Luận văn Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_cam_ky_va_doi_pho_voi_cam_ky_nhin_tu_goc_do_van_hoa.pdf
Nội dung text: Luận văn Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương)
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC TRẦN THỊ HƯƠNG CẤM KỴ VÀ ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HOÁ (KHẢO SÁT QUA THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Ngành: Văn học, khoá 2004 – 2007 Người hướng dẫn: PGS.TS. TRẦN NHO THÌN Học viên thực hiện: TRẦN THỊ HƯƠNG Hà nội - 2008 1
- ĐẶT VẤN ĐỀ Lịch sử nghiên cứu tiểu sử, văn bản thơ Hồ Xuân Hƣơng I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Như chúng ta đã biết xã hội phong kiến Việt Nam lấy Nho giáo làm ý thức hệ chính thống. Văn hóa vốn có đặc điểm khắc phục cái bản năng. Nhưng con người lý tưởng của Nho gia là nội thánh ngoại vương, tu kỷ trị nhân. Văn hoá Nho giáo không chỉ khắc phục mà còn áp chế, kiểm soát đời sống bản năng, nhất là bản năng tình dục nên đề tài tình dục là hầu như là mảnh đất cấm kỵ đối với văn học nhà Nho. Nói đến quan hệ tính giao, nói đến quan hệ tình ái nam nữ trong văn chương là một điều cần né tránh. Tất nhiên, không có đạo luật chính thức nào qui định không được kể, tả quyền nam nữ được yêu đương hay làm tình trong văn chương, song các áp lực của đời sống văn hóa xã hội phong kiến buộc các văn nhân “tự kiểm duyệt” mà né tránh. Trong luận văn này, chúng tôi gọi gọn lại là “cấm kỵ cái bản năng” để chỉ hiện tượng này. Một điều hiển nhiên rằng, con người hiện thực phải cân bằng hài hoà cả bản năng lẫn văn hoá. Nếu con người chỉ có mặt văn hoá, coi nhẹ bản năng là không tưởng hoặc con người chỉ có mặt bản năng thì không được. Hai điều ấy gắn kết với nhau như hai mặt của một tờ giấy, để tạo nên một con người hiện thực, tồn tại trong cuộc sống thực. Có thể cấm đoán bằng mệnh lệnh, bằng các tín điều đạo đức, thậm chí bằng các hình phạt khắc nghiệt đối với phần bản năng nhưng không thể tiêu diệt được quyền sống bản năng. Freud đã chỉ ra, cái bản năng tính dục chỉ bị ý thức đạo đức chèn ép, đẩy xuống hàng tiềm thức và sẽ hiện ra dưới dạng vô thức. Về phương diện diễn ngôn, bản năng tính dục có thể được biểu đạt bằng những hình thức ngụy trang che đậy nào đó, nhằm đối phó với các cấm đoán. Trong mỗi truyền thống văn hóa, ở mỗi thời đại, đối với mỗi thể loại nghệ thuật, lại có những cách thức đối phó với cấm kị khác nhau. Mảng 3
- thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương là một ví dụ sinh động về hình thức đối phó với cấm kị bản năng trong văn hoá truyền thống Việt Nam bằng ngôn ngữ thi ca. Hẳn nhiên, bà chúa thơ Nôm không đơn độc trên con đường chống lại văn hoá bản năng, bà đã kế thừa tinh hoa văn hoá dân gian, văn học dân gian, phát huy cao độ tài năng vốn có của bản thân để tạo nên tiếng thơ độc nhất vô nhị trên diễn đàn văn học nước nhà. Từ trước đến nay, thái độ và cách lí giải đối với vấn đề tục, dâm trong thơ Hồ Xuân Hương rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Trước cách mạng tháng Tám, nhiều nhà nghiên cứu cho đó là ẩn ức tính dục như Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh Sau cách mạng, Nguyễn Đức Bính, Chế Lan Viên, Nguyễn Lộc, Lê Trí Viễn và một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng Hồ Xuân Hương dùng lối viết dung tục, dùng cái tục để chế giễu đạo đức phong kiến, hiền nhân quân tử, hạ bệ giải thiêng. Gần đây, trong bối cảnh đổi mới nghiên cứu văn học, Đỗ Đức Hiểu cho rằng đó là ca ngợi sự tự nhiên và Đỗ Lai Thuý lại nghĩ đó là tín ngưỡng phồn thực, không có dâm tục Chúng tôi nhìn nhận những bài thơ gọi là “dâm”, “tục” ấy dưới một góc độ khác, đặt chúng vào hệ thống các đối phó với cấm kỵ trong văn hoá truyền thống. Trong xã hội chuyên chế phương Đông, để duy trì quyền uy của giai cấp thống trị, có nhiều hình thức cấm kỵ khác nhau. Cấm kỵ dễ thấy nhất là quy định kiêng húy. Hình thức kiêng húy buộc người ta phải viết chữ Hán thiếu nét hoặc có ký hiệu như dấu nháy và đọc chệch để tỏ rõ có ý thức tôn trọng chữ húy. Trong văn hóa dân gian, để đối phó với những cấm đoán khắt khe áp đặt cho quan hệ nam nữ, người xưa đã che dấu cho quan hệ tự do của nam nữ bằng những kiểu không gian lễ hội khác nhau (không gian đêm rã đám làng La, hang động tối tăm); để đối phó với can thiệp của triều đình phong kiến Nho giáo hóa muốn cấm làng xã thờ các loại “dâm thần” vốn là “hèm” của làng xã, người dân đã đối phó bằng các hình thức che giấu khác nhau như hành lễ vào đêm khuya, như bịa ra các thần phả đáp ứng đúng yêu cầu triều đình. 4
