Luận văn Cấm kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Cấm kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- luan_van_cam_ket_hon_theo_luat_hon_nhan_va_gia_dinh_viet_nam.pdf
Nội dung text: Luận văn Cấm kết hôn theo luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ THU HUYỀN CẤM KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 1
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ THU HUYỀN CẤM KẾT HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Cừ HÀ NỘI - 2014 2
- Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch•a tõng ®•îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n Vò ThÞ Thu HuyÒn 3
- MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẦM KẾT HÔN 7 1.1. Một số khái niệm 7 1.1.1. Khái niệm và bản chất của hôn nhân 7 1.1.2. Khái niệm và bản chất của kết hôn 9 1.1.3. Khái niệm và bản chất của điều kiện kết hôn 12 1.2. Sơ lược các quy định về trường hợp cấm kết hôn trong hệ 19 thống pháp luật Việt Nam 1.2.1. Pháp luật Việt Nam thời kỳ phong kiến 19 1.2.2. Pháp luật Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc 23 1.2.3. Pháp luật Việt Nam từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 24 đến nay Chương 2: NỘI DUNG QUY ĐỊNH CẤM KẾT HÔN THEO LUẬT 30 HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2000 2.1. Các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của luật Hôn nhân 30 và gia đình Việt Nam năm 2000 2.1.1. Người đang có vợ hoặc có chồng (khoản 1 Điều 10 Luật Hôn 30 nhân và gia đình năm 2000) 2.1.2. Người mất năng lực hành vi dân sự (khoản 2 Điều 10 Luật 35 Hôn nhân và gia đình năm 2000) 4
- 2.1.3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những 39 người có họ trong phạm vi ba đời (khoản 3 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) 2.1.4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ 42 nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (khoản 4 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000) 2.1.5. Giữa những người cùng giới tính (khoản 5 Điều 10 Luật Hôn 44 nhân và gia đình năm 2000) 2.1.6. Một số quy định cấm kết hôn khác theo Luật Hôn nhân và gia 48 đình năm 2000 2.2. Giải quyết vi phạm về cấm kết hôn 52 2.2.1. Hủy việc kết hôn trái pháp luật trong trường hợp vi phạm các 52 quy định về cấm kết hôn 2.2.2. Xử lý hành chính, hình sự đối với các trường hợp vi phạm quy 56 định về cấm kết hôn Chương 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC TRƢỜNG 61 HỢP CẤM KẾT HÔN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN VÀ ÁP DỤNG LUẬT 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các trường hợp cấm kết hôn 61 3.2. Những vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng các quy định 78 cấm kết hôn 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện và áp dụng 95 pháp luật đối với các trường hợp cấm kết hôn 3.3.1. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật 95 3.3.2. Một số giải pháp khác 101 KẾT LUẬN 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 5
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLDS : Bộ luật Ddân sự HN&GĐ : Hôn nhân và gia đình TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa 6
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Vì vậy để đảm bảo sự phát triển ổn định của gia đình Việt Nam nói riêng, sự phát triển kinh tế - xã hội, Luật Hôn nhân và gia đình (HN&GĐ) đã ra đời nhằm góp phần tăng cường sự quản lý nhà nước trong lĩnh vực HN&GĐ, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; khuyến khích phát huy các phong tục, tập quán tốt đẹp và tiến tới xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu về HN&GĐ. Qua nhiều thời kỳ khác nhau, Luật HN&GĐ đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Luật HN&GĐ năm 2000 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam thông qua ngày 09/06/2000, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001, trên tinh thần kế thừa và phát triển Luật HN&GĐ năm 1959, Luật HN&GĐ năm 1986; tiếp tục hoàn thiện các chế định về HN&GĐ, trong đó có các trường hợp cấm kết hôn thuộc chế định kết hôn. Mục đích của pháp luật khi quy định các trường hợp cấm kết hôn này nhằm bảo đảm các nguyên tắc cơ bản của việc kết hôn, giữ gìn thuần phong mỹ tục, trật tự trong gia đình và xã hội, không để các giá trị truyền thống bị xâm phạm, bảo đảm sức khỏe, nòi giống của con người. