội hóa. Vì thế, hiệu quả cuối cùng lại phụ thuộc vào sự phối hợp của cả tập thể, sự điều hành của NSDLĐ. Khi NSDLĐ bỏ tiền mua sức lao động đương nhiên họ phải tính toán đến hiệu quả nên họ có quyền quyết định cách thức kinh doanh, quản lý, giám sát, điều hành quá trình sử dụng lao động để đạt lợi ích cao nhất. Thậm chí, NSDLĐ có quyền thay đổi 10
  17. địa điểm kinh doanh; tổ chức lại, giải thể, yêu cầu phá sản hay cho thuê, bán, chuyển nhượng toàn bộ doanh nghiệp cùng với hoạt động sản xuất, kinh doanh theo luật định dẫn đến sự thay đổi về lao động [31, tr.19]. Đặc điểm này của HĐLĐ là yếu tố chính được lấy làm căn cứ để phân biệt với các loại hợp đồng khác có quan hệ gần gũi khi áp dụng luật. Thứ hai, đối tượng của HĐLĐ là việc làm có trả công. HĐLĐ là một loại quan hệ mua bán đặc biệt, hàng hóa mang ra trao đổi là sức lao động, luôn tồn tại gắn liền với NLĐ. Trong quá trình thực hiện các nghĩa vụ được quy định trong HĐLĐ, NLĐ phải vận dụng toàn bộ thể lực và trí lực của chính mình. Sức lao động là loại hàng hóa trừu tượng và nó được cụ thể hóa thông qua một việc làm nhất định. Pháp luật lao động của Pháp cũng cho rằng: “Đối tượng của HĐLĐ là một công việc mà người làm công ăn lương phải hoàn thành, thông qua việc cung ứng sức lao động của mình và được NSDLĐ trả công”. Về bản chất tiền công của NLĐ là giá trị của hàng hóa sức lao động, vì vậy nó được điều chỉnh bằng các quy chế pháp lý đặc biệt không như giá cả những hàng hóa thông thường khác [10, tr.16]. Thứ ba, HĐLĐ do đích thân NLĐ thực hiện. Trong QHLĐ, các bên không chỉ chú ý đến lao động quá khứ mà họ còn quan tâm đến lao động sống, tức là lao động đang diễn ra. Hơn nữa, HĐLĐ thường được thực hiện trong môi trường xã hội hóa, có sự hợp tác và tính chuyên môn hóa rất cao. Vì vậy, khi NSDLĐ thuê mướn NLĐ, họ không chỉ chú trọng đến trình độ tay nghề mà còn quan tâm đến nhân thân của NLĐ. Chính vì thế, NLĐ phải trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, không được dịch chuyển cho người thứ ba. Tương tự như vậy, NLĐ không thể chuyển giao quyền thực hiện công việc của mình cho người thừa kế, cũng như người thừa kế sẽ không phải thực thi nghĩa vụ trong HĐLĐ của NLĐ đảm 11
  18. nhận khi còn sống. Sự ràng buộc pháp lý về chủ thể này còn gọi là “tính đích danh” của HĐLĐ [33, tr.14]. Đây cũng là điểm khác biệt giữa HĐLĐ với hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Thứ tư, trong HĐLĐ sự thoả thuận của các bên thường bị hạn chế bởi những giới hạn pháp lý nhất định. Với tư cách là một khế ước, HĐLĐ cũng được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận của các bên chủ thể. Sự thỏa thuận này phải đảm bảo các quy định của pháp luật về sự bình đẳng, tự nguyện, tính không trái pháp luật Tuy nhiên, là một chế định mang tính xã hội hóa cao, HĐLĐ được đưa ra nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của NLĐ – bên yếu thế hơn trong QHLĐ. Do đó, sự thoả thuận của NSDLĐ và NLĐ trong hợp đồng thường bị khống chế bởi những giới hạn pháp lý như về tiền lương tối thiểu, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, được quy định tại BLLĐ, HĐLĐ, thoả ước lao động tập thể Thứ năm, HĐLĐ được thực hiện liên tục trong một thời gian nhất định hay vô hạn định. Mặc dù mang tính chất là một quan hệ mua bán nhưng HĐLĐ không phải là một quan hệ mua đứt bán đoạn vì hàng hóa được đem ra mua bán trong HĐLĐ là sức lao động – một yếu tố không thể tách rời khỏi NLĐ. NLĐ sẽ dùng sức lao động của mình tham gia vào quá tình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra những lợi nhuận nhất định cho NSDLĐ theo một lộ trình thời gian đã được NSDLĐ hoạch định sẵn. Thời hạn của hợp đồng có thể được xác định rõ từ ngày có hiệu lực đến một thời điểm nào đó, song cũng có thể không xác định trước thời hạn kết thúc. 1.2. Chấm dứt hợp đồng lao động 1.2.1. Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động Pháp luật lao động của hầu hết các nước trên thế giới hiện nay chưa đưa ra định nghĩa chấm dứt HĐLĐ. Cách gọi sự kiện chấm dứt HĐLĐ ở mỗi quốc 12