- Luận văn này đặt những bài thơ Nôm đề vịnh của Hồ Xuân Hương vào ngữ cảnh cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ trong xã hội chuyên chế phương Đông như thế. Tất nhiên, là một kiểu nghệ thuật ngôn từ, thơ đề vịnh của Hồ Xuân Hương có phương cách đối phó với cấm kỵ riêng của nó. Nếu trong văn chương chính thống của Nho gia, việc miêu tả các cơ quan sinh dục hay quan hệ tính giao bị xem là cấm kỵ, cần né tránh thì Hồ Xuân Hương đã trực diện đương đầu với các cấm kỵ đó. Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là sản phẩm đặc biệt của văn chương trung đại; khi mà các vấn đề của đời sống bản năng bị xem là vùng đất cấm, các tác phẩm này đã sử dụng những phương tiện kỹ thuật riêng để xâm nhập vào vùng đất cấm ấy mà vẫn có thể biện minh. Luận văn của chúng tôi sẽ phân tích cụ thể các kỹ thuật này, xem như ở đây hàm chứa một đặc trưng quan trọng của thơ Hồ Xuân Hương. II. TIỂU SỬ HỒ XUÂN HƢƠNG. Hiện nay, giới ngiên cứu vẫn chưa tìm được tài liệu gốc xác thực nào ghi rõ ràng tên tuổi, địa chỉ quê quán, năm sinh, năm mất, sáng tác thi ca, phần mộ của Hồ Xuân Hương. Do vậy, khi bàn về tiểu sử Hồ Xuân Hương, nhiều tranh luận diễn ra, có những ý kiến trái ngược nhau. Hồng Tú Hồng, Lữ Hồ cho rằng không có nữ sĩ Hồ Xuân Hương, những tác phẩm mà lâu nay gọi là của Hồ Xuân Hương thực ra là sáng tác tập thể của tầng lớp nho sĩ. Trong khi, Trần Thanh Mại, Hoàng Xuân Hãn, Đào Thái Tôn, Lê Trí Viễn, Nguyễn Lộc, Nam Trân, Lê Xuân Sơn, Ngô Cường, Hoa Bằng, Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh, Xuân Diệu, Đỗ Lai Thuý, Trần Đình Sử, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh, khẳng định có một nhà thơ Hồ Xuân Hương bằng da bằng thịt nhưng chân dung nữ sĩ hiện lên vô cùng rắc rối, và các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều giả thiết khác nhau về cuộc đời của bà. Tổng hợp các tài liệu thu thập được, chúng tôi tạm đưa ra một “lý lịch trích ngang” của nữ sĩ họ Hồ: nguyên quán thuộc xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; là con của Hồ Sĩ Danh (1706 - 1783) với người thiếp họ Hà 5
- thuộc tỉnh Bắc Ninh. Chẳng may bố mất sớm, Xuân Hương theo mẹ ra đất Thăng Long sinh sống. Tương truyền, họ ngụ cư tại phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận gần Hồ Tây (Hà Nội bây giờ), sau đó chuyển đến thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lí Quốc Sư, Hà Nội). Hồ Xuân Hương được đi học nhưng không nhiều, song có tài năng làm thơ chữ Hán lẫn chữ Nôm. Xuân Hương giao lưu với các tao nhân mặc khách như: Mai Sơn Phủ, Tốn Phong Thị, Cư Đình, Thạch Đình, Chí Hiên, Thanh Hiên, Hiệp trấn Sơn Nam thượng Trần Ngọc Quán, Hiệp trấn Sơn Nam hạ Trần Quang Tĩnh, Hiệp trấn Trần hầu Trần Phúc Hiển và họ đều in dấu ấn trong các bài thơ đối đáp, xướng hoạ với chủ nhân “Cổ Nguyệt Đường”. Đặc biệt phải kể đến ông Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, người Tiên Điền, (có người đoán là nhà thơ Nguyễn Du) từng là “người xưa” của Hồ Xuân Hương. Chưa kể Chiêu Hổ (nhưng khó có thể là Phạm Đình Hổ, tác giả Vũ trung tuỳ bút và Đông Dã học ngôn thi tập) là bạn trai tri ân cùng người Cổ Nguyệt đối đáp, để lại nhiều tứ thơ. Đường chồng con của nữ sĩ đa tài này thật trắc trở, truân chuyên. Tình duyên hẩm hiu, muộn mằn, đến khi lấy chồng thì “cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”, hai lần lấy chồng nhưng đều lỡ dở. Hồ Xuân Hương lấy Trần Phúc Hiển đã phải cảnh vợ lẽ và tiếng thơ khóc chồng của người phụ nữ bạc mệnh vang lên văng vẳng “Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!”