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng pháp luật đã cho thấy các quy định về cấm kết hôn vẫn chưa thực sự phát huy được hết tác dụng, một số quy định còn tỏ ra chưa phù hợp với thực tiễn, số trường hợp vi phạm vẫn xảy ra với nhiều diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng không chỉ đến quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân người dân, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội cùng những giá trị đạo đức truyền thống. Hơn nữa, trước những biến động về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, đã 7
- khiến cho một số quy định cấm kết hôn trong luật HN&GĐ năm 2000 trở nên thiếu phù hợp, hiệu quả điều chỉnh thấp. Nhiều quan hệ mới phát sinh chưa được luật điều chỉnh, từ đó, dẫn tới việc áp dụng tùy tiện, thiếu tính nhất quán của các cơ quan chức năng khi giải quyết các tranh chấp có liên quan tới các quan hệ HN&GĐ mới phát sinh. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan, gây cản trở tới việc thực hiện mục tiêu đã được đề ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam: "Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách" [14]. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn nữa cũng như muốn đưa ra những quan điểm của bản thân về vấn đề này dựa trên cơ sở những kiến thức đã được tích lũy trong quá trình học tập và tình hình áp dụng pháp luật trên thực tiễn, tác giả đã chọn đề tài: "Cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ngay từ thời phong kiến, vấn đề kết hôn đã bị pháp luật hạn chế trong một số trường hợp. Đến khi Luật HN&GĐ ra đời, quy định cấm kết hôn đã được ghi nhận xuyên suốt trong hệ thống pháp luật về HN&GĐ, và đương nhiên các quy định đó cũng có những sự thay đổi cho phù hợp với từng thời kì lịch sử, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn. Quyền kết hôn là một quyền cơ bản của con người và các quy định cấm kết hôn có một ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo sức khỏe cho các thế hệ sau, bảo đảm thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chính vì thế, chế định kết hôn nói chung và quy định cấm kết hôn nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều tác giả. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tác giả đã tìm hiểu, tham khảo một số bài viết có nội dung liên quan đến phạm vi nghiên cứu của luận văn như: 8
- - Nguyễn Huyền Trang, Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sĩ "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay". - Khuất Thị Thu Hạnh, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn thạc sĩ "Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000", Hà Nội, 2009. - Trần Thị Diệu Thuần, Trường Đại học Luật Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp "Hủy việc kết hôn trái pháp luật theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000", Hà Nội, 2008. - Bùi Minh Hồng, Trường Đại học Luật Hà Nội, Luận văn thạc sĩ "Các nguyên tắc cơ bản của Luật Hôn nhân và gia đình ", Hà Nội, 2001. - ThS. Ngô Thị Hường: "Mấy vấn đề về quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính", Tạp chí Luật học, số 6, năm 2001. - Nguyễn Phương Lan: "Về một số điều kiện kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam", Tạp chí Luật