  19. gia khác nhau. Pháp luật lao động Trung Quốc đồng nhất các khái niệm sa thải, hủy bỏ hợp đồng và cắt giảm lao động. Còn trong Đạo luật về Tiêu chuẩn lao động của Hàn Quốc thì tất cả các hình thức chấm dứt HĐLĐ đều được gọi là “sa thải”. BLLĐ của Liên bang Nga (2001) không định nghĩa khái niệm này mà quy định cụ thể từng hành vi: chấm dứt HĐLĐ theo sự thỏa thuận của các bên; chấm dứt HĐLĐ có thời hạn; chấm dứt HĐLĐ theo đề nghị của NLĐ; chấm dứt HĐLĐ theo yêu cầu của NSDLĐ [31, tr.22]. Hiện nay pháp luật lao động Việt Nam cũng chưa đưa ra được một khái niệm cụ thể thế nào là chấm dứt HĐLĐ mà chỉ liệt kê các trường hợp được coi là chấm dứt HĐLĐ. Theo quy định tại Điều 36 BLLĐ năm 2012 thì HĐLĐ chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau: Điều 36. Các trƣờng hợp chấm dứt hợp đồng lao động 1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này. 2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. 3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động. 4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này. 5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. 6. Người lao động chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. 7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động. 13
  20. 8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải theo quy định tại khoản 3 Điều 125 của Bộ luật này. 9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 37 của Bộ luật này. 10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật này; người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhật, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã [30, Điều 36]. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ luật học: “chấm dứt HĐLĐ là việc NLĐ và NSDLĐ hoặc một trong hai bên không tiếp tục HĐLĐ, chấm dứt quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận”. Từ khái niệm này có thể hiểu: chấm dứt HĐLĐ là sự kiện làm chấm dứt tất cả các quyền và nghĩa vụ trong QHLĐ mà các bên đã thỏa thuận trước đó. Tuy nhiên, khái niệm này mới chỉ đề cập tới hai trong ba nguyên nhân làm phát sinh chấm dứt HĐLĐ đó là: thỏa thuận của cả NLĐ và NSDLĐ để chấm dứt HĐLĐ và một trong hai bên chủ thể đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn mà chưa quy định trường hợp HĐLĐ có thể chấm dứt do ý chí của bên thứ ba. 1.2.2. Phân loại chấm dứt hợp đồng lao động 1.2.2.1. Căn cứ vào tính chất pháp lý của hành vi chấm dứt hợp đồng lao động Một là, chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật. Đây là sự chấm dứt HĐLĐ tuân theo đầy đủ yêu cầu của pháp luật về căn cứ cũng như thủ tục chấm dứt. Hai là, chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật. Ngược lại với các đặc trưng của chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật, chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật là việc chấm dứt HĐLĐ hoặc vi phạm căn cứ chấm dứt hoặc vi phạm thủ tục chấm dứt. 14