. Tiếp đến, bà lại làm lẽ tổng Cóc rồi cũng phải khóc chồng: “Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!”. Điều chúng tôi muốn nói thêm về cuộc đời của nữ sĩ là ý kiến của Đào Thái Tôn trong bài viết: Phải chăng Hồ Xuân Hƣơng trong Xuân Đƣờng đàm thoại là một kĩ nữ?. Tác giả chỉ đưa ra ý kiến tham khảo chứ không khẳng định Hồ Xuân Hương là một kĩ nữ. Nàng xuất hiện trong Xuân Đƣờng đàm thoại là một tài nữ thông thạo “nào đàn, nào cờ, nào rượu, nào thơ” và cuộc đời riêng chung có thể viết thành một thiên “phong tình tân lục”. Người tài nữ chẳng thể giữ nổi tấm thân trinh bạch trong môi trường mà mình luôn phải làm kẻ mua vui, nên phải làm cái việc “cởi đai ngọc, nâng chén vàng”. Hơn nữa, 6
- loạt từ “bạc mệnh”, “phù hoa”, “yêu hoa”, “tài hoa”, “tình lang”, “tình khách” trong tác phẩm trên đều dùng để miêu tả về Hồ Xuân Hương, loại từ ngữ này thường dùng chỉ người ca kỹ. Xuân Đƣờng đàm thoại còn trích dẫn câu thơ trong Ca trù để ca vịnh kĩ nữ:“Nhi nữ hữu duyên lân bạc phận/Anh hùng vô lệ diệc tâm bi”. Đặc biệt, người đọc dễ dàng nhận thấy phẩm cách người tài nữ này qua lời nhận xét các nhân vật khác của truyện: “Của lạ gái đẹp đau khổ/Ả mà không chết, ai người không vương luỵ/Ả mà còn sống, ai là người vô tình cho được” Đào Thái Tôn băn khoăn: “Như thế là: Nếu không kể đến nàng Xuân Hương mà Miên Thẩm đã ngậm ngùi thương cảm trong “Long Biên trúc chi từ” (trong bộ Thương sơn thi tập), cho đến nay chúng ta đã có: một Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm; một Hồ Xuân Hương trong những bài thơ, tư liệu chữ Hán; một Hồ Xuân Hương trong Xuân Đường đàm thoại và một Hồ Xuân Hương ở Đại An. Đâu là Hồ Xuân Hương – thi sĩ? Và đâu là Hồ Xuân Hương - ca kỹ? Tại sao những ca kĩ trong Xuân Đường đàm thoại và Ca trù lại mang tên Hồ Xuân Hương? Ý nghĩa, giá trị của Xuân Đường đàm thoại?”. Liên quan đến vấn đề này, Trần Nho Thìn có ý kiến: “Nếu rà lại tất cả sáng tác kể cả thơ Nôm truyền tụng lẫn thơ Lƣu hƣơng kí và các giai thoại lưu truyền về Hồ Xuân Hương, chúng ta dễ thấy những dấu hiệu của một người ả đào, dẫu là một ả đào thượng thặng” [106, 297]. Người phụ nữ trong xã hội Nho giáo nam quyền, phải thực hiện theo tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh khó có thể đi đây đi đó tự do, khó có thể được phép quan hệ tự do với bạn trai, khó có thể uống rượu như Hồ Xuân Hương trong thơ và giai thoại. Trái lại, nhân vật Hồ Xuân Hương trong thơ ca, trong giai thoại lại giao tiếp khá rộng rãi, kết giao với nhiều trí thức văn chương cùng thời và điều này được minh chứng ở nhiều bài thơ tràn đầy ý tình do nữ sĩ xướng hoạ cùng các bạn trai như ông Mai Sơn Phủ, ông Tốn Phong Thị, ông Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu, ông Chiêu Hổ, Tổng Cóc, ông Phủ Vĩnh Tường Không gian địa lý hoạt động của nhân vật này cũng khá rộng. Thêm vào đó, người phụ nữ trong thơ còn một cái 7
- thú “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh”. Bài thơ Bánh trôi có câu viết “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn/Mà em vẫn giữ tấm lòng son”, khiến ta liên tưởng đến thân phận kỹ nữ bị đàn ông giày vò. Song cái điều đáng quý ở cô gái đấy là tấm hồn cô luôn giữ được “lòng son”, không bị vẩn đục. Tóm lại, “đó là những dấu hiệu không bình thường so với người phụ nữ theo tiêu chí Nho giáo, nhưng lại rất tiêu biểu cho một kĩ nữ ả đào” [106, 298]. III. VĂN BẢN THƠ HỒ XUÂN HƢƠNG 1. VĂN BẢN THƠ CHỮ NÔM Hiện có trên 100 văn bản chép thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, bao gồm các bản chép tay, khắc ván chữ Nôm và các bản in chữ quốc ngữ. Trong đó, đáng chú ý nhất là những văn bản: Âm ca tập, Bách liêu thi tập, Bảo hán châu liên, Đào Nƣơng thi hiếu ca, Đăng Khoa lục sƣu giảng, Kỳ quan thi, Liệt truyện thi ngâm, Tạp thảo tập, Lĩnh Nam quần hiền văn thi diễn âm tập, Nam âm thảo, Quốc âm thi tuyển, Quốc văn tùng ký, Song thất lục bát quốc âm ca, Thi ca đối liễn tạp lục, Thi ca quốc âm tạp lục, Thi từ ca đối sách, Liên Hƣơng thi sao, Việt Tuý tham khảo, Quế Sơn Tam nguyên thi tập (văn bản chép tay); Quốc âm thi tuyển, Xuân Hƣơng thi