học, số 5, năm 1998. - TS Chu Thanh Hải: "Một số điều kiện về kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000", - Nguyễn Hồng Hải: "Về khái niệm và bản chất pháp lý của hôn nhân", Tạp chí Luật học, số 3, năm 2002. - ThS. Bùi Thị Mừng: "Chế định kết hôn trong pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam qua các thời kì dưới góc nhìn lập pháp", Tạp chí Luật học, số 11, năm 2012. - "Kết hôn và chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam", đăng trên: trong-luat-hon-nhan-va-gia-dinh-viet-nam-169583; Sau khi tham khảo và nghiên cứu các bài viết trên, tác giả nhận thấy chế định kết hôn nói chung và cấm kết hôn nói riêng là một đề tài thú vị, có 9
- nhiều điểm đặc thù. Quy định của pháp luật Việt Nam về kết hôn qua các thời kì có những điểm khác biệt nhất định, phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn lịch sử. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là các quy phạm pháp luật về kết hôn ở thời kì sau luôn có sự kế thừa và phát triển pháp luật ở thời kì trước, tạo ra sự liên hệ mang tính xâu chuỗi. Hiện nay, trước tình hình xã hội có nhiều biến đổi thì dường như một số quy định trong pháp luật HN&GĐ đã không còn phù hợp, một số vấn đề thực tiễn nảy sinh mà chưa có quy định nào điều chỉnh. Chính vì thế cùng với việc các nhà làm luật đang tiến hành sửa đổi Luật HN&GĐ năm 2000, tác giả cũng muốn đi sâu tìm hiểu một khía cạnh của vấn đề kết hôn mà cụ thể là các quy định cấm kết hôn để thấy được tình hình áp dụng pháp luật trên thực tiễn như thế nào thông qua việc phân tích các quy định của pháp luật hiện hành, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định này tại Việt Nam và từ đó tác giả sẽ đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tế hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Mục đích nghiên cứu đề tài là nhằm tìm hiểu, phân tích những quy định của pháp luật mà chủ yếu là Luật HN&GĐ năm 2000 về các trường hợp cấm kết hôn, từ đó làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật, đồng thời đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật đối với các quy định cấm kết hôn. * Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nghiên cứu, cần phải thực hiện các nhiệm vụ như: - Tìm hiểu một số vấn đề lý luận chung về các điều kiện kết hôn, đánh giá được bản chất, ý nghĩa của vấn đề kết hôn và các điều kiện để kết hôn hợp pháp; - Phân tích những quy định của pháp luật về các trường hợp cấm kết hôn, làm rõ một số biện pháp giải quyết vi phạm các trường hợp cấm kết hôn; 10
- - Xem xét thực tiễn áp dụng pháp luật, chỉ ra những bất cập của việc áp dụng pháp luật về các trường hợp cấm kết hôn vào thực tiễn, từ đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các trường hợp cấm kết hôn được quy định cụ thể tại Điều 10 Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 và các biện pháp xử lý cũng như thực tiễn áp dụng quy định này. * Phạm vi nghiên cứu Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các trường hợp cấm kết hôn trong khuôn khổ Luật HN&GĐ năm 2000 trong đó chủ yếu phân tích các quy định cụ thể tại Điều 10, đồng thời luận văn cũng có sự so sánh với quy định trong các văn bản pháp luật trước đây cũng như tham khảo các quy định trong văn bản pháp luật của nước ngoài để làm phong phú thêm cho đề tài nghiên cứu. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước về HN&GĐ. Đồng thời luận văn còn kế thừa các công trình nghiên cứu của tập thể và các cá nhân liên quan đến đề tài. * Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó đặc biệt coi trọng các phương pháp sau: thống kê, so sánh, phân tích, đánh giá, tổng hợp, khảo sát thực tiễn, nhằm xem xét vấn đề một cách toàn diện. 11