  21. 1.2.2.2. Căn cứ vào ý chí của chủ thể chấm dứt hợp đồng lao động Nếu căn cứ vào ý chí của các chủ thể, chấm dứt HĐLĐ được chia thành các trường hợp sau: (i) Chấm dứt HĐLĐ do ý chí của hai bên; (ii) Chấm dứt HĐLĐ do ý chí của một bên; (iii) Chấm dứt HĐLĐ do ý chí của người thứ ba, do biến cố pháp lý hoặc do NLĐ đủ điều kiện nghỉ hưu [33, tr.86]. Cụ thể: Trường hợp thứ nhất, chấm dứt HĐLĐ do ý chí của hai bên là trường hợp hai bên đều thể hiện, bày tỏ mong muốn được chấm dứt quan hệ hoặc một bên đề nghị và bên kia chấp nhận. Điều này được ghi nhận tại Điều 36 BLLĐ năm 2012. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 BLLĐ năm 2012, HĐLĐ được chấm dứt khi hết hạn hợp đồng. Thời hạn của HĐLĐ là một trong những nội dung cơ bản của HĐLĐ [30, Điều 23, Khoản 1, Điểm d]. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 149 Bộ luật dân sự năm 2005: “Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác” [29]. Theo đó, thời hạn của HĐLĐ là khoảng thời gian mà NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận để NLĐ thực hiện một công việc nhất định cho NSDLĐ và nó được quy định trong hợp đồng. Khi kết thúc thời gian đó thì quyền và nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong hợp đồng cũng sẽ kết thúc. Như vậy, khi hai bên đã thỏa thuận thời gian kết thúc của hợp đồng thì khi hết thời hạn đó hợp đồng sẽ chấm dứt. HĐLĐ sẽ chấm dứt khi đã hoàn thành công việc được quy định trong hợp đồng [30, Điều 36, Khoản 2]. Khi tham gia quan hệ HĐLĐ, NLĐ có nghĩa vụ phải thực hiện công việc mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Điều khoản này được áp dụng đối với loại HĐLĐ có quy định một công việc cụ thể hay HĐLĐ theo một công việc nhất định. Tuy nhiên, thời gian để hoàn thành công việc có thể dài hoặc ngắn, tùy thuộc vào tính chất của công việc. Do đó, có những công việc có thể giới hạn thời hạn hoàn thành, ngược lại có những 15
  22. công việc thì thời gian hoàn thành không thể quy định một cách cụ thể và nó chỉ được coi là hoàn thành khi không còn công việc khác có tính chất nối tiếp. Và khi đó HĐLĐ đã giao kết chấm dứt hiệu lực [10, tr.26]. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 BLLĐ năm 2012, HĐLĐ chấm dứt do thỏa thuận của hai bên. Mặc dù tại thời điểm ký kết HĐLĐ, các bên có thể thỏa thuận về thời hạn của hợp đồng nhưng hợp đồng vẫn có thể chấm dứt trước theo sự nhất trí của cả hai chủ thể. Sở dĩ như vậy là vì giống như những loại hợp đồng khác, yếu tố thỏa thuận trong HĐLĐ luôn được pháp luật tôn trọng và thừa nhận, do đó khi NLĐ và NSDLĐ thống nhất chấm dứt hợp đồng thì thỏa thuận này của họ được xem là hợp pháp. Trường hợp thứ hai, chấm dứt HĐLĐ do ý chí của một bên hay còn được pháp luật quy định là đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Cả NLĐ và NSDLĐ đều có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo khuôn khổ của pháp luật. Trường hợp thứ ba, chấm dứt hợp đồng do ý chí của người thứ ba, do biến cố pháp lý hoặc do NLĐ đủ điều kiện nghỉ hưu. Khác với hai trường hợp trên, nguyên nhân dẫn đến việc chấm dứt HĐLĐ đều có sự hiện diện của NLĐ và/ hoặc NSDLĐ, việc HĐLĐ chấm dứt hiệu lực do ý chí của người thứ ba hoàn toàn không bị chi phối bởi ý chí của NLĐ hay NSDLĐ. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng do ý chí của người thứ ba, do biến cố pháp lý hoặc do NLĐ đủ điều kiện nghỉ hưu gồm có: - NLĐ đủ điều kiện về thời gian đóng BHXH và tuổi hưởng lương hưu theo quy định của BLLĐ. - NLĐ bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong HĐLĐ theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án. - NLĐ chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết. - NSDLĐ là cá nhân chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân 16