tập - 1921, Xuân Hƣơng thi tập - 1992 (văn bản khắc ván chữ Nôm); Hồ Xuân Hƣơng thi tập (văn bản in chữ Quốc ngữ). Có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian ra đời của các văn bản trên, trong đó Kiều Thu Hoạch cho rằng, tính đến nay, văn bản Quốc văn tùng ký được xem là xuất hiện sớm nhất. Về số lượng văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng có một số ý kiến khác nhau. Đào Thái Tôn cho rằng thơ truyền tụng của bà có 139 bài. Trần Thanh Mại công nhận thơ của nữ sĩ có quãng 40 bài. Đỗ Lai Thuý dựa chủ yếu dựa vào hai cuốn Thơ Hồ Xuân Hƣơng của Nguyễn Lộc và L’oeuvres de la poétesse vietnamienne của M. Durand chọn lựa được 50 bài thơ. Kiều Thu Hoạch dựa trên 3 tiêu chí: phải là thơ được in hoặc chép tay bằng chữ Nôm; nội dung hoặc phản ánh tâm trạng của người phụ nữ về số phận long đong, về tình duyên lỡ làng hoặc châm biếm, trào tiếu những hiện tượng không bình thường 8
- của xã hội và tự nhiên - trữ tính chứ không phải là thứ trào phúng tục nhảm; hình thức thường sử sụng lối nói lấp lửng (ambivalent), hoặc dùng lối nói song quan ngữ (mot équivoque), hoặc sử các biểu tượng hai mặt (symbole équivoque) để chọn ra trong 10 văn bản thơ viết bằng chữ Nôm (Xuân Hƣơng di cảo, Xuân Hƣơng thi tập - bản khắc năm 1921, Xuân Hƣơng thi tập - bản khắc năm 1922, Quốc văn tùng ký, Xuân Hƣơng thi sao, Tạp thảo tập, Quế Sơn thi tập, Xuân Hƣơng thi vịnh, Liệt truyện thi ngâm, Lĩnh Nam quần hiền văn thi diễn âm tập) 84 bài thơ của Hồ Xuân Hương. Chúng tôi lập bảng so sánh sự lựa chọn những bài thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương của hai nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch và Đỗ Lai Thuý (tác phẩm được tác giả nào lựa chọn thì đánh dấu x). STT Tên bài thơ (Đỗ Tên bài thơ (Kiều Thu Lai Thuý) Đỗ Lai Kiều Thu Hoạch) Thuý Hoạch 1 Ngắm Tây Hồ nhớ bạn X 2 Hồ Trúc Bạch X Vịnh Thăng Long hoài X 3 cổ 4 Chơi Khán Đài Chơi đền Khán Đài X X 5 Tức cảnh sông Nhĩ Hà X Giong thuyền chơi X 6 trăng 7 Canh khuya Tự tình (II) X X 8 Vịnh đời ngƣời X 9 Thơ tự tình Tự tình (I) X X 10 Lấy chồng chung Làm lẽ X X 11 Không chồng mà chửa Không chồng mà X X 9
- chửa 12 Thƣơng thay phận gái X 13 Thƣơng ôi phận gái X 14 Thân phận đàn bà X Thơ tức sự Dỗ ngƣời đàn bà X 15 chồng chết 16 Cảnh thu X 17 Qua sông phụ sóng X Vịnh thuyền gỗ bách - Tự tình (III) X X 18 tức gái goá 19 Tặng tình nhân X Qua Nghệ An nhớ bạn X 20 hiền - bài 2 21 Thơ Thị Đểu X 22 Có cảm xúc X 23 Gửi nữ sĩ Mộng Lan X 24 Chi chi chuyện ấy X 25 Ngại ngùng X 26 Tình có theo ai X 27 Nguyệt hỡi đê mê X 28 Đàn gảy X 29 Ngày hè tìm chồng X Bà già mê tài khó kén X 30 rể Nàng Đào chuộng sắc X 31 chƣa tìm ra chồng 32 Thơ vịnh Đá chẹt X 33 Đá Ông Bà Chồng Đá Ông Chồng Bà X X 10
- Chồng 34 Núi Kẽm Trống Kẽm Trống X X 35 Núi Ba Đèo Đèo Ba Dội X X 36 Động Hƣơng Tích Động Hƣơng Tích X Quán hàng ở xứ Quán Khánh X X 37 Thanh 38 Câu đối Câu đối X X 39 Quan Hậu sợ vợ Một cảnh chùa X X 40 Chơi chùa cổ X 41 Chùa Quán Sứ Chùa Quán Sứ X X 42 Chùa Trấn Quốc X 43 Chùa Núi Thầy Hang Thánh Hoá X X Chợ Trời núi Thầy Chợ Trời chùa X X 44 Thầy 45 Hang Cắc Cớ Hang Cắc Cớ X X 46 Qua mái thiền quan X 47 Qua cửa đó X 48 Miếu Sầm Thái Thú Đề đền Sầm Công X X 49 Khóc Tổng Cóc Khóc Tổng Cóc X X Khóc quan Vĩnh Khóc ông phủ X X 50 Tƣờng Vĩnh Tƣờng Khóc chồng làm thuốc Bỡn bà lang khóc X X 51 chồng 52 Câu đối khác X 53 Mời ăn trầu Mời trầu X X 54 Mời khách ăn trầu X 55 Tiễn ngƣời làm thơ X 56 Lỡm học trò Mắng học trò dốt X X 11
- (I) Mắng học trò dốt X 57 (II) 58 Vịnh quả chuông X 59 Vịnh quan Huấn đạo X 60 Nƣớc Đằng X 61 Vịnh trống thủng Trống thủng X X 62 Cái quạt Cái quạt (I) X X 63 Bánh trôi Bánh trôi X X 64 Vịnh cái quạt Cái quạt (II) X X 65 Ốc nhồi Ốc nhồi X X 66 Quả mít Quả mít X X 67 Cái giếng Cái giếng X X 68 Đồng tiền hoẻn X 69 Dệt cửi đêm Dệt cửi X X 70 Đánh đu X 71 Tát nƣớc X 72 Ông cử võ X 73 Chơi hoa X 74 Vịnh đánh cờ X 75 Nắng cực gặp mƣa X 76 Vịnh ni sƣ X 77 Chế sƣ Sƣ hổ mang X X 78 Sƣ hoang dâm Kiếp tu hành X X 79 Nhạo sƣ Sƣ bị ong châm X X 80 Vịnh nằm ngủ Thiếu nữ ngủ ngày X X 81 Hỏi trăng Hỏi trăng X X 82 Trăng thu X 12