- 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về cấm kết hôn. Chương 2: Nội dung quy định cấm kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000. Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật về các trường hợp cấm kết hôn và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện và áp dụng pháp luật. 12
- Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẦM KẾT HÔN 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM 1.1.1. Khái niệm và bản chất của hôn nhân Hôn nhân được xem là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời một con người. Nó đánh dấu sự gắn kết giữa hai con người khác giới cả về vật chất, tinh thần lẫn thể xác. Nhìn chung tất cả các quốc gia, các dân tộc, dù khác nhau về chế độ chính trị xã hội nhưng đều có chung một số tiêu chuẩn để định nghĩa hôn nhân. Ở Việt Nam dưới thời phong kiến chưa có một văn bản nào đề cập đến khái niệm này. Trong các giáo trình Dân luật dưới chế độ ngụy quyền Sài Gòn cũ cũng chưa đưa ra khái niệm cụ thể về hôn nhân mà phần nhiều mới đưa ra khái niệm "giá thú": "giá thú (hay hôn thú) là sự phối hợp của một người đàn ông và một người đàn bà theo thể thức luật định" [Dẫn theo 17] hoặc "giá thú" cũng được hiểu: "sự trai gái lấy nhau trước mặt viên hộ lại và phát sinh ra những nghĩa vụ tương hỗ cho hai bên về phương diện đồng cư, trung thành và tương trợ" [Dẫn theo 17]. Theo một số luật gia Sài Gòn, khái niệm "giá thú" bao gồm có hai nghĩa: theo nghĩa thứ nhất giá thú là hành vi phối hợp vợ chồng (kết hôn). Theo nghĩa thứ hai là tình trạng của hai người đã chính thức lấy nhau làm vợ chồng và thời gian hai người ăn ở với nhau. Điều 3 Sắc luật số 15/64 ngày 23/7/1964, Điều 99 Bộ dân luật năm 1972 ngày 20/12/1972 của Chính quyền Sài Gòn cũ qui định: "Không ai được phép tái hôn nếu giá thú trước chưa đoạn tiêu" [Dẫn theo 17]. Như vậy, phải chăng các khái niệm "giá thú" được nêu trên đã bao hàm cả khái niệm về hôn nhân? [17] Trong Luật HN&GĐ năm 1959 và năm 1986 của Nhà nước ta, các nhà làm luật cũng chưa đưa ra một khái niệm cụ thể về hôn nhân. Trong Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê đưa ra một khái niệm ngắn gọn "Hôn nhân là việc nam 13
- nữ chính thức lấy nhau làm vợ chồng" [45]. Khi coi hôn nhân là một quy tắc xã hội, Tiến sĩ Nguyễn Văn Tiệp cho rằng: Nếu như gia đình là hình thức kết hợp cá nhân có tính lịch sử của tổ chức đời sống xã hội loài người, đó là sự kết hợp giữa đàn ông và đàn bà thì hôn nhân là những quy tắc của sự kết hợp đó, sự kết hợp mang yếu tố giới tính. Những hình thức của hôn nhân phản ánh những quy luật chung nhất sự phát triển của xã hội loài người qua các giai đoạn lịch sử và mang những đặc thù văn hóa tộc người [75]. Trong Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000, khái niệm hôn nhân đã được các nhà làm luật và các nhà nghiên cứu luật học quan tâm hơn với quy định: "Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn" [52, Khoản 6 Điều 8]. Còn theo Từ điển giải thích thuật ngữ Luật học của trường Đại học Luật Hà Nội, hôn nhân được hiểu là: "Sự liên kết giữa người nam và người nữ dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, theo điều kiện và trình tự nhất định, nhằm chung sống với nhau suốt đời và xây dựng gia đình hạnh phúc và hòa thuận" [69, tr. 148]. Từ đây có thể thấy hôn nhân thực chất là việc xác lập quan hệ vợ chồng thông qua sự kiện kết hôn, và mục đích của việc xác lập hôn nhân là để xây dựng gia đình. Việc Nhà nước công nhận quan hệ hôn nhân cũng chính là công nhận sự hình thành của gia đình. Ở các nước theo hệ thống pháp luật Anh - Mỹ (Common law), phổ biến một khái niệm cổ điển mang quan niệm truyền thống về hôn nhân của Cơ đốc giáo, do Lord Penzance đưa ra trong phán quyết về vụ án Hyde v Hyde (1866): "Hôn nhân là sự liên kết tự nguyện suốt đời giữa một người đàn ông và một người đàn bà, mà không vì mục đích nào khác" [Dẫn theo 17]. Ngoài khái niệm trên, hiện nay, một số luật gia ở Châu Âu và Mỹ quan niệm: "Hôn nhân là sự liên kết pháp lý giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng" [Dẫn theo 17], hoặc: "Hôn nhân là hành vi hoặc tình trạng chung 14
- sống giữa một người nam và một người nữ với tư cách là vợ chồng" [17]. Tuy nhiên, ngày nay một số nước đã cho phép kết hôn giữa những người đồng giới, vì thế khái niệm hôn nhân của các nước này cũng có những sự thay đổi nhất định cho phù hợp. Ví dụ trong phiên bản mới cuốn từ điển giải thích nổi tiếng của Pháp - cuốn Le Petit Robert, khái niệm "hôn nhân" được giải thích là "sự kết hợp hợp pháp giữa nam và nữ và trong một vài hệ thống pháp luật là sự kết hợp giữa hai người cùng giới" [Dẫn theo 17]. Hay trong phần diễn giải từ điển Oxford nêu: "Hôn nhân có thể là một mối quan hệ chính thống có đối tác là đồng giới" [Dẫn theo 17]. Như vậy, ở mỗi quốc gia khác nhau, trong từng thời kì khác nhau đã có những khái niệm khác nhau về hôn nhân để có thể bảo đảm phù hợp với những hoàn cảnh xã hội khác nhau. Mặt khác, cùng với sự phát triển của lịch sử, hôn nhân cũng có sự biến đổi sâu sắc về hình thức, tính chất và sắc thái của nó. Nếu như trong chế độ Cộng sản nguyên thủy, hình thái hôn nhân chủ yếu là quần hôn thì trong các chế độ tư hữu, hôn nhân được hình thành, xây dựng và thực hiện trên cơ sở bảo đảm lợi ích của những người chủ sở hữu (gia đình gia trưởng- bảo đảm quyền lực của người chồng, người cha, người chủ sở hữu tài sản và kế thừa tài sản ). Hôn nhân là hình thức quan hệ tính giao của con người và chỉ có ở con người. Cho nên ngay từ đầu hôn nhân đã mang bản chất nhân văn và nhân đạo. Sự phù hợp về tâm lí, sức khỏe và nhất là trạng thái tình cảm ngay từ ban đầu nó đã là cơ sở trực tiếp của hôn nhân, mang lại bản sắc đặc thù của quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, cũng như mọi quan hệ xã hội khác, hôn nhân luôn chịu sự chi phối của các quan hệ kinh tế và bản chất của chế độ xã hội mà trên đó nó được hình thành và phát triển. Vì vậy, hôn nhân trong bất cứ thời đại nào cũng có thể và cần phải được xã hội thừa nhận ở những mức độ, trình độ khác nhau. 1.1.2. Khái niệm và bản chất của kết hôn Nhìn từ góc độ xã hội học, quan hệ HN&GĐ là một hình thức của quan hệ xã hội được xác lập giữa hai chủ thể nam và nữ, quan hệ này tồn tại 15
- và phát triển theo quy luật của tự nhiên với mục đích đảm bảo sự sinh tồn, phát triển của xã hội loài người. Ngay cả khi không có bất kỳ một quy tắc, một quy định nào thì quan hệ HN&GĐ từ trước đến nay vẫn được xác lập, con người vẫn chung sống, vẫn sinh con đẻ cái và tiếp nối từ thế hệ này qua thế hệ khác. Do đó, quyền kết hôn là một quyền tự nhiên rất con người, quyền con người. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn lịch sử, với sự xuất hiện của các hình thái kinh tế xã hội khác nhau, những quy tắc xã hội dần dần xuất hiện nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội khách quan mang tính ý chí. Kết hôn không còn là một quyền tự do, bản năng của con người mà trở thành một quan hệ xã hội được điều chỉnh, tác động bởi những quan hệ về lợi ích của giai cấp thống trị. Dưới thời phong kiến, hôn nhân không đơn thuần là sự kết hợp giữa đôi bên mà hôn nhân còn là sự giao lưu giữa các dòng họ kèm theo đó là những mục đích về kinh tế, chính trị nhất định. Chính vì vậy mà sự quyết định của cha mẹ là yếu tố bắt buộc trong quan hệ hôn nhân, giữa hai gia đình thì nhất định là phải môn đăng hậu đối Chỉ đến khi trong xã hội loài người có sự xuất hiện của pháp luật thì quan hệ HN&GĐ từ một quan hệ tự nhiên mới chính thức được xem xét trên khía cạnh một quan hệ pháp luật về HN&GĐ. Khi đó, quan hệ pháp luật HN&GĐ là những quan hệ ý chí và phụ thuộc chặt chẽ vào ý chí pháp luật hay chính là những