- 83 Vịnh Hằng Nga X Đề tranh Hai ngƣời Tranh tố nữ X X 84 đẹp 85 Gái không âm hộ Vịnh nữ vô âm X X Ngã tốc váy làm thơ tự X 86 vịnh 87 Bùn bắn lên đồ X 88 Đi đái bùn nẩy X Xƣớng hoạ với quan Đối thoại – Xuân X X 89 Tế tửu họ Phạm – Bài Hƣơng (I) một Họ Phạm hoạ lại Đối thoại – Chiêu X X 90 Hổ (I) Xƣớng hoạ với quan Đối thoại – Xuân X X 91 Tế tửu họ Phạm – Bài Hƣơng (III) hai Họ Phạm họa lại Đối thoại – Chiêu X X 92 Hổ (III) Đọc cho Chiêu Hổ hoạ Đối thoại – Xuân X X 93 Hƣơng (II) Chiêu hoạ lại Đối thoại – Chiêu X X 94 Hổ (II) Bảng thống kê cho thấy, Kiều Thu Hoạch lựa chọn thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương tất cả 84 thi phẩm và Đỗ Lai Thuý lựa 50 thi phẩm. Hai tác giả này chọn trùng nhau 43 bài. Cả Đỗ Lai Thuý và Kiều Thu Hoạch đều không nhắc tới Lƣu hƣơng kí, họ chỉ sử dụng thơ Nôm làm tư liệu nghiên cứu. Dưới đây là bảng so sánh sự sai lệch về tên bài và câu chữ của Kiều Thu Hoạch và Đỗ Lai Thuý khi lựa chọn thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương để 13
- nghiên cứu. (Chúng tôi chép thơ Nôm của nữ sĩ mà Kiều Thu Hoạch đã lựa chọn từ đó đối chiếu với cách tuyển lựa của Đỗ Lai Thuý). 14
- STT Tên bài thơ Dòng Kiều Thu Hoạch Đỗ Lai Thuý Kiều Thu Đỗ Lai Thuý Hoạch 1 Chơi Khán Chơi đền 3 Bốn mùa triêu mộ chuông gầm sóng Ba hồi chiêu Đài Khán Đài 6 Nguồn ân trăm trượng dễ chơi vơi muôn 7 Nào là cực lạc là đâu tá nào 2 Canh Tự tình II 2 Trơ cái hồng nhan mấy nước non với Khuya 3 Chén rượu hƣơng đƣa say lại tỉnh đƣa hƣơng 8 Mảnh tình son trẻ tí con con san sẻ 3 Thơ tự Tự tình I 1 Tiếng gà xao xác gáy trên vòm văng vẳng bom tình 6 Sau hận vì duyên để mõm mòm giận thƣơng 4 Lấy chồng Làm lẽ 3 Năm chừng mười hoạ hay chăng chớ thì chung 5 Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng hẩm 7 Nỗi này ví biết dường này nhỉ Thân 8 Thời trước thôi đành ở vậy xong thà 15
- 5 Không Không chồng 1 Cả nể cho nên hoá dở dang sự chồng mà mà chửa 2 Sự này có thấu hỡi chăng chàng Nỗi niềm chàng có biết chửa 4 Phận liễu sao mà nảy nét ngang đà 5 Cái tội trăm năm chàng chịu cả nghĩa nhớ chửa 6 Chữ tình một khối thiếp xin mang Mảnh 7 Quản chi miệng thế lời chênh lệch bao 8 Chăng thế nhưng mà thế mấy ngoan Không có có mới 6 Vịnh Tự tình III 3 Lưng khoang tình nghĩa mong đầy đặn dƣờng lai láng thuyền gỗ 5 Chèo lái mặc ai lăm đỗ biến Cầm bách 6 Buồm lèo thây kẻ sắp xuôi gềnh Dong 7 Đá Ông Bà Đá ông chồng 3 Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc Từng Chồng bà chồng 5 Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt nhật 8 Núi Kẽm Kẽm Trống 1 Hai bên thời núi giữa thời sông thì thì Trống 3 Gió vật sườn non kêu lắc cắc giật khua 5 (Bài này của Kiều Thu Hoạch chỉ có 4 Ở trong hang núi còn hơi hẹp 6 câu) Ra khỏi đầu non đã rộng thùng 7 Qua cửa mình ơi nên ngắm lại 8 Nào ai có biết nỗi bưng bồng 16
- 9 Núi Ba Đèo Ba Dội 2 Khen ai khéo vẽ cảnh cheo leo tạc Đèo 3 Cửa son tía ngắt lơ thơ móc đỏ loét tùm hum nóc 4 Đƣờng đá xanh rì lún phún rêu Hòn 5 Phƣởng phất chồi thông cơn gió thốc Lắt lẻo cành 6 Mịt mờ ngọn cỏ lúc sương gieo Đầm đìa lá liễu giọt 7 Hiền nhân quân tử ai là chẳng mà 8 Mỏi gối chồn chân cũng muốn trèo vẫn 10 Chùa Chùa Quán 1 Quán Sứ chùa xƣa cảnh vắng teo sao mà Quán Sứ Sứ 2 Thƣơng ôi sƣ đã hoá ra mèo Hỏi thăm sƣ cụ đáo nơi neo 3 Sáng banh vắng kẻ khua dùi mõ Chày kình tiểu để suông không đấm 4 Trƣa trật không ngƣời quét kẽ rêu Tràng hạt, vãi lần đếm lại đeo 5 Chí chát chày kình im lại đấm Sáng banh không kẻ khua tang mít 6 Lầm rầm tràng hạt đếm cùng đeo Trƣa trật nào ai móc kẽ rêu 7 Buồm từ rắp cũng sang Tây Trúc Cha kiếp đƣờng tu sao lắt léo 8 Gió vật cho nên phải lộn lèo Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo 17