quy định pháp luật. Dưới góc độ pháp luật, kết hôn là một sự kiện pháp lý nhằm xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn [68]. Tuy nhiên, trong hệ thống pháp luật trước năm 1945 chưa có văn bản nào đề cập đến khái niệm này, ngay cả Luật HN&GĐ năm 1959 và Luật HN&GĐ năm 1986 cũng chưa đưa ra khái niệm kết hôn. Mà kết hôn chỉ được giải thích trong phần giải nghĩa một số danh từ của Luật HN&GĐ năm 1986 như sau: Kết hôn là việc nam nữ lấy nhau thành vợ chồng theo quy định của pháp luật. Việc kết hôn phải tuân theo các điều 5, 6, 7 và 8 của Luật HN&GĐ. Chỉ đến Luật HN&GĐ năm 2000 thì kết hôn mới chính thức được định nghĩa tại khoản 2 Điều 8: "Kết hôn là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo 16
- quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn" [29]. Từ định nghĩa trên có thể thấy rằng hai bên nam nữ kết hôn phải thể hiện và đảm bảo hai yếu tố sau thì mới được pháp luật thừa nhận và mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của vợ chồng theo quy định của pháp luật. Đó là: - Phải thể hiện ý chí của hai bên nam nữ là mong muốn kết hôn với nhau, xác lập quan hệ vợ chồng. Sự thể hiện ý chí của nam, nữ phải hoàn toàn tự nguyện không bị cưỡng ép, bị lừa dối. - Phải tuân thủ các điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Những điều kiện, thủ tục kết hôn này chịu sự quy định của pháp luật ở mỗi nhà nước nhất định. Việc nhà nước điều chỉnh vấn đề kết hôn bằng việc đưa ra các quy định pháp luật cũng chính là thực hiện chức năng quản lý của nhà nước. Bởi vì, quan hệ HN&GĐ dựa trên cơ sở kết hôn, là một thiết chế cơ bản mà nhà nước cần quy định cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi thời kỳ, giúp giữ gìn những giá trị truyền thống, tạo sự bền vững cho mỗi gia đình - tế bào của xã hội. Không chỉ ở Việt Nam, pháp luật các nước trên thế giới đều quy định về kết hôn. Do ảnh hưởng bởi kinh tế, chính trị, phong tục tập quán, truyền thống lịch sử ở mỗi nước khác nhau nên Nhà nước ở mỗi nước cũng thiết lập những quy định khác nhau về kết hôn. Luật Gia đình của Cộng hòa Liên bang Đức quy định: Người chưa thành niên và người hạn chế năng lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý của người đại diện trong việc kết hôn. Ngoài ra, dưới ảnh hưởng của Hồi giáo, một số nước trên thế giới thừa nhận chế độ đa thê như các nước ở khu vực Trung Đông, Trung Á và một số nước ở khu vực Đông Nam Á. Cụ thể, Iran là nước cho phép được lấy tối đa bốn vợ. Những quy định khác nhau về kết hôn ở các quốc gia do đặc điểm phát triển ở mỗi xã hội khác nhau, ảnh hưởng của phong tục, tập quán, truyền thống lịch sử khác nhau, nên vấn đề kết hôn cũng có những quy định mang nét đặc thù riêng biệt của từng Nhà nước ở mỗi quốc gia đó. Như vậy, có thể nhận thấy thông qua Nhà nước và bằng pháp luật, giai cấp thống trị tác 17
- động vào các quan hệ HN&GĐ làm cho những quan hệ này phát sinh, thay đổi hay chấm dứt phù hợp với ý chí, nguyện vọng của giai cấp đó. Có thể thấy rằng tính chất của vấn đề kết hôn có thể thay đổi phụ thuộc vào cơ sở kinh tế đang thống trị. Vì thế, vấn đề kết hôn tạo nên quan hệ hôn nhân là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp, ở xã hội nào thì tương ứng với nó là chế độ hôn nhân phù hợp. 1.1.3. Khái niệm và bản chất của điều kiện kết hôn * Bản chất - ý nghĩa của các điều kiện kết hôn: Có thể thấy rằng, sự kiện kết hôn có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ HN&GĐ, đó là cơ sở pháp lý ghi nhận hai bên nam nữ đã phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng, xác định chủ thể của quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con, cũng như xác định thời điểm làm phát sinh các quan hệ đó. Sự kiện kết hôn chỉ thể hiện đúng ý nghĩa của nó khi việc kết hôn được coi là hợp pháp. Nói cách khác, việc kết hôn sẽ được nhà nước thừa nhận và bảo vệ bằng pháp luật khi tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn. Nếu vi phạm các điều kiện kết hôn thì việc kết hôn không có giá trị pháp lý. Việc pháp luật đặt ra các điều kiện kết hôn nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên trong quan hệ hôn nhân, hướng đến xây dựng hôn nhân bình đẳng, tự nguyện, tiến bộ, gia đình hạnh phúc, bền vững. * Các trường hợp cấm kết hôn cũng được pháp luật quy định khá nghiêm ngặt, chặt chẽ. Vấn đề đặt ra ở đây là có nên coi các trường hợp cấm kết hôn là các điều kiện kết hôn không? Trong "Cổ luật Việt Nam lược khảo", tác giả Vũ Văn Mẫu đã lý giải các trường hợp cấm kết hôn. Ông đánh giá việc kết hôn: "Được quan niệm như một việc tối quan trọng liên hệ đến nền tảng gia đình. Do đó, điều kiện tối thiết yếu là sự ưng thuận của cha mẹ" [32], cùng "các điều kiện khác liên hệ đến tuổi, đến sự ưng thuận của hai bên nam nữ, cũng như các điều kiện không có giá thú, không có tang hay không phải là thân thuộc hoặc không ở trong các trường hợp luật cấm" [32, tr. 166]. Trong 18
- "Dân luật lược giảng", Vũ Văn Mẫu cũng đã chỉ ra các điều kiện kết hôn về nội dung bao gồm những điều kiện tích cực và những điều kiện tiêu cực. Các điều kiện tích cực "là các điều kiện mà hai bên trai gái phải dẫn được bằng chứng cho viên hộ lại", bao gồm các điều kiện về bản thể: nam nữ tính, thể cách và giấy chứng minh tiền hôn, tuổi của hai vợ chồng; điều kiện về sự ưng thuận của hai vợ chồng; điều kiện về sự ưng thuận của cha mẹ. Các điều kiện tiêu cực là các điều kiện "không cần phải dẫn chứng trong trường hợp thông thường", bao gồm: điều kiện không có một giá thú chưa được giải tiêu; điều kiện không có liên hệ thân thích giữa hai vợ chồng; điều kiện không phạm vào thời kỳ cư tang và thời kỳ cư sương hay thời kỳ ở vậy. Qua đó, ông đã lý giải cho thấy các trường hợp cấm kết hôn chính là điều kiện kết hôn. Theo Luật HN&GĐ năm 2000 thì Điều 9 quy định các điều kiện để hai bên nam nữ được phép kết hôn với nhau, trong đó khoản 3 điều này quy định rõ việc kết hôn phải không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn. Từ đây có thể suy luận rằng nếu đã thuộc các trường hợp cấm kết hôn thì không được phép kết hôn. Như vậy có thể coi các trường hợp cấm kết hôn là điều kiện thứ ba trong các điều kiện về kết hôn. Và từ đây tác giả có thể xây dựng một cách khái quát khái niệm cấm kết hôn như sau: Cấm kết hôn là tập hợp các quy định của pháp luật trong đó dự liệu các trường hợp mà nếu thuộc một trong các trường hợp đó thì sẽ không được phép kết hôn. * Các điều kiện kết hôn trong quy định pháp luật: Thông thường, các nhà làm luật tư sản quan niệm có hai điều kiện cân bằng của vấn đề kết hôn là điều kiện về mặt nội dung và điều kiện về mặt hình thức. Vũ Văn Mẫu trong "Dân luật lược giảng" cũng đã đưa ra các điều kiện về "giá thú", bao gồm hai điều kiện là điều kiện về nội dung và điều kiện về hình thức. Việc xem xét hai khía cạnh đó, theo tác giả là hoàn toàn hợp lý, vì sẽ thể hiện được một cách đầy đủ nhất tính hợp pháp của vấn đề kết hôn. Các điều kiện về nội dung của kết hôn theo Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2000 là: 19
- Thứ nhất: Điều kiện về tuổi kết hôn: khoản 1 Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định tuổi kết hôn của nam là từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên. Quy định này kế thừa Điều 6 Luật HN&GĐ năm 1959 và Điều 5 Luật HN&GĐ năm 1986. Theo quy định này thì "Không bắt buộc nam phải đủ từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về độ tuổi kết hôn" [64, mục 1, điểm a]. Vấn đề độ tuổi tối thiểu kết hôn đối với nam và nữ được nhiều nhà nghiên cứu dưới nhiều lĩnh vực: Y học, tâm lý học, xã hội học, luật học và dựa trên nền văn hóa