- 11 Chợ Trời Chợ trời chùa 1 Hoá công xây đắp biết bao đời đã núi Thầy Thầy 3 Buổi sớm gió tuôn trưa nắng dãi đƣa đứng 4 Ban chiều mây họp tối trăng soi chơi 5 Bày hàng hoa quả quanh năm đủ Bầy tƣ mùa sẵn 6 Dãi thẻ giang sơn bốn mặt ngồi Mở phố 8 Thử lên mặc cả một hai lời Chẳng nên đôi 12 Hang Cắc Hang Cắc Cớ 2 Nứt làm đôi mảnh hổng hòm hom ra hỏm Cớ 3 Kẻ hầm rêu mọc trơ toen hoẻn mốc 13 Miếu Sầm Đề đền Sầm 1 Ghé mắt trông lên thấy bảng treo ngang Thái Thú công 14 Khóc Tổng Khóc Tổng 1 Hỡi chàng ôi hỡi chàng ôi Chàng Cóc ơi, chàng Cóc ơi Cóc Cóc 2 Nghìn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi Ngàn 15 Khóc quan Khóc ông phủ 1 Trăm năm quan phủ Vĩnh Tường ôi ông Vĩnh Vĩnh Tƣờng 2 Cái nợ phù sinh có thế thôi ba đã trả rồi Tƣờng 4 Ném tung hồ thỉ bốn phương trời Tung hê 5 Nắm xƣơng dƣới đất chau mày khóc Cán cân tạo hoá rơi đâu mất 6 Hòn máu trên tay miệng mỉm cƣời Miệng túi càn khôn khép lại rồi 7 Đã thế thời thôi cho mát mẻ Hăm bảy tháng trời là mấy chốc 8 Trăm năm quan phủ Vĩnh Tường ôi ông 18
- 16 Khóc Bỡn bà lang 2 Thương chồng nên phải khóc tì ti mới chồng làm khóc chồng 4 Cay đắng chàng ôi vị quế chi ơi thuốc 6 Quy thân liên nhục tẩm đem đi nhân mang 7 Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ nhẽ 8 Sinh ký chàng ôi tử tắc quy ơi 17 Mời trầu Mời trầu Giống nhau Giống nhau 18 Tiễn ngƣời Mắng học trò 1 Dắt díu đưa nhau tới cửa chiền đến làm thơ dốt (II) 19 Lỡm học Mắng học trò 2 Lại đây chị dạy lối làm thơ Lại đây cho chị dạy làm thơ trò dốt (I) 3 Bƣớm non ngứa lợi châm hoa rữa Ong nọc 4 Dê bé buồn sừng húc dậu thưa cỏn 20 Vịnh trống Trống thủng 1 Của tôi bưng bít vẫn ngùi ngùi em bùi thủng 2 Nó thủng vì chưng cũng nặng dùi kẻ 3 Ngày vắng trên lầu dăm bảy chiếc đập tung 4 Đêm thanh dƣới gác một đôi hồi tỏm cắc 5 Khi khoan chƣa chán thời khi nhặt Khi giang thẳng cánh bù khi cúi 6 Đánh đứng không thôi lại đánh ngồi Chiến chiến 7 Nhắn nhủ ai về thương đến mấy lấy với 19
- 21 Bánh trôi Bánh trôi 1 Thân em thời trắng phận em tròn vừa lại vừa 2 Bảy nổi ba chìm với nước non mấy 4 Nhƣng em vẫn giữ tấm lòng son Mà 22 Cái quạt Cái quạt (I) 2 Duyên này tác hợp tự ngàn xưa em dính dáng 5 (Bài này của Kiều Thu Hoạch chỉ có Mát mặt anh hùng khi tắt gió 6 bốn câu) Che đầu quân tử lúc sa mưa 7 Nâng niu ướm hỏi người trong truớng 8 Phì phạch trong lòng đã sướng chưa? 23 Vịnh cái Cái quạt (II) 4 Rộng hẹp ngần nao cắm một cay nhƣờng nào cây quạt 5 Càng nực bao nhiêu thời càng mát nóng 6 Yêu đêm chẳng chán lại yêu ngày chƣa phỉ 24 Ốc nhồi Ốc nhồi Giống nhau Giống nhau 25 Quả mít Quả mít 2 Da nó xù xì múi nó dày Vỏ sù sì 3 Quân tử có yêu xin đóng cọc thƣơng thì cọc 4 Đừng mân mó nữa nhựa ra tay Xin đừng mân mó nhựa ra tay 20
- 26 Cái giếng Cái giếng 1 Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông sâu 2 Giếng tót thanh thơi rất lạ lùng tốt giếng 3 Cầu trắng phau phau hai ván ghép đôi 6 Cá giếc le te lội giữa dòng diếc lách 7 Giếng ấy thanh tân ai đã biết chẳng 27 Dệt cửi Dệt cửi 6 Ngắn dài khuôn khổ vẫn như nhau cũng đêm 28 Chế sƣ Sƣ hổ mang 7 Tu lâu có nhẽ lên sư cụ lẽ . 29 Sƣ hoang Kiếp tu hành 2 Làm chi một chút tẻo tèo teo Vị gì dâm 30 Nhạo sƣ Sƣ bị ong Giống nhau Giống nhau châm 31 Vịnh nằm Thiếu nữ ngủ 2 Tiên nữ nằm chơi quá giấc nồng Thiếu ngủ ngày 3 Lược trúc chải cài trên mái tóc biếng 4 Yếm đào trễ xuống dưới nƣơng long lƣng 8 Đi thì cũng dở ở sao xong không 21
- 32 Hỏi trăng Hỏi trăng 1 Trải mấy thu nay vẫn hãy còn Mấy vạn năm 3 Hỏi con Bạch Thố đà bao tuổi Ngọc Thỏ 4 Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con Chớ 5 Đêm tối cớ sao soi gác tía vắng chi phô tuyết trắng 6 Ngày xanh còn thẹn mấy vầng tròn sao nỡ tạnh lòng son 8 Hay có tình riêng mấy nước non với 33 Đề tranh Tranh tố nữ 1 Ấy bao nhiêu tuổi hỡi cô mình Hỏi Hai ngƣời 3 Trăm vẻ như in tờ giấy trắng Đôi lứa đẹp 4 Ngàn năm còn mãi cái xuân xanh Nghìn 5 Phiếu mai chăng dám đƣờng kia nọ Xiếu mai chi dám tình trăng gió 7 Có một thú vui sao chẳng vẽ Còn thú vui kia 8 Trách người thợ ấy khéo vô tình vẽ 34 Gái không Vịnh nữ vô 1 Mười hai mà mụ ghét gì nhau chi âm hộ âm 2 Đem cái xuân tình cắm ở đâu vứt bỏ 5 Nào ai biết được vông hay chóc Đố trốc 6 Nọ kẻ chia ra cuống mấy đầu Còn kẻ nào hay 7 Thôi thế thời thôi thôi cũng rảnh thì đƣợc 8 Trăm năm càng khỏi tiếng làm dâu Nghìn nƣơng 22
- 35 Xƣớng hoạ Đối thoại (I) 1 Nói năm sao mà lại có ba Sao nói rằng năm với quan Xuân Hƣơng 2 Trách người quân tử ở sao ra hẹn sai Tế tửu họ 3 Bao giờ ngồi mát chơi cung Nguyệt thong thả lên chơi Phạm – 4 Mƣợn hái cho xin ít lá đa Nhớ nắm Bài một 36 Họ Phạm Đối thoại (I) 1 Gián năm nhƣng mà quý có ba Rằng gián thì năm hoạ lại Chiêu Hổ 2 Trách nàng vụng tính tính không ra Bởi ngƣời thục nữ 3 Khi nào thong thả chơi thềm Quế Ừ, rồi lên chơi nguyệt 37 Xƣớng hoạ Đối thoại 1 Kìa ai tỉnh, kìa ai say Anh đồ anh đồ với quan (III) Xuân 2 Kìa ai ghẹo Nguyệt giữa ban ngày Sao anh nguyệt Tế tửu họ Hƣơng 3 Khoan khoan xin hãy dừng tay lại Này này chị dạy cho mà biết Phạm – 4 Chớ mó hang hùm nữa mất tay Chốn ấy hang hùm chớ mó tay bài hai 38 Họ Phạm Đối thoại 1 Nào ai tỉnh nào ai say ông ông hoạ lại (III) Chiêu 2 Nào ai ghẹo Nguyệt giữa ban ngày Này ông nguyệt Hổ 3 Ví dầu hang chẳng cho ai mó Hang hùm ví bẵng không 4 Sao có hùm con bỗng trốc tay chốc 23
- 39 Đọc cho Đối thoại (II) 2 Nhắn nhe toan những sự gầm ghè gùn Chiêu Hổ Xuân Hƣơng 3 Gầm ghè nhưng vẫn còn chưa dám Gùn hoạ 40 Chiêu hoạ Đối thoại (II) 3 Ông ghè chẳng võ ông ghè mãi không đƣợc lại Chiêu Hổ 41 Quán hàng Quán Khánh 1 Đứng tréo trông ra cảnh hắt heo theo ở xứ 6 Một dòng nước biếc cỏ lèo tèo cảnh leo teo. Thanh 42 Câu đối Qua cửa đó 1 Khéo khen ai đẽo đá chênh vênh, tra hòn ngược để đơm người đế bá; hom 2 Trách con tạo lừa cơ tem hẻm, chuốt Gớm rút rút núi xuôi cho lọt khách cổ kim. 43 Chùa Núi Hang Thánh 2 Một đố giương ra biết mấy ngàm ngoàm. Thầy Hoá 3 Triền đá cỏ leo sờ rậm rạp Lƣờn 4 Lạch khe nước rỉ mó lam nham Lách 7 Đến nơi mới biết rằng Thánh Hoá hang 8 Chồn chân mỏi gối hãy còn ham vẫn 44 Quan Hậu Một cảnh 4 Thứu Lĩnh đen chùm một thứ mây thức sợ vợ chùa 8 Đến cảnh sao mà đứng lượm tay Thấy 24
- Qua bảng trên chúng ta thấy, trong toàn bộ 43 bài thơ mà hai tác giả Kiều Thu Hoạch và Đỗ Lai Thuý lựa chọn có 3 bài thơ (Mời trầu, Ốc nhồi, Sƣ bị ong châm) - chiếm gần 6,98% là giống hệt nhau về câu chữ, trong khi có tới 93,02% bài thơ là khác nhau vài chữ trở lên. Về nhan đề, có 11 bài thơ giống nhau (Không chồng mà chửa, Chùa Quán Sứ, Chợ trời núi thầy, Hang Cắc Cớ Khóc Tổng Cóc, Mời trầu, Quả mít, Cái giếng, Bánh trôi, Ốc nhồi, Quả mít, Hỏi trăng) - chiếm gần 25,58%; 74,42% bài thơ khác nhau. Những từ ngữ khác nhau giữa hai văn bản thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương do Kiều Thu Hoạch và Đỗ Lai Thuý lựa chọn thường là những quan hệ từ, đại từ, danh từ không ảnh hưởng đáng kể đến nội dung cũng như nghệ thuật bài thơ. Từ đó có thể nhận xét, sự sai lệch về bài thơ, câu thơ, từ ngữ giữa văn bản khảo sát của nhà văn bản học chuyên nghiệp Kiều Thu Hoạch và văn bản Đỗ Lai Thúy sử dụng để nghiên cứu là không quá lớn, không dẫn đến chỗ có thể lật nhào mọi hình dung xưa nay về mảng thơ vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật nói lái, chơi chữ. Chúng tôi dựa vào hai quyển Hồ Xuân Hƣơng hoài niệm phồn thực (Nxb Văn hoá - Thông tin, năm 1995) của Đỗ Lai Thuý và Thơ Nôm Hồ Xuân Hƣơng (Nxb Văn học, 2008) của Kiều Thu Hoạch để tuyển chọn những bài thơ hai nghĩa, trong đó một nghĩa ngầm ẩn nói về bộ phận sinh dục nam nữ, hành vi tính giao. Theo đó, có tổng cộng 45 bài thơ hai nghĩa của Hồ Xuân Hương, gồm: Trống thủng, Bánh trôi, Mời trầu, Cái giếng, Cái quạt (I), Cái quạt (II), Quả mít, Ốc nhồi, Đồng tiền hoẻn, Đối thoại I - Xuân Hƣơng, Đối thoại I - Chiêu Hổ, Đối thoại II - Chiêu Hổ, Đối thoại III - Xuân Hƣơng, Đối thoại III - Chiêu Hổ, Đèo Ba Dội, Kẽm Trống, Hang Cắc Cớ, Hang Thánh Hoá, Động Hƣơng Tích, Quán Khánh, Chùa Quán Sứ, Một Cảnh chùa, Chơi chùa cổ, Qua mái thiền quan, Đá ông chồng bà chồng, Thơ vịnh đá Chẹt, Qua cửa đó, Hồ Trúc Bạch, Hỏi trăng, Trăng thu, Vịnh Hằng Nga, Nắng cực gặp mƣa, Dệt vải, Tát nƣớc, Đánh đu, Chơi hoa, Vịnh đánh cờ, Bùn bắn lên đồ, Ông cử 25
- võ, Mắng học trò dốt (I), Bỡn bà lang khóc chồng, Sƣ bị ong châm, Kiếp tu hành, Vịnh ni sƣ, Chơi khán đài, Chúng tôi chọn như trên vì các bài thơ này đều liên quan đến vấn đề tính dục theo một cách thức nào đó. Và chính những thi phẩm này đã gây nên sự khác biệt trong quan điểm lí giải ở giới nghiên cứu nhiều hơn cả. Trong khi cố gắng thoát ra khỏi việc tranh luận chúng có tục dâm hay không, chúng tôi sẽ tiếp cận chúng từ góc độ cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ. 2. VĂN BẢN THƠ CHỮ HÁN Trước những năm 1960, trong tâm thức độc giả, Hồ Xuân Hương là tác giả của những vần thơ Nôm ỡm ờ, lấp lửng. Tuy nhiên, từ năm 1963 trở đi, trên diễn đàn văn học lại “nóng” lên với vấn đề bà chúa thơ Nôm còn là một nhà thơ sáng tác bằng chữ Hán (Lƣu hƣơng ký có một nửa Nôm nửa Hán, gồm thơ và từ khúc). Tháng 10 năm 1964, trên Tạp chí Văn học, Trần Thanh Mại giới thiệu việc phát hiện tập thơ Lƣu Hƣơng ký và từ đây hiện tượng Hồ Xuân Hương lại càng trở nên phức tạp vì tập thơ chữ Nôm và tập thơ chữ Hán khác nhau về nhiều phương diện khiến độc giả khó chấp nhận đó là hai tác phẩm của cùng một tác giả. Lƣu hƣơng ký là tác phẩm duy nhất ghi rõ ràng tên tuổi tác giả sáng tác:“Lưu hương ký - Hoan trung Cổ Nguyệt đường Xuân Hương nữ sĩ tập” (Hoan trung nghĩa là tỉnh Nghệ An, Cổ Nguyệt đường là tên nhà ở của Hồ Xuân Hương, chữ Cổ ghép với chữ Nguỵêt thành chữ Hồ, chỉ họ tác giả). Tuy nhiên, người đọc cũng như người nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng tập Lƣu hƣơng ký là của nữ sĩ họ Hồ và đều dè dặt, thận trọng khi sử dụng nó. IV. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU MẢNG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG Trong nhiều công trình nghiên cứu, xuất hiện tranh luận sôi nổi về mảng sáng tác thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, đặc biệt là tranh luận về chuyện có dâm, tục hay không trong mảng thơ vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật chơi chữ, nói lái. Thái độ và cách lí giải đối với mảng này của các nhà nghiên cứu rất khác nhau, thậm chí có những quan điểm trái ngược nhau nhưng nhìn chung, xu 26
- hướng của các nhà nghiên cứu đều thừa nhận trong thơ của tác giả họ Hồ có yếu tố dâm tục. Duới đây là một số quan điểm đáng chú ý: Nhà nghiên cứu đầu tiên về Xuân Hương trên giấy trắng mực đen có lẽ là Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến với cuốn Giai nhân di mặc. Ông lên tiếng bênh vực cô gái họ Hồ, rằng tiếng thơ đó không phải là tiếng thơ đĩ thoả mà là tiếng thơ của một tài nữ: “Thơ từ của Xuân Hương truyền lại cũng nhiều, xem ra nhời nhẽ tài tình, tưởng cũng là một giọng thơ xuất tính tự nhiên, mà đáng là một bậc tài nữ trong đám thi xã. Nhưng có khi chỉ nghe đọc câu thơ, mà không hiểu hết sự tích, thì thơ từ cũng nhảm nhí; có khi nghe nói sự tích, mà không thuộc hết bài thơ thì sự tích cũng mập mờ nên văn thơ lại càng lẫn lộn, lắm người lại cho là giọng thơ đĩ thoả, thế chẳng oan mất tiếng người tài nữ lắm ru!”. Trong cuốn Hồ Xuân Hƣơng - tác phẩm, thân thế và văn tài (1937), từ những giai thoại về bà chúa thơ Nôm, Nguyễn Văn Hanh viết: “Dục tính ngày càng tăng, càng nén lại càng bồng bột. Ngày qua, tháng qua, sức đè nén, dồn ép tình dục càng tăng vì sự cần kia càng khẩn cấp. Kết quả: Xuân Hương khủng hoảng tình dục. Khủng hoảng nặng sẽ kết bệnh thần kinh ”. Ông cho rằng: “Xuân Hương không bao giờ thoả thích dục vọng, nàng bị dồn ép luôn luôn. Nàng bị bệnh thần kinh. Dục tình chiếm cả đầu óc, ám ảnh nàng mãi. Nó nhuộm thấm các tư tưởng của nàng. Bao nhiêu thơ của Xuân Hương đều biểu lộ sự khát khao, sự bất mãn. Dục tình được biến chuyển qua mĩ thuật thơ ”. Bản thân học thuyết phân tâm học là khoa học, không sai. Nhưng Nguyễn Văn Hanh đã sai lầm khi áp dụng lí thuyết Freud một cách máy móc, dập khuôn. Tiểu sử Hồ Xuân Hương chưa được xác định một cách cụ thể, rõ ràng thì không thể vận dụng phân tâm học để lí giải thơ. Một khi chưa biết về đời tư của Xuân Hương thì không thể lớn tiếng cho rằng bà “bất mãn về tình dục”, “khủng hoảng về tình dục”. Nguyễn Văn Hanh còn khẳng định như đinh đóng cột: bà chúa thơ Nôm thuộc dạng thèm khát ái ân nên kết bệnh, ảnh hưởng tới tâm lí sáng tác đến mức “chuyển qua mĩ thuật thơ”. Lấy thơ để suy diễn tiểu sử tác giả cũng là một hạn chế trong phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Văn Hanh. Đã thế, sau khi suy 27