xã hội cũng như thực tiễn đời sống về HN&GĐ ở nước ta trong từng giai đoạn để quy định cho phù hợp. Trước đây, theo pháp luật phong kiến thực dân ở nước ta thường quy định tuổi kết hôn tối thiểu của nam và nữ rất thấp với quan niệm "nữ thập tam, nam thập lục". Hệ thống pháp luật trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta cũng quy định tuổi kết hôn tối thiểu đối với nam, nữ thường rất thấp: Theo quy định của Bộ luật Dân sự (BLDS) Bắc kỳ năm 1931 thì nam tròn 18 tuổi, nữ tròn 15 tuổi sẽ được kết hôn. Trường hợp đặc biệt khi được người có thẩm quyền cho phép, thì tuổi kết hôn tối thiểu của nam và nữ có thể được hạ xuống 15 tuổi (đối với nam) và 12 tuổi (đối với nữ). Theo hệ thống pháp luật của chế độ Ngụy quyền Sài Gòn ở miền Nam nước ta trước ngày thống nhất đất nước, tuổi kết hôn tối thiểu đối với nam và nữ cũng thường được quy định rất thấp: Đối với nam là tròn 18 tuổi, đối với nữ là tròn 16 tuổi. Ngoài ra khi có phép của Tổng thống thì tuổi kết hôn tối thiểu của nam và nữ sẽ được "hạ thấp hoặc đặc cách miễn tuổi kết hôn". Quy định của hệ thống pháp luật ở nước ta dưới chế độ phong kiến, thực dân về độ tuổi tối thiểu đối với nam và nữ thường rất thấp: nam, nữ khi kết hôn đang ở độ tuổi chưa thành niên, vừa phù hợp trong việc phỏng theo BLDS Cộng hòa Pháp năm 1804 và hệ thống phong tục tập quán lạc hậu của xã hội phong kiến Việt Nam khi thực hiện và duy trì chế độ hôn nhân cưỡng ép do cha mẹ hoặc các bậc tôn trưởng trong gia đình quyết định [10]. Pháp 20
- luật các nước trên thế giới cũng quy định về độ tuổi kết hôn: Bộ luật Gia đình của Hunggari quy định "Đàn ông mười tám tuổi, đàn bà mười sáu tuổi tròn mới được kết hôn" (Điều 10); BLDS nước Cộng hòa Pháp thời kỳ đầu quy định: "Nam chưa đủ mười tám tuổi tròn, nữ chưa đủ mười lăm tuổi tròn không thể kết hôn" [41, Điều 144], tuy nhiên từ năm 2006 Cộng hòa Pháp đã quy định tuổi kết hôn của cả nam và nữ là đủ 18 tuổi; pháp luật Trung Quốc quy định tuổi kết hôn của nam là 22 tuổi trở lên, nữ là 20 tuổi trở lên. Việc quy định điều kiện về tuổi tối thiểu khi kết hôn căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người ở mỗi quốc gia cũng như phụ thuộc vào các vấn đề về kinh tế - xã hội ở mỗi nước. Ở Việt Nam, quy định về độ tuổi này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta đối với sức khỏe của nam và nữ, đảm bảo cho nam, nữ có thể nhận thức đầy đủ và có thể đảm đương được trách nhiệm của mình đối với gia đình cũng như khả năng có thể tạo lập cuộc sống hôn nhân của mỗi bên, hướng tới hôn nhân bền vững, tiến bộ, đồng thời còn đảm bảo cho con cái sinh ra được khỏe mạnh về thể lực lẫn trí tuệ, có thể phát triển tốt để trở thành công dân có ích cho xã hội. Quy định về độ tuổi kết hôn trong Luật HN&GĐ hoàn toàn phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 16 Công ước Cedaw: "Việc hứa hôn và kết hôn của trẻ em phải bị coi là không có hiệu lực pháp lý và mọi hoạt động cần thiết, kể cả xây dựng luật lệ phải được tiến hành nhằm quy định độ tuổi tối thiểu có thể kết hôn" [27]. Tuy nhiên, thời gian gần đây, thực tiễn thi hành điều kiện về độ tuổi kết hôn cũng nảy sinh nhiều vấn đề gây tranh luận. Có quan điểm cho rằng quy định độ tuổi kết hôn này cần phải xem xét lại theo hướng hạ thấp độ tuổi kết hôn. Quan điểm khác lại cho rằng quy định độ tuổi kết hôn có sự chênh lệch giữa nam và nữ là thể hiện sự bất bình đẳng giới. Và theo quy định của dự thảo Luật HN&GĐ hiện nay thì độ tuổi kết hôn của nam và nữ là như nhau và đều phải đủ 18 tuổi. Theo quan điểm của tác giả thì quy định này là phù hợp vì trong mối liên hệ với pháp luật dân sự, pháp luật tố tụng dân sự, quy định về độ tuổi kết hôn đối với nữ hiện nay đã tạo ra sự thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp luật. Bởi, bước sang tuổi